Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Xác định các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc tại khoa hồi sức tích cực nội và chống độc, bệnh viện hữu nghị việt tiệp, hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.91 MB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ NGÂN

XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG THUỐC TẠI
KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC NỘI VÀ CHỐNG ĐỘC,
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP, HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC

HÀ NỘI 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

TRẦN THỊ NGÂN

XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ
LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG THUỐC TẠI
KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC NỘI VÀ CHỐNG ĐỘC,
BỆNH VIỆN HỮU NGHỊ VIỆT TIỆP, HẢI PHÒNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ DƯỢC HỌC


CHUYÊN NGÀNH: DƯỢC LÝ - DƯỢC LÂM SÀNG
MÃ SỐ: 60720405
Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Thị Liên Hương
2. TS. Nguyễn Quang Tập

HÀ NỘI 2016


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin được gửi tới hai người Thầy là
TS. Nguyễn Thị Liên Hương - Trưởng bộ môn Dược lâm sàng, trường Đại học
Dược Hà Nội và TS. Nguyễn Quang Tập – Giám đốc bệnh viện Hữu nghị Việt
Tiệp, Hải Phòng đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi và động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới PGS.TS. Trần Thanh Cảng Trưởng khoa Hồi sức tích cực nội và chống độc cùng toàn thể các bác sĩ, dược sĩ,
cán bộ công nhân viên tại khoa Hồi sức tích cực nội và chống độc, khoa Dược và
phòng Kế hoạch tổng hợp, bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp đã giúp đỡ và tạo điều
kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Văn Hùng – Phó hiệu trưởng,
Trưởng khoa Dược học và Ths. Ds. Nguyễn Thị Mai Loan – trưởng bộ môn Thực
hành Dược và những đồng nghiệp của tôi tại Khoa Dược học, trường Đại học Y
Dược Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học này. Xin
gửi lời cảm ơn dành riêng cho Ds. Lê Thị Thùy Linh – giảng viên khoa Dược,
dược sĩ lâm sàng, bệnh viện Việt Tiệp vì sự nhiệt tình giúp đỡ và động viên tôi trong
thời gian thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã trang
bị cho tôi kiến thức và kĩ năng trong học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ sự kính yêu sâu sắc đến gia đình và những người
bạn của tôi, người luôn ở bệnh động viên giúp tôi vượt qua những lúc khó khăn
nhất trong công việc và trong cuộc sống.

Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2016
Học viên
Trần Thị Ngân


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ...................................................................................... 2
1.1. Tổng quan những vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc ................................ 2
1.1.1. Khái niệm những vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc ........................ 2
1.1.2. Mối quan hệ giữa vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc với sai sót liên
quan đến thuốc, biến cố bất lợi và phản ứng có hại của thuốc ...................... 3
1.1.3. Hệ thống phân loại những vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc .......... 5
1.2. Tổng quan về đơn vị hồi sức tích cực (intensive care unit – ICU) ............... 8
1.3. Hiệu quả của việc phát hiện, xử lý và phòng tránh DRPs tại đơn vị hồi sức
tích cực ............................................................................................................... 11
1.4. Tình hình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc tại
khoa hồi sức tích cực .......................................................................................... 13
1.4.1. Trên thế giới ....................................................................................... 13
1.4.2. Tại Việt Nam ...................................................................................... 17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 20
2.1. Xác định DRPs trong quá trình kê đơn thuốc ............................................. 20
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 20
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 20
2.1.3. Xây dựng danh mục tài liệu tham khảo sử dụng làm cơ sở xác định

DRPs. ........................................................................................................... 22
2.1.4. Xây dựng hệ thống phân loại DRPs trong kê đơn thuốc ................... 23
2.1.5. Xác định yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện DRPs trong kê đơn
thuốc ............................................................................................................. 24


2.1.6. Chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 24
2.2. Xác định DRPs trong quá trình chuẩn bị và dùng thuốc ............................ 25
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 25
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 26
2.2.3. Xây dựng hệ thống phân loại DRPs trong quá trình chuẩn bị và dùng
thuốc ............................................................................................................. 26
2.2.4. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện DRPs trong quá
trình chuẩn bị và dùng thuốc đường tiêm, truyền ........................................ 29
2.2.5. Chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 29
2.3. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................... 30
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................... 31
3.1. Xác định DRPs trong quá trình kê đơn thuốc ............................................. 31
3.1.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................. 31
3.1.2. Đặc điểm DRPs trong quá trình kê đơn thuốc ................................... 35
3.1.3. Phân tích yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện DRPs trong kê đơn..... 44
3.2. Xác định DRPs trong quá trình chuẩn bị và dùng thuốc ............................ 45
3.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................. 45
3.2.2. Xác định DRPs trong quá trình chuẩn bị và dùng thuốc ................... 48
3.2.3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện DRPs trong quá
trình chuẩn bị và dùng thuốc đường tiêm, truyền. ....................................... 53
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ....................................................................................... 56
4.1. Hệ thống phân loại DRPs ........................................................................... 56
4.1.1. Hệ thống phân loại DRPs trong kê đơn thuốc. .................................. 56
4.1.2. Hệ thống phân loại DRPs trong chuẩn bị và dùng thuốc ................... 57

4.2. Xác định DRPs trong kê đơn thuốc ............................................................. 57
4.2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................. 57
4.2.2. Tỉ lệ DRPs chung trong kê đơn thuốc ................................................ 58
4.2.3. Tỉ lệ một số loại DRPs cụ thể trong kê đơn thuốc ............................. 59
4.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện DRPs trong kê đơn thuốc ... 64
4.3. Xác định DRPs trong chuẩn bị và dùng thuốc ............................................ 65


4.3.1. Tỉ lệ DRPs chung trong chuẩn bị và dùng thuốc ............................... 65
4.3.2. Tỉ lệ một số loại DRPs cụ thể trong chuẩn bị và dùng thuốc ............ 65
4.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện DRPs trong chuẩn bị và dùng
thuốc đường tiêm, truyền .........................……………………………….69
4.4. Một số ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ................................................ 71
4.4.1. Ưu điểm.............................................................................................. 71
4.4.2. Hạn chế ............................................................................................ 712
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADEs

Adverse Drug Events - Biến cố bất lợi liên quan đến sử dụng thuốc

ADR

Adverse Drug Reaction - Phản ứng bất lợi của thuốc

AE


Adverse Event - Biến cố bất lợi

Cl

Khoảng tin cậy

Clcr

Creatinin clearance - Độ thanh thải creatinin

COPD

Chronic Obstructive Pulmonary Disease - Bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính

DRP(s)

Drug Related Problem (s) – (Những) vấn đề liên quan đến sử dụng
thuốc

FDA

Food and Drug Administration – Cơ quan quản lý thực phẩm và dược
phẩm Hoa Kỳ

ICD

International Classification of Disease – Phân loại quốc tế bệnh tật


ICU

Intensive Care Unit - Khoa hồi sức tích cực

ME

Medication Error - Sai sót liên quan đến thuốc

NPC

National Prescribing Center – Trung tâm kê đơn quốc gia

OR

Độ chênh

PCNE

Pharmaceutical Care Network Europe - Hiệp hội chăm sóc dược Châu
Âu

PSA

Pharmaceutical Society of Australia - Hội dược sỹ Úc

T1/2

Thời gian bán thải

WHO


World Health Organization - Tổ chức Y tế Thế Giới


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Các hệ thống phân loại DRPs

6

1.2

Một số nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, hiệu quả lâm sàng của hoạt
động dược lâm sàng tại khoa ICU

12

1.3

Nghiên cứu trên thế giới về DRPs tại khoa ICU

14


2.1

Danh mục tài liệu tham khảo sắp xếp theo thứ tự ưu tiên tra cứu
trong mỗi nhóm

22

3.1

Đặc điểm tuổi, giới,
chính, bênh lý mắc kèm

32

3.2

Tỉ lệ đơn thuốc theo số lượng thuốc sử dụng trong đơn

33

3.3

Tỉ lệ đơn thuốc theo số lượng DRPs trong đơn

35

3.4

Tỉ lệ từng loại DRPs trong nhóm DRPs lựa chọn thuốc


37

3.5

Tỉ lệ từng loại DRPs trong nhóm DRPs liều dùng thuốc

39

3.6

Tỉ lệ từng loại DRPs trong nhóm DRPs cách dùng thuốc

42

3.7

Tỉ lệ từng loại DRPs trong nhóm DRPs tương tác thuốc

43

3.8

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện DRPs trong kê đơn

44

3.9

Đặc điểm nhóm thuốc, dạng dùng, đường dùng của thuốc được
quan sát chuẩn bị và dùng thuốc


47

3.10

Tỉ lệ DRPs trong chuẩn bị và dùng thuốc theo đường dùng

48

3.11

Tỉ lệ liều thuốc theo số lượng DRPs trong một quan sát

49

3.12

Tỉ lệ từng loại DRPs trong nhóm DRPs chuẩn bị thuốc

50

3.13

Tỉ lệ từng loại DRPs trong nhóm DRPs dùng thuốc

51

3.14

Các cặp tương kị dùng thuốc


53

3.15

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự xuất hiện DRPs trong chuẩn bị và
dùng thuốc tiêm, truyền

54

thời

gian

nằm

viện,

bệnh




DANH MỤC HÌNH
Hình

Tên hình

Trang


1.1

Phân loại DRPs theo PCNE

3

1.2

Mối quan hệ giữa DRP, ME, ADR, ADE

4

2.1

Sơ đồ tóm tắt quá trình thu thập thông tin xác định DRPs trong kê
đơn thuốc

21

2.2

Qui trình phân loại DRPs trong kê đơn thuốc

24

2.3

Sơ đồ tóm tắt quá trình thu thập thông tin, xác định DRPs trong
chuẩn bị và dùng thuốc


27

2.4

Qui trình phân loại DRPs trong chuẩn bị và dùng thuốc

28

3.1

Kết quả nghiên cứu xác định DRPs trong quá trình kê đơn thuốc

31

3.2

Mười nhóm thuốc được kê đơn nhiều nhất

34

3.3

Tỉ lệ DRPs trong kê đơn theo từng nhóm

36

3.4

Đặc điểm mẫu quan sát chuẩn bị và dùng thuốc qua đường tiêm,
truyền và đưa qua sonde dạ dày


45

3.5

Tỉ lệ DRPs trong chuẩn bị và dùng thuốc theo từng nhóm

49


ĐẶT VẤN ĐỀ
Những vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc (Drug Related Problems – DRPs) là
những tình huống liên quan đến điều trị bằng thuốc có thể gây hại hoặc tiềm ẩn mối
nguy hại cho sức khỏe người bệnh [66]. DRPs có thể dẫn đến thất bại trong điều trị,
gây nên gánh nặng cho hệ thống y tế. Một nghiên cứu đã cho thấy 81% bệnh nhân
nội trú gặp phải DRPs trong quá trình điều trị, trung bình 2,1 DRPs/bệnh nhân [27].
Bệnh nhân điều trị tại khoa hồi sức tích cực với những bệnh lý phức tạp, nghiêm
trọng, sử dụng nhiều loại thuốc nguy cơ cao, số lượng thuốc sử dụng nhiều hơn so
với bệnh nhân tại các khoa phòng khác. Đó là những lý do dẫn đến tỉ lệ gặp DRPs
tại khoa hồi sức tích cực cao hơn 1,8 lần các khoa điều trị khác [23], [34]. Các
nghiên cứu cũng cho thấy 50 – 80% DRPs có thể phòng tránh được [63], [64], [82].
Vì vậy xác định DRPs là việc làm vô cùng thiết thực, đặc biệt tại đơn vị hồi sức tích
cực. Xác định DRPs là cơ sở xây dựng các biện pháp can thiệp để giảm thiểu,
phòng tránh DRPs, góp phần đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả.
Trên thế giới từ những năm 1990, nghiên cứu về DRPs đã được thực hiện và
cho thấy hiệu quả cao trong việc phòng tránh DRPs, giảm số ngày nằm viện, giảm tỉ
lệ tái nhập viện, giảm chi phí điều trị [82]. Tuy nhiên hiện nay tại Việt Nam, nghiên
cứu về DRPs nói chung và tại khoa hồi sức tích cực nói riêng chưa được thực hiện,
báo cáo một cách toàn diện dẫn đến thiếu cơ sở để xây dựng các biện pháp phòng
tránh DRPs. Xuất phát từ thực tế trên, với mục đích nhằm phát hiện, xử trí và phòng

