Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Môn kĩ năng thuyết trình (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.11 KB, 6 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG

BỘ MƠN PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG

BÀI THI CUỐI KỲ
KỸ NĂNG LÀM VIỆC NHÓM

Tên sinh viên:

Đồn Huy Tuấn

Nhóm lớp học:

Nhóm 22

Số điện thoại:

0345529493

Mã sinh viên:

B19DCCN606


Hà Nội, tháng 4 năm 2022

ĐỀ TIỂU LUẬN
Câu 1: Hãy nêu vai trị của kỹ năng làm việc nhóm.
Câu 2: Để xây dựng nhóm làm việc hiệu quả Anh (Chị) cần phải làm gì?
Câu 3: Bạn hãy đánh giá thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam nói
chung và sinh viên PTIT nói riêng.


Trả lời
Câu 1:
Vai trị:
1.1. Vai trị chung:
- Làm việc theo nhóm sẽ tập trung được khả năng của nhiều người, giúp họ bổ sung các
khiếm khuyết cho nhau để hồn thành cơng việc tốt hơn.
- Làm việc nhóm cịn có nghĩa là cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ lẫn nhau để
phát huy tốt nhất tiềm năng của từng người.
1.2. Giảm tải khối lượng hoạt động để tăng đạt kết quả tốt
- Đây là vai trò quan trọng cũng như là yếu tố quan trọng nhất của kỹ năng làm
việc nhóm. Điều này là hiển nhiên, bởi khi làm việc tập thể thì khối lượng cơng việc có
thể được chia nhỏ cho nhiều người, từ đó áp lực cơng việc sẽ được giảm đi rất nhiều.
- Các thành viên trong nhóm cũng không bị căng thẳng hay quá áp lực trước một khối
lượng công việc, dự án quá lớn.
- Và cũng nhờ có những lời nhận xét, đóng góp, giúp sức từ các thành viên trong nhóm,
mà trí tuệ, tư duy ý tưởng được đẩy mạnh hơn. Nhờ vào điều đó, hiệu quả cũng được
nâng cao hơn rất nhiều. Thực tế đã chứng minh, làm việc nhóm ln ln đem đến mục
đích tốt hơn là làm việc cá nhân, đặc biệt là đối với những công việc mang tầm cỡ lớn.
1.3. Phát huy tốt tiềm năng của từng người
- Trong quá trình làm việc nhóm, các thành viên sẽ cùng nhau chia sẻ trách nhiệm, hỗ
trợ lẫn nhau để cùng nhau phát triển tài năng. Sau một quá trình làm việc, chắc chắn
từng thành viên sẽ biết được tiềm năng của mình là gì để có thể tiếp tục phát triển
- Bên cạnh đó, sự phối hợp ăn ý giữa các thành viên sẽ xây dựng được những kết quả
mang tính thực tiễn và bền vững, có thể duy trì được lâu dài, dẫn đến việc nó sẽ hiệu
quả hơn rất nhiều so với việc chỉ tận dụng điểm mạnh của từng cá nhân.


1.4. Ra quyết định đúng đắn hơn khi làm việc nhóm
Khi làm việc cá nhân, ta chỉ có cái nhìn chủ quan về công việc. Nhiều người cùng làm
đồng nghĩa với nhiều góc nhìn đa chiều, nhiều cách tiếp cận và xử lý vấn đề hơn. Các ý

