Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

HOÀNG THỊ PHƯƠNG PHÂN TÍCH một số vấn đề LIÊN QUAN đến sử DỤNG THUỐC UNG THƯ tại KHOA PHỤ UNG THƯ – BỆNH VIỆN PHỤ sản TRUNG ƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

HỒNG THỊ PHƯƠNG

PHÂN TÍCH MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN
ĐẾN SỬ DỤNG THUỐC UNG THƯ
TẠI KHOA PHỤ UNG THƯ – BỆNH VIỆN
PHỤ SẢN TRUNG ƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC
CHUYÊN NGÀNH DƯỢC LÝ VÀ DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ : 8720205
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương
TS. BS. Nguyễn Văn Thắng
HÀ NỘI 2022


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình học tập và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự hướng
dẫn tận tình, sự giúp đỡ, động viên của các thầy cô, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè.
Với tất cả sự kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng cảm ơn người
thầy PGS.TS Nguyễn Thị Liên Hương – Nguyên trưởng bộ môn Dược lâm sàng –
Trường Đại học Dược Hà Nội đã trực tiếp hướng dẫn và định hướng khoa học, trang bị
cho tôi kiến thức, kĩ năng trong học tập và nghiên cứu, tận tình giúp đỡ tơi hồn thành
luận văn tốt nghiệp. Tơi xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới TS.BS. Nguyễn Văn Thắng –
Trưởng khoa Phụ Ung thư – Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã hướng dẫn, chỉ bảo tơi
trong suốt q trình nghiên cứu, người luôn tạo điều kiện tôi trong những năm tháng
thực hiện công tác dược lâm sàng tại Bệnh viện.


Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Bá Hải – Giảng viên bộ môn Dược lâm
sàng – Trường Đại học Dược Hà Nội đã ln nhiệt tình giúp đỡ, động viên và cho tơi
những ý kiến góp ý q báu trong q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Khoa và tập thể Khoa Dược Bệnh viện Phụ
sản Trung ương đã tạo mọi điều kiện, tận tình hỗ trợ cơng việc trong thời gian tơi học
tập và nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tập thể bác sĩ, điều dưỡng khoa Phụ Ung thư và ban
lãnh đạo Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi giúp tơi
hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi muốn dành lời cảm ơn tới gia đình và những người bạn đã ln
u thương, chăm sóc và là nguồn động viên lớn lao với tơi trong học tập, công tác
cũng như trong cuộc sống.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 4 năm 2022
Học viên

Hoàng Thị Phương


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................................1
Chương 1. TỔNG QUAN................................................................................................3
1.1. Thuốc điều trị ung thư và nguy cơ độc hại của thuốc điều trị ung thư ................... 3
1.1.1.

Thuốc điều trị ung thư trong điều trị ung thư ở phụ nữ ..............................3


1.1.2.

Nguy cơ độc hại của thuốc điều trị ung thư ................................................6

1.2. Vấn đề liên quan đến thuốc điều trị ung thư ......................................................... 11
1.2.1.

Khái niệm và phân loại DRP .....................................................................11

1.2.2.

DRP trong kê đơn thuốc điều trị ung thư ..................................................13

1.2.3.

DRP trong pha chế và thực hiện thuốc điều trị ung thư ............................16

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................20
2.1. Đối tượng nghiên cứu: ............................................................................................ 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu mục tiêu 1 .................................................................20
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu mục tiêu 2 .................................................................20
2.1.3. Đối tượng nghiên cứu mục tiêu 3 .................................................................20
2.2. Phương pháp nghiên cứu: ....................................................................................... 21
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu mục tiêu 1 ............................................................21
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu mục tiêu 2 ............................................................22
2.2.3. Phương pháp nghiên cứu mục tiêu 3 ............................................................26
2.3. Xử lý số liệu: .......................................................................................................... 28
Chương 3. KẾT QUẢ ....................................................................................................29



3.1. DRP trong kê đơn thuốc điều trị ung thư ............................................................... 29
3.1.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu và đặc điểm dùng thuốc điều trị ung thư theo
đơn kê......................................................................................................................29
3.1.2. DRP trong kê đơn về liều dùng và cách dùng của các thuốc điều trị ung thư
................................................................................................................................32
3.1.3. DRP trong kê đơn về khoảng cách giữa các chu kì điều trị .........................35
3.2. DRP trong pha chế thuốc điều trị ung thư tại phòng pha chế tập trung ................. 36
3.2.1. DRP tiềm tàng liên quan đến sự không đầy đủ của SOP hiện tại của bệnh
viện..........................................................................................................................36
3.2.2. DRP liên quan đến tuân thủ các tiêu chuẩn trong SOP của bệnh viện .........40
3.2.3. DRP liên quan đến sự sai khác của chế phẩm pha chế với chế phẩm theo
YCPC đã được chuẩn hoá .......................................................................................42
3.3. DRP trong thực hiện thuốc điều trị ung thư của điều dưỡng ................................. 43
3.3.1. DRP tiềm tàng liên quan đến sai lệch so với tiêu chuẩn thực hành trong thực
hiện thuốc điều trị ung thư ......................................................................................43
3.3.2. DRP liên quan đến sai sót trong q trình thực hiện thuốc điều trị ung thư
của điều dưỡng ........................................................................................................44
Chương 4. BÀN LUẬN.................................................................................................46
4.1. DRP trong kê đơn thuốc điều trị ung thư ............................................................... 46
4.2. DRP trong pha chế thuốc điều trị ung thư tại phòng pha chế tập trung ................. 49
4.3. DRP trong thực hiện thuốc điều trị ung thư của điều dưỡng ................................. 54
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ..........................................................................................57


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU – CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASHP

Hiệp hội dược sĩ Hoa Kỳ (American Society of Health-System
Pharmacists)


BSC

Tủ an tồn sinh học (biosafety cabinet)

CKPC

Cơng khai pha chế

DRP

Vấn đề liên quan đến thuốc (Drug Relate Problem)

DSPC

Dược sĩ thực hiện công tác pha chế

NIOSH

Viện nghiên cứu quốc gia về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp Mỹ
(National Institute for Occupational Safety and Health)

NVYT

Nhân viên y tế

PPE

Thiết bị bảo hộ cá nhân

SOP


Quy trình pha chế thuốc ung thư

USP

Dược điển Mỹ (United States Pharmacopoeia)

WHO

Tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)

YCPC

Yêu cầu pha chế


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Các nghiên cứu trên thế giới về DRP ở bệnh nhân ung thư ..........................13
Bảng 3.1 Nguyên nhân gây ra DRP trong kê đơn về liều dùng ....................................33
Bảng 3.2 Phân bố DRP trong kê đơn về dung mơi dung mơi pha lỗng ......................35
Bảng 3.3 DRP trong kê đơn về tốc độ tiêm truyền truyền ............................................35
Bảng 3.4 Tỉ lệ phù hợp về khoảng cách giữa các chu kì điều trị ..................................36
Bảng 3.5 Tiêu chuẩn trong thực hành pha chế thuốc điều trị ung thư theo khuyến cáo
.......................................................................................................................................37
Bảng 3.6 Tiêu chuẩn trong thực thành pha chế thuốc điều trị ung thư cần bổ sung vào
SOP ................................................................................................................................39
Bảng 3.7 Tỉ lệ sai lệch trong quá trình pha chế thuốc điều trị ung thư so với SOP ......41
Bảng 3.8 Tỉ lệ DRP của chế phẩm theo từng giai đoạn ................................................42
Bảng 3.9 Sai lệch so với tiêu chuẩn thực hành trong vận chuyển và bảo quản thuốc
điều trị ung thư ..............................................................................................................43