tránh DRPs hiệu quả, phù hợp với thực tế điều trị tại Việt Nam, nhóm nghiên cứu
thực hiện đề tài “Xác định các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc tại khoa Hồi sức
tích cực nội và chống độc, bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp, Hải Phòng” với mục tiêu:
1. Xác định những vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc trong quá trình kê đơn
thuốc tại khoa Hồi sức tích cực nội và chống độc, bệnh viện Hữu nghị Việt
Tiệp, Hải Phòng.
2. Xác định những vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc trong quá trình chuẩn bị
và dùng thuốc tại khoa Hồi sức tích cực nội và chống độc, bệnh viện Hữu
nghị Việt Tiệp, Hải Phòng.

1


Chương 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan những vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc
1.1.1. Khái niệm những vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc
Những vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc thường được ghi nhận trong các tài
liệu y văn với nhiều thuật ngữ khác nhau như: “Drug related problems”, “Drug
therapy problems”, “Medicine-related problems”, “Therapy-related problems”,
“Medication related problems” và “Drug management problems”. Tuy nhiên, tên
gọi được sử dụng nhiều nhất để mô tả về các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc là
“Drug related problems”.
Khái niệm các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc (Drug Related Problems –
DRPs) lần đầu tiên được Linda Strand đề cập đến năm 1990: “một vấn đề liên quan
đến sử dụng thuốc tồn tại khi bệnh nhân xuất hiện hoặc có khả năng xuất hiện một
bệnh hoặc một triệu chứng bệnh có liên quan thực sự hoặc nghi ngờ có mối liên
quan với thuốc điều trị” [76].
Cùng với sự phát triển của ngành dược lâm sàng, vai trò của người dược sĩ lâm
sàng được nâng cao trong hệ thống y tế, các tổ chức, hiệp hội dược lâm sàng ở các
nước phát triển đã đưa ra những khái niệm và hệ thống phân loại DRPs khác nhau.

Tại Mỹ, hiệp hội dược sĩ bệnh viện của Mỹ (American Society of Hospital
Pharmacists- ASHP) đã định nghĩa DRPs “là một tình huống liên quan đến điều trị
bằng thuốc, thực sự hoặc có khả năng gây trở ngại việc đạt hiệu quả điều trị tối ưu
trên một bệnh nhân cụ thể” [21].
Tại Châu Âu, theo định nghĩa của hiệp hội chăm sóc dược Châu Âu
(Pharmaceutical Care Network Europe -PCNE), DRPs là “những tình huống liên
quan đến điều trị bằng thuốc có thể gây hại hoặc tiềm ẩn mối nguy hại cho sức khỏe
người bệnh” [66].
Hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có khái niệm riêng về DRPs. Nghiên cứu này sử
dụng định nghĩa DRPs của PCNE. Theo đó DRPs có thể được phân loại theo hình
1.1.[58]

2


Bệnh nhân

Bác sĩ

(DRPs thông tin
cho người bệnh,
DRPs tuân thủ
điều trị)

(DRPs kê đơn)

Dược sĩ,
điều dưỡng
(DRPs cấp
phát, sử dụng)


DRPs tiềm ẩn

DRPs thực sự

DRPs không thể
phòng tránh được

DRPs có thể
phòng tránh được

Hình 1.1. Phân loại DRPs theo PCNE [58]
1.1.2. Mối quan hệ giữa vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc với sai sót liên quan
đến thuốc, biến cố bất lợi và phản ứng có hại của thuốc
Theo định nghĩa của Hội đồng Điều phối Quốc gia Hoa Kì về Báo cáo và
phòng tránh sai sót liên quan đến thuốc (National Coordinating Council for
Medication Error Reporting and Prevention–NCC MERP), sai sót liên quan đến
thuốc (Medication Error - ME) “là bất kì biến cố có thể phòng tránh nào có khả
năng gây ra hoặc dẫn đến việc sử dụng thuốc không hợp lý, hoặc gây hại cho bệnh
nhân trong khi thuốc được kiểm soát bởi nhân viên y tế, bệnh nhân, hoặc người tiêu
dùng. Các biến cố như vậy có thể liên quan tới thực hành chuyên môn, các sản
phẩm chăm sóc sức khỏe, quy trình và hệ thống bao gồm: kê đơn và quá trình
chuyển giao đơn thuốc; ghi nhãn, đóng gói và danh pháp; pha chế, cấp phát và phân
phối; quản lý, giám sát và sử dụng thuốc trên người bệnh”[89].
DRPs và ME có 3 điểm khác biệt cơ bản là: thứ nhất, tất cả các ME đều có thể
phòng tránh được còn DRPs có thể phòng tránh được hoặc không thể phòng tránh
được; thứ hai, ME quan tâm đến qui trình thực hiện hơn trong khi DRPs quan tâm
nhiều đến mức độ ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị trên bệnh nhân; thứ ba, vấn đề sử
dụng thuốc từ phía bệnh nhân được chú trọng trong các nghiên cứu về DRPs hơn


3


trong các nghiên cứu về ME. Một ME có thể là nguyên nhân dẫn đến DRPs khi hậu
quả của ME làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc trên bệnh nhân. Một vấn đề sử
dụng thuốc liên quan đến cách dùng thuốc của chính bệnh nhân có thể không được
ghi nhận là một ME nhưng lại có thể là nguyên nhân dẫn đến DRPs [58].
Biến cố bất lợi của thuốc (Adverse Drug Event – ADE, hay Adverse Event –
AE) là những tổn thương xảy ra trên bệnh nhân mà nguyên nhân có thể do thuốc
gây ra hoặc thiếu thuốc cần thiết cho bệnh nhân [54]. Phản ứng có hại của thuốc
(ADR) được định nghĩa theo WHO là những phản ứng độc hại, không định trước
xuất hiện khi dùng thuốc ở liều thường dùng cho người để dự phòng, chẩn đoán,
điều trị hoặc thay đổi chức năng sinh lý của cơ thể [4]. Một ADE hay một ADR sẽ
được xem xét như một DRP, nhưng một DRP tiềm ẩn, chưa gây thương tổn trên
bệnh nhân thì không được xem là một ADE hay ADR.
Như vậy, DRPs là một khái niệm rộng, bao gồm trong đó cả ME, ADE và
ADR. Một DRP có thể gây tổn thương trực tiếp (DRPs thực sự) hoặc là nguy cơ
(DRPs tiềm ẩn) dẫn đến những tổn thương trên người bệnh. Mối liên hệ giữa các
vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc được mô tả trong hình 1.2.

Hình 1.2. Mối quan hệ giữa DRP, ME, ADR, ADE [15]
Một nghiên cứu về sai sót liên quan đến thuốc thường được thực hiện để đánh
giá qui trình sử dụng thuốc sau khi đã xây dựng thành công các hướng dẫn điều trị,
hướng dẫn sử dụng thuốc. Hiện nay tại Việt Nam nói chung và bệnh viện Việt Tiệp,

4


Hải Phòng nói riêng, việc xây dựng các hướng dẫn điều trị, hướng dẫn sử dụng
thuốc áp dụng cho từng đơn vị chưa được thực hiện đồng bộ, do đó các nghiên cứu

về sai sót sử dụng thuốc chưa thể thực hiện được. Thay vào đó, các nghiên cứu về
DRPs tập trung vào các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị trên bệnh nhân sẽ là
cơ sở ban đầu, định hướng xây dựng hướng dẫn điều trị, hướng dẫn sử dụng thuốc
tại cơ sở khám chữa bệnh.
1.1.3. Hệ thống phân loại những vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc
Hệ thống phân loại DRPs có ý nghĩa quan trọng trong các nghiên cứu sử dụng
thuốc, một hệ thống phân loại rõ ràng, chi tiết sẽ giúp xác định chính xác và đầy đủ
DRPs gặp phải trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Mỗi một hệ thống phân loại
DRPs khác nhau đều gắn với đối tượng nghiên cứu và loại hình nghiên cứu riêng.
Hệ thống phân loại DRPs đầu tiên được xây dựng bởi tác giả Linda Strand và
hệ thống này đã từng được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới đặc biệt là trong giới
dược sĩ. Hệ thống này phân loại DRPs thành 8 nhóm, bao gồm: (1) vấn đề thuốc
không được kê đơn; (2) kê thuốc sai; (3) liều thuốc quá thấp; (4) liều thuốc quá cao;
(5) tác dụng không mong muốn của thuốc; (6) vấn đề về tương tác thuốc – thuốc,
thuốc – thức ăn hoặc thuốc – thiết bị y tế; (7) người bệnh không nhận được thuốc
đã được kê đơn - người bệnh không chấp thuận đơn thuốc, người bệnh không đủ
kinh tế, người bệnh không tuân thủ điều trị; (8) chỉ định dùng thuốc vô căn cứ [76].
Tiếp sau hình thức phân loại của Linda Strand, có nhiều cách phân nhóm DRPs
đã được xây dựng và phát triển bởi các dược sỹ dựa trên kết quả nghiên cứu thực tế.
Theo kết quả của hai nghiên cứu tổng quan thực hiện năm 2014, hiện nay trong thực
hành lâm sàng có khoảng 20 hệ thống phân loại DRPs khác nhau [16], [24]. Bảng
1.1. liệt kê một số hệ thống phân loại DRPs.

5


Bảng 1.1. Các hệ thống phân loại DRPs
Năm xuất
bản


STT

Tên hệ thống phân loại
DRPs

1

Hepler–Strand (Mỹ) [76]

8 nhóm vấn đề

1990

2

Hanlon (Mỹ) [37]

10 nhóm vấn đề

1992

3

PI-doc (Đức) [72]

6 nhóm vấn đề

1995

4


Phân loại của ASHP
(Mỹ) [21]

13 nhóm vấn đề

1996

5

PAS (Hà Lan) [60]

10 nhóm chính và 48 nhóm phụ

1997

6

Cipolle/Morley/Strand
(Mỹ) [30]

33 nhóm nguyên nhân và 7 nhóm
vấn đề

1999

7

ABC (Hà Lan) [57]


3 nhóm vấn đề

2000

8

Krska (Anh) [50]

18 nhóm vấn đề

2002

9

Granada (Tây Ban Nha)
[67]

6 nhóm vấn đề

2002

10

Westerlund (Thụy Điển)
[84]

14 nhóm vấn đề

2002


11

NCC-MERP (Mỹ) [89]

15 nhóm vấn đề

2003

12

SHB-SEP (Hà Lan)

10 nhóm vấn đề

2003

13

SFPC (Pháp) [19]

10 nhóm vấn đề và 27 nhóm nguyên
nhân

2006

Cách phân loại DRPs

- Version 4: 21 nhóm vấn đề và 33
nhóm nguyên nhân.
14


Phân loại của PCNE
(Châu Âu) version 4, 5,
6. [66]

2004

- Version 5: 21 nhóm vấn đề và 34
nhóm nguyên nhân

2009

- Version 6: 11 nhóm vấn đề và 35
nhóm nguyên nhân

2010

6


Ngoài những hệ thống phân loại trên, một số nghiên cứu sử dụng hệ thống
phân loại tự thiết kế. Phân tích 268 nghiên cứu liên quan đến DRPs cho thấy có đến
46% nghiên cứu sử dụng hệ thống phân loại tự thiết kế dựa trên sự thay đổi, bổ sung
từ các hệ thống phân loại phổ biến để phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, địa điểm
nghiên cứu và loại hình nghiên cứu [24]. Do đó việc so sánh kết quả giữa các
nghiên cứu liên quan đến phát hiện và đánh giá DRPs của các tác giả và các đơn vị
khác nhau thường gặp nhiều khó khăn.
Năm 2004, tác giả Mil Van thực hiện nghiên cứu so sánh, đánh giá các hệ
thống phân loại DRPs nêu trên, kết quả cho thấy không một hệ thống phân loại nào
là đầy đủ tất cả các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc, nghiên cứu cũng chỉ ra hệ

thống phân loại PCNE V.4 là hệ thống phân loại đầy đủ nhất [59]. Theo hệ thống
phân loại này, DRPs được chia làm 6 nhóm: nhóm 1/phản ứng bất lợi của thuốc;
nhóm 2/ vấn đề lựa chọn thuốc; nhóm 3/ vấn đề liều dùng; nhóm 4/ vấn đề cách
dùng thuốc; nhóm 5/ tương tác thuốc; nhóm 6/ các vấn đề khác [66].
Mới đây, năm 2011, Hội dược sỹ Úc (Pharmaceutical Society of Australia –
PSA) ban hành hướng dẫn thực hành dược lâm sàng và can thiệp dược lâm sàng,
trong đó có đưa ra mẫu phát hiện và phân loại các vấn đề liên quan đến thuốc. Theo
đó DRPs được chia thành 8 nhóm: nhóm 1/lựa chọn thuốc; nhóm 2/liều dùng; nhóm
3/điều trị không đầy đủ; nhóm 4/giám sát điều trị; nhóm 5/giáo dục thông tin; nhóm
6/tuân thủ điều trị; nhóm 7/các vấn đề không được phân nhóm; nhóm 8/ độc tính và
phản ứng bất lợi [68].
Đặc biệt năm 2011, tác giả Mabasa H. Vincent cùng cộng sự thuộc hiệp hội
dược sĩ Canada đã xây dựng một hệ thống phát hiện và phân loại DRPs giành riêng
cho đơn vị hồi sức tích cực mang tên FASTHUG-MAIDENS. Hệ thống phân loại
này chia DRPs thành 14 nhóm vấn đề chính [53]. Đến năm 2013, một nghiên cứu
thử nghiệm mù đôi, ngẫu nhiên ở 4 đơn vị ICU để so sánh hiệu quả của hệ thống
phân loại FASTHUG-MAIDENS và hệ thống phân loại phổ biến nhất (Hepler–
Strand) trong việc phát hiện DRPs. Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ thống phân loại
FASTHUG-MAIDENS có hiệu quả hơn so với hệ thống phân loại tiêu chuẩn trước

7


đó, với tổng số DRPs phát hiện là 77,1% so với 52,5% (p <0,001) [55]. Tuy nhiên
tại thời điểm tiến hành nghiên cứu, nhóm tác giả cũng như hiệp hội dược sĩ Canada
chưa ban hành chính thức bản hướng dẫn đầy đủ cách phân loại cũng như tiêu
chuẩn xác định DRPs theo hệ thống phân loại FASTHUG-MAIDENS. Do đó hệ
thống phân loại này không được sử dụng trong nghiên cứu.
Tại Việt Nam, hiện nay chưa có hệ thống phân loại xác định DRPs riêng. Tuy
nhiên trong mẫu tóm tắt các vấn đề can thiệp đã thực hiện (được ban hành kèm

thông tư 31/2012/TT-BYT- Hướng dẫn hoạt động thực hành dược lâm sàng trong
bệnh viện) [6] đã đề cập đến DRPs và phân loại 16 vấn đề (lý do can thiệp) gồm có:
chỉ định không phù hợp, bệnh không được chỉ định, thuốc chống chỉ định, thuốc
không phải lựa chọn ưu tiên, thuốc đắt tiền và có thể thay thế bằng thuốc khác, thời
gian điều trị quá dài hoặc quá ngắn, liều dùng một lần hoặc hàng ngày quá cao hoặc
quá thấp, đường dùng/ dạng bào chế không phù hợp, kĩ thuật dùng thuốc không hợp
lý, thời điểm dùng thuốc không hợp lý, theo dõi điều trị chưa hợp lý, tác dụng
không mong muốn, tương tác thuốc, tuân thủ điều trị kém, vấn đề dược chính, vấn
đề khác.
Tuy có sự khác biệt lớn về số lượng nhóm DRPs giữa các hệ thống phân loại
nhưng nhìn chung DRPs được chia thành các nhóm lớn như: lựa chọn thuốc, liều
dùng, cách dùng, tuân thủ điều trị, điều trị không đầy đủ, theo dõi điều trị, tương tác
thuốc, ADR, dị ứng, ngộ độc.

1.2. Tổng quan về đơn vị hồi sức tích cực (Intensive Care Unit – ICU)
Đơn vị hồi sức tích cực là khoa lâm sàng có nhiệm vụ tiếp nhận điều trị và
chăm sóc tích cực người bệnh của khoa cấp cứu và của các khoa lâm sàng khác
trong bệnh viện chuyển đến. Khoa hồi sức tích cực là một đơn vị đặc biệt trong
bệnh viện, tại đây bệnh nhân thường trong tình trạng nặng, thậm chí đe dọa tính
mạng, ví dụ như sau mổ, chấn thương nặng, đột quỵ, suy giảm chức năng nhiều cơ
quan, nhiễm trùng máu. Những bệnh nhân này yêu cầu phải theo dõi thường xuyên,
chặt chẽ, thường phải sử dụng nhiều thuốc và thiết bị máy móc đặc biệt để đảm bảo
chức năng sinh lý bình thường. Vì vậy bệnh nhân điều trị tại ICU có nguy cơ gặp

8


phải các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc cao hơn nhóm bệnh nhân nằm điều trị
tại các khoa phòng khác.
Nhóm các yếu tố nguy cơ dẫn đến DRPs ở bệnh nhân tại khoa ICU có thể chia

làm 3 nhóm chính: yếu tố thuộc về bệnh nhân, yếu tố thuộc về thuốc điều trị và yếu
tố thuộc về môi trường làm việc tại khoa ICU.
* Yếu tố thuộc về bệnh nhân:
- Bệnh nhân điều trị tại khoa ICU thường có tình trạng bệnh rất nặng. Theo kết quả
một nghiên cứu trên 1297 bệnh nhân trong một khoa ICU, 1/3 số bệnh nhân là hậu
phẫu, 37,3% bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết hoặc shock nhiễm khuẩn, 30,7% bệnh
nhân tổn thương thận cấp tính, tổn thương phổi cấp. Suy hô hấp quan sát thấy ở
27,1% bệnh nhân. 3/4 số bệnh nhân phải thở máy, và tỉ lệ tử vong tại bệnh viện là
20,3% [33] .
- Nhiều bệnh lý mắc kèm: Đái tháo đường, bệnh thận mạn tính, xơ gan và các bệnh
gan khác, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), tăng huyết áp động mạch phổi, và
các bệnh phổi khác, bệnh tim mạch (bệnh động mạch vành, bệnh cơ tim, loạn nhịp),
u ác tính, tăng huyết áp… Ngoài ra bệnh nhân điều trị tại khoa ICU thường có tuổi
cao (>65 tuổi), hoặc có tình trạng béo phì [65]. Các bệnh mắc kèm này làm gia tăng
nguy cơ xuất hiện biến chứng yêu cầu phải nhập viện và được chăm sóc hồi sức tích
cực. Đặc biệt bệnh nhân ICU thường mắc kèm các bệnh lý suy giảm chức năng gan,
thận, thậm chí là suy đa phủ tạng, cần phải lọc máu nhân tạo, gây rất nhiều khó
khăn trong xác định liều thuốc sử dụng theo chức năng gan, thận cũng như theo tình
trạng bệnh thay đổi liên tục.
- Thời gian nằm viện kéo dài, bệnh nhân thường xuyên trong tình trạng hôn mê
cũng là những yếu tố nguy cơ làm gia tăng DRPs trên nhóm bệnh nhân ICU.
* Yếu tố thuộc về thuốc sử dụng:
- Số lượng thuốc sử dụng nhiều: do tình trạng bệnh phức tạp nên bệnh nhân tại ICU
thường phải sử dụng kết hợp nhiều loại thuốc. Trung bình số thuốc sử dụng trên
bệnh nhân ICU xấp xỉ gấp đôi so với khoa không phải ICU (non-ICU) [31]. Sử
dụng kết hợp từ 4 thuốc trở lên cũng làm gia tăng tỉ lệ DRPs, đặc biệt là tương tác
thuốc [87].

9



- Sử dụng nhiều thuốc có khoảng điều trị hẹp, nguy cơ độc tính cao như kali clorid,
heparin, magnesium sulphate, thuốc giảm đau, an thần, thuốc mê. Liều thuốc sử
dụng cần được tính toán theo cân nặng của bệnh nhân.
- Đường dùng thuốc phổ biến trong ICU là đường tĩnh mạch, một nghiên cứu đã chỉ
ra bệnh nhân dùng thuốc theo đường này nguy cơ gặp biến cố bất lợi cao hơn 3%
đối với mỗi thuốc sử dụng so với đường dùng khác [43]. Đường tĩnh mạch là đường
dùng thuốc có tác dụng nhanh, tuy nhiên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ liên quan đến
kĩ thuật pha chế, kĩ thuật tiêm truyền, tương kị, độc tính nhanh…
- Bệnh nhân phải trải qua nhiều can thiệp điều trị (lọc máu…) làm tăng nguy cơ
tương tác giữa thuốc với can thiệp, hay gặp nhất là trường hợp bệnh nhân cần hiệu
chỉnh liều thuốc sử dụng sau khi lọc máu [26].
* Yếu tố môi trường làm việc:
- Môi trường làm việc tại ICU rất phức tạp, cường độ công việc cao hơn các đơn vị
điều trị khác, thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải bệnh nhân, dễ dẫn đến tình
trạng quá tải cho nhân viên y tế, làm tăng nguy cơ dẫn đến DRPs.
- Cần kết hợp nhiều nhóm nhân viên y tế để điều trị cho một bệnh nhân có tình
trạng bệnh phức tạp, ví dụ cần kết hợp bác sĩ ICU, bác sĩ tim mạch, bác sĩ dinh
dưỡng, điều này gây khó khăn trong việc kết hợp các kế hoạch điều trị với nhau và
là yếu tố nguy cơ gia tăng DRPs trùng lặp thuốc hoặc điều trị không đầy đủ [26].
Như vậy, tình trạng bệnh lý phức tạp, kết hợp nhiều thuốc điều trị, môi trường
làm việc căng thẳng làm tăng nguy cơ xuất hiện DRPs trên những bệnh nhân điều
trị tại khoa ICU. Một nghiên cứu tại Pháp năm 2015 cho thấy khoa ICU có tỉ lệ gặp
DRPs cao hơn 1,8 lần so với các khoa phòng khác (36,0% so với 19,8%; p < 0,01)
[23]. Tuy nhiên có đến 50-80% DRPs là có thể phòng tránh được [63], [64], [82].
Do đó việc phát hiện, quản lý tốt DRPs sẽ góp phần sử dụng thuốc hợp lý, an toàn,
hiệu quả hơn trên đối tượng này.

