Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

khảo sát hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân suy thận mạn tại khoa nội thận bệnh viện trung ương huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.8 KB, 32 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của các bệnh thận mạn tính do tổn
thương thận mạn tính làm giảm sút từ từ số lượng nephron và sau đó suy giảm
chức năng thận. Các nhà nghiên cứu trong một thời gian dài đã tìm nhiều
phương cách cố gắng xác định cơ chế bệnh sinh của bệnh thận cũng như sự tiến
triển và sau cùng dẫn đến suy thận mạn. Nhiều nghiên cứu đã tìm ra hàng loạt
các yếu tố tham gia vào quá trình thúc đẩy tổn thương thận tiến triển bao gồm:
Chế độ ăn thường xuyên giàu đạm, hoạt hóa của hệ thống Renin- Angiotensin
trong thận, hiện tượng kết dính tiểu cầu trong thận, chuyển hóa Prostaglandin,
tăng huyết áp kéo dài mà sự kiểm soát huyết áp không hiệu quả và rối loạn
chuyển hóa lipoprotein… trong đó rối loạn thành phần lipoprotein gặp khá phổ
biến ở những bệnh nhân suy thận mạn. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về
thực nghiệm cũng như những nghiên cứu trên lĩnh vực lâm sàng đều cho thấy sự
rối loạn lipoprotein là một trong những yếu tố nguy cơ vô cùng quan trọng đối
với quá trình tiến triển của bệnh thận.
Theo số liệu của Hệ thống dữ liệu thận Hoa Kỳ (USRDS) thông báo năm
1999: trong số bệnh nhân suy thận mạn có 42% được điều trị bằng thận nhân tạo
chu kỳ và 36% được điều trị bằng lọc màng bụng và tỉ lệ mắc suy thận mạn
ngày càng gia tăng. Ở Việt Nam theo tác giả Phạm Mạnh Hùng, khi tiến hành
nghiên cứu trên 18.064 người đã đưa ra kết luận rằng số bệnh nhân cần lọc máu
và có nhu cầu ghép thận khoảng 5,5 bệnh nhân/100.000 người. Theo thống kê
của Nguyễn Thị Thịnh thì 40,4% tổng số bệnh nhân điều trị tại Khoa Thận Bệnh
viện Bạch Mai Hà Nội là người bệnh suy thận mạn. Hiện nay, theo thống kê trên
một triệu dân có khoảng 1.000 người được lọc máu chu kỳ và khoảng 70 người
được ghép thận cùng huyết thống.

2

Thời gian gần đây, với sự phát triển nhanh chóng và ngày càng tiến bộ


của các phương pháp điều trị thay thế thận suy, đã góp phần quan trọng làm cho
tuổi thọ bệnh nhân suy thận mạn được kéo dài hơn trước, làm cho chất lượng
cuộc sống được tốt hơn, nhưng bên cạnh đó cũng lại làm xuất hiện nhiều loại
biến chứng hơn và mức độ nguy hiểm của biến chứng ngày càng cao, trong đó
nguy hiểm nhất và đáng ngại nhất vẫn là biến chứng trên hệ tim mạch.
Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và
kết quả điều trị bệnh suy thận mạn, nhưng rất ít đề tài nghiên cứu về điều dưỡng
chăm sóc người bệnh cũng như hành vi tự chăm sóc.
Xuất phát từ ý tưởng trên chúng chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Khảo sát hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân suy thận mạn tại Khoa
Nội Thận bệnh viện Trung ương Huế” với mục tiêu
Đánh giá hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân suy thận mạn tại Khoa
Nội Thận bệnh viện Trung ương Huế




3

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU


1.1. BỆNH HỌC SUY THẬN MẠN
1.1.1. Đại cƣơng
Suy thận mạn là hậu quả của các bệnh mạn tính của thận gây giảm sút từ
từ số lượng nephron về chức năng làm giảm dần mức lọc cầu thận. Khi mức lọc
cầu thận giảm xuống dưới 50% (60 ml/phút) so với mức bình thường (120
ml/phút) thì được xem là có suy thận mạn.
Suy thận mạn là một hội chứng diễn biến theo từng giai đoạn: trong giai

đoạn sớm chỉ có một số triệu chứng rất kín đáo, ngược lại vào giai đoạn cuối
biểu hiện rầm rộ với hội chứng urê máu cao. Quá trình diễn biến của suy thận
mạn có thể kéo dài từ nhiều tháng đến nhiều năm.
1.1.2. Nguyên nhân
Hầu hết các bệnh lý thận mạn tính dù khởi phát là bệnh cầu thận, bệnh
ống kẽ thận hay bệnh mạch thận đều có thể dẫn đến suy thận mạn.
* Bệnh viêm cầu thận mạn
Hay gặp nhất, chiếm 40%. Viêm cầu thận mạn ở đây có thể nguyên phát
hay thứ phát sau các bệnh toàn thân: lupus ban đỏ hệ thống, đái đường, Scholein
Henon.
* Bệnh viêm thận bể thận mạn
Chiếm tỷ lệ khoảng 30%. Trong đó viêm thận bể thận mạn trên bệnh nhân
có sỏi thận tiết niệu là nguyên nhân thường gặp ở Việt Nam.
* Bệnh viêm thận kẽ
Thường do dùng thuốc giảm đau dài ngày (Phénylbutazone), tăng acid
uric máu, tăng calci máu.
4

