Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

tiểu luận tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.74 KB, 11 trang )

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bài báo cáo và bản báo cáo thuyết trình, nhóm xin gửi lời
cảm ơn tới giảng viên, cơ Huỳnh Thị Bích Vân, giảng viên mơn Tư tưởng Hồ Chí
Minh, đã nhiệt tình giảng dạy và hướng dẫn nhóm, để có thể hồn thành được bài
thuyết trình cũng như bản báo cáo thuyết trình này.
Nhóm cũng xin cảm ơn những người bạn, đã hỗ trợ nhóm trong khâu tìm kiếm
tài liệu,để hồn thành được bài báo cáo thuyết trình được tốt nhất. Bài báo cáo này
là tâm huyết cũng như cơng sức của nhóm , hy vọng cơ và các bạn sẽ hài lịng cũng
như có một đáng giá khách quan nhất về bài báo cáo thuyết trình này. Đây là lần
đầu nhóm làm một bài báo cáo về Tư tưởng Hồ Chí Minh vì thế cịn rất nhiều sai
sót, mong cơ và các bạn bỏ qua những sai sót nhỏ và cho nhóm nhiều ý kiến đóng
góp.

TRÍCH YẾU
Qua bài thuyết trình và bản báo cáo thuyết trình, các thành viên trong nhóm vừa
được ơn lại những kiến thức lịch sử đã học, vừa tìm hiểu thêm những kiến thức mới
về Tư tưởng Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó, nhóm cũng đã biết thêm và luyện tập kĩ
năng làm việc theo nhóm trong q trình thực hiện bài báo cáo thuyết trình.


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................


.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................

Ngày

tháng

Người nhận xét

năm 2016


PHÂN CHIA CƠNG VIỆC CỦA NHĨM

Nhóm 1
 Phạm Bích Hân.......................................: Tìm tài liệu, tổng hợp, làm Word, thuyết

trình
 Đinh Phạm Quang Hiếu..........................: tìm tài liệu, làm powerpoint, thuyết trình
 Lê Minh Tuấn: .......................................:tìm tài liệu, làm Word, thuyết trình
 Thái Huỳnh Kim Bảo.............................:tìm tài liệu, làm Power point, thuyết trình

PHẦN TỰ ĐÁNH GIÁ CÁ NHÂN CỦA NHĨM


Nhóm 1





Phạm Bích Hân..................................................................................: 100%
Đinh Phạm Quang Hiếu.....................................................................: 100%
Lê Minh Tuấn: ...................................................................................:100%
Thái Huỳnh Kim Bảo.........................................................................: 100%


I.

Khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng khẳng định: “Tư tưởng Hồ
Chí Minh” là một hệ thống quan điểm tồn diện và sâu sắc về những vấn đề
cơ bản của Cách mạng Việt Nam, là kết quả của sự vận dụng và phát triển
sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, kế thừa và
phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại.
Định nghĩa về tư tưởng Hồ Chí Minh như trên thể hiện bốn nội dung chủ yếu
sau:
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân
chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển
chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kết hợp tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại

nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người.
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong
suốt hơn 70 năm qua và tiếp tục soi sáng con đường chúng ta tiến lên xây
dựng một nước Việt Nam hịa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và xã hội

II.

-

chủ nghĩa, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam.
Nguồn gốc và sự ra đời của Tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Bối cảnh lịch sử hình thành Tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Điều kiện lịch sử Việt Nam
Từ năm 1858 đến cuối thế kỷ XIX, Pháp xâm lược nước ta, các phong trào
chống Pháp liên tục nổi lên, tiêu biểu như Trương Định, Nguyễn Trung Trực,...
ở Nam bộ; Trần Tấn, Đặng Như Mai, Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng... ở
miền Trung đến Nguyễn Thiện Thuật, Nguyễn Quang Bích... ở miền Bắc. Các
cuộc khởi nghĩa do các sĩ phu, văn thân yêu nước lãnh đạo đã thất bại bởi ý

-

thức hệ phong kiến đã lỗi thời dẫn đến khơng có được sự ủng hộ của nhân dân.
Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, 1 số phu nho học có tư tưởng tiến
bộ, tức thời như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh đã cố gắng vận động và đấu
tranh yêu nước chống Pháp nhưng đều không đi đến thắng lợi. Cuộc khởi nghĩa


của Hồng Hoa Thám cịn mang cốt cách phong kiến, chưa có hướng đi đúng
-


đắn
Thời điểm bấy giờ, chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trước
cuộc xâm lược của tư bản Pháp, lần lượt kí kết các hiệp ước đầu hàng, thừa
nhận sự bảo hộ của thực dân Pháp trên tồn đất nước Việt Nam.
 Tình hình đó cho thấy, phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành

-

được thắng lợi phải đi theo một con đường cách mạng mới.
b. Bối cảnh thời đại
Chủ nghĩa tư bản đã từ giai đoạn tự do cạnh tranh sang giai đoạn tư bản độc
quyền (đế quốc Mỹ), tức là chủ nghĩa đế quốc đã xác lập sự thống trị của chúng
trên phạm vi toàn thế giới, liên kết với nhau trong việc nơ dịch và bóc lột các

-

dân tộc thuộc địa, trở thành kẻ thù chung của nhân dân thuộc địa.
Chủ nghĩa đế quốc đã xâm lược và thực hiện sự thống trị của mình ở châu Á,
châu Phi và khu vực Mỹ Latin, thêm vào đó là sự bóc lột phong kiến trước kia
vẫn được duy trì và bao trùm lên nó là sự bóc lột của tư bản chủ nghĩa. Bên

-

cạnh đó đã xuất hiện thêm các tầng lớp xã hội mới.
Năm 1848, công bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng Sản và ngày sau đó, chủ nghĩa
Mác – Lênin đã thâm nhập vào phong trào cách mạng thế giới. Các cuộc đấu
tranh của công nhân đã dẫn đến 1 cao trào cách mạng mới, đỉnh cao là cách
mạng tháng Mười Nga năm 1917, thiết lập chính quyền Xơ Viết, làm thức tỉnh

-


các dân tộc châu Á.
Cách mạng tháng 10 Nga đã nêu 1 tấm gương sang về sự giải phóng các dân tộc
bị áo bức, mở ra 1 thời kì mới trong lịch sử lồi người – thời đại quá độ lên Chủ
nghĩa xã hội , “mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại

-

giải phóng dân tộc”.
Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc đã khơng cịn là hành động riêng rẽ của mỗi
nước chống lại sự xâm lược và thống trị của chủ nghĩa đế quốc, mà trở thành
cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa gắn với cuộc đấu tranh của giai
cấp vô sản quốc tế chống giai cấp tư sản ở chính quốc.
c. Q hương, gia đình


-

Quê hương: Nghệ An là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại

xâm, đây cũng là địa danh nổi tiếng với những tên tuổi anh hùng trong lịch sử dựng
nước và giữ nước như Mai thúc Loan, Nguyễn Biểu, Đặng Dung, các lãnh tụ yêu nước
cận đại như Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu...
-

Gia đình: Hồ Chí Minh sinh ra trong 1 gia đình tri thức phong kiến yêu nước,

gần gũi với nhân dân. Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là 1 nhà nho cấp tiến, giàu lòng
yêu nước, thương dân sâu sắc. Hồn cảnh gia đình và chủ trương lấy dân làm hậu
thuẫn cho mọi cải cách chính trị - xã hội của cụ Phó bảng Sắc đã có ảnh hưởng sâu sắc

đối với sự hình thành tư tưởng chính trị và nhân cách của Hồ Chí Minh.
2. Nguồn gốc Tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Tư tưởng văn hoá truyền thống Việt Nam

Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã tạo lập cho mình
một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những truyền thống tốt đẹp và cao
quý.
-

Việt Nam chúng ta từ xa xưa đã nổi danh với những vị tướng lãnh đạo tài ba
như danh tướng Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Nguyễn Huệ và Võ Nguyên
Giáp. Những con người đã cống hiến cho sự nghiệp chống giặc ngoại xâm xây
dựng đất nước. Bởi lẽ những con người đều mang chung một dòng máu Con
Rồng Cháu Tiên, dòng máu yêu nước, kiên cường bất khuất từ xa xưa chảy đến
tận bây giờ. Và không thể không nhắc đến Hồ Chí Minh vị cha già dân tộc.
Người đã đặt dấu chấm hết cho 2000 năm phong kiến, đơ hộ, đặt những nền

-

móng đầu tiên cho Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam.
Và một trong những điểm nổi bật trong tư tưởng của Bác được hình thành dựa
trên văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, với những giá trị tiêu biểu:
• Thứ nhất, Chính chủ nghĩa yêu nước và ý chính bất khuất đấu tranh dựng
nước đã hình thành những truyền thống tốt đẹp, phong phú, bền vững.
Cũng chính đó đã tạo nên ý thức về chủ quyền quốc gia dân tộc, tự lực,
tự cường, yêu nước… tạo một độc lực mạnh mẽ. Chủ nghĩa yêu nước là


dòng chủ lưu chảy xuyên suốt trường kỳ lịch sử Việt Nam, là chuẩn mực
cao nhất trong bảng giá trị văn hóa – tinh thần việt Nam.

