Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Môn kĩ năng thuyết trình (24)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.73 KB, 6 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

BỘ MƠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

BÀI THI CUỐI KỲ
KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

Tên sinh viên: Nguyễn Đình Thành
Mã sinh viên: B19DCVT374
Nhóm lớp học: 22
Số điện thoại: 0984100845

Hà Nội, tháng 4 năm 2022


Câu 1: Hãy nêu vai trò của kỹ năng làm việc nhóm.
Quản lý cơng việc tốt hơn
Mỗi thành viên sẽ làm việc dựa trên những quy chế, kỷ luật mà mỗi nhóm
đều có. Các thành viên sẽ chịu sự quản lý của người quản lý nhóm, phối hợp và
làm việc với nhau. Khi hoạt động nhóm, các cơng việc sẽ được liệt kê, phân bổ
công khai tới mọi thành viên, từ đó giúp cá nhân cũng như tập thể quản lý và kiểm
sốt cơng việc tốt hơn.
Tăng sự sáng tạo, ý tưởng đột phá
Trong q trình làm việc nhóm, mỗi thành viên sẽ đóng góp những suy nghĩ,
ý kiến riêng. Như vậy ý tưởng của nhóm sẽ rất đa dạng, phong phú. Rất nhiều ý
tưởng đột phá, sáng tạo nảy sinh từ q trình làm việc nhóm. Nhóm sẽ có nhiều sự
lựa chọn hơn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
Giảm áp lực, tăng hiệu suất và hiệu quả cơng việc
Thời gian hồn thành cơng việc sẽ nhanh hơn, chất lượng tốt hơn khi làm việc
nhóm vì khối lượng công việc đã được chia nhỏ cho từng người. Áp lực công việc
giảm, các thành viên cũng đỡ stress, hiệu suất làm việc được tăng lên.


Hiệu suất khi làm việc nhóm cũng được đẩy mạnh. Nhờ có nhiều ý kiến đóng
góp từ các thành viên trong nhóm, mà sự sáng tạo, tư duy ý tưởng được đẩy mạnh
hơn. Nhờ vậy, tính hiệu quả cũng được nâng cao hơn rất nhiều. Thực tế đã chứng
minh, làm việc nhóm bao giờ cũng mang lại kết quả tốt hơn là làm việc cá nhân,
đặc biệt là đối với những công việc mà tầm cỡ lớn, giúp tiết kiệm được rất nhiều
thời gian và cơng sức.
Truyền cảm hứng
Kĩ năng, tinh thần làm việc nhóm của người này có thể truyền cảm hứng cho
người kia. Khi làm việc với nhau, hành động, ý kiến của người này có thể giúp
người kia nảy sinh ý tưởng, sự đột phá mới mẻ. Để làm việc nhóm hiệu quả, mỗi
thành viên đều cần phải chuẩn bị cho mình một tinh thần trách nhiệm cao. Hoàn
toàn chủ động, tự giác trong cơng việc. Bên cạnh đó chúng ta cũng nên lắng nghe
ý kiến, hỗ trợ người khác.
Phát huy tiềm năng mỗi người
Một trong những cách để biết mình có điểm mạnh, điểm yếu gì, cần khắc
phục những gì chính là làm việc nhóm. M người sẽ có cơng việc riêng, vai trò
riêng, được phát huy thế mạnh riêng để đạt hiệu quả chung.
Trong quá trình làm việc, mỗi thành viên cũng sẽ đưa ra các ý kiến. Nhiệm
vụ của những người khác là lắng nghe, nhận xét, đánh giá. Thơng qua đó, bạn sẽ
biết mình đang mạnh, thiếu sót gì để cải thiện bản thân.


Mở rộng thêm mối quan hệ
Khi làm việc ở một môi trường mới mẻ, điều đơn giản giúp chúng ta làm
quen và tạo mối quan hệ ở môi trường mới đó làm việc nhóm. Làm việc nhóm
giúp mọi người làm quen, tìm hiểu nhau để làm việc một cách hợp ý, cùng hướng
tới mục tiêu công việc đạt kết quả tốt nhất,
Câu 2: Để xây dựng nhóm làm việc hiệu quả Anh (Chị) cần phải làm gì?
Có mục tiêu chung
Các thành viên trong nhóm rõ ràng là sẽ có những ý kiến khác nhau, dẫn đến