10



1.3. Hiệu quả của việc phát hiện, xử lý và phòng tránh DRPs tại đơn vị
hồi sức tích cực
Vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc có thể là những vấn đề thực sự hoặc tiềm
ẩn gây ra những tổn thương trên bệnh nhân. Nếu DRPs tiềm ẩn không được phát
hiện và xử lý rất có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng chăm sóc sức
khỏe, như kéo dài thời gian nằm viện, gia tăng chi phí điều trị, thậm chí gây tử vong
– tử vong liên quan đến thuốc (drug-related morbidity). Tuy nhiên, các nghiên cứu
cũng đã chỉ ra có đến 50-80% DRPs là có thể phòng tránh được [63], [64]. Nghiên
cứu tổng quan năm 2008 đánh giá vai trò hoạt động dược lâm sàng thông qua việc
xác định, giải quyết và phòng tránh DRPs đã cho thấy những tác động tích cực đến
hiệu quả điều trị [82]. Đặc biệt, hiệu quả hoạt động dược lâm sàng tại đơn vị chăm
sóc tích cực thường được đánh giá theo 2 tiêu chí chính là hiệu quả lâm sàng và
hiệu quả kinh tế:
* Hiệu quả lâm sàng:
Hiệu quả lâm sàng của việc phát hiện, xử lý và phòng tránh DRPs thường được
đánh giá qua các tiêu chí như: giảm tỉ lệ gặp ADR, ADE, ME, giảm tỉ lệ tương tác
thuốc, giảm tỉ lệ mắc viêm phổi liên quan đến thở máy. Việc đánh giá hiệu quả
thông qua các tiêu chí như giảm tỉ lệ tử vong, giảm tỉ lệ tái nhập viện, giảm số ngày
nằm viện trên bệnh nhân ICU thường rất khó thực hiện do tình trạng phức tạp của
bệnh. Một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả các can thiệp dược lâm sàng thông qua
việc phát hiện, giải quyết và phòng tránh DRPs tại khoa ICU được liệt kê trong
bảng 1.2.
* Hiệu quả kinh tế:
Chi phí sử dụng cho khoa ICU thường cao hơn nhiều lần so với các khoa phòng
khác. 15-20% ngân sách bệnh viện được sử dụng cho khoa ICU, trong đó 14% là
chi phí sử dụng thuốc [83]. Vì vậy nếu vấn đề sử dụng thuốc tại khoa ICU được tối
ưu hóa sẽ mang lại hiệu quả kinh tế to lớn. Các nghiên cứu sử dụng thuốc tại khoa
ICU cũng đã cho thấy chi phí điều trị giảm đáng kể từ việc phát hiện, xử lý và
phòng tránh DRPs. Tuy nhiên số lượng ngân sách tiết kiệm được dao động khá lớn


11


giữa các nghiên cứu, phụ thuộc vào quốc gia, thời gian nghiên cứu, loại hình can
thiệp. Một số nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế các can thiệp dược lâm sàng
thông qua việc phát hiện, giải quyết và phòng tránh DRPs tại khoa ICU được liệt kê
trong bảng 1.2.
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu về hiệu quả kinh tế, hiệu quả lâm sàng của
hoạt động dược lâm sàng tại khoa ICU
Quốc gia/
Vấn đề can
năm xuất
thiệp
bản
Mỹ/ 1999
[51]

Hiệu quả lâm sàng

Hiệu quả kinh tế

Kê đơn
thuốc

Giảm 66% tỉ lệ gặp ADEs Tiết kiệm 270,000 $ US
(p< 0,001)
mỗi năm

Georgia/

2000 [46]

Sử dụng
kháng sinh
hợp lý

Giảm tỉ lệ viêm phổi liên
quan đến thở máy từ 40
trường hợp/ 1000 ngày thở
máy xuống 12 trường hợp/
1000 ngày thở máy

-

Malaysia/
2003 [85]

Kê đơn
thuốc

-

Tiết kiệm 4,007 $ US mỗi
tháng

Mỹ/ 2007
[48]

Kê đơn
thuốc


-

Tránh lãng phí 205,919 –
280,421$ US/ 4,5 tháng.

Thái Lan/
2009 [71]

Kê đơn
thuốc

Rút ngắn 1 ngày nằm viện Giảm 14% chi phí sử dụng
(p=0,99)
thuốc/ bệnh nhân (p=0,14)

Tương tác
thuốc,
ADEs

Giảm 18% trường hợp gặp
tương tác thuốc, giảm 43%
tỉ lệ gặp ADEs (p < 0,01)

Đức/ 2010
[25]
Ấn Độ/
2012 [52]

Kê đơn

thuốc

Trung
Quốc/
2012 [42]

Hiệu chỉnh
liều thuốc
sử dụng
trên bệnh
nhân suy
thận

- Rút ngắn thời gian nằm
viện 3 ngày (p= 0,037)

Tiết kiệm khoảng 1797 $
US trong 7 tháng

Giảm 26% chi phí sử dụng
- Giảm 73% tỉ lệ sai liều
thuốc/ bệnh nhân
kháng sinh (p <0,001).
(p=0,038)
- Giảm 58% tỉ lệ ADEs
(p=0,048) và 80% tỉ lệ gặp

12



Quốc gia/
Vấn đề can
năm xuất
thiệp
bản

Hiệu quả lâm sàng

Hiệu quả kinh tế

ADEs có thể phòng tránh
được (p= 0,018)
Trung
Quốc/
2012 [41]
Jordan/
2013
[18]

Việt Nam/
2014 [61]

Hoạt động
chăm sóc
dược

Tiền thuốc trung bình mỗi
Số sai sót trên 1 bệnh nhân
bệnh nhân giảm từ 347.43
giảm từ 1,68 xuống 0,46

$ xuống 307.36$ (p =
(p<0,001)
0,095).
Giảm 42% chi phí sử dụng
kháng sinh (p< 0,01)

Kê đơn
thuốc tim
mạch,
kháng sinh

-

Thực hành
thuốc
đường tĩnh
mạch

Giảm 15,1% tỉ lệ sai sót
thực hành thuốc (p < 0,001)

Giảm 30% chi phí sử dụng
thuốc tim mạch (p < 0,01).