Bảng 3.10 Tỉ lệ sai sót xảy ra trong giai đoạn thực hiện thuốc điều trị ung thư của điều
dưỡng .............................................................................................................................44
Bảng 4.1 So sánh tỉ lệ từng loại sai lệch trong giai đoạn thực hiện thuốc giữa các
nghiên cứu .....................................................................................................................54


DANH MỤC HÌNH
Hình 3.1 Phân bố phác đồ được chỉ định trên bệnh nhân Ung thư buồng trứng ...........29
Hình 3.2 Phân bố phác đồ được chỉ định trên bệnh nhân U ngun bào ni ..............30
Hình 3.3 Phân bố phác đồ được chỉ định trên bệnh nhân Ung thư vú ..........................30
Hình 3.4 Đặc điểm thay đổi phác đồ .............................................................................31
Hình 3.5 DRP trong kê đơn của thuốc điều trị ung thư .................................................32
Hình 3.6 Mức độ khác biệt về liều dùng trên thực tế so với lý thuyết ..........................33
Hình 3.7 Phân bố DRP trong kê đơn về liều dùng theo từng hoạt chất ........................34
Hình 3.8 Mức độ khác biệt tốc độ tiêm truyền giữa thực hiện của điều dưỡng với chỉ
định của bác sĩ ...............................................................................................................45


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế
giới. Theo số liệu thống kê của GLOBOCAN: trong năm 2020 trên thế giới ước tính
có khoảng trên 19 triệu ca mắc mới với gần 10 nghìn người tử vong do ung thư
[81]. Có nhiều phương pháp để điều trị ung thư trong đó điều trị nội khoa là một
trong những phương pháp được áp dụng phổ biến. Kết quả điều trị bệnh ung thư
phụ thuộc vào chất lượng điều trị hóa chất, trong đó các yếu tố như liều lượng, cách
dùng và khoảng cách giữa các chu kì điều trị đóng vai trị quan trọng. Đồng thời,
các thuốc điều trị ung thư hầu hết là các chất gây độc tế bào có khoảng điều trị hẹp,
độc tính cao, giá thành đắt. Do đó, các thuốc điều trị ung thư phải được cân nhắc sử
dụng đảm bảo đúng liều, đúng liệu trình điều trị, phải theo dõi sát bệnh nhân trong
và sau quá trình dùng thuốc để phát hiện, xử lý kịp thời các tác dụng không mong

muốn.
Nhằm nâng cao hiệu quả của công tác quản lý sử dụng thuốc lấy bệnh nhân
làm trung tâm, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của nhóm đa ngành: bác sĩ – dược
sĩ – điều dưỡng. Với vai trị quan trọng trong hoạt động nhóm đa ngành, dược sĩ
lâm sàng có nhiệm vụ cung cấp thơng tin thuốc và tư vấn sử dụng thuốc cho bác sĩ,
điều dưỡng cũng như bệnh nhân, xem xét sử dụng thuốc, giám sát sử dụng thuốc
cho người bệnh, tham gia theo dõi đáp ứng của người bệnh; góp phần phịng tránh,
phát hiện và xử trí các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc (Drug Relate Problem –
DRP) [3]. DRP có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào từ kê đơn đến pha chế, cấp
phát, thực hiện và giám sát sau khi sử dụng thuốc trên bệnh nhân. Việc phát hiện ra
các DRP có ý nghĩa quan trọng đối với bệnh nhân nhất là những đối tượng mắc
bệnh lý đặc biệt và/hoặc sử dụng các thuốc có nguy cơ cao như thuốc điều trị ung
thư. Tại Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu khảo sát tình hình sử dụng thuốc, xác
định các DRP trong sử dụng thuốc tại các khoa Ung bướu [1], [6], [8], [9], [10],
[11], [12]. Hoạt động phát hiện DRP và đưa ra những can thiệp hợp lý của dược sĩ
lâm sàng sẽ giúp nâng cao hiệu quả điều trị, giảm tỉ lệ tử vong và đem lại nhiều lợi
ích về kinh tế [41].

1


Nhận thấy tầm quan trọng của dược sĩ trong hoạt động nhóm đa ngành,
Bệnh viện Phụ sản Trung ương đã triển khai các hoạt động dược lâm sàng để phối
hợp với bác sĩ và điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh. Dược lâm sàng
đã hoạt động tại một số khoa trọng điểm của Bệnh viện trong đó có khoa Phụ Ung
thư. Tuy nhiên, với đội ngũ nhân lực còn mỏng, dược sĩ lâm sàng tại khoa Phụ Ung
thư cịn phải kiêm nhiệm nhiều cơng việc khác. Do đó, việc việc thẩm định y lệnh,
giám sát việc thực hiện thuốc điều trị ung thư của điều dưỡng và theo dõi phản ứng
có hại của thuốc trên bệnh nhân để phát hiện DRP chưa được thực hiện thường
xuyên. Vì vậy, với mong muốn có cái nhìn khái qt về DRP trong quá trình sử

dụng thuốc điều trị ung thư tại khoa Phụ Ung thư, chúng tôi tiến hành đề tài: “Phân
tích một số vấn đề liên quan đến thuốc ung thư tại khoa Phụ Ung thư - Bệnh viện
Phụ sản Trung ương.” với 03 mục tiêu:
1. Phân tích các vấn đề liên quan đến thuốc (DRP) trong kê đơn thuốc điều trị
ung thư tại khoa Phụ Ung thư bao gồm liều dùng, cách dùng, khoảng cách giữa các
chu kì điều trị.
2. Phân tích các vấn đề liên quan đến thuốc (DRP) trong pha chế thuốc điều trị
ung thư tại phòng pha chế tập trung.
3. Phân tích các vấn đề liên quan đến thuốc (DRP) trong thực hiện thuốc điều
trị ung thư của điều dưỡng.

2


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1.

