Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

BÀI THU HOẠCH NGHIÊN cứu THỰC tế TRUNG cấp CHÍNH TRỊ công tác xóa đói, giảm nghèo tại xã đồng nai, huyện bù đăng, tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.45 KB, 15 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu
Đối với tất cả các quốc gia trên thế giới, đói nghèo ln là vấn đề được
xã hội quan tâm. Ở các nước phát triển, dù có mức sống cao song vẫn ln
tờn tại tình trạng phân hoá giàu nghèo. Còn ở những nước đang phát triển với
thu nhập trung bình và thấp, trong đó bao gờm cả Việt Nam thì một bộ phận
không nhỏ dân cư vẫn sống ở mức nghèo khổ, đặc biệt còn có những người
sống trong hồn cảnh rất khó khăn, vẫn chịu tình trạng thiếu đói, khơng đủ ăn
trong khi đó đây là nhu cầu thiết yếu của con người.
Mức độ đói nghèo cũng có sự chênh lệch khác nhau giữa các vùng
miền trong cả nước do những đặc điểm khác nhau về điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã dành nhiều sự
quan tâm, nhiều chủ trương chính sách tích cực giúp xóa đói giảm nghèo cho
vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và đã đạt được kết quả nhất định.
Song tình trạng đói nghèo ở những khu vực này vẫn còn khá nhiều bởi những
chính sách này chưa thực sự hoàn thiện và phù hợp với tình hình địa phương,
do đó sự tác động của các chính sách này tới việc khắc phục đói nghèo ở miền
núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số chưa thực sự hiệu quả. Xóa đói giảm
nghèo cũng như chữa bệnh, điều cốt lõi là tìm ra được đâu là nguyên nhân
dẫn đến tình trạng nghèo đói, trong đó nguyên nhân nào là nguyên nhân
chính, để từ đó đề ra giải pháp đúng đắn, hiệu quả nhất nhằm giúp người dân
xóa đói, thốt nghèo.
Qua q trình nghiên cứu thực tế tại xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh
Bình Phước, tơi nhận thấy người dân nơi đây có cuộc sống kinh tế - xã hội
còn nhiều khó khăn, nhất là những hộ đồng bào dân tộc thiểu số, thu nhập chủ
yếu từ nông nghiệp mà cây điều là chủ lực, nhà cửa tạm bợ, trình độ học vấn
còn thấp. Số hộ nghèo của xã tính đến hết tháng 6/2019 là 67 hộ nghèo với
277 khẩu, 65 hộ cận nghèo với 284 khẩu. So với cùng kỳ năm 2018 thì số hộ
nghèo tăng 09 hộ với 20 khẩu và chủ yếu là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

1




Qua đó cho thấy rằng việc cần thiết phải có chính sách, kế hoạch cụ thể phù
hợp và cấp
bách để giúp đỡ những hộ nghèo, cận nghèo này thoát nghèo, có cuộc sống ởn định.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, qua nghiên cứu thực tế cuối khóa
tại xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước của chương trình học lớp
Trung cấp Lý luận – Hành chính, khóa 100, tơi đã chọn đề tài: “Cơng tác xóa
đói, giảm nghèo tại xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước” để
làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Đối tượng, phạm vi, mục tiêu, phương pháp nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các hộ nghèo, cận nghèo của xã Đồng Nai,
huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
- Phạm vi nghiên cứu:
+Thời gian: Từ ngày 01/7/2019 đến hết ngày 05/7/2019.
+ Không gian: Địa bàn xã Đồng Nai, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
- Mục tiêu nghiên cứu: Nhằm tìm hiểu điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã
hội và đánh giá thực trạng thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo trên trên
địa bàn, các chương trình xóa đói giảm nghèo tại xã và đưa ra một số giải
pháp chủ yếu cho các hoạt động xóa đói giảm nghèo nhằm từng bước xóa đói,
nghèo một cách bền vững tại xã Đờng Nai, hụn Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
- Phương pháp nghiên cứu: Khảo sát thực tế, thu thập thơng tin, số
liệu có liên quan để phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế, tìm ra
nguyên nhân của những hạn chế từ đó có những đề xuất giải pháp nhằm khắc
phục hạn chế, phát huy những ưu điểm, góp phần thực hiện thắng lợi cơng tác
xóa đói giảm nghèo của xã Đờng Nai thuộc huyện Bù Đăng nói riêng và tỉnh
Bình Phước nói chung.
3. Cơ sở lý luận
Do đặc thù của một nước đang phát triển có xuất phát điểm thấp, đờng
thời qua nhiều cuộc điều tra, khảo sát, nghiên cứu của các Bộ, Ngành đã đi

