Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG PHÂN TÍCH kết QUẢ và VIỆC THỰC HIỆN kết QUẢ đấu THẦU MUA THUỐC tập TRUNG năm 2017 tại sở y tế bắc GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 93 trang )

This Photo

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ VIỆC THỰC HIỆN
KẾT QUẢ ĐẤU THẦU MUA THUỐC TẬP
TRUNG NĂM 2017 TẠI SỞ Y TẾ BẮC GIANG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
This Photo by Unknown Author

This Photo by Unknown Author

HÀ NỘI, NĂM 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THỊ HUYỀN TRANG

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ VIỆC THỰC HIỆN


KẾT QUẢ ĐẤU THẦU MUA THUỐC TẬP
TRUNG NĂM 2017 TẠI SỞ Y TẾ BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: 8720212
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Thị Song Hà
2. TS. Hà Văn Thuý

HÀ NỘI, NĂM 2019


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của
thày cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình trong quá trình làm đề tài.
Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới thày cô tôi vô
cùng kính trọng: PGS.TS Nguyễn Thị Song Hà - phòng Sau Đại học - Đại học
Dược Hà Nội, TS. Hà Văn Thuý - Vụ Bảo hiểm y tế, Bộ Y tế đã dành nhiều
thời gian, tâm huyết để hướng dẫn, truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu,
giúp tôi hoàn thành được luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thày cô trong Bộ môn Quản lý và Kinh tế
Dược - Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình hoàn thành luận văn. Tôi vô cùng biết ơn các thày cô
giáo Trường Đại học Dược Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt cho
tôi nhiều kinh nghiệm, kiến thức bổ ích trong quá trình học tập tại trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Y tế Bắc Giang, trưởng
phòng và đồng nghiệp phòng Nghiệp vụ Dược - Sở Y tế Bắc Giang, các cơ sở
y tế trên địa bàn tỉnh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để tôi học tập và hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới bố mẹ, gia đình và bạn bè
thân thiết, những người đã luôn bên cạnh động viên, tạo mọi điều kiện giúp đỡ

tôi vượt qua những khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Nguyễn Thị Huyền Trang


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................ 3
1.1. Tổng quan về đấu thầu thuốc .................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm về đấu thầu thuốc ............................................................ 3
1.1.2. Các hình thức tổ chức đấu thầu ........................................................ 4
1.1.3. Quy trình đấu thầu mua thuốc tập trung tại Sở Y tế ......................... 4
1.1.4. Phân nhóm trong các gói thầu mua thuốc ......................................... 6
1.1.5. Sử dụng thuốc đã trúng thầu, ký kết hợp đồng ................................. 7
1.2. Thực trạng đấu thầu tập trung thuốc cấp địa phương ............................. 8
1.2.1. Thực trạng về cơ cấu thuốc trúng thầu ........................................... 10
1.2.2. Thực trạng về việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung ...... 14
1.3. Thực trạng đấu thầu tập trung tại Sở Y tế Bắc Giang........................... 15
1.3.1. Giới thiệu về tỉnh Bắc Giang .......................................................... 15
1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của Sở Y tế Bắc Giang ................................ 16
1.3.3. Sơ lược về hoạt động đấu thầu của Sở Y tế Bắc Giang .................. 17
1. 4. Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................... 20
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................. 22
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 22
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 22
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................... 22
2.1.3. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 22

2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 22
2.2.1. Biến số nghiên cứu ......................................................................... 22


2.2.2. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 30
2.2.3. Mẫu nghiên cứu .............................................................................. 32
2.2.4. Phương pháp thu thập số liệu ......................................................... 32
2.2.5. Xử lý, phân tích số liệu ................................................................... 33
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................................... 37
3.1. Phân tích cơ cấu thuốc trúng thầu theo kết quả đấu thầu mua thuốc tập
trung của Sở Y tế Bắc Giang năm 2017 ...................................................... 37
3.1.1. So sánh cơ cấu thuốc trúng thầu với kế hoạch mời thầu ................ 37
3.1.2. Phân tích cơ cấu danh mục thuốc trúng thầu .................................. 37
3.1.2.1. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm thuốc ................................... 37
3.1.2.2. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm tác dụng .............................. 39
3.1.2.3. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo xuất xứ .......................................... 40
3.1.2.5. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo phân tích ABC .............................. 43
3.1.3. Phân tích giá thuốc trúng thầu ........................................................ 47
3.1.3.1. So sánh giá các thuốc trúng thầu năm 2017 và năm 2016 ........... 47
3.1.3.2. So sánh giá thuốc trúng thầu của Bắc Giang với giá thuốc trúng
thầu trung bình (BHXH VN) .................................................................... 47
3.1.3.3. So sánh giá thuốc trúng thầu của Bắc Giang với giá thuốc trúng
thầu tập trung quốc gia ............................................................................. 49
3.2. Phân tích việc thực hiện theo kết quả đấu thầu mua thuốc tập trung của
Sở Y tế Bắc Giang năm 2017 ...................................................................... 51
3.2.1. Cơ cấu thuốc mua năm 2017 của từng nhóm đơn vị KCB ................ 51
3.2.2. Phân tích cơ cấu thuốc thực hiện theo kết quả đấu thầu năm 2017 52
3.2.2.1. Cơ cấu thuốc thực hiện theo đơn vị KCB .................................... 52
3.2.2.2. Cơ cấu thuốc thực hiện theo nhóm thuốc .................................... 53
3.2.2.3. Cơ cấu thuốc thực hiện theo nhóm tác dụng................................ 54

3.2.2.4. Cơ cấu thuốc thực hiện theo xuất xứ ........................................... 57


3.2.2.5. Cơ cấu thuốc thực hiện theo nhà thầu .......................................... 58
3.2.2.6. Cơ cấu thuốc theo tỉ lệ giá trị thực hiện ....................................... 59
3.2.3. Tình hình mua thuốc theo điều tiết số lượng .................................. 59
3.2.4. Nguyên nhân thực hiện kết quả đấu thầu không đạt tối thiểu 80% 61
3.2.4.1. Nguyên nhân thuộc cơ sở khám chữa bệnh ................................. 62
3.2.4.2. Nguyên nhân do nhà thầu ............................................................ 62
3.2.4.3. Các nguyên nhân khác ................................................................. 64
Chương 4. BÀN LUẬN.................................................................................. 65
KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
KIẾN NGHỊ.................................................................................................... 78


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết tắt

Nội dung

BHXH VN

Bảo hiểm xã hội Việt Nam

BV

Bệnh viện

BYT


Bộ Y tế

DMT

Danh mục thuốc

ĐK

Đa khoa

ĐTMTTT

Đấu thầu mua thuốc tập trung

HSDT

Hồ sơ dự thầu

HSĐX

Hồ sơ đề xuất

KCB

Khám chữa bệnh

KHĐT

Kế hoạch đấu thầu


Luật đấu thầu 43
Luật dược 105
Nghị định 54

Luật

đấu

thầu

số

43/2013/QH13

ngày

26/11/2013;
Luật dược số 105/2016/QH13 ngày 06/04/2016;
Nghị định số ngày 08/05/2017 Quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành luật dược;
Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014

Nghị định 63

Quy định chi tiết thi hành một số điều của luật
đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

SKM

Số khoản mục


TDDL

Tác dụng dược lý
Thông tư số 09/2016/TT-BYT ngày 05/05/2016

Thông tư 09

Ban hành danh mục thuốc đấu thầu, danh mục
thuốc đấu thầu tập trung, danh mục thuốc được
áp dụng hình thức đàm phán giá;


Ký hiệu, chữ viết tắt

Nội dung
Thông tư số 10/2016/TT-BYT ngày 05/05/2016

Thông tư 10

Ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước
đáp ứng yêu cầu về điều trị, giá thuốc và khả
năng cung cấp;
Thông tư số 11/2016/TT-BYT ngày 11/05/2016

Thông tư 11

Quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế
công lập có hiệu lực (từ ngày 01/07/2016);
Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/8/2013


Thông tư 21

Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng
thuốc và điều trị trong bệnh viện
Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 17 tháng 11

Thông tư 40

năm 2015 của Bộ Y tế ban hành và hướng dẫn
thực hiện danh mục thuốc tân dược thuộc phạm
vi thanh toán của quỹ bảo hiểm y tế


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu ..................................................... 3
Bảng 1. 2. Phân nhóm thuốc generic ................................................................ 6
Bảng 1. 3. Phân nhóm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu .................................. 7
Bảng 2. 4. Biến số nghiên cứu của Mục tiêu 1 ............................................... 22
Bảng 2. 5. Biến số nghiên cứu của Mục tiêu 2 ............................................... 27
Bảng 2. 6. Bảng các chỉ số phân tích .............................................................. 34
Bảng 2. 7. Các phương pháp phân tích số liệu được sử dụng trong đề tài ..... 35
Bảng 3. 8. Cơ cấu thuốc trúng thầu so với kế hoạch mời thầu ....................... 37
Bảng 3. 9. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm thuốc .................................... 37
Bảng 3. 10. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm tác dụng ............................. 39
Bảng 3. 11. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo xuất xứ ......................................... 40
Bảng 3. 12. Cơ cấu thuốc nước ngoài theo danh mục Thông tư 10 ............... 41
Bảng 3. 13. Cơ cấu nhà thầu theo số khoản trúng thầu .................................. 42
Bảng 3. 14. Kết quả phân tích ABC danh mục thuốc trúng thầu ................... 43
Bảng 3. 15. Phân tích cơ cấu thuốc nhóm A theo nhóm tác dụng .................. 43

Bảng 3. 16. Cơ cấu nhóm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu nhóm A ............ 45
Bảng 3. 17. Cơ cấu nhóm thuốc vitamin nhóm A .......................................... 46
Bảng 3. 18. So sánh chênh lệch giá trúng thầu giữa năm 2017 và 2016 ........ 47
Bảng 3. 19. So sánh với giá thuốc trúng thầu trung bình (theo BHXH VN).. 47
Bảng 3. 20. So sánh với giá trúng thầu tập trung Quốc gia ............................ 50
Bảng 3. 21. Cơ cấu thuốc mua năm 2017 của từng nhóm đơn vị KCB ......... 51
Bảng 3. 22. Cơ cấu thuốc thực hiện kết quả đấu thầu theo đơn vị KCB ........ 52
Bảng 3. 23. Cơ cấu thuốc thực hiện kết quả đấu thầu theo nhóm thuốc ........ 53
Bảng 3. 24. Cơ cấu thuốc thực hiện kết quả đấu thầu theo nhóm tác dụng ... 54
Bảng 3. 25. Tình hình thực hiện kết quả đấu thầu của một số nhóm thuốc
thuộc nhóm A ................................................................................................. 56
Bảng 3. 26. Cơ cấu thực hiện kết quả đấu thầu theo xuất xứ ......................... 57


Bảng 3. 27. Cơ cấu thuốc trong nước được mua theo nhóm đơn vị KCB...... 57
Bảng 3. 28. Cơ cấu thực hiện kết quả đấu thầu theo nhà thầu ....................... 58
Bảng 3. 29. Cơ cấu thuốc theo tỉ lệ giá trị thực hiện kết quả đấu thầu ........... 59
Bảng 3. 30. Cơ cấu thực hiện số lượng thuốc được điều tiết ......................... 59
Bảng 3. 31. Cơ cấu danh mục thuốc mua theo điều tiết ................................. 60
Bảng 3. 32. Nguyên nhân thực hiện kết quả đấu thầu không đạt 80% ........... 61
Bảng 3. 33. Nguyên nhân thực hiện không đúng thuộc cơ sở khám chữa bệnh
........................................................................................................................ 62
Bảng 3. 34. Nguyên nhân thực hiện không đúng thuộc nhà thầu ................... 62
Bảng 3. 35. Tình hình huỷ kết quả đấu thầu ................................................... 63
Bảng 3. 36. Nguyên nhân thực hiện không đúng khác ................................... 64

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 3. Sơ đồ tổ chức ngành Y tế Bắc Giang ............................................ 16
Hình 2. 4. Tóm tắt nội dung nghiên cứu......................................................... 31
Hình 3. 5. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo gói thầu ........................................... 38

Hình 3. 6. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo xuất xứ............................................ 41


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là một mặt hàng thiết yếu, quan trọng, không thể thiếu trong sự
nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho người dân. Trong khi đó chi phí dịch
vụ y tế ngày một tăng cao. Bên cạnh việc đề cao hiệu quả điều trị của thuốc thì
giá thành của thuốc cũng là một vấn đề được quan tâm hàng đầu. Những năm
qua, ngành Y tế đã có nhiều nỗ lực trong cung ứng thuốc phục vụ chăm sóc sức
khỏe cho nhân dân. Với mục tiêu hàng đầu là sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả
với chi phí hợp lý, thủ tục mua đúng quy định, Bộ Y tế đã tham mưu với Chính
phủ ban hành nhiều văn bản quan trọng, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề
đấu thầu thuốc.
Trong những năm gần đây, đã có nhiều thay đổi về các quy định liên
quan đến hoạt động đấu thầu thuốc: Luật đấu thầu 43 được ban hành, có quy
định riêng về mua thuốc và vật tư y tế; Nghị định 63 thay đổi một số điểm về
quy trình đấu thầu; Thông tư 09 ban hành danh mục thuốc đấu thầu, danh mục
thuốc đấu thầu tập trung, danh mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán
giá; Thông tư 10 Ban hành danh mục thuốc sản xuất trong nước đáp ứng yêu
cầu về điều trị, giá thuốc và khả năng cung cấp; Thông tư 11 quy định việc đấu
thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập,… Tất cả các thay đổi trên đều nhằm mục
đích hoàn thiện công tác đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế cho phù hợp với tình
hình thực tế tại Việt Nam.
Tại Bắc Giang, Sở Y tế đã thực hiện hình thức đấu thầu tập trung từ năm
2005. Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh căn cứ kết quả đấu thầu tập trung của Sở
Y tế để thực hiện việc ký kết hợp đồng với các nhà thầu và mua thuốc với mức
giá thống nhất trong toàn tỉnh.
Phương thức đấu thầu tập trung có nhiều ưu điểm như: giá thuốc được
áp dụng chung trong toàn tỉnh, đủ nhân lực để thực hiện đấu thầu do huy động
nguồn lực của cả tỉnh, hoạt động đấu thầu được chuyên nghiệp hóa, tăng cường


1


hiệu quả của công tác quản lý thuốc trên địa bàn… Nhưng bên cạnh những ưu
điểm đó, với nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, vẫn có những tồn tại,
vướng mắc nhất định như: thời gian thực hiện kéo dài, đơn vị khám chữa bệnh
và nhà thầu chưa thực hiện được đầy đủ kết quả đấu thầu…, điều đó phần nào
làm giảm hiệu quả đấu thầu và gây ảnh hưởng đến chất lượng cung ứng thuốc
phục vụ nhu cầu khám, chữa bệnh.
Phân tích kết quả và việc thực hiện kết quả đấu thầu tập trung của các
đơn vị khám chữa bệnh, nhà thầu, một số nguyên nhân các đơn vị khám chữa
bệnh không thực hiện kết quả đấu thầu được tối thiểu 80% giúp đánh giá hiệu
quả công tác đấu thầu tập trung thuốc tại Bắc Giang. Đây cũng là vấn đề mà
đến thời điểm hiện tại chưa có đề tài nào liên quan đến đấu thầu mua thuốc tập
trung của Sở Y tế Bắc Giang đề cập. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân
tích kết quả và việc thực hiện kết quả đấu thầu mua thuốc tập trung năm
2017 tại Sở Y tế Bắc Giang” với các mục tiêu sau:
1. Phân tích cơ cấu thuốc trúng thầu theo kết quả đấu thầu mua thuốc tập
trung của Sở Y tế Bắc Giang năm 2017.
2. Phân tích việc thực hiện theo kết quả đấu thầu mua thuốc tập trung của
Sở Y tế Bắc Giang năm 2017.
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài sẽ đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm
nâng cao chất lượng công tác đấu thầu tại Sở Y tế Bắc Giang, góp phần nâng
cao chất lượng hoạt động cung ứng thuốc trong những năm tiếp theo.

2


Chương 1. TỔNG QUAN

1.1. Tổng quan về đấu thầu thuốc
1.1.1. Khái niệm về đấu thầu thuốc
Luật đấu thầu 43 đã định nghĩa: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà thầu
để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư vấn,
mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện hợp
đồng dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử dụng đất
trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế” [15].
Luật đấu thầu 43 (Mục 3, chương 5) và Nghị định 63 (Mục 3, Chương 7)
đã có quy định cụ thể về việc mua thuốc, vật tư y tế. Đây là một điểm nhấn
quan trọng đối với việc tổ chức đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập. Điều
này thể hiện rõ sự quan tâm của Quốc hội và Chính phủ đến vấn đề đấu thầu
thuốc trong giai đoạn hiện nay [7], [15].
Hiện nay có 7 hình thức lựa chọn nhà thầu như sau [5], [7], [15]:
Bảng 1. 1. Các hình thức lựa chọn nhà thầu
STT
1

Hình thức
Đấu thầu rộng rãi

Phạm vi áp dụng
Không hạn chế số lượng nhà thầu, nhà đầu tư
tham dự.
Gói thầu có yêu cầu cao về kỹ thuật hoặc kỹ

2

Đấu thầu hạn chế

thuật có tính đặc thù mà chỉ có một số nhà thầu

đáp ứng yêu cầu của gói thầu.
Hạn mức áp dụng: không quá 01 tỷ đồng. Áp

3

dụng trong trường hợp đặc biệt: gói thầu mua

Chỉ định thầu

thuốc để triển khai công tác phòng, chống dịch
bệnh trong trường hợp cấp bách
Hạn mức áp dụng: gói thầu có giá trị của gói

4

Chào
tranh

hàng

cạnh

thầu không quá 05 tỷ đồng với quy trình thông
thường; không quá 1 tỷ đồng với quy trình rút
gọn

3


STT


Hình thức

Phạm vi áp dụng
Gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc

5

Mua sắm trực tiếp

cùng một dự án hoặc thuộc dự án mua sắm
khác.
Áp dụng đối với gói thầu thuộc dự án, dự toán
mua sắm trong trường hợp tổ chức trực tiếp

6

Tự thực hiện

quản lý, sử dụng gói thầu có năng lực kỹ thuật,
tài chính và kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của
gói thầu.
Áp dụng cho gói thầu mua thuốc chỉ từ một đến

7

Đàm phán giá

hai nhà sản xuất, thuốc biệt dược gốc, thuốc
hiếm, thuốc trong thời gian còn bản quyền và

các trường hợp đặc thù.

Hình thức thường được áp dụng đối với đấu thầu mua thuốc tập trung là
đấu thầu rộng rãi để đảm bảo cạnh tranh, công bằng, minh bạch.
1.1.2. Các hình thức tổ chức đấu thầu
Thông tư số 09 và 11 quy định ba hình thức tổ chức đấu thầu mua thuốc
tại các cơ sở y tế công lập như sau [4], [5]:
- Đấu thầu tập trung cấp Quốc gia, đàm phán giá
- Đấu thầu tập trung cấp địa phương
- Cơ sở y tế tự tổ chức lựa chọn nhà thầu
Hiện nay, đơn vị đấu thầu tập trung cấp địa phương ở các tỉnh hầu hết là
Sở Y tế.
1.1.3. Quy trình đấu thầu mua thuốc tập trung tại Sở Y tế
Trình tự các bước thực hiện công tác đấu thầu mua thuốc tập trung tại Sở
Y tế được quy định chi tiết, cụ thể theo quy định của Nghị định 63 và Thông tư
11 được mô tả như sau:

4


Cơ sở/ đơn vị
KCB
Lập dự trù:
DMT, số
lượng thuốc

Sở Y tế

UBND tỉnh


Nhà thầu

Lập, trình KHĐT,
Thẩm định KHĐT
Phê duyệt KHĐT

Lập, trình HSMT,
Thẩm định HSMT
Phê duyệt HSMT
Thông báo mời thầu,
đăng báo đấu thầu
Bán HSMT

Mua, chuẩn bị
và nộp HSDT

Tiếp nhận, quản lý
HSDT
Đóng thầu
Mở thầu
Đánh giá HSDT

Thương thảo
hợp đồng

Đề xuất trúng thầu

Ký thoả thuận
khung


Báo cáo kết quả lựa
chọn nhà thầu
Thẩm định và phê
duyệt kết quả lựa
chọn nhà thầu
Thông báo kết quả
lựa chọn nhà thầu
Ký hợp đồng
mua bán

Ký hợp đồng
mua bán

Hình 1. 1. Sơ đồ quy trình đấu thầu mua thuốc tập trung tại Sở Y tế
5


1.1.4. Phân nhóm trong các gói thầu mua thuốc
Thông tư số 11 quy định rất cụ thể về đấu thầu thuốc. Trong đó có việc
phân chia gói thầu và nhóm thuốc [5]:
* Gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị
Gồm các thuốc biệt dược gốc, thuốc có tương đương điều trị với thuốc
biệt dược gốc thuộc danh mục do BYT công bố.
* Gói thầu thuốc generic
Mỗi DMT generic phải được phân chia thành các nhóm, mỗi thuốc
generic trong một nhóm thuốc là một phần của gói thầu. Việc phân chia các
nhóm thuốc dựa trên tiêu chí kỹ thuật và tiêu chuẩn công nghệ được cấp phép
như sau:
Bảng 1. 2. Phân nhóm thuốc generic
Phân

nhóm

Tiêu chuẩn phân nhóm
+ Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn EUGMP hoặc PIC/s-GMP tại cơ sở sản xuất thuộc nước tham

Nhóm 1

gia ICH và Australia;
+ Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu
chuẩn WHO-GMP do BYT Việt Nam cấp giấy chứng nhận
và được cơ quan quản lý quốc gia có thẩm quyền cấp phép
lưu hành tại nước tham gia ICH hoặc Australia

Nhóm 2

Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn EUGMP hoặc PIC/s-GMP nhưng không thuộc nước tham gia
ICH và Australia

Nhóm 3

Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn
WHO-GMP được BYT Việt Nam cấp giấy chứng nhận;

Nhóm 4

Thuốc có chứng minh tương đương sinh học do BYT công bố

Nhóm 5

Thuốc không đáp ứng tiêu chí của các nhóm 1, 2, 3 và 4 quy

định tại Điểm a Khoản 1 Điều này

6


* Gói thầu thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu
Được phân chia thành 02 nhóm theo tiêu chí kỹ thuật và công nghệ được
cấp phép như sau:
Bảng 1. 3. Phân nhóm thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu
Phân
nhóm

Tiêu chuẩn phân nhóm
Thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu được sản xuất tại dây

Nhóm 1

chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn WHO-GMP cho thuốc cổ
truyền, thuốc dược liệu và được BYT Việt Nam cấp giấy
chứng nhận;
Thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu được sản xuất tại dây

Nhóm 2

chuyền sản xuất chưa được BYT Việt Nam cấp giấy chứng
nhận đạt tiêu chuẩn WHO- GMP

1.1.5. Sử dụng thuốc đã trúng thầu, ký kết hợp đồng
Sau khi có kết quả lựa chọn nhà thầu, đơn vị KCB và nhà thầu thực hiện
ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng trong khoảng thời gian quy định. Thông tư

11 quy định rất rõ trách nhiệm của cơ sở y tế và nhà thầu trúng thầu khi thực
hiện hợp đồng [5]:
- Cơ sở y tế không được mua vượt số lượng thuốc của một nhóm thuốc
trong kết quả lựa chọn nhà thầu nếu chưa mua hết số lượng thuốc trong các
nhóm thuốc khác của cùng hoạt chất đã trúng thầu theo các hợp đồng đã ký.
- Cơ sở y tế được phép mua vượt nhưng số lượng không được vượt quá
20% so với số lượng của nhóm thuốc đó trong hợp đồng đã ký và không phải
trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bổ sung trong trường hợp:
+ Đã sử dụng hết số lượng thuốc của các nhóm khác và chỉ còn số lượng
thuốc trong gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương Điều trị;
+ Các nhóm thuốc khác của cùng hoạt chất đã trúng thầu nhưng buộc
phải dừng cung ứng, hết hạn số đăng ký (nhưng chưa được cấp lại) hoặc thuốc
7


bị đình chỉ lưu hành, thuốc bị rút ra khỏi danh Mục thuốc có chứng minh tương
đương sinh học sau khi đã trúng thầu;
+ Nhà thầu chưa cung cấp hết số lượng thuốc của một nhóm thuốc trong
hợp đồng đã ký nhưng không có khả năng cung cấp tiếp vì các lý do bất khả
kháng, trong trường hợp này phải có thông báo bằng văn bản kèm theo tài liệu
chứng minh.
Trường hợp nhu cầu sử dụng thuốc của cơ sở y tế vượt 20% số lượng
thuốc được phân bổ trong thỏa thuận khung thì phải báo cáo đơn vị mua thuốc
tập trung để tổng hợp và điều tiết số lượng thuốc giữa các cơ sở y tế thuộc
phạm vi cung cấp tại địa phương [5].
1.2. Thực trạng đấu thầu tập trung thuốc cấp địa phương
Các phương pháp mua sắm thuốc ở cấp bậc nào trong hệ thống y tế cũng
thường rơi vào một trong những nhóm cơ bản: gói thầu mở, gói thầu giới hạn,
đàm phán cạnh tranh bao gồm mua bán trong nước và quốc tế, và mua sắm trực
tiếp. Tại Trung Quốc chỉ có duy nhất một hình thức ĐTMTTT tại Sở Y tế. Theo

đó, Sở Y tế thành lập Trung tâm đấu thầu để tổ chức ĐTMTTT thuốc cho các
cơ sở y tế trên địa bàn. Các thuốc thành phẩm tân dược đấu thầu theo tên generic
và các thuốc phiến, thuốc hiếm, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần bệnh viện
có nhu cầu tự tổ chức mua sắm và không bắt buộc phải tổ chức đấu thầu. Tại
Thái Lan, có 03 hình thức mua sắm thuốc. Thứ nhất là Đấu thầu, áp dụng cho
thuốc thông thường, giá trị thấp, căn cứ giá tham chiếu của Bộ Y tế. Thứ hai là
Nhượng quyền bắt buộc (sử dụng sáng chế độc quyền không cần xin phép, sau
đó thanh toán một mức nhất định cho nhà độc quyền) đối với thuốc chi phí cao
cần thiết cho các loại bệnh có ảnh hưởng lớn tới xã hội. Thông qua việc nhập
khẩu thuốc song song. Thứ ba là Thương lượng giá: Bằng phương thức thương
lượng với công ty sản xuất, kinh doanh để có được giá hợp lý nhất, Cơ quan
Bảo đảm y tế quốc gia trực tiếp mua và cấp các thuốc này thông qua Cơ quan
Dược phẩm Chính phủ (GPO) theo quy trình sau: Đầu tiên, sử dụng phương
8


thức phân tích ABC để tìm ra thuốc có chi phí lớn tại bệnh viện, đánh giá, dự
báo nhu cầu và ảnh hưởng của thuốc; sau đó, tham khảo giá quốc tế, các chỉ số
và tiêu chuẩn chi phí - hiệu quả để thực hiện thương lượng giá. Tại Ấn Độ, có
hình thức đấu thầu tập trung và tự chủ. Ở mỗi bang khác nhau sẽ áp dụng hình
thức đấu thầu khác nhau: tập trung hoàn toàn, tập trung kết hợp với tự chủ (80%
- 20%, 90% - 10%, 12,5% - 87,5%, ký hợp đồng tập trung nhưng chi trả tự
chủ).
Tại Việt Nam, năm 2014 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chiến lược
quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn
đến 2030 với mục tiêu chung là cung ứng đầy đủ, kịp thời, có chất lượng, giá
hợp lý các loại thuốc theo cơ cấu bệnh tật tương ứng với từng giai đoạn phát
triển kinh tế - xã hội và bảo đảm sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; chú trọng cung
ứng thuốc cho đối tượng thuộc diện chính sách xã hội, đồng bào dân tộc thiểu
số, người nghèo, vùng sâu, vùng xa [2]. Vì Việt Nam là nước đang phát triển,

đời sống của một bộ phận nhân dân và người lao động còn chưa hết khó khăn,
tiền thuốc chi trả cho người dân chủ yếu là BHYT (tính đến ngày 30/6/2018, tỷ
lệ bao phủ BHYT đạt 86,9% dân số) [1] nên tại Việt Nam, chính sách thuốc
generic được coi là chính sách nền tảng trong sản xuất, xuất nhập khẩu, cung
ứng và sử dụng thuốc.
Thị trường thuốc generic tại Việt Nam rất phong phú, tính đến năm 2015
đã có khoảng hơn 25.000 thuốc lưu hành trên thị trường [3]. Việc lựa chọn
được thuốc hợp lý cho nhu cầu điều trị và kinh tế luôn là bài toán khó. Đấu thầu
mua sắm thuốc trước đây được giao cho các bệnh viện tự chủ, tự mua sắm.
Nhưng hình thức này gây ra tình trạng loạn giá thuốc giữa các bệnh viện. Qua
nhiều nghiên cứu cho thấy, việc giải quyết bài toán khó trên bằng hình thức đấu
thầu tập trung tại Việt Nam có nhiều ưu điểm, được BYT khuyến khích và được
đa số các tỉnh, thành phố áp dụng. Khi ĐTMTTT, nhà thầu sẽ tiết kiệm được
thời gian, công sức khi lập HSDT. ĐTMTTT cũng là xu hướng của quốc tế,
9


góp phần ổn định giá thầu, tránh tình trạng ở cùng một địa phương giá cùng
một thuốc khác nhau.
Các văn bản hướng dẫn đấu thầu thuốc ngày càng được bổ sung và hoàn
thiện theo thời gian, sự thay đổi này đem lại những kết quả tích cực, công tác
đấu thầu thuốc ngày càng trở nên minh bạch hơn, hiệu quả hơn và mang tính
chất đặc thù hơn. Hiện nay, hoạt động đấu thầu mua thuốc tại Việt Nam căn cứ
vào các văn bản sau: Luật đấu thầu 43, Luật dược 105, Nghị định 63, Nghị định
54, Thông tư 09, Thông tư 10, Thông tư 11.
1.2.1. Thực trạng về cơ cấu thuốc trúng thầu
1.2.1.1. Cơ cấu thuốc trúng thầu so với kế hoạch mời thầu
Đến năm 2014, tại Việt Nam đã có 53/63 tỉnh, thành phố áp dụng hình
thức đấu thầu này. Hầu hết các địa phương trên cả nước đều có hiệu quả đấu
thầu tập trung cao: 77,5% số tỉnh đấu thầu tập trung đạt tỉ lệ thuốc trúng thầu

từ 80% đến trên 90% [21].
1.2.1.2. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm thuốc
Trong danh mục thuốc trúng thầu của ĐTMTTT cấp địa phương, tỉ lệ
SKM và giá trị trúng thầu của thuốc generic so với tổng thuốc trúng thầu thường
chiếm tỉ lệ cao nhất, thường từ 70% đến trên 80%. Tỉ lệ này tại Nam Định năm
2015 là 82,2% SKM và 73% giá trị [23]; tại Nghệ An năm 2016 là 82,6% SKM
và 82,5% giá trị [14]; tại Bắc Kạn năm 2017 là 73,84% SKM và 81,14% giá trị
[12] và tại Bắc Giang năm 2015 là 81,79% giá trị [9]. Riêng tại Hà Nội, tỉ lệ
này thấp hơn: năm 2015 trúng thầu 59,5%, năm 2016 chỉ có 44,4% thuốc
generic. Điều này phù hợp với thực tế: ở các tỉnh có xu hướng sử dụng chủ yếu
thuốc generic, còn các thành phố trung ương tập trung nhiều bệnh viện hạng I
có xu hướng sử dụng các thuốc biệt dược, thuốc nước ngoài tiêu chuẩn kỹ thuật
cao.
1.2.1.3. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo xuất xứ

10


Ngày 03/12/2012, Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số
4824/QĐ-BYT về việc phê duyệt Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc
Việt Nam” với một trong các mục tiêu được chỉ số hoá cụ thể là “Tăng tỷ lệ sử
dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam/tổng số tiền mua thuốc tại các cơ sở y tế phấn
đấu đến năm 2020 đạt các chỉ số như sau [8]:
+ Bệnh viện tuyến trung ương đạt 22% (tăng 1% - 3%/năm, trừ một số
bệnh viện chuyên khoa).
+ Bệnh viện tuyến tỉnh/thành phố đạt 50% (tăng 2% - 4%/năm).
+ Bệnh viện tuyến huyện đạt 75% (tăng 2% - 4%/năm).
Để đẩy mạnh thực hiện chính sách này, các đơn vị khám chữa bệnh có xu
hướng sử dụng nhiều thuốc trong nước. Việc phân nhóm chi tiết theo Thông tư
10 giúp các thuốc trong nước có thể cạnh tranh được với các thuốc nhập khẩu.

Các thuốc nhập khẩu thuộc các nước có kỹ thuật sản xuất thuốc bằng hoặc thấp
hơn Việt Nam được xếp nhóm riêng: Ấn Độ, Trung Quốc, Sip,… Tại các tỉnh
địa phương, tỉ lệ SKM thuốc trong nước trúng thầu thường cao hơn thuốc nước
ngoài, nhưng do giá thành thấp hơn nên các thuốc trong nước thường có tỉ lệ
giá trị thấp hơn: tại Nam Định là 53,8% SKM và 45,2% giá trị [23]; tại Bắc
Kạn là 60% SKM và 54% giá trị [12].
Với các thuốc nước ngoài, các nghiên cứu thường dựa trên Thông tư 10
để làm căn cứ đánh giá. Thông tư 10 quy định chi tiết danh sách các thuốc trong
nước có đủ khả năng thay thế thuốc nước ngoài. Dựa vào Thông tư 10, các đơn
vị mua sắm thuốc có thể chuyển mời thầu các nhóm thuốc nước ngoài sang
nhóm thuốc trong nước, cụ thể là từ thuốc nhóm 5 sang thuốc nhóm 3. Tại Nghệ
An năm 2016, trong DMT khung SYT gửi các đơn vị KCB để dự trù đấu thầu
có 42 thuốc nhóm 5 có trong Thông tư 10, trong đó có 8 thuốc nhập khẩu và 34
thuốc trong nước chiếm 81,0% về khoản mục và 91,7% về giá trị. Các thuốc
trên sau khi Thông tư 10 có hiệu lực vào ngày 1/7/2016, SYT đã chuyển các
mặt hàng này sang chỉ mời thầu ở nhóm 3 [14].
11