Thuốc điều trị ung thư và nguy cơ độc hại của thuốc điều trị ung thư

1.1.1. Thuốc điều trị ung thư trong điều trị ung thư ở phụ nữ
1.1.1.1. Khái niệm thuốc điều trị ung thư
Thuốc điều trị ung thư được biết đến với nhiều tên gọi khác như hóa trị,
thuốc chống ung thư, thuốc độc tế bào hoặc thuốc độc hại [5], [58].
Khái niệm “thuốc độc hại” lần đầu tiên được Hiệp hội dược sĩ Hoa Kỳ
(ASHP) sử dụng vào năm 1990. Theo AHSP, thuốc độc hại được định nghĩa là một
chất đã có bằng chứng xác thực về mặt thống kê, dựa trên ít nhất một nghiên cứu
tiến hành trên các nguyên tắc khoa học đã được định trước, có khả năng gây ra các
tác động cấp hoặc mãn tính lên sức khỏe người lao động tiếp xúc với nó, bao gồm
các chất hóa học gây ung thư, các tác nhân có độc tính cao, các độc tố đối với sinh
sản, các chất gây kích thích, các chất ăn mịn, chất gây nhạy cảm (sensitizer), và tác

nhân gây ra tác động lên cơ quan đích [20].
Năm 2004, Viện nghiên cứu quốc gia về sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
Mỹ (NIOSH) đưa ra 6 tiêu chí xác định một thuốc được coi là thuốc độc hại bao
gồm: gây ung thư gây quái thai gây hại trên vật liệu di truyền (genotoxic) gây độc
tính sinh sản: sảy thai, thai chết muộn, vô sinh gây độc cho các nội tạng với liều
thấp: tổn thương gan, hoại tử cục bộ tại các mơ tiếp xúc

có cấu trúc hoặc độc

tính tương tự như các loại thuốc được phân loại là độc hại [51].
Năm 2007, đề cập tới vấn đề phơi nhiễm nghề nghiệp, Hiệp hội Quốc tế của
Ủy ban tiêu chuẩn Dược học Ung thư (The International Society of Oncology
Pharmacy Practitioners) xác định thuốc độc hại là một thuốc gây ra nguy hiểm cho
nhân viên y tế do độc tính vốn có của nó. Những thuốc này được xác định dựa trên
ít nhất một trong bốn đặc điểm sau đây: là những chất gây ung thư gây độc lên gen
gây quái thai hoặc độc hại ở liều thấp trên mơ hình động vật hoặc trên những bệnh
nhân được điều trị [43].

3


1.1.1.2. Sử dụng thuốc trong điều trị ung thư ở phụ nữ
Ở phụ nữ, các loại ung thư thường gặp là ung thư vú, buồng trứng, đại trực
tràng, nội mạc tử cung, phổi, cổ tử cung và da [78]. Tỷ lệ mắc ung thư ở phụ nữ liên
tục tăng theo từng năm. Theo số liệu thống kê năm 2020 trong báo cáo của
GLOBOCAN, số ca mắc mới ung thư vú là 261.419 ca (chiếm 24,5% tổng số ca
mắc mới), ung thư đại trực tràng là 865.630 ca (chiếm 8.4%), ung thư phổi là
770.828 ca (chiếm 8,4%), ung thư cổ tử cung là 604.127 ca (chiếm 6,5%), ung thư
tử cung là 417.367 ca (chiếm 4,5%), ung thư buồng trứng là 369.580 ca (chiếm
3,4%) [81]. Hiện nay, có nhiều phương pháp để điều trị ung thư như phẫu thuật, đốt

sóng cao tần, nút mạch hóa chất, xạ trị, hóa trị, điều trị đích, điều trị nội tiết, điều trị
miễn dịch...[3]. Trong đó, hóa trị là một trong những phương pháp được áp dụng
phổ biến. Các thuốc điều trị ung thư thường là các tác nhân kìm chế sự phát triển
của khối u bằng cách can thiệp vào sự nhân lên của tế bào ung thư [3]. Có nhiều
nhóm thuốc điều trị ung thư khác nhau với các cơ chế tác động khác nhau vào chu
trình tế bào. Các phương pháp hóa trị bao gồm: hóa trị bổ trợ trước hay hóa trị tân
bổ trợ; hóa trị bổ trợ; hóa trị điều trị bệnh ở giai đoạn di căn, lan tràn. Tùy vào từng
loại bệnh ung thư, loại mô bệnh học, thể trạng bệnh nhân

mà bác sĩ sẽ lựa chọn

phác đồ cho phù hợp.
Tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, điều trị ung thư được tập trung ở khoa
Phụ Ung thư với các mặt bệnh phổ biến nhất là Ung thư buồng trứng, Ung thư cổ tử
cung, U nguyên bào nuôi và Ung thư vú. Tuy nhiên, điều trị nội khoa thường chỉ
được áp dụng trong 3 bệnh chính đó là Ung thư buồng trứng, U nguyên bào nuôi và
Ung thư vú.
 Ung thư buồng trứng [2]:
Hóa trị được chỉ định trong nhiều tình huống khác nhau:
- Giai đoạn sớm có nguy cơ cao: hóa trị mang tính hỗ trợ sau phẫu thuật tận gốc
nhằm giảm thiểu nguy cơ tái phát.

4


- Giai đoạn lan rộng: Có nhiều kiểu phối hợp hóa trị gây đáp ứng với phẫu thuật
để tăng thêm thời gian sống thêm toàn bộ cũng như thời gian sống thêm khơng
bệnh.
+ Hóa trị đối với ung thư biểu mơ: hóa trị dựa trên chất platinum (cisplatin,
carboplatin) đơn độc hoặc phối hợp Alkyl hóa hoặc phối hợp paclitaxel

+ Hóa trị các ung thư tế bào mầm và dây sinh dục
 U tế bào mầm ác tính: khơng cần điều trị hóa chất cho u qi khơng trưởng
thành mức độ I, giai đoạn Ia đã phẫu thuật thì khơng cần điều trị hóa chất
thêm. Các trường hợp khác thì điều trị hóa chất sau phẫu thuật: Phác đồ BEP,
PVB hoặc VAC.
 Các u dây sinh dục đối với giai đoạn I, hóa chất được áp dụng cho phụ nữ < 40
tuổi và các giai đoạn sau. Phác đồ thường dùng là: PVB hoặc cisplatin +
doxorubicin + etoposide.
 U nguyên bào ni [2]:
- Với nhóm bệnh nhân có nguy cơ thấp (bệnh ở giai đoạn I, II hoặc III với điểm
tiên lượng theo WHO < 7 điểm) sẽ được bắt đầu với đơn hóa trị liệu bằng
phác đồ Methotrexat hoặc Dactinomycin.
- Với nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao (bệnh ở giai đoạn I, II hoặc III mà có
điểm tiên lượng theo WHO ≥ 7 hoặc bệnh ở giai đoạn IV): Phác đồ khởi đầu
là EMA-CO. Nếu xuất hiện kháng hóa chất thì chuyển sang phác đồ EMA-EP
và sau đó là BEP hoặc paclitaxel + cisplastin/ etoposide
 Ung thư vú: Hóa trị được áp dụng cho phần lớn các bệnh nhân UTV vào một
giai đoạn nào đó trong các phác đồ bổ trợ, tân bổ trợ và điều trị đích. Đây là
phương pháp hiệu quả cao, mang lại rất nhiều lợi ích về sống thêm cho người
bệnh. Các phác đồ thường được sử dụng trong điều trị ung thư vú là
Docetaxel; Doxorubicin – Cyclophosphamid – Paclitaxel; Doxorubicin –
Cyclophosphamid – Docetaxel – Trastuzumab

5

[4].


