Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

phân tích việc thực hiện kết quả đấu thầu mua thuốc tại sở y tế đồng nai năm 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 114 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC THU

PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN KẾT QUẢ
ĐẤU THẦU MUA THUỐC TẠI SỞ Y TẾ
ĐỒNG NAI NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA II

HÀ NỘI, 2020


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐỨC THU

PHÂN TÍCH VIỆC THỰC HIỆN KẾT QUẢ
ĐẤU THẦU MUA THUỐC TẠI SỞ Y TẾ
ĐỒNG NAI NĂM 2017
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA II

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ:CK 62 72 04 12

Người hướng dẫn khoa học:PGS TS. Hà Văn Thúy
PGS TS Nguyễn Thị Song Hà

HÀ NỘI, 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.

Học viên

Nguyễn Đức Thu


LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến
PGS.TS Hà Văn Thúy và PGS TS Nguyễn Thị Song Hà đã dành nhiều thời
gian, tâm huyết để hướng dẫn và truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý giá
trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cám ơn các thầy cô trong Bộ môn Quản lý và kinh tế
Dược đã tận tình truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức khoa học quý báu.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các thầy cô giáo trong
trường Đại học dược Hà Nội đã truyền đạt nhiều kiến thức và giúp đỡ tôi
trong thời gian học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Ban giám đốc Sở Y tế Đồng Nai, Ban mua
sắm thuốc, Ban giám đốc Bệnh viện Y Dược cổ truyền Đồng Nai và các đồng
nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, công tác và thực
hiện đề tài này.
Hà Nội, ngày

tháng
Học viên


Nguyễn Đức Thu

năm 2020


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ GIẢI NGHĨA .................................. i
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
Chương 1. TỔNG QUAN ................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về hoạt động đấu thầu thuốc ........................................................ 3
1.1.1. Khái niệm đấu thầu. .................................................................................... 3
1.1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu và các hình thức tổ chức thực hiện đấu
thầu. ....................................................................................................................... 3
1.1.3. Phân chia các gói thầu mua thuốc ............................................................... 6
1.1.4. Hợp đồng và việc thực hiện hợp đồng ........................................................ 7
1.1.5. Sử dụng kết quả trúng thầu ......................................................................... 9
1.2. Thực trạng về việc thực hiện kết quả trúng thầu mua thuốc tại Việt Nam .. 10
1.2.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng.......................................................... 10
1.2.2. Thực trạng việc sử dụng thuốc trúng thầu ................................................ 16
1.2.3. Các nguyên nhân dẫn đến một số bất cập trong thực hiện kết quả đấu thầu
............................................................................................................................. 19
1.3. Thực trạng đấu thầu mua thuốc tại Sở Y tế Đồng Nai ................................. 21
1.3.1. Sơ lược về đấu thầu thuốc tại Sở Y tế ....................................................... 21
1.3.2. Kết quả đấu thầu mua thuốc tại Sở Y tế Đồng Nai ................................... 22
1.3.3. Thực trạng việc thực hiện kết quả đấu thầu mua thuốc tại Sở Y tế Đồng
Nai. ...................................................................................................................... 24
1.3.4. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 25
Chương 2 : ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 27
2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu .................................................. 27
2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 27

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ................................................................................... 27
2.2.2. Biến số nghiên cứu .................................................................................... 29
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu: ................................................................... 33

i


2.2.4. Mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 34
2.2.5. Xử lý và phân tích số liệu ......................................................................... 35
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................ 39
3.1. So sánh cơ cấu thuốc sử dụng với cơ cấu thuốc trúng thầu tại Sở Y tế Đồng
Nai năm 2017 ...................................................................................................... 39
3.1.1. Tỷ lệ thuốc sử dụng so với kết quả trúng thầu. ......................................... 39
3.1.2. So sánh thuốc trúng thầu được sử dụng theo nhóm thuốc của gói thầu ... 39
3.1.3. So sánh thuốc sử dụng của gói thầu đối với các nhóm thuốc theo tỷ lệ sử
dụng ..................................................................................................................... 41
3.1.4. So sánh thuốc được sử dụng với thuốc trúng thầu theo nhóm tác dụng
dược lý ................................................................................................................. 49
3.1.5. So sánh thuốc sử dụng theo nhóm kháng sinh .......................................... 51
3.1.6. Thuốc trúng thầu được sử dụng giữa các nhóm của gói thầu theo phân
hạng các cơ sở KCB với tỷ lệ vượt 120% ........................................................... 43
3.1.7. So sánh thuốc trúng thầu không được sử dụng theo nhóm thuốc của gói
thầu ...................................................................................................................... 44
3.1.8. So sánh thuốc trúng thầu không được sử dụng theo phân hạng cơ sở KCB
............................................................................................................................. 45
3.1.9. So sánh việc sử dụng kết quả trúng thầu theo xuất xứ của thuốc ............ 46
3.1.10. So sánh thực hiện kết quả trúng thầu theo xuất xứ của thuốc theo phân
hạng cơ sở khám chữa bệnh ................................................................................ 47
3.1.11. So sánh thuốc được sử dụng với thuốc trúng thầu theo nhóm tác dụng
dược lý ................................................................................................................. 47

3.1.12. So sánh thuốc sử dụng theo nhóm kháng sinh ........................................ 50
3.1.13. So sánh giá trị thuốc được thực hiện của một số hoạt chất giữa các nhóm
theo gói thầu ........................................................................................................ 53
3.2. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến một số bất cập trong việc thực hiện kết
quả trúng thầu ...................................................................................................... 55
3.2.1. Các nguyên nhân có báo cáo và không báo cáo về thuốc trúng thầu sử
dụng chưa phù hợp với kết quả đấu thầu ............................................................ 55
ii


3.2.2. Các nguyên nhân chưa sử thuốc trúng thầu ............................................. 54
3.2.3. Các nguyên nhân thuốc sử dụng dưới 80% kết quả trúng thầu ................ 61
3.2.4. Các nguyên nhân sử dụng vượt 120% kết quả trúng thầu ........................ 70
Chương 4: BÀN LUẬN ..................................................................................... 71
4.1. Về so sánh cơ cấu thuốc sử dụng với cơ cấu thuốc trúng thầu tại Sở Y tế
Đồng Nai năm 2017 ............................................................................................ 71
4.2. Về các nguyên nhân dẫn đến một số bất cập trong việc sử dụng theo kết quả
trúng thầu............................................................................................................. 82
4.3. Ưu điểm và hạn chế của đề tài ..................................................................... 88
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 90
KIẾN NGHỊ ....................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ GIẢI NGHĨA
Chữ viết tắt


Giải nghĩa

BV

Bệnh viện

BHXH

Bảo hiểm xã hội

CSYT

Cơ sở y tế

CK

Chuyên khoa

GTMT

Giá trị mời thầu

GTTT

Giá trị trúng thầu

HSDT

Hồ sơ dự thầu


HSMT

Hồ sơ mời thầu

SĐXKT

Hồ sơ đề xuất kĩ thuật

SĐXTC

Hồ sơ đề xuất tài chính
Hội nghị quốc tế về hài hòa hóa các thủ tục đăng kí

ICH

dược phẩm sử dụng cho con người

KCB BHYT

Khám chữa bênh bảo hiểm y tế

KHĐT

Kế hoạch đấu thầu

KCB

Khám chữa bệnh

KKL


Kê khai lại

Luật đấu thầu số 43

Luật đấu thầu số 43/2013/QH13
Nghị định số 63/2014/ Đ-CP qui định chi tiết thi

Nghị định số 63

hành một số điều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà
thầu

NVD

Nghiệp vụ dược

PIC/S

Hệ thống hợp tác về thanh tra dược phẩm

i


Chữ viết tắt

Giải nghĩa

SKM


Số khoản mục

SYT

Sở Y tế
Quyết định 08/2016/QĐ-TTg ngày 26/02/2016 của

Quyết định số 08

Thủ tướng Chính phủ quy định việc mua sắm tài sản
nhà nước theo phương thức tập trung
Thông tư số 09/2016/TT-BYT ngày 05/5/2016 của

Thông tư số 09

Bộ trưởng Bộ Y tế Ban hành danh mục thuốc đấu
thầu, Danh mục thuốc đấu thầu tập trung, Danh
mục thuốc được áp dụng hình thức đàm phán giá.
Thông tư số 11/2016/TT-BYT ngày 11/5/2016 của

Thông tư số 11

Bộ trưởng Bộ Y tế qui định việc đấu thầu thuốc tại
các cơ sở y tế công lập.

TTYT

Trung tâm y tế

SKM TT


Số khoản mục trúng thầu

SKM SD

Số khoản mục sử dụng

GTTT

Gía trị trúng thầu

GTSD

Giá trị sử dụng

ii


DANH MỤC BẢNG
BỘ Y TẾ............................................................................................................ 1
Bảng 2.1. Biến số trong nghiên cứu so sánh cơ cấu thuốc sử dụng với cơ cấu
thuốc trúng thầu tại Sở Y tế Đồng Nai ............................................................ 29
Bảng 2.2. Biến số trong nghiên cứu về các nguyên nhân dẫn đến một số bất
cập trong việc thực hiện kết quả trúng thầu tại Sở Y tế Đồng Nai năm 2017 ....
......................................................................................................................... 32
Bảng 3.3. Tỷ lệ thuốc sử dụng và thuốc không sử dụng so với kết quả trúng
thầu. ................................................................................................................. 39
Bảng 3.4. Tỷ lệ mặt hàng và giá trị thuốc được sử dụng so với mặt hàng trúng
theo nhóm thuốccủa gói thầu thuốc generic ................................................... 40
Bảng 3.5. Các nhóm thuốc được sử dụng có tỷ lệ dưới 80% và vượt 120%

theo giá trị ....................................................................................................... 41
Bảng 3.6. Cơ cấu thuốc sử dụng kết quả trúng thầu theo phân hạng cơ sở
KCB ................................................................................................................. 42
Bảng 3.7. Giá trị thuốc được sử dụng theo tỷ lệ thực hiện ............................. 43
Bảng 3.8. Tỷ lệ giá trị thuốc trúng thầu được sử dụng giữa các nhóm thuốc
theo phân hạng các cơ sở KCB với tỷ lệ dưới 80% ........................................ 42
Bảng 3.9. Tỷ lệ khoản mục thuốc trúng thầu được sử dụng giữa các nhóm của
gói thầu theo phân hạng các cơ sở KCB với tỷ lệ vượt 120% ........................ 44
Bảng 3.10. Tỷ lệ thuốc trúng thầu không được sử dụng giữa các nhóm theo
TT 11/2016/TT-BYT ........................................................................................ 46
Bảng 3.11. Tỷ lệ thuốc không được sử dụng theo phân hạng cơ sở KCB ...... 47
Bảng 3.12. Cơ cấu thực hiện kết quả trúng thầu theo xuất xứ của thuốc ...... 48

iii


Bảng 3.13. Xuất xứ thuốc trúng thầu sử dụng theo phân hạng của cơ sở khám
chữa bệnh ........................................................................................................ 48
Bảng 3.14. Thuốc sử dụng theo nhóm tác dụng dược lý................................. 49
Bảng 3.15. Tỷ lệ nhóm thuốc kháng sinh được sử dụng ................................. 52
Bảng 3.16. Thuốc kháng sinh được sử dụng theo tỷ lệ thực hiện ................... 52
Bảng 3.17. So sánh giá trị sử dụng của một số thuốc (cùng hoạt chất, nồng
độ, hàm lượng và dạng bào chế) giữa các nhóm thuốc ................................... 53
Bảng 3.18. Tỷ lệ các mặt hàng có báo cáo nguyên nhân về thuốc trúng thầu
không được sử dụng, sử dụng dưới 80% và trên 120% .................................. 55
Bảng 3.19. Số mặt hàng và giá trị chưa được sử dụng theo nhóm nguyên
nhân ................................................................................................................. 54
Bảng 3.20. Các nguyên nhân thuốc trúng thầu chưa được sử dụng thuộc về
các cơ sở KCB ................................................................................................. 57
Bảng 3.21. Các nguyên nhân thuốc trúng thầu chưa được sử dụng thuộc về

các cơ sở KCB theo phân hạng Bệnh viện ...................................................... 58
Bảng 3.22. Các nguyên nhân thuốc trúng thầu chưa được sử dụng thuộc về
Nhà thầu .......................................................................................................... 59
Bảng 3.23. Các nguyên nhân thuốc trúng thầu chưa được sử dụng do vướng
các quy định. ................................................................................................... 60
Bảng 3.24. Số mặt hàng và giá trị chưa được sử dụng theo nhóm nguyên
nhân ................................................................................................................. 60
Bảng 3.25. Các nguyên nhân thuốc trúng thầu chưa sử dụng được 80% kết
quả trúng thầu ................................................................................................. 62
Bảng 3.26. Các nguyên nhân thuốc trúng thầu chưa sử dụng được 80% theo
phân hạng cơ sở KCB ..................................................................................... 65
Bảng 3.27. Các nguyên nhân thuốc chưa sử dụng được 80% thuộc về Nhà
thầu .................................................................................................................. 66
Bảng 3.28. Các nguyên nhân thuốc chưa sử dụng được 80% kết quả trúng
thầu do vướng các quy định ............................................................................ 68
Bảng 3.29. Các nguyên nhân sử dụng thuốc trúng thầu vượt 120% .............. 70
iv


v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc ......................................................... 6
Hình 1.2. Sơ đồ tóm tắt nội dung nghiên cứu ................................................. 28

vi


ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, thuốc chữa
bệnh có một vai trò hết sức quan trọng. Cũng như nhiều nước đang phát triển,
chi phí cho thuốc chữa bệnh ở Việt Nam luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng
chi phí y tế, tỷ trọng tiền thuốc chiếm khoảng trên 50% tổng chi phí khám
chữa bệnh. Do vậy, việc quản lý việc cung ứng thuốc có vai trò hết sức quan
trọng nhằm đảm bảo quyền của người dân được sử dụng thuốc có chất lượng,
giá cả hợp lý và an toàn, phù hợp với cơ cấu bệnh tật và từng giai đoạn phát
triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Đến nay, cả nước hầu hết Sở Y tế các địa phương đều tổ chức đấu thầu
thuốc tập trung, cơ quan BHXH đã cử cán bộ trực tiếp tham gia vào thẩm
định kế hoạch đấu thầu thuốc tại các địa phương. Việc phối hợp giữa Sở Y tế
và cơ quan BHXH tham gia lựa chọn nhà thầu (giá thuốc, lựa chọn thuốc),
góp phần loại bỏ, khắc phục nhiều bất hợp lý trong kế hoạch đấu thầu của các
cơ sở y tế. Hạn chế được chi phí thuốc do mua sắm giá cao bất hợp lý, do lựa
chọn sử dụng danh mục thuốc không hợp lý... góp phần nâng cao hiệu quả sử
dụng Quỹ BHYT, bảo đảm tốt hơn quyền lợi người tham gia BHYT.
Sở Y tế Đồng Nai thực hiện đấu thầu tập trung từ năm 2013, công tác
đấu thầu mua thuốc tập trung tại Sở Y tế được tổ chức và thực hiện đạt kết quả
tốt với sự tham gia xuyên suốt của các thành viên BHXH tỉnh, theo đúng luật
định. Kết quả lựa chọn nhà thầu các gói thầu mua thuốc hàng năm tại Sở Y tế
đáp ứng đủ và kịp thời thuốc phục vụ công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y
tế trên địa bàn tỉnh. Tiết kiệm được nguồn lực để thực hiện công tác này so với
trước đây (các đơn vị tự tổ chức đấu thầu mua thuốc), tạo điều kiện cho các
đơn vị tập trung nguồn lực cho công tác chuyên môn (cung ứng thuốc, sử dụng
thuốc hiệu quả, an toàn…). Giá thuốc trúng thầu được thống nhất trên toàn
tỉnh, thuận lợi cho việc thanh quyết toán tiền thuốc với BHXH tỉnh.
Tuy nhiên, vẫn còn nhũng tồn tại và vướng mắc nhất định như việc
thực hiện kết quả đấu thầu. Trong quá trình thực hiện hợp đồng mua thuốc tại

1



các cơ sở y tế phục vụ công tác phòng và khám chữa bệnh, một số Nhà thầu
trúng thầu ngừng cung cấp cho các đơn vị do thuốc bị thu hồi, không được Bộ
Y tế tiếp tục cấp phép nhập khẩu, sản xuất. Các cơ sở khám chữa bệnh xây
dựng kế hoạch sử dụng một số thuốc có số lượng dự kiến chưa sát với nhu
cầu thực tế, công tác dự đoán còn hạn chế.
Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài “Phân tích việc
thực hiện kết quả đấu thầu mua thuốc tại Sở Y tế Đồng Nai năm 2017”,
với 2 mục tiêu:
1. So sánh cơ cấu thuốc sử dụng với cơ cấu thuốc trúng thầu tại Sở Y
tế Đồng Nai năm 2017.
2. Phân tích các nguyên nhân dẫn đến một số bất cập trong việc thực
hiện kết quả trúng thầu tại Sở Y tế Đồng Nai năm 2017.
Từ đó đưa ra một số kiến nghị và đề xuất nhằm nâng cao, hoàn thiện
công tác đấu thầu, cung ứng thuốc tại địa phương.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về hoạt động đấu thầu thuốc
1.1.1. Khái niệm đấu thầu.
Theo Luật đấu thầu 43 định nghĩa: “Đấu thầu là quá trình lựa chọn nhà
thầu để ký kết và thực hiện hợp đồng cung cấp dịch vụ tư vấn, dịch vụ phi tư
vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp; lựa chọn nhà đầu tư để ký kết và thực hiện
hợp đồng, dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, dự án đầu tư có sử
dụng đất trên cơ sở bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả
kinh tế” [24].
Đấu thầu là một phương thức vừa có tính khoa học vừa có tính pháp

quy, khách quan mang lại hiệu quả cao, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh và
hợp pháp trên thị trường. Đó là một điều kiện thiết yếu để đảm bảo sự thành
công cho chủ đầu tư thông qua tính tích cực, hiệu quả mang lại là hạ giá thành
sản phẩm được đảm bảo về chất lượng và số lượng. Đấu thầu đã thúc đẩy lực
lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh phát triển khoa học kỹ thuật trong các
ngành, đổi mới công nghệ từ đó góp phần tích cực thúc đẩy sự nghiệp công
nghiệp hoá hiện đại hoá nền kinh tế nhà nước. Trước những bất cập của một
số vấn đề hiện nay về công tác đấu thầu thì việc nghiên cứu và hoàn thiện hệ
thống văn bản pháp quy về hướng dẫn công tác đấu thầu nước ta là một vấn
đề hết sức quan trọng.
1.1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu và các hình thức tổ chức
thực hiện đấu thầu.
* Hình thức đấu thầu thuốc
- Đấu thầu tập trung:
Với mô hình này, Sở Y tế có vai trò là chủ đầu tư tổ chức đấu thầu tập
trung những loại thuốc có nhu cầu sử dụng thường xuyên, ổn định và có số
lượng lớn cho tất cả các cơ sở y tế công lập thuộc địa phương quản lý.
Danh mục thuốc đưa vào đấu thầu được tổng hợp theo nhu cầu của tất
cả các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, giá thuốc được áp dụng chung cho tất cả

3


các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn. Việc mua thuốc được thực hiện
trực tiếp giữa từng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với mỗi đơn vị trúng thầu
hoặc một đơn vị trúng thầu nhận ủy quyền của các đơn vị trúng thầu khác để
cung ứng toàn bộ.
- Đấu thầu và mua sắm đơn lẻ
Với mô hình này mỗi cơ sở khám chữa bệnh công lập sẽ tự tổ chức đấu
thầu mua thuốc. Danh mục thuốc đưa vào đấu thầu được xây dựng theo nhu

cầu sử dụng thuốc của mỗi đơn vị. Giá thuốc trúng thầu có thể không thống
nhất giữa các cơ sở khám chữa bệnh trên cùng địa bàn. Hình thức này thường
được áp dụng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến Trung ương. chặt chẽ
⃰ Hình thức lựa chọn nhà thấu bao gồm
- Đấu thầu rộng rãi
- Đấu thầu hạn chế
- Chỉ định thầu
- Chào hàng cạnh tranh
- Mua sắm trực tiếp
- Đàm phán giá [14].

⃰ Phương thức và hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư
Theo Luật đấu thầu số 43 các phương thức đấu thầu hiện nay được áp
dụng: Phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ, Một giai đoạn hai túi hồ sơ,
hai giai đoạn một túi hồ sơ, hai giai đoạn hai túi hồ sơ.
Hiện nay, đấu thầu tập trung mua thuốc chủ yếu (do gói thầu quy mô
lớn hơn 10 tỷ) được thực hiện theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ.
Nhà thầu tại thời điểm đóng thầu phải nộp hai túi hồ sơ: Hồ sơ đề xuất về kỹ
thuật (HSĐXKT) và Hồ sơ đề xuất về tài chính (HSĐXTC). Chủ đầu tư/bên
mời thầu thực hiện đánh giá HSĐXKT trước, nhà thầu nào đạt yêu cầu về kỹ
thuật mới được tiếp tục đánh giá HSĐXTC, quy định này giúp cho quá trình
đấu thầu chặt chẽ hơn loại nhà thầu không đạt yêu cầu về kỹ thuật và sử dụng
tiêu chí xác định toàn diện đảm bảo tính khách quan trong quá trình xét duyệt
trúng thầu. Sau khi đánh giá tài chính, nhà thầu xếp thứ nhất được mời đến
4


thương thảo, nếu nhà thầu xếp hạng thứ 1 không đồng ý thương thảo thì mời
nhà thầu xếp hạng thứ 2 tiến hành thương thảo. Quá trình thương thảo thành
công kết quả được ban hành và thực hiện ký kết hợp đồng.

Các hình thức tổ chức đấu thầu thuốc hiện nay được áp dụng theo quy
định tại Thông tư 11/2016/TT-BYT là đấu thầu tập trung (cấp quốc gia và cấp
địa phương) và đấu thầu riêng lẻ tại các cơ sở khám chữa bệnh.

5


Hình 1.1. Sơ đồ quy trình đấu thầu thuốc

1.1.3. Phân chia các gói thầu mua thuốc
Theo Thông tư số 11/2016/TT-BYT của Bộ Y tế ngày 11/6/2016 về
quy định đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập, việc phân chia gói thầu
như sau:
- Gói thầu thuốc generic
- Gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị
- Gói thầu thuốc cổ truyền
- Gói thầu dược liệu
- Gói thầu vị thuốc cổ truyền

Gói thầu thuốc generic có thể có một hoặc nhiều thuốc generic, mỗi
danh mục thuốc generic phải được phân chia thành các nhóm, mỗi thuốc
generic trong một nhóm thuốc là một phần của gói thầu. Việc phân chia các
nhóm thuốc dựa trên tiêu chí kỹ thuật và tiêu chuẩn công nghệ được cấp phép
như sau:
 Nhóm 1 gồm:
+ Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn EU-GMP
hoặc PIC/s-GMP tại cơ sở sản xuất thuộc nước tham gia ICH và Australia;
+ Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn WHOGMP do Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận và được cơ quan quản lý
quốc gia có thẩm quyền cấp phép lưu hành tại nước tham gia ICH hoặc
Australia;

 Nhóm 2: Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn
EU-GMP hoặc PIC/s-GMP nhưng không thuộc nước tham gia ICH và
Australia;
 Nhóm 3: Thuốc sản xuất trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn
WHO-GMP được Bộ Y tế Việt Nam cấp giấy chứng nhận;
 Nhóm 4: Thuốc có chứng minh tương đương sinh học do Bộ Y tế
công bố;

6


 Nhóm 5: Thuốc không đáp ứng tiêu chí của các nhóm 1, 2, 3 và 4
* Trong gói thầu thuốc generic, nhà thầu có thuốc đáp ứng tiêu chí kỹ
thuật của nhóm nào thì được dự thầu vào nhóm đó. Trường hợp thuốc đáp
ứng tiêu chí của nhiều nhóm thì nhà thầu được dự thầu vào một hoặc nhiều
nhóm mà thuốc đó đáp ứng các tiêu chí kỹ thuật và phải có giá chào thống
nhất trong tất cả các nhóm mà nhà thầu dự thầu, cụ thể:
- Nhà thầu có thuốc đáp ứng tiêu chí tại Nhóm 1, được dự thầu vào
Nhóm 1, Nhóm 2, Nhóm 5;
- Nhà thầu có thuốc đáp ứng tiêu chí tại Nhóm 2 được dự thầu vào
Nhóm 2, Nhóm 5;
- Nhà thầu có thuốc đáp ứng tiêu chí tại Nhóm 3 được dự thầu vào
Nhóm 3, Nhóm 5;
- Nhà thầu có thuốc đáp ứng tiêu chí tại Nhóm 4 được dự thầu vào
Nhóm 4 hoặc nhóm khác nếu đáp ứng tiêu chí của nhóm đó;
- Nhà thầu có thuốc không đáp ứng các tiêu chí của Nhóm 1, Nhóm 2,
Nhóm 3, Nhóm 4 thì chỉ được dự thầu vào Nhóm 5.
* Trường hợp thuốc dự thầu có nhiều cơ sở cùng tham gia vào quá trình
sản xuất, để tham gia vào nhóm thuốc nào thì các cơ sở tham gia vào quá trình
sản xuất thuốc đều phải đáp ứng tiêu chí của nhóm thuốc đó [12].

1.1.4. Hợp đồng và việc thực hiện hợp đồng
* Các loại hợp đồng
Hiện nay, luật đấu thầu số 43 quy định có 04 loại hợp đồng: hợp đồng
trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh, và
hợp đồng theo thời gian [24].
Hợp đồng được quy định trong hồ sơ mời thầu, đối với đấu thầu mua
thuốc, loại hợp đồng được lựa chọn thường là hợp đồng trọn gói hợp đồng
theo đơn giá cố định.
⃰ Việc thực hiện hợp đồng
Đối với đấu thầu mua thuốc: Điều 28 Thông tư 11 quy định: Một số
trường hợp được phép mua vượt số lượng trong hợp đồng nhưng số lượng
7


vượt không được quá 20% so với số lượng của nhóm thuốc đó trong hợp đồng
đã ký và không phải trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu bổ sung:
- Đã sử dụng hết số lượng thuốc của các nhóm khác và chỉ còn số
lượng thuốc trong gói thầu thuốc biệt dược gốc hoặc tương đương điều trị;
- Các nhóm thuốc khác của cùng hoạt chất đã trúng thầu nhưng buộc
phải dừng cung ứng, hết hạn số đăng ký (nhưng chưa được cấp lại) hoặc
thuốc bị đình chỉ lưu hành, thuốc bị rút ra khỏi danh mục thuốc có chứng
minh tương đương sinh học sau khi đã trúng thầu;
- Nhà thầu chưa cung cấp hết số lượng thuốc của một nhóm thuốc trong
hợp đồng đã ký nhưng không có khả năng cung cấp tiếp vì các lý do bất khả
kháng, trong trường hợp này phải có thông báo bằng văn bản kèm theo tài
liệu chứng minh [12].
Quy định chung đối với đấu thầu tập trung (cấp quốc gia và cấp địa
phương): Đơn vị đầu mối đấu thầu phải có trách nhiệm tổng hợp, thẩm định
nhu cầu về danh mục và số lượng thuốc của từng cơ sở y tế thuộc phạm vi
quản lý và điều tiết việc thực hiện kế hoạch để bảo đảm thực hiện tối thiểu

80% số lượng thuốc đã báo cáo về Đơn vị mua thuốc tập trung (trừ thuốc cấp
cứu, thuốc chống độc và thuốc hiếm). Trường hợp nhu cầu sử dụng thuốc của
cơ sở y tế vượt 20% số lượng thuốc được phân bổ trong thỏa thuận khung thì
phải báo cáo đơn vị mua thuốc tập trung để tổng hợp và điều tiết số lượng
thuốc giữa các cơ sở y tế thuộc phạm vi cung cấp tại địa phương. Trường hợp
nhu cầu sử dụng thuốc của địa phương, của các cơ sở y tế của trung ương (trừ
các cơ sở y tế tham gia đấu thầu thuốc tập trung với địa phương) vượt 20% số
lượng thuốc được phân bổ trong thỏa thuận khung thì phải báo cáo đơn vị
mua thuốc tập trung cấp quốc gia để tổng hợp và điều tiết số lượng thuốc giữa
các địa phương, các cơ sở y tế của trung ương nhưng bảo đảm không vượt
quá 20% số lượng trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu tập trung cấp quốc gia
hoặc kế hoạch đàm phán giá đã được phê duyệt [12].
Đối với đấu thầu tập trung cấp địa phương: Đơn vị mua thuốc tập trung
xây dựng và đề xuất trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu tỷ lệ phần trăm (%) tùy
8


chọn mua thêm nhưng tối đa không quá 30% đối với từng thuốc và phải được
quy định tỷ lệ cụ thể trong hồ sơ mời thầu. Trường hợp này, đơn vị mua thuốc
tập trung cấp địa phương có trách nhiệm thông báo công khai và đưa vào thỏa
thuận khung để các cơ sở y tế biết, thực hiện. Các cơ sở y tế có thể mua thêm
nếu sử dụng hết số lượng thuốc đã đăng ký nhưng không được vượt quá tỷ lệ
phần trăm (%) tùy chọn mua thêm đã quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà
thầu [12].
Đối với đấu thầu tập trung cấp quốc gia: Đơn vị mua thuốc tập trung
cấp quốc gia có trách nhiệm xây dựng và đề xuất trong kế hoạch lựa chọn nhà
thầu tỷ lệ phần trăm (%) tùy chọn mua thêm nhưng tối đa không quá 30% và
phải được quy định tỷ lệ cụ thể trong hồ sơ mời thầu đối với từng thuốc.
Trường hợp này, Đơn vị mua thuốc tập trung cấp quốc gia có trách nhiệm
thông báo công khai và đưa vào thỏa thuận khung để các cơ sở y tế biết, thực

hiện. Các cơ sở y tế có thể mua thêm nếu sử dụng hết số lượng thuốc đã đăng
ký nhưng không được vượt quá tỷ lệ phần trăm (%) tùy chọn mua thêm đã
quy định trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu [12].
1.1.5. Sử dụng kết quả trúng thầu
Sử dụng kết quả trúng thầu được căn cứ trên hợp đồng mua thuốc theo
kết quả lựa chọn nhà thầu ký giữa nhà thầu trúng thầu và bệnh viện. Nội dung
của hợp đồng được lập theo mẫu quy định trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu
cầu, đồng thời phù hợp với kết quả thương thảo hợp đồng, kết quả lựa chọn
nhà thầu trên cơ sở yêu cầu của gói thầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý
nhà nước chuyên ngành [15]. Hợp đồng cung ứng thuốc theo kết quả lựa chọn
nhà thầu được thực hiện trong vòng 6 đến 12 tháng sau khi ký kết. Loại hình
hợp đồng là trọn gói hoặc hợp đồng theo đơn giá. Thuốc được đặt hàng theo
nhu cầu khi cần hoặc theo từng đợt cho đến khi hết số lượng trong hợp đồng.
Thống kê thuốc sử dụng được dùng để xác định các loại thuốc đắt tiền
hiệu quả thấp, hoặc để so sánh mức tiêu thụ thực tế so với số lượng dự kiến
theo kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Đánh giá danh mục thuốc sử dụng để tìm
các nguyên nhân sử dụng thuốc bất hợp lý thông qua phân tích nhóm điều trị
9


và qua các tiêu chí đánh giá khác như tỷ lệ sử dụng thuốc generic, thuốc
kháng sinh, thuốc dùng đường tiêm, thuốc thiết yếu. Phân tích nhóm điều trị
giúp xác định những nhóm thuốc trong danh mục huốc bệnh viện có mức tiêu
thụ và chi phí cao, trên cơ sở thông tin về bệnh tật chỉ ra những vấn đề sử
dụng thuốc bất hợp lý, từ đó xác định những thuốc bị lạm dụng hoặc sử dụng
quá mức và căn cứ vào đó để tìm giải pháp mua sắm thuốc thay thế.
1.2. Thực trạng về việc thực hiện kết quả trúng thầu mua thuốc tại
Việt Nam
1.2.1. Cơ cấu và giá trị tiền thuốc sử dụng
* Cơ cấu thuốc sử dụng

- Về cơ cấu nhóm tác dụng
Sử dụng kháng sinh luôn là vấn đề được quan tâm trong sử dụng thuốc
an toàn, hợp lý. Theo kết quả nghiên cứu tại các bệnh viện, kinh phí mua
thuốc kháng sinh luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị tiền thuốc sử
dụng. Kết quả khảo sát của Bộ Y tế tại một số bệnh viện cho thấy, từ năm
2007 đến 2009, kinh phí mua thuốc kháng sinh chiếm tỷ lệ không đổi, từ
32,3% đến 32,4% trong tổng giá trị tiền thuốc sử dụng [6].
Kết quả nghiên cứu của Thạc sỹ dược học Trần Thị Thúy về “ Phân tích
kết quả sử dụng so với kết quả trúng thầu thuốc năm 2015 tại bệnh viện 19/8
Bộ Công an” cho thấy: Các thuốc trúng thầu được sử dụng tại bệnh viện 19/8
gồm 27 nhóm tác dụng dược lý, kinh phí mua thuốc tập trung phần lớn vào 10
nhóm thuốc có giá trị sử dụng lớn nhất, các nhóm này chiếm 96,97% tổng giá
trị tiền thuốc được sử dụng tại bệnh viện. Trong đó, nhóm thuốc điều trị ký
sinh trùng và chống nhiễm khuẩn có tỷ lệ thuốc được sử dụng so với trúng
thầu là cao nhất 131,16% và chiếm tỷ trọng đứng thứ 2 (18,79% ) tổng tiền
thuốc sử dụng; nhóm thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn dịch đạt tỷ lệ
thuốc được sử dụng so với trúng thầu là 126,10% và chiếm tỷ trọng đứng thứ
nhất (25,21%). Như vậy, có thể thấy riêng 2 nhóm thuốc trên đã chiếm 44%
tổng giá trị tiền thuốc sử dụng tại bệnh viện, với tỷ lệ thuốc được sử dụng so
với trúng thầu vượt 100%. Bên cạnh nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, nhóm
10


thuốc điều trị ung thư thì các nhóm thuốc tim mạch, nhóm thuốc đường tiêu
hóa, nhóm thuốc hocmon và các thuốc tác động vào hệ thống nội tiết...cũng là
các nhóm thuốc chiếm tỷ trọng cao về giá trị được sử dụng trong danh mục
thuốc sử dụng tại bệnh viện với tỷ lệ thuốc được sử dụng so với trúng thầu đạt
trên 100%.[ 32]
Mặt khác, các thuốc được sử dụng nhiều trong danh mục thuốc trúng
thầu tại các bệnh viện tập trung phần lớn ở các nhóm thuốc chống nhiễm