1.2.1.4. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhóm tác dụng
Kết quả trúng thầu phân tích theo nhóm tác dụng dược lý cũng cho ta
thấy một phần mô hình bệnh tật của Việt Nam. Trong các nghiên cứu đều cho
kết quả Nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn thường chiếm
tỉ lệ giá trị trúng thầu cao nhất: tại Yên Bái năm 2014 chiếm 45,1% [22]; Đà
Nẵng năm 2014 là 31,0% [11]; tại Nam Định năm 2015 chiếm 30% [23]; tại
Hà Nội năm 2016 chiếm 48,3% [10]; tại Hà Giang năm 2016 chiếm 24,6%
[26]; Bắc Kạn năm 2017 chiếm 43,5% [12]. Xếp thứ 2 và 3 về tỉ lệ giá trị
trúng thầu thường là nhóm thuốc tim mạch và thuốc theo đường tiêu hoá. Điều
này phù hợp với nhiều kết quả nghiên cứu và mô hình bệnh tật của Việt Nam:
là nước có bệnh nhiễm khuẩn và các bệnh không lây nhiễm (tim mạch, ung

thư, đái tháo đường) có xu hướng gia tăng [3]. Nhóm Thuốc ký sinh trùng,
chống nhiễm khuẩn có giá trị thanh toán BHXH cao nhất (chiếm 34,6%); sau
đó đến nhóm thuốc tim mạch (chiếm 10,2%) [21].
1.2.1.5. Phân tích cơ cấu thuốc trúng thầu theo nhà thầu
Số lượng nhà thầu trúng thầu những năm gần đây tăng lên rõ rệt. Điều đó
chứng tỏ năng lực các doanh nghiệp dược Việt Nam càng ngày càng phát triển
và ĐTMTTT đã chứng minh được tính khách quan, công khai, minh bạch. Tuy
vậy, hầu hết các nghiên cứu cho thấy, chỉ có một vài nhà thầu cung cấp phần
lớn hàng hoá trúng thầu. Ở các tỉnh miền núi, do đặc điểm địa hình phức tạp,
chủ yếu công ty dược của tỉnh trúng thầu nhiều nhất do lợi thế có kênh phân
phối các huyện trong tỉnh: như Bắc Kạn năm 2017 có 76 nhà thầu trúng thầu
trong đó Liên danh Công ty Cổ phần dược Bắc Kạn – Vĩnh Phúc có số khoản
mục thuốc trúng thầu lớn nhất chiếm 10,16% [12]; tại Hà Giang năm 2016 có
44 nhà thầu trúng thầu trong đó 02 công ty dược của tỉnh có giá trị trúng thầu
cao nhất [26]. Ở các tỉnh đồng bằng, các công ty dược lớn của toàn quốc lại có
tỉ lệ trúng thầu cao hơn. Tại Nam Định năm 2015 có 50 nhà thầu trúng thầu,
trong đó có 03 nhà thầu chính cung cấp hơn 70% nhu cầu thuốc kế hoạch là:
12


Công ty Cổ phần Dược phẩm Nam Hà, Công ty TNHH Một thành viên Dược
liệu TW2, Công ty Cổ phần Thiết bị y tế [23]; tại Sở Y tế Hà Nội năm 2016 có
63 nhà thầu trúng thầu, trong đó Công ty TNHH Một thành viên Dược liệu
TW2 trúng thầu nhiều nhất (50,33% giá trị và 17,9% SKM). Công ty TNHH
một thành viên Vimedimex Bình Dương chiếm 14,49% về giá trị, 6,67% về số
khoản; Công ty Cổ phần Dược Phẩm Trung Ương Codupha chiếm 3,39% về
giá trị, 4,91% về số lượng. Tổng giá trị trúng thầu của 03 công ty kể trên đã
chiếm gần 70% tổng giá trị thuốc trúng thầu tại Hà Nội năm 2016 [10].
1.2.1.6. Cơ cấu thuốc trúng thầu theo phân tích ABC
Phân tích ABC là phương pháp phân tích tương quan giữa lượng thuốc

tiêu thụ hàng năm và chi phí nhằm phân định ra những thuốc nào chiếm tỉ lệ
lớn trong ngân sách. Phân tích ABC được thực hiện dựa trên nguyên lý Pareto
(80/20). Theo nguyên lý Pareto: 10%-20% theo chủng loại thuốc sử dụng 70%80% ngân sách thuốc (nhóm A). Nhóm tiếp theo: 20% theo chủng loại sử dụng
20% ngân sách (nhóm B), nhóm còn lại (nhóm C): 70% theo chủng loại nhưng
chỉ sử dụng 10% ngân sách. Từ phân tích ABC có thể chỉ ra các thuốc được sử
dụng nhiều mà thuốc thay thế có giá thấp hơn sẵn có trong danh mục hoặc trên
thị trường, hoặc những thuốc không nằm trong DMT thiết yếu của bệnh viện,
cần thiết phải giảm bớt số lượng trong DMT.
Theo kết quả của một số nghiên cứu về DMT đấu thầu tập trung của các
SYT, nhóm A chiếm từ 20,8% SKM [23] đến 21,4% SKM [14]. Trong nhóm
A, thuốc Thuốc điều trị ký sinh trùng, chống nhiễm khuẩn chiếm tỉ lệ cao nhất.
Thường trong nhóm A có 02 nhóm thuốc không thiết yếu là thuốc vitamin,
khoáng chất và thuốc đông y, thuốc từ dược liệu.
1.2.1.7. Giá thuốc trúng thầu
Khi so sánh giá trúng thầu các thuốc giữa 02 năm nhận thấy: Tuy
ĐTMTTT giúp giá thuốc giảm mạnh nhưng vẫn còn nhiều thuốc bị tăng giá.
Như vậy việc quản lý về giá chưa được hiệu quả. Tại Nam Định năm 2015, giá
13