1.1.2. Nguy cơ độc hại của thuốc điều trị ung thư
1.1.2.1.


Phơi nhiễm nghề nghiệp với thuốc độc hại
Các loại thuốc điều trị ung thư là những thuốc độc tế bào không chỉ gây ảnh

hưởng trực tiếp cho người bệnh sử dụng mà còn ảnh hưởng tới những người thường
xuyên tiếp xúc, từ người sản xuất, vận chuyển, người giữ kho, người giao nhận cấp
phát, dược sĩ pha chế, bác sĩ, điều dưỡng thực hiện thuốc trên bệnh nhân và y công
làm việc vệ sinh [24], [51], [53]. Nguy cơ tác động tới sức khỏe của thuốc điều trị
ung thư tỉ lệ với mức độ phơi nhiễm và độc tính vốn có của chúng [53]. Khu vực
phơi nhiễm cao nhất là khu vực có liên quan đến pha chế và đối tượng có nguy cơ
phơi nhiễm cao nhất chính là nhân viên y tế thực hiện pha chế hóa trị liệu [33]. Bên
cạnh đó, điều dưỡng thực hiện thuốc trên bệnh nhân cũng là một trong những đối
tượng có nguy cơ cao chịu ảnh hưởng bởi độc tính của thuốc điều trị ung thư.
Các con đường phơi nhiễm với thuốc độc hại bao gồm: hít phải những giọt
nhỏ, bụi và hơi của thuốc, tiếp xúc trực tiếp qua da hoặc mắt, hấp thu qua da, ăn
uống, hút thuốc trong quá trình chuẩn bị, thực hiện hoặc tiêu hủy thuốc gây độc tế
bào hoặc ngẫu nhiên do tiêm phải [24], [50], [64]. Trong đó, hấp thu qua da là con
đường thường gặp nhất mà thuốc xâm nhập vào cơ thể [67]. Nguy cơ cao nhất thuốc
độc hại tiếp xúc với da là khi xảy ra sự cố tràn đổ. Bên cạnh đó khi làm việc với các
bề mặt bị ô nhiễm trong quá trình chuẩn bị, thực hiện thuốc hoặc tiêu hủy thuốc độc
hại cũng có thể khiến da tiếp xúc với thuốc độc hại. Một số nghiên cứu cho thấy
thuốc bị nhiễm trên các bề mặt như vỏ lọ thuốc, tủ an toàn sinh học (BSC Biosafety cabinet), bàn, sàn nhà, trang thiết bị và hầu hết bề mặt trong khu vực điều
trị bệnh nhân [43], [50]. Chi tiết các thao tác khi thực hành với thuốc độc hại được
chúng tôi tổng kết trong phụ lục l.
1.1.2.2.

Ảnh hưởng của phơi nhiễm với thuốc độc hại
Bằng chứng đã chỉ ra rằng người lao động đang tiếp xúc với các loại thuốc

độc hại bị ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ mặc dù có sử dụng các biện pháp

bảo hộ theo hướng dẫn hiện hành [51]. Tiếp xúc với các thuốc điều trị ung thư có
thể gây ra các tác dụng phụ cả cấp tính và lâu dài. Các triệu chứng cấp tính như kích
6


ứng da, đau họng, ho mãn tính, kích thích hoặc lt niêm mạc, kích thích mắt hoặc
họng, chóng mặt, đau đầu, rụng tóc, phản ứng dị ứng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn
[32], [35]. Nếu tiếp xúc lâu dài, các độc tính có thể gặp như suy gan, suy thận, phá
huỷ ADN, gây ung thư, vơ sinh

Ngồi ra, tiếp xúc trong thời kỳ mang thai làm

tăng rủi ro bất thường của thai nhi, thai ngoài tử cung, sảy thai, sinh non, trẻ thiếu
cân, thiểu năng học tập,

Nhiều độc tính quan trọng xảy ra ở cơ quan và mô như

tủy xương (gây giảm bạch cầu, thiếu máu, giảm tiểu cầu), gan, bàng quang, thận,
phổi [32], [35].
Khả năng gây hại và mức độ nghiêm trọng của các rủi ro do thuốc độc hại
gây ra cho người lao động phụ thuộc vào một số yếu tố sau [52]:
 Độc tính của thuốc: Điều này đề cập đến loại tác hại mà một loại thuốc có thể
gây ra cho sức khỏe của con người. Ví dụ, thuốc độc tế bào được sử dụng để
tiêu diệt tế bào ung thư, nhưng chúng cũng có thể gây ung thư hoặc các tác hại
khác cho nhân viên y tế làm việc hoặc xử lý chúng mà không được bảo vệ đầy
đủ. Một số loại thuốc có thể gây hại cho khả năng sinh con khỏe mạnh của
người.
 Hiệu lực của thuốc: Một số loại thuốc rất độc với liều lượng rất thấp, trong khi
các loại thuốc khác chỉ có thể gây hại khi người lao động tiếp xúc với liều
lượng rất cao. Tiếp xúc với liều lượng cao của các loại thuốc độc hại là không

phổ biến ở hầu hết các cơ sở chăm sóc sức khỏe.
 Lộ trình phơi nhiễm: Làm thế nào người lao động có thể tiếp xúc với một loại
thuốc là một yếu tố quan trọng cần xem xét trong việc phát triển các chiến
lược để kiểm soát phơi nhiễm. Người lao động có thể tiếp xúc với các loại
thuốc nguy hiểm qua hơi thở, bụi hoặc bình xịt, hấp thụ qua da (ví dụ, chạm
vào bụi hoặc cặn lỏng trên bề mặt), nuốt hoặc vơ tình tiêm phải.
 Tính chất vật lý và hóa học của thuốc: Các đặc tính vật lý và hóa học của
thuốc ảnh hưởng đến nguy cơ của thuốc bao gồm áp suất hơi, trạng thái vật lý
(rắn, lỏng hoặc khí) và trọng lượng phân tử của thuốc. Nhiều loại thuốc có áp
suất hơi rất thấp, vì vậy hơi hít vào khơng phải là con đường tiếp xúc đáng lo

7


ngại đối với hầu hết các loại thuốc. Tuy nhiên, thuốc ở dạng lỏng hoặc dạng
bột có thể được hít vào dưới dạng bình xịt, giọt hoặc bụi. Ngồi ra, thuốc có
thể được hấp thụ qua da, đặc biệt nếu da bị nứt nẻ, trầy xước hoặc có vết cắt
hoặc vết xước. Nhưng tiếp xúc với da không nhất thiết dẫn đến độc tính. Ví
dụ, khi một loại thuốc có trọng lượng phân tử cao, như một kháng thể đơn
dòng và chế độ dùng thuốc điển hình của nó là qua đường tiêm, thì tỉ lệ thuốc
được hấp thụ qua da cịn ngun vẹn rất thấp. Do đó, khả năng người lao động
bị tổn hại do phơi nhiễm cũng rất thấp.
 Dạng bào chế: Điều này đề cập đến dạng thuốc dùng để sử dụng — chẳng hạn
như bột, chất lỏng, viên nang hoặc thuốc tiêm pha sẵn. Giống như các đặc tính
vật lý và hóa học của một loại thuốc, công thức của thuốc là một chỉ số quan
trọng về các loại biện pháp phòng ngừa cần thiết để tránh tiếp xúc. Cần có các
chiến lược quản lý rủi ro khác nhau đối với dạng bột hơn là các ống tiêm pha
sẵn.
 Hoạt động tại khu vực làm việc: Điều này liên quan đến cách người lao động
quản lý và sử dụng thuốc tại nơi làm việc — chẳng hạn như bảo quản, pha

chế, vận chuyển hoặc thực hiện thuốc điều trị ung thư tại khoa phòng. Các
hoạt động khác nhau có khả năng tiếp xúc với nhân viên y tế rất khác nhau.
Do độc tính cao của thuốc điều trị ung thư và rủi ro nghiêm trọng liên quan
đến phơi nhiễm thuốc độc hại cho sức khỏe của người lao động, việc ban hành các
tài liệu khuyến cáo, hướng dẫn về thao tác an toàn với các thuốc độc hại/thuốc điều
trị ung thư cho mọi đối tượng có liên quan đến quá trình phân phối, sử dụng các
thuốc này trở thành mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan, tổ chức quản lý cũng
như các cơ sở có sản xuất, sử dụng thuốc nguy hiểm.
1.1.2.3. Biện pháp hạn chế phơi nhiễm với thuốc điều trị ung thư
Tiếp xúc nghề nghiệp với các loại thuốc gây độc tế bào gây nguy hiểm đáng
kể. Do đó, NVYT bắt buộc phải nhận thức được những nguy cơ tiềm tàng của các
thuốc điều trị ung thư và cần phải sử dụng các biện pháp phòng ngừa được khuyến
nghị để giảm thiểu sự phơi nhiễm. Trong đó, pha chế thuốc tập trung trong khu vực

8


riêng sử dụng tủ vô trùng cách ly (isolator) hoặc BSC, thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE)
là những biện pháp quan trọng nhất [50]. NVYT có tiếp xúc, làm việc với thuốc
điều trị ung thư cần phải được đào tạo khi pha chế cũng như xử lý các sự cố tràn đổ
hoặc rị rỉ. Nhân viên khơng được ăn uống, nhai kẹo cao su, dùng mỹ phẩm hoặc trữ
đồ ăn gần khu vực pha chế. Nhân viên đang có thai, dự định có thai hoặc đang cho
con bú nên được chuyển sang làm các công việc khác không phải tiếp xúc với các
thuốc độc hại. Người đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn, điều trị bằng thuốc ức chế
miễn dịch nên ngừng việc pha chế thuốc nếu có thể. Nhân viên nên có các khoảng
giải lao trong thời gian pha chế thuốc để duy trì khả năng tập trung [25].
 Pha chế tập trung thuốc điều trị ung thư:
Trên thế giới: Năm 1986, Cơ quan quản lý sức khỏe và an toàn nghề nghiệp
của Mỹ (Occupational Safety and Health Administration) đã đưa ra hướng dẫn đầu
tiên về các thiết bị, trang phục, quy trình cần thiết nhằm đảm bảo an toàn cho cán bộ

y tế khi tiếp xúc với thuốc điều trị ung thư [54]. Năm 1987, Hiệp hội dược hc ung
th Phỏp (Sociộtộ Franỗaise Pharmacie Oncologique) ó a ra khuyến cáo về việc
cần thiết thực hiện phân liều thuốc điều trị ung thư tập trung tại khoa Dược bệnh
viện, đặt dưới sự giám sát và thực hiện của dược sĩ. Đến năm 2004, trên cơ sở điều
L162-22-7 của luật An toàn xã hội, việc này mới trở thành bắt buộc đối với các cơ
sở y tế trên toàn nước Pháp [62]. Tại Mỹ, các hướng dẫn NIOSH (2004), USP 797
(2012), USP 800 (2016) và AHFS (2006) đều thống nhất biện pháp tốt nhất để hạn
chế phơi nhiễm với thuốc điều trị ung thư là pha chế tập trung. Đồng thời, cần phải
có quy trình thực hành chuẩn để giải quyết các khía cạnh của việc pha chế an tồn
[51], [57], [65], [66].
Ở Việt Nam, pha chế thuốc điều trị ung thư đã được Bộ Y tế đề cập đến tại
điều 18 - thông tư 22/2011/TT-BYT quy định tổ chức hoạt động của Khoa Dược:
khoa Dược đảm nhiệm việc pha chế thuốc điều trị ung thư vào trong dịch truyền
hoặc trong dung dịch tiêm cho khoa lâm sàng. Phòng chuẩn bị thuốc ung thư phải
đảm bảo an toàn cho người chuẩn bị và an tồn cho mơi trường. Tuy nhiên, đến nay
Bộ Y tế chưa có văn bản ban hành quy định pháp lý liên quan đến quy trình pha chế

9


thuốc điều trị ung thư như trang thiết bị, con người, quy trình kỹ thuật. Việc thực
hiện pha chế thuốc điều trị ung thư là do các cơ sở y tế căn cứ vào tình hình cụ thể
của đơn vị mình để tổ chức triển khai cho phù hợp.
 Trang phục bảo hộ:
Bên cạnh những quy định về việc pha chế tập trung thuốc điều trị ung thư,
nhiều tổ chức trên thế giới đã ban hành các hướng dẫn thao tác an toàn với thuốc
độc hại chủ yếu tập trung vào vấn đề áp dụng trang thiết bị bảo hộ, các biện pháp
giám sát y tế và giám sát môi trường [29], [31], [51].
Các trang phục bảo hộ được khuyến cáo sử dụng bao gồm:
Găng tay: Nên sử dụng loại găng chất lượng cao, khơng có bột, làm từ

latex, nitrile, polurethan, neoprene, hoặc các chất liệu khác đáp ứng tiêu chuẩn của
găng sử dụng cho hóa trị liệu. Găng tay nên được thay sau mỗi 30 phút hoặc ngay
sau khi bị rách, thủng hoặc nhiễm bẩn. Nên đeo 02 đôi găng tay khi thực hiện mở và
làm sạch hộp thuốc, chuẩn bị thuốc điều trị ung thư, xử lý sự cố tràn đổ, làm sạch
buồng pha. Khi thực hiện tiêm truyền thuốc điều trị ung thư, chăm sóc bệnh nhân,
xử lý thốt mạch, vệ sinh phịng pha chế, vệ sinh giường bệnh có vấy nhiễm, tập
hợp và vận chuyển rác thải, làm việc trong các phòng dược, khoa khám bệnh, điều
trị có liên quan đến thuốc điều trị ung thư khác cần đeo ít nhất 01 đơi găng tay.
Trước khi đeo găng và sau khi tháo găng cần phải rửa sạch tay bằng xà phịng và
nước.
Áo chồng: Áo chồng cần phải làm từ chất liệu khơng có xơ và hủy bỏ
được, thấm nước kém hoặc khơng thấm nước, kín hồn tồn đằng trước và cổ, tay
dài có chun co giãn hoặc cổ tay ơm vừa khít. Các loại áo vải hoặc áo khốc phịng
thí nghiệm hấp thụ được chất lỏng và khơng có hàng rào chống lại q trình thấm
thuốc độc hại. Phải mặc áo choàng khi mở và làm sạch hộp thuốc, chuẩn bị và thực
hiện tiêm truyền thuốc điều trị ung thư, chăm sóc bệnh nhân, xử lý thốt mạch, vệ
sinh giường bệnh có vấy nhiễm, xử lý sự cố tràn đổ, vệ sinh phòng pha, làm sạch
buồng pha chế, làm việc trong các phòng dược, khoa khám bệnh, điều trị có liên

