Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Môn kĩ năng thuyết trình (15)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.91 KB, 8 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
BỘ MƠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

BÀI THI CUỐI KỲ
MÔN HỌC: KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Giảng viên:

Trần Thanh Mai

Tên sinh viên:

Phan Trung Hưng

Mã sinh viên:

B19DCCN330

Nhóm lớp học:

22

Số điện thoại:

0364605959

Hà Nội - 2022


Đề bài
Câu 1: Hãy nêu vai trò của kỹ năng làm việc nhóm. ................................................. 2


Câu 2: Để xây dựng nhóm làm việc hiệu quả Anh (Chị) cần phải làm gì? .............. 4
Câu 3: Bạn hãy đánh giá thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam
nói chung và sinh viên PTIT nói riêng. ....................................................................... 6


Bài Làm
Câu 1: Hãy nêu vai trò của kỹ năng làm việc nhóm.
Trong xu hướng hội nhập quốc tế và chuyển đổi thời đại 4.0 ngày nay, người ta
thường chú trọng đến tính sức mạnh tập thể thay vì chỉ đơn lẻ từng cá nhân. Làm việc
nhóm khơng chỉ giúp phát huy sức mạnh của sự đoàn kết nội bộ, tiết kiệm thời gian mà
còn mang đến rất nhiều lợi ích khác. Sau đây là những vai trò quan trọng của làm việc
nhóm:
1. Quản lý, kiểm sốt cơng việc tốt hơn
Mỗi nhóm khi được thành lập và hoạt động thường sẽ có những quy định, cam kết
riêng. Mỗi thành viên sẽ làm việc dựa trên những quy chế, kỷ luật đã được thống nhất.
Mỗi người sẽ chịu sự quản lý của người quản lý nhóm, phối hợp và làm việc với nhau.
Khi hoạt động nhóm, các đầu mục cơng việc sẽ được liệt kê, phân bổ, từ đó giúp cá nhân
cũng như tập thể quản lý và kiểm sốt cơng việc tốt hơn.
2. Giảm tải khối lượng hoạt động để tăng hiệu quả công việc đạt kết quả tốt
Đây là vai trò quan trọng nhất của kỹ năng làm việc nhóm. Nhiệm vụ này là hiển
nhiên, bởi khi làm việc tập thể thì khối lượng hoạt động có thể được chia nhỏ cho nhiều
người, từ đó áp lực cơng việc sẽ được giảm hơn rất nhiều. Mỗi thành viên chỉ cần tập
trung thực hiện phần việc của mình. Điều này vừa giúp tiết kiệm thời gian, công sức so
với làm việc độc lập, vừa cải thiện được chất lượng công việc.
3. Làm việc nhóm giúp tạo động lực và rèn tính kỷ luật
Khi làm việc độc lập, kết quả cơng việc phụ thuộc vào cá nhân và do cá nhân tự chịu
trách nhiệm. Nhưng khi làm việc nhóm, các thành viên khơng thể tự ý làm theo ý mình
mà phải tuân theo nguyên tắc nhóm đặt ra để đạt được sự thống nhất. Cơng việc càng
lớn, nhóm càng đơng thì tổ chức nề nếp càng cao. Khi teamwork, chúng ta sẽ ln có
các thành viên khác động viên và truyền cảm hứng cho bạn. Hoặc khi đang bế tắc và

chán nản với ý tưởng của mình thì tìm đến lời khuyên của các thành viên khác chính là
một quyết định chính xác.
4. Bổ trợ kỹ năng cho mỗi cá nhân và khiếm khuyết giữa các thành viên