* Bệnh mạch thận
- Xơ mạch thận lành tính hoặc ác tính.
- Huyết khối vi mạch thận.
- Viêm quanh động mạch dạng nút.
-Tắc tĩnh mạch thận.
* Bệnh thận bẩm sinh do di truyền hoặc không di truyền
- Thận đa nang.
- Loạn sản thận.
- Hội chứng Alport.
- Bệnh thận chuyển hóa (Cystinose, Oxalose).
* Bệnh hệ thống, chuyển hoá
- Đái tháo đường

- Các bệnh lý tạo keo: Lupus
Hiện nay nguyên nhân chính gây suy thận mạn ở các nước phát triển chủ
yếu là các bệnh lý về chuyển hóa và mạch máu thận (đái tháo đường, bệnh lý
mạch máu thận) trong khi các nước đang phát triển nhóm nguyên nhân do vi
trùng vẫn còn chiếm ưu thế với tỷ lệ cao.
1.1.3. Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng
* Triệu chứng lâm sàng
Phù: tuỳ thuộc vào nguyên nhân gây suy thận mạn mà bệnh nhân có thể
phù nhiều hay ít, nhiều trường hợp phù rất lớn đe doạ đến tính mạng.
Thiếu máu thường gặp, thiếu máu nhẹ hay nặng tuỳ từng giai đoạn. Trong
viêm cầu thận mạn thiếu máu rất rõ.
Tăng huyết áp khoảng 80% bệnh nhân, cần lưu ý các trường hợp tăng
huyết áp ác tính.
+ Suy tim thường là ở giai đoạn muộn và bệnh nhân rất nặng.
+ Hội chứng tăng ure máu trên lâm sàng:
+ Dấu chứng về tiêu hoá, thường là chán ăn, nôn và buồn nôn, tiêu chảy
5

+ Dấu chứng về thần kinh như nhức đầu, mất ngủ, kích thích hoặc hôn mê
tuỳ từng giai đoạn.
+ Dấu chứng về hô hấp thường là khó thở và rối loạn nhịp thở.
+ Dấu chứng về tim mạch: mạch nhanh, huyết áp tăng ở giai đoạn đầu, có
thể có tiếng cọ màng tim hay rối loạn nhịp.
+ Ngứa ngoài da.
+ Chuột rút.
+ Dấu chứng xuất huyết có thể gặp ngoài da hay nội tạng.
* Cận lâm sàng
- Công thức máu thấy thiếu máu.
- Ure, creatinin máu tăng
- Rối loạn điện giải và kiềm toan.

- Protein niệu dương tính
- Ngoài ra một số xét nghiệm khác có thể tìm được nguyên nhân suy thận
mạn: siêu âm, Xquang bụng không chuẩn bị, CT-scan ổ bụng
1.1.4. Điều trị
* Điều trị nội khoa
- Ăn nhạt khi có phù và huyết áp cao.
- Tránh dùng các thức ăn có nhiều kali.
- Hạn chế thịt và cá tuỳ thuộc vào tình trạng tăng ure máu.
- Lượng nước đưa vào khoảng 300-500 ml cộng với lượng nước tiểu trong
một ngày.
- Sử dụng các thuốc tăng huyết áp khi có huyết áp tăng.
- Kháng sinh được sử dụng trong những trường hợp có tình trạng
nhiễmtrùng, nhưng thận trọng đối với các kháng sinh độc cho thận, cần giảmliều
khi dùng kháng sinh ở những bệnh nhân này.
* Các phƣơng pháp khác
Lọc máu ngoài thận: thẩm phân màng bụng, thận chu kỳ.
6

Ghép thận.
1.1.5. Tiến triển và tiên lƣợng
Bệnh nhân bị suy thận mạn tiến triển ngày càng nặng dần cho dù là
nguyên nhân gì đi nữa.
Bệnh có thể dẫn đến tử vong nếu không được chạy thận nhân tạo chu kỳ
hay ghép thận kịp thời.
1.2. CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỊ SUY THẬN MẠN
1.2.1. Nhận định tình hình
* Đánh giá bằng cách hỏi bệnh
- Bệnh nhân có bị phù bao giờ chưa?
- Từ trước đến nay có rối loạn tiểu tiện không?
- Có tiền sử bị tăng huyết áp không?

- Có hay bị rối loạn tiêu hoá không?
- Có bị nhức đầu hay chóng mặt không?
- Tình hình sức khoẻ có giảm sút so với trước đây không?
- Tình trạng bệnh tật của gia đình bệnh nhân.
* Đánh giá bằng quan sát
- Đánh giá bệnh nhân về tinh thần, tổng trạng chung của bệnh nhân.
- Có buồn nôn và nôn không?
- Tình trạng hô hấp và hơi thở của bệnh nhân như thế nào?
- Các dấu hiệu về da, niêm mạc như thế nào?
- Tình trạng đi cầu và tính chất phân của bệnh nhân
- Màu sắc và số lượng nước tiểu
* Thăm khám bệnh nhân
- Kiểm tra các dấu hiệu sống.
- Đo số lượng nước tiểu.
- Khám các cơ quan:
+ Bụng: tràn dịch, thận có lớn không, các điểm đau
7

+ Hô hấp: nhịp thở, kiểu thở, mùi
+ Tim mạch: nhịp tim, các tiếng tim bất thường
* Thu nhận thông tin
- Thu nhận qua gia đình bệnh nhân.
- Qua hồ sơ, phiếu điều trị và chăm sóc.
1.2.2. Chẩn đoán điều dƣỡng
Qua phần nhận định như trên, người điều dưỡng có được một số chẩn
đoán ở bệnh nhân suy thận mạn như sau:
- Nhức đầu, mất ngủ do tăng ure máu.
- Chán ăn, buồn nôn do tăng ure máu.
- Tăng thể tích dịch ngoại bào do ứ nước và muối.
- Số lượng nước tiểu giảm do giảm chức năng lọc cầu thận.

- Nguy cơ nhiễm trùng do sức đề kháng giảm.
1.2.3. Lập kế hoạch chăm sóc
Người điều dưỡng phân tích, tổng hợp và đúc kết các dữ kiện để xác
địnhnhu cầu cần thiết của bệnh nhân, từ đó lập ra kế hoạch chăm sóc. Khi lập
kếhoạch chăm sóc phải xem xét đến toàn trạng bệnh nhân, đề xuất vấn đề ưu
tiên,vấn đề nào cần thực hiện trước và vấn đề nào thực hiện sau.
* Chăm sóc cơ bản
- Để bệnh nhân nghỉ ngơi, nằm đầu cao.
- Giải thích cho bệnh nhân và gia đình về tình trạng bệnh tật.
- Ăn đầy đủ năng lượng.
- Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
* Thực hiện các y lệnh
- Cho bệnh nhân uống thuốc và tiêm thuốc theo chỉ định.
- Làm các xét nghiệm cơ bản.


8

* Theo dõi
- Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở nếu có bất thường phải báo bác
sĩ ngay.
- Số lượng và màu sắc nước tiểu.
- Theo dõi một số xét nghiệm như: ure và creatinin máu, protein niệu,
côngthức máu, nếu có bất thường phải báo cho bác sĩ ngay.
- Theo dõi các biến chứng của bệnh
* Giáo dục sức khoẻ
Bệnh nhân và gia đình cần phải biết về nguyên nhân, cách phát hiện bệnh,
cách phòng bệnh và thái độ xử trí cũng như cách chăm sóc bệnh nhân suy thận
mạn.
1.2.4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Đặc điểm của bệnh nhân suy thận mạn là tình trạng tăng ure máu, rối loạn
nước, điện giải cũng như các biến chứng khác do suy thận mạn gây nên. Bệnh
nhân có thể tử vong do những biến chứng của bệnh.
* Thực hiện chăm sóc cơ bản
- Đặt bệnh nhân nằm nghỉ ở tư thế đầu cao.
- Động viên, trấn an bệnh nhân.
- Luôn giữ ấm cơ thể bệnh nhân.
- Quan sát và theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.
- Chế độ ăn uống:
+ Nước uống: cần căn cứ vào tình trạng bệnh nhân, tình trạng huyết ápvà
lượng nước tiểu. Lượng nước đưa vào kể cả ăn và uống khoảng 300ml cộng với
lượng nước tiểu trong ngày.
+ Chế độ ăn đối với bệnh nhân suy thận mạn cần đảm bảo cho bệnh nhân
một lượng calo đầy đủ. Bệnh nhân suy thận càng nặng càng cần đến nhiều calo
để giảm bớt sự giáng hóa cơ thể. ít nhất cũng phải đạt 35kcalo/kg trọng lượng/24
giờ.
9