khuẩn và điều trị ký sinh trùng, nhóm thuốc điều trị ung thư và điều hòa miễn
dịch, nhóm thuốc tim mạch, nhóm thuốc nội tiết, nhóm thuốc tiêu hóa
- Về nguồn gốc xuất xứ
Cùng một dược chất, dạng bào chế, thuốc có nguồn gốc nhập khẩu
thường có giá cao hơn thuốc sản xuất trong nước, vì phải chi phí về bảo quản,
vận chuyển hoặc do chiến lược định giá của các hãng khác nhau. Rõ ràng,
việc sử dụng thuốc trong nước sẽ chủ động được nguồn cung ứng, mang lại
lợi ích về kinh tế và quản lý cho bệnh viện và người bệnh. Thực tế hiện nay
thuốc có nguồn gốc nhập khẩu đang chiếm tỷ lệ cao trong chi phí mua thuốc
tại các bệnh viện. Năm 2012, theo báo cáo của 1018 bệnh viện thì tiền thuốc
tiêu thụ cho thuốc có nguồn gốc trong nước chỉ chiếm 38,7% trong tổng số 15
nghìn tỷ đồng chi mua thuốc, còn lại là chi phí cho các thuốc có nguồn gốc
nhập khẩu. Tuy nhiên, tỷ lệ chi phí cho thuốc có nguồn gốc trong nước cũng
có sự khác nhau giữa các tuyến bệnh viện.
+ Tại các bệnh viện tuyến Trung ương: năm 2010, theo thống kê của 34
bệnh viện thì tỷ lệ tiền mua thuốc sản xuất tại Việt Nam là hơn 387 tỷ đồng
chiếm 11,9% tổng chi phí mua thuốc.
+ Tại các bệnh viện tuyến tỉnh thành phố: theo thống kê chi phí mua
thuốc của 307 bệnh viện vào năm 2010 thì tiền mua thuốc có nguồn gốc trong
nước là hơn 2.232 tỷ đồng chiếm 33,9% tổng chi phí mua thuốc.
+ Tại các bệnh viện tuyến huyện: chi phí cho thuốc có nguồn gốc trong
nước cao hơn tại các bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh. Năm 2010,
tổng trị giá tiền sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam của 559 bệnh viện huyện
11


là 2.900 tỷ đồng, chiếm 61.5% so với tổng số tiền mua thuốc [4].
Năm 2013, theo kết quả đánh giá nhanh của Cục Quản lý Dược tại 7 Sở
Y tế và 8 bệnh viện/viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế cho thấy số lượng
và giá trị thuốc sản xuất trong nước tăng gần 2 lần so với năm 2012. Tại 7 Sở

Y tế, số lượng thuốc sản xuất trong nước năm 2013 là 700 triệu đơn vị so với
năm 2012 là 338 triệu đơn vị và về mặt giá trị, giá trị thuốc sản xuất năm
2013 là 768 tỷ đồng. Tại các Bệnh viện Trung ương, số lượng thuốc sản xuất
trong nước năm 2013 là 73 triệu đơn vị so với năm 2012 là 38 triệu đơn vị và
về mặt giá trị, giá trị thuốc sản xuất năm 2013 là 256 tỷ đồng so với năm 2012
là 120 tỷ đồng. Năm 2014 tỷ trọng thuốc sản xuất trong nước trong tổng giá
trị tiền thuốc trúng thầu tại các bệnh viện tăng lên mức 1,01% tại các bệnh
viện Trung ương và 2,41% tại các bệnh viện tỉnh và huyện.
Qua báo cáo tổng kết thực hiện đề án 'Người Việt Nam ưu tiên dùng
thuốc Việt Nam' do Bộ Y tế tổ chức. Về phía cơ sở y tế và thầy thuốc, việc
triển khai Đề án đã được Lãnh đạo UBND tỉnh/thành phố, các Sở Y tế, các
bệnh viện quan tâm, chỉ đạo sát sao. Tại nhiều bệnh viện, lãnh đạo bệnh viện
chỉ đạo xây dựng danh mục thuốc đấu thầu, danh mục thuốc sử dụng tại bệnh
viện với chính sách ưu tiên thuốc sản xuất trong nước. Nhiều địa phương,
bệnh viện đạt kết quả ấn tượng về sử dụng thuốc sản xuất trong nước và đạt
mục tiêu của Đề án. Theo báo cáo, tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc trong nước
tuyến huyện tăng từ 67,69% (năm 2013) lên 76,62% (năm 2018), tuyến tỉnh
tăng từ 34,11% (năm 2013) lên 57,03% (năm 2018), nếu tính cả tuyến huyện
và tuyến tỉnh thì tăng từ 46,62% lên 63,53%. Trên 50% các tỉnh đạt tỷ lệ từ
50% trở lên về giá trị sử dụng thuốc trong nước. Tại tỉnh Phú Yên, giá trị sử
dụng thuốc trong nước trong hệ thống khám chữa bệnh công lập chiếm tỷ lệ
từ 83,13% (năm 2015) tăng đến 87% (năm 2018); theo báo cáo của các Sở Y
tế Quảng Bình, Tuyên Quang, Kon Tum, Hậu Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị,
Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Long An có tỷ lệ giá trị sử dụng thuốc sản xuất
trong nước chiếm từ 70% đến 76,9% trên tổng giá trị sử dụng thuốc trong
năm 2018. Nhiều bệnh viện tuyến trung ương đạt tỷ lệ sử dụng thuốc trong
12



×