Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

TRẦN THU THẢO KHẢO sát đặc điểm KIẾN THỨC và HÀNH VI tự CHĂM sóc của BỆNH NHÂN UNG THƯ vú ĐANG điều TRỊ hóa CHẤT tại BỆNH VIỆN k năm 2021 KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 90 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THU THẢO
Mã sinh viên: 1701537

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM KIẾN THỨC
VÀ HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC CỦA
BỆNH NHÂN UNG THƯ VÚ ĐANG
ĐIỀU TRỊ HÓA CHẤT TẠI
BỆNH VIỆN K NĂM 2021
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Nguyễn Tứ Sơn
2. DSCK II. Vũ Đình Tiến
Nơi thực hiện:
1. Bộ mơn Dược Lâm Sàng
2. Bệnh viện K

HÀ NỘI – 2022


LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Tứ Sơn –
Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng, là người trực tiếp hướng dẫn, ln quan tâm, tạo
điều kiện giúp tơi hồn thành khóa luận. Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
ThS. Dương Khánh Linh – Giảng viên Bộ môn Dược lâm sàng, ThS. Nguyễn Thị
Hồng Hạnh – Giảng viên bộ môn Dược lâm sàng, ThS.Trần Thị Thu Trang – Giảng
viên bộ môn Dược lâm sàng đã luôn đồng hành, chỉ bảo tận tình và động viên tơi trong
suốt thời gian thực hiện khóa luận.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến DSCKII. Vũ Đình Tiến – trưởng khoa Dược bệnh


viện K, ThS. Hoàng Thị Minh Thu – dược sĩ lâm sàng bệnh viện K cùng các anh chị
trong khoa Dược đã ln tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho nghiên cứu và đưa ra những
góp ý chân thành cho nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc bệnh viện, các cán bộ khoa Dược cùng
toàn thể cán bộ và nhân viên y tế tại khoa Nội 5 và Nội 6 nơi tôi thực hiện nghiên cứu
đã giúp đỡ và hỗ trợ để nghiên cứu này được tiến hành thuận lợi.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô giáo ở bộ môn Dược lâm sàng, những
người luôn quan tâm, động viên và cho tôi những lời khuyên quý báu trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Tôi cũng xin dành lời cảm ơn chân thành đến các anh/chị, các bạn và các em
trong nhóm nghiên cứu khoa học đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình thu thập số
liệu của đề tài.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt đến gia đình cùng những người bạn
thân thiết của tôi, những người đã luôn yêu thương, ủng hộ tôi và là nguồn động lực để
tơi nỗ lực trong suốt q trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 06 năm 2022
SINH VIÊN

Trần Thu Thảo


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về bệnh ung thư vú và hóa trị liệu trong điều trị ung thư vú ......... 3
1.1.1. Bệnh lý ung thư vú............................................................................................ 3

1.1.1.1. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh ung thư vú ...................................................... 3
1.1.1.2. Phân loại giai đoạn bệnh ung thư vú ............................................................... 3
1.1.1.3. Các biện pháp điều trị ung thư vú ................................................................... 5
1.1.2. Hóa trị liệu trong điều trị ung thư vú................................................................ 6
1.1.2.1. Hóa chất điều trị ung thư vú............................................................................ 6
1.1.2.2. Khuyến cáo điều trị bằng hóa chất cho bệnh nhân ung thư vú ......................... 7
1.1.2.3. Tác dụng khơng mong muốn của hóa chất điều trị ung thư vú ......................... 8
1.2. Tổng quan về kiến thức hóa trị và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư
vú điều trị hóa chất .................................................................................................. 11
1.2.1. Tầm quan trọng của kiến thức hóa trị và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân
ung thư vú điều trị hóa chất ..................................................................................... 11
1.2.2. Kiến thức hóa trị của bệnh nhân ung thư vú đang điều trị hóa chất ............. 12
1.2.2.1. Các bộ cơng cụ đánh giá kiến thức hóa trị của bệnh nhân ung thư vú ........... 12
1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức hóa trị của bệnh nhân ung thư vú ......... 12
1.2.3. Hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư vú đang điều trị hóa chất........ 14
1.2.3.1. Các bộ cơng cụ đánh giá hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư vú...... 14
1.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư vú.... 15
1.3. Giới thiệu về Bệnh viện K ................................................................................. 16
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................... 18
2.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................ 18
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ....................................................................................... 18
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ......................................................................................... 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 18
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................................ 18
2.2.2. Phương pháp lấy mẫu ..................................................................................... 18
2.2.3. Quy trình thu thập bệnh nhân và dữ liệu nghiên cứu .................................... 19
2.3. Bộ công cụ ......................................................................................................... 20
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu..................................................................................... 21



2.4.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ............................................................ 21
2.4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học ............................................................................... 21
2.4.1.2. Đặc điểm về bệnh lý ung thư và phác đồ điều trị ........................................... 21
2.4.2. Đặc điểm chung về kiến thức và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư
vú điều trị hóa chất ................................................................................................... 21
2.4.2.1. Kiến thức hóa trị trên bệnh nhân ung thư vú đang điều trị hóa chất .............. 21
2.4.2.2. Hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư vú đang điều trị hóa chất ......... 21
2.4.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung
thư vú điều trị hóa chất............................................................................................. 22
2.4.3.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức hóa trị của bệnh nhân ung thư vú đang điều
trị hóa chất ................................................................................................................ 22
2.4.3.2. Các yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư vú đang
điều trị hóa chất......................................................................................................... 22
2.5. Các quy ước áp dụng trong nghiên cứu ........................................................... 22
2.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 23
2.7. Khía cạnh đạo đức trong nghiên cứu ............................................................... 24
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ 25
3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu .............................................................. 25
3.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học ................................................................................ 25
3.1.2. Đặc điểm bệnh lý ung thư và phác đồ điều trị ................................................ 26
3.2. Đặc điểm chung về kiến thức và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư
vú điều trị hóa chất .................................................................................................. 28
3.2.1. Kiến thức hóa trị trên bệnh nhân ung thư vú đang điều trị hóa chất ............. 28
3.2.1.1. Kiến thức chung về hóa trị ............................................................................ 28
3.2.1.2. Kiến thức về tác dụng khơng mong muốn của hóa trị .................................... 29
3.2.1.3. Kiến thức về nguồn thông tin......................................................................... 31
3.2.1.4. Kiến thức về hóa trị đường uống ................................................................... 32
3.2.1.5. Tổng điểm kiến thức hóa trị trên bệnh nhân ung thư vú ................................. 32
3.2.2. Hành vi tự chăm sóc trên bệnh nhân ung thư vú đang điều trị hóa chất ....... 33
3.2.2.1. Tuân thủ về khuyến cáo điều trị..................................................................... 33

3.2.2.2. Xử trí các triệu chứng ................................................................................... 34
3.2.2.3. Tổng điểm hành vi tự chăm sóc trên bệnh nhân ung thư vú ........................... 35
3.3. Các yếu tố liên quan đến kiến thức và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung
thư vú điều trị hóa chất ........................................................................................... 36
3.3.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức hóa trị của bệnh nhân ung thư vú đang điều
trị hóa chất ................................................................................................................ 36


3.3.1.1. Mối liên quan đơn biến giữa các yếu tố liên quan đến kiến thức về hóa trị .... 36
3.3.1.2. Phân tích mối liên quan đa biến giữa các yếu tố liên quan đến kiến thức về hóa
trị............................................................................................................................... 38
3.3.2. Các yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư vú .... 39
3.3.2.1. Phân tích mối liên quan đơn biến giữa các yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm
sóc ............................................................................................................................. 39
3.3.2.2. Phân tích mối liên quan đa biến giữa các yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm
sóc ............................................................................................................................. 42
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN........................................................................................ 44
4.1. Bàn luận về đặc điểm mẫu nghiên cứu ............................................................ 44
4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học ................................................................................ 44
4.1.2. Đặc điểm bệnh lý và điều trị............................................................................ 44
4.2. Bàn luận về kiến thức hóa trị và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân trong mẫu
nghiên cứu ................................................................................................................ 45
4.2.1. Kiến thức hóa trị của bệnh nhân ung thư vú đang điều trị hóa chất ............. 45
4.2.2. Hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư vú đang điều trị hóa chất........ 46
4.3. Bàn luận về một số yếu tố liên quan đến kiến thức hóa trị và hành vi tự chăm
sóc của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu. ............................................................. 47
4.3.1. Các yếu tố liên quan đến kiến thức hóa trị ..................................................... 47
4.3.2. Các yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc................................................ 48
4.4. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu ............................................................. 49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADE

Biến cố bất lợi của thuốc (Adverse drug event)

ADR

Phản ứng có hại của thuốc (Adverse drug reaction)

AI

Thuốc ức chế aromatase (aromatase inhibitor)

ER

Thụ thể estrogen (Estrogen receptor)

HER2
IARC

Thụ thể yếu tố tăng trưởng thượng bì 2 (human epidermal growth
factor receptor 2)
Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (International Agency for
Research on Cancer)

ICD10


Phân loại Quốc tế về Bệnh (International Classification of Disease)

ID

Mã định danh (Identification)
Bộ câu hỏi Leuven về kiến thức về hóa trị của bệnh nhân ung thư

L-PAKC

L-PASC
NCCN

(The Leuven Questionnaire
Chemotherapy)

on

Patient

Knowledge

of

Bộ câu hỏi Leuven về tự chăm sóc trong thời gian hóa trị (The
Leuven questionnaire for Patient Self-care during Chemotherapy)
Mạng lưới ung thư Quốc gia Hoa Kỳ (National Comprehensive
Cancer Network)

TNM


Khối u – Hạch vùng – Di căn (Tumor – Node – Metastasis)

VIF

Hệ số phóng đại phương sai (variance inflation factor)

WHO

Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization)


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại giai đoạn ung thư vú theo hệ thống TNM ..................................... 4
Bảng 2.1. Nội dung và cấu trúc của của bộ câu hỏi L-PaKC ...................................... 20
Bảng 2.2. Nội dung và cấu trúc của của bộ câu hỏi L-PaSC ....................................... 21
Bảng 3.1. Đặc điểm nhân khẩu học của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (N=167) ... 25
Bảng 3.2. Đặc điểm về bệnh lý của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (N=167) .......... 27
Bảng 3.3. Đặc điểm điều trị của bệnh nhân trong mẫu nghiên cứu (N=167) ............... 27
Bảng 3.4. Tác dụng không mong muốn bệnh nhân đánh giá là có thể xảy ra trong q
trình điều trị (N=167)................................................................................................. 31
Bảng 3.5. Tỷ lệ bệnh nhân trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến kiến thức về các nguồn
cung cấp và trao đổi thông tin (N=167) ...................................................................... 31
Bảng 3.6. Tỷ lệ bệnh nhân trả lời đúng các câu hỏi liên quan đến kiến thức hóa trị đường
uống (N=9) ................................................................................................................ 32
Bảng 3.7. Điểm số trung bình kiến thức hóa trị và các khía cạnh nghiên cứu ............. 32
Bảng 3.8. Tỷ lệ bệnh nhân thực hiện đúng khuyến cáo liên quan đến q trình điều trị
hóa chất ..................................................................................................................... 33
Bảng 3.9. Tỷ lệ bệnh nhân ghi nhận và có xử trí phù hợp với từng tác dụng khơng mong
muốn trong q trình điều trị điều trị hóa chất ........................................................... 35

Bảng 3.10. Điểm số trung bình hành vi tự chăm sóc và các khía cạnh nghiên cứu ..... 36
Bảng 3.11. Mối liên quan đơn biến giữa các yếu tố liên quan đến kiến thức về hóa trị
của bệnh nhân ung thư vú đang điều trị hóa chất (N=167) ......................................... 36
Bảng 3.12. Các yếu tố liên quan đến kiến thức hóa trị trong mơ hình hồi quy tuyến tính
đa biến – Mơ hình 1 ................................................................................................... 39
Bảng 3.13. Mối liên quan đơn biến giữa các yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc
của bệnh nhân ung thư vú đang điều trị hóa chất (N=167) ......................................... 40
Bảng 3.14. Các yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc trong mơ hình hồi quy tuyến
tính đa biến – Mơ hình 2 ............................................................................................ 42
Bảng 3.15. Các yếu tố liên quan đến hành vi tự chăm sóc trong mơ hình hồi quy tuyến
tính đa biến – Mơ hình 3 ............................................................................................ 43


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1. Sơ đồ kết quả lựa chọn bệnh nhân vào nghiên cứu ..................................... 25
Hình 3.2. Tỷ lệ bệnh nhân trả lời đúng/sai về kiến thức chung hóa trị (N=167) .......... 29
Hình 3.3. Dấu hiệu cần thơng báo ngay cho bác sĩ/ điều dưỡng (N=167) ................... 29
Hình 3.4. Tỷ lệ bệnh nhân trả lời đúng/sai về tác dụng khơng mong muốn có thể xảy ra,
thời gian dự kiến xuất hiện tác dụng khơng mong muốn, mục đích tránh thai trong quá
trình điều trị (N=167)................................................................................................. 30


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến ở phụ nữ nhiều nước trên thế giới với tỷ lệ
chẩn đoán mới cao và cũng là nguyên nhân tử vong hàng đầu trong các bệnh lý ung thư
ở phụ nữ. Năm 2020, trên thế giới có khoảng 2,3 triệu người phát hiện mắc ung thư vú,
chiếm 11,7% trong tổng số các loại ung thư [19]. Tại Việt Nam, ung thư vú chiếm tỷ lệ
mới mắc cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới với số ca mắc mới là 21555 ca và số
ca tử vong lên đến 9345 ca trong năm 2020 [1], [20].
Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư vú có xu hướng tăng cao theo thời gian nhưng tỷ lệ tử

vong ngày càng được cải thiện nhờ các thành tựu trong phát hiện, chẩn đốn và điều trị,
trong đó phải kể đến vai trị của hóa trị liệu. Hóa trị đóng một vai trị quan trọng trong
điều trị cho bệnh nhân ung thư. Việc sử dụng hóa chất mang lại những đáp ứng lâm sàng
và lợi ích đáng kể trong kéo dài thời gian sống thêm và sống thêm không bệnh [1], [7].
Tuy nhiên, hóa trị thường gây ra nhiều tác dụng khơng mong muốn do hóa chất trong
điều trị là các thuốc gây độc tế bào, có cơ chế nhắm vào các tế bào đang nhân lên nhanh
chóng, tuy nhiên lại ít có khả năng phân biệt tế bào lành với tế bào ung thư [44], [59].
Các tác dụng không mong muốn cấp tính có thể xảy ra như dễ chảy máu, thiếu máu,
nhiễm trùng, tổn thương niêm mạc miệng, buồn nôn/nôn, tiêu chảy, …. Bệnh nhân đang
điều trị hóa chất có thể phải đối mặt đồng thời với nhiều tác dụng không mong muốn
dẫn đến thể trạng có thể yếu hơn và chất lượng cuộc sống thấp hơn so với trước khi điều
trị, từ đó trong trường hợp bệnh nhân khơng có kiến thức về hóa trị sẽ cảm thấy điều trị
khơng đem lại hiệu quả và giảm tuân thủ trong quá trình điều trị [69].
Kiến thức hóa trị được hiểu là lượng thơng tin mà bệnh nhân có được về mục tiêu
và thời gian điều trị, các tác dụng phụ có thể xảy ra, việc điều chỉnh lối sống và các lưu
ý khác trong q trình điều trị bằng hóa chất [25], [55]. Việc được cung cấp và vận dụng
phù hợp các thơng tin về bệnh lý cũng như về hóa trị liệu sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho
bệnh nhân trong việc tuân thủ các chu kỳ hóa trị, giúp bệnh nhân nhanh chóng nhận biết
mức độ nghiêm trọng của tác dụng không mong muốn nhằm phân biệt với những trường
hợp cần chăm sóc khẩn cấp [18], [54]. Kiến thức và kỹ năng tự chăm sóc sức khỏe cũng
rất cần thiết đối với việc đảm bảo chất lượng cuộc sống của bệnh nhân hóa trị. Do đó,
việc đánh giá về kiến thức hóa trị và các hành vi tự chăm sóc là vấn đề cần được quan
tâm, nhằm đưa ra các giải pháp giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, tăng
khả năng tuân thủ và cải thiện hiệu quả điều trị.
Bệnh viện K là bệnh viện tuyến cuối về chuyên khoa ung bướu tại miền Bắc, tiếp
nhận khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế cho bệnh nhân từ nhiều tỉnh thành trong
cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ. Cụ thể, năm 2018, bệnh viện
K đã tiếp đón 417491 lượt bệnh nhân, tăng 6,8% so với năm 2017 [5]. Với quy mô điều
1



trị lớn và tính chất đa dạng, lâu dài của việc điều trị, chất lượng của dịch vụ chăm sóc
trong đó có cung cấp thơng tin cho bệnh nhân ln cần được chú trọng nhằm đảm bảo
tuân thủ điều trị cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ung thư vú, đặc
biệt trong giai đoạn điều trị hóa chất tại bệnh viện [71].
Việc cung cấp thơng tin cần dựa trên thực trạng đặc điểm kiến thức và hành vi tự
chăm sóc của bệnh nhân. Khảo sát đặc điểm kiến thức hóa trị và hành vi tự chăm sóc
trên đối tượng bệnh nhân ung thư vú đang điều trị hóa chất, tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng đến kiến thức hóa trị và hành vi tự chăm sóc, là cơ sở để đưa ra các đề xuất can
thiệp phù hợp. Vì vậy, chúng tơi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Khảo sát đặc điểm kiến
thức và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư vú đang điều trị hóa chất tại
Bệnh viện K năm 2021” với hai mục tiêu:
Mục tiêu 1: Mô tả đặc điểm kiến thức và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung
thư vú điều trị hóa chất tại bệnh viện K.
Mục tiêu 2: Phân tích một số yếu tố liên quan đến đặc điểm kiến thức và hành vi
tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư vú điều trị hóa chất tại bệnh viện K.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về bệnh ung thư vú và hóa trị liệu trong điều trị ung thư vú
1.1.1. Bệnh lý ung thư vú
1.1.1.1. Đặc điểm dịch tễ học của bệnh ung thư vú
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến tại nhiều quốc gia trên thế giới, với tỷ lệ mới
chẩn đoán cao và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý ung thư
ở phụ nữ [1], [20]. Năm 2020, ung thư vú chiếm tỷ lệ mới mắc cao nhất thế giới với
khoảng 2,3 triệu ca mắc mới trong năm 2020, chiếm 11,7% trong tổng số các loại ung
thư [1], [65]. Mặc dù tỷ lệ mắc ung thư vú có xu hướng tăng cao theo thời gian, tỷ lệ tử
vong lại ngày càng được cải thiện nhờ vào các tiến bộ trong sàng lọc phát hiện ở giai

đoạn sớm và điều trị hiệu quả [1].
Tại Việt Nam, năm 2020, số ca ung thư vú mới mắc ghi nhận là 21555 ca, chiếm
11,8% trong tổng số các loại ung thư ở cả hai giới, đứng thứ 3 sau ung thư gan và ung
thư phổi. Ở phụ nữ, ung thư vú chiếm tỷ lệ mới mắc cao nhất, chiếm hơn 1/4 số trường
hợp, trong đó số ca tử vong lên đến 9345 ca/năm [20].
Có nhiều yếu tố tham gia vào cơ chế bệnh sinh phức tạp của các bệnh lý ung thư.
Tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng gia tăng. Nguy cơ mắc cao nhất rơi vào nhóm
phụ nữ ở độ tuổi từ 55-64 tuổi, tuy nhiên bệnh cũng có thể xuất hiện ở những người rất
trẻ [1], [7], [72]. Phụ nữ có tiền sử gia đình là người thân mắc ung thư vú có nguy cơ
xuất hiện ung thư vú cao hơn [1], [7], tỷ lệ ung thư vú di truyền chiếm khoảng 5%-10%
trong tổng số ca mắc [1], [72]. Ngoài ra, các yếu tố như có kinh nguyệt lần đầu sớm,
mãn kinh muộn, phụ nữ độc thân, không sinh con, khơng cho con bú, sinh con đầu lịng
muộn,… cũng góp phần làm tăng nguy cơ bị bệnh [1], [63].
1.1.1.2. Phân loại giai đoạn bệnh ung thư vú
Giai đoạn bệnh là căn cứ giúp bác sĩ xác định mục tiêu điều trị phù hợp từng
người bệnh, lựa chọn phác đồ điều trị mang lại kết quả điều trị cao nhất mà tác dụng
không mong muốn thấp nhất, đồng thời đảm bảo chất lượng cuộc sống tốt nhất. Do đó
việc xác định chính xác giai đoạn bệnh của bệnh nhân khi chẩn đốn có vai trị rất quan
trọng [1].
Hiệp hội kiểm sốt Ung thư quốc tế (Union for International Cancer Control UICC) và Hội Ung thư Hoa Kỳ (American Joint Committee on Cancer - AJCC) đã phát
triển hệ thống phân chia giai đoạn các khối u ác tính TNM (T: tumor - khối u, N: node
- hạch lympho, M: metastasis - di căn xa) để đánh giá mức độ xâm lấn của khối u [1],
[49]. Trong đó:
-

U ngun phát (T):

• Tx: khơng đánh giá được u nguyên phát.
3



• T0: khơng có bằng chứng u ngun phát.
• Tis: ung thư biểu mô thể ống tại chỗ (DCIS) hoặc bệnh Paget của núm vú
nhưng không kèm theo ung thư xâm lấn và/hoặc DCIS ở nhu mơ phía dưới.
• T1, T2, T3, T4: biểu hiện kích thước khối u và mức độ xâm lấn tới các mô lân
cận. Con số sau T càng cao thì kích thước khối u và mức độ phát triển thành các
mô lân cận càng lớn.
-

Hạch vùng (N):



Nx: hạch vùng khơng đánh giá được.



N0: khơng di căn hạch vùng.

• N1, N2, N3: biểu hiện số lượng và vị trí các hạch bạch huyết mà có ung thư di
căn. Con số sau N càng cao thì càng nhiều hạch bạch huyết có chứa ung thư.
-

Di căn xa (M):



Mx: khơng đánh giá được di căn xa.

• M0: khơng có di căn xa

• M1: có di căn xa
Bảng 1.1 trình bày phân loại giai đoạn ung thư vú theo hệ thống TNM được phát
triển bởi hiệp hội kiểm soát Ung thư quốc tế và Hội Ung thư Hoa Kỳ [1].
Bảng 1.1. Phân loại giai đoạn ung thư vú theo hệ thống TNM
Giai đoạn
0
IA

T
N
M
Tis
N0
M0
T1
N0
M0
T0
N1mi
M0
IB
T1
N1mi
M0
T0
N1
M0
IIA
T1
N1

M0
T2
N0
M0
T2
N1
M0
IIB
T3
N0
M0
T0
N2
M0
T1
N2
M0
IIIA
T2
N2
M0
T3
N1
M0
T3
N2
M0
T4
N0
M0

IIIB
T4
N1
M0
T4
N2
M0
IIIC
Bất kỳ T
N3
M0
IV
Bất kỳ T
Bất kỳ N
M1
Bệnh nhân được phân loại giai đoạn từ 0, I đến IV bằng cách kết hợp đặc điểm

TNM, trong đó giai đoạn 0 tương ứng với chưa xác định ung thư; giai đoạn I, II là ung
4


thư giai đoạn sớm; giai đoạn III tương ứng với bệnh tiến triển tại chỗ và giai đoạn IV
tương ứng với bệnh di căn [29], [14].
1.1.1.3. Các biện pháp điều trị ung thư vú
Lựa chọn điều trị ung thư vú phụ thuộc vào giai đoạn bệnh lúc chẩn đoán, đặc
điểm bệnh học của khối u (thể mô bệnh học, độ mơ học, tình trạng thụ thể nội tiết, HER2,
chỉ số tăng sinh khối u, các đột biến gen, các yếu tố nguy cơ về gen…), tốc độ phát triển
trên lâm sàng của bệnh, mong muốn của bệnh nhân và các bệnh mắc kèm [1], [10]. Bệnh
nhân mắc ung thư vú ở giai đoạn sớm và tiến triển tại chỗ được điều trị với mục tiêu
chữa khỏi bệnh [40]. Trong khi đó, mục tiêu điều trị của ung thư vú giai đoạn di căn

hoặc tái phát là giúp giảm nhẹ các triệu chứng và duy trì hoặc cải thiện chất lượng cuộc
sống của bệnh nhân. Hiện nay, phần lớn tiếp cận điều trị là đa mô thức, thông qua phối
hợp các biện pháp khác nhau giúp giảm tỷ lệ tử vong do ung thư vú. Các biện pháp có
thể áp dụng bao gồm: điều trị tại chỗ (phẫu thuật); điều trị tại vùng (xạ trị) và điều trị
tồn thân (hóa trị, điều trị đích, điều trị nội tiết, điều trị miễn dịch) [1].
-

Các phương pháp điều trị tại chỗ, tại vùng:

• Phẫu thuật: phẫu thuật thường dùng ở các bệnh nhân giai đoạn đầu, khi mà tổ
chức khối u còn khu trú và chưa di căn xa [4], [10]. Phẫu thuật ung thư vú chia
làm hai loại chính: phẫu thuật cắt bỏ vú và phẫu thuật bảo tồn vú. Phẫu thuật bảo
tồn vú – cắt bỏ khối u là một giải pháp thay thế cho phẫu thuật cắt bỏ vú ở những
bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm có đủ tiêu chuẩn phẫu thuật, giúp giảm tỷ lệ tái
phát ở bên vú được điều trị và có thể chấp nhận được về mặt thẩm mỹ [47]. Phẫu
thuật cắt bỏ vú được chỉ định cho những trường hợp có chống chỉ định với phẫu
thuật bảo tồn vú hoặc do nhu cầu của bệnh nhân [1], [12].
• Xạ trị: là phương pháp dùng tia bức xạ ion hóa có năng lượng cao để tiêu diệt các
tế bào ung thư. Xạ trị thường được sử dụng bổ trợ sau phẫu thuật cắt bỏ hoặc
phẫu thuật bảo tồn vú [7]. Mục tiêu của xạ trị là loại bỏ các tế bào ung thư cịn
sót lại sau phẫu thuật, làm giảm nguy cơ tái phát và cải thiện tỷ lệ sống đối với
bệnh nhân ung thư vú [4], [9]. Ngồi ra, xạ trị có thể phối hợp với hóa chất để
tăng khả năng tiêu diệt tế bào ung thư tại khu vực mà điều trị chỉ bằng hóa chất
khơng đủ khả năng tiêu diệt [6].
-

Các phương pháp điều trị tồn thân:

• Hóa trị: là việc sử dụng các chất độc tế bào với mục đích loại bỏ các tế bào ung
thư trong cơ thể [32]. Quyết định điều trị ung thư vú bằng hóa trị phụ thuộc vào

các yếu tố như: đặc điểm mô học của khối u, thụ thể estrogen (ER) và/hoặc
progesteron (PR), giai đoạn khối u, tuổi bệnh nhân và mức độ xâm lấn hạch bạch

5


huyết [66]. Hóa trị được chia làm 3 loại chính: hóa trị tân bổ trợ, hóa trị bổ trợ và
hóa trị điều trị chính [58]. Trong đó:
o Hóa trị bổ trợ: áp dụng đối với ung thư vú giai đoạn sớm, hóa trị có thể được
thực hiện sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư cịn sót lại, nếu các tế
bào ung thư không được tiêu diệt triệt để có thể phát triển dẫn tới tái phát hoặc
di căn.
o Hóa trị tân bổ trợ: áp dụng trong các trường hợp khối u lớn hoặc hạch nách
dính khơng thể phẫu thuật được ngay, hóa trị giúp giảm kích thước khối u để
tạo thuận lợi cho phẫu thuật hoặc xạ trị.
o Hóa trị điều trị chính: áp dụng đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn di căn hoặc
không có phương pháp điều trị hiệu quả khác, hóa trị là phương pháp điều trị
chính nhằm mục tiêu giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh, cải thiện chất lượng
cuộc sống tổng thể, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.
Tóm lại, hóa trị được áp dụng với các mục tiêu điều trị khác nhau tùy thuộc đặc
điểm bệnh và được chứng minh là phương pháp mang lại hiệu quả cao, kéo dài thời gian
sống thêm cho bệnh nhân [1], [26], [31], [32].
• Điều trị nhắm đích hay điều trị đích: hiện nay đang được áp dụng rộng rãi trong
điều trị ung thư vú. Các thuốc kháng thụ thể Her-2/Neu, một thụ thể tyrosin kinase,
được dùng trong điều trị cho khoảng 20 – 30% bệnh nhân ung thư vú và thường
kết hợp với phác đồ hóa trị, có tác dụng chọn lọc, trực tiếp lên tế bào ung thư, ít
gây độc cho tế bào lành, giảm các tác dụng phụ. Các thuốc điển hình được sử
dụng trong liệu pháp nhắm đích bao gồm trastuzumab, pertuzumab,
bevacizumab,… [1], [6].
• Điều trị nội tiết: được chỉ định khi bệnh nhân có thụ thể nội tiết tố estrogen dương

tính với mục đích làm chậm hoặc ngừng phát triển các tế bào ung thư nhạy cảm,
thông qua ức chế khả năng bài tiết của cơ thể hoặc tác động vào hoạt động của
nội tiết tố. Các thuốc điển hình được sử dụng trong liệu pháp nội tiết bao gồm
tamoxifen, letrozol, anastrozol, exemestan,…[38].
1.1.2. Hóa trị liệu trong điều trị ung thư vú
1.1.2.1. Hóa chất điều trị ung thư vú
Hóa trị liệu tác động lên các giai đoạn khác nhau trong quá trình tổng hợp acid
nucleic và sinh tổng hợp protein tế bào ung thư ở các thời kỳ khác nhau của sự phân
chia tế bào. Tại các tế bào, có khoảng 50% tế bào ở giai đoạn nghỉ không phân chia (giai
đoạn G0). Sự phân chia của các tế bào ung thư chia làm bốn giai đoạn:
-

Giai đoạn G1: còn được gọi là giai đoạn sinh trưởng. Tế bào sinh ra enzym cần
cho sự tổng hợp ADN.
6


-

Giai đoạn S: nhân đôi ADN.

-

Giai đoạn G2: tổng hợp ARN, các protetin đặc hiệu của ung thư, chuẩn bị cho
quá trình nguyên phân.
Giai đoạn M: thời kỳ nguyên phân gồm có kỳ đầu, kỳ giữa, kỳ sau và kỳ cuối [3].

-

Nguyên tắc hóa trị liệu ung thư là chọn các thuốc tác động lên nhiều giai đoạn

nhằm giảm nhiều nhất số lượng tế bào ung thư. Đa số các thuốc thường tác động lên các
giai đoạn S, G2 và M. Có nhiều loại hóa chất được dùng trong điều trị ung thư vú, gồm
các tác nhân thuộc các nhóm sau:
-

Nhóm kháng chuyển hóa: các thuốc này có cấu trúc hóa học tương tự các chất
chuyển hóa trong q trình tổng hợp acid nucleic, từ đó ngăn cản sự tổng hợp
acid nucleic của tế bào ung thư. Một số đại diện của nhóm thuốc thường gặp là
methotrexat, 5-FU, capecitabin, gemcitabin,…

-

Nhóm alkyl hóa: trong cơ thể các thuốc này chuyển hóa thành các gốc alkyl gọi
là ion carbonium R-CH2+, gốc này phản ứng mạnh trên các vị trí ái nhân của acid
nucleic như: N ở vị trí 7 hoặc O ở vị trí 6 trong phân tử guanin; N ở vị trí 1 hay
3 của adenin; N ở vị trí 3 của cytosin. Các thuốc này thường tác động lên giai
đoạn G1 và S trong chu kỳ phát triển tế bào. Một số thuốc: cyclophosphamid,
carboplatin, cisplatin,...

-

Alcaloid thực vật và các sản phẩm từ tự nhiên khác:

• Các taxan: các thuốc làm tăng quá trình trùng hợp các dimer tubulin tạo thành
các vi quản và làm ổn định các vi quản, ức chế quá trình phân bào đồng thời gây
ra các bất thường về cấu trúc vi quản trong quá trình phân bào. Một số thuốc:
docetaxel, paclitaxel,...
• Các alcaloid của cây dừa cạn: các thuốc này ngăn cản sự phân bào ở giai đoạn M
bằng cách gắn lên một protein đặc hiệu của tế bào – tubulin, làm cho quá trình
phân ly của các sợi nhiễm sắc thể sai lệch. Một số thuốc: vinorelbin, vinblastin,

vincristin,...
-

Các kháng sinh độc tế bào: phần phân tử mang nhân thơm có cấu trúc phẳng
chèn vào giữa hai base nitơ của ADN, phần đường sẽ tương tác với nhánh bên
của cặp base nitơ nằm gần đó. Từ đó, ức chế enzym topoisomerase II dẫn đến ức
chế sự sao chép ADN, ức chế sự phân chia và phát triển khối u. Thuốc thường
dùng trong nhóm có doxorubicin và epirubicin [2], [3].

1.1.2.2. Khuyến cáo điều trị bằng hóa chất cho bệnh nhân ung thư vú
Bệnh nhân ung thư vú điều trị hóa chất với vai trị giúp ngăn chặn hoặc làm chậm
sự phát triển, phân chia và lây lan của các tế bào ung thư bên trong cơ thể. Ngồi ra, hóa
trị tân bổ trợ sẽ tác động trực tiếp vào các tế bào ung thư khiến các khối u này giảm kích
7


thước, giảm giai đoạn để tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân ung thư bắt đầu các bước
điều trị tiếp theo như phẫu thuật hoặc xạ trị. Đối với bệnh nhân vừa trải qua đợt phẫu
thuật lấy khối u, bác sĩ có thể chỉ định thêm phương pháp hóa trị ung thư (hóa trị bổ trợ)
nhằm mục đích tiêu diệt triệt để các tế bào ung thư cịn sót lại, cũng như ngăn ngừa nguy
cơ bệnh tái phát và di căn. Ngồi những vai trị trên, hóa trị cũng có thể sử dụng trong
điều trị các triệu chứng bệnh để cải thiện hơn chất lượng cuộc sống của bệnh nhân [10],
[14].
-

Trên đối tượng bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm và tiến triển tại chỗ
Hướng dẫn điều trị của Bộ Y Tế và hướng dẫn của NCCN (Mạng lưới ung thư

Quốc gia Hoa Kỳ) đã đưa ra rất nhiều phác đồ điều trị, trong đó phác đồ AC-T (phối
hợp một anthracyclin và cyclophosphamid, tiếp nối là các chu kỳ dùng một taxan) là

phác đồ được ưu tiên lựa chọn [1], [49]. Ngoài ra, hướng dẫn điều trị ESMO (Hiệp hội
Ung thư Y tế châu Âu) cũng đã khuyến cáo việc sử dụng phác đồ anthracyclin/taxan là
phác đồ tiêu chuẩn đối với hầu hết các bệnh nhân ung thư vú do hiệu quả của phác đồ
này giúp giảm tỷ lệ tái phát và tử vong [21]. Các hướng dẫn điều trị đã nêu trên cũng
khuyến cáo ưu tiên sử dụng phác đồ AC-T liều dày (khoảng thời gian nghỉ giữa các chu
kỳ được rút ngắn so với phác đồ AC-T tiêu chuẩn) do phác đồ liều dày giúp bệnh nhân
giảm tỷ lệ tái phát và tỷ lệ tử vong do ung thư vú trong 10 năm mà không làm tăng tỷ lệ
tử vong do các nguyên nhân khác so với phác đồ tiêu chuẩn [1], [49].
-

Đối với bệnh nhân ung thư vú giai đoạn IV hoặc tái phát
Phác đồ đơn trị liệu và đa trị liệu cũng được khuyến cáo trong các hướng dẫn

điều trị [1], [21], [49]. Trong đó, phác đồ đơn trị liệu được ưu tiên hơn do độc tính thấp,
chất lượng sống của bệnh nhân được đảm bảo; đa trị liệu được sử dụng trong trường hợp
bệnh tiến triển nhanh, di căn tạng đe dọa tính mạng, khi cần bệnh đáp ứng nhanh để
kiểm soát triệu chứng [1]. Theo NCCN, liệu pháp đa trị liệu có liên quan đến sự gia tăng
tác dụng không mong muốn mà bệnh nhân gặp phải, đồng thời khơng tìm thấy sự khác
biệt giữa đáp ứng điều trị của bệnh nhân khi sử dụng hai loại phác đồ trên. Một số phác
đồ đơn trị liệu được ưu tiên như taxan (paclitaxel), anthracyclin (doxorubicin, liposomal
doxorubicin), nhóm thuốc kháng chuyển hóa (capecitabin, gemcitabin), nhóm thuốc ức
chế tiểu vi quản (vinorelbin, eribulin),…[1], [49].
1.1.2.3. Tác dụng khơng mong muốn của hóa chất điều trị ung thư vú
Hầu hết các loại thuốc gây độc tế bào nhắm vào các tế bào đang nhân lên nhanh
với đích tác dụng là các acid nucleic và tiền chất, được tổng hợp trong quá trình phân
chia tế bào; tuy nhiên, các thuốc này ít có khả năng phân biệt tế bào lành với tế bào ung
thư [44], [59]. Vì vậy, các thuốc điều trị hóa chất có thể gây ra các dụng không mong
muốn cho bệnh nhân ngay ở liều điều trị. Trong nhiều trường hợp, sự phát triển của các
8



khối u đặc có phần chậm hơn so với các tế bào lành trong cơ thể như tủy xương, niêm
mạc dạ dày ruột và tuyến sinh dục. Do đó, thuốc ảnh hưởng đến các mơ này ngồi phụ
thuộc vào liều lượng và độ nhạy cảm của từng cá thể. Các tác dụng khơng mong muốn
có thể cấp hoặc mạn tính; trong đó, nhiều ADR có khả năng đe dọa đến tính mạng [23],
[59].
Một số các tác dụng khơng mong muốn cần lưu ý đã được đề cập trong nhiều bộ
câu hỏi về kiến thức/hành vi tự chăm sóc trên đối tượng bệnh nhân ung thư đang điều
trị hóa chất. Các tác dụng không mong muốn này bao gồm: suy tủy xương (giảm bạch
cầu trung tính, thiếu máu); độc tính trên đường tiêu hóa (buồn nơn và nơn mửa, viêm
niêm mạc miệng); rụng tóc, mệt mỏi [25], [28].
-

Suy tủy xương, đa dạng về mức độ và các biểu hiện, bao gồm:

• Giảm bạch cầu trung tính: hầu hết các bệnh nhân được hóa trị đều giảm số lượng
bạch cầu trong khoảng từ 10 đến 14 ngày sau mỗi chu kỳ hóa trị, sau đó thường
trở về bình thường trước khi điều trị hóa chất đợt tiếp theo. Trong trường hợp
bệnh nhân giảm bạch cầu trung tính nặng hoặc kéo dài có thể bị sốt, tăng nguy
cơ nhiễm trùng gây nguy hiểm đến tính mạng. Đối với bệnh nhân giảm bạch cầu
trung tính, mục tiêu chính là ngăn ngừa biến chứng nhiễm trùng hoặc phát hiện
nhiễm trùng ở giai đoạn sớm nhất. Các phác đồ có nguy cơ cao gây giảm bạch
cầu trung tính thường gặp là: AC, TC, AC-P, FEC… [23], [59].
• Thiếu máu: có nhiều ngun nhân dẫn đến thiếu máu ở bệnh nhân ung thư vú như
mất máu, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể, suy tủy hoặc tác động trực
tiếp của các thuốc gây độc tế bào. Các triệu chứng thiếu máu như: mệt mỏi, ù tai,
hoa mắt, chóng mặt,… có thể ảnh hưởng tới hoạt động bình thường cũng như
chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Các phác đồ gây thiếu máu thường gặp là:
TC, TAC, AC-D,… [23], [59].
-


Độc tính trên đường tiêu hóa

• Buồn nôn và nôn: thông thường buồn nôn và nôn thường xuất hiện từ 4 đến 6 giờ
sau khi bắt đầu điều trị và kéo dài trong 1 đến 2 ngày sau đó [59]. Buồn nơn và
nơn do hóa trị làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, giảm tuân thủ điều
trị và là mối lo ngại đối với rất nhiều bệnh nhân. Mức độ gây nôn khác nhau tùy
thuộc vào các phác đồ điều trị của bệnh nhân. Hơn 90% bệnh nhân có nguy cơ
gặp phải buồn nơn, nơn khi điều trị bằng phác đồ phối hợp liều cao của
doxorubicin và cyclophosphamid, trong khi đó các phác đồ có chứa docetaxel,
paclitaxel hoặc carboplatin thì chỉ gây nơn vừa phải với khoảng 60-90% bệnh
nhân [13]. Hiện nay, buồn nôn và nơn đã được kiểm sốt tốt hơn nhờ chiến lược
dự phịng bằng thuốc. Các nhóm thuốc được khuyến cáo sử dụng trong dự phòng
9


nôn là chất đối kháng thụ thể 5-hydroxytryptamin (5-HT3) và glucocorticoid (đặc
biệt là dexamethason) [1], [56].
• Viêm niêm mạc miệng: biểu hiện ban đầu thường xuất hiện ban đỏ mô mềm niêm
mạc miệng hoặc vòm miệng kèm theo cảm giác bỏng rát trong khoang miệng.
Khi bệnh tiến triển nặng, tạo thành các vết loét lớn gây đau đớn, khó nuốt khiến
cho bệnh nhân gặp khó khăn trong q trình ăn uống, có thể làm tăng nguy cơ
nhiễm trùng tại chỗ và toàn thân, ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng cuộc sống
của bệnh nhân. Đối với viêm niêm mạc miệng nặng có thể dẫn đến việc gián đoạn
điều trị hoặc giảm liều hóa chất ở chu kỳ kế tiếp, do đó có thể ảnh hưởng hiệu
quả điều trị. Hiện tại các biện pháp dự phòng và điều trị chủ yếu là giảm nhẹ, bao
gồm: vệ sinh răng miệng thích hợp, chế độ ăn kiêng và sử dụng các sản phẩm
chăm sóc răng miệng, nước súc miệng giảm đau tại chỗ, thuốc gây tê tại chỗ và
thuốc giảm đau. Một số phác đồ gây viêm niêm mạc miệng thường gặp là: AC,
TC, AC-P, TA… [44], [61].

-

Rụng tóc: rụng tóc là tác dụng không mong muốn thường gặp trên hầu hết các
bệnh nhân ung thư vú điều trị hóa chất. Rụng tóc do hóa trị liệu có thể gây ra
những hậu quả nặng nề về mặt tâm lý xã hội và chất lượng cuộc sống của bệnh
nhân [33]. [33]. Một nghiên cứu chỉ ra rằng, những phụ nữ mắc ung thư có rụng
tóc sẽ cảm thấy tự ti về cơ thể hơn và chất lượng cuộc sống thấp hơn so với những
phụ nữ cũng mắc ung thư nhưng khơng bị rụng tóc. Các phác đồ gây rụng tóc
thường gặp là: AC-P, FEC, paclitaxel,…. [46].

-

Mệt mỏi: mệt mỏi là một vấn đề sức khỏe thường gặp ở bệnh nhân ung thư đang
điều trị hóa chất. Hầu hết, các bệnh nhân đều cảm thấy mệt mỏi ở một mức độ
nào đó trong q trình điều trị, khoảng một phần ba trong số đó sẽ vẫn có tình
trạng mệt mỏi kéo dài một vài năm tiếp theo sau khi điều trị [15], [22]. Các
nguyên nhân gây ra mệt mỏi ở bệnh nhân thường là do sự tiến triển của bệnh lý,
điều trị bằng hóa chất gây độc tế bào, liệu pháp nhắm mục tiêu hoặc xạ trị, thiếu
máu, rối loạn giấc ngủ và dinh dưỡng kém,…[17]. Nhìn chung, mệt mỏi ảnh
hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân bao gồm cả thể chất, tâm lý
xã hội, nghề nghiệp, kinh tế,… Một đặc điểm cơ bản giúp phân biệt mệt mỏi do
hóa trị và sự mệt mỏi thường ngày là không giảm bớt ngay cả khi người bệnh
nghỉ ngơi [16], [22].
Ngoài ra, bệnh nhân đang điều trị hóa chất có thể gặp các vấn đề về da (ngứa, đỏ,

phát ban, …), các vấn đề về tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón,…), độc tính trên tim, gan,
thận,…. Tùy vào từng phác đồ điều trị, bệnh nhân sẽ gặp các tác dụng không mong
muốn với mức độ và tần suất khác nhau [44].
10



1.2. Tổng quan về kiến thức hóa trị và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư
vú điều trị hóa chất
1.2.1. Tầm quan trọng của kiến thức hóa trị và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân
ung thư vú điều trị hóa chất
Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tự chăm sóc sức khỏe là cách
mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng có khả năng chăm sóc cho nhu cầu thể chất, kiểm
soát các vấn đề bệnh lý nhẹ và các chứng bệnh mạn tính. Đây được xem là giải pháp
giúp giảm tải áp lực lên hệ thống y tế, kiểm soát hiệu quả chi tiêu y tế, thúc đẩy hành vi
chăm sóc sức khỏe phù hợp, trong đó mỗi cá nhân chịu một phần trách nhiệm với sức
khỏe của chính mình [73]. Đối với bệnh nhân ung thư được chỉ định hóa trị liệu, bệnh
nhân có thể nhập viện để hồn thành các xét nghiệm và được truyền hóa chất ngay khi
được bác sĩ đánh giá đủ điều kiện. Nếu không cần đến các chăm sóc đặc biệt, bệnh nhân
có thể xuất viện sau khi kết thúc truyền hóa chất cho đến chu kỳ tiếp theo; vì vậy có khả
năng sẽ phải đối mặt với các biến cố bất lợi của thuốc trong thời gian theo dõi ở nhà. Do
đó, bệnh nhân (và/hoặc người chăm sóc) cần có các kiến thức đầy đủ cũng như khả năng
tự chăm sóc, nhận biết và xử trí đúng đối với các biến cố bất lợi [11], [24].
Kiến thức về hóa trị là những vấn đề bệnh nhân cần hiểu biết liên quan đến hóa
trị bao gồm mục tiêu và thời gian điều trị, các tác dụng khơng mong muốn có thể xảy ra,
các biện pháp điều chỉnh lối sống, các nguồn thông tin tra cứu và lý do cần tránh thai
trong khi điều trị [25]. Bệnh nhân có kiến thức hóa trị biết được mục tiêu, ý nghĩa, các
vấn đề liên quan của điều trị và áp dụng chúng vào các hành vi tự chăm sóc, từ đó giúp
cải thiện việc tuân thủ điều trị trong các chu kỳ [18]. Mặt khác, bệnh nhân cần nhận biết
các tác dụng không mong muốn, cách xử trí phù hợp trong từng trường hợp, đặc biệt là
các triệu chứng nghiêm trọng cần phải liên hệ ngay với cơ sở y tế. Bên cạnh đó, rèn
luyện lối sống phù hợp trong q trình điều trị có thể giúp giảm thiểu các triệu chứng
bất lợi, nâng cao chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần
biết cách để tìm kiếm hoặc trao đổi các thơng tin liên quan đến phương pháp điều trị của
mình qua các nguồn thông tin đáng tin cậy. Việc tiếp cận với các nguồn thơng tin thiếu
chính thống có thể gây hoang mang, lo lắng đối với bệnh nhân [25], [55]. Vì vậy, bệnh

nhân có kiến thức khơng đầy đủ về hóa trị liệu sẽ dẫn đến các xử trí khơng phù hợp làm
tăng khả năng nhập viện và giảm chất lượng cuộc sống [67].
Ngồi những lợi ích đối với bệnh nhân, khảo sát về đặc điểm kiến thức hóa trị và
hành vi tự chăm sóc trên đối tượng ung thư vú đang điều trị hóa chất giúp nhân viên y
tế có thể lập kế hoạch nâng cao kiến thức hóa trị và các hành vi tự chăm sóc bằng các
phương pháp khác nhau. Ngoài ra, từ kết quả của các nghiên cứu về kiến thức hóa trị và

11


hành vi tự chăm sóc, bác sĩ có thể có thêm căn cứ để cân nhắc và lựa chọn phương pháp
điều trị phù hợp nhất cho bệnh nhân [25], [55], [67].
1.2.2. Kiến thức hóa trị của bệnh nhân ung thư vú đang điều trị hóa chất
1.2.2.1. Các bộ cơng cụ đánh giá kiến thức hóa trị của bệnh nhân ung thư vú
Bộ câu hỏi “Kiến thức về hóa trị” (The Chemotherapy Knowledge Questionnaire)
được xây dựng bởi tác giả Dodd và Mood từ năm 1981, gồm có 20 câu hỏi trong các
lĩnh vực: tên thuốc, tác dụng khơng mong muốn có thể xảy ra, và mục đích của hóa trị.
Kiến thức về hóa trị được đánh giá dựa trên việc bệnh nhân có thể phân biệt các yếu tố
được đề cập trong các lĩnh vực trên hơn là đánh giá việc bệnh nhân có thực sự hiểu đúng
về kiến thức hóa trị hay khơng. Ngồi ra, các lĩnh vực đề cập trong bộ câu hỏi chưa thực
sự được thẩm định về mức độ liên quan đến hóa trị [25], [28].
Một bộ câu hỏi liên quan đến kiến thức được Arunachalam và cộng sự áp dụng
trong một nghiên cứu năm 2021 về tác dụng khơng mong muốn của hố trị liệu bao gồm
24 câu hỏi. Bệnh nhân sẽ lựa chọn đáp án có/khơng cho từng câu hỏi. Mức độ tin cậy
của bộ câu hỏi được đánh giá bằng test-re-test với r = 0,72-0,78 (giá trị r càng gần 1 cho
thấy mức độ tin cậy của thang càng cao). Tuy nhiên, bộ công cụ chỉ xoay quanh các tác
dụng không mong muốn của hóa trị, kết quả của nghiên cứu sẽ khơng thể đánh giá một
tồn diện kiến thức hóa trị của bệnh nhân [11].
Một số bộ công cụ khác đo lường mức độ tái hiện hoặc nhớ lại được kiến thức
sau một chương trình tư vấn, hơn là đánh giá kiến thức của bệnh nhân. Các bộ công cụ

này thường dựa trên cách tiếp cận từ nội dung của tư vấn bệnh nhân thay vì tất cả các
kiến thức liên quan đến hóa trị và được sử dụng để đánh giá mức độ ghi nhớ của bệnh
nhân sau khi được tư vấn [34], [35].
Từ những hạn chế trên, bộ câu hỏi Leuven về kiến thức về hóa trị của bệnh nhân
ung thư (The Leuven Questionnaire on Patient Knowledge of Chemotherapy, L-PaKC)
được phát triển. Nhóm tác giả đã xây dựng những chủ đề về kiến thức mà bệnh nhân
ung thư cần có. Những chủ đề này được thẩm định nội dung bởi quy trình lấy đồng thuận
Delphi 3 vịng từ một nhóm chun gia gồm 3 bác sĩ và 6 điều dưỡng để loại bỏ những
chủ đề ít liên quan. Bộ câu hỏi sau đó được thẩm định về nội dung, hình thức, đánh giá
độ khó của câu hỏi và độ tin cậy; kết quả nghiên cứu cho thấy bộ câu hỏi độ chính xác
(CVI = 0,78-1,00) và độ tin cậy tốt (Cronbach’s alpha = 0,67) [25].
1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức hóa trị của bệnh nhân ung thư vú
-

Các đặc điểm nhân khẩu học:

• Tuổi: nhiều nghiên cứu đồng thuận rằng tuổi càng tăng, khả năng đọc hiểu càng
kém dẫn đến sự hạn chế về kiến thức hoá trị của bệnh nhân. Madden nhận thấy
rằng trên các đối tượng bệnh nhân từ 20 đến 78 tuổi khả năng và tốc độ đọc hiểu
12


giảm dần [45]. Rice và Mayer cũng ghi nhận rằng bệnh nhân từ 62 đến 80 tuổi sẽ
gặp khó khăn để ghi nhớ nội dung của đoạn văn mình đã đọc hơn so với người
trẻ tuổi [60]. Trong một nghiên cứu đánh giá khả năng nhận thức của người cao
tuổi khẳng định rằng so với người trẻ thì người cao tuổi khơng thua kém về kỹ
năng, kiến thức đã có từ trước. Tuy nhiên, đối với các thông tin mới, kiến thức
mới, kỹ năng mới thì họ cho thấy việc khơng linh hoạt, thận trọng, bảo thủ trong
q trình tiếp thu và đọc hiểu [37].
• Thu nhập: nhiều nghiên cứu đồng thuận rằng có sự ảnh hưởng của thu nhập đến

kiến thức hóa trị của bệnh nhân. Jiang và cộng sự; Lee và cộng sự đã nhận thấy
rằng, bệnh nhân có thu nhập thấp sẽ hạn chế hơn về kiến thức hóa trị [36] [42].
Trong nghiên cứu của Parker và cộng sự cũng nhận thấy sự khác biệt có ý nghĩa
về kiến thức hóa trị ở nhóm có thu nhập thấp nhất (<19999 USD/năm) so với
những người có thu nhập từ 30000 USD/ năm (p = 0,03) [54].
• Trình độ học vấn: trình độ học vấn là một trong các yếu tố thường được tìm thấy
có liên quan đến kiến thức hóa trị. Một nghiên cứu mơ tả cắt ngang trên 101 bệnh
nhân hóa trị tại Mỹ, kết quả nghiên cứu cho thấy trình độ học vấn cao hơn giúp
phụ nữ có kiến thức hóa trị nhiều hơn [36]. Osazuwa-Peters và cộng sự cũng đã
ghi nhận những bệnh nhân chỉ tốt nghiệp trung học trở xuống có kiến thức thấp
hơn so với bệnh nhân có bằng đại học [53].
• Tình trạng hơn nhân: tình trạng hơn nhân được tìm thấy có liên quan đến kiến
thức hóa trị trong một vài nghiên cứu. Parker và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu
các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức hóa trị liệu nhận thấy rằng, kiến thức hóa trị
bị ảnh hưởng bởi tình trạng hơn nhân (p = 0,018). Kiến thức về hóa trị của phụ
nữ đã kết hơn có sự khác biệt có ý nghĩa so với phụ nữ đã ly hôn (p = 0,02) [54].
-

Các đặc điểm về bệnh lý và điều trị

• Giai đoạn bệnh: Villar và cộng sự ghi nhận mối quan hệ giữa giai đoạn bệnh và
mức độ lo lắng của bệnh nhân, giai đoạn bệnh càng tiến triển đồng nghĩa với việc
bệnh nhân càng lo lắng hơn [68]. Trong nghiên cứu của mình, S. Gracia nhận
thấy lo lắng có thể làm hạn chế khả năng tiếp nhận, xử lý thông tin của bệnh nhân
dẫn đến kiến thức về hóa trị của bệnh nhân cịn hạn chế [30].
• Số chu kỳ hóa trị đã hồn thành: số chu kỳ hóa trị đã hồn thành có thể ảnh hưởng
đến kiến thức hóa trị của bệnh nhân. Trong nghiên cứu của Dodd & Mood; Rieger
& Yarbro nhận thấy bệnh nhân trải qua nhiều chu kỳ hóa trị có thể có thời gian
tiếp xúc, trao đổi các vấn đề liên quan đến hóa trị liệu với nhân viên y tế hoặc
những người cùng mắc, tự tìm kiếm thơng tin nhiều hơn và do đó, có thể có nhiều

về kiến thức hóa trị liệu hơn [54], [28].
13


1.2.3. Hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư vú đang điều trị hóa chất
1.2.3.1. Các bộ cơng cụ đánh giá hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư vú
Năm 1982, Dodd đưa ra bảng câu hỏi hành vi tự chăm sóc (The Self-Care
Behavior Questionnaire) cho phép bệnh nhân báo cáo các vấn đề khác nhau của 44 tác
dụng phụ như: (1) nếu bệnh nhân gặp phải và mức độ nghiêm trọng của tác dụng phụ
này, (2) hành vi xử trí của bệnh nhân để đối phó với tác dụng phụ, (3) mức độ hiệu quả
của các hành vi xử trí, (4) nguồn thơng tin các hành vi xử trí. Độ tin cậy của bộ câu hỏi
được thiết lập bằng test-re-test trên một nhóm nhỏ gồm 12 bệnh nhân. Tuy vậy bộ câu
hỏi có mức độ tin cậy thấp khi đánh giá bằng test-re-test (r=0,21) [27].
Năm 1991, Nail và cộng sự đưa ra nhật ký tự chăm sóc (The Self-care Diary):
cũng tương tự như bộ câu hỏi của Dodd nhưng giới hạn ở 17 loại ADR và khơng hỏi về
nguồn thơng tin hướng dẫn xử trí. Bộ câu hỏi này có độ tin cậy cao hơn (r = 0,80). Tuy
nhiên độ tin cậy chỉ dựa trên dữ liệu về mức độ nghiêm trọng của ADR, chỉ có 2 bệnh
nhân và 3 y tá thẩm định về mặt nội dung của bộ câu hỏi này [48].
Năm 1998, nhật ký tự chăm sóc bản thân phiên bản đầu tiên của Hà Lan dựa trên
bộ câu hỏi hành vi tự chăm sóc của Dodd và nhật ký tự chăm sóc của Nail. Nội dung
của bộ câu hỏi xoay quanh 5 triệu chứng nghiêm trọng nhất mà bệnh nhân trải qua, cách
xử trí của bệnh nhân và mức độ hiệu quả của các hành động xử trí. Tuy nhiên, dữ liệu
về độ tin cậy của nhật ký chưa được công bố rõ ràng và bệnh nhân cảm thấy khó khăn
khi phải viết nhiều trong nhật ký [24].
Bảng câu hỏi về gánh nặng hóa trị của của Tanghe và cộng sự (1998) bao gồm
31 triệu chứng mà bệnh nhân có thể gặp phải và cung cấp danh sách các xử trí có liên
quan đến triệu chứng. Bộ câu hỏi được tính trên thang điểm likert năm điểm. Nội dung
bộ câu hỏi được kiểm duyệt bởi 16 điều dưỡng ung thư từ Hiệp hội điều dưỡng ung thư
đến từ Bỉ và Hà Lan [24].
Năm 2021, Arunachalam và cộng sự tiến hành khảo sát về đặc điểm hành vi tự

