Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Môn kĩ năng thuyết trình (26)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.63 KB, 5 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

BỘ MƠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

BÀI THI CUỐI KỲ
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Tên sinh viên: Nguyễn Thị Hồng Thu
Mã sinh viên: B19DCVT396
Nhóm lớp học: 22
Số điện thoại: 0368994248

Hà Nội, tháng 4 năm 2022


Bài làm
Câu 1: Hãy nêu vai trò của kỹ năng làm việc nhóm.
Vai trị của kỹ năng làm việc nhóm là:
 Giảm tải khối lượng hoạt động để tăng đạt kết quả tốt:
Đây là vai trò quan trọng cũng là yếu tố quan trọng nhất của kỹ năng thực hiện cơng
việc nhóm. Nhiệm vụ này là điều tất yếu vì làm việc theo nhóm sẽ tập trung được
khả năng của nhiều người, khối lượng công việc được chia nhỏ phần nào đỡ áp lực
hơn là khi ta làm một mình, dễ dàng hồn thành sớm cơng việc.
Thực tế đã chứng minh, làm việc nhóm ln ln đem đến mục đích tốt hơn là làm
việc cá nhân, đặc biệt là đối với những công việc quan trọng mang tầm cỡ lớn.
 Bổ sung thiếu sót giữa các thành viên
Trong q trình thực hiện cơng việc, các thành viên trong nhóm sẽ đưa ra ý kiến của
mình và các thành viên khác lắng nghe và đánh giá. Thông qua sự nhận xét, thành
viên đó sẽ nhận biết mình đang sai, đang thiếu sót ở điểm nào để khắc phục và sửa
chữa. Từ đó cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ lẫn nhau để phát huy tốt nhất
tiềm năng của từng người, dễ dàng đạt kết quả tốt thực hiện công việc của bản


thân và hiệu quả cơng việc chung của nhóm cũng sẽ tăng cao hơn.
 Phát huy tốt tiềm năng của từng người
Trong mỗi chúng ta ai cũng tiềm ẩn một khả năng khác nhau. Khi quy về làm việc
chung một nhóm, các thành viên sẽ cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ lẫn nhau
để cùng nhau phát triển tài năng. Ngoài ra, sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên sẽ
tạo ra được nhiều giá trị hơn so với việc tận dụng sức mạnh của từng người riêng lẻ
mà thiếu đi sự liên kết.
 Truyền cảm hứng trong cơng việc đến các thành viên trong nhóm
Điều này thể hiện qua các ý tưởng độc đáo, các cuộc tranh luận có lợi ích nhằm tạo
ra những làn sóng mới đột phá trong cơng việc, qua đó các thành viên sẽ tự động
tạo được cảm hứng thực hiện công việc cho chính mình.
 Cải thiện kỹ năng giao tiếp
Trong những buổi họp nhóm chúng ta thường xuyên phải sử dụng ngơn ngữ nói để
truyền tải nội dung của mình đến các thành viên khác. Đây chính là cơ hội lớn để
chúng ta có thể cải thiện khả năng giao tiếp của mình thêm phần tự tin hơn.
Câu 2: Để xây dựng nhóm làm việc hiệu quả Anh (Chị) cần phải làm gì?
Xây dựng nhóm làm việc hiệu quả cần:
 Xác định mục tiêu, phân công nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng
- Xác định mục tiêu:
Trong cuộc hành trình đi đến thành công, việc xác định mục tiêu được coi là những
bước đi đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho những bước tiến trong tương lai. Nếu
không xác định một hướng đi chung, mỗi thành viên trong nhóm sẽ đi theo hướng
của riêng mình và nhóm sẽ chẳng cịn có ý nghĩa gì, dễ bị tan rã.


Vì vậy, việc xác định mục tiêu đúng đắn mang lại những ý nghĩa thiết thực, cụ thể:
+ Giúp các thành viên nhóm thấy cái đích cần phải đến, những điểm mốc cần phải
đạt và định hướng cho nhóm khỏi bị chệch mục tiêu.
+ Giúp nhóm tập trung nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu, tránh sao nhãng, bỏ bê,
lãng phí nguồn lực.