-

“-“ không được báo cáo
Tất cả các nghiên cứu trên đều cho thấy hiệu quả rõ ràng của các hoạt động
dược lâm sàng tại đơn vị ICU. Có thể nhận thấy các nghiên cứu được thực hiện ở
các nước phát triển (Mỹ, Đức) cho thấy hoạt động can thiệp nhằm giải quyết, phòng

tránh DRPs có hiệu quả cao hơn ở các nước đang phát triển.

1.4. Tình hình nghiên cứu về những vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc
tại khoa hồi sức tích cực
Thông qua các nghiên cứu đánh giá sử dụng thuốc, DRPs được ghi nhận và
báo cáo trong một số lĩnh vực có liên quan như: sai sót liên quan đến sử dụng thuốc,
biến cố bất lợi, biến cố bất lợi liên quan đến sử dụng thuốc, hoặc phản ứng bất lợi
của thuốc.
1.4.1. Trên thế giới
Các nghiên cứu về đánh giá sử dụng thuốc tại khoa ICU đã được thực hiện ở
nhiều quốc gia trên thế giới, nhằm phát hiện và hạn chế DRPs tại đơn vị điều trị đặc
biệt này. Một số nghiên cứu đã được công bố như bảng 1.3.

13


Bảng 1.3. Nghiên cứu trên thế giới về DRPs tại khoa ICU
Kết quả
Quốc gia/
năm xuất
bản

Mỹ/ 1999
[51]

Australia /
2008 [35]

27 quốc
gia thuộc

Châu Âu /
2009 [80]

Tỉ lệ (số lượng)
vấn đề

Mức độ
đồng thuận
của các
nhân viên
y tế khác

Phân loại
mức độ
ảnh hưởng
của vấn đề

Phân tích
yếu tố
nguy cơ

Một dược sĩ lâm sàng ICU tham gia đi
buồng và thảo luận cùng bác sĩ

Hệ thống
phân loại
của ASHP

10.4 ADEs/
1000 ngày nằm

viện

99%

-

-

Nghiên cứu mô tả quan sát trực tiếp quá
trình chuẩn bị và dùng thuốc dùng đường
tĩnh mạch trong 16 ngày.

Barker

0,73 sai sót/ lượt
quan sát

-

-

-

Hệ thống
phân loại
tự thiết kế

0,65 sai sót liên
quan đến chuẩn
bị và dùng thuốc

đường tĩnh
mạch/ bệnh nhân

-

-

Có ghi
nhận

Phương pháp xác định vấn đề

Mô tả tiến cứu trong 6 tháng

Hệ thống
phân loại
được sử
dụng

Một dược sĩ được tập huấn để quan sát và
ghi nhận sai sót
Nghiên cứu mô tả cắt ngang, thực hiện trên
113 đơn vị ICU của 27 quốc gia
Bác sĩ, y tá sử dụng mẫu báo cáo tự
nguyện.

14


Kết quả

Quốc gia/
năm xuất
bản

Ấn Độ/
2012 [52]

Trung
Quốc/
2012 [41]
Jordan/
2013 [22]

Phương pháp xác định vấn đề

- Tiến cứu can thiệp trong 7 tháng trên 72
bệnh nhân ICU.
- DSLS đi buồng bệnh và thảo luận cùng
bác sĩ để xác định DRPs

Phân loại
mức độ
ảnh hưởng
của vấn đề

Phân tích
yếu tố
nguy cơ

0,14 DRP/ bệnh

nhân

94%

Nhẹ, trung
bình, nặng

-

1,68 sai sót/
bệnh nhân

87,1%

-

-

Aburuz
2006

2,5 ± 1,5 DRP/
bệnh nhân

97,9%

-

-


Hệ thống
phân loại
của ASHP

3,375 DRP/
bệnh nhân, 1,67
DRP/ đơn thuốc.

47%

-

-

HeplerStrand

- Mô tả tiến cứu trong 6 tháng
- Nhóm xác định sai sót trong kê đơn gồm:
một bác sĩ ICU và một dược sĩ lâm sàng
ICU toàn thời gian
-Tiến cứu, can thiệp trong 7 tháng
- 1 thạc sĩ DLS tham gia đi buồng và thảo
luận cùng bác sĩ
- Tiến cứu can thiệp trong 6 tháng

Ấn Độ/
2013 [69]

Tỉ lệ (số lượng)
vấn đề


Mức độ
đồng thuận
của các
nhân viên
y tế khác

Hệ thống
phân loại
được sử
dụng

- DSLS đi buồng bệnh và thảo luận DRPs
cùng bác sĩ

-

15


Kết quả
Quốc gia/
năm xuất
bản

Phương pháp xác định vấn đề

Tỉ lệ (số lượng)
vấn đề


Mức độ
đồng thuận
của các
nhân viên
y tế khác

Phân loại
mức độ
ảnh hưởng
của vấn đề

Phân tích
yếu tố
nguy cơ

HeplerStrand

6,4 DRPs/ bệnh
nhân

-

-

-

FASTHU
GMAIDEN

10,9 DRPs/ bệnh

nhân

-

-

-

-

Phân loại
theo NCC –
MERP

-

Hệ thống
phân loại
được sử
dụng

- Tiến cứu trong 5 tháng trên 61 bệnh nhân.
Canada/
2013 [55]

- Một hoặc hai dược sĩ nội trú và một dược
sĩ lâm sàng ICU tham gia đi buồng bệnh
hàng ngày và ghi nhận DRPs
- Tiến cứu trong 5 tháng.


Canada/
2013 [55]

Saudi
Arabia/
2015 [39]

- Một hoặc hai dược sĩ nội trú và một dược
sĩ lâm sàng ICU tham gia đi buồng bệnh
hàng ngày và ghi nhận DRPs

Hệ thống
phân loại
- Nhóm xác định DRPs gồm: 1 bác sĩ, một
MEs của
dược sĩ lâm sàng, 1 chuyên gia dược lý lâm
Mỹ (NCCsàng
MERP)
- Mô tả hồi cứu 193 bệnh án trong 1 năm

“ – “ không được báo cáo
DSLS: dược sĩ lâm sàng

16

17,1 % bệnh
nhân gặp DRPs
nghiêm trọng



×