MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN SỬ DỤNG THUