Tải bản đầy đủ (.doc) (72 trang)

Thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo tại phòng LĐTBXH huyện chợ mới, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (410.04 KB, 72 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
MỤC LỤC.................................................................................................................... 1
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.........................................................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................................................3
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................................................3
4. Phương pháp nghiên cứu...........................................................................................................3
5. Kết cấu đề tài báo cáo thực tập..................................................................................................4

PHẦN NỘI DUNG.......................................................................................................5
CHƯƠNG I:................................................................................................................. 6
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC XĐGN TẠI PHÒNG LĐTB&XH
HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN......................................................................6
1.1 Khái quát chung về Phòng LĐTB&XH Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn....................................................6
1.1.1 Tên, địa chỉ, số điện thoại, email Phòng LĐTB&XH huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.................6
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chung của Phòng LĐTB&XH huyện Chợ Mới.....................6
1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển........................................................................................8
1.1.4 Cơ cấu tổ chức ......................................................................................................................9
1.1.5 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của phòng LĐTB&XH huyện Chợ Mới..........10
1.2 Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực........................................................11
1.2.1 Công tác hoạch định nhân lực..............................................................................................11
1.2.2 Công tác phân tích công việc...............................................................................................11
1.2.3 Công tác tuyển dụng nhân lực.............................................................................................12
1.2.4 Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực cho các vị trí....................................................................12
1.2.5 Công tác đào tạo và phát triển nhân lực..............................................................................12
1.2.6 Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc....................................................................13
1.2.7 Quan điểm trả lương cho người lao động............................................................................13
1.2.8 Quan điểm và các chương trình phúc lợi cơ bản ................................................................13




1.2.9 Công tác giải quyết các quan hệ lao động ...........................................................................13

CHƯƠNG 2:............................................................................................................... 15
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XĐGN TẠI PHÒNG LĐTB&XH...........................15
HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN...................................................................15
2.1 Cơ sở lý luận chung về công tác XĐGN....................................................................................15
2.1.1 Khái niệm nghèo, đói...........................................................................................................15
2.1.2 Khái niệm XĐGN...................................................................................................................16
2.1.2 Một số khái niệm liên quan.................................................................................................17
2.1.3 Các tiêu chí xác định chuẩn nghèo của Việt Nam.................................................................17
2.2 Thực trạng công tác XĐGN tại Phòng LĐTB&XH huyện Chợ Mới............................................19
2.2.1 Sự cần thiết của công tác XĐGN...........................................................................................19
2.2.2 Thực trạng đói nghèo huyện Chợ Mới.................................................................................20
2.3 Những kết quả đạt được trong công tác XĐGN tại Phòng LĐTB&XH huyện Chợ Mới.............23
2.3.1 Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo chung...............................................23
2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác XĐGN tại Phòng LĐTB&XH huyện Chợ Mới.................28
2.5 Đánh giá về công tác XĐGN tại Phòng LĐTB&XH huyện Chợ Mới...........................................30

CHƯƠNG 3:............................................................................................................... 32
GIẢI PHÁP, KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
XĐGN TẠI PHÒNG LĐTB&XH HUYỆN CHỢ MỚI..........................................32
3.1. Quan điểm định hướng phát triển của huyện Chợ Mới giai đoạn 2015 – 2020....................32
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện công tác XĐGN trên địa bàn huyện Chợ Mới...........................35
3.2.1 Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo..............................................................................................35
3.2.2. Về nhân lực.........................................................................................................................36
3.2.3 Về phân loại hộ nghèo và tín dụng......................................................................................37
3.2.4 Về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và chương trình 135......................................................38
3.2.5 Chương trình tuyên truyền và trợ giúp pháp lý ..................................................................39

3.2.6 Công tác khảo sát và thực hiện mô hình..............................................................................40
3.2.7 Công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá..................................................................................41
3.3 Khuyến nghị............................................................................................................................42


PHẦN KẾT LUẬN....................................................................................................46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................49
PHỤ LỤC..................................................................................................................... 1
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Viết tắt

Từ, cụm từ

1

XĐGN

2

LĐTB&XH

3

UBND


Ủy ban nhân dân

4

HĐND

Hội đồng nhân dân

5

CB, CC

Cán bộ, công chức

Xoá đói giảm nghèo
Lao động thương binh và xã hội

Ghi chú


PHẦN MỞ ĐẦU

1


1. Lý do chọn đề tài
Đói nghèo không chỉ là vấn đề của riêng những người rơi vào cảnh đói nghèo,
mà còn là một vấn đề xã hội lớn, cần tới sự quan tâm của toàn xã hội. Bởi vì đói nghèo
có thể gây ra những tác động tiêu cực cả về mặt kinh tế và xã hội sâu sắc. Vì vậy vấn

đề làm sao để XĐGN trở thành một trong những mục tiêu quốc gia quan trọng của các
nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang và chưa phát triển. Để có thể hoàn
thành mục tiêu quốc gia là XĐGN thì đây không chỉ là nhiệm vụ của bộ máy lãnh đạo
mà còn là nhiệm vụ của toàn thể nhân dân. Phải phát huy truyền thống “lá lành đùm lá
rách” của toàn dân trong nhiệm vụ XĐGN.
XĐGN là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm cải thiện đời sống vật
chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách về trình độ phát triển giữa các
vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư. Thành tựu XĐGN trong những năm
qua đã góp phần tăng trưởng kinh tế bền vững và thực hiện công bằng xã hội, được
cộng đồng quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên, kết quả giảm nghèo chưa vững chắc,
chênh lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp, đặc biệt là ở
những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao.
Huyện Chợ Mới - Tỉnh Bắc Kạn là huyện có địa bàn rộng, kinh tế chủ yếu là
nông nghiệp, đất đai chủ yếu là đồi núi, diện tích đất trồng trọt nói chung và đất canh
tác nói riêng rất hạn hẹp, chất đất xấu, thời tiết khắc nghiệt vì vậy cuộc sống của người
dân còn hết sức khó khăn. Huyện được thành lập mới từ năm 1998, từ đó đến nay công
tác XĐGN được các cấp chính quyền đặc biệt quan tâm. HĐND huyện đã đề ra một số
biện pháp, chính sách thực hiện chương trình XĐGN, thành lập Ban chỉ đạo XĐGN từ
các huyện đến các xã, dành nhiều ngân sách đầu tư cơ sở hạ tầng xã nghèo, lập quỹ
cho vay XĐGN, xây dựng các mô hình XĐGN... đã góp phần không nhỏ giúp người
dân thoát nghèo và cải thiện đời sống. Tuy nhiên, vì địa bàn rộng, dân cư thưa thớt
chủ, chủ yếu là các dân tộc ít người trên vùng núi cao vì vậy việc tiếp cận các chính
sách hỗ trợ còn hạn chế, tình trạng nghèo đói vẫn còn tồn tại. Điều này cũng là một tất
yếu đối với một huyện miền núi mà nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp.
Với tư cách là một sinh viên thực tập tại Phòng LĐTB&XH, em nhận thấy vấn
đề nghèo đói của huyện là rất phổ biến, cần phải được thực hiện đồng bộ hơn nữa để
mang lại kết quả cao hơn. Chính vì vậy em đã chọn đề tài thực tập là: “Thực trạng
công tác XĐGN tại Phòng LĐTB&XH huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn”. Do phạm vi

2



nghiên cứu và thời gian tìm hiểu có hạn nên báo cáo thực tập không thể tránh được
những thiếu sót hạn chế. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các cán bộ
công tác tại Phòng LĐTB&XH để báo cáo của em được hoàn chỉnh hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thực hiện nghiên cứu làm chuyên đề báo cáo thực tập về “ Thực trạng công tác
XĐGN tại Phòng LĐTB&XH mục tiêu:
- Khái quát một cách chung nhất về công tác XĐGN tại Phòng LĐTB&XH
huyện Chợ Mới, từ đó chỉ ra thực trạng công tác XĐGN tại đơn vị thực tập.
- Xác định và đưa ra những lý luận chung về công tác XĐGN
- Tìm hiểu và đánh giá về thực trạng công tác XĐGN tại phòng;
Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề tài sẽ đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện và
nâng cao chất lượng công tác XĐGN tại Phòng LĐTB&XH huyện Chợ Mới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về nghèo, đói và XĐGN
- Thu thập thông tin nhằm tìm hiểu thực trạng về công tác XĐGN trên địa bàn
huyện Chợ Mới.
- Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của công tác XĐGN trên
địa bàn huyện Chợ Mới.
- Tổng hợp các căn cứ để đánh giá những kết quả đạt được và những hạn chế,
tồn tại của công tác XĐGN trên địa bàn huyện Chợ Mới.
- Đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng công tác XĐGN trên địa bàn
huyện Chợ Mới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, bài báo cáo sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Các tài liệu liên quan đến vấn đề XĐGN đó
là: Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính Phủ về
Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Nghị
quyết số 06/2011/NQ-HĐND ngày 01/4/2011 của HĐND huyện về kế hoạch phát triển

kinh tế xã hội gia đoạn 2011-2015. Ngoài ra còn nghiên cứu dựa trên các báo cáo hang
năm về công tác XĐGN những năm gần đây.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp và thu thập thông tin từ tài liệu: Tiến hành
phân tích và tổng hợp những tài liệu liên quan đến quá trình xây dựng kế hoạch và

3


thực hiện công tác XĐGN nhằm phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra xã hội học như: ghi chép, thống kê.
5. Kết cấu đề tài báo cáo thực tập
Ngoài danh mục các từ viết tắt, mục lục, phần mở đầu, phần nội dung, phần kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và phiếu nhận xét và chấm điểm của đơn vị,
phần nội dung của bài báo cáo tập trung và chia thành 3 chương như sau:
Chương 1: Khái quát chung về công tác XĐGN tại Phòng LĐTB&XH
huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
Chương 2: Thực trạng về công tác XĐGN tại Phòng LĐTB&XH huyện Chợ
Mới, tỉnh Bắc Kạn
Chương 3: Giải pháp, khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công tác XĐGN
tại Phòng LĐTB&XH huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn

4


PHẦN NỘI DUNG

5


CHƯƠNG I:

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TÁC XĐGN TẠI PHÒNG LĐTB&XH
HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN
1.1 Khái quát chung về Phòng LĐTB&XH Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn
1.1.1 Tên, địa chỉ, số điện thoại, email Phòng LĐTB&XH huyện Chợ Mới,
tỉnh Bắc Kạn
- Tên: Phòng LĐTB&XH huyện Chợ Mới
- Đơn vị quản lý: UBND huyện Chợ Mới
- Giám đốc: Triệu Đức Đường
- Địa chỉ: Tổ 4, thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn;
- Điện thoại: 02813864085
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn chung của Phòng LĐTB&XH huyện
Chợ Mới.
Căn cứ Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính
phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND quận, huyện, thị xã,
Thành phố thuộc tỉnh. Căn cứ vào Thông tư liên tịch của Bộ LĐTB&XH Ban Tổ chức
cán bộ Chính phủ số 22/1997/TT-LĐTB&XH-TCCB ngày 29 tháng 12 năm 1997
hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy làm công tác thương
binh liệt sỹ và người có công thuộc cơ quan LĐTB&XH ở địa phương. Phòng
LĐTB&XH huyện Chợ Mới có những chức năng, nhiệm vụ quyền hạn cơ bản như sau:
∗ Về chức năng:
Phòng LĐTB&XH với chức năng là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện
tham mưu về công tác lao động việc làm, tiền công , tiền lương, bảo hiểm y tế, bảo
hiểm xã hội, XĐGN, người có công , bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ
chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới. Với tổng biên chế được giao 06 hiện có 05 biên chế
(trong đó 01 lãnh đạo và 04 cán bộ chuyên môn).
Phòng LĐTB&XH có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng; chịu sự
chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND cấp huyện; đồng thời chịu
sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở
LĐTB&XH.
∗ Về nhiệm vụ, quyền hạn:


6


Trình UBND cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch
dài hạn, năm năm và hàng năm; đề án, chương trình trong lĩnh vực lao động, người có
công và xã hội; cải cách hành chính, xã hội hoá thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được
giao.
Trình UBND cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao động, người có
công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch UBND cấp huyện.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án,
chương trình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn huyện sau khi
được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao
động, người có công và xã hội được giao.
Giúp UBND cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế
tư nhân, hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi Chính phủ hoạt
động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của
pháp luật.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ
sở dạy nghề, giới thiệu việc làm trên địa bàn huyện theo phân cấp, uỷ quyền. Hướng
dẫn và tổ chức thực hiện quản lý đền tưởng niệm. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ
đối với UBND cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động,
người có công và xã hội.
Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp
đỡ người có công và các đối tượng chính sách xã hội. Tổ chức kiểm tra việc thực hiện
chế độ, chính sách về lao động, người có công và xã hội; giải quyết khiếu nại tố cáo
trong hoạt động lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật và
phân cấp của UBND cấp huyện. Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, xây
dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn,
nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ được giao theo quy định của UBND cấp huyện và Sở LĐTB&XH. Quản lý
tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng,
kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý
theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, uỷ quyền của UBND cấp huyện.
Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của

7


UBND huyện. Thực hiện một số nhiệm vụ do UBND huyện giao hoặc theo quy định
của pháp luật.
1.1.3 Quá trình hình thành và phát triển
Phòng LĐTB&XH được thành lập sau khi Nghị định 61/NĐ-CP, ngày
7/10/1995 của Chính phủ về việc chia xã và thành thành lập huyện mới thuộc tỉnh, với
tên goi lúc này là phòng Tổ chức - Lao động và Xã hội; tham mưu, giúp UBND cấp
huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Tổ chức, LĐTB&XH.
Ngày 29 tháng 9 năm 2004, Chính phủ ban hành Nghị định 172/2004/NĐ-CP
quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh; Phòng được đổi tên là: Phòng Nội vụ - LĐTB&XH: tham mưu, giúp
UBND cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nội vụ, LĐTB&XH.
Ngày 04 tháng 02 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 14/2008/NĐ-CP
quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, quận, thị xã, thành phố
thuộc tỉnh; Phòng được đổi tên là: Phòng LĐTB&XH: tham mưu, giúp UBND cấp
huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động; việc làm; dạy
nghề; tiền lương; tiền công; bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; an toàn lao động;
người có công; bảo trợ xã hội; bảo vệ và chăm sóc trẻ em; phòng, chống tệ nạn xã hội;
bình đẳng giới.
Phòng LĐTB&XH là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Chợ Mới, là
một tổ chức thuộc hệ thống chính quyền từ cấp trung ương đến cấp thị xã, phòng chịu

sự lãnh đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở LĐTB&XH tỉnh Bắc Kạn về các mặt
công tác thuộc phạm vi Sở phụ trách.
Từ năm 2010 đến nay, Phòng LĐTB&XH huyện Chợ Mới đã nhận được nhiều
bằng khen của các cấp như tập thể lao động tiên tiến,tập thể dẫn đầu trong các khối về
việc thi đua hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, các cá nhân đều nhận được bằng khen
UBND huyện... Đây là sự ghi nhận những cố gắng, đóng góp của Phòng LĐTB&XH
đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện cũng như trong công tác tham mưu giúp
việc cho UBND huyện.

8


1.1.4 Cơ cấu tổ chức
∗ Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Phòng LĐTB&XH huyện Chợ Mới – tỉnh Bắc Kạn.
UBND huyện Chợ Mới

Phòng LĐTB&XH

Trưởng phòng

Phó trưởng phòng

Lao động
việc làm;
Dạy nghề;
Tệ nạn xã
hội. Văn thư

Người có
công; Bình

đẳng giới;
Thủ quỹ

Bảo trợ xã
hội; Trẻ
em

XĐGN;
Thẻ bảo
hiểm y tế

Kế toán

( Nguồn: Phòng Lao Động TB&XH Huyện Chợ Mới 2014)
Phòng LĐTB&XH là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện, có tư cách
pháp nhân, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước, được sử dụng con dấu riêng theo
quy định và chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND
huyện; đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của
Sở LĐTB&XH.
Theo quyết định số 1058/2015/QĐ-UBND ngày 20/4/2015 của UBND tỉnh về
việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở
LĐTB&XH, Phòng có 6 biên chế nhưng hiện Phòng có 5 biên chế (1 trưởng phòng và
4 công chức).
∗ Về biên chế:
Căn cứ vào khối lượng công việc và tình hình cán bộ cụ thể để xác định từng
chức danh và tiêu chuẩn nghiệp vụ công chức để phân bổ biên chế cho phù hợp, đảm
bảo thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Biên chế phòng LĐTB&XH do Chủ

9



tịch UBND huyện quyết định trong tổng biên chế hành chính của huyện. Việc bổ
nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm, từ chức, thực hiện
chế độ, chính sách đối với trưởng phòng, phó trưởng phòng do Chủ tịch UBND huyện
quyết định theo quy định của pháp luật
Phòng LĐTB&XH huyện Chợ Mới, kể từ khi thành lập đến nay đã đạt được
những kết quả trong công tác ưu đãi xã hội, an sinh và xã hội được tặng thưởng nhiều
giấy khen của Sở LĐTB&XH tỉnh Bắc Kạn, của UBND huyện Chợ Mới về hoạt động
trong công tác lao động việc làm, an sinh xã hội, ưu đãi người có công… Ngoài ra đã
đạt được nhiều kết quả trong công tác Lao động việc làm; Công tác chính sách Người
có công; Công tác Bảo trợ xã hội; Công tác giảm nghèo; Công tác quản lý dạy nghề;
Công tác phòng chống tệ nạn xã hội; Bảo vệ chăm sóc trẻ em; Bình đẳng giới; Công
tác phối hợp với các đơn vị và các công tác khác. Góp phần vào phát triển kinh tế
chung của địa phương.
1.1.5 Phương hướng hoạt động trong thời gian tới của phòng LĐTB&XH
huyện Chợ Mới
Phát huy những thành tích đã đạt được ,từng bước khắc phục những tồn tại ,hạn
chế trong những năm tới. Phòng LĐTB&XH tập trung tham mưu cho UBND huyện
thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
Tiếp tục xây dựng và thực hiện các kế hoạch hàng năm và 5 năm ( 2016-2020)
gồm: Kế hoạch tổ chức tốt việc thực hiện các chương trình, kế hoạch công tác Lao
động việc làm; Công tác chính sách Người có công; Công tác Bảo trợ xã hội; Công tác
giảm nghèo; Công tác quản lý dạy nghề; Công tác phòng chống tệ nạn xã hội; Bảo vệ
chăm sóc trẻ em; Bình đẳng giới…
Làm tốt công tác giảm nghèo, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo trong toàn
huyện còn dưới 10% theo tiêu chí hiện hành. Tạo việc làm mới hằng năm từ 500 lao
động trở lên. Phấn đấu tăng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn đạt trên 85%;
hằng năm có 600 lao động được đào tạo nghề; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40% trở
lên. Giảm dần số người nghiện các chất ma túy hằng năm, giảm các tệ nạn xã hội. Đến
năm 2020 có từ 4 xã trở lên không có người nghiện các chất ma túy. Thực hiện tốt

công tác an sinh xã hội, chính sách người có công, chính sách xã hội và công tác chăm
sóc, bảo vệ trẻ em.
Tiếp tục hướng dẫn và chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan, hướng dẫn

10


thực hiện pháp luật, chế độ chính sách, chế độ về lĩnh vực lao động, nghĩa vụ lao động
công ích và chương trình giải quyết việc làm, XĐGN, xuất khẩu lao động. Tổ chức
thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chế độ, chính sách đối với thương bệnh binh,
gia đình liệt sỹ, người và gia đình có công với cách mạng; người tàn tật, trẻ mồ côi,
người già yếu không có người thân chăm sóc, các nạn nhân chiến tranh và các đối
tượng xã hội khác cần có sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội. Kiểm tra việc thực hiện
chế độ Bảo hiểm xã hội.
Quản lý, chỉ đạo các cơ sở sự nghiệp LĐTB&XH trên địa bàn gồm: nhà bảo trợ
xã hội, đơn vị dạy nghề, dịch vụ việc làm, cơ sở sản xuất của thương binh và người tàn
tật, các cơ sở giáo dục, chữa trị, cai nghiện ma tuý, mại dâm. Quản lý các nghĩa trang
liệt sỹ và các công trình bia ghi công liệt sỹ ở cấp huyện; Phối hợp với các ngành,
đoàn thể trên địa bàn chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ các đối
tượng chính sách xã hội bằng các hình thức: chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần,
thăm hỏi, động viên thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, gia đình có công với cách
mạng.
1.2 Khái quát các hoạt động của công tác quản trị nhân lực
1.2.1 Công tác hoạch định nhân lực
Hoạch định nhân lực là một tiến trình triển khai thực hiện các kế hoạch và các
chương trình nhằm đảm bảo rằng cơ quan sẽ có đúng số lượng, đúng số người được bố
trí đúng nơi, đúng lúc và đúng chỗ. Sau khi đề ra mục tiêu về kinh doanh sẽ đề ra các
chiến lược và kế hoạch hoạt động.
Thông thường các chiến lược và kế hoạch về nhân lực tại Phòng LĐTB&XH
được lập ra và gửi lên phòng Nội vụ để xin chỉ tiêu. Việc hoạch định nhân lực dựa trên

kế hoạch và tình hình công việc nhằm tuyển dụng một cách hiệu quả và kịp thời CB,
CC phục vụ cho công việc.
1.2.2 Công tác phân tích công việc
Phân tích công việc là một tiến trình xác định một cách có hệ thống các nhiệm
vụ và các kỹ năng cần thiết để thực hiện các công việc trong một tổ chức. Phân tích
công việc cung cấp các thông tin, đặc điểm của công việc, là tài liệu cơ cở cho việc
xây dựng bản mô tả công việc và bản tiêu chuẩn công việc.
UBND huyện Chợ Mới đã và đang thực hiện việc phân tích công việc một cách
có hệ thống, mỗi thành viên đều nắm rõ các nhiệm vụ của mình đối với công việc tạo

11


điều kiện cho quá trình thực hiện công việc một cách hiệu quả hơn.
1.2.3 Công tác tuyển dụng nhân lực
Muốn xây dựng được đội ngũ CB, CC ngang tầm với nhiệm vụ trong thời đại
kinh tế hiện nay, trước hết cần đổi mới tu duy trong việc tuyển chọn đầu vào qua các
đợt thi tuyển công chức. Trách nhiệm thuộc về những người lãnh đạo đứng đầu các cơ
quan trong việc tuyển chọn thuộc về những người lãnh đạo đứn đầu các cơ quan trong
việc tuyển chọn những thí sinh tham gia dự thi, chính là tuyển chọn những người kế
tục sự nghiệp quản lý nhà nước, những người kế tục sự ngiệp cải cách hành chính nhà
nước.
Được thực hiện nghiêm túc hàng năm theo quy định của Chính phủ và UBND
tỉnh. Căn cứ vào yêu cầu công việc, và chỉ tiêu biên chế, UBND huyện lập kế hoạch
tuyển dụng mới CB, CC trong toàn huyện theo sự thống nhất của UBND tỉnh. Công
tác tuyển dụng CB, CC được thực hiện theo đúng quy trình tuyển dụng, đảm bảo tính
công khai, công bằng trong thi tuyển. Phương thức tuyển dụng chủ yếu là thi tuyển và
xét tuyển.
1.2.4 Công tác sắp xếp, bố trí nhân lực cho các vị trí
UBND huyện Chợ Mới đưa ra nhiều chính sách nhằm sử dụng hợp lý, hiệu quả

đội ngũ CB, CC. Ngay từ khâu tuyển dụng huyện Chợ Mới đã chú ý đến việc tuyển
dụng theo đúng mục đích, yêu cầu công việc, tránh tình trạng tuyển rồi lại khó sắp xếp
công việc gây lãng phí, khó khăn trong quản lý. UBND huyện cũng cố gắng sắp xếp
công việc cho từng CB, CC phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ được đào tạo dựa trên
năng lực thực tế của từng người.
1.2.5 Công tác đào tạo và phát triển nhân lực
Xây dựng đội ngũ CB, CC nhà nước thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ, tận
tụy với công vụ, có trình độ quản lý tốt, đáp ứng yêu cầu của việc kiện toàn và nâng
cao hiệu quả của bộ máy quản lý nhà nước.
Trang bị những kiến thức, kĩ năng, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ CB, CC
góp phần xây dựng đội ngũ CB, CC chuyên nghiệp, có đủ năng lực xây dựng một nền
hành chính tiên tiến hiện đại.
Xây dựng đội ngũ CB, CC vững mạnh, có đủ năng lực tổ chức, công tâm với
nhiệm vụ, tận tụy với dân, biết phát huy sức dân, tăng cường mối quan hệ giữa chính
quyền với nhân dân nâng cao trách nhiệm công tác, ý thức tổ chức kỉ luật và đạo đức

12


công vụ của CB, CC.
1.2.6 Công tác đánh giá kết quả thực hiện công việc
Đánh giá năng lực thực hiện công việc của nhân viên là một hoạt động quan
trọng trong quản trị nhân sự giúp cơ quan tổ chức có cơ sở để hoạch định, tuyển chọn,
đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.
Đây là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục tạo động lực thúc đẩy cán bộ,
công chức phấn đấu thi đua, rèn luyện bản thân, nâng cao hiệu quả công việc.
Năm 2015, có tới 100% cán bộ chủ chốt của huyện, 82% trưởng, phó các
ngành, đoàn thể được sắp xếp hoàn thành nhiệm vụ xuất sắc.
1.2.7 Quan điểm trả lương cho người lao động
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã

bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả cuối cùng.
Căn cứ vào các văn bản quy định của pháp lý hiện hành về tiền lương tri trả cho người
làm việc trong đơn vị hành chính sự nghiệp. Đối với cán bộ CB, CC tiền lương được
hưởng theo trình độ, ngạch công tác, thâm niên công tác. Ngoài tiền lương hưởng theo
ngạch bậc thì đội ngũ CB, CC còn được hưởng thêm một phần phụ cấp khác như: Phụ
cấp chức vụ lãnh đạo,phụ cấp kiêm nghiêm,…
1.2.8 Quan điểm và các chương trình phúc lợi cơ bản
Phúc lợi là khoản đãi ngộ gián tiếp nhằm kích thích, động viên người lao động
làm việc và thu hút người tài giỏi về làm việc ở doanh nghiệp. Phúc lợi là một phần
thu nhập người lao động được hưởng ngoài chế độ tiền lương và tiền thưởng như bảo
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, hỗ trợ tiền mua nhà ở, phương tiện đi lại, hoạt động thể
thao,… giúp cho người lao động cải tiến đời sống, gắn bó với tổ chức và sẵn sàng
cống hiến sức lao động.
CB, CC trong UBND được hưởng các phúc lợi như: đi tham quan, du lịch,
hưởng những phụ cấp nhất định, thưởng theo kết quả làm việc… Thúc đẩy tinh thần tự
giác trong công việc.
1.2.9 Công tác giải quyết các quan hệ lao động
Tranh chấp lao động là những tranh chấp về quyền và lợi ích liên quan đến việc
làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác, về thực hiện hợp đồng lao
động, thoả ước tập thể và trong quá trình học nghề. Tại UBND huyện các vấn đề về
tranh chấp lao động đã được giải quyết đúng theo quy và có lợi cho người lao động:

13


Thương lượng trực tiếp và tự dàn xếp giữa hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh
chấp
Thông qua hoà giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên,
tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật. Có sự tham gia của đại diện
công đoàn và của đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh

chấp.

14


CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XĐGN TẠI PHÒNG LĐTB&XH
HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH BẮC KẠN
2.1 Cơ sở lý luận chung về công tác XĐGN
2.1.1 Khái niệm nghèo, đói
∗ Theo quan niệm quốc tế
Nghèo đói là khái niệm có nhiều khía cạnh khác nhau. Đó là sự khốn cùng về
vật chất, được đo lường theo một tiêu chí thích hợp về thu nhập hoặc tiêu dùng, sự
thiếu thốn về giáo dục và y tế kèm theo nguy cơ dễ bị tổn thương và dễ gặp rủi ro.
Benjamin Seebohn Rowntree, người đầu tiên đi tìm thước đo nghèo đói, đã cho rằng
nghèo đói là tình trạng thiếu thốn một số lượng tiền cần đề “Có được những thứ tối
thiểu cần thiết cho việc duy trì thể chất thuần tuý”.
Theo Uỷ ban kinh tế xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP):
Nghèo đói là trạng thái môt bộ phận dân cư không được hưởng và thão mãn những
nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy
theo trình độ phát triển kinh tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương. Từ nhận
dạng và tình hình trên Liên hiệp quốc đưa ra hai khái niệm chính về đói nghèo: Nghèo
tuyệt đối và nghèo tương đối:
+ Nghèo tuyệt đối: Là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo không
có khả năng thoả mãn nhu cầu tối thiểu của cuộc sống: ăn, mặc, ở, đi lại...
+ Nghèo tương đối: là tình trạng một bộ phận dân cư thuộc diện nghèo có mức
sống dưới mức sống trung bình của cộng đồng và địa phương đang xét.
∗ Quan niệm đói nghèo của Việt Nam
Ở nước ta căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội và mức thu nhập của nhân dân
trong những năm qua thì khái niệm đói nghèo được xác định như sau:

Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có những điều kiện thoả mãn những
nhu cầu tối thiểu và cơ bản nhất trong cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống
của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Một cách hiểu khác: Nghèo là một bộ phận dân cư có mức sống dưới ngưỡng
quy định của sự nghèo. Nhưng ngưỡng nghèo còn phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của
từng địa phương, từng thời kỳ cụ thể hay từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội cụ thể

15


của từng địa phương hay từng quốc gia.
2.1.2 Khái niệm XĐGN
XĐGN là một chiến lược của Chính Phủ Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề đói
nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam. Đói nghèo là vấn đề ảnh hưởng đến sự phát
triển bền vững, đồng thời là vấn đề xã hội nhạy cảm nhất. Không thể lãng quên nhóm
cộng đồng yếu thế, ít cơ hội theo kịp tiến trình phát triển mà Chính phủ với việc cải
cách, sửa đổi những khiếm khuyết của thể chế kinh tế để nhóm nghèo đói tự vươn lên
XĐGN.
- Khái niệm về xóa đói: Xóa đói là làm cho bộ phận dân cư nghèo sống dưới
mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì mức sống,
từng bước nâng cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu
cầu về vật chát duy trì cuộc sống.
- Khái niệm về giảm nghèo: Giảm nghèo là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng
cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo. Điều này được thể hiện ở tỷ lệ
phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống. Hay giảm nghèo là quá trình chuyển
bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn.
Xét trên góc độ một nề kinh tế thì giảm nghèo là quá trình từng bước thực hiện
chuyển đổi trình độ sản xuất từ cũ, lạc hậu sang trình độ sản xuất mới cao hơn. Mục
tiêu hướng tới là trình độ sản xuất tiên tiến của thời đại.
Ở góc độ người nghèo: Giảm nghèo là quá trình tạo điều kiện giúp đỡ người

nghèo có khả năng tiếp cận các nguồn lực của sự phát triển một cách nhanh nhất, trên
cơ sở có nhiều lựa chọn, giúp họ từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo đói.
Cũng như các quốc gia trên thế giới, Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng
của công tác XĐGN và coi đó là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng
cường bền vững, XĐGN là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước. Mặt khác, XĐGN là một trong những chính sách xã hội cơ bản, được
Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Chính vì vậy, cùng với việc đẩy mạnh cải cách,
tạo ra những động lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn đang là một nước nghèo, có mức thu nhật bình quân
đầu người vào loại thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn lớn. Vì vậy, XĐGN được coi là một bộ
phận cấu thành của chiến lược phát triển kinh tế xã hội.

16


2.1.2 Một số khái niệm liên quan.
Nghèo có nhu cầu tối thiểu: Đây là tình trạng một bộ phận dân cư có những
đảm bảo tối thiểu để duy trì cuộc sống như đủ ăn, đủ mặc, đủ ở và một số sinh hoạt
hàng ngày nhưng ở mức tối thiểu.
Khái niệm về hộ đói: Hộ đói là một bộ phận dân cư có mức sống dưới mức tối
thiểu không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống hay nói cách khác đó
là một bộ phận dân cư hàng năm thiếu ăn, đứt bữa, thường xuyên phải vay nợ và thiếu
khả năng trả nợ.
Khái niệm về hộ nghèo: Hộ nghèo là tình trạng của một số hộ gia đình chỉ thoả
mãn một phần nhu cầu tối thiểu của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống
trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện.
Ngoài ra còn có khái niệm các khái niệm liên quan khác là xã nghèo và vùng
nghèo:
Xã nghèo là xã có những đặc trưng như sau: Tỷ lệ hộ nghèo cao hơn 40% số hộ
của xã, không có hoặc thiếu rất nhiều những công trình cơ sở hạ tầng như: Điện sinh

hoạt, đường giao thông, trường học, trạm ytế và nước sinh hoạt. Trình độ dân trí thấp,
tỷ lệ người mù chữ cao.
Vùng nghèo là chỉ địa bàn tương đối rộng có thể là một số xã liền kề nhau hoặc
một vùng dân cư nằm ở vị trí rất khó khăn hiểm trở, giao thông không thuận tiện, cơ
sở hạ tầng thiếu thốn, không có điều kiện phát triển sản xuất đảm bảo cuộc sống và là
vùng có số hộ nghèo và xã nghèo cao.
2.1.3 Các tiêu chí xác định chuẩn nghèo của Việt Nam


Chuẩn mực đói nghèo của 1 số nước trên thế giới.

Theo Ngân hàng thế giới (WB), từ những năm 80 cho đến nay chuẩn mực để
xác định gianh giới giữa người giàu với người nghèo ở các nước đang phát triển và các
nước ở khu vực ASEAN được xác định bằng mức chi phí lương thực, thực phẩm cần
thiết để duy trì cuộc sống với mức tiêu dùng nhiệt lượng từ 2100 - 2300 calo/ ngày/
người hoặc mức thu nhập bình quân tính ra tiền là 370USD/người/năm.
- Ở Ấn Độ: Lấy tiêu chuẩn là 2250 calo/người/ngày.
- BănglaĐesh lấy tiêu chuẩn là 2100 calo/người/ngày.
-Ở Indonexia: Vào đầu những năm 80 lấy mức tiêu dùng nhiệt lượng là
2100calo/người/ngày làm mức chuẩn để xác định gianh giới giữa giàu với nghèo.

17


- Ở Trung Quốc: năm 1990 lấy mức tiêu dùng là 2150calo/người/ngày.
Các nước công nghiệp phát triển châu âu: 2570 calo/người/ngày.


Chuẩn mực đói nghèo của Việt Nam


Năm 1993 theo Tổng cục thống kê lấy mức tiêu dùng là 2100 calo nếu quy đổi
tương đương với lượng tiêu dùng lương thực, thực phẩm theo giá phù hợp với từng
thời điểm, từng địa phương thì người dân Việt nam phải có mức thu nhập bình quân
tối thiểu là 50000đồng/người/tháng ở vùng nông thôn và 70000 đồng đối với khu vực
thành thị, để làm gianh giới xác định giữa người giàu và người nghèo.
Theo cách tình này thì mức thu nhập bình quân đầu người ở các hộ khu vực
nông thôn nước ta được quy ra tiền để xác định gianh giới giữa những hộ giàu và hộ
nghèo như sau:
- Loại hộ nghèo: có mức thu nhập bình quân dưới 50000/người/tháng. Hộ đói
dưới 30000/người/tháng.
-Loại hộ dưới trung bình: có thu nhập bình quân từ 50000-70000/người/tháng.
-Loại hộ trung bình: có mức thu nhập bình quân đầu người từ 7000012500/người/tháng.
-Loại hộ trên trung bình: có mức thu nhập bình quân từ 125000-250000/ người/ tháng.
- Loại hộ giàu:có thu nhập từ 250000/người/tháng trở lên.
Sau 1 thời gian căn cứ vào trình độ phát triển của nền kinh tế, nhà nước đã ban
hànhquyết định số: 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 – 2020 thì chuẩn hộ nghèo,
hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình quy định như sau:


Hộ nghèo

a) Khu vực nông thôn: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng
và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản
trở lên.
b) Khu vực thành thị: là hộ đáp ứng một trong hai tiêu chí sau:
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;
- Có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng

và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản

18


trở lên.


Hộ cận nghèo

a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 700.000
đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản.
b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên 900.000
đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp
cận các dịch vụ xã hội cơ bản.


Hộ có mức sống trung bình

a) Khu vực nông thôn: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
b) Khu vực thành thị: là hộ có thu nhập bình quân đầu người/tháng trên
1.300.000 đồng đến 1.950.000 đồng.
2.2 Thực trạng công tác XĐGN tại Phòng LĐTB&XH huyện Chợ Mới
2.2.1 Sự cần thiết của công tác XĐGN
Nước ta sau 10 năm thực hiện “Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và XĐGN”
(2002-2013) và 5 năm thực hiện Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về
“Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo nhất
trong cả nước (2008-2013) đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nghèo đói ở

Việt Nam đã giảm nhanh chóng từ 60% hồi đầu những năm 1990 xuống 20,7% trong
năm 2010. Việt Nam đã đạt được tỷ lệ nhập học tiểu học và trung học cơ sở cao, lần
lượt hơn 90% và 70%.
Chợ Mới là đơn vị cũng đã đạt được nhiều kết quả cao từ việc thực hiện các
chiến lược phát triển trên tuy nhiên là huyện miền núi, vùng cao nằm ở phía nam tỉnh
Bắc Kạn; là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng,
an ninh. Diện tích tự nhiên của huyện là 606 km² và dân số 36.000 người (năm 2004),
trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 80% (gồm các dân tộc Tày, Dao...) nên
hiện nay, Chợ Mới vẫn đang là huyện có tỉ lệ hộ nghèo cao (chiếm 25,38% theo tiêu
chí mới) với 8 xã đặc biệt khó khăn, chủ yếu là vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy
có nhiều hộ vượt nghèo nhưng thu nhập còn thấp và không ổn định, nguy cơ tái nghèo
cao; cơ sở hạ tầng đã được đầu tư song chưa đáp ứng yêu cầu; trình độ dân trí thấp,
đồng bào chưa có nhiều kiến thức khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất và canh tác.

19


Từ tình hình trên, ta có thể thấy tình hình đói nghèo của huyện còn cao. Nghèo
đói bệnh tật luôn rình rập những người nghèo khổ khi bản thân họ không đáp ứng được
các nhu cầu tối thiểu thì khải năng chống đỡ với bệnh tật là rất khó. Do vậy, XĐGN là
một yêu cầu cấp thiết. Thực hiện mục tiêu XĐGN chính là thực hiện mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội của huyện nhằm nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân đồng
thời ổn định về mọi mặt đời sống.
2.2.2 Thực trạng đói nghèo huyện Chợ Mới
Bảng 1: Tình hình dân số và lao động huyện Chợ Mới
ĐVT: (nghìn người)
STT
1

2


Năm
Tổng Dân số

2014
64450

2015
65563

- Dân số thị trấn

6770

6330

- Dân số nông thôn

53350

56754

Tổng số lao động trong độ tuổi

47991

47080

- Lao động ở thị trấn


6113

6493

- Lao động nông thôn

30675

33024

- Lao động Nam

27590

25778

- Lao động Nữ

25063

27021

Lao động trong lĩnh vực nông, lâm

21589

27042

Lao động trong lĩnh vực công nghiệp – dịch vụ


10499

15009

Lao động trong lĩnh vực dịch vụ

5455

5441

Lĩnh vực khác

1361

1799

Trong đó:

3

Cơ cấu lực lượng lao động

Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Chợ Mới
Những người nghèo thường là những người có học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm
việc làm và ổn định, mức thu nhập của họ dường như chỉ đủ để đảm bảo nhu cầu dinh
dưỡng tối thiểu cho cuộc sống hàng ngày. Dựa trên bảng số liệu về tình hình dân số và
lao động thời gian qua có thể thấy phần lớn người dân trên địa bàn huyện Chợ Mới
sống ở miền núi và nông thôn, chiếm khoảng 85% dân số toàn huyện, chính vì vậy rất

20



khó để họ có thể kiếm được việc làm và cải thiện đời sống. Chính địa bàn sống gặp
nhiều cản trở như vậy là một phần lý do khiến người dân lâm vào cảnh đói nghèo.
Ngoài ra, đa số người dân sống chủ yếu là dựa trên sản xuất nông nghiệp, năng xuất
thấp do không có khả năng áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vì vậy dù có diện
tích sản xuất rộng cũng khó có thể tăng năng suất. Hơn nữa, vì đa số người trong độ
tuổi lao động sống ở vùng núi nên khả năng được tiếp cận với các chương trình dạy
nghề, tạo việc làm còn hạn chế. Chính nhưng lý do đó đã góp phần làm tăng nguy cơ
đói nghèo, hạn chế sự phát triển của ở địa phương.
Bảng 2: Thực trạng đói nghèo trên địa bàn huyện Chợ Mới
Năm

Số hộ nghèo

Tỷ lệ %

Số hộ cận nghèo

Tỷ lệ %

2011

2324

24.66

2079

22.06


2012

1974

20.56

2110

21.97

2013

1988

20,43

2081

21.39

2014

1590

16,12

1984

20.11


2015

2540

25,38

1465

14,64

(Nguồn: Phòng LĐTB&XH huyện Chợ Mới)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy được diễn biến của thực trạng công tác
XĐGN của huyện. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 4,1% giai đoạn 2011 – 2012, Tỷ lệ hộ nghèo
giảm 0,13% giai đoạn 2012 – 2013, giảm 4,31% giai đoạn 2013 – 2014, và giai đoạn
2014 – 2015 tỷ lệ hộ nghèo tăng đột biến từ 1590 lên 2540 hộ (tăng 950 hộ) về mặt tỷ lệ
tăng lên 9,26%.
Số lượng hộ cận nghèo có tỷ lệ khá đồng đều qua các năm, tỷ lệ chênh lệch
khoảng 1%. Tuy nhiên cũng giống như số lượng hộ nghèo, do nới rộng chuẩn nghèo theo
quy đinh mới vì vậy số hộ cận nghèo thuộc chuẩn nghèo tăng lên. Từ các số lượng trên có
thể thấy số lượng hộ cận nghèo không biến động tăng giảm nhanh như số lượng hộ nghèo
tuy nhiên dựa và tình hình phát triển hiện nay trên địa bàn huyện Chợ Mới có thể thấy số
lượng hộ có khả năng tái nghèo là rất cao. Vì vậy cần phải tăng cường thực hiện quyết liệt
và triển khai đồng bộ hơn nữa các chính sách hỗ trợ giúp hộ nghèo vươn lên.
Về sự tăng đột biến của số lượng hộ nghèo giai đoạn 2014 – 2015, theo sự phân

21



×