+ Q trình nỗ lực để đạt được mục tiêu giúp nhóm hiểu rõ về những năng lực, kỹ
năng, kinh nghiệm, những đặc điểm riêng của nhóm và cả những gì đang diễn ra
xung quanh để biết nhóm (mình) là ai, nhóm (mình) cần phải tiếp tục phấn đấu như
thế nào.
+ Mỗi thành viên nhóm được truyền cảm giác hào hứng, năng nổ, nhiệt huyết để
hành động hết mình cho mục tiêu và tin tưởng vào tương lai.
-

Phân công nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng

+ Mỗi nhiệm vụ nên giao cho một người cụ thể để người đó hồn tồn chịu trách
nhiệm về cơng việc.
+ Cần phải hiểu rõ những ưu-nhược điểm của mỗi thành viên, đánh giá được những
kỹ năng mà họ sở hữu. Từ đó mới có thể đảm rằng nhiệm vụ được giao phó cho
thành viên phù hợp và tính khả thi cao nhất
+ Khi phân công nhiệm vụ, hãy giao những nguồn lực cần thiết và quyền tự quyết
định phần việc của nhóm viên. Họ sẽ thể hiện sự nhiệt tình, hăng hái với công việc
hơn khi cảm thấy được tự chủ nhiều hơn với những điều kiện thuận lợi
+ Cần rà soát lại xem có thành viên nào trong tình rạng q tải công việc và thành
viên nào không được giao đủ việc.
+ Nếu nhiệm vụ khơng thể tìm ra được người có đủ năng lực giải quyết hoặc nếu
thành viên nào đó khơng đủ khả năng đảm nhận nhiệm vụ trong nhóm thì cần phải
tiến hành việc tái đào tạo. Trong trường hợp tìh hình khơng thể cải thiện được,
nhóm phải nghĩ đến việc sa thải thành viên không đủ năng lực và tuyển dụng người
mới.
 Tạo lập môi trường làm việc hiệu quả
Việc tạo lập một môi trường làm việc thuận lợi về vật chất và thoải mái về tinh
thần, môi trường làm việc lý tưởng sẽ làm cho những thành viên trong nhóm sẵn
sàng lăn xả với nhiệm vụ được giao, thúc đẩy tinh thần hợp tác giữa các thành viên,
sẵn sàng chia sẻ, tương trợ cho nhau nhằm đạt được mục tiêu chung của nhóm.

 Duy trì hoạt động giao tiếp hiệu quả
Có thể nói giao tiếp là một nhu cầu tất yếu của xã hội và nó cũng là một hoạt động
khơng thể thiếu trong nhóm. Khơng có một cơng việc nào của nhóm mà lại khơng
thơng qua giao tiếp nhóm. Hoạt động giao tiếp được xem như là huyết mạch của
nhóm và quyết định sự thành cơng hay thất bại của nhóm.
Thay vì một vẻ mặt cau có là nụ cười tươi tắn; thay vì những lời cằn nhằn, cáu bẳn
là giọng nói nhẹ nhàng, từ tốn; thay vì tức tối, giận hờn là sự sẵn lịng lắng nghe lời
giải thích của người khác. Ln ln cởi mở với những người xung quanh, chủ
động chào hỏi những người quen biết. Đừng nói lắp bắp hay lí nhí mà cố gắng diễn


đạt một cách rõ ràng, dễ hiểu. Tập suy nghĩ trước khi nói để câu nói của mình tăng
thêm ý nghĩa.
Ngồi ra kỹ năng lắng nghe trong nhóm cũng nắm một vai trò quan trọng để tạo nên
hiệu quả của cơng việc.
 Giải quyết xung đột trong nhóm
Xung đột khơng phải lúc nào cũng xấu, nó là một mặt khác của sự ‘tương tác’ giữa
các thành viên trong nhóm, nó cịn là động lực tích cực giúp nhóm biết phê bình và
tự phê bình, có khả năng cạnh tranh, sáng tạo và đổi mới.
Nói cách khác xung đột trở nên xấu hay tốt phụ thuộc vào bản chất của xung đột và
cách thức giải quyết xung đột.
Các chuyên gia đã đưa ra năm biện pháp giải quyết xung đột phổ biến và mô tả
bằng năm biểu tượng con vật sau: Rút lui (rùa), áp đảo (Cá mập), xoa dịu (Gấu
bông), thỏa hiệp (Chồn), hợp tác (Chim Cú). Tùy vào từng tình huống sẽ có những
cách giải quyết xung đột khác nhau.
 Tăng cường động lực làm việc nhóm
Nếu đảm bảo đáp ứng được những nhu cầu, nguyện vọng tối thiểu của người lao
động, nhóm sẽ có những con người làm việc chăm chỉ, hăng hái, tích cực, sáng tạo,
và gắn bó lâu dài với tập thể.
Câu 3: Bạn hãy đánh giá thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Việt