thuốc trúng thầu năm 2015 so với 2014 có 47,7% tổng số thuốc trúng thầu có
giá gần như không đổi, 41,4% tổng số thuốc có giá trúng thầu giảm và có 10,9%
thuốc trúng thầu có giá tăng so với 2014 [23]. Tại Nghệ An năm 2016, giá của
các mặt hàng trúng thầu năm 2016 so với năm 2015 có đến 53 mặt hàng giảm
giá hơn 20%, nhưng vẫn còn 13 mặt hàng giá tăng trên 20% và 41 mặt hàng
giá tăng từ 10-20% [14].
Một mặt khác, để tăng tính cạnh tranh, các doanh nghiệp trong nước tìm
mọi cách hạ giá thành sản phẩm như mua nguyên liệu rẻ, đi kèm là chất lượng
cũng không được cao. Do đó, khó đạt được mục tiêu “bảo đảm điều trị và giá
hợp lý”.

1.2.2. Thực trạng về việc thực hiện kết quả đấu thầu thuốc tập trung
1.2.2.1. Tỉ lệ giá trị thực hiện
Thông tư 11 ra đời quy định cụ thể về việc thực hiện kết quả trúng thầu,
trong đó với ĐTTTQG phải thực hiện tối thiểu 80% số lượng kế hoạch. Đối với
ĐTMTTT cấp địa phương, tuy chưa có quy định cụ thể nhưng nhiều địa phương
yêu cầu các đơn vị phải thực hiện tối thiểu 80% kết quả đấu thầu. Tuy nhiên,
theo một số nghiên cứu, đa số nhà thầu và các đơn vị thực hiện kết quả đấu thầu
chưa đạt yêu cầu. Tại Hà Nội năm 2016, các cơ sở y tế trực thuộc thực hiện kết
quả được 90,4% giá trị trúng thầu nhưng các cơ sở y tế Trung ương, Bộ ngành
chỉ thực hiện được 64,8% [10]. Tại Bắc Giang năm 2014 chỉ sử dụng từ 54,7%
đến 66,1% giá trị trúng thầu các gói thầu [9].
1.2.2.2. Cơ cấu thực hiện kết quả đấu thầu theo nhóm thuốc
Tại Bắc Giang năm 2014, các nhóm thuốc biệt dược, thuốc generic và
thuốc đông y, thuốc từ dược liệu có tỉ lệ giá trị thực hiện chỉ từ 54,73% đến
66,12% [9]. Nhưng tại Hà Nội năm 2016, tỉ lệ này cao hơn, dao động từ khoảng
80-88%. Trong đó thuốc biệt dược có tỷ lệ số khoản thuốc được thực hiện lớn
nhất, với khoảng 88% số khoản thuốc trúng thầu được thực hiện, nhóm 2 thấp
nhất, với 80% số khoản thuốc được thực hiện [10].
14


1.2.2.3. Cơ cấu thực hiện kết quả đấu thầu theo nhóm tác dụng
Trong các nhóm tác dụng, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng, chống
nhiễm khuẩn tuy có tỉ lệ giá trị trúng thầu cao nhất nhưng khi thực hiện kết quả,
không đạt tỉ lệ cao nhất. Nghiên cứu của Thạc sĩ Nguyễn Thị Hồng Hà cho
thấy, tại Hà Nội năm 2016, nhóm thuốc tác dụng đối với máu đạt tỉ lệ giá trị
thực hiện cao nhất (92,7%), trong khi đo, nhóm thuốc điều trị ký sinh trùng,
chống nhiễm khuẩn chỉ đạt 74,2% [10].
1.2.2.4. Về nguyên nhân chưa thực hiện được tối thiểu 80%
Có nhiều nguyên nhân nhà thầu, đơn vị không thực hiện được tối thiểu

80% giá trị trúng thầu. Về phía nhà thầu, khó khăn lớn nhất là khả năng cung
ứng kịp thời thuốc cho nhiều cơ sở, nhiều vùng miền. Mặc dù có bảo lãnh thực
hiện hợp đồng, nhưng nhiều nhà thầu gặp khó khăn vẫn chấp nhận phá bỏ hợp
đồng, chịu mất tiền bảo lãnh, dẫn đến cơ sở KCB thiếu thuốc. Một lý do khác
về giá thuốc. Để tăng khả năng trúng thầu, các nhà thầu hạ giá thuốc về mức
thấp nhất có thể. Do vậy nếu trúng thầu số lượng ít hoặc đơn vị thực hiện kết
quả đấu thầu với tỉ lệ thấp, nhà thầu không đủ chi phí để thực hiện kết quả đấu
thầu. Về phía cơ sở KCB, có rất nhiều lý do, chủ yếu là dự trù sai số lượng,
chưa có nhu cầu sử dụng, gây thiệt hại cho nhà thầu. Ngoài ra, có một số ít
nguyên nhân khác như: Bảo hiểm xã hội giới hạn tỉ lệ thanh toán, bác sĩ
chuyên môn đi học hoặc chuyển công tác, [10]…
Việc các nhà thầu và các đơn vị thực hiện kết quả đấu thầu chưa đúng
đòi hỏi các cơ quan quản lý BYT, SYT có những biện pháp tìm hiểu nguyên
nhân và các chế tài khắc phục bất cập này.
1.3. Thực trạng đấu thầu tập trung tại Sở Y tế Bắc Giang
1.3.1. Giới thiệu về tỉnh Bắc Giang
Bắc Giang là một tỉnh miền núi nằm ở khu vực Đông Bắc Bộ. Hiện nay
có 09 huyện và 01 thành phố, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng
cao, 230 xã, phường, thị trấn (207 xã, 7 phường, và 16 thị trấn). Mật độ dân số
15


×