Ăn nhạt, thức ăn dễ tiêu, đảm bảo năng lượng và nhiều vitamin (đối với
bệnh nhân vô niệu cần hạn chế hoa quả có nhiều K
+
như: chuối, cam, quýt,…).
Lượng đạm đưa vào cũng cần căn cứ vào tình trạng ure máu của bệnh nhân.
* Ure máu dưới 0,5g/l có thể cho bệnh nhân ăn nhiều đạm thực vật, ítđạm
động vật, số lượng đạm đưa trong một ngày vào khoảng 0,25 g/kg trọng lượng
cơ thể.
* Ure máu từ 0, 5 đến 1g/l, nên dùng đạm thực vật, không dùng đạm động
vật và lượng đạm đưa vào trong ngày ít hơn 0,25 g/kg trọng lượng.
* Ure máu trên 1g/l chế độ ăn chủ yếu là glucid và một số acid amin cần thiết.
+ Vệ sinh hàng ngày cho bệnh nhân: hàng ngày vệ sinh răng miệng và

dađể tránh các ổ nhiễm khuẩn, phát hiện sớm các ổ nhiễm trùng để cóhướng
điều trị cho bệnh nhân. áo, quần, vải trải giường và các vật dụng khác phải luôn
được sạch sẽ.
* Thực hiện các y lệnh
Thực hiện đầy đủ các y lệnh khi dùng thuốc, như: các thuốc tiêm, thuốc uống.
Trong quá trình dùng thuốc nếu có bất thường phải báo cho bác sĩ biết.
Thực hiện các xét nghiệm:
+ Các xét nghiệm về máu như: công thức máu, ure, creatinin, điện giải
đồvà dự trữ kiềm.
+ Các xét nghiệm siêu âm, điện tim.
+ Các xét nghiệm về nước tiểu: hàng ngày phải theo dõi kỹ số lượng
vàmàu sắc nước tiểu. Các xét nghiệm cần làm là: protein, ure, creatinin vàtế bào,
vi trùng.
* Theo dõi
+ Dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt, huyết áp, nhịp thở của bệnh nhân.
+ Các dấu chứng của tình trạng tăng ure máu trên lâm sàng.
+ Cân nặng bệnh nhân, dấu hiệu phù.
+ Số lượng và màu sắc nước tiểu.
10

+ Theo dõi chức năng thận thông qua các xét nghiệm ure, creatinin máu
và nước tiểu, hệ số thanh thải creatinin.
+ Theo dõi các dấu hiệu lâm sàng và các xét nghiệm để phát hiện rối loạn
nước, điện giải toan kiềm.
+Theo dõi các dấu hiệu của tăng K
+
máu trên lâm sàng và điện tim.
+Theo dõi các dấu hiệu của hạ Ca
++
máu.

*Giáo dục sức khoẻ
+ Bệnh nhân và gia đình cần phải biết về nguyên nhân, cách phát hiện
bệnh, cách phòng bệnh và thái độ xử trí cũng như cách chăm sóc bệnh nhân bị
suy thận mạn.
+ Điều dưỡng viên phải hướng dẫn cho bệnh nhân và gia đình bệnh nhân
chế độ ăn cần thiết cho người bị suy thận và cách theo dõi chế độ ăn uống đúng
quy định.
+ Bệnh nhân và gia đình bệnh nhân cần biết về sự cần thiết chạy thận
nhân tạo chu kỳ ở những bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối.
1.2.5. Đánh giá chăm sóc
+ Tình trạng bệnh nhân sau khi đã thực hiện y lệnh và thực hiện kế hoạch
chăm sóc so với lúc ban đầu của người bệnh mới vào viện để đánh giá tình hình
bệnh tật:
+ Quan sát tình trạng hô hấp có cải thiện không?
+ Quan sát số lượng, màu sắc của nước tiểu so với ban đầu.
+ Tình trạng thần kinh và tiêu hoá của bệnh nhân.
+ Các dấu hiệu sinh tồn có gì bất thường hay tốt lên không?
+ Đánh giá chăm sóc điều dưỡng cơ bản có được thực hiện và có đáp ứng
được với yêu cầu của người bệnh không?
+ Những vấn đề sai sót hoặc thiếu cần bổ sung vào kế hoạch chăm sóc và
điều trị để thực hiện.

11

Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP VÀ ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Người bệnh đang điều trị tại Khoa nội Thận Bệnh viện Trung ương Huế
từ ngày 2 đến ngày 5 tháng 5 năm 2013.

2.1.1. Tiêu chuẩn chọn đối tƣợng nghiên cứu
- Người bệnh đang điều trị tại Khoa.
- Người đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
- Người có khiếm khuyết khả năng nghe nói
- Người không đồng ý tham gia phỏng vấn
- Người quá mệt không thể trả lời phỏng vấn
2.1.3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 2/5/2013 đến ngày 18/5/2013 tại Khoa nội Thận Bệnh viện
Trung ương Huế.
2.2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả cắt ngang
2.2.2. Cỡ mẫu: Chon 31 bệnh nhân đang điều trị từ ngày 2 đến ngày 5 tại Khoa
nội Thận BVTW Huế.
2.2.3. Các bƣớc nghiên cứu
Qua nghiên cứu trên, tôi đã phỏng vấn được 46 người bệnh
- 2/5/2013 đến 4/5/2013: phỏng vấn
- 5/5/2013 đến 7/52013: xử lí số liệu
- 8/5/2013 đến 16/5/2013: viết báo cáo

12

2.2.4. Phƣơng pháp điều tra số liệu
- Dùng phiếu điều tra gồm 8 câu hỏi ngắn gọn, dễ hiểu phù hợp với mọi
trình độ và nhận thức của đối tượng nghiên cứu.
- Phỏng vấn trực tiếp 31đối tượng nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên.
2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Hành vi chăm sóc của bệnh nhân suy thận mạn tại Khoa Nội Thận
bệnh viện Trung ương Huế

2.4. XỬ LÝ VÀ PHÂN TÍCH SỐ LIỆU
- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê thông thường với Excel 2007.
- Tính tỉ lệ % đơn thuần.

















13

Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua phỏng vấn điều tra 31 bệnh nhân suy thận mạn với hành vi tự chăm
sóc của bệnh nhân suy thận mạn tại Khoa Nội Thận bệnh viện Trung ương
Huế, chúng em có két quả như sau:
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
3.1.1. Phân theo giới

Bảng 3.1. Phân theo giới
Giới
n
Tỷ lệ %
Nam
14
45,2
Nữ
17
54,8
Tổng
31
100

Nhận xét: Bênh nhân suy thân mạn có tỷ lệ nam (45,2%) nữ 54,8%)
3.1.2. Tuổi

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi

Nhận xét: Nhóm 21-40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất (41,9%)
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45

10-20 21-40 >40
19,4
41,9
38,7
Tỷ lệ %
Nhóm tuổi
14

3.1.3.Nghề nghiệp
Bảng 3.2. Phân bố theo nghề nghiệp
Nghề nghiệp
n
Tỷ lệ %
Sinh viên, học sinh
12
38,7
Công nhân viên
8
25,8
Già, cán bộ hưu trí
4
12,9
Lao động tự do
7
22,6
Tổng
31
100

Nhận xét: Sinh viên học sinh chiếm tỉ lệ cao nhất (38,7%)

3.1.4. Trình độ học vấn



Biểu đồ 3.2. Phân bố theo trình độ học vấn

Nhận xét: Trình độ trung học phổ thông cao nhất , chiếm tỉ lệ 35,5%
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Tiểu học Trung học cơ sở
Trung học phổ
thông
Đại học, sau đại
học
9,7
25,8
35,5
29
Tỷ lệ %
TĐHV
15

3.2. ĐÁNH GIÁ HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC CỦA BỆNH NHÂN SUY

THẬN MẠN
3.2.1. Hiểu biết về tình hình bệnh tật của bản thân
Bảng 3.3. Hiểu biết về tình hình bệnh tật của bản thân
Hiểu biết về tình hình bệnh tật của bản thân
n
Tỷ lệ %

27
87,1
Không
4
12,9
Tổng
31
100

Nhận xét: 87,1% bệnh nhân hiểu về tình hình bệnh tật của mình
3.2.2. Theo dõi các biểu hiện bất thƣờng của bệnh suy thận mạn
Bảng 3.4. Theo dõi các biểu hiện bất thường của bệnh suy thận mạn
Theo dõi các biểu hiện bất thƣờng
của bệnh suy thận mạn
n
Tỷ lệ %
Thiếu máu
14
45,2
Tăng huyết áp
15
48,4
Nước tiểu

23
74,2
Tình trạng phù
25
80,6
Cân nặng
21
67,7
Tác dụng phụ của thuốc
12
38,7
Tất cả ý trên
8
25,8
Không biết
2
6,5

Nhận xét: Tình trạng phù chiếm đa số với 80,6%. Có 2 bệnh nhân (6,5%),
không biết theo dõi gì
16

3.2.3. Những thức ăn thích hợp, an toàn
Bảng 3.5. Những thức ăn thích hợp, an toàn
Những thức ăn thích hợp, an toàn
n
Tỷ lệ %
Miến dong
22
71,0

Bột sắn
19
61,3
Khoai lang
23
74,2
Vải, nhãn, xoài, đu đủ, nho ngọt
20
64,5
Bầu, bí, mướp, thịt nạc, trứng, cá, sữa, tôm
24
77,4
Tất cả ý trên
17
54,8
Không biết
4
6,5

Nhận xét: Bầu, bí, mướp, thịt nạc, trứng, cá, sữa, tôm chiếm đa số
với 77,4%; kế tiếp Khoai lang 74,2%; sau đó là miến dong 71%. 2 bệnh nhân
( 6,5% ) không biết thức ăn nào thích hợp cho suy thận mạn.

3.2.4. Những thức ăn không thích hợp, an toàn
Bảng 3.6. Những thức ăn không thích hợp, an toàn
Những thức ăn không thích hợp, an toàn
n
Tỷ lệ %
Thuốc lá, café
23

74,2
Các phủ tạng động vật, thịt gà, thịt ngỗng
21
67,7
Măng (tren) , muối, chuối
19
61,3
Tất cả ý trên
15
48,4
Không biết
2
6,5

Nhận xét:
Thuốc lá, cà phê chiếm 74,2%; Các phủ tạng động vật, thịt gà, thịt ngỗng
chiếm 67,7%, măng, muối : 61,3%. 2 bệnh nhân không biết ( 6,5%)
17

3.2.5. Số lƣợng nƣớc tối thiểu phải đƣợc đƣa vào cơ thể hằng ngày
Bảng 3.7. Số lượng nước tối thiểu phải được đưa vào cơ thể hằng ngày
Số lượng nước tối thiểu
phải được đưa vào cơ thể hằng ngày
n
Tỷ lệ %
300 ml/ ngày
6
19,4
500 ml/ ngày
15

48,4
800 ml/ ngày
7
22,6
1000 ml/ ngày
3
9,7
Tổng
31
100,0

Nhận xét:
500ml là lượng nước tối thiểu phải đưa vào cơ thể hằng ngày chiếm 48,4%
3.2.6. Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày
Bảng 3.8. Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày
Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày
n
Tỷ lệ %

27
87,1
Không
4
12,9
Tổng
31
100
Nhận xét: Hằng ngày vệ sinh chiếm đa số 87,1%
3.2.7. Vận động thích hợp
Bảng 3.9. Vận động thích hợp

Vận động thích hợp
n
Tỷ lệ %
Nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường
14
45,2
Lao động vừa sức nhẹ nhàng
17
54,8
Làm những việc nặng nhọc
0
0,0
Tổng
31
100

Nhận xét: Lao động vừa sức nhẹ nhàng chiếm đa số với 54,8%; nghỉ
ngơi hoàn toàn 45,2%
18

3.2.8.Lý do cần đển tái khám
Bảng 3.10. Lý do cần đển tái khám
Lý do cần đển tái khám
N
Tỷ lệ %
Tiểu nhiều lần vào ban đêm
26
83,9
Nước tiểu có màu sắc khác thường
25

80,6
Bị phù
27
87,1
Nổi mẩn ngứa
26
83,9
Tất cả ý trên
19
61,3
Không biết
3
9,7

Nhận xét: Cần đến tái khám khi bị phù với 87,1%; nỗi mẫn ngứa
( 83,9%); tiểu nhiều lần vào ban đêm ( 83,9%) hay nước tiểu có màu sắc khác
thường (80,6%), 3 bệnh nhân không biết lý do.

19

Chƣơng 4
BÀN LUẬN

Qua kết quả nghiên cứu về hành vi tự chăm sóc của bệnh nhân suy
thận mạn tại Khoa Nội Thận bệnh viện Trung ương Huế, chúng em có két
quả như sau:
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA MẪU NGHIÊN CỨU
Suy thận mạn là một bệnh tương đối phổ biến và hay gặp trong các bệnh
thận tiết niệu. Theo thống kê của PGS. Trần Văn Chất và Trần Thị Thịnh (1991-
1995) tại Khoa Tiết niệu Bệnh viện Bạch Mai thì suy thận mạn chiếm 40,4% và

không thấy có sự khác biệt giữa nam và nữ. Riêng độ tuổi 16-24 thì thấy nam
nhiều hơn nữ. Không thấy có sự khác biệt giữa các vùng, địa dư, lứa tuổi hay
gặp là lứa tuổi lao động từ 16-54 tuổi nên ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của
cộng đồng. Trong điều tra của chúng tôi thì bênh nhân suy thân mạn có tỷ lệ
nam (45,2%) nữ (54,8%) (bảng 3.1); Nhóm 21-40 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất
(41,9%) (biểu đồ 3.1); Sinh viên học sinh chiếm tỉ lệ cao nhất (38,7) ( bảng
3.2 ); Trình độ trung học phổ thông cao nhất , chiếm tỉ lệ 35,5% ( biêu đồ 3.2)

4.2. ĐÁNH GIÁ HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC CỦA BỆNH NHÂN SUY
THẬN MẠN
4.2.1. Hiểu biết về tình hình bệnh tật của bản thân
Diễn tiến của suy thận mạn xảy ra từ từ , với những triệu chứng rất kín
đáo trong giai đoạn đầu do đó bệnh nhân không biết được mình mắc bệnh. Khi
diển tiến đến mức độ trầm trọng, bệnh nhân mới chú ý. Vì thế bệnh thường đến
cơ sở y tế muộn. Trong điều tra của chúng em, có 87,1% bệnh nhân hiểu về tình
hình bệnh tật của mình; 12,9% hoàn toàn không hiểu biết.( bảng 3.4)

20

4.2.2. Theo dõi các biểu hiện bất thƣờng của bệnh suy thận mạn
Biểu hiệu của suy thận mạn lúc đầu với các triệu chứng rất kín đáo, mơ
hồ, kém đặc hiệu, do đó một số triệu chứng mà người bệnh không hiểu , hoặc
không biết để theo dõi. Những dấu hiệu đặc trưng cho biểu hiệu của suy thân
mạn là thiếu máu kéo dài, tăng huyết áp, phù. Trong điều tra của chúng em,số
bệnh nhân theo dõi tình trạng phù chiếm đa số với 80,6%; kế tiếp là lượng và
màu sắc nước tiểu với 74,2%. Tuy nhiên với 2 dấu hiệu cơ bản là thiếu máu và
tăng huyết áp thì việc theo dõi 2 biểu hiệu này chỉ có 45,2% và 48,4%. Có 12
bệnh nhân (38,7%) theo dõi các tác dụng phụ của thuốc.Có 2 bệnh nhân (6,5%),
không biết theo dõi gì ( bảng 3.4)
4.2.3. Những thức ăn thích hợp, an toàn

Suy thận mạn là một hội chứng bệnh lý tồn tại suốt đời . Bệnh sẽ tiến triển
nặn dần nếu không có phác đồ điều trị cụ thể và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Bệnh
nhân phải tuyệt đối tuân theo nguyên tắc : hạn chế prote in, cung cấp đầy đủ
năng lượng, đủ vitamin và chất khoáng. Các thực phẩm nhiều chất bổ như trứng
gà, thịt nạc, cá, sữa, tôm nên chọn lựa. Bệnh nhân nên ăn nhiều hoa quả như
nhãn, vải, xoài, đu đủ. Miến dong, bột sắn, khoai lang cũng là loại thực phẩm
thích hợp. Ăn nhiều loại rau quả ít muối như bầu bí , mướp, dưa chuột, bắp cải.
Đối với bệnh nhân của chúng em thì bầu, bí, mướp, thịt nạc, trứng, cá, sữa, tôm
chiếm đa số với 77,4%; kế tiếp khoai lang 74,2%; sau đó là miến dong 71%. 2
bệnh nhân (6,5% ) không biết thức ăn nào thích hợp cho suy thận mạn ( bảng
3.5)
4.2.4. Những thức ăn không thích hợp, an toàn
Song song với thức ăn thích hợp đối với suy thận mãn thì cũng có những
thức ăn cần hạn chế vì không an toàn cho bệnh như các phủ tạng động vật như
gan, bầu dục, óc, tim; hoặc gạo, khoai tây, đậu đỗ, lạc, vừng hay một số rau có
chứa nhiều muối như rau ngót, rau muống, rau dền, giá đỗ hoặc các loại dưa
muối, các loại thực phẩm chế biến như ô mai, sấu dầm Trong điều tra của
21

chúng em, những thức ăn được các bệnh nhân xem như không an toàn bao
gồmThuốc lá, cà phê chiếm 74,2%; Các phủ tạng động vật, thịt gà, thịt ngỗng
chiếm 67,7%, măng, muối 61,3%. 2 bệnh nhân không biết ( 6,5%) ( bảng 3.6 )
4.2.5. Số lƣợng nƣớc tối thiểu phải đƣợc đƣa vào cơ thể hằng ngày
Số lượng nước cung cấp cho bệnh nhân bị suy thận mạn cần được tính
toán cụ thể và đặc biệt là phải theo dõi lượng nước tiểu hằng ngày, nếu cung
cấp bệnh nhân ít nước so với nhu cầu của cơ thẻ thì sẽ sinh ra thiếu nước hoặc
ngược lại sẽ gây ra thừa nước. Vì thế số lượng nước cung cấp cho bệnh nhân
khoảng 200-300ml cọng thêm lượng nước tiểu hằng ngày. Do đó số lượng nước
hằng ngày được cung cấp vào khoảng 500ml. Trong nhóm bệnh nhân của chúng
em đa số chọn lựa 500ml là lượng nước tối thiểu phải đưa vào cơ thể hằng ngày

