Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của người cao tuổi ở tỉnh thanh hóa (Tóm tắt, trích đoạn)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (697.52 KB, 48 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------o0o-----------

NGUYỄN MINH HẢI

HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN
CỦA NGƢỜI CAO TUỔI Ở TỈNH THANH HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tâm lý học

HÀ NỘI – 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

NGUYỄN MINH HẢI

HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM THẦN
CỦA NGƢỜI CAO TUỔI Ở TỈNH THANH HÓA

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tâm Lý Học
Mã số : 60310401

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Hoàng Mộc Lan

Hà Nội - 2016



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của PGS.TS Hoàng Mộc Lan – Đại Học Khoa Học Xã Hội &
Nhân Văn. Các số liệu điều tra và kết quả trong luận văn là trung thực và
chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Minh Hải


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin cảm ơn các thầy cô khoa Tâm lý
học đã tận tình hƣớng dẫn, giảng dạy em trong suốt quá trình em đã học tập,
nghiên cứu và rèn luyện ở Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Em
cũng xin cảm ơn các thầy cô Khoa Sau đại học - Trƣờng Đại học Khoa học xã
hội và Nhân văn đã hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian
em theo học tại trƣờng!
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Hoàng Mộc
Lan đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua, để em có
thể hoàn thành đề tài này!
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể những ngƣời cao
tuổi, những cụ Ông, cụ Bà đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho quá
trình nghiên cứu, đồng thời cho em những ý kiến quý báu để giúp em hoàn
thành luận văn!
Do điều kiện và năng lực của bản thân nên luận văn của em chắc chắn
không tránh khỏi những sai sót, rất mong nhận đƣợc sự nhận xét và góp ý của
các thầy cô và các bạn để đề tài của em đƣợc hòn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn !



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

STT

Chữ viết tắt

Nội dung chữ viết tắt

1

NCT

Ngƣời cao tuổi

2

SKTT

Sức khỏe tâm thần

3

CSSKTT

4

TCSSKTT

5


BLHS

Bộ luật hình sự

6

WHO

Tổ chức y tế Thế giới

7

ADL

Các hành vi sinh hoạt hàng ngày

8

AIDL

Các hành vi phƣơng tiện cho sinh hoạt hàng ngày

9

p

Mức ý nghĩa

10


r

Hệ số tƣơng quan

11

ĐTB

Điểm trung bình

12

ĐLC

Độ lệch chuẩn

Chăm sóc sức khỏe tâm thần
Tự chăm sóc sức khỏe tâm thần


DANH MỤC BẢNG BIỂU, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1. Đặc điểm của khách thể nghiên cứu ( Vẽ lại theo thông tin về bản
thân ngƣời đƣợc hỏi) ....................................................................................... 41
Bảng 3.1 Nhận thức về sự cần thiết tự CSSKTT của NCT ............................ 52
Bảng 3.2: Quan tâm đến các mối liên hệ xã hội mang tính tích cực .............. 55
Bảng 3.2 Quan tâm đến các mối liên hệ xã hội mang tính tiêu cực của ngƣời
cao tuổi ............................................................................................................ 56
Bảng 3.3 Làm việc, thể thao, giải trí phù hợp với sức khỏe và khả năng của
ngƣời cao tuổi .................................................................................................. 57

Bảng 3.4 Tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng của ngƣời cao tuổi ............ 61
Bảng 3.5 Tìm hiểu thông tin chăm sóc sức khỏe tâm thần của ngƣời cao tuổi .. 63
Bảng 3.6: Ngƣời cao tuổi chăm sóc sức khỏe tâm thần theo sự hƣớng dẫn của
bác sĩ ................................................................................................................ 66
Bảng 3.7 Chăm sóc sức khỏe tâm thần của NCT không hợp tác với các
chuyên gia ....................................................................................................... 67
Bảng 3.8 Dấu hiệu lo âu của NCT theo giới tính ............................................ 71
Bảng 3.9 Mức độ khả năng vận động thể chất của NCT ................................ 76
Bảng 3.10 Khả năng chăm sóc sức khỏe tích cực của NCT ........................... 77
Bảng 3.11 Chăm sóc sức khỏe tiêu cực của NCT ........................................... 81
Bảng 3.12 Mức độ lạc quan, hài lòng về bản thân của NCT .......................... 85
Biểu đồ 3.1 Thực trạng mức độ lo âu ở NCT ................................................. 69
Biểu đồ 3.2 Thực trạng mức độ stress của NCT ............................................. 73


MỤC LỤC
Mở đầu .............................................................................................................. 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE
TÂM THẦN CỦA NGƢỜI CAO TUỔI .......................................................... 4
1.1. Vài nét về nghiên cứu hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của
ngƣời cao tuổi................................................................................................. 4
1.1.1

Nghiên cứu ở nƣớc ngoài ............................................................... 4

1.1.2

Nghiên cứu trong nƣớc................................................................. 10

1.2. Một số vấn đề lý luận về hành vi tự chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao

tuổi ............................................................................................................. 20
1.2.1. Khái niệm hành vi .......................................................................... 18
1.2.2 Khái niệm tự chăm sóc ................................................................... 22
1.2.3 Khái niệm về ngƣời cao tuổi............................................................ 23
1.2.4 Khái niệm về sức khỏe tâm thần..................................................... 26
1.2.5 Khái niệm hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần ........................ 27
1.2.6 Vài nét về đặc điểm sức khỏe tâm thần ở ngƣời cao tuổi ................ 35
CHƢƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 41
2.1 Tổ chức nghiên cứu................................................................................ 41
2.1.1 Một vài nét về khách thể nghiên cứu ............................................... 41
2.1.2. Tổ chức nghiên cứu ........................................................................ 42
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 43
2.2.1. Nghiên cứu lý luận .......................................................................... 43
2.2.2 Khách thể nghiên cứu của đề tài và chọn mẫu: ............................... 45
2.2.3 Các phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể................................................ 45
2.4. Tiêu chí và thang đo .............................................................................. 49
CHƢƠNG 3: THƢC TRẠNG HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC KHỎE TÂM
THẦN CỦA NGƢỜI CAO TUỔI .................................................................. 52


3.1. Nhận thức về sự cần thiết tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của ngƣời cao
tuổi ............................................................................................................. 52
3.2 Cách thức tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của ngƣời cao tuổi .............. 53
3.2.1. Quan tâm đến các mối liên hệ xã hội.............................................. 53
3.2.2 Làm việc, thể thao, giải trí phù hợp với sức khỏe và khả năng của
ngƣời cao tuổi ........................................................................................... 57
3.2.3 Tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng của ngƣời cao tuổi............. 61
3.2.4 Hợp tác với chuyên gia chăm sóc sức khỏe tâm thần của ngƣời cao
tuổi ............................................................................................................ 63
3.3 Các yếu tố ảnh hƣởng đến hành vi chăm sóc sức khỏe tâm thần của

ngƣời cao tuổi............................................................................................... 69
3.3.1

Lo âu ở ngƣời cao tuổi ................................................................. 69

3.3.2

Stress của ngƣời cao tuổi.............................................................. 72

3.3.3

Tự đánh giá về sức khỏe thể chất của ngƣời cao tuổi .................. 75

3.3.4

Sự hài lòng, lạc quan về cuộc sống của ngƣời cao tuổi ............... 84

TIỂU KÊT CHƢƠNG 3.................................................................................. 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 94


Mở ĐầU
1. Lý do chọn đề tài
Theo số liệu báo cáo của Tổng cục thống kê ( Điều tra dân số và nhà ở
giữa kỳ 2014) [25], cả nƣớc có hơn 9,4 triệu ngƣời cao tuổi, chiếm 10,45%
dân số. Dự báo dân số của Tổng cục Thống kê năm 2010 (GSO, 2010) cho
thấy tỷ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên ở Việt Nam sẽ chạm ngƣỡng 10% tổng
dân số vào năm 2017, tức là dân số Việt Nam chính thức bƣớc vào giai đoạn
“già hóa” từ năm 2017. Bùng nổ dân số già đặt ra nhiều thách thức mới cho

mỗi quốc gia trên các mặt xã hội, kinh tế và phục vụ y tế. Việt Nam là một
trong số những quốc gia già hóa dân số nhanh nhất trong khu vực. Trong
năm 2013 tỷ lệ ngƣời cao tuổi (NCT) đã lên tới 10,5% tổng dân số. Với tỷ lệ
này, Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong 10 nƣớc có tốc độ già hóa dân số
nhanh nhất thế giới. Ngƣời cao tuổi phải đối mặt với những thách thức sức
khỏe thể chất và tâm thần. Hiện nay, các hành vi chăm sóc sức khỏe cho
ngƣời cao tuổi tại cộng đồng còn ít. Tại nhiều địa phƣơng, các hành vi này
chủ yếu mang tính đơn lẻ, tự phát. Việc tổ chức các câu lạc bộ ngƣời cao
tuổi, câu lạc bộ dƣỡng sinh…sẽ rất có ích cho sức khỏe của ngƣời cao tuổi,
song hình thức này còn nhiều hạn chế và bị chi phối bởi kinh phí hạn hẹp và
đối tƣợng tổ chức. Công tác khám, chữa bệnh cho ngƣời cao tuổi vẫn chƣa
đƣợc quan tâm đúng mức, tình trạng ngƣời phải tự bỏ tiền để khám chữa
bệnh vẫn còn phổ biến. Do vậy chi phí khám chữa bệnh đã, đang là một
gánh nặng cho ngƣời cao tuổi và gia đình. Đặc biệt công tác chăm sóc, trợ
giúp về tâm thần cho ngƣời cao tuổi lại càng hiếm hoi. Ngƣời cao tuổi chƣa
đƣợc quan tâm một cách đúng mức cả về thể chất và tinh thần. Mỗi ngƣời
cao tuổi cũng tự ý thức và có những hành động chăm sóc bản thân cả về thể
chất và tinh thần, tuy nhiên những việc này chƣa phổ biến và đồng bộ do
nhiều nguyên nhân khác nhau.

1


Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tăng lên cùng với quá trình lão hóa,
trong đó tự chăm sóc sức khỏe tâm thần đóng một vai trò quan trọng bởi 2 lý
do chính. Thứ nhất, khả năng tự chăm sóc và tiếp tục tự chăm sóc sức khỏe ở
gia đình ngay cả trong tuổi già là một khía cạnh rất quan trọng trong chăm sóc
sức khỏe tâm thần. Tự chăm sóc sức khỏe tại nhà đƣợc cho là giúp cải thiện
chất lƣợng công cuộc tự chăm sóc sức khỏe của NCT. Thứ hai, việc tự chăm
sóc cũng nhƣ chăm sóc ở gia đình ít tốn kém hơn so với chăm sóc tại bệnh

viện hay trung tâm chăm sóc. Do đó, tự chăm sóc sức khỏe của NCT nên trở
thành một vấn đề đáng quan tâm hơn. Nghiên cứu về tự chăm sóc sức khỏe,
trong đó có sức khỏe tâm thần của NCT đã đƣợc đề cập khá nhiều trong các
tài liệu khoa học ở nƣớc ngoài. Tuy nhiên ở Việt Nam vấn đề này chƣa đƣợc
nghiên cứu một cách có hệ thống. Xuất phát từ những điều trên nên tôi chọn
vấn đề: “Hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của người cao tuổi ở tỉnh
Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm
thần, các yếu tố ảnh hƣởng tới hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của
ngƣời cao tuổi, trên cơ sở đó đƣa ra kiến nghị nâng cao hiệu quả hành vi tự
chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngƣời cao tuổi.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của ngƣời cao tuổi
4. Khách thể nghiên cứu
a. Khách thể nghiên cứu: 150 ngƣời cao tuổi tại tỉnh Thanh Hóa
b. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: nghiên cứu thực trạng lo âu – một biểu hiện sức
khỏe tâm thần và hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của ngƣời cao tuổi
- Khách thể: ngƣời cao tuổi ở độ tuổi từ 60 – 80 tuổi

2


- Địa bàn: xã Trƣờng Giang, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa
- Thời gian: từ tháng 5-9/2016
5. Giả thuyết khoa học
- Phần lớn NCT trên địa bàn nghiên cứu có nhận thức tích cực về việc
tự CSSKTT đối với bản thân.
- NCT thƣờng có hành vi tự CSSKTT tập trung nhiều vào các mối liên

hệ xã hội và lựa chọn việc làm phù hợp sức khỏe bản thân.
- Mức độ hài lòng với cuộc sống của NCT là yếu tố ảnh hƣởng mạnh
nhất đến CSSKTT của họ, sau đó là Sức khỏe thể chất.
- Những căng thẳng, lo âu ít ảnh hƣởng đến hành vi CSSKTT của NCT.
6. Nhiệm vụ của đề tài
- Nghiên cứu một số vấn đề lí luận về hành vi tự chăm sóc sức khỏe
tâm thần của ngƣời cao tuổi.
- Nghiên cứu thực trạng mức độ và biểu hiện của hành vi tự chăm sóc
sức khỏe tâm thần của ngƣời cao tuổi
- Đề xuất một số kiến nghị nâng cao hiệu quả hành vi tự chăm sóc sức
khỏe tâm thần để ngƣời cao tuổi tự chăm sóc sức tâm thần tốt hơn.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu
- Phƣơng pháp chuyên gia
- Phƣơng pháp quan sát
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Phƣơng pháp trắc nghiệm
- Phƣơng pháp xử lý thông tin bằng thống kê toán học

3


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI TỰ CHĂM SÓC SỨC
KHỎE TÂM THẦN CỦA NGƢỜI CAO TUỔI
Vài nét về nghiên cứu hành vi tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của ngƣời
cao tuổi
Nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Trong thời kỳ phát triển của tâm lý học (cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ
XX) sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên tạo điều kiện cho các thực

nghiệm khoa học và một số lý luận về sức khỏe tâm thần của ngƣời cao tuổi
đƣợc xây dựng. Vào cuối những năm 1970, một chuyên ngành tâm lý học gọi
là tâm lý sức khỏe đƣợc hình thành. Các mục tiêu hƣớng đến của khoa học
này là thúc đẩy và duy trì sức khỏe tốt, điều trị bệnh và nghiên cứu các yếu tố
sinh lý, tâm lý gây bệnh, cải thiện thông lệ và các chính sách của hệ thống
chăm sóc sức khỏe. Các công trình nghiên cứu về hành vi tự chăm sóc sức
khỏe của ngƣời cao tuổi có thể chia thành 2 xu hƣớng sau đây:
- Tự chăm sóc sức khỏe của những ngƣời cao tuổi suy nhƣợc, ốm yếu:
Sự ốm yếu ở ngƣời cao tuổi thƣờng tập trung ở các hành vi sinh hoạt hàng
ngày (Donmez và cs. 2005). Một trong những tiêu chí chính đƣợc sử dụng để
đo mức độ khỏe mạnh của ngƣời cao tuổi là tình trạng ốm yếu (Guralnik và
cs. 1996, Yang & George 2005). Sự xuất hiện của các suy nhƣợc ảnh hƣởng
đến chất lƣợng công cuộc tự chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi (Calmels
và cs. 2003, Peruzza và cs. 2003). Ngƣời cao tuổi ốm yếu cũng thƣờng có
nhận thức kém về mức độ sức khỏe của họ (Johnson & Wolinsky 1993,
Holmes và cs. 2005) và họ ngày càng trở nên phụ thuộc hơn vào công cuộc tự
chăm sóc sức khỏe tại nơi ở (Inoue & Matsumoto 2001).
Nghiên cứu mang tên "Khảo sát quốc gia về Tự Chăm sóc và Tuổi già" của
Đại học Bắc Carolina tại Chapel Hill năm 1990-1991 với 3.485 ngƣời cao
tuổi phi tổ chức từ 65 tuổi trở lên, đã đƣợc lựa chọn từ các hồ sơ ngƣời đƣợc

4


hƣởng chăm sóc y tế. Điều tra phỏng vấn cá nhân đã đƣợc sử dụng để mô tả
về những thói quen tự chăm sóc ở cộng đồng ngƣời cao tuổi. Mẫu ngẫu nhiên
phân tầng của nghiên cứu này bao gồm số lƣợng xấp xỉ ngang bằng về giới
tính trong ba nhóm tuổi, 65 đến 74, 75 đến 84 và 85 tuổi trở lên. Phân tích
đầu tiên của những dữ liệu đƣợc tập trung vào một phạm vi cụ thể của các
hành vi có mục đích, trong đó ngƣời cao tuổi tham gia và thông qua đó họ bù

đắp cho suy giảm thể chất, chức năng nhận thức hoặc tâm thần có thể làm
giảm chất lƣợng của công cuộc tự chăm sóc sức khỏe (sử dụng các thiết bị hỗ
trợ, một số thay đổi hệ thống của môi trƣờng tự chăm sóc sức khỏe của cá
nhân, hành vi thích nghi tâm lý xã hội). Tập trung chủ yếu thứ hai của cuộc
điều tra quốc gia về tự chăm sóc sức khỏe và tuổi già là các loại hành vi hạn
chế suy giảm sức khỏe, phòng ngừa và tăng cƣờng sức khỏe, thực hành lối tự
chăm sóc sức khỏe lành mạnh. Một trong những tính năng độc đáo của nghiên
cứu quốc gia này là các hạng mục mô tả mô hình hành động tự chăm sóc sức
khỏe. Một số nghiên cứu về tự chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi khác
nhƣ nghiên cứu về vai trò sức khỏe trong việc duy trì tự chăm sóc ở những
ngƣời cao tuổi (Smits và Kee 1992), các chiến lƣợc đối phó (Burke &
Flaherty 1993) và sức chịu đựng (Nicholas 1993). Niềm tin và suy nghĩ của
ngƣời cao tuổi về sức khỏe của họ, sự quan tâm đến bản thân có ảnh hƣởng
đến các dịch vụ y tế họ sử dụng, góp phần vào hành vi của tự chăm sóc
((Strain 1991, Orem 2001). Backman năm 2001 nghiên cứu về mối liên hệ
giữa khả năng chức năng và hành vi tự chăm sóc sức khỏe. Ông đƣa ra hai xu
hƣớng chính của tự chăm sóc sức khỏe là tự chăm sóc rõ ràng, bản chất
(internal, unambiguous self-care) và tự chăm sóc mơ hồ bề ngoài (external,
ambiguous self-care). Các kiểu tự chăm sóc sức khỏe có trách nhiệm và độc
lập đại diện cho tự chăm sóc rõ ràng bản chất. Các loại tự chăm sóc sức khỏe
có hƣớng dẫn (chính thức) và bỏ mặc đại diện cho tự chăm sóc mơ hồ bề

5


ngoài (Backman & Hentinen 1999). Theo Backman & Hentinen (1999), tự
chăm sóc có trách nhiệm (responsible self-care) bao hàm sự thực hiện và
trách nhiệm trong tất cả các hành vi của công cuộc tự chăm sóc sức khỏe hàng
ngày cũng nhƣ chăm sóc sức khỏe và bệnh tật. Tự chăm sóc có hƣớng dẫn
(chính thức) (formally guided self-care) bao gồm việc thực hiện thƣờng xuyên

không phê phán các hƣớng dẫn y tế và hành vi bình thƣờng của công việc
hàng ngày. Tự chăm sóc độc lập (independent self-care) dựa trên mong muốn
lắng nghe tiếng nói nội tâm của ngƣời cao tuổi. Họ chăm sóc các hành vi hàng
ngày, sức khỏe và bệnh tật theo cách riêng đã có của mình. Tự chăm sóc sức
khỏe bỏ mặc (abandoned self-care) đặc trƣng bởi sự bất lực và thiếu trách
nhiệm. Những ngƣời cao tuổi này không quan tâm đến sức khỏe của bản thân.
- Tự chăm sóc sức khỏe tâm thần của ngƣời cao tuổi
Các vấn đề sức khỏe tâm thần có liên quan đến tự chăm sóc (Hansebo &
Kihlgren 2002). Chức năng cảm giác thay đổi, các thay đổi bất lợi, gia tăng
bệnh làm xuất hiện một loạt các vấn đề sức khỏe tâm thần ở ngƣời cao tuổi
(Beekman và cs. 1995, Beekman và cs. 1997, Hatcher và cs. 2005). Suy giảm
nhận thức liên quan đến tuổi tác là một yếu tố dự báo của chứng mất trí và rất
phổ biến ở ngƣời cao tuổi (Arvidsson và cs. 2001, Okumiya và cs. 2005).
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng việc chăm sóc ngƣời già loạn thần thƣờng tạo ra
những gánh nặng (Eloniemi-Sulkava và cs. 2002). Một trong những yếu tố
quan trọng đối với tự chăm sóc của ngƣời cao tuổi là trầm cảm (Daly 2001,
Minardi 2004). Trầm cảm gia tăng mức độ phổ biến và cƣờng độ theo tuổi tác
(Chesney 1993, Flaherty và cs. 1998). Nghiên cứu của Arve đã xác định tỷ lệ
trầm cảm của ngƣời cao tuổi ở các nhóm tuổi khác nhau. Nghiên cứu phát
hiện trầm cảm, phân biệt trầm cảm và không trầm cảm của bệnh nhân cao tuổi
(Bultema và cs. 1996, Ford và cs. 1997, Mead và cs. 1997, Arve 1999). Một
số tác giả cho rằng, sự gia tăng tuổi tác có thể đƣợc liên kết với bệnh lo âu và

6


sự thể hiện trầm cảm ở ngƣời cao tuổi có thể biến thiên nhiều hơn (Kivela &
Pahkala 1989, Caine và cs. 1993, Neikrug 2003). Hầu hết các triệu chứng
điển hình lo âu và trầm cảm rất phổ biến trong dân số già tự chăm sóc sức
khỏe tại các cơ sở y tế hay cộng đồng. Một số nghiên cứu (Salvatore 2000) đã

chỉ ra rằng tần số của trầm cảm nhẹ tăng theo tuổi trong một kiểu đƣờng
cong: giảm ở tuổi trung niên, gia tăng ổn định trong tuổi già và gia tăng rất
nhanh ở những ngƣời trên 80 tuổi (Snowdon và cs. năm 1996, Sesso và cs.
1998). Trầm cảm nhẹ thƣờng là một phản ứng đối với sự trải nghiệm căng
thẳng thƣờng có trong tuổi già và thƣờng liên quan đến sức khỏe thể chất
(Beekman và cs. 1997, Tannock & Katona 1995). Mendes de Leon và cs.
(1998) phát hiện ra rằng trầm cảm có thể làm gia tăng các yếu tố nguy cơ ở
phụ nữ lớn tuổi tƣơng đối khỏe mạnh, nhƣng nó không phải là một yếu tố
nguy cơ độc lập trong những ngƣời cao tuổi nói chung. Tỷ lệ cao hơn của
trầm cảm ở phụ nữ vẫn có thể có nghĩa rằng tác động của trầm cảm là quan
trọng hơn đối với họ (DeFriese & Gordon 1993, Jorm 1995, Johnson &
Wolinsky 1993, Johnson và cs. 2000, Selb-Šemrl và cs. 2004). Kempen và cs.
(2006), khẳng định rằng các vấn đề của ngƣời cao tuổi trở nên phổ biến hơn
cùng với sự lão hóa của dân số. Sự xuất hiện của các suy nhƣợc ốm yếu và
ảnh hƣởng của nó đến việc tự chăm sóc sức khỏe là hai trong số những yếu tố
chính quyết định chất lƣợng công cuộc tự chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao
tuổi (Wenger & Burholt 2003). Điều quan trọng là những gì ngƣời cao tuổi có
thể nhìn nhận về sức khỏe vì sức khỏe là một trong những yếu tố quan trọng
nhất đối với tự chăm sóc (Ferraro 1980, Kaplan & Camacho 1983, Svanborg
và cs. 1988, Idler & Angel 1990, Petek-Stern & Kersnik 2004). Các nghiên
cứu cho thấy, khả năng chức năng, nhận thức về sức khỏe, các điều kiện nhà ở
tốt, một phong cách tự chăm sóc sức khỏe tích cực, và các mối quan hệ xã hội
tốt là một trong những yếu tố giải thích sự hài lòng với công cuộc tự chăm sóc

7


sức khỏe và chất lƣợng chăm sóc sức khỏe (McKevitt và cs. 2003, Kamper và
cs. 2005, Ozcan và cs. 2005, Ramovš 2003). Định nghĩa sức khỏe của WHO
là phổ quát và toàn thể đồng thời tập trung vào các lĩnh vực hành vi xã hội khi

nói đến chăm sóc sức khỏe (Aydin và cs. 2006). Theo Juvani và cs. (2005), khi
một ngƣời già đi, tầm quan trọng của gia đình và quan hệ gần gũi nhất ảnh
hƣởng lớn đến sức khỏe của ngƣời cao tuổi. Hellström & Hallberg (2001), điều
tra những ngƣời cao tuổi (độ tuổi từ 75 đến 99) và thấy rằng tâm trạng chán
nản, cô đơn, mệt mỏi, mất ngủ có liên quan đáng kể tới tự chăm sóc sức khỏe.
Jakobsson và cs. (2004) đã chứng minh rằng trong số những ngƣời lớn tuổi (từ
85 trở lên) đau đớn (về thể xác), những hạn chế chức năng, mệt mỏi, mất ngủ
và tâm trạng chán nản, có liên quan tới chăm sóc sức khỏe thấp. Các nhà
nghiên cứu đồng tình với đánh giá chất lƣợng công cuộc tự chăm sóc sức khỏe
của ngƣời già (Bowling và cs. 2003). Dựa trên sự kết hợp của các yếu tố: các
quan điểm của cá nhân ngƣời già, gia đình và cán bộ chăm sóc của mình
(Calmes và cs. 2003, Andersson & Gottfries 1991). Chăm sóc sức khỏe của
một ngƣời cao tuổi bao gồm, bên cạnh sự chăm sóc, còn là quyền của họ về
cảm giác hạnh phúc, những nguyên tắc đạo đức, sự hài lòng với công cuộc tự
chăm sóc sức khỏe và cảm giác chủ quan của họ (Cocherman 1996). Theo
Lantz (1985), hầu hết các tài liệu chỉ ra rằng phụ nữ có xu hƣớng tự chăm sóc
hơn nam giới và phụ nữ tự cảm thấy bản thân có sức khỏe tốt hoặc rất tốt, họ
có những đặc điểm tự thực hiện và bộc lộ/ thể hiện hạnh phúc ở một mức độ
cao.
Nhiều nghiên cứu ở các nƣớc cho thấy, vai trò của các thầy thuốc
chuyên khoa tâm thần và nhà tâm lý học là rất quan trọng để hỗ trợ tâm lý và
chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho ngƣời cao tuổi có vấn đề tâm thần. Hỗ trợ xã
hội đề cập đến sự tồn tại của một mạng lƣới của những ngƣời mà ngƣời cao
tuổi có thể dựa vào, đặc biệt là trong thời gian khủng hoảng. Nó có thể bao

8


gồm gia đình và bạn bè, nhà thờ, các câu lạc bộ xã hội, tổ chức nghề nghiệp,
hoặc thậm chí sử dụng lao động của ngƣời cao tuổi. Havighurst, Neugarten &

Tobin, 1968; Lemon, Bengtson, và Peterson, 1972, Neugarten và Gutman
1950, Veroff, Reuman & Feld (1957, 1976), B.G. Ananhiev (1969),
A.X.Averbukh (1969) nghiên cứu về hành vi của ngƣời cao tuổi cho rằng,
hành vi là cơ sở cho việc bảo vệ và duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần của
ngƣời cao tuổi. Thái độ tích cực có hiệu quả đối với công cuộc tự chăm sóc
sức khỏe có thể tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát huy tính năng
động của bản thân mình để tạo ra sự cân bằng về tâm lý, ứng phó với những
thay đổi của tuổi già. Trong giai đoạn tuổi già nhu cầu nghỉ ngơi, chăm sóc
sức khỏe nổi lên hàng đầu và tƣơng ứng với các nhu cầu đó là các hành vi chủ
đạo nghỉ ngơi và chăm sóc sức khỏe đƣợc định hình rõ ràng. Trong những
thập kỷ gần đây, Rowe và Kahn (1987) và mô hình sự lão hóa tối ƣu của
Baltes (1990) đã nghiên cứu sự lão hóa trong một bối cảnh tích cực nhƣ mô
hình sự lão hóa thành công. Nghiên cứu của Dubbert (1992) cho thấy, các
hành vi hỗ trợ tâm lý và chăm sóc sức khoẻ tâm thần cho ngƣời cao tuổi ở gia
đình, xã hội, cộng đồng nhƣ chăm sóc ngƣời cao tuổi ốm đau bị hoảng loạn về
tinh thần: giúp họ đoàn tụ trong tình yêu thƣơng, tăng hành vi thể chất và
nhận thức và tối ƣu hóa hạnh phúc, phát hiện và xử lý các triệu chứng hành vi
(challenging behavioural) và khó khăn tâm lý; cung cấp thông tin, hỗ trợ lâu
dài tới ngƣời chăm sóc ngƣời cao tuổi và ngƣời cao tuổi tự chăm sóc sức khỏe
tâm thần giúp duy trì sức khỏe thể chất và tinh thần của ngƣời cao tuổi. Chăm
sóc hiệu quả sức khỏe tâm thần ban đầu ở mức cộng đồng (community-level
primary mental health care) cho ngƣời cao tuổi rất quan trọng là các hành vi
tự chăm sóc sức khỏe, đồng thời cộng đồng tập trung vào việc chăm sóc lâu
dài cho ngƣời cao tuổi bị rối loạn tâm thần cũng nhƣ cung cấp cho ngƣời
chăm sóc kiến thức và hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho ngƣời cao tuổi.

9


Sức khỏe tâm thần của những ngƣời cao tuổi có thể đƣợc cải thiện thông qua

việc thúc đẩy ngƣời cao tuổi thực hiện hành vi vừa sức và có lối tự chăm sóc
sức khỏe lành mạnh. Nâng cao sức khỏe đặc biệt là sức khỏe tâm thần cho
ngƣời cao tuổi còn liên quan đến việc tạo ra điều kiện và môi trƣờng tự chăm
sóc sức khỏe có hỗ trợ phúc lợi cho họ.
Tổng quan sơ bộ các nghiên cứu về tự chăm sóc sức khỏe của ngƣời
cao tuổi nêu trên cho thấy, có mối liên hệ giữa sức khỏe và hành vi tự chăm
sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi, có các yếu tố chi phối và điều khiển tiến
trình phát triển tăng cƣờng sức khỏe của ngƣời cao tuổi. Tính tích cực, chủ
động tự chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần đóng vai trò rất quan trọng
trong việc nâng cao chất lƣợng công cuộc tự chăm sóc sức của ngƣời cao tuổi.
Nghiên cứu trong nƣớc
Vào năm 1977, chƣơng trình nghiên cứu Y học tuổi già đã thực hiện
một cuộc khảo sát lớn đầu tiên về sức khỏe của ngƣời cao tuổi ở các tỉnh phía
Bắc (trên mẫu gồm 13.399 ngƣời từ 60 tuổi trở lên). Cuộc khảo sát cung cấp
một bức tranh về sức khỏe và bệnh tật của ngƣời cao tuổi ở miền Bắc. Kết
quả nghiên cứu cho thấy phần lớn trợ cấp hƣu không đủ chi dùng, rất nhiều
ngƣời nghỉ hƣu mang tâm trạng bị bỏ rơi, không đƣợc Nhà nƣớc quan tâm
đúng mức.
Một khảo sát của Viện xã hội học (năm 1990) về đời sống và và việc tự
chăm sóc sức khỏe của ngƣời nghỉ hƣu ở quận Hai Bà Trƣng (Hà Nội) cho
thấy: phần lớn ngƣời cao tuổi nghỉ hƣu đều băn khoăn làm sao để dễ hòa nhập
với môi trƣờng mới? Làm gì để có thêm thu nhập... Nghiên cứu cũng cho
thấy, ngƣời cao tuổi thƣờng tìm những ngƣời những ngƣời có cùng sở thích,
cảnh ngộ gần giống nhau để giao tiếp.
Nghiên cứu của Lê Hà (1990) với tiêu đề “Vài nét về đời sống tự chăm
sóc sức khỏe tâm lý của ngƣời cao tuổi” qua khảo sát đời sống và việc tự

10



chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi ở quận Hai Bà Trƣng – Hà Nội cho
thấy: khoảng 80% ngƣời cao tuổi băn khoăn nhiều về vấn đề làm sao để dễ
hòa nhập với môi trƣờng mới? Làm gì đề có thu nhập? Nền kinh tế thị trƣờng
gây nhiều khó khăn đối với ngƣời cao tuổi, nhất là những ngƣời cô đơn.
Ngƣời nghỉ hƣu có nguyện vọng đƣợc làm việc, đƣợc tiếp tục cống hiến cho
xã hội phù hợp với hoàn cảnh và khả năng của mình.
Năm 1990, Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội, Bộ Lao động
– Thƣơng binh và Xã hội đã thực hiện một cuộc khảo sát trên 250 ngƣời nghỉ
hƣu tại Hà Nội và 100 ngƣời nghỉ hƣu tại Hà Bắc (cũ). Năm 1992, Vụ Bảo trợ
xã hội, Bộ lao động – Thƣơng binh và Xã hội thực hiện một phân tích thống kê
nhóm ngƣời nghỉ hƣu ở Việt Nam. Nội dung của các nghiên cứu trên chủ yếu
tập trung vào vấn đề cơ cấu, sự phân bố, thực trạng đời sống và việc tự chăm
sóc sức khỏe và các chính sách xã hội có liên quan đến ngƣời nghỉ hƣu.
Năm 1991, Viện Xã hội học thực hiện một nghiên cứu về ngƣời cao
tuổi ở An Điền (Hải Hƣng). Mục đích của nghiên cứu quan tâm đến các đặc
trƣng dân số học và xã hội học của nhóm ngƣời cao tuổi (cấu trúc lớp tuổi và
giới tính, trạng thái sức khỏe và bệnh tật, địa vị kinh tế và nghề nghiệp, định
hƣớng giá trị và tâm trạng, vai trò của ngƣời cao tuổi trong gia đình, cộng
đồng và xã hội, hệ thống an sinh xã hội và tác động của hệ thống đó vào hoàn
cảnh tự chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi). Nghiên cứu cho thấy, về tinh
thần 40% ngƣời cao tuổi cho rằng,công cuộc tự chăm sóc sức khỏe tinh thần
sau khi nghỉ hƣu kém đi. Một số ngƣời nhất là những ngƣời có lƣơng hƣu
cao, có chức vụ khi tại chức, cảm thấy công cuộc tự chăm sóc sức khỏe hƣu
trí cô đơn, buồn tẻ. Nghiên cứu cho thấy, vai trò và vị thế của ngƣời cao tuổi
trong cộng đồng và gia đình giảm đáng kể so với trƣớc đây.
Trong hai năm 1991 đến 1992, Viện Xã hội học đã triển khai đề tài
“Ngƣời cao tuổi và an sinh xã hội” nghiên cứu khá công phu về đời sống và

11



tự chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi ở nông thôn và thành thị nƣớc ta từ
góc độ xã hội học (lao động, thu nhập, hoàn cảnh kinh tế, tình hình nhà ở và
tiện nghi, vấn đề sức khỏe và chăm sóc sức khỏe, việc tham gia công tác xã
hội sau khi nghỉ hƣu, hệ thống an sinh xã hội và tác động của hệ thống đó vào
hoàn cảnh và tự chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi... ).
Năm 1993, các nhà y khoa và xã hội học đã tiến hành nghiên cứu định
lƣợng trên 196 khách thể là ngƣời nghỉ hƣu tại Hà Nội. Theo kết quả nghiên
cứu, ngƣời cao tuổi ở Hà Nội có liên hệ khá thân thiết với những ngƣời thân,
do đó họ nhận đƣợc sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần đáng kể. Nghiên cứu
cũng cho thấy, ngƣời nghỉ hƣu có nhu cầu đƣợc ngƣời thân chăm sóc khi ốm
đau là rất cao. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của gia đình trong việc tự
chăm sóc sức khỏe của ngƣời nghỉ hƣu
Năm 1996, các nhà xã hội học thuộc Viện Xã hội học đã tiến hành cuộc
khảo sát “Ngƣời cao tuổi ở đồng bằng Sông Hồng” (trong đó có 16,63%
ngƣời nghỉ hƣu). Kết quả nghiên cứu cho thấy, đời sống và việc tự chăm sóc
sức khỏe của ngƣời cao tuổi đã khá lên so với nửa đầu những năm 90. Tuy
nhiên do mức lƣơng hƣu và trợ cấp thấp không đủ cho việc tự chăm sóc sức
khỏe nên nhiều ngƣời nghỉ hƣu phải đi làm thêm (55,7%). Gần 1/3 số ngƣời
nghỉ hƣu đƣợc hỏi (28,2%) cho biết họ có tâm trạng “buồn”. Nghiên cứu cũng
cho thấy, đối với ngƣời nghỉ hƣu, nhất là ngƣời cao tuổi hƣu trí, mất sức, nhu
cầu chăm sóc sức khỏe và động viên tinh thần đƣợc đặt lên hàng đầu (80,3%).
Phần lớn ngƣời nghỉ hƣu đều mong muốn đóng góp sức mình để giảm bớt
khó khăn cho gia đình và xã hội.
Nghiên cứu của Dƣơng Chí Thiện (1999) về “Sự tham gia hành vi xã
hội của ngƣời cao tuổi ở đồng bằng sông Hồng” đã chỉ ra nhiều kết quả thú vị.
Theo đó, kết quả cuộc nghiên cứu trên đã đề cập đến sự tham gia vào các
hành vi xã hội của ngƣời cao tuổi và qua đó đánh giá những yếu tố tác động

12



đến sự tham gia hành vi xã hội của ngƣời cao tuổi ở vùng đồng bằng sông
Hồng. Kết quả cho thấy: tỷ lệ ngƣời cao tuổi tham gia vào các hành vi xã hội
ở các tổ chức phi chính thức cao hơn rất nhiều so với các tổ chức chính thức.
Các yếu tố nhƣ khu vực cƣ trú, giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, nghề
nghiệp, hoàn cảnh và điều kiện tự chăm sóc sức khỏe, tình trạng sức
khỏe...đều có ảnh hƣởng đến giao tiếp của ngƣời cao tuổi. Cụ thể, ngƣời cao
tuổi ở khu vực đô thị thƣờng có tỷ lệ tham gia các hành vi xã hội cao hơn
ngƣời cao tuổi ở nông thôn trong hầu hết các tổ chức chính thức nhƣ Đảng,
Chính quyền, Hội thọ, Hội Cựu chiến binh... Ngƣợc lại, trong những hình
thức tổ chức phi chính thức nhƣ đám cƣới, hỏi, đám tang, đám giỗ, lễ chùa, lễ
mừng thọ và các hình thức giao tiếp các hội tại cộng đồng nhƣ thăm hỏi hàng
xóm, bạn bè... thì ngƣời cao tuổi nông thôn lại có tỷ lệ tham gia cao hơn
ngƣời cao tuổi ở đô thị. Ngƣời cao tuổi là nam giới thƣờng tham gia vào các
hành vi xã hội nhiều hơn ngƣời cao tuổi là nữ giới. Nghiên cứu cũng cho thấy,
ngƣời cao tuổi có đời sống và tự chăm sóc sức khỏe và thu nhập cao thƣờng
có tỷ lệ tham gia các hành vi xã hội cao hơn ngƣời cao tuổi có đời sống và tự
chăm sóc sức khỏe và thu nhập thấp hơn. Ngƣời cao tuổi có mức độ học vấn
cao hơn có tỷ lệ tham gia các hành vi xã hội cao hơn ngƣời cao tuổi có trình
độ học vấn thấp, tình trạng sức khỏe kém.
Nghiên cứu của Nguyễn Hải Hữu (1999) cho thấy đa số ngƣời nghỉ hƣu
cảm thấy việc tự chăm sóc sức tinh thần thoải mái hơn khi làm việc, chỉ có 20%
cảm thấy việc tự chăm sóc sức khỏe nghèo nàn hơn so với trƣớc. Nghiên cứu cũng
cho thấy, hành vi xã hội của ngƣời cao tuổi hiện nay co lại trong phạm vi gia đình,
thân tộc nhiều hơn. Các hành vi xã hội rộng lớn, mang tính cộng đồng, làng, xã
còn rất nghèo nàn.
Nghiên cứu của Nguyễn Phƣơng Lan (2000) về “Tiếp cận văn hóa ngƣời
cao tuổi” đã đề cập đến việc tự chăm sóc sức khỏe và hành vi văn hóa tinh thần


13


hàng ngày của ngƣời cao tuổi, trong đó có việc tự chăm sóc sức khỏe tâm lý,
tình cảm cũng nhƣ nhu cầu của ngƣời nghỉ hƣu ở đô thị hiện nay. Theo tác giả,
ngƣời cao tuổi ở đô thị muốn cống hiến nhiều cho xã hội và vẫn muốn khẳng
định mình, song không gian đô thị mở với nhịp sống công nghiệp nhanh ảnh
hƣởng đến việc tự chăm sóc sức khỏe và các mối liên hệ đúng là thực sự bất lợi
cho tuổi già vốn có nhịp điệu sinh học chậm và tâm lý trọng quan hệ tình cảm.
Quan hệ láng giềng ở đô thị bị thiếu hụt, do đó, giao tiếp của ngƣời cao tuổi
cũng nhƣ ngƣời nghỉ hƣu bị bó hẹp trong phạm vi gia đình.
Nghiên cứu của Bế Quỳnh Nga (2000) với tiêu đề “Ngƣời cao tuổi ở
miền Trung và Nam Bộ Việt Nam năm 2000 – Phác thảo từ một số kết quả
nghiên cứu định tính” cho thấy: ở miền Nam, các đoàn thể làm công tác từ
thiện rất phát triển và số lƣợng ngƣời cao tuổi là nữ giới tham gia Hội ngƣời
cao tuổi và tham gia hành vi từ thiện nhiều hơn ngƣời cao tuổi là nam giới.
Nghiên cứu này đã phần nào cho thấy sự tích cực của ngƣời cao tuổi (trong đó
có ngƣời nghỉ hƣu) trong việc tham gia các công tác xã hội.
Nghiên cứu của Nguyễn Xuân Cƣờng và Lê Trung Sơn (2003) về
“Thực trạng ngƣời cao tuổi và các giải pháp nâng cao chất lƣợng chăm sóc
ngƣời cao tuổi ở Hà Tây” cho thấy ngƣời cao tuổi ở Hà Tây thỏa mãn tinh
thần chủ yếu là vui chơi cùng con cháu (81,4%). Ngƣời cao tuổi ở nông thôn
sinh hoạt cùng con cháu thƣờng xuyên hơn ngƣời cao tuổi ở thành thị (83,5%
so với 77,4%). Ngƣời cao tuổi ở thành thị tiếp cận với thông tin, tham quan,
du lịch, thể dục thể thao và sinh hoạt đoàn thể một cách thƣờng xuyên hơn
nông thôn. Tỷ lệ ngƣời cao tuổi ở thành thị tham gia các hành vi Đảng, chính
quyền cao hơn ở nông thôn. Đối với nhóm ngƣời này, nam giới tham gia
nhiều hơn nữ giới. Đa số ngƣời cao tuổi (80,7%) đều hài lòng với sự chăm
sóc của gia đình, con cháu.


14


Nghiên cứu của Hoàng Mộc Lan trong đề tài nghiên cứu “ Những vấn
đề tâm lý – xã hội của ngƣời cao tuổi Việt nam: thực trạng- giải pháp trợ giúp,
phát huy vai trò ngƣời cao tuổi tại cộng đồng” (2015), đã cho thấy, đa số
ngƣời cao tuổi tự nhận thức về bản thân hƣớng về quá khứ, đánh giá cao các
đặc điểm nhân cách tích cực của bản thân, biểu hiện rõ nhất là tình yêu quê
hƣơng, đất nƣớc, phẩm chất trong lao động. Ngƣời cao tuổi tiếp tục tham gia
lao động chiếm tỷ lệ hơn 60% và tham gia các hành vi xã hội, sinh hoạt thể
dục thể thao chăm sóc sức khỏe. Giao tiếp của ngƣời cao tuổi chủ yếu với
ngƣời thân và bạn bè gần gũi. Trong việc tự chăm sóc sức khỏe ngƣời cao
tuổi hài lòng nhất với các mối quan hệ gia đình, đƣợc ngƣời thân quan tâm
chăm sóc, đƣợc giao tiếp với mọi ngƣời và tiếp nhận thông tin và không hài
lòng nhất với việc đƣợc đảm bảo và chăm sóc sức khỏe ở các cơ sở y tế và hỗ
trợ xã hội. Kết quả nghiên cứu của tác giả cũng đã chỉ ra thực trạng trợ giúp
xã hội và phát huy vai trò ngƣời cao tuổi tại cộng đồng còn chƣa tốt, chƣa đáp
ứng đƣợc nhu cầu, nguyện vọng của ngƣời cao tuổi.
Nghiên cứu của Đặng Vũ Cảnh Linh (2009): “Ngƣời cao tuổi và các mô
hình chăm sóc ngƣời cao tuổi ở Việt Nam” đƣợc tiến hành tại ba thành phố Hà
Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh với mục đích tìm hiểu thực trạng và
hiệu quả hành vi của các loại hình dịch vụ chăm sóc ngƣời cao tuổi ở Việt Nam
đã đề cập đến các mối liên hệ xã hội cũng nhƣ quan hệ gia đình của ngƣời cao
tuổi Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu cho thấy: về quan hệ xã hội, ngƣời
cao tuổi nghỉ hƣu hiện nay thƣờng xuyên tiếp cận với các phƣơng tiện thông tin
đại chúng (trên 80% ngƣời cao tuổi thƣờng xuyên đọc sách báo, xem tivi, nghe
đài). Đây là một hình thức duy trì sự giao tiếp với xã hội của đa số ngƣời cao
tuổi hiện nay. Có rất ít ngƣời cao tuổi tham gia các hình thức tham quan, du
lịch, đi chơi với bạn bè…Có một tỷ lệ khá cao ngƣời cao tuổi tham gia các câu
lạc bộ hƣu trí, ngƣời cao tuổi (60,6%) và trực tiếp tham gia các công tác xã hội


15


tại địa phƣơng (51,3%). Đàn ông có tỷ lệ tham gia các hành vi xã hội cao hơn
nhiều lần so với phụ nữ. Trong khi đó, phụ nữ lại thƣờng đi sinh hoạt lễ chùa
và nhà thờ nhiều hơn so với đàn ông. Về quan hệ gia đình, tỷ lệ ý kiến của
ngƣời cao tuổi cho rằng quan hệ gia đình hòa thuận giảm đi theo độ tăng của
tuổi. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, một trong những nhu cầu nổi lên ở
ngƣời cao tuổi hiện nay là nhu cầu chăm sóc sức khỏe và nhu cầu đƣợc giao
tiếp với ngƣời khác. Điều này phản ánh mong muốn đƣợc ngƣời khác chia sẻ,
quan tâm, chăm sóc ở ngƣời cao tuổi hiện nay. [17]
Nghiên cứu của Bùi Thị Vân Anh (2013) trong luận án tiến sĩ “ Đặc
điểm giao tiếp của ngƣời nghỉ hƣu ở Hà Nội” đã chỉ ra ngƣời nghỉ hƣu có nhu
cầu giao tiếp cao. Đối tƣợng giao tiếp chủ yếu với ngƣời thân trong gia đình
và bạn bè là những ngƣời quen biết cũ, có tính cách, sở thích phù hợp. Nội
dung giao tiếp chủ yếu về vấn đề sức khỏe, họ hàng, quê hƣơng, tâm linh,
việc tự chăm sóc sức khỏe gia đình, cá nhân. Hình thức giao tiếp khá phong
phú. Các yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội ảnh hƣởng đến giao tiếp của ngƣời
nghỉ hƣu ở các mức độ khác nhau. Trong đó, cảm nhận của ngƣời nghỉ hƣu về
vai trò, vị thế của họ trong gia đình và xã hội là yếu tố có ảnh hƣởng mạnh
nhất đến hình thức giao tiếp của ngƣời nghỉ hƣu, mối quan hệ trong gia đình
là yếu tố có ảnh hƣởng mạnh nhất đến nội dung giao tiếp, nhu cầu giao tiếp
của ngƣời nghỉ hƣu, cách thức tổ chức hành vi của các tổ chức xã hội dành
cho ngƣời nghỉ hƣu ở cụm dân cƣ hiện nay là yếu tố có ảnh hƣởng mạnh nhất
đến đối tƣợng giao tiếp của ngƣời nghỉ hƣu. Nghiên cứu đã đề xuất một số
biện pháp tâm lý để tăng cƣờng giao tiếp cho ngƣời nghỉ hƣu ở Hà Nội thông
qua nhận thức, cải thiện mối quan hệ trong gia đình, nâng cao hiệu quả hành
vi của tổ chức xã hội dành cho ngƣời nghỉ hƣu ở cụm dân cƣ. [2]
Tác giả Lê văn Khảm (2014) trong bài báo “Một số vấn đề về ngƣời

cao tuổi Việt Nam hiện nay” đã phân tích về những khó khăn và nhu cầu thực

16


tế của ngƣời cao tuổi về kinh tế, sự tham gia xã hội và trên hết là vấn đề chăm
sóc sức khỏe. Việc có thêm thu nhập, cùng với mở rộng các loại hình và quy
mô bao phủ về Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế của Nhà nƣớc, cơ hội tham
gia các hành vi xã hội, cơ hội đƣợc chia sẻ kinh nghiệm trong công cuộc tự
chăm sóc khỏe sức làm phong phú thêm việc tự chăm sóc sức khỏe, lấp đầy
các khoảng trống tinh thần và tạo sự ổn định về trạng thái tâm lý vốn rất dễ
dao động của ngƣời cao tuổi. Tác giả đã chỉ ra các sự kiện về việc ngƣời cao
tuổi đã cống hiến sức lực, trí tuệ, kỹ năng cho xây dựng và phát triển đất
nƣớc, tình đoàn kết, đạo lý “uống nƣớc nhớ nguồn”, sự quan tâm của xã hội,
phƣơng thức hành vi hiệu quả của Hội Ngƣời cao tuổi và các Hội mà ngƣời
cao tuổi tham gia. Để đảm bảo chất lƣợng việc tự chăm sóc sức khỏe của
ngƣời cao tuổi theo phƣơng châm “ tự chăm sóc sức khỏe vui, tự chăm sóc
sức khỏe khỏe, tự chăm sóc sức khỏe có ích” tác giả đƣa ra kiến nghị về sự hỗ
trợ và chăm sóc từ gia đình và cộng đồng cho ngƣời cao tuổi.
Trong y học gần đây có nhiều tác giả nghiên cứu về sức khỏe tâm thần
ngƣời cao tuổi với các đề tài khác nhau nhƣ Phạm Khuê (2000) nghiên cứu
bệnh học tuổi già [16]. Trần Hữu Bình (2003) nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở
những ngƣời có bệnh lý dạ dày - ruột thực thể và chức năng [3]. Nguyễn Kim
Việt (2006, 2008) nghiên cứu đặc điểm các biểu hiện loạn thần trong rối loạn
trầm cảm, điều trị trầm cảm và rối loạn lo âu ở ngƣời cao tuổi [32]. Nguyễn
Thị Minh Hƣơng (2013) nghiên cứu các yếu tố liên quan đến phát sinh trầm
cảm ở ngƣời cao tuổi [15]. Nguyễn văn Dũng (2014) nghiên cứu đặc điểm
lâm sàng của rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân cao tuổi và các biện pháp điều
trị. Nguyễn Ngọc Huyền và Nguyễn Tiến Dũng (2014) nghiên cứu các yếu tố
liên quan đến hành vi tự chăm sóc của ngƣời cao tuổi suy tim tại BV Đa khoa

TW Thái Nguyên. Nguyễn Văn Tuấn (2014) nghiên cứu hành vi tự chăm sóc
của ngƣời cao tuổi suy thận…Các nghiên cứu đều cho thấy, ngƣời cao tuổi tự
chăm sóc sức khỏe của bản thân là rất yếu.

17


×