chăm sóc trên đối tượng bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa chất. Nghiên cứu sử dụng
bộ câu hỏi gồm 22 câu hỏi liên quan đến các triệu chứng bệnh nhân gặp phải và các đáp
án để bệnh nhân có thể chọn lựa nhằm xác định các phương pháp xử trí khác nhau của
bệnh nhân ung thư đang điều trị hóa chất. Mức độ tin cậy của bộ câu hỏi nằm trong
khoảng r= 0,72-0,76 [11].
Những bộ công cụ trên đều tập trung vào hành vi tự chăm sóc bản thân liên quan
đến các tác dụng khơng mong muốn của hóa trị. Tuy nhiên, hành vi tự chăm sóc bản
thân trong q trình hóa trị khơng chỉ bao gồm cách xử trí với các tác dụng không mong
muốn mà bệnh nhân gặp phải. Bộ câu hỏi Leuven về tự chăm sóc trong thời gian hóa trị
(The Leuven questionnaire for Patient Self-care during Chemotherapy, L-PaSC) đã khắc
14


phục được những nhược điểm trên. Bộ câu hỏi sau khi được xây dựng bằng phương
pháp lấy đồng thuận Delphi 3 vịng từ một nhóm chun gia gồm 3 bác sĩ và 6 điều
dưỡng đã được đánh giá về mức độ chính xác và độ tin cậy (Cronbach’s Alpha =0,76)
trên quần thể lớn bệnh nhân ung thư. Các câu hỏi bao gồm cả nội dung liên quan đến
hành vi quản lý các biến cố bất lợi cũng như tự chăm sóc bản thân của bệnh nhân trong
q trình hóa trị [24].
1.2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư vú
-

Các đặc điểm nhân khẩu học

• Tuổi tác: kết quả giữa các nghiên cứu về ảnh hưởng của tuổi đến hành vi tự chăm
của bệnh nhân hiện nay chưa thống nhất. Lev và cộng sự thực hiện nghiên cứu
trên 307 bệnh nhân ung thư, nhận thấy rằng mức độ hiệu quả khi thực hiện các
hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân sẽ giảm dần theo thời gian khi không được
can thiệp bổ sung [43]. Tương tự, Rogers và cộng sự báo cáo rằng tuổi tác càng
cao thì bệnh nhân thực hiện các hành vi tự chăm sóc phù hợp càng giảm [62].

Tuy nhiên, trong nghiên cứu của Akin và cộng sự không nhận thấy được sự ảnh
hưởng của tuổi tác đến các hành vi tự chăm sóc [8].
• Trình độ học vấn: nhiều nghiên cứu đồng thuận rằng trình độ học vấn là một yếu
tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư.
Các nghiên cứu của Qian và cộng sự, Lam và Fielding, Porter và cộng sự đều cho
thấy bệnh nhân có trình độ học vấn cao sẽ tự tin hơn và thực hiện các hành vi tự
chăm sóc phù hợp hơn [41], [57]. Các nghiên cứu cũng nhận thấy, những bệnh
nhân có trình độ học vấn cao hơn có khả năng tìm kiếm và hiểu tốt hơn các nguồn
thông tin liên quan đến bệnh, phương pháp điều trị, tác dụng không mong muốn,
hành vi xử trí,…[57].
• Nghề nghiệp: nghiên cứu của Lam và Fielding cho thấy phụ nữ nội trợ có khả
năng tự chăm sóc kém hơn so với những phụ nữ đã nghỉ hưu hoặc đi làm [8].
Tương tự, Akin và cộng sự nhận ra rằng phụ nữ nội trợ ít có khả năng duy trì các
hành vi tự chăm sóc và rất cần hỗ trợ trong lĩnh vực này, đồng thời họ cũng báo
cáo có nhiều các về triệu chứng thể chất hơn so với phụ nữ nghỉ hưu [41].
-

Các đặc điểm bệnh lý và điều trị

• Giai đoạn bệnh: kết quả giữa các nghiên cứu về ảnh hưởng của giai đoạn bệnh
đến hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân hiện nay chưa thống nhất. Nghiên cứu
của Ogce và cộng sự trên đối tượng phụ nữ ung thư vú tại Thổ Nhĩ Kỳ nhận thấy
giai đoạn bệnh tăng ảnh hưởng tiêu cực đến hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân
[52]. Tương tự, các nghiên cứu của Qian và cộng sự, Porter và cộng sự đều cho
thấy khi giai đoạn bệnh tiến triển thì điểm số của hành vi tự chăm sóc bản thân
15


của bệnh nhân giảm xuống [57]. Tuy nhiên, Akin và cộng sự khơng tìm thấy mối
quan hệ giữa giai đoạn bệnh và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư [8].

1.3. Giới thiệu về Bệnh viện K
Ngày 17 tháng 7 năm 1969, được sự đồng ý của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế
ra quyết định số 711/QĐ-BYT thành lập Bệnh viện K được thành lập từ tiền thân là Viện
Curie Đông Dương (Insitut Curie de L’Indochine) ra đời tại Hà Nội vào ngày 19/10/1923
do Luật sư Mourlan phụ trách. Bệnh viện với 3 cơ sở có nhiều trang thiết bị hiện đại
sánh ngang tầm với các quốc gia trong khu vực.
-

Cơ sở 1: Số 43 Quán Sứ, Hoàn Kiếm, Hà Nội và số 9A-9B Phan Chu Trinh,
Hoàn Kiếm, Hà Nội.

-

Cơ sở 2: Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội.

-

Cơ sở 3: cơ sở Tân Triều, số 30 Cầu Bươu, Thanh Trì, Hà Nội.
Bệnh viện hiện có 77 viện, trung tâm, khoa, phòng, bộ phận trực thuộc với hơn

1.700 cán bộ, người lao động. Trong đó, bệnh nhân ung thư vú chủ yếu được điều trị nội
khoa tại khoa Nội 5 (điều trị ung thư vú, ung thư phụ khoa) và khoa Nội 6 (Nội Quán
Sứ).
-

Khoa Nội 5: mỗi ngày khoa khám và điều trị nội khoa cho khoảng 120-130 lượt
bệnh nhân nội và ngoại trú. Các phương pháp điều trị mà khoa Nội 5 đang triển
khai bao gồm hóa trị, điều trị nội tiết, điều trị miễn dịch.

-


Khoa Nội 6: là khoa điều trị tổng hợp các nhóm bệnh, hiện tại khoa Nội 6 (Nội
Quán Sứ) cung cấp các dịch vụ chẩn đốn, chăm sóc và điều trị nội khoa các bệnh
ung thư thuộc nhiều cơ quan khác nhau như ung thư vú-phụ khoa, ung thư phổi,
ung thư hệ tiêu hóa, các khối u vùng đầu mặt cổ, ung thư hệ sinh dục-tiết niệu,
lymphomas và các khối u hiếm gặp khác.
Hiện nay, bệnh viện K đang đi sâu vào cá thể hóa trong điều trị, mỗi bệnh nhân

có một phương án điều trị riêng, tích cực tiến hành các nghiên cứu khoa học, hợp tác
quốc tế nhằm tìm kiếm những phương pháp điều trị tốt hơn. Mặt khác, viện luôn quan
tâm chia sẻ, động viên bệnh nhân, nhằm giúp bệnh nhân vượt qua nỗi đau về tinh thần
và thể chất khi phải gánh chịu căn bệnh ung thư.
Tuy nhiên, hiện tại viện vẫn chưa chính thức có các phịng tư vấn riêng dành cho
bệnh nhân ung thư, hầu hết các thông tin liên quan trong quá trình điều trị bệnh nhân có
được thơng qua việc trao đổi với bác sĩ điều trị, điều dưỡng hoặc những bệnh nhân cùng
mắc ung thư. Lượng thông tin mà bệnh nhân thu được liên quan đến phương pháp điều
trị sắp hoặc đang thực hiện cịn rất hạn hẹp và có thể thiếu chính xác. Do đó, nghiên cứu
khảo sát về đặc điểm kiến thức và hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân ung thư vú đang

16


điều trị hóa chất tại viện sẽ được lấy làm căn cứ để xây dựng nội dung và quy trình tư
vấn cho bệnh nhân ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng đang điều trị hóa chất.

17


×