Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

NGUYỄN THỊ NGỌC LAN PHÂN TÍCH một số bất cập TRONG VIỆC THỰC HIỆN kết QUẢ đấu THẦU MUA THUỐC tập TRUNG tại sở y tế bắc NINH năm 2020 LUẬN văn dược sĩ CHUYÊN KHOA cấp II

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 92 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ NGỌC LAN

PHÂN TÍCH MỘT SỐ BẤT CẬP
TRONG VIỆC THỰC HIỆN KẾT QUẢ
ĐẤU THẦU MUA THUỐC TẬP TRUNG
TẠI SỞ Y TẾ BẮC NINH NĂM 2020
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP II
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 62720412

Người hướng dẫn khoa học: PGS TS. Nguyễn Thị Song Hà

HÀ NỘI, NĂM 2022
`


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.

Học viên

Nguyễn Thị Ngọc Lan


LỜI CẢM ƠN


Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
PGS. TS Nguyễn Thị Song Hà đã dành nhiều thời gian, tâm huyết để
hướng dẫn và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý giá trong suốt thời gian
thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cám ơn các thầy cô trong Bộ môn Quản lý và Kinh
tế Dược đã tận tình truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức khoa học quý báu.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trong trường
Đại học Dược Hà Nội đã truyền đạt nhiều kiến thức và giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Ban giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh, Phòng
Nghiệp vụ Dược và các đồng nghiệp, gia đình và bạn bè đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi học tập, công tác và thực hiện đề tài này.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2022

Học viên

Nguyễn Thị Ngọc Lan


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ................................................................................. 3
1.1. Tổng quan về đấu thầu thuốc ......................................................................... 3
1.1.1. Khái niệm về đấu thầu thuốc và một số quy định mới về đấu thầu thuốc .. 3
1.1.2. Các hình thức tổ chức thực hiện đấu thầu mua thuốc hiện nay .................. 5

1.1.3. Trình tự thực hiện tổ chức lựa chọn nhà thầu mua thuốc tập trung ............ 6
1.1.4. Hợp đồng và việc thực hiện hợp đồng mua thuốc ...................................... 6
1.2. Thực trạng về việc thực hiện kết quả trúng thầu mua thuốc .......................... 7
1.2.1. Về cơ cấu cấu thuốc thực hiện theo kết quả trúng thầu .............................. 7
1.2.2. Về giá trị tiền thuốc sử dụng theo kết quả trúng thầu ............................... 10
1.2.3. Về việc thực hiện các thuốc trúng thầu nhưng không thực hiện; thực hiện
không đạt tỷ lệ 80% hoặc vượt 120% ................................................................. 14
1.3. Các nguyên nhân dẫn đến một số bất cập trong thực hiện kết quả đấu thầu 15
1.4. Sơ lược ngành Y tế Bắc Ninh. ..................................................................... 17
1.4.1. Vài nét về ngành y tế của Bắc Ninh .......................................................... 17
1.4.2. Về hoạt động đấu thầu mua thuốc tại Bắc Ninh ....................................... 18
CHƯƠNG II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 21
2.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 21
2.1.1. Thời gian nghiên cứu: ............................................................................... 21
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ................................................................................. 21
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 21
2.2.1. Biến số nghiên cứu .................................................................................... 21
2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 23
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu .................................................................... 25
2.2.4. Mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 26
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ......................................................................... 26
2.2.6. Phương pháp trình bày nghiên cứu ........................................................... 30
2.2.7. Đạo đức trong nghiên cứu ......................................................................... 30
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................................................... 31


3.1. Xác định một số bất cập trong việc thực hiện kết quả đấu thầu mua thuốc
tập trung tại Sở Y tế Bắc Ninh năm 2020 ........................................................... 31
3.1.1. Bất cập về các thuốc trúng thầu không được thực hiện ............................ 31
3.1.2. Bất cập về các thuốc trúng thầu thực hiện dưới 80% ............................. 36

3.1.3. Bất cập về các thuốc trúng thầu thực hiện trên 120%............................... 40
3.1.4. So sánh các thuốc trúng thầu thực hiện <50% trong đó có thuốc thay thế
hoặc khơng có thuốc thay thế .............................................................................. 45
3.1.5. Các thuốc trúng thầu có cùng hoạt chất, nồng độ/hàm lượng thực hiện với
tỷ lệ khác nhau..................................................................................................... 45
3.2. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến một số bất cập trong việc thực hiện kết
quả trúng thầu tại Sở Y tế Bắc Ninh năm 2020 .................................................. 48
3.2.1. Các nguyên nhân thuốc trúng thầu không được thực hiện ....................... 48
3.2.2. Các nguyên nhân thuốc thực hiện dưới 80% kết quả trúng thầu .............. 52
3.2.3. Các nguyên nhân thuốc thực hiện trên 120% kết quả trúng thầu ............. 58
CHƯƠNG IV. BÀN LUẬN ................................................................................ 59
4.1. Về xác định một số bất cập trong việc thực hiện kết quả đấu thầu mua thuốc
tập trung tại Sở Y tế Bắc Ninh năm 2020 ........................................................... 60
4.1.1. Về khoản mục, giá trị các thuốc trúng thầu nhưng không được thực hiện,
thực hiện chưa đúng quy định ............................................................................. 60
4.1.2. Về việc các thuốc trúng thầu nhưng không được thực hiện, thực hiện
chưa đúng quy định theo nhóm tiêu chí kỹ thuật ................................................ 61
4.1.3. Về việc các thuốc trúng thầu nhưng không được thực hiện, thực hiện chưa
đúng quy định theo nguồn gốc, xuất xứ .............................................................. 62
4.1.4. Về việc các thuốc trúng thầu nhưng không được thực hiện, thực hiện
chưa đúng quy định theo nhóm tác dụng dược lý ............................................... 62
4.1.5. Về việc các thuốc trúng thầu nhưng không được thực hiện, thực hiện chưa
đúng quy định theo hạng bệnh viện .................................................................... 63
4.1.6. Về các thuốc trúng thầu thực hiện dưới 50% có hoặc khơng có thuốc thay
thế ........................................................................................................................ 64
4.1.7. Về các thuốc trúng thầu có cùng hoạt chất, nồng độ/hàm lượng thực hiện
với tỷ lệ khác nhau .............................................................................................. 65


4.2. Các nguyên nhân dẫn đến một số bất cập trong việc thực hiện kết quả

trúng thầu tại Sở Y tế Bắc Ninh năm 2020. ........................................................ 65
4.2.1. Về các nguyên nhân thuốc trúng thầu nhưng không được thực hiện ....... 66
4.2.2. Về các nguyên nhân thuốc trúng thầu được thực hiện dưới 80% ............. 67
4.2.3. Về các nguyên nhân thuốc trúng thầu được thực hiện trên 120% ............ 69
4.3. Ưu điểm và hạn chế của đề tài ..................................................................... 69
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 71
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................
PHỤ LỤC ................................................................................................................


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
BYT
BHXH
BHYT
CSYT
DMT
HSDT
HSĐXKT
HSĐXTC
HSMT
KHLCNT
KM
KQ LCNT
Luật Đấu thầu
số 43/2013
Nghị định số
54/2017

Nghị định số
63/2014
SYT
SKM
TCKT
TDDL
Thông tư số
15/2019
UBND

Giải nghĩa
Bộ Y tế
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm y tế
Cơ sở y tế
Danh mục thuốc
Hồ sơ dự thầu
Hồ sơ đề xuất kỹ thuật
Hồ sơ đề xuất tài chính
Hồ sơ mời thầu
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Khoản mục
Kết quả lựa chọn nhà thầu
Luật đấu thầu số 43/2013/QH13
Nghị định số 54/2017/NĐ-CP qui định chi tiết một số
điều và biện pháp thi hành Luật Dược
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP qui định chi tiết thi hành
một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
Sở Y tế
Số khoản mục

Tiêu chí kỹ thuật
Tác dụng dược lý
Thơng tư số 15/2019/TT-BYT ngày Quy định về đấu
thầu thuốc trong các cơ sở y tế công lập
Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ số khoản mục và giá trị thuốc thực hiện so với thuốc trúng thầu 7
Bảng 1. 2. Tỷ lệ số khoản mục thực hiện thuốc generic so với thuốc trúng thầu . 8
Bảng 1. 3. Tỷ lệ về giá trị thực hiện thuốc generic so với thuốc trúng thầu......... 9
Bảng 1. 4. Tình hình đấu thầu thuốc tập trung tại Sở Y tế Bắc Ninh ................. 18
Bảng 1. 5. Danh sách các cơ sở khám chữa bệnh công lập ............................... 19
Bảng 2.6. Biến số nghiên cứu xác định các bất cập trong việc thực hiện kết quả
đấu thầu mua thuốc tập trung tại Sở Y tế Bắc Ninh năm 2020 .......................... 21
Bảng 2.7. Biến số nghiên cứu các nguyên nhân về việc không thực hiện, thực
hiện <80%, thực hiện trên 120% kết quả trúng thầu ......................................... 23
Bảng 3.8. Tổng số khoản mục, giá trị thuốc thực hiện và không thực hiện ....... 31
Bảng 3.9. Số khoản mục và giá trị các thuốc không thực hiện theo gói thầu và
theo nhóm tiêu chí kỹ thuật ................................................................................. 31
Bảng 3.10. Số khoản mục, giá trị thuốc không được thực hiện .......................... 33
Bảng 3. 11. Tỷ lệ số khoản mục và giá trị thuốc không thực hiện ..................... 33
Bảng 3.12. Số khoản mục, giá trị thuốc không được thực hiện theo hạng bệnh
viện ...................................................................................................................... 35
Bảng 3.13.Tổng số khoản mục, giá trị thuốc trúng thầu thực hiện dưới 80% ... 36
Bảng 3. 14. Số khoản mục và giá trị các thuốc thực hiện dưới 80% theo gói thầu
và theo nhóm tiêu chí kỹ thuật............................................................................. 36
Bảng 3.15. Số khoản mục, giá trị thuốc thực hiện <80% theo nguồn gốc, xuất xứ
............................................................................................................................. 37
Bảng 3. 16. Tỷ lệ số khoản mục và giá trị thuốc thực hiện <80% ..................... 38

Bảng 3.17. Số khoản mục, giá trị thuốc thực hiện <80% theo hạng bệnh viện . 40
Bảng 3.18.Tổng số khoản mục, giá trị thuốc trúng thầu thực hiện >120% ....... 40
Bảng 3.19. Số khoản mục và giá trị các thuốc thực hiện trên 120% theo gói thầu
và theo nhóm tiêu chí kỹ thuật............................................................................. 41
Bảng 3.20. Số khoản mục, giá trị thuốc thực hiện >120% theo nguồn gốc, xuất
xứ ......................................................................................................................... 42
Bảng 3. 21. Tỷ lệ số khoản mục và giá trị thuốc thực hiện >120% theo nhóm tác
dụng dược lý ........................................................................................................ 43
Bảng 3.22. Số khoản mục, giá trị thuốc thực hiện >120% theo hạng bệnh viện 44


Bảng 3.23. Các thuốc thực hiện <50% có thuốc thay thế hoặc khơng có thuốc
thay thế ................................................................................................................ 45
Bảng 3. 24. Các thuốc có cùng hoạt chất, nồng độ, hàm lượng nhưng khác nhóm
tiêu chí kỹ thuật thực hiện với tỷ lệ khác nhau.................................................... 46
Bảng 3.25. Nguyên nhân các thuốc trúng thầu nhưng không thực hiện ............. 48
Bảng 3.26. Nguyên nhân các thuốc trúng thầu không được thực hiện ............... 49
Bảng 3.27. Nguyên nhân các thuốc trúng thầu không được thực hiện ............... 51
Bảng 3.28. Nguyên nhân các thuốc trúng thầu không được thực hiện ............... 52
Bảng 3.29. Số khoản mục và giá trị thuốc thực hiện dưới 80% ......................... 52
Bảng 3.30. Nguyên nhân các thuốc trúng thầu thực hiện dưới 80% .................. 54
Bảng 3.31. Nguyên nhân các thuốc trúng thầu thực hiện dưới 80% .................. 55
Bảng 3.32. Nguyên nhân các thuốc trúng thầu thực hiện dưới 80% .................. 57
Bảng 3.33. Số khoản mục và giá trị thuốc vượt trên 120% kết quả trúng thầu
theo nhóm nguyên nhân....................................................................................... 58


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu ..................................................... 24



ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là mặt hàng thiết yếu, ln đóng vai trị quan trọng trong cơng tác
chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, chi phí cho thuốc ln chiếm tỷ trọng
tương đối trong tổng chi phí khám chữa bệnh. Những năm qua, ngành Y tế đã có
nhiều nỗ lực trong công tác cung ứng thuốc phục vụ chăm sóc, sức khỏe cho
nhân dân. Với mục tiêu hàng đầu là sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả với chi phí
hợp lý, thủ tục đúng theo quy định của pháp luật, Bộ Y tế đã tham mưu với
Chính phủ ban hành nhiều văn bản quan trọng, trong đó có các văn bản liên
quan đến đấu thầu thuốc.
Năm 2013, Quốc hội đã thơng qua Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 sau
đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 63/2014/NĐ-CP trong đó có một Mục,
Chương quy định riêng về đấu thầu mua thuốc. Năm 2016 Bộ Y tế đã ban hành
Thông tư số 11/2016/TT-BYT Quy định việc đấu thầu thuốc trong các cơ sở y
tế, trong đó quy định mẫu HSMT chung để các cơ sở y tế thực hiện thống nhất
trên toàn quốc đấu thầu mua thuốc đúng quy định của pháp luật nhằm góp phần
kiểm sốt, bình ổn giá thuốc, ổn định về chất lượng, số lượng thuốc dùng trong
các cơ sở y tế. Năm 2019, Bộ Y tế tiếp tục ban hành thông tư số 15/2019/TTBYT thay thế Thông tư số Thông tư số 11/2016/TT-BYT Quy định việc đấu
thầu thuốc, trong đó có những quy định nhằm hồn thiện hơn các vướng mắc,
bật cấp khi thực hiện Thông tư số 11/2016/TT-BYT.
Từ năm 2010 đến nay, Sở Y tế Bắc Ninh thực hiện đấu thầu mua thuốc
tập trung cho các cơ sở y tế. Cơng tác đấu thầu thuốc theo hình thức tập trung
được thực hiện đã mang lại nhiều lợi ích to lớn cho ngành Dược nói riêng và
người bệnh nói chung, bảo đảm cung ứng thuốc đầy đủ, kịp thời, chất lượng và
giá cả hợp lý để phục vụ cơng tác điều trị, chăm sóc sức khỏe người bệnh.
Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại và vướng mắc khi thực hiện kết quả đấu
thầu. Khi có kết quả trúng thầu, các cơ sở y tế căn cứ kết quả đấu thầu của Sở Y
tế thực hiện việc ký kết hợp đồng với các nhà thầu và cung ứng thuốc với mức
giá thống nhất trong tồn tỉnh. Trong q trình thực hiện hợp đồng, việc đảm
bảo nhu cầu thuốc phục vụ cho hoạt động chuyên môn tại các cơ sở y tế có

nhiều yếu tố ảnh hưởng như: một số nhà thầu gián đoạn cung cấp thuốc hoặc

1


ngừng cung cấp cho các đơn vị do thuốc bị thu hồi, do hết hạn số đăng ký; một
số cơ sở y tế xây dựng kế hoạch sử dụng một số thuốc chưa sát với nhu cầu thực
tế, chậm thanh toán cho nhà thầu…
Từ những vấn đề nêu trên, chúng tơi thực hiện đề tài “Phân tích một số
bất cập trong việc thực hiện kết quả đấu thầu mua thuốc tập trung tại Sở Y
tế Bắc Ninh năm 2020” với 2 mục tiêu:
1. Xác định một số bất cập trong việc thực hiện kết quả đấu thầu mua
thuốc tập trung tại Sở Y tế Bắc Ninh năm 2020.
2. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến một số bất cập trong việc thực
hiện kết quả đấu thầu tại Sở Y tế Bắc Ninh năm 2020.
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm
nâng cao chất lượng công tác đấu thầu tại Sở Y tế Bắc Ninh, góp phần nâng cao
chất lượng hoạt động cung ứng thuốc trong những năm tiếp theo.

2


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về đấu thầu thuốc
1.1.1. Khái niệm về đấu thầu thuốc và một số quy định mới về đấu thầu
thuốc
1.1.1.1. Khái niệm
Theo Luật Đấu thầu số 43 định nghĩa: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà
thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư
vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp

đồng, dự án đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư, dự án đầu tư có sử dụng đất
trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế” [20].
1.1.1.2. Một số quy định hiện hành về đấu thầu thuốc
Mua sắm thuốc hiện nay được các cơ sở y tế thực hiện dựa trên các văn bản
Luật, Nghị định, Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn đầy đủ về đấu thầu
thuốc do Bộ Y tế ban hành và liên tục cập nhật, sửa đổi để phù hợp với thực
tiễn.
Sau khi Luật Đấu thầu số 43 và Nghị định số 63 quy định chi tiết một số
điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu ra đời, nhiều địa phương trên cả
nước đã áp dụng hình thức đấu thầu mua thuốc tập trung và cung ứng cho các cơ
sở y tế. Tuy nhiên, mỗi tỉnh, thành phố đều có các cơ sở y tế của địa phương, các
cơ sở y tế Trung ương và các cơ sở y tế của Bộ, Ngành nên việc xây dựng và
thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu khác nhau, dẫn đến thanh
toán BHYT đối với cùng một loại thuốc trên địa bàn có sự chênh lệch đáng kể
[20].
Năm 2019 và năm 2020 Bộ Y tế đã ban hành các văn bản thay thế 03 thông
tư nêu trên. Cụ thể:
Thông tư số 03/2019/TT-BYT Ban hành Danh mục thuốc sản xuất trong
nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp [8], thay thế
cho Thông tư số 10/2016/TT-BYT [5] với những điểm mới như:
- Bổ sung thêm nguyên tắc xây dựng Danh mục thuốc
- Ban hành 640 thuốc tại Danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng
yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp.
3


Thông tư số 15/2019/TT-BYT Quy định về đấu thầu thuốc trong các cơ sở
y tế công lập [9], thay thế cho Thông tư số 11/2016/TT-BYT [6] với những điểm
mới như sau:
- Trước hết là việc phân chia các nhóm thuốc tại các gói thầu theo tiêu chí

kỹ thuật được xây dựng chặt chẽ, minh bạch và yêu cầu cao hơn nhằm mục tiêu
lựa chọn được các thuốc chất lượng, giá cả phù hợp; đồng thời, góp phần thực
hiện Đề án "Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam", thuốc sản xuất tại
Việt Nam có thể tham dự tất cả các nhóm nếu đáp ứng tiêu chí kỹ thuật. Trong
đó, thuốc sản xuất tại Việt Nam có thể tham dự thầu cùng thuốc của các nước
Châu Âu, Úc, Mỹ, Nhật…
- Việc phân chia nhóm thuốc để khuyến khích gia cơng, chuyển giao cơng
nghệ các thuốc nước ngồi sản xuất tại Việt Nam, đặc biệt là các thuốc biệt dược
gốc, thuốc phát minh, vắc xin, sinh phẩm. Bổ sung các quy định để khuyến
khích đầu tư, nâng cao chất lượng thuốc cổ truyền, vị thuốc cổ truyền, dược liệu
thông qua tiêu chí kỹ thuật GACP (thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu).
- Xây dựng giá kế hoạch của các mặt hàng cùng hoạt chất nồng độ hàm
lượng, dạng bào chế tại gói thầu thuốc generic phải đảm bảo ngun tắc giá
thuốc nhóm 5 khơng cao hơn giá thuốc nhóm 4, giá thuốc nhóm 4 khơng cao
hơn giá thuốc nhóm 3, giá thuốc nhóm 3 khơng cao hơn giá thuốc nhóm 2, giá
thuốc nhóm 2 khơng cao hơn giá thuốc nhóm 1, giá thuốc nhóm 1 khơng cao
hơn giá thuốc biệt dược gốc.
- Ngồi ra khơng được ghi các dạng bào chế cụ thể như viên nén bao phim,
viên nang mềm... chỉ được ghi thành các dạng bào chế chung như viên nang,
viên nén... và một số dạng bào chế mặc dù có tên riêng nhưng vẫn được cho vào
dạng bào chế cơ bản đầu tiên nếu thấy phù hợp. Đây là điểm mới của thơng tư
15 mang tính cạnh tranh cao trong đấu thầu khắc phục lạm dụng dạng bào chế
không phổ biến, tránh độc quyền trong phân phối, đồng thời đảm bảo thống nhất
cách ghi dạng bào chế.
- Bên cạnh đó, Thơng tư 15 cũng bổ sung quy định nhằm tăng tính cạnh
tranh trong đấu thầu như: Quy định rõ yêu cầu về doanh thu, số năm báo cáo tài
chính và hợp đồng tương tự theo hướng ưu tiên nhà thầu mới thành lập đủ năng
lực, kinh nghiệm tham dự thầu.
4



- Thông tư 15 quy định chi tiết hơn về đấu thầu thuốc đối với các cơ sở y
tế tư nhân tham gia khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Năm 2020, Bộ Y tế tiếp tục ban hành Thông tư số 15/2020/TT-BYT Ban
hành Danh mục thuốc đấu thầu, Danh mục thuốc Đấu thầu tập trung, Danh mục
thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá [11] thay thế cho Thông tư số
09/2016/TT-BYT [4] và sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 15/2019 với
những điểm mới như:
- Bổ sung các Tiêu chí xây dựng danh mục thuốc Đấu thầu tập trung cấp
quốc gia, đấu thầu tập trung cấp địa phương, danh mục thuốc đàm phán giá.
- Mở rộng danh mục thuốc Đấu thầu tập trung cấp Quốc gia và Danh mục
thuốc đàm phán giá.
1.1.2. Các hình thức tổ chức thực hiện đấu thầu mua thuốc hiện nay
Thông tư số 15/2019 quy định ba cấp độ tổ chức đấu thầu mua thuốc cho
các cơ sở y tế đó là:
Đấu thầu tập trung cấp Quốc Gia: Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc
Quốc gia tổ chức đấu thầu thuốc thuộc danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc
gia và Danh mục thuốc đàm phán giá theo quy định tại Phụ lục II (chỉ đấu thầu
các thuốc nhóm 1 và nhóm 2) và Phụ lục IV Thơng tư số 15/2020. Các cơ sở y
tế căn cứ vào kết quả thông báo trúng thầu, thỏa thuận khung để thương thảo và
ký hợp đồng cung ứng thuốc theo nhu cầu trong năm [9], [10].
Đấu thầu tập trung cấp địa phương: Đơn vị mua sắm tập trung cấp địa
phương tổ chức đấu thầu 129 hoạt chất theo Quy định tại Phụ lục III Thông tư số
15/2020 cho tất cả các cơ sở y tế công lập trên địa bàn. Các cơ sở y tế căn cứ
vào kết quả thông báo trúng thầu, thỏa thuận khung để thương thảo và ký hợp
đồng cung ứng thuốc theo nhu cầu trong năm. Các cơ sở y tế khác có thể áp
dụng kết quả lựa chọn nhà thầu để mua thuốc theo hình thức mua sắm trực tiếp
[9], [10].
Đấu thầu tại các cơ sở y tế: Các CSYT tự tổ chức đấu thầu danh mục
thuốc ngoài những mặt hàng thuộc danh mục thuốc đấu thầu tập trung cấp quốc

gia, cấp địa phương và danh mục thuốc đàm phán giá quốc gia theo nhu cầu sử
dụng thuốc của đơn vị mình [9].

5


1.1.3. Trình tự thực hiện tổ chức lựa chọn nhà thầu mua thuốc tập trung
Mua thuốc tập trung thực hiện theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong
nước, phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ, thường sử dụng phương pháp
đánh giá điểm tổng hợp (kết hợp giữa kỹ thuật và giá), xét theo từng phần (mặt
hàng).
1.1.4. Hợp đồng và việc thực hiện hợp đồng mua thuốc
1.1.4.1. Các loại hợp đồng
Hiện nay, Luật Đấu thầu số 43 quy định có 04 loại hợp đồng: Hợp đồng
trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh và
hợp đồng theo thời gian [20].
Hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu đối với đấu thầu mua thuốc
thường được lựa chọn là hợp đồng trọn gói.
1.1.4.2. Việc thực hiện hợp đồng mua thuốc
Thơng tư 15/2019/TT-BYT [9] quy định:
Về số lượng thuốc ký hợp đồng: trước khi ký hợp đồng bên mời thầu có
quyền tăng hoặc giảm số lượng tối đa không quá 10% so với số lượng thuốc tại
kế hoạch đấu thầu với điều kiện khơng có bất kỳ thay đổi nào về đơn giá hay các
điều kiện, điều khoản khác của hồ sơ dự thầu và hồ sơ mời thầu.
Về số lượng thuốc mua thực tế: Một số trường hợp được phép mua vượt
nhưng số lượng không được vượt quá 20% so với số lượng của nhóm thuốc đó
trong hợp đồng đã ký và khơng phải trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bổ
sung:
- Đã sử dụng hết số lượng thuốc của các nhóm khác có cùng hoạt chất,
nồng độ hoặc hàm lượng và chỉ cịn số lượng thuốc trong gói thầu thuốc biệt

dược gốc hoặc tương đương điều trị;
- Các nhóm thuốc khác có cùng hoạt chất, cùng nồng độ hoặc hàm lượng
đã trúng thầu nhưng buộc phải dừng cung ứng hoặc thuốc bị đình chỉ lưu hành,
thuốc bị rút ra khỏi Danh mục thuốc có chứng minh tương đương sinh học sau
khi đã trúng thầu;
- Nhà thầu chưa cung cấp hết số lượng thuốc của một nhóm thuốc trong
hợp đồng đã ký nhưng khơng có khả năng cung cấp tiếp vì các lý do bất khả

6


kháng, trong trường hợp này phải có thơng báo bằng văn bản kèm theo tài liệu
chứng minh [9].
Về tỷ lệ thực hiện sử dụng thuốc trúng thầu: Từng cơ sở y tế thuộc phạm
vi quản lý bảo đảm sử dụng tối thiểu 80% số lượng thuốc trúng thầu gói thầu
mua thuốc tập trung. Đối với thuốc cấp cứu; thuốc giải độc; thuốc hiếm; thuốc
kiểm soát đặc biệt; dịch truyền và thuốc sử dụng trong những tình huống khẩn
cấp khác thì cơ sở y tế bảo đảm thực hiện tối thiểu 50% giá trị của từng phần
trong hợp đồng đã ký kết [9].
- Trường hợp nếu nhu cầu sử dụng thuốc của cơ sở y tế vượt 20% số
lượng thuốc được phân bổ trong thỏa thuận khung hoặc cơ sở y tế phát sinh nhu
cầu sử dụng mặt hàng thuốc nhưng chưa tổng hợp nhu cầu khi xây dựng kế
hoạch lựa chọn nhà thầu mua thuốc thì phải báo cáo đơn vị mua sắm thuốc tập
trung xem xét điều tiết.
- Số lượng thuốc điều tiết của Đơn vị mua sắm thuốc tập trung bảo đảm
không vượt quá 30% tổng số lượng đã được phê duyệt trong kế hoạch lựa chọn
nhà thầu thuốc thuộc Danh mục thuốc đấu thầu tập trung [9].
1.2. Thực trạng về việc thực hiện kết quả trúng thầu mua thuốc
1.2.1. Về cơ cấu cấu thuốc thực hiện theo kết quả trúng thầu
* Về số khoản mục và giá trị thực hiện so với kết quả trúng thầu

Theo quy định của Thông tư số 11/2016/TT-BYT và Thông tư số
15/2019/TT-BYT (thay thế Thông tư số 11/2016/TT-BYT kể từ ngày
1/10/2019) tất cả các cơ sở y tế phải thực hiện tối thiểu 80% số lượng trúng thầu
và thực hiện tối thiểu 80% giá trị của từng phần trong hợp đồng đã ký kết [6],
[9]. Tuy nhiên, để đảm bảo thực hiện được kết quả này đối với các địa phương
tổ chức đấu thầu tập trung cho thấy hầu hết rất khó đạt được. Kết quả nghiên
cứu được thể hiện tại Bảng 1.3.
Bảng 1.1. Tỷ lệ số khoản mục và giá trị thuốc thực hiện so với thuốc trúng thầu
STT

1

Địa

Tác giả (năm nghiên

phương

cứu)

Hà Nội

Tỷ lệ SKM

Tỷ lệ giá trị

thực hiện (%) thực hiện (%)

Nguyễn Thị Hồng Hà
(2016) [15]

7

85,19

72,44


STT

2

Địa

Tác giả (năm nghiên

Tỷ lệ SKM

phương

cứu)

Bắc Giang

Nguyễn Thị Huyền Trang

thực hiện (%) thực hiện (%)

(2017) [26]
3


Đồng Nai

Nguyễn Đức Thu (2017)
[23]

4

Kiên Giang Kha Vĩnh Xuyên (2017)
[27]

5

Điện Biên

Đinh Thùy Linh (20172018) [19]

6

Tỷ lệ giá trị

Thanh Hóa Lê Anh Hiếu (2018) [17]

53,34

60,04

61,6

88


51

85

57,3

79,5
92

56

* Về thực hiện theo nhóm thuốc của gói thầu
Theo kết quả danh mục thuốc trúng thầu các gói đấu thầu tập trung cấp
địa phương của một số tỉnh, tỷ lệ số khoản mục và giá trị trúng thầu của thuốc
generic so với tổng số thuốc trúng thầu thường chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng từ
80% đến 90% về số khoản mục và từ 50-70% về giá trị, chi tiết tại Bảng 1.4 và
Bảng 1.5.
Bảng 1. 2. Tỷ lệ số khoản mục thực hiện thuốc generic so với thuốc trúng thầu

STT

1

Địa

Tác giả (Năm

phương

nghiên cứu)


Hà Nội

Nguyễn

Tỷ lệ
SKM
(%)

Tỷ lệ SKM theo từng nhóm – Gói
Generic
Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
1 (%)

2 (%)

3 (%)

4 (%)

5 (%)

84,0

82,1

79,9

85,5


87,3

82,1

82,3

86,1

76,2

82,1

87,0

75,4

Thị

Hồng Hà (2016)
[15]
2

Bắc Giang

Nguyễn
Huyền

Thị
Trang


(2017) [26]
8


STT

Địa

Tác giả (Năm

phương

nghiên cứu)

Đồng Nai

3

Nguyễn

Tỷ lệ
SKM
(%)

Đức

Thu (2017) [23]
4

5


Kiên

Kha Vĩnh Xuyên

Giang

(2017) [27]

Điện Biên

Đinh Thùy Linh
(2017-2018)

Tỷ lệ SKM theo từng nhóm – Gói
Generic
Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
1 (%)

2 (%)

3 (%)

4 (%)

5 (%)

88,0

86,2


88,2

92,2

95,9

70,5

84,7

84,4

85,5

86,5

90,9

68,1

80,7

81,3

79,6

80,6

77,2


90,0

92,0

91,0

92,0

94,0

93,0

84,0

[19]
Thanh Hóa Lê

6

Anh

Hiếu

(2018) [17]

Bảng 1. 3. Tỷ lệ về giá trị thực hiện thuốc generic so với thuốc trúng thầu

STT


Địa
phương
Hà Nội

1
Bắc Giang
2
Đồng Nai
3

Tác giả
(năm nghiên
cứu)

Tỷ lệ giá trị theo từng nhóm – Gói
Tỷ lệ
Generic
giá trị
Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
thực
hiện (%) 1 (%) 2 (%) 3 (%) 4 (%) 5 (%)

Nguyễn Thị
Hồng

(2016) [15]

70,1

75,1


48,0

62,4

77,8

55,9

Nguyễn Thị
Huyền Trang
(2017) [26]

55,5

54,1

52,1

56,5

70,0

48,7

Nguyễn Đức
Thu (2017)
[23]

61,6


59,7

67,7

59,9

74,8

45,1

9


STT

4

Địa
phương

Kiên Giang Kha
Vĩnh
Xuyên
(2017) [27]
Điện Biên

6

7


Tác giả
(năm nghiên
cứu)

Thanh Hóa

Tỷ lệ giá trị theo từng nhóm – Gói
Tỷ lệ
Generic
giá trị
Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm Nhóm
thực
hiện (%) 1 (%) 2 (%) 3 (%) 4 (%) 5 (%)
50,8

56,8

51,1

46,4

57,0

53,6

Đinh Thùy
Linh (20172018) [19]

60,6


65,9

59,0

52,5

74,4

38,7

Lê Anh Hiếu
(2018) [17]

56,0

53,0

61,0

56,0

61,0

51,0

Việc thực hiện kết quả trúng thầu theo nhóm thuốc có sự khác biệt giữa
các nhóm. Thuốc thuộc nhóm Biệt dược được thực hiện với tỷ lệ cao. Theo kết
quả nghiên cứu của Ngơ Hồng Điệp, năm 2013 tỷ lệ thực hiện thuốc Nhóm
Biệt Dược là 113,5% giá trị trúng thầu và năm 2014 là 63,61% giá trị trúng thầu

[14].
1.2.2. Về giá trị tiền thuốc sử dụng theo kết quả trúng thầu
Theo nghiên cứu do BHXH Việt Nam với sự hỗ trợ của các chuyên gia
Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam đã thực hiện thu thập,
phân tích dữ liệu về thanh tốn chi phí thuốc BHYT trên cả nước trong 6 tháng
đầu năm 2015, 6 tháng đầu năm 2016 (dựa theo quy mô, phân hạng bệnh viện,
số lượt khám bệnh ngoại trú, nội trú, số ngày điều trị, tổng chi phí thuốc, tổng
chi phí KCB). Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở Việt Nam, chi tiêu về thuốc
chiếm tỷ lệ lớn trong tổng chi cho y tế. Tỷ lệ chi cho thuốc trên tổng chi KCB
nói chung và KCB BHYT nói riêng đều cao hơn so với các quốc gia có điều
kiện tương đồng về kinh tế - xã hội. Theo đó, tổng chi cho thuốc từ Quỹ BHYT
năm 2015 là 26.132 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 48,3%; năm 2016 là 31.5419 tỷ đồng,
chiếm tỷ lệ 41%. Qua so sánh chi phí sử dụng trong 2 năm 2015 và 2016, một số
nhóm thuốc có chi phí sử dụng năm 2016 gia tăng hơn 30% so với năm 2015:
Chi phí nhóm thuốc điều trị ung thư tăng 62% so với năm 2015, nhóm thuốc
10


insulin và thuốc hạ đường huyết tăng 38%, nhóm thuốc kháng acid và thuốc
chống loét tăng nhiều nhất là 183% so với năm 2015 [1].
Trong các năm 2018-2019, quỹ BHYT thanh toán cho tiền thuốc tân dược
khoảng 37.000 tỷ đồng, trong đó riêng thuốc biệt dược gốc là 11.500 tỷ đồng,
chiếm 26,5%. Đây là con số khá cao so với các nước trên thế giới. Một số địa
phương có thanh toán BHYT cho biệt dược gốc chiếm tỷ lệ cao như TPHCM
chiếm 44,5%, Hà Nội 38,9% do có nhiều bệnh viện tuyến đầu. Một số tỉnh khác
như Khánh Hòa chiếm khoảng 30%; tập trung chi vào các bệnh như ung thư, tim
mạch, tiêu hóa… Theo so sánh, nếu thay thế những loại thuốc biệt dược gốc
bằng thuốc generic nhóm 1, Hà Nội có thể tiết kiệm được 279 tỷ đồng và
TPHCM tiết kiệm được 523 tỷ đồng [30].
Về kết quả thực hiện thuốc trúng thầu của một số nghiên cứu cho thấy cịn

tình trạng một số cơ sở khơng đảm bảo được các thuốc trúng thầu được sử dụng
theo đúng quy định là trên 80% và không vượt quá 120%.
Theo tác giả Bùi Văn Đạm [13], tỷ lệ giá trị thuốc sử dụng so với giá trị
trúng thầu tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương năm 2012 đạt 42,6%, năm
2013 gói Generic chỉ đạt 21,9%.
Theo tác giả Lê Thanh Tùng [25], tỷ lệ giá trị thuốc sử dụng tại Yên Bái
năm 2013 đạt 94,4% so với thuốc trúng thầu, tuy nhiên năm 2014 chỉ đạt 65,2%.
* Về cơ cấu nhóm tác dụng
Sử dụng kháng sinh ln là vấn đề được quan tâm trong sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý.
Theo kết quả nghiên cứu của Đinh Thùy Linh về “Phân tích việc thực
hiện kết quả đấu thầu mua thuốc tập trung của các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa
bàn các bệnh viện tuyến tỉnh trên địa bàn tỉnh Điện Biên” cho thấy nhóm thuốc
chiếm tỷ lệ cao về cả số khoản mục và giá trị sử dụng là các nhóm thuốc: Gây
tê, mê (93,2% SKM; 90,9% giá trị ); Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống
nhiễm khuẩn (81,8% SKM; 50,2% giá trị); Nhóm thuốc tim mạch (77,8% SKM;
78,2% giá trị); Nhóm thuốc hoocmon và nội tiết (77,6% SKM; 62,5% giá trị)
[19].
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Trang cho thấy: Các
thuốc trúng thầu theo nhóm tác dụng (bao gồm cả nhóm thuốc đơng y, thuốc từ
11


dược liệu) được sử dụng tại tỉnh Bắc Giang gồm 12 nhóm tác dụng dược lý.
Nhóm thuốc tân dược chiếm tỷ lệ số khoản mục và giá trị chủ yếu (89,6% số
khoản mục và 89,9% giá trị). Trong các thuốc tân dược, nhóm thuốc điều trị ký
sinh trùng, chống nhiễm khuẩn có số khoản mục và giá trị cao nhất (20,5% số
khoản mục và 30,4% giá trị), sau đó đến nhóm thuốc tim mạch (15,9% số khoản
mục và 20,3% giá trị) [26].
Kết quả nghiên cứu của Thạc sỹ dược học Trần Thị Thúy cho thấy: Các

thuốc trúng thầu được sử dụng tại bệnh viện 19/8 gồm 27 nhóm tác dụng dược
lý, kinh phí mua thuốc tập trung phần lớn vào 10 nhóm thuốc có giá trị sử dụng
lớn nhất, các nhóm này chiếm 96,97% tổng giá trị tiền thuốc được sử dụng tại
bệnh viện. Trong đó, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng và chống nhiễm khuẩn
có tỷ lệ thuốc được sử dụng so với trúng thầu là cao nhất 131,16% và chiếm tỷ
trọng đứng thứ 2 (18,79%) tổng tiền thuốc sử dụng; nhóm thuốc điều trị ung thư
và điều hòa miễn dịch đạt tỷ lệ thuốc được sử dụng so với trúng thầu là 126,10%
và chiếm tỷ trọng đứng thứ nhất (25,21%). Như vậy, có thể thấy riêng 2 nhóm
thuốc trên đã chiếm 44% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện, với tỷ lệ
thuốc được sử dụng so với trúng thầu vượt 100% [24].
Trên thế giới, nhóm thuốc này cũng có tỷ trọng giá trị sử dụng lớn nhất.
Theo nghiên cứu, năm 2011 tình hình sử dụng kháng sinh tại 132 bệnh viện của
Đức cho thấy tỷ lệ sử dụng kháng sinh chiếm 25% tổng tiền thuốc, trong đó 70%
tiền thuốc kháng sinh điều trị và 30% tiền thuốc cho kháng sinh dự phòng [28].
Tại Tây Ban Nha, nghiên cứu trong năm 2012-2013 trên 1190 bệnh nhân
điều trị tại 03 bệnh viện thì chi phí tiền thuốc chiếm 39% trong tổng chi phí
khám chữa bệnh, trong đó kháng sinh chiếm tỷ lệ lớn nhất [29].
*Về nguồn gốc xuất xứ
Cùng một dược chất, dạng bào chế, thuốc có nguồn gốc nhập khẩu thường
có giá cao hơn thuốc sản xuất trong nước, vì phải chi phí về bảo quản, vận
chuyển hoặc do chiến lược định giá của các hãng khác nhau. Tuy nhiên, hiện
nay thuốc có nguồn gốc nhập khẩu vẫn chiếm tỷ lệ cao trong chi phí mua thuốc
tại các bệnh viện.
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Hằng khi nghiên cứu kết quả
thuốc trúng thầu tập trung cấp Quốc gia năm 2019-2020 do BHXH Việt Nam thí
12


điểm thực hiện cho thấy: Các bệnh viện tuyến trung ương có giá trị thực hiện và
tỷ lệ thực hiện các thuốc nhập khẩu cao hơn thuốc sản xuất trong nước (chiếm

91,8% về chi phí thực hiện và 74,2% về tỷ lệ thực hiện). Tuyến tỉnh và tuyến
huyện có giá trị thực hiện thuốc nhập khẩu cao hơn thuốc trong nước (74,4% và
51,34%), tuy nhiên tỷ lệ thực hiện thuốc nhập khẩu thấp hơn thuốc sản xuất
trong nước. Tuyến xã mặc dù về giá trị thực hiện thấp nhưng có tỷ lệ thực hiện
thuốc nhập khẩu cao hơn thuốc sản xuất trong nước [16].
Qua báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện đề án “Người Việt Nam ưu tiên
dùng thuốc Việt Nam” do Bộ Y tế tổ chức ngày 18/7/2019 [2] cho thấy: Về phía
cơ sở y tế và thầy thuốc, việc triển khai Đề án đã được Lãnh đạo UBND
tỉnh/thành phố, các Sở Y tế, các bệnh viện quan tâm, chỉ đạo sát sao. Tại nhiều
bệnh viện, lãnh đạo bệnh viện chỉ đạo xây dựng danh mục thuốc đấu thầu, danh
mục thuốc sử dụng tại bệnh viện với chính sách ưu tiên thuốc sản xuất trong
nước. Nhiều địa phương, bệnh viện đạt kết quả ấn tượng về sử dụng thuốc sản
xuất trong nước và đạt mục tiêu của Đề án.
Theo báo cáo, tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc trong nước tuyến huyện tăng từ
67,69% (năm 2013- 61 SYT) lên 76,62% (năm 2018 – 42 SYT) vượt mức mục
tiêu đến năm 2020 là 75%, tuyến tỉnh tăng từ 34,11% (năm 2013-61 SYT) lên
57,03% (năm 2018 – 41 SYT) vượt mức mục tiêu để ra năm 2020 là 50%, nếu
tính cả tuyến huyện và tuyến tỉnh thì tăng từ 46,62% lên 63,53%. Trên 50% các
tỉnh đạt tỷ lệ từ 50% trở lên về giá trị sử dụng thuốc trong nước. Tại tỉnh Phú
Yên, giá trị sử dụng thuốc trong nước trong hệ thống khám chữa bệnh công lập
chiếm tỷ lệ từ 83,13% (năm 2015) tăng đến 87% (năm 2018); theo báo cáo của
các Sở Y tế Quảng Bình, Tuyên Quang, Kon Tum, Hậu Giang, Ninh Thuận,
Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Long An có tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc
sản xuất trong nước chiếm từ 70% đến 76,9% trên tổng giá trị sử dụng thuốc
trong năm 2018. Nhiều bệnh viện tuyến trung ương đạt tỷ lệ sử dụng thuốc trong
nước cao và đạt mục tiêu đề ra, như Bệnh viện TW 71 Thanh Hóa, Bệnh viện
tâm thần TW 2, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện Nội Tiết TW, Bệnh viện
Phong da liễu TW Quy Hòa… đạt tỷ lệ từ 30,43% đến 52,8% về giá trị sử dụng
thuốc sản xuất trong nước trên tổng giá trị sử dụng trong năm 2018 [2].


13


Nhằm thực hiện tốt Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt
Nam”, ngày 28/3/2019 Bộ Y tế ban hành Thông tư số 03/2019/TT-BYT kèm
Danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và
khả năng cung cấp thay thế Thông tư số 10/2016/TT-BYT ngày 05/5/2016. So
với Thông tư số 10/2016/TT-BYT ngày 05/5/2016, tại Thơng tư số 03/2019/TTBYT có một số điểm mới. Theo đó, danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp
ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp mà không chào thầu
nhập khẩu tăng lên từ 146 thuốc lên 640 thuốc. Việc sử dụng thuốc trong nước
sẽ chủ động được nguồn cung ứng, mang lại lợi ích về kinh tế và quản lý cho
bệnh viện và người bệnh.
1.2.3. Về việc thực hiện các thuốc trúng thầu nhưng không thực hiện; thực
hiện không đạt tỷ lệ 80% hoặc vượt 120%
Về vấn đề thuốc trúng thầu nhưng cơ sở khám chữa bệnh khơng sử dụng
cịn khá phổ biến. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Trọng Tài về “Phân tích
Danh mục thuốc trúng thầu năm 2015 của Sở Y tế Nghệ An” [22]. Tỷ lệ % giá
trị sử dụng so với kết quả trúng thầu của toàn tỉnh là 50,06%, tỷ lệ % về số
lượng sử dụng là 56,38%, tỷ lệ % về khoản mục sử dụng là 76,3%. Có 464 mặt
hàng trúng thầu nhưng khơng có bệnh viện nào sử dụng (chiếm 24%), các mặt
hàng này chiếm 3% về số lượng, 7% về giá trị. Trong đó có 169 mặt hàng các
bệnh viện có nhu cầu nhưng vẫn không sử dụng, 91 mặt hàng không sử dụng vì
khơng có nhu cầu. Có 98 mặt hàng sử dụng vươṭ quá số lượng trúng thầu chiếm
4,55%, với tổng tiền vượt quá quy định là 23.118.990,28 VNĐ. Tỷ lệ trung bình
% mặt hàng trúng thầu nhưng khơng sử dụng của các bệnh viện tuyến tỉnh lớn
hơn 50%, lớn gần gấp hai con số tổng thể của cả tỉnh. Trong 15 bệnh viện tuyến
tỉnh, có 06 bệnh viện có hơn 50 % mặt hàng lập kế hoạch mua đã trúng thầu
nhưng không sử dụng.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức Thu về “Phân tích việc thực
hiện kết quả đấu thầu mua thuốc tại Sở Y tế Đồng Nai năm 2017” [23], tỷ lệ %

giá trị sử dụng so với kết quả trúng thầu là 61,6%. Có 223 mặt hàng trúng thầu
nhưng khơng có bệnh viện nào sử dụng, chiếm 12% về số khoản mục và 3,3%
về giá trị. Thuốc trúng thầu không được sử dụng tại các bệnh viện hạng III
chiếm tỷ lệ cao nhất là 34% về số khoản mục, bệnh viện chuyên khoa là 29% về
14


số khoản mục, trong khi đó bệnh viện hạng I có tỷ trọng số khoản mục khơng sử
dụng thấp nhất là 15%. Ngược lại về giá trị sử dụng, các bệnh viện chuyên khoa
có tỷ trọng thấp nhất là 13%, các bệnh viện hạng I có tỷ trọng cao nhất với 42%.
Năm 2016, theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Hà [15]: Nhóm
Biệt dược có 307 khoản chưa thực hiện được 80% giá trị trúng thầu trên tổng số
870 khoản thuốc trúng thầu (chiếm tỷ lệ 35,3%); nhóm 5 có 15 khoản chưa thực
hiện được 80% giá trị trúng thầu trên tổng số 39 khoản thuốc trúng thầu (chiếm
tỷ lệ cao nhất là 38,5%); nhóm 1 có tỷ lệ được thực hiện về mặt giá trị cao nhất
chiếm 75,1% giá trị trúng thầu nhưng cũng có tỷ lệ số khoản chưa thực hiện
được 80% giá trị trúng thầu cao là 304 khoản/842 khoản (36,1%); nhóm 2 tỷ lệ
này là 36,4%; nhóm 4 có tỷ lệ số khoản chưa thực hiện được 80% giá trị trúng
thầu thấp nhất với 32 khoản/166 khoản (19,3%). Có 7 thuốc nhóm 3; 4 thuốc
nhóm 1 và 3 thuốc gói Biệt Dược có giá trị thực hiện vượt 130% giá trị trúng
thầu. Thuốc Biệt Dược được thực hiện với tỷ lệ cao nhất. Nhóm thuốc chống co
giật động kinh có số khoản chưa thực hiện đến 80% cao nhất (14/24). Có tới
1.128 khoản chưa thực hiện hết 80% giá trị trúng thầu.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Huyền Trang [26], có 225/1.155
khoản mục (chiếm 19,5%) thuốc khơng được sử dụng và có 57,7% số khoản
mục thực hiện cung ứng không đạt 80%.
Theo kết quả nghiên cứu của Kha Vĩnh Xuyên [27], có 241/1575 thuốc
trúng thầu không được sử dụng, chiếm 15% số khoản mục và 1.062/1.296 khoản
mục (chiếm 81,9%) thuốc thực hiện dưới 80%.
1.3. Các nguyên nhân dẫn đến một số bất cập trong thực hiện kết quả đấu

thầu
Theo quy định của Thông tư số 15/2019/TT-BYT [10] thay thế Thông tư
số 11/2016/TT-BYT: “Các cơ sở y tế phải thực hiện tối thiểu 80% giá trị của
từng phần trong hợp đồng đã ký kết. Đối với thuốc cấp cứu, thuốc giải độc,
thuốc hiếm, thuốc kiểm sốt đặc biệt, dịch truyền và những tình huống khác sau
khi báo cáo cơ quan có thẩm quyền, cơ sở y tế bảo đảm thực hiện tối thiểu 50%
giá trị của từng phần trong hợp đồng đã ký kết. Trường hợp cơ sở y tế không
thực hiện tối thiểu 80% giá trị của từng phần trong hợp đồng đã ký kết thì Thủ
trưởng cơ sở y tế phải báo cáo, giải trình lý do với người có thẩm quyền”.
15


×