đến thống nhất tách đói nghèo thành hai khái niệm riêng:

2


- Đói: Là tình trạng một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối
thiểu và thu nhập khơng đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống. Đó
là những hộ dân cư hàng năm thiếu ăn đứt bữa từ một đến hai tháng, thường
vay nợ của cộng đồng và thiếu khả năng chi trả.
- Nghèo: Là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thỏa mãn
một phần của nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp
hơn mức sống trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện
- Quan niệm về chuẩn nghèo
Chuẩn nghèo là tiêu chí để xác định ai là người nghèo trong xã hội.
Thông thường chuẩn nghèo phản ánh mức chi tiêu tối thiểu cần thiết của con
người cho việc tham gia các hoạt động trong đời sống kinh tế. Chuẩn nghèo là
một thước đo tương đối, nó được thay đởi theo các điều kiện phát triển kinh
tế, xã hội và tập quán tiêu dùng dân cư. Chuẩn nghèo quốc gia được xem như
là mức sàn để xác định chuẩn nghèo cho các địa phương khác nhau. Mỗi địa
phương căn cứ vào mức sống, nhu cầu chi tiêu, sức mua của đồng tiền, mức
lạm phát, vv… có thể có các chuẩn nghèo của riêng mình theo các giai đoạn
nhất định. Chuẩn nghèo ở nước ta thực hiện theo quy định tại Quyết định số
59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban
hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020.
Các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh Bình
Phước về cơng tác xóa đói giảm nghèo:
- Tại Đại hội lần thứ XII, Đảng ta đã chỉ rõ phải đẩy mạnh giảm nghèo
bền vững, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn và có chính sách đặc thù để
giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng các giải
pháp tạo điều kiện và khuyến khích các hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu tự

vươn lên thốt nghèo bền vững; đởi mới chính sách giảm nghèo theo hướng
tập trung, hiệu quả và tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều nhằm
bảo đảm an sinh xã hội cơ bản và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản.

3


- Quốc hội khóa XIII, tại Kỳ họp thứ 7 đã ban hành Nghị quyết số
76/2014/QH13, về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm
2020.
- Quyết định số 2324/QĐ-TTg, ngày 19/12/2014 về kế hoạch hành
động
thực hiện Nghị quyết số 76/2014/QH13 của Quốc hội về đẩy mạnh thực hiện
mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020.
- Nghị quyết số 02/2018/NQ-HĐND, ngày 12/7/2018 của HĐND tỉnh
Bình Phước về chính sách hỗ trợ đặc thù đẩy mạnh giảm nghèo bền vững cho
đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bình Phước giai đoạn 2018 – 2020
- Quyết định số 731/QĐ-UBND, ngày 12/4/2019 của UBND tỉnh Bình
Phước phê duyệt đề án thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tỉnh Bình Phước giai
đoạn 2019-2020 theo Quyết định số 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ
tướng Chính phủ.

4


PHẦN 2.
THỰC TRẠNG CƠNG TÁC XĨA ĐĨI, GIẢM
NGHÈO CỦA XÃ ĐỒNG NAI
1. Đặc điểm tình hình chung
1.1. Đặc điểm tự nhiên

Đồng Nai là một xã vùng sâu, vùng xa của huyện Bù Đăng, tỉnh Bình
Phước. Tổng diện tích tự nhiên là 10.761 ha, dân số có 1.544 hộ, 5.345 khẩu,
có 6 thôn với 10 khu dân cư. Xã Đồng Nai cách trung tâm huyện Bù Đăng
hơn 15km về hướng Đông Nam, giáp ranh với các tỉnh như Tây Nguyên, Đăk
Nông và Lâm Đồng. Xã được thành lập từ năm 1977 trên cơ sở sát nhập các
xã 2,3,4,5 và 6 của vùng căn cứ kháng chiến chống Mỹ. Ngày 06/11/1978 xã
Đồng Nai được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân. Đây là xã đầu tiên trong huyện nhận được danh hiệu cao quý
này.
Là một xã vùng đồng bào dân tộc của huyện Bù Đăng. Đồng bào dân
tộc thiểu số chiếm gần 70% dân số, có 15 dân tộc anh em sinh sống, trong đó
có 03 dân tộc tại chỗ là S’tiêng, M’nông và Châu Mạ.
Có 3 tơn giáo chính là Cơng giáo (1.045 người, chiếm tỷ lệ 19,67% dân
số của xã), Tin lành (2.366 người, chiếm tỷ lệ 42,08% dân số của xã) và Phật
giáo (150 người, chiếm tỷ lệ 2,82% dân số của xã). Tình hình tôn giáo trên địa
bàn xã nhìn chung ổn định, các hoạt động, lễ nghi tôn giáo đảm bảo thuần túy,
tuân thủ các quy định, thực hiện tốt phương châm sống “Tốt đời - đẹp đạo”
luôn chấp hành tốt các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Kinh tế, đời sống của nhân dân địa phương còn nhiều khó khăn, thu
nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp, canh tác cây điều là chính.
1.2. Đặc điểm kinh tế, Văn hóa- xã hội, Quốc phịng, an ninh
1.2.1. Kinh tế
- Sản xuất nông nghiệp:

5


+ Trồng trọt: Tổng diện tích cây trồng là 3.830,9ha, trong đó: Cây điều
3.043 ha, cây tiêu 22,5 ha, cây cà phê 101,9 ha, cây cao su 663,5 ha, cây ca
cao trồng xen là 16,5 ha. Hiện trên địa bàn xã có 2 mơ hình trang trại chun

canh trờng bưởi và trồng cây lá nhíp với quy mô trên 100 ha, tạo việc làm cho
hơn 20 lao động.
+ Chăn nuôi: Tổng đàn gia súc, gia cầm là 17.069 con, trong đó đàn
trâu 657 con, đàn bò 703 con; đàn heo 1.745 con, đàn gia cầm 13.964 con.
- Thu - chi ngân sách (năm 2018):
+ Tổng thu ngân sách xã 5.887.269.788 đ/ 6.405.000.000 đ đạt 91,92%
so với dự toán điều chỉnh huyện giao.
+Tổng chi ngân sách xã 3.744.156.517 đ/ 5.030.002.232 đ đạt 74,44%
so với dự toán điều chỉnh huyện giao.
- Chương trình mục tiêu quốc gia Nơng thơn mới: Xã đạt được 09
tiêu chí trên tổng số 19 tiêu chí xây dựng Nông thôn mới (gồm tiêu chí:
1,3,4,7,8,11,12,16,19). Thu nhập bình quân đầu người đạt 22.000.000
đồng/người/năm.
- Thương mại – dịch vụ: Xã có 1 chợ, hoạt động mua bán tập trung tại
khu vực chợ, các mặt hàng đa dạng, đáp ứng nhu cầu mua bán của bà con nhân
dân.
1.2.2. Văn hóa - xã hội
- Giáo dục – Đào tạo: Trên địa bàn xã hiện có 03 trường ở 03 cấp học
gờm: Mầm non, Tiểu Học và THCS, với 40 lớp, 102 cán bộ, giáo viên với
1.189 học sinh. Công tác giảng dạy có chuyển biến tích cực trong việc thực
hiện nhiệm vụ giáo dục và nâng cao dân trí, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
của xã. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tiếp tục được quan tâm đầu
tư. Hoàn thành mục tiêu đạt chuẩn quốc gia về phổ cập THCS.
Công tác Phổ cập giáo dục: Xã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập GDTH&THCS.
- Văn hóa - thơng tin: Tun truyền các chủ trương, đường lối, chính
sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước; nhiệm vụ chính trị của địa phương

6



đến từng người dân, đặc biệt là các chính sách mang lại lợi ích trực tiếp đến
người dân. Công tác phát thanh đảm bảo tiếp sóng đầy đủ các chương trình
truyền thanh phục vụ đời sống tinh thần cho nhân dân trên địa bàn với tởng
thời lượng
phát sóng mỗi ngày là 4 tiếng.
- Công tác xã hội: Triển khai chi trả kịp thời, đầy đủ và đúng chế độ
cho các đối tượng bảo trợ xã hội, đối tượng chính sách trên địa bàn xã. Lập 22
hồ sơ BHYT cho đối tượng chính sách, 01 hồ sơ mai táng phí cho đối tượng
chính sách, 02 hồ sơ mai táng phí cho đối tượng người cao t̉i, hồn thiện 04
hờ sơ thờ cúng liệt sỹ cho 04 đối tượng gia đình chính sách, 01 hồ sơ đề nghị
trao tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng, 01 hồ sơ khuyết tật, 05 hồ sơ
bảo trợ xã hội cho người cao tuổi trên 80 tuổi. Cấp phát 30 thẻ BHYT cho các
đối tượng chính sách, 36 thẻ BHYT cho các đối tượng bảo trợ xã hội.
- Cơng tác xóa đói, giảm nghèo được chú trọng và triển khai tích cực.
Đến nay, tổng số hộ nghèo trên địa bàn xã là 67 hộ nghèo với 277 khẩu, tăng
9 hộ với 20 khẩu so với cùng kỳ; 65 hộ cận nghèo với 284 khẩu, giảm 05 hộ
với 34 khẩu so với cùng kỳ. Đảm bảo 100% người nghèo được cấp thẻ BHYT
miễn phí, cấp 84 thẻ BHYT cho hộ cận nghèo. Nâng cấp và bàn giao 66 căn
nhà thực hiện theo Quyết định số 33/2007/QĐ-TTg ngày 05/03/2007 của Thủ
tướng Chính phủ “về chính sách hỗ trợ di dân định canh, định cư cho đồng
bào dân tộc thiểu số” cho người dân sử dụng với tổng số tiền 1.980.000.000
đồng.
Thực hiện tốt công tác thương binh xã hội, quan tâm chăm sóc đối với
thương binh và thân nhân Liệt sỹ, chỉ đạo các ngành tổ chức các hoạt động
đền ơn, đáp nghĩa nhân dịp kỷ niệm 71 năm ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7.
1.2.3. Quốc phòng, an ninh
Quốc phòng – an ninh được giữ vững. Tình hình an ninh chính trị và
trật tự an toàn xã hội tương đối ổn định. Lực lượng Dân quân chiếm 1,35%
dân số, đảm bảo 100% chỉ tiêu trên giao. Tổ chức thành công diễn tập bảo


7


đảm an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội (ANCT-TTATXH (A2)) năm
2018.
2. Thực trạng cơng tác xóa đói, giảm nghèo của xã Đồng Nai
Xã Đờng Nai là một xã có địa bàn rộng, giao thơng đi lại khó khăn do
đời núi và hệ thống đường giao thơng chủ yếu đường đất, đồng bào dân tộc
thiểu số chiếm gần 70% dân số của xã, trình độ học vấn của người dân
không
đồng đều và còn thấp.
2.1. Thành tựu và nguyên nhân
2.1.1. Thành tựu
Trong những năm qua, hộ nghèo luôn nhận được sự quan tâm của Đảng
và Nhà nước ta về đầu tư nhiều chương trình, chính sách để phát triển kinh tế,
chăm lo đời sống vật chất và tinh thần. Chương trình tín dụng ưu đãi cho hộ
nghèo phát triển sản xuất được thực hiện theo Nghị định số 78/2002/NĐ-CP
ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối
tượng chính sách khác. Ngân hàng chính sách huyện Bù Đăng đã giải ngân
nguồn vốn với lãi suất thấp cho hộ nghèo vay để phát triển kinh.
Quan tâm về chính sách hỗ trợ gạo đói giáp hạt và hỗ trợ đón tết
Nguyên đán Kỷ Hợi cho hộ nghèo. Bên cạnh đó nhân dịp tết Nguyên đán Kỷ
Hợi, xã đã vận động tặng các nhà hảo tâm, các tổ chức, Mạnh Thường Quân
hỗ trợ, tặng quà cho các hộ nghèo, cận nghèo là 505 phần với tổng trị giá
147.100.000đ; các đoàn từ thiện tặng 635 phần quà trị giá 190.500.000đ, Câu
lạc bộ Nhỏ Xíu – Thành phố Hồ Chí Minh tặng 1.196 phần quà trị giá
250.000.000đ.
Chính sách hỗ trợ về bảo hiểm y tế: Làm thẻ BHYT cho 67 hộ nghèo,
hộ cận nghèo là 84 thẻ, 100% trẻ em dưới 06 tuổi được cấp thẻ BHYT theo quy
định.

Chính sách hỗ trợ về nhà ở: Trong năm 2018 đã xây dựng và bàn giao
06 căn nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo. Kết quả tổng điều tra hộ
8


nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều chuẩn quốc gia giai đoạn 20162020, đến nay tại địa bàn xã còn 65 hộ cận nghèo với 284 khẩu chiếm
4,21%/tổng số hộ dân toàn xã, giảm 05 hộ với 34 khẩu so với cùng kỳ năm
2018. Trong năm 2018 Ban vận động quỹ “Vì người nghèo” đã vận động
được 31.877.000đ, đạt 90% chỉ tiêu huyện giao và đã chi hỗ trợ cho các
người nghèo, hộ nghèo theo quy định.
2.1.2. Nguyên nhân
- Các chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xóa đói giảm nghèo dần
được triển khai thực hiện hiệu quả. Cơng tác xóa đói giảm nghèo được các
cấp các ngành càng ngày được quan tâm, chú trọng.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền và sự phối hợp
giữa Mặt trận Tổ quốc, các Ban ngành Đoàn thể của xã cùng toàn xã hội đến
nay số hộ cận nghèo của xã đã giảm được 05 hộ. Từ các nguồn vốn vay ưu đãi
với lãi suất thấp đã tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo kinh
doanh, sản xuất phát triển kinh tế gia đình, từng bước nâng lên.
- Một số hộ nghèo, cận nghèo đã ý thức được việc tự vươn lên thoát
nghèo, đã tích cực hơn trong việc tìm sinh kế, học nghề và áp dụng khoa học
kỹ thuật trong chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất kinh doanh.
- Các tổ chức xã hội, các Mạnh Thường Quân đã quan tâm và hỗ trợ vật
chất, tinh thần ngày càng nhiều hơn cho các hộ nghèo và cận nghèo.
2.2. Hạn chế và nguyên nhân
2.2.1. Hạn chế
- Do điều kiện tự nhiên chưa thuận lợi như địa hành đối núi, vùng sâu
vùng xa. Hệ thống đường giao thông còn hạn chế, năng suất cây trồng thấp,
giá cả nông sản giảm ảnh hưởng đến tình hình đời sống sản xuất của người nông
dân.

- Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, máy móc thiết bị vào sản xuất nông
nghiệp của người dân còn hạn chế do trình độ và nguồn vốn đầu tư thấp.

9


- Trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách cho người nghèo
chưa được chặt chẽ và đồng bộ. Một vài chính sách, dự án giảm nghèo chưa
thực sự hiệu quả vì nhận thức của người nghèo còn ỷ lại, muốn thụ hưởng
những lợi ích trước mắt và chưa nhận thức được tầm quan trọng của các chính
sách như dạy nghề cho người nghèo và mua bảo hiểm y tế cho hộ cận nghèo.
2.2.2. Nguyên nhân
- Nguyên nhân đều tập trung chủ yếu như thiếu vốn sản xuất, thiếu đất
sản xuất, chưa áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất;
dịch bệnh trên vật nuôi, cây trồng còn nhiều do cách chăn nuôi, lối canh tác
còn lạc hậu, chưa áp dụng được tiến bộ của khoa học kỹ thuật.
- Hệ thống cơ chế chính sách còn chậm đổi mới và thiếu đồng bộ. Cơ
cấu đầu tư chưa hợp lý, hệ thống đường giao thông chưa được đầu tư, nâng
cấp đúng mức làm ảnh hưởng quá trình lưu thơng hàng hóa, sản xuất kinh
doanh của người dân, Doanh nghiệp.
- Nhận thức của một bộ phận hộ nghèo chưa có ý chí vươn lên, còn
trơng chờ ỷ lại vào chính sách của Đảng và Nhà nước; Công tác đào tạo nghề
cho người nghèo còn nhiều bất cập.
Ngoài ra các nguyên nhân như đông con do chưa thực hiện tốt cơng tác
kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), các tập tục lạc hậu như tảo hôn, hôn nhân
cận huyết và các hủ tục khác cũng ảnh hưởng tiêu cực lớn và lâu dài đến quá
trình xóa đói giảm nghèo cũng như việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
3. Giải pháp
Để thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững hơn, cần thực hiện các
giải pháp đồng bộ sau:

- Tiếp tục bổ sung để thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi, hỗ trợ
giáo dục đào tạo, y tế cho người nghèo; đẩy mạnh công tác dạy nghề, tạo việc
làm, hỗ trợ nhà ở,... đồng thời giảm dần các chính sách mang tính trợ cấp,
tăng cường hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế cho người nghèo, chuyển từ hỗ trợ
sang đầu tư. Việc gì hộ nghèo làm được thì tạo điều kiện cho họ tự làm, việc

10


gì không làm được thì chính quyền phải hỗ trợ, hướng dẫn họ để giảm nghèo
bền vững.
- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền về mục tiêu giảm nghèo bền vững,
các tiêu chí tiếp cận nghèo theo chuẩn đa chiều.
- Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, nâng cao dân trí. Đào tạo cán
bộ lãnh đạo, quản lý, khoa học kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của các dân
tộc và bảo vệ an ninh tổ quốc vùng dân tộc thiểu số.
- Áp dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất để nâng
cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm. Tích cực quảng bá, giới thiệu các sản
phẩm của địa phương ra các tỉnh thành khác qua nhiều hình thức như báo, đài,
mạng xã hội,…
- Đầu tư các chương trình, dự án, xây dựng hạ tầng cơ sở nhất là hệ
thống đường giao thông các trục đường chính; tổ chức dạy nghề cho con em
hộ nghèo, cận nghèo.
- Hỗ trợ phát triển sản xuất về giống cây trờng, vật ni, phân bón,
thuốc bảo vệ thực vật,…
- Mời gọi, khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tập đoàn kinh
doanh lớn về địa phương đầu tư bằng các chính sách ưu đãi nhiều hơn nữa về
thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, tiền thuê đất,…
- Thực hiện có hiệu quả phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời
sống văn hóa”.

- Thực hiện tốt cơng tác dân số KHHGĐ. Tuyên truyền người dân bỏ
các hủ tục, tập quán lạc hậu.

11


PHẦN 3. KẾT LUẬN
Xóa đói giảm nghèo là một vấn đề cấp bách và quan trọng của cả thế
giới chứ khơng riêng một quốc gia nào. Đó là vấn đề khó khăn của các quốc
gia đặc biệt là các quốc gia nghèo, kém phát triển. Chính vì vậy mà xóa đói
giảm nghèo được coi là chương trình mục tiêu quốc gia, là nhiệm vụ chiến
lược của Đảng và Nhà nước ta trong công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước. Nhằm thực hiện mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng,
văn minh” mà Đảng ta đang tổ chức lãnh đạo thực hiện, cơng tác xóa đói
giảm nghèo là việc làm thường xuyên của đất nước ta trong giai đoạn hiện
nay.
Trong những năm qua, việc thực hiện công tác giảm nghèo ở xã Đờng
Nai đã và đang góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng kinh tế - xã hội con
người ở địa phương. Tuy nhiên, việc thực hiện công tác giảm nghèo trên địa
bàn xã trong những năm qua vẫn còn những khó khăn, hạn chế nhất định.
Việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp nhằm thúc đẩy việc thực hiện công
tác giảm nghèo ở địa phương ngày càng có hiệu quả và bền vững là việc làm
có ý nghĩa thiết thực, đó là nhiệm vụ cơ bản lâu dài có ý nghĩa cả về lý luận
và thực tiễn, đòi hỏi có sự nở lực chung của toàn Đảng, toàn dân, của các cấp,

12


các ngành và của tồn xã hội nói chung và của Đảng bộ, chính quyền và nhân
dân xã Đồng Nai nói riêng.