chiếm 48,4% ( bảng 3.7)
4.2.6. Vệ sinh sạch sẽ hàng ngày
Vệ sinh hằng ngày là một tong những hướng dẫn quan trọng cho người bị
suy thận mạn, Tránh nhiễm trùng là một trong những biện pháp cần chú ý bì khi
nhiễm trùng đặc biệt là nhiễm trùng da, hệ hô hấp hay đường tiểu sẽ làm cho
bệnh nặng hơn . Vệ sinh hàng ngày được nhóm bệnh nhân của chúng tôi chọn
với tỉ lệ là 87,1% ( bảng 3.8)
4.2.7. Vận động thích hợp
Vận động rất cần thiết cho tất cả mọi người, ngay cả bệnh nặng. Tuy
nhiên tùy giai đoạn bệnh nhân cần được nằm nghỉ tại giường hay lao động nhẹ.
Trong suy thận mạn nếu có biểu hiệu suy tim nặng kèm theo thì nằm nghỉ tại
giường được xem là chỉ định. Trong điều tra của này thì lao động vừa sức nhẹ
nhàng chiếm đa số với 54,8%; nghỉ ngơi hoàn toàn 45,2% ( bảng 3.9)
3.2.8. Lý do cần đển tái khám
Bệnh suy thận mạn là bệnh cả đời vì thế ngoài giai đoạn nặng cần nằm tại
bệnh viện để theo dõi, bệnh nhân có thể về nhà khi những dấu hiệu nặng tạm ổn,
Vì thế cần hướng dẫn cho bệnh nhân biết khi nào cần tái khám. Phù tăng, tiểu ít
22

hay xuất huyết, có một số biểu hiệu về thần kinh hay vô niệu là cần thăm khám
gấp Nhóm bệnh của chúng tôi , thì tái khám khi bị phù với 87,1%; nỗi mẫn
ngứa ( 83,9%); tiểu nhiều lần vào ban đêm ( 83,9%) hay nước tiểu có màu sắc
khác thường (80,6%). 3 bệnh nhân không biết lý do ( bảng 3.10)


23

KẾT LUẬN

Qua 31 bệnh nhân nằm điều trị tại khoa nôi- tiết niệu bệnh viện trung

ương Huế, chúng em có kết luận sau:
- Bệnh có tỷ lệ nam (45,2%) nữ 54,8%) Nhóm 21-40 tuổi chiếm tỷ lệ cao
nhất (41,9
- 87,1% bệnh nhân hiểu về tình hình bệnh tật của mình; 12,9% hoàn
toàn không hiểu biết
-Theo dõi tình trạng phù chiếm đa số với 80,6%; lượng và màu sắc nước
tiểu với 74,2%,; theo dõi thiếu máu là 45,2% và tăng huyết áp là 48,4%. 12
bệnh nhân (38,7%) theo dõi các tác dụng phụ của thuốc. 2 bệnh nhân (6,5%),
không biết theo dõi gì
-Thức ăn thích hợp là bầu, bí, mướp, thịt nạc, trứng, cá, sữa, tôm chiếm
đa số với 77,4%; khoai lang 74,2%; miến dong 71%. 2 bệnh nhân ( 6,5% )
không biết thức ăn nào thích hợp cho suy thận mạn )
- Thức ăn không an toàn : Các phủ tạng động vật, thịt gà, thịt ngỗng
chiếm 67,7%, măng, muối 61,3%. 2 bệnh nhân không biết ( 6,5%)
- 500ml là lượng nước tối thiểu phải đưa vào cơ thể hằng ngày chiếm
48,4%.
- Vệ sinh hàng ngày được nhóm bệnh nhân của chúng tôi chọn với tỉ lệ là
87,1%
- Lao động vừa sức nhẹ nhàng chiếm đa số với 54,8%; nghỉ ngơi hoàn
toàn 45,2%
- Tái khám khi bị phù với 87,1%; nỗi mẫn ngứa ( 83,9%); tiểu nhiều lần
vào ban đêm ( 83,9%) hay nước tiểu có màu sắc khác thường (80,6%). 3 bệnh
nhân không biết lý do


24



KIẾN NGHỊ


Bệnh suy thận mạn nếu không biết phòng ngừa hay phát hiện sớm thì rất
ảnh hưởng đến sức khỏe của con người . Tuy nhiên sự hiểu biết bệnh này còn
hạn chế trong nhân dân vì thế cần giáo dục – tuyên truyền qua những phương
tiện truyền thông cần được đặt ra.




















25

TRƢỜNG ĐH Y DƢỢC HUẾ
KHOA ĐIỀU DƢỠNG


PHIẾU ĐIỀU TRA

I. HÀNH CHÍNH
1. Họ và tên : …………………………………………………………
Tuổi: …………………. Giới tính Nam Nữ
2. Địa chỉ : …………………………………………………………
3. Nghề nghiệp: Học sinh, sinh viên
Công nhân viên
Già, cán bộ hưu trí
Lao động tự do
4. Trình độ học vấn: Tiểu học
THCS
THPT
Đại học, sau đại học

II. HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC CỦA BỆNH NHÂN SUY THẬN MẠN

1) Anh (chị) có hiểu biết về tình hình bệnh tật của bản thân không ?
Có  Không 

2) Anh (chị) có biết tự theo dỏi các biểu hiện bất thường của bệnh suy
thận mạn
Thiếu máu 
Tăng huyết áp 
Nước tiểu 
Tình trạng phù 
Cân nặng 
Tác dụng phụ của thuốc 
Tất cả ý trên 
Không biết 

×