2


Trong quá trình làm việc, các thành viên sẽ đưa ra ý kiến của mình và các thành viên
khác lắng nghe và đánh giá. Thông qua sự nhận xét, nhận xét, thành viên đó sẽ nhận
biết mình đang sai, đang thiếu sót ở điểm nào để khắc phục và sửa chữa. Từ đó, đạt kết
quả tốt thực hiện cơng việc của bản thân và nhóm sẽ tăng cao hơn. Sự bù đắp này vừa
giúp nâng cao chất lượng công việc vừa giúp các thành viên học hỏi lẫn nhau.
5. Phát huy tốt tiềm năng của từng người
Trong quá trình làm việc nhóm, các thành viên sẽ cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, hỗ
trợ lẫn nhau để cùng nhau phát triển tài năng. Sau một quá trình làm việc, chắc chắn
từng thành viên sẽ biết được tiềm năng đang ngủ quên của mình là gì để đánh thức. Bên
cạnh đó, sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên sẽ xây dựng được nhiều thành quả mang
tính sức mạnh và lâu dài, nó sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc chỉ tận dụng điểm
mạnh của từng cá nhân.
6. Truyền cảm hứng đến từng thành viên
Vai trò này được thể hiện thông qua các ý tưởng, cảm hứng từ những cuộc tranh
luận. Khi làm việc nhóm, tranh luận là thứ mà làm việc độc lập khơng có. Và sau mỗi
lần tranh luận góp ý lại có nhiều ý tưởng thơng minh, cảm hứng mới được sinh ra, qua
đó các thành viên sẽ được tự động tạo được cảm hứng thực hiện cơng việc cho chính
mình
7. Thúc đẩy sự sáng tạo và đưa ra quyết định đúng đắn hơn
Khi làm việc cá nhân, ta chỉ có cái nhìn chủ quan về cơng việc. Nhiều người cùng
làm đồng nghĩa với nhiều góc nhìn đa chiều, nhiều cách tiếp cận và xử lý vấn đề hơn.
Các ý tưởng độc đáo và thông minh được nói ra từ nhiều cái đầu chắc hẳn sẽ tốt hơn góc
nhìn đơn điệu từ duy nhất một người. Cùng với đó, q trình tranh luận và chọn lọc giúp

nhận ra những sai lầm khơng đáng có để đi đến quyết định đúng đắn và hợp lí nhất
8. Cải thiện kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp ln là chìa khóa trong kỹ năng làm việc nhóm. Bạn ln cần ăn nói để
duy trì mối quan hệ, để trao đổi ý tưởng và đơi lúc cần phản biện nếu có ý kiến đối lập.
Những buổi họp, trao đổi xảy ra xuyên suốt khoảng thời gian thực hiện cơng việc nhóm
chính là cơ hội quý giá để bạn nâng tầm kỹ năng ăn nói. Khơng chỉ rèn luyện giao tiếp

3


với đồng nghiệp mà hãy rèn luyện cả giao tiếp trước đám đơng. Vì thế, đừng ngại ngần
nói lên ý kiến của mình khi cùng làm việc trong một nhóm.

Câu 2: Để xây dựng nhóm làm việc hiệu quả Anh (Chị) cần phải làm gì?
Để xây dựng nhóm làm việc hiệu quả ta cần phải hình thành các kĩ năng sau:
1. Xác định mục tiêu rõ ràng
Không chỉ làm việc cá nhân, làm việc nhóm cũng cần xác định mục tiêu rõ ràng,
đây là lý do tồn tại của nhóm. Mục tiêu càng đúng đắn và có được sự thành đồng tình
của tất cả thành viên càng tạo động lực mạnh mẽ cho nhóm, giúp các thành viên phối
hợp ăn ý, nhóm càng nhanh chóng đạt được thành cơng.
2. Lắng nghe người khác.
Đây là một trong những kỹ năng quan trọng nhất. Các thành viên trong nhóm phải
biết lắng nghe ý kiến của nhau. Cần biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác
để thấy điểm tốt và chưa tốt, cùng nhau thảo luận, đóng góp để có kết quả làm việc hiệu
quả.
3. Tổ chức, phân công nhiệm vụ
Khi làm việc nhóm, cơng việc sẽ được chia nhỏ thành từng phần. Mỗi nhiệm vụ
cần được phân công và giao phó cho thành viên phù hợp nhất. Cùng trao đổi để phân
công công việc và giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhóm, phân chia khối lượng
cơng việc đồng đều giữa các thành viên và đảm bảo công việc được hồn thành đúng

tiến độ.
4. Thuyết phục và trình bày rõ ràng.
Khả năng thuyết phục rất quan trọng trong trường hợp có những ý kiến khác nhau
khi giải quyết vấn đề của nhóm. Sức thuyết phục khơng chỉ ở ngơn ngữ, cử chỉ, hành vi
mà cịn cả ở sự chân thành, thân thiện. Hãy trình bày ý kiến, hiểu biết của bạn, chia sẻ
những kiến thức bạn có để cùng nhau đưa ra phương pháp phù hợp nhất để giải quyết
vấn đề.
5. Tạo lập môi trường làm việc hiệu quả

4


Môi trường làm việc là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả
cơng việc nhóm. Mơi trường làm việc bao gồm điều kiện vật chất, tinh thần và ngun
tắc hoạt động nhóm. Trong q trình làm việc không thể tránh khỏi việc mất động lực,
và môi trường xung quanh sẽ giúp bạn có them động lực làm việc.
6. Tôn trọng và giúp đỡ trong công việc
Thực chất tôn trọng người khác cũng tức là tôn trọng chính mình. Làm việc nhóm
thì tất cả các thành viên đều phải biết trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau trong cơng việc, nếu
đồng đội của mình gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ họ, việc làm này sẽ tạo
nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm lại với nhau.
7. Có trách nhiệm với cơng việc của mình.
Làm việc một mình hay nhóm bạn cũng cần luyện cho mình sự trách nhiệm với
cơng việc. Khi làm việc một mình, kết quả khơng tốt thì chỉ bạn chịu trách nhiệm, nhưng
làm việc nhóm thì khác, nếu bạn ỷ lại hoặc khơng hồn thành nhiệm vụ được giao nghĩa
là bạn đang làm ảnh hưởng đến cả tập thể.
8. Phối hợp tốt với các thành viên nhóm
Đây là kỹ năng rất quan trọng trong quá trình làm việc nhóm. Thiếu khả năng phối
hợp nhóm sẽ rời rạc, mục tiêu làm việc nhóm sẽ khơng thể thực hiện. Mỗi thành viên
phải đóng góp trí lực cùng nhau thực hiện kế hoạch đã đề ra. Sự phối hợp đòi hỏi phải

biết rõ cơng việc của mình và mối quan hệ tương tác giữa mình với các thành viên trong
nhóm.
9. Tạo lập môi trường làm việc hiệu quả
Môi trường làm việc là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả
cơng việc nhóm. Mơi trường làm việc bao gồm điều kiện vật chất, tinh thần và nguyên
tắc hoạt động nhóm. Trong q trình làm việc khơng thể tránh khỏi việc mất động lực,
và môi trường xung quanh sẽ giúp bạn có them động lực làm việc.

Câu 3: Bạn hãy đánh giá thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam
nói chung và sinh viên PTIT nói riêng.

5


Ngày nay, kỹ năng làm việc nhóm gần như khơng thể tách rời với sinh viên, tuy
vậy kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam nhìn chung vẫn còn nhiều hạn chế.
Điều này dẫn tới kết quả làm việc chung không đạt được như mong muốn.
Kỹ năng làm việc nhóm ở sinh viên Việt Nam nói chung
+) Tiêu cực:
• Cịn bỡ ngỡ với hình thức làm việc nhóm: Đa phần các sinh viên từ bậc trung
học phổ thông lên bậc ĐH đều khơng thích ứng kịp với cách học và làm việc nhóm. Khi
cịn học ở cấp dưới chắc chắn có rất ít cơ hội các em được làm việc nhóm và thậm chí
cịn khơng được hướng dẫn làm việc nhóm đúng cách. Đến khi lên đại học, giảng viên
yêu cầu làm việc nhóm các em lại chưa quen với hình thức n
• Một nhóm trưởng hoặc một thành viên gánh cả nhóm, thành quả hưởng
chung: Tư tưởng người “gánh team” là phổ biến trong sinh viên, một người làm hết cả
nhóm hưởng kết quả. Nó khiến các thành viên khác ý lại, phụ thuộc vào người gánh,
hay những người mang trọng trách gánh cả nhóm có cái tơi cá nhân lớn hơn vì mình làm
được việc to lớn. Như vậy khơng phải là làm việc nhóm, hơn thế nó ngày càng ảnh
hưởng xấu tới từng cá nhân.