• Thứ hai, đó chính là tinh thần nhân nghĩa, truyền thống đồn kết dân tộc.
Chỉ có sự đồn kết mới tạo nên được sức mạng từ đó tạo nên một khối
đại đồn kết. Tinh thần tương thân, tương ái, sẻ chia như một động lực
thúc đẩy những nhà cách mạng vững bước trên con đường đấu tranh
giành độc lập. Tính đồn kết ln được dân ta phát huy một cách triệt để.
Từ anh em, gia đình, hàng xóm, láng giềng, cho đến cả một đất nước,


dân tộc.
Thứ ba, truyền thống lạc quan yêu đời, ln đứng về cái thiện, ln có
niềm tin vào bản thân và dân tộc, tin vào sự tất thắng của chân lý, chính



nghĩa.
Thứ tư, dân tộc Việt Nam là dân tộc cần cù, dũng cảm, sáng tạo, ham học
hỏi. Có thể thấy rằng tinh thần ham học, hiếu học, và ln tìm tịi khám
phá, sang tạo trong lao động và cả chiến đấu của dân Việt ta là bất diệt.
Luôn luôn tôn vinh những nhân tài, như một cách khích lệ tinh thần sáng
tạo của họ. Nhân dân ta đã biết chọn lọc, tiếp thu những cái hay, cái tốt,
cái đẹp của nhân loại thành những giá trị riêng của mình. Hồ Chí Minh

-

là hình ảnh sinh động và trọn vẹn của truyền thống đó.
Trong tất cả các giá trị tinh thần truyền thống văn hóa trên, chủ nghĩa yêu nước
chính là giá trị cốt lỗi, và quan trọng nhất trong tư tưởng của Bác. Chính chủ
nghĩa yêu nước luôn sôi sục trong Bác đã dẫn Bác bước vào con đường cách
mạng, cũng như bước vào con đường Xã Hội Chủ Nghĩa, con đường cứu nước
tiếp thu và học hỏi những tinh hoa các dân tộc trên thế giới. Và có thể coi chủ

nghĩa yêu nước là một chủ nghĩa trường tồn, bất diệt là nguồn động lực lớn cho
sự phát triển của dân tộc, của đất nước.
b. Tinh hoa của nhân loại trong tư tưởng Hồ Chí Minh


Kết hợp các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông và các thành tựu hiện
đại của văn minh phương Tây – đó chính là nét đặc sắc trong q trình hình thành
tư tưởng, nhân cách và văn hóa Hồ Chí Minh
 Đối với phương Đơng:
-

Hồ Chí Minh sinh ra trong gia đình Nho học xứ Nghệ với sự hiểu biết sâu rộng
về Hán học, Hồ Chí Minh đã chắt lọc được những tinh túy của các thuyết triết
học trung hoa, những tư tưởng uyên bác của Lão Tử, Mặc Tử, Quản Tử… . Đó
là triết lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời; lý tưởng về một xã
hội bình trị; triết lý nhân sinh: tu thân dưỡng tính góp phần đề cao văn hóa, lễ

-

giáo, đề cao tinh thần hiếu học.
Ngoài ra, cũng cần lưu ý, là Hồ Chí Minh khai thác di sản tư tưởng Nho giáo
với phong cách tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, với bản lĩnh chính trị - văn hố,
và với vị thế của một người có quyền uy tư tưởng nhất định khi trở thành một
nhân vật có uy tín của Quốc tế Cộng sản, lãnh tụ của cách mạng Việt Nam.
Ngài đã tiếp thu được những mặt tích cực của Nho giáo: “ truyết lý hành động,

-

tư tưởng nhập thế, hành đạo, giúp đời”.
Trong quan điểm và tư tưởng Hồ Chí Minh, ta đã nhận thấy rõ nét Hồ Chí Minh

đã gạn lọc, kế thừa, nhất là nếp sống đạo đức trong sáng, chủ trương bình đẳng,
yêu thương đồng loại, chống lại điều ác của Phật giáo. Đó là “lịng u thương
con người, qn mình vì mọi người, luôn tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo
đức của con người, ln gắng bó mật thiết với quần chúng nhân dân, tư tưởng

-

đại đoàn kết toàn dân tộc”.
Phật giáo có tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người như
thể thương thân; xây dựng nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo
làm điều thiện, chủ trương không xa đời mà sống gắn bó với nhân dân, với đất
nước, tham gia vào cộng đồng, vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù

-

dân tộc.
Phật giáo Việt Nam đã đi vào đời sống tinh thần dân tộc và nhân dân lao động,
để lại dấu ấn sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
 Đối với phương Tây:


-

Bên cạnh triết học phương Đơng, Hồ Chí Minh cịn tìm hiểu, tiếp thu thêm nền
văn hóa dân chủ và cách mạng của phương Tây. Người đã đặt chân lên đất nước
Pháp, làm quen với con người và văn hóa của Pháp, tìm hiểu các cuộc cách
mạng ở Pháp và Mỹ. Người đã trực tiếp đọc, tiếp thu các tư tưởng về tự do,
bình đẳng, bác ái qua các tác phẩm của các nhà Khai sáng như Voltaire, Rousso,
Montesquieu,… Người tiếp thu những giá trị đặc sắc của “Tuyên ngôn nhân
quyền và dân quyền” của Pháp, các giá trị to lơn về quyền sống, quyền tự do,

quyền mưu cầu hạnh phúc của “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ năm 1776.
 Như vậy ta đã nhận thấy trong hành trình ra đi tìm đường cứu nước của Hồ

Chí Minh, người đã tự trau dồi thêm kiến thức, tự làm giàu trí tuệ của mình
bằng vốn trí tuệ của thời đại, của Đông và Tây, ngài vừa tiếp thu, vừa gạn
lọc, vừa kế thừa và vừa phát triển, vận dụng những kiến thức, trí tuệ đó để
vạch ra con đường cứu nước cho dân tộc.
 Chủ nghĩa Mác - Lênin
Không chỉ như thế, Hồ Chí Minh đã tiếp tục tiếp thu thêm chủ nghĩa Mác – Lênnin.
Đó chính là thế giới quan và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh.
-

Việc tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin diễn tra trên nền tảng của những tri thức
văn hóa đã được chắt lọc, một vốn chính trí, một vốn hiểu biết sâu rộng, được
tích lũy qua nhiều lần thực tiễn hoạt động đấu tranh vì mục tiêu cứu nước, giải
phóng dân tộc. Chính vì thế chủ nghĩa Mác – Lênin một phần đã vạch ra đường
lối thật sự, đã khai sáng thật sự cho Hồ Chí Minh tìm ra cách để đưa dân tộc ra
khỏi ách thống trị của kẻ thù. Sau nhiều lần tìm hiểu sâu, tiếp thu, chắt lọc,
người đã vận dụng lập trường, quan điểm, phương pháp biện chứng của chủ
nghĩa Mác – Lênin để giải quyết những vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt

-

Nam, chứ không đi tìm những kết luận có sẵn trong sách vỡ.
Hồ Chí Minh đã tiếp thu lý luận Mác – Lênin theo phương pháp nhận thức
mácxít, cốt nắm lấy cái tinh thần, cái bản chất chứ khơng tự trói buộc trong cái
vỏ ngôn từ, tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin một cách sáng tạo, phù
hợp với hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của Việt Nam.



 Nhờ lý luận Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã tìm ra con đường cứu nước, nên

ngài đã có viết:” Chính là do cố gắng vận dụng những lời dạy của Lênin,
nhưng vận dụng một cách sáng tạo, phù hợp với thực tế Việt Nam ngày nay,

-

mà chúng tôi đã chiến đấu và giành được thắng lợi lớn”.
c. Phẩm chất và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nho giáo yêu nước, ngay từ nhỏ Bác đã
hiểu rõ những nỗi oan ức khổ cực, sự bốc lột mà nhân dân phải gánh chịu,
nhưng phải căm lặng trước bọn thực dân tàn ác. Chính vì thế sự quyết tâm dành
độc lập, tự do, ấp no cho dân tộc trong Bác luôn luôn bùng cháy sôi sục cùng

-

với những tư tưởng yêu nước của mình.
Trước hết, đó là tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh
tường, sáng suốt trong nghiên cứu, tìm hiểu. Người đã khơng ngừng tìm tịi,
quan sát, làm phong phú thêm kiến thức của mình nhằm tạo nên những cơ sở lí

-

luận vững chắc.
Đó là sự khổ cơng học tập nhằm chiếm lĩnh vốn tri thức phong phú của thời đại,
vốn kinh nghiệm đấu tranh của phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cơng

-

nhân quốc tế.

Đó là ý chí của một nhà yêu nước, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách
mạng, một trái tim yêu nước, thương dân, thương yêu những người cùng khổ
sẵn sàng chịu đựng những hy sinh cao nhất vì độc lập của tổ quốc, vì tự do,

-

hạnh phúc của đồng bào.
Chính những phẩm chất cá nhân cao đẹp đó đã quyết định việc Hồ Chí Minh
tiếp nhận, chọn lọc, chuyển hóa phát triển những tinh hoa của dân tộc và thời
đại thành tư tưởng đặc sắc của mình.
 Tư tưởng Hồ Chí Minh là một sự tổng hoà của những điều kiện khách quan
và chủ quan, của truyền thống văn hoá dân tộc và tinh hoa nhân loại. Sự ra
đời của Tư tưởng Hồ Chí Minh quả nhiên là một tất yếu của lịch sử và cũng
là một hệ thống giúp soi đường cho cuộc đấu tranh của nhân dân ta giành
thắng lợi, đi tới xây dựng và phát triển dân tộc.



×