Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

3 bước xây dựng môi trường làm việc lành mạnh ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.32 KB, 2 trang )

3 bước xây dựng môi trường làm việc
lành mạnh
Xây dựng môi trường làm việc lành mạnh giúp
giữ được sự cam kết và trung thành trong nhân
viên trong giai đoạn mà chúng ta đòi hỏi họ phải
làm được nhiều hơn với ít nhân lực hơn. Từ “lành
mạnh” ở đây không đề cập đến yếu tố sức khỏe
như phải có nhiều không khí trong lành, ít hóa chất
độc hại xung quanh (mặc dù điều này cũng luôn là
điểm khời đầu tốt), mà đề cập đến yếu tố tâm lý
trong môi trường làm việc, trong đó sự công nhận
cho những nhân viên làm việc tiêu biểu được thực
hiện thường xuyên. Có nhiều yếu tố chính để đạt
được điều này:
1. Giao tiếp cởi mở
Trong hoạt động kinh doanh hiện nay, có quá
nhiều người vẫn còn tư duy theo kiểu nền kinh tế.
Trong nền kinh tế cũ, sự khan hiếm là yếu tố thúc
đẩy – thông tin là sức mạnh, và những người nắm
giữ thông tin tích trữ chúng và duy trì sự khan
hiếm. Theo cách đó, họ nắm giữ rất nhiều quyền
lực, đặc quyền và tài sản. Hãy nhìn lại xung quanh
bạn, thế giới đã và đang biến đổi rất nhanh chóng. Nền kinh tế hiện đại của chúng ta dựa trên sự
phong phú – những người thành công là những người chia sẻ thông tin với mọi người và có thể
sự dụng thông tin hiệu quả. Đây là thời đại thông tin, môi trường nào ngăn cản lực lượng lao
động tiếp cận với những gì diễn ra trong tổ chức là môi trường độc hại. Sự nghi ngờ, mất lòng
tin và bất mãn tăng lên – kết quả là những người có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp dứt áo
ra đi.
Hãy để tất cả nhân viên của bạn biết rằng công ty đang hướng về đâu; kế hoạch đạt được điều đó
như thế nào, công việc của họ đóng vai trò thế nào trong kế hoạch tổng thể; và tại sao họ lại quan
trọng đối với sự thành công của bạn. Sự đóng góp của họ cũng quan trong như của CEO, và họ


cần biết điều đó. Hãy cho họ biết rằng bạn cũng biết điều đó. Sự lan tỏa thông tin tự do trong
công ty sẽ mang lại cho nhân viên cảm giác rằng họ là một phần trong đó – và họ sẽ khó mà từ
bỏ công ty khi họ cảm thấy mình là một mảnh ghép quan trọng trong thành công của công ty.
2. Xây dựng thái độ hợp tác
Hãy chuẩn bị để xem xét mọi thứ giúp công việc dễ dàng và thực tế hơn cho bạn. Hãy linh hoạt
về giờ giấc, ngày nghỉ phép, làm việc từ xa, hỗ trợ chăm sóc con em của nhân viên – bất cứ
những gì bạn có thể chi trả để cho thấy bạn có chuẩn bị để giúp đỡ nhân viên của bạn cân bằng
giữa đời sống công việc và cá nhân của họ.
3. Xây dựng bầu không khí tin cậy
Nếu bạn muốn nhân viên tin tưởng bạn (về công việc, nghề nghiệp, sự phát triển, cuộc sống của
họ), bạn phải tin tưởng họ. Hãy tạo bầu không khí mà trong đó các quản lý tự động thúc đẩy
năng suất làm việc tốt nhất từ các thành viên – và họ sẽ phản ứng theo chiều hướng tích cực. Hãy
cho nhân viên của bạn uy tín để họ làm việc xứng đáng với điều đó – họ sẽ không làm bạn thất
vọng. Đây là một trong những nguồn quan trọng nhất để tạo ra sự công nhận – mọi người đều
cảm thấy được tâng bốc khi họ được tin tưởng.
Việc đạt những mục tiêu này đòi hỏi kỹ năng của các quản lý trực tiếp. Các công ty nghiêm túc
trong việc tuyển chọn và phát triển các quản lý sẽ có nhiều sự thay đổi tốt hơn đến việc xây dựng
môi trường làm việc lành mạnh theo mong muốn của ban giám đốc.
Nguồn: Profiles International
You might like:
Để nhân tài của bạn không trở thành nạn nhân của nguyên lý Peter
Quản trị nhân lực hiệu quả với 13 chỉ số
Làm thế nào để tăng năng suất lao động để tối đa lợi nhuận của doanh nghiệp?
Những dấu hiệu thể hiện nhân viên muốn nghỉ việc
Tags: Quản Trị Nhân Sự, Kỹ Năng Lãnh Đạo
Visit or for more details

×