10


quan đến thuốc điều trị ung thư khác. Áo choàng phải được thay hàng ngày hoặc
ngay sau khi bị nhiễm bẩn và khơng được mặc ra bên ngồi khu vực pha chế thuốc
ung thư.
Khẩu trang: Nên đeo khẩu trang loại mặt nạ phòng độc được NIOSH phê
duyệt (N95) khi: nâng cửa BSC lên hoặc khi xử lý sự cố tràn đổ và khi khử nhiễm
BSC cả trong và ngoài. Nên đeo khẩu trang phẫu thuật trong suốt quá trình chuẩn bị
các loại thuốc điều trị ung thư và quá trình thực hiện tiêm truyền cho bệnh nhân.
Mũ, giày và kính bảo hộ: mũ che tóc dùng một lần và bao giày trong suốt

quá trình chuẩn bị các loại thuốc chống ung thư. Kính bảo hộ nên đeo khi có bất kì
rủi ro nào như khi tiến hành khử nhiễm BSC hay có sự cố tràn đổ.
 Xử lý rác thải và làm sạch môi trường:
Việc xử lý rác thải và làm sạch môi trường rất cần thiết trong việc giảm
nguy cơ phơi nhiễm với thuốc điều trị ung thư [43], [50], [51], [57]. Việc làm sạch
môi trường trong buồng pha chế còn giúp loại bỏ sự vấy nhiễm vào bên trong buồng
pha, từ đó làm tăng chất lượng sản phẩm. Các khuyến cáo về xử lý rác thải và làm
sạch môi trường bao gồm: quy định về việc bảo hộ với NVYT trong xử lý rác thải
và làm sạch môi trường, phân loại rác thải trong phòng pha chế và xử lý sự cố tràn
đổ. Chi tiết các hướng dẫn được chúng tơi trích dẫn trong phụ lục 6, phụ lục 8, phụ
lục 9.
1.2. Vấn đề liên quan đến thuốc điều trị ung thư
1.2.1. Khái niệm và phân loại DRP
1.2.1.1. Khái niệm DRP
Theo Hiệp hội Chăm sóc Dược Châu Âu (Pharmaceutical Care Network
Europe), DRP là “một tình huống, sự kiện liên quan đến điều trị bằng thuốc mà thực
sự hoặc có khả năng ảnh hưởng đến kết quả điều trị” [37].

11


Theo ASHP, DRP “là tình huống liên quan đến điều trị bằng thuốc, thực sự
hoặc có thể gây trở ngại đến việc đạt hiệu quả điều trị tối ưu trên một bệnh nhân cụ
thể” [19].
Như vậy, DRP là một khái niệm rộng, bao gồm cả sai sót liên quan đến
thuốc (Medication Error), biến cố bất lợi của thuốc (Adverse Drug Event hay
Adverse Event) và phản ứng có hại của thuốc (Adverse drug reactions).
1.2.1.2. Phân loại DRP
DRP có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình sử dụng thuốc, từ
kê đơn của bác sĩ, cấp phát thuốc của dược sĩ đến thực hiện thuốc của điều dưỡng

và sử dụng thuốc, tuân thủ điều trị của người bệnh [22]. Trong mỗi giai đoạn, DRP
lại được chia thành nhiều loại khác nhau:
DRP trong kê đơn, truyền đạt đơn thuốc: được tính từ khi bác sĩ kê đơn
thuốc đến khi đơn thuốc được chuyển tới khoa Dược, bao gồm DRP về thiếu thông
tin trong đơn thuốc, lựa chọn thuốc, liều dùng, cách dùng thuốc, tương tác – tương
kỵ thuốc và thiếu điều trị [22], [59].
DRP trong cấp phát thuốc: tính từ khi đơn thuốc đến khoa Dược cho đến
khi thuốc được phát tới khoa phòng cho điều dưỡng thực hiện thuốc cho người bệnh
hoặc phát cho người bệnh ngoại trú, bao gồm DRP do sai thuốc (sai loại thuốc, sai
hàm lượng, sai dạng bào chế), sai nhãn, thiếu hoặc thừa thuốc, thuốc quá hạn sử
dụng [44].
DRP trong chuẩn bị và thực hiện thuốc: bao gồm giai đoạn dược sĩ pha chế
một số loại thuốc đặc biệt (thuốc độc tế bào, dịch nuôi dưỡng đường tĩnh mạch),
điều dưỡng chuẩn bị thuốc (hồn ngun, pha lỗng, nghiền thuốc

) và thực hiện

thuốc cho bệnh nhân. Các vấn đề liên quan đến thuốc trong giai đoạn này bao gồm
DRP về loại thuốc, dung môi pha thuốc, đường dùng, thời điểm dùng, nồng độ, tốc
độ tiêm truyền, tương kị thuốc, kỹ thuật dùng thuốc, bỏ thuốc [68].

12


DRP trong theo dõi, giám sát sử dụng thuốc (sau khi thuốc được dùng cho
bệnh nhân): bao gồm phản ứng có hại của thuốc, DRP do thiếu các xét nghiệm để
giám sát theo dõi độc tính, hiệu quả của thuốc.
DRP trong thông tin và đào tạo bệnh nhân: người bệnh hoặc bác sĩ, nhân
viên y tế khác thiếu hoặc chủ động yêu cầu về thông tin thuốc cũng được cho là
DRP.