Để xóa đói, giảm nghèo bền vững, hạn chế phân hố giàu nghèo, ngồi
sự quan tâm lãnh đạo của Đảng, Nhà nước còn phải có sự tham gia của cả
cộng đờng, trong đó có sự chia sẻ, đóng góp của người giàu và sự tự vươn lên
của chính những người đói nghèo, hộ gia đình đói nghèo. Trong điều kiện
hiện nay, làm tốt cơng tác xóa đói, giảm nghèo, hạn chế phân hố giàu nghèo
là góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân
chủ, công bằng, văn minh
Qua việc nghiên cứu thực tế tại xã Đồng Nai, bản thân nhận thấy được
tình hình đời sống kinh tế - xã hội của người dân còn khó khăn nhất là các hộ
nghèo, cận nghèo thuộc các dân tộc thiểu số. Với mong muốn góp phần giảm
tình trạng nghèo đói của người dân ở xã Đờng Nai, nhất là các hộ đồng bào
dân tộc thiểu số, tôi xin đề xuất, kiến nghị một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, đối với tỉnh Bình Phước:
- Cần có nhiều chính sách ưu tiên hơn nữa trong công tác xóa đói giảm
nghèo. Đào tạo đội ngũ cán bộ trong công tác giảm nghèo.
- Tăng cường các chương trình đào tạo nghề, hướng dẫn áp dụng các
mô hình kinh tế hiệu quả, phù hợp với địa phương. Tăng cường nâng cao dân
trí cho người dân nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.
- Cử cán bộ, nhà khoa học có chuyên môn đến địa phương nghiên cứu
điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu để có cơ sở cho việc quy hoạch cây trồng, vật
nuôi cho phù hợp.
- Tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận nhiều hơn nữa với các tổ chức
tín dụng, ưu tiên cho người nghèo vay vốn với lãi suất thấp. Tăng thêm số vốn
cho vay và thời gian vay để họ yên tâm sản xuất. Làm tốt công tác kiểm tra,
giám sát vốn vay của Ngân hàng chính sách.
Thứ hai, đối với hệ thống chính trị ở xã:

13



- Cơng tác điều tra và rà sốt, bình xét hộ nghèo cần được thực hiện
công khai, chính xác và sát thực để xác định đúng người, đúng đối tượng.
- Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất,
tăng thu nhập cho hộ nghèo, cận nghèo thông qua hỗ trợ giống cây trồng, vật
nuôi có giá trị kinh tế cao để người dân thốt nghèo nhanh và bền vững.
- Cần tiếp tục tạo mọi điều kiện tốt nhất để con em hộ nghèo được đến
trường, tham gia các lớp đào tạo nghề, giới thiệu việc làm.
- Ưu tiên phát triển hạ tầng cơ sở đặc biệt là hệ thống đường giao
thông.
- Tiếp tục thực hiện xã hội hóa cơng tác giảm nghèo, huy động các
nguồn lực thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các Hội, Đồn thể để đẩy
mạnh cơng tác tun truyền, vận động các tập thể, cá nhân ủng hộ “Quỹ Vì
người nghèo” để xây dựng nhà tình thương, nhà tình nghĩa, nhà đại đồn kết,
trợ cấp khó khăn cho các hộ nghèo,...
- Tiếp tục quán triệt sâu sắc đến các tầng lớp nhân dân về Chỉ thị, Nghị
quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác giảm nghèo.
UBND xã cần theo dõi, phân loại, xác định nguyên nhân nghèo đói để có biện
pháp hỗ trợ, giúp đỡ thiết thực, kịp thời, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả
quản lý Nhà nước về công tác giảm đói nghèo trên quan điểm thiếu vốn, thiếu
cơng cụ sản suất sẽ được hỗ trợ.
Thứ ba, đối với hộ nghèo, cận nghèo:
- Tích cực tham gia các lớp tập huấn khuyến nông. Chủ động tạo công
ăn việc làm nhất là trong thời gian nhàn rỗi.
- Có tinh thần vươn lên thốt nghèo, khơng trơng chờ ỷ lại vào Nhà
nước và cộng đồng, đặc biệt là cần nỗ lực tự vươn lên của các hộ nghèo, cận
nghèo. Gìn giữ và phát huy những bản sắc dân tộc mình nhưng kiên quyết bỏ
những hủ tục, tập quán lạc hậu.
- Biết lựa chọn cây, con giống, loại hình chăn nuôi, trồng trọt, sản xuất
phù hợp với điều kiện của mình và điều kiện tự nhiên của địa phương mình.


14


Mạnh dạn hơn trong việc ứng dụng giống cây trồng, vật nuôi mới và tiếp cận
với các dịch vụ kỹ thuật, khắc phục đáng kể tình trạng sản xuất tự túc, tự cấp,
để chuyển dần sang sản xuất hàng hoá./.

15



×