Nam nói chung và sinh viên PTIT nói riêng.
 Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam nói chung:
Hiện nay phương pháp học ngày càng đổi mới theo hướng tăng cường sự chủ động,
tích cực, tự làm việc, tự tìm tịi, khám phá ra kiến thức của người học nhằm phát
triển tri thức và các kĩ năng thiết thực thì phương pháp học tập theo nhóm chiếm
một vị trí đặc biệt quan trọng.
Cịn nhiều bỡ ngỡ và khó khăn với những hình thức làm việc nhóm: Các tân sinh
viên thường bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn khi bắt đầu làm việc nhóm. Khi giáo
viên u cầu làm việc nhóm, nhiều sinh viên khơng chọn được nhóm cho mình.
Và khi có nhóm rồi, các thành viên mất rất nhiều thời gian để thích nghi.
- Các nhóm hoạt động ít, khơng có ngun tắc rõ ràng.
- Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên kém dẫn tới xung đột thường xuyên: mỗi
người một tính cách, một ý tưởng riêng nên dễ xảy ra những va chạm khơng
đáng có bởi ai cũng cho rằng ý kiến của mình là đúng và khơng lắng nghe ý kiến
của những thành viên khác.
- Hiệu quả làm việc nhóm khơng cao: điều này bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố
nhưng có lẽ nổi cộm nhất là các thành viên chưa có kỹ năng, khơng đặt mục tiêu
lợi ích nhóm lên hàng đầu dẫn đến hiệu quả kém.
- Thiếu sự hợp tác giữa các thành viên, dồn công việc cho một vài cá nhân nhưng
muốn hưởng lợi ích chung
 Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên PTIT
-

Phương pháp làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp học tập đã và
đang được sinh viên PTIT sử dụng trong quá trình học tập. Thực tế phương pháp


này đã đạt được một số hiệu quả nhất định đối với việc học tập của đa số sinh viên,
nhiều nhóm hoạt động rất hiệu quả. Tuy nhiên, hoạt động học tập theo nhóm nhìn
chung cịn ít nhiều mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao.

-

-

-

-

Về kỹ năng lập kế hoach: Trong thực tế hầu hết các nhóm đều khơng vạch kế
hoạch cụ thể trước khi thực hiện một bài tập nào đó, hoặc có lập nhưng khơng
hợp lý, vì thế nhiều khi không chủ động được thời gian, không phân công nhiệm
vụ kịp thời nên sự đầu tư cho bài tập còn hạn chế dẫn đến kết quả hoạt động
nhóm khơng cao.
Về kỹ năng phân cơng nhiệm vụ rõ ràng, hợp lý: Tuy được thực hiện thường
xuyên nhưng thực tế lại chưa hiệu quả, sự phân công nhiệm vụ còn chưa phù
hợp với năng lực, điều kiện, khả năng của từng thành viên trong nhóm, bạn quá
nhiều việc bạn lại khơng có việc để làm nên hiệu quả thực hiện nhiệm vụ
chưa cao.
Về kỹ năng thảo luận, trao đổi: đây có thể nói là một kỹ năng được sử dụng rất
thành thạo. Thực tế khi tham gia vào nhiều nhóm làm việc trong các mơn học,
cá nhân em thấy đa số các nhóm chia đều bài tập cho các thành viên rồi tổ chức
thảo luận, trao đổi, bàn bạc với nhau để đi đến thống nhất, hoàn thiện bài làm.
Có rất nhiều nhóm thực hiện thảo luận giữa các thành viên rất sơi nổi, có đặt ra
các câu hỏi chất vấn, có sự phản biện vấn đề. Tuy nhiên cũng có một số ít bộ
phận chưa thành thạo sử dụng kỹ năng này, không chịu tham gia thảo luận hoặc
có sự thảo luận nhưng lại khơng mấy chất lượng, mà cịn làm mất thời gian do
có q nhiều ý kiến trái chiều nhóm khơng thể thống nhất được, hoặc thành viên
không chịu phát biểu ý kiến.
Về kỹ năng tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm: Trong sự đánh giá cho
điểm các thành viên, hầu hết việc đánh giá của các nhóm cịn mang tính hình

thức, thiếu khách quan khơng dựa trên sự đóng góp của các thành viên mà với
hình thức chia đều số điểm, người tham gia hiệu quả cũng bằng điểm người
không tham gia.

Là một sinh viên PTIT, em đã được tham gia làm việc nhóm với nhất nhiều nhóm
bạn khác nhau, và em cảm thấy thật may mắn khi trong nhóm của mình các bạn đều
rất có trách nhiệm với cơng việc được giao.
Sau khi học xong môn học kỹ năng làm việc nhóm cũng phần nào giúp em cải thiện
rõ rệt hơn phương pháp học tập và làm việc nhóm của mình.

Lời cảm ơn
Lời đầu tiên em xin cảm ơn Học viện Cơng nghệ Bưu chính viễn thơng đã đưa mơn
học ‘Kỹ năng làm việc nhóm’ vào chương trình học của chúng em. Đặc biệt em
muốn dành lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn-cô Trần Thanh Mai đã dạy
dỗ, truyền đạt những kiến thức bổ ích cho chúng em trong suốt những tuần học vừa
qua. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức đáng quý, là hành trang cho em trong việc
học tập sắp tới cũng như trong công việc sau này.
Em xin chân thành cảm ơn cô !



×