DRP trong giai đoạn bệnh nhân ngoại trú sau ra viện: DRP về tuân thủ dùng
thuốc của người bệnh.
1.2.2. DRP trong kê đơn thuốc điều trị ung thư
DRP trong kê đơn bao gồm: kê đơn không hợp lý, không phù hợp, kê đơn
thiếu, kê đơn quá mức, kê đơn không hiệu quả, xuất phát từ nhận thức hoặc quyết
định y tế sai lầm liên quan đến điều trị hoặc theo dõi điều trị. Trong sử dụng thuốc
điều trị ung thư, DRP trong kê đơn được báo cáo là một trong những nguyên nhân
phổ biến nhất chiếm khoảng 70% các DRP có thể gây ra tác dụng khơng mong
muốn trên bệnh nhân [70].
Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu phát hiện, đánh giá các DRP trên
nhóm đối tượng bệnh nhân ung thư. Tóm tắt các nghiên cứu được thể hiện trong
bảng 1.5:
Bảng 1.1 Các nghiên cứu trên thế giới về DRP ở bệnh nhân ung thư
Đối tượng

Kết quả

(Quốc gia –

nghiên

(Số lượng, loại

năm)

cứu

DRP phổ biến

Tác giả


Thiết kế nghiên cứu

nhất)
Vantard.N et.al

- Nghiên cứu tiến cứu trong 29.589 đơn -894 DRP

(Pháp – 2014)

vòng 3 năm.

[69]

- Dược sĩ phân tích đơn thuốc, trú

thuốc

hội chẩn với nhóm chuyên gia

13

nội -DRP quá liều
(51%)


đa ngành để phát hiện DRP và
đề xuất can thiệp
Cehajie et al (Na - Nghiên cứu tiến cứu
uy – 2014) [30]


48

- Dược sĩ phân tích đơn thuốc nhân
và phỏng vấn bệnh nhân để trú

bệnh -100 DRP
nội -DRP liên quan
đến đơn thuốc
không đầy đủ

phát hiện DRP

thông tin (41%)
Polykarpou.G et

- Nghiên cứu tiến cứu

al (Cyprus –

- Dược sĩ tham gia đi buồng nhân
cùng bác sĩ để phát hiện DRP trú

2012) [56]

104

bệnh - 115 DRP
nội - DRP lựa chọn
thuốc (29.6%)


và đề xuất can thiệp
Arjan.B et al

- Nghiên cứu tiến cứu

546

(Hà Lan – 2012) - Dược sĩ phân tích sự phù nhân
[27]
hợp giữa đơn thuốc khi nhập

bệnh - 952 DRP
- DRP chống chỉ
định và tương

viện và đơn thuốc đang sử

tác thuốc: (trên

dụng

90%)

Abadi.S (Hà

- Nghiên cứu tiến cứu, đa 861

Lan – 2012)


trung tâm, trong 5 tháng

[14]

- Dược sĩ kiểm tra đơn thuốc trú

thông tin người

và ghi nhận DRP

bệnh, thiếu xét

nhân

bệnh - 494 DRP
nội -

DRP

thiếu

nghiệm và tương
tác thuốc
Bremberg (Thụy - Nghiên cứu tiến cứu
Điển – 2006)

58

[26]


- Dược sĩ tham gia đi buồng nhân
cùng bác sĩ và ghi nhận DRP trú

Yeoh. T

- Nghiên cứu hồi cứu, mô tả 294

14

bệnh - 114 DRP
nội - DRP thiếu điều
trị (32%)
bệnh - 1091 DRP


(Singapo –

cắt ngăng trong 2 năm

nhân ngoại - DRP tương tác

2015) [71]

- Dược sĩ phân tích đơn thuốc trú

thuốc (36%)

ngoại trú và ghi nhận DRP
Iftikhar.A et al


- Nghiên cứu tiến cứu trong 3 45

(Pakistan –

tháng

2015) [42]

- Dược sĩ tham gia đi buồng trú

nhân

bệnh -14 DRP
nội - DRP tương tác
thuốc (42%)

cùng bác sĩ và ghi nhận DRP

Aita Marianna,

835

- Nghiên cứu hồi cứu

et al (2013), [16] - Thông tin được thu thập từ thuốc

đơn - 167 DRP
- DRP

thiếu


thông tin

đơn thuốc điện tử từ tháng 1
năm 2007 đến tháng 12 năm
2008

43.188 đơn - 135 DRP

Diaz-Carrasco et - Nghiên cứu hồi cứu
al (2007), [36]

- Thông tin được thu thập từ thuốc

- DRP sai liều

đơn thuốc trong khoảng thời

(38,5%)

gian 2 năm (2003-2004).
Từ bảng tóm tắt các nghiên cứu trên thế giới cho thấy: Đa số các nghiên
cứu tiến cứu được tiến hành trên bệnh nhân nội trú, được dược sĩ lâm sàng xác định
khi tham gia đi buồng cùng bác sĩ - đây cũng là hoạt động phổ biến trong thực hành
dược lâm sàng ở nhiều nước. Số lượng DRP giữa các nghiên cứu cũng chênh lệch
khá lớn, do thiết kế nghiên cứu có đặc điểm bệnh nhân, loại hình nghiên cứu, cách
thức phát hiện DRP, tiêu chí đánh giá DRP khác nhau.
Tại Việt Nam, trong cơ sở luận án, luận văn của trường Đại học Dược Hà
Nội, có một số nghiên cứu xác định và phân tích các DRP trong q trình sử dụng
thuốc điều trị ung thư như nghiên cứu của Nguyễn Văn Thành (2020), Lại Thị Ngọc

Anh và cộng sự (2015), Nguyễn Duy Tân (2015), Nguyễn Thùy Giang (2014), Hồ

15


Mai Anh (2010)

[6], [8], [9], [11], [12]. Tuy nhiên, chúng tơi chưa tìm được các

cơng bố chính thức trên các tạp chí chuyên ngành. Các luận văn, luận án đã đưa ra
một số vấn đề về DRP trong quá trình kê đơn thuốc điều trị ung thư như DRP trong
lựa chọn phác đồ, DRP liều dùng, DRP về thời gian truyền hóa chất, DRP về dung
mơi, DRP về thể tích dung môi, DRP về khoảng thời gian giữa các chu kì điều trị.
Như vậy, bất kì thao tác liên quan đến việc kê đơn đều là các bước có thể
tiềm ẩn nguy cơ gây ra DRP. Nguyên nhân gây ra DRP trong kê đơn có thể bao
gồm: chọn sai thuốc, sai liều, sai đường dùng, sai tần suất, thời gian điều trị, kê đơn
không phù hợp hoặc sai đặc điểm của từng bệnh nhân, các điều trị đồng thời khác;
hoặc do việc đánh giá phản ứng có hại tiềm ẩn của một phương pháp điều trị. Trong
đó, DRP trong việc lựa chọn liều lượng chiếm tỉ lệ cao nhất ước chừng khoảng 50%
tất cả lỗi kê đơn [70].
Một trong những nguyên nhân gây ra DRP trong kê đơn về liều dùng đó là
cách làm trịn liều chưa phù hợp. Theo Hội Dược phẩm huyết học và Ung thư (The
Hematology/Oncology Pharmacy Association): Việc làm tròn liều lượng 10% cho
các thuốc gây độc tế bào giúp đơn giản hố quy trình cho NVYT, khơng có tác
động tiêu cực đến sự an tồn và hiệu quả của phác đồ điều trị. Do đó, các tác nhân
gây độc tế bào được xem xét để làm tròn liều trong vòng 10% liều được chỉ định
[38].
1.2.3. DRP trong pha chế và thực hiện thuốc điều trị ung thư
DRP trong pha chế và thực hiện thuốc được xác định là các sai lệch trong
quá trình chuẩn bị, thực hiện thuốc so với chỉ định của bác sĩ, hướng dẫn của bệnh

viện và nhà sản xuất [32], [55], [63].
DRP trong giai đoạn pha chế thuốc bao gồm pha sai thuốc, pha thiếu thuốc,
chuẩn bị liều sai, pha sai liều, pha thêm liều, pha sai dạng bào chế, thuốc có nguy cơ
bị hỏng, sai kỹ thuật chuẩn bị, các lỗi sai khác khi chuẩn bị. DRP trong thực hiện
thuốc bao gồm: sai do bỏ lỡ thuốc, sai thời điểm thực hiện thuốc, sai kỹ thuật thực