tưởng độc đáo và sáng tạo được đưa ra từ nhiều cái đầu chắc chắn sẽ tốt hơn một góc
nhìn đơn điệu từ duy nhất một người. Sở hữu kỹ năng làm việc nhóm, bạn sẽ khơng
bao giờ phải lo lắng về việc rơi vào tình trạng thiếu ý tưởng.
Mỗi một quyết định, lựa chọn cuối cùng được đưa ra khi làm việc nhóm đã trải qua sự
thảo luận, bàn bạc của các thành viên. Quá trình này giúp lọc những sai lầm khơng
đáng có để đi đến quyết định đúng đắn và hợp lí nhất.
1.5. Làm việc nhóm giúp tạo động lực và rèn tính kỷ luật cũng như cải thiện kĩ
năng giao tiếp
- Khi làm việc độc lập, kết quả công việc ra sao đều phụ thuộc vào bạn và do bạn chịu
trách nhiệm. Cịn với làm việc nhóm, bạn khơng thể tự làm theo ý mình mà phải tuân
theo những ngun tắc mà nhóm đã thống nhất đặt ra. Cơng việc lớn, nhóm đơng thì
u cầu bạn phải làm việc có tổ chức, có nề nếp càng cao. Nhờ đó, bạn nhất định sẽ rèn
được cho mình tính kỷ luật chặt chẽ.
- Mất động lực khi làm việc là một điều khó tránh khỏi. Nhưng khi teamwork, bạn sẽ
ln có các thành viên khác động viên và truyền cảm hứng cho bạn. Ví dụ như khi bạn
đang bế tắc và chán nản với ý tưởng của mình thì tìm đến lời khuyên của các thành
viên khác chính là một quyết định chính xác.
- Giao tiếp ln là chìa khóa trong kỹ năng làm việc nhóm. Bạn ln cần giao tiếp để
duy trì mối quan hệ, để trao đổi ý tưởng và đơi khi cần phản biện nếu có ý kiến đối lập.
Những buổi họp, trao đổi diễn ra xuyên suốt khoảng thời gian làm việc nhóm chính là
cơ hội q giá để bạn nâng tầm kỹ năng giao tiếp.
Câu 2:
Để xây dựng nhóm làm việc hiệu quả, ta cần:
2.1 Lắng nghe người khác
- Cần biết tôn trọng và lắng nghe ý kiến của người khác để thấy điểm tốt và chưa tốt,
cùng nhau thảo luận, đóng góp để có kết quả làm việc hiệu quả.
2.2. Tổ chức phân công công việc
Cùng trao đổi để phân công công việc và giải quyết các vấn đề phát sinh trong nhóm,



phân chia khối lượng công việc đồng đều giữa các thành viên và đảm bảo cơng việc
được hồn thành đúng tiến độ.
2.3. Thuyết phục, trình bày
Hãy trình bày ý kiến, hiểu biết của bạn, chia sẻ những kiến thức bạn có để cùng nhau
đưa ra phương pháp phù hợp nhất để giải quyết vấn đề.
2.4. Tôn trọng và giúp đỡ lẫn nhau
Làm việc nhóm thì tất cả các thành viên đều phải biết trợ giúp và tôn trọng lẫn nhau
trong cơng việc, nếu đồng đội của mình gặp khó khăn hãy sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ họ,
việc làm này sẽ tạo nên sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm lại với nhau.
2.5. Có trách nhiệm với cơng việc của mình
Làm việc một mình hay nhóm bạn cũng cần luyện cho mình sự trách nhiệm với cơng
việc. Khi làm việc một mình, kết quả khơng tốt thì chỉ bạn chịu trách nhiệm, nhưng làm
việc nhóm thì khác, nếu bạn ỷ lại hoặc khơng hồn thành nhiệm vụ được giao nghĩa là
bạn đang làm ảnh hưởng đến cả tập thể.
2.6. Khen ngợi, ủng hộ những cố gắng, nỗ lực của các thành viên
Bất cứ lời động viên, khen ngợi nào cũng đều khiến cho các thành viên cảm thấy cơng
sức của mình được trân trọng, từ đó sẽ thúc đẩy sự đóng góp của bản thân. Vì vậy nếu
thấy được sự cố gắng của các thành viên trong nhóm thì bạn đừng ngừng ngại dành
những lời khen cho họ.
2.7. Hãy ln đúng giờ
Hãy ln đúng giờ, điều đó sẽ giúp cho các thành viên khác trong nhóm khơng phải
chờ đợi bạn hay phải mất thêm thời gian nhắc lại những gì đã thảo luận trước đó. Điều
đó cũng thể hiện mình tơn trọng nhóm.
Câu 3:
Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên Việt Nam nói chung:
Hình thức làm việc nhóm rất phổ biến và mang lại nhiều lợi ích: san sẻ cơng việc, tăng
hiệu suất, tăng gắn kết,… Tuy nhiên, các bạn sinh viên vẫn gặp phải rất nhiều vấn đề
với hình thức làm việc này.
3.1. Bỡ ngỡ với hình thức làm việc nhóm
Các tân sinh viên thường bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn khi bắt đầu làm việc nhóm.