• Hiệu quả làm việc nhóm chưa cao: Nhiều sinh viên vẫn chưa nhận thức được
rằng khi làm việc nhóm lợi ích của tập thể phải đặt lên hàng đầu. Nhiều người vẫn còn
tư tưởng “mạnh ai nấy làm”, đặt cái tơi lên trước; hay có những người lười biếng, phụ
thuộc người khác, đùn đẩy cơng việc; hay khơng có tinh thần chịu trách nhiệm với công
việc dẫn tới hiệu quả làm việc nhóm khơng cao.
• Kỹ năng làm việc kém dẫn tới xung đột thường xuyên: Kỹ năng làm việc
nhóm kém dẫn tới sự không ăn ý giữa các thành viên và xảy ra xung đột thường xuyên.
Giải quyết xung đột cũng là một phần trong kỹ năng làm việc nhóm. Do khả năng giải
quyết khơng tốt nên nhóm dễ bị mâu thuẫn làm cho tan rã.
• Thiếu sự hứng thú trong làm việc nhóm: Mức độ sinh viên độ khơng hứng thú
làm việc nhóm tương đối cao, đáng lo ngại. Một khi khơng hứng thú với cơng việc thì
kết quả làm việc nhóm khó đạt u cầu. Nhìn chung đa phần sinh viên hoạt động nhóm
trong mơi trường học tập, ngoài ra hoạt động CLB cũng chưa cao.

6


+) Tích cực:
 Mặc dù vẫn cịn 1 số bạn làm việc nhóm vẫn cịn chưa hiệu quả, khơng sử dụng
hết khả năng của mình gây nên những khó khăn trong làm việc nhóm. Tuy nhiên
vẫn ln có những bạn sinh viên làm việc nhóm rất tốt, ln đưa ra ý kiến, hồn
thành phần việc của mình tốt nhất có thể để cơng việc chung của nhóm có hiệu
quả cao, đồng thời luôn cố gắng gắn kết các thành viên nhóm và hồn thành tốt
cơng việc trong nhóm.
 Tuy vậy các bạn sinh viên Việt nam nói chung vẫn có thái độ tích cực trong làm
việc nhóm, đáp ứng được các u cầu trong cơng việc nhóm. Mặc dù chưa phải
tất cả nhưng đó cũng là biểu hiện tích cực đáng khích lệ cho mỗi sinh viên.
 Vẫn cịn rất nhiều sinh viên gương mẫu, tích cực hoạt động nhóm khơng chỉ trên
lớp, trong các mơn học, mà cịn tích cực hoạt động trong các CLB ở trường. Đồng
thời giúp đỡ các bạn sinh viên khác trong học tập.

Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên PTIT nói riêng.
Với sinh viên PTIT cũng có các điểm yếu như sinh viên Việt Nam nói chung,
phần lớn chưa có tinh thần làm việc nhóm cao ở mọi mơn học hay mọi khía cạnh cuộc
sống. Bởi lẽ, họ sẽ tích cực hoạt động nhóm đơi khi bởi đó là mơn u thích, đó là môn
cần thiết cho việc đi làm sau này. Vẫn còn sự thiếu ý thức trong suy nghĩ khiến cho
nhiều người vẫn nghĩ rằng làm việc nhóm hời hợt cho xong.
Tuy nhiên, sinh viên PTIT vẫn có rất nhiều sinh viên gương mẫu, tích cực hoạt
động nhóm khơng chỉ trên lớp, trong các môn học. Đồng thời các bạn vẫn ln cố gắng
gắn kết các thành viên nhóm và hồn thành tốt cơng việc trong nhóm, và tích cực hoạt
động trong các CLB ở trường. Đặc biệt ở PTIT đã có rất nhiều các CLB học thuật và
nghệ thuật mở ra cho sinh viên tham gia, tạo một môi trường tốt cho sinh viên, cũng đã
làm cho sinh viên PTIT thêm năng động và tích cực hơn trong làm việc nhóm.
Cùng với đó, nhà trường Học viện Bưu chính Viễn thông đã tạo điều kiện mở các
lớp học kỹ năng mềm, đặc biệt là môn học “Kỹ năng làm việc nhóm” để cải thiện các kỹ
năng mềm nói chung và kỹ năng làm việc nhóm nói riêng cho sinh viên. Thơng qua đó
sinh viên PTIT càng có thêm cơ hội được học tập bài bản, và là hành trang cho cuộc
sống khi rời ghế nhà trường.

7



×