16


hiện thuốc, sai tốc độ thực hiện thuốc, sai đường dùng và các lỗi sai thực hiện khác
[18], [23].
DRP trong chuẩn bị và thực hiện thuốc xảy ra có thể do một số nguyên
nhân sau: sự thiếu nhận thức về nguy cơ có thể xảy ra, thiếu quy trình hợp lý và các
thiết bị cần thiết, không đủ nhân lực, nhân viên không được đào tạo và thiếu tập
trung khi làm việc, không kiểm tra thông tin của bệnh nhân trước khi thực hiện, sắp
xếp các thuốc tương tự trong cùng khu vực, không kiểm tra thứ tự thực hiện thuốc,
thiếu kiểm tra độc lập bởi nhân viên thứ hai trước khi thực hiện thuốc, nhãn cảnh
báo không đầy đủ. Ngồi ra, sử dụng các thuốc ít quen thuộc hoặc thuốc yêu cầu
dùng thiết bị chuyên dụng có thể dễ dẫn tới sai sót hơn. Các thuốc có quy trình sử
dụng phức tạp cũng có tỉ lệ mắc lỗi cao hơn. Các yếu tố môi trường như tiếng ồn, bị
gián đoạn trong khi thực hiện một quy trình dùng thuốc và thiếu ánh sáng cũng góp
phần làm tăng tỉ lệ mắc lỗi khi chuẩn bị và thực hiện thuốc [49].
Trong một nghiên cứu đa quốc gia đã được thực hiện tại Anh, Đức và Pháp
cho thấy trong 824 liều đã được chuẩn bị và 798 liều đã được thực hiện: DRP được
phát hiện nhiều nhất là sản phẩm không được dán nhãn hoặc dán nhãn khơng chính
xác (559 DRP) với tỉ lệ khác nhạu giữa các nước lần lượt là 43%, 99% và 20% [32].
Trong nghiên cứu phối hợp đa ngành của Serrano – Fabia và cộng sự
(2010) về DRP liên quan đến thuốc điều trị ung thư: DRP trong chuẩn bị và thực
hiện thuốc chiếm 21,0% và 1,1% tổng số các DRP. Trong đó, DRP ảnh hưởng đến
bệnh nhân chiếm 70% trong giai đoạn chuẩn bị và 66,6% trong giai đoạn thực hiện

thuốc trên tổng số DRP trong từng giai đoạn. DRP trong chuẩn bị thuốc dùng đường
tĩnh mạch chiếm tỉ lệ lớn nhất (14,1%), cụ thể là chuẩn bị thuốc với dung môi khác
với dung môi được quy định trong phác đồ [61].
Trong nghiên cứu của Ford và cộng sự (2006) về DRP trong chuẩn bị và
thực hiện thuốc đường tĩnh mạch tại khoa ung thư: DRP trong giai đoạn chuẩn bị và
thực hiện thuốc chiếm 38% và 41% tổng số DRP, trong đó chỉ 2% DRP được đánh
giá có thể dẫn tới biến cố bất lợi [39].

17


Những biện pháp như: sử dụng chế phẩm được chuẩn bị sẵn từ các cơng ty,
xây dựng quy trình chuẩn, đào tạo cho điều dưỡng sử dụng các thiết bị kiểm soát
tốc độ tiêm truyền, tiến hành kiểm tra chéo khi thực hiện đều có thể làm hạn chế
DRP trong quá trình pha chế và thực hiện thuốc [47], [55]. Bên cạnh đó, một trong
những biện pháp giảm thiểu sai sót trong q trình pha chế đó là pha chế tập trung.
Ngồi mục đích giảm thiểu phơi nhiễm với thuốc điều trị ung thư, thực hiện pha chế
tập trung còn giúp nâng cao chất lượng thành phẩm pha chế. Một số nghiên cứu đã
được thực hiện nhằm phát hiện các sai sót về thuốc trong q trình pha chế cho
thấy: Tỉ lệ sai sót thuốc xảy ra trong q trình pha chế tập trung thấp hơn nhiều so
với các nghiên cứu trước đây được báo cáo [40], [60].
Tại Việt Nam, mặc dù chưa tìm được nghiên cứu nào trên các tạp chí
chuyên ngành nhưng trong cơ sở dữ liệu của trường Đại học Dược Hà Nội đã có
nhiều đề tài là khóa luận tốt nghiệp, luận văn thạc sĩ, chuyên khoa thực hiện khảo
sát, mô tả các sai lệch trong quá trình chuẩn bị và thực hiện thuốc điều trị ung thư.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hường (2020) về khảo sát hoạt động chuẩn bị
và thực hiện thuốc điều trị ung thư tại Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa cho kết
quả: Sai lệch xảy ra trong giai đoạn chuẩn bị thuốc nhiều hơn giai đoạn thực hiện
thuốc, với tỉ lệ tương ứng là 53,5% và 46,5% (chênh lệch 7%). Trong giai đoạn thực
hiện thuốc các sai lệch chiếm tỉ lệ cao nhất là sai lệch do sai kỹ thuật thực hiện

thuốc (27,7%) và không dán nhãn cho sản phẩm khi chuẩn bị (20,1%). Không xảy
ra sai lệch nào do bỏ lỡ thuốc khi thực hiện, sai dạng bào chế. Trong giai đoạn
chuẩn bị thuốc, (nếu bỏ qua lỗi dán nhãn chai thuốc khi chuẩn bị - 100% quan sát
đều mắc phải), thì sai lệch xảy ra phổ biến nhất là sai kỹ thuật chuẩn bị (65,9%), sai
liều do lỗi chuẩn bị (48,7%) và thuốc có nguy cơ bị hỏng (19,2%) [10].
Nghiên cứu của Bạch Văn Dương (2017) về khảo sát hoạt động chuẩn bị và
thực hiện thuốc điều trị ung thư tại một Bệnh viện chuyên khoa ung bướu chỉ ra
rằng sai lệch trong giai đoạn pha chế và thực hiện thuốc trung bình là 3,9 sai
lệch/lượt sử dụng thuốc. Sai lệch trong giai đoạn thực hiện thuốc chiếm 63,3%, giai
đoạn chuẩn bị thuốc (pha chế) chiếm 36,7%. Trong giai đoạn chuẩn bị thuốc, sai

18


×