Khi giáo viên yêu cầu làm việc nhóm, nhiều sinh viên khơng chọn được nhóm cho
mình. Và khi có nhóm rồi, các thành viên mất rất nhiều thời gian để thích nghi.
Lý do là bởi khi mới làm việc với nhau, ai cũng nghĩ mình giỏi, ai cũng có cái tơi cao
nên chỉ khăng khăng ý kiến của mình. Điều này dẫn tới việc khó thống nhất ý kiến
trong nhóm. Và việc tranh luận để thống nhất ý kiến chiếm mất nhiều thời gian. Thậm


chí, thời gian đó cịn nhiều hơn thời gian để cùng hồn thành bài tập.
3.2. Các nhóm hoạt động ít, khơng có ngun tắc rõ ràng
Việc các nhóm khơng có nội dung, kỷ luật rõ ràng sẽ khiến mọi người không ý thức rõ
ràng được tầm quan trọng của làm việc nhóm.
3.3. Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên kém dẫn tới xung đột thường xuyên
Các thành viên trong nhóm có tính cách khác nhau, thường xun va chạm nhau. Khi
có vấn đề, ai cũng muốn ý kiến của mình là đúng, khơng ai chịu lắng nghe ai. Thậm
chí, có những thành viên cịn to tiếng khi tranh luận với nhau. Những người khác còn
“thêm dầu vào lửa” khiến khơng khí làm việc nhóm trở nên căng thẳng. Khơng ít các
nhóm đã hoạt động kém hiệu quả, thậm chí tan rã vì lý do này.
3.4. Hiệu quả làm việc nhóm khơng cao
Hiệu quả làm việc nhóm bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Đó có thể bắt nguồn từ tính
cách, thái độ tới cách làm việc của mỗi cá nhân, tập thể. Các thành viên khơng có kỹ
năng, khơng đặt mục tiêu của nhóm lên đầu đều khiến nhóm làm việc kém năng suất.
Chưa kể, có nhiều thành viên cịn khơng hợp tác, hay ỉ lại, cái tơi q cao,…
3.5. Một thành viên làm hết, thành quả thì hưởng chung
Việc thiếu kỹ năng hợp tác với mọi người, cộng thêm sự thiếu trách nhiệm, thiếu chủ
động,… dẫn tới tình huống một người phải làm cơng việc cho cả nhóm. Kết quả là đến
khi được điểm tốt, khen thưởng thì nghiễm nhiên coi đó là việc của cả nhóm.
Thực trạng kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên PTIT nói riêng:
- Về cơ bản, sinh viên PTIT cũng giống như bao sinh viên Việt Nam khác, hầu hết đều
chưa có tinh thần làm việc nhóm cao ở mọi mơn học. Có lẽ là do mơi trường đại học
với nhiều sinh viên từ nhiều tỉnh thành khác nhau đã tạo nên một rào cản nhất định.

Thường sinh viên sẽ chỉ tích cực hoạt động nhóm khi đó là mơn học u thích, đa số sẽ
có thái độ thờ ơ và cảm thấy môn học là không cần thiết cho sau này khi tìm việc làm,
dẫn đến việc thiếu hợp tác. Hoặc chỉ đơn giản là cái tôi quá cao khiến việc làm nhóm
dễ xảy ra xung đột và khơng chịu lắng nghe những ý kiến của người trong nhóm. Bản
thân em là một sinh viên năm 3 học tại ngôi trường PTIT đơi khi cũng cảm thấy rất khó
chịu khi phải hoạt động nhóm chung với những bạn có suy nghĩ ấy.
- Nhưng tất nhiên, bên cạnh đó, sinh viên PTIT cũng có rất nhiều sinh viên gương mẫu,
tích cực hoạt động nhóm khơng chỉ trên lớp, trong các mơn học, mà cịn tích cực hoạt
động trong các CLB ở trường. Và em thấy việc PTIT ngày càng có nhiều CLB học
thuật lẫn khơng học thuật đem lại một làn gió rất tích cực cho sinh viên PTIT. Nhưng
hiện nay số lượng đó vẫn cịn rất ít, và điều đó thật sự rất đáng tiếc bởi kĩ năng làm việc


nhóm là một thứ thực sự cần thiết, nhất là trong những ngành công nghệ, ngành mũi
nhọn của trường ta
- Mong rằng các bạn sinh viên PTIT sau này sẽ có thay đổi cách nhìn nhận, năng động
hơn với việc làm việc nhóm khơng chỉ đối với mơn học mình u thích, mà hãy xem nó
như là một phần trong quá trình phát triển năng lực sau này.



×