những tình huống xung đột. Nếu không xác định một hướng đi chung, mỗi thành
viên trong nhóm sẽ đi theo hướng của riêng mình. Để đạt được mục tiêu chung,
cần có trọng tâm rõ ràng. Vì vậy, điều quan trọng là cần nhận thức được những
mục tiêu của cả tổ chức thay vì chú trọng quan điểm của từng cá nhân và cùng
nhau làm việc để cùng nhau đạt được mục tiêu chung.
Cả nhóm cần hiểu rõ mục tiêu, đích đến và cam kết phấn đấu vì mục tiêu đó.
Có định hướng và thống nhất rõ ràng về sứ mệnh và mục đích là điều rất quan
trọng để làm việc nhóm một cách hiệu quả. Nếu cả nhóm đều có kỳ vọng rõ ràng
về cơng việc, mục tiêu, trách nhiệm và kết quả, hoạt động nhóm sẽ trở nên sn sẻ
hơn
Làm việc hiệu quả
Các thành viên trong nhóm nên giao tiếp, trao đổi thoải mái với nhau một
cách trực tiếp và hướng tới mục tiêu đạt được thành công cho dự án. Việc giao tiếp
giữa các thành viên với nhau và với trưởng nhóm nên là một quá trình hai chiều.
Điều này sẽ giúp họ hiểu nhau hơn đồng thời giải quyết những vấn đề nảy sinh
một cách nhanh chóng nhất.
Giao tiếp cởi mở, trung thực và tôn trọng. Các thành viên tự do bày tỏ suy
nghĩ, ý kiến và các giải pháp tiềm năng để giải quyết vấn đề. Mọi người cảm thấy
được lắng nghe và thấu hiểu. Nếu có phản bác thì hãy thể hiện một thái độ tôn
trọng với người khác.
Lãnh đạo vững mạnh
Một người trưởng nhóm giỏi là người có thể đặt tầm quan trọng của mục tiêu
nhóm trên mục tiêu cá nhân và có thể đưa ra định hướng, đảm bảo dẫn dắt các
thành viên trong nhóm giữ vững sự tập trung vào việc đạt được mục tiêu đó.
Người lãnh đạo tham gia vào việc lãnh đạo trong các cuộc họp, phân công
nhiệm vụ, ghi nhận những quyết định và cam kết, đánh giá tiến độ, đảm bảo trách
nhiệm của các thành viên trong nhóm và đưa ra định hướng cho tồn nhóm.
Phân cơng hiệu quả
Phân cơng trách nhiệm cũng quan trọng như đảm bảo hồn thành mọi việc.
Vì vậy cần phân công công việc dựa trên năng lực của các thành viên trong nhóm.

Đảm bảo phân cơng rõ ràng về trách nhiệm của từng cá nhân trong nhóm.


Đây là điều tiên quyết giúp quá trình làm việc nhóm trở nên cơng bằng và thuận
lợi.
Giải quyết xung đột, mâu thuẫn hiệu quả
Một trong những điều của kỹ năng làm việc nhóm cần có là phải giải quyết
xung đột trong nhóm. Ngay cả đối với những vấn đề quan trọng, nếu biết xử lý
một cách chuyên nghiệp sẽ ít gây ra mâu thuẫn lớn. Không nên để những ý kiến
bất đồng gây ảnh hưởng đến kết quả làm việc nhóm.
Nhóm cần thỏa thuận quy trình xem xét, phân tích, đánh giá và giải quyết các
vấn đề trong nhóm cũng như những xung đột. Các thành viên nhóm cần ngồi lại,
trao đổi hướng đến một giải pháp chung.
Sự tin tưởng
Trong bất kỳ mối quan hệ nào hoặc trong môi trường làm việc theo nhóm, sự
tin tưởng là yếu tố rất quan trọng.
Các thành viên trong nhóm tin tưởng lẫn nhau và lắng nghe ý kiến của nhau.
Trong việc phân chia công việc, hãy thể hiện cho người khác biết rằng mình
có thể làm tốt việc được giao, cho họ cảm thấy tin tưởng mình.
Tơn trọng và gắn kết
Để làm việc hiệu quả, các thành viên trong nhóm cần hiểu và tôn trọng những
thành viên khác. Tôn trọng năng lực, quan điểm và hành động của nhau để giảm
thiểu xung đột, đảm bảo hoạt động và nâng cao năng suất.
Gắn kết nhóm trở thành một đơn vị thống nhất, nhóm cần làm việc dựa trên
mục tiêu, kết quả chung. Cả nhóm cần có những sáng kiến và tổ chức các buổi
đóng góp xây dựng ý kiến, và các buổi họp, buổi giao lưu hằng tháng để tăng
cường sự kết nối trong nhóm.
Câu 3: Bạn hãy đánh giá thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Việt
Nam nói chung và sinh viên PTIT nói riêng.
● Thực trạng:

Bỡ ngỡ với hình thức làm việc nhóm
Các tân sinh viên thường bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn khi bắt đầu làm việc
nhóm. Khi giáo viên yêu cầu làm việc nhóm, nhiều sinh viên khơng chọn được
nhóm cho mình. Và khi có nhóm rồi, các thành viên mất rất nhiều thời gian để
thích nghi. Vì là tân sinh viên nên ai cũng lạ lẫm, chưa thể làm quen với nhau, còn
chưa quen thuộc với môi trường ở Đại học. Đối với các năm học sau, do có thể
học cùng nhau ở nhiều mơn học khác nên việc làm việc nhóm có thể dễ dàng hơn.


Các nhóm hoạt động ít, khơng có ngun tắc rõ ràng
Vào năm đầu hoặc năm thứ hai, làm việc nhóm thì có thể hoạt động rất tích
cực do sinh viên chưa bận bịu gì nhiều, kiến thức các mơn học còn nhẹ nhàng.
Nhưng bắt đầu từ năm thứ ba trở đi, việc làm việc nhóm sẽ ít hoạt động hơn, do
nhiều bạn bận việc này việc kia, có bạn bận đi làm thêm, có bạn bận học mơn khác.
Điều này rất ảnh hưởng tới mọi người. Mà các nhóm hoạt động ít thì đương nhiên
sẽ khơng có ngun tắc làm việc rõ ràng.
Thiếu sự gắn kết giữa các thành viên
Các thành viên trong nhóm có tính cách khác nhau, thường xuyên va chạm
nhau. Khi có vấn đề, ai cũng muốn ý kiến của mình là đúng, khơng ai chịu lắng
nghe ai. Thậm chí, có những thành viên cịn to tiếng khi tranh luận với nhau. Khơng
ít các nhóm đã hoạt động kém hiệu quả, thậm chí tan rã vì lý do này.
Hiệu quả làm việc nhóm khơng cao
Hiệu quả làm việc nhóm bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Đó có thể bắt nguồn
từ tính cách, thái độ tới cách làm việc của mỗi cá nhân, tập thể. Các thành viên
khơng có kỹ năng, khơng đặt mục tiêu của nhóm lên đầu khiến nhóm làm việc kém
năng suất. Chưa kể, có nhiều thành viên cịn khơng hợp tác.
Trong khoảng thời gian dịch bệnh Covid, học sinh sinh viên đều phải học trực
tuyến. Điều này giúp cho việc làm việc nhóm dễ dàng hơn, liên lạc với nhau dễ
dàng hơn. Các thành viên chỉ cần ở một chỗ đều có thể trao đổi, làm việc qua
internet. Tuy nhiên hiệu quả làm việc không cao do nhiều vấn đề, việc tương tác

cũng giảm đi.
Thiếu trách nhiệm trong làm việc nhóm
Việc thiếu kỹ năng hợp tác với mọi người, cộng thêm sự thiếu trách nhiệm,
thiếu chủ động,… dẫn tới tình huống chỉ một vài người hay chỉ một người phải
làm công việc cho cả nhóm. Kết quả là đến khi được điểm tốt, khen thưởng thì
nghiễm nhiên coi đó là thành quả của cả nhóm.
● Giải pháp nâng cao kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên:

* Với nhà trường, giảng viên
- Thường xuyên tổ chức các buổi thảo luận nhóm, làm việc nhóm
+ Xây dựng các đề tài, bài tập nhóm đa dạng, phong phú với yêu cầu
phải làm việc nhóm
+ Nâng cao nhận thức về nhóm và tầm quan trọng, hiệu quả của cách
làm việc nhóm
+ Hướng dẫn các sinh viên về cách làm việc nhóm hiệu quả


* Với sinh viên
- Sinh viên cần chủ động và tích cực trau dồi kỹ năng, rèn luyện tinh thần học
tập tự chủ
- Hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng làm việc nhóm
- Tơn trọng các thành viên trong nhóm
- Gạt bỏ cái tơi cá nhân, hịa nhập cùng mọi người trong nhóm, tạo khơng khí
vui vẻ
- Cố gắng hồn thành thật tốt cơng việc của mình, làm việc vui vẻ, lạc quan,
nghiêm túc,…
- Cần lựa chọn được nhóm trưởng có năng lực, thái độ tốt. Nhóm trưởng cần
theo dõi, nắm bắt được tình trạng của nhóm, cần biết cách để mọi người phối hợp
làm việc tốt, khấy động tinh thần làm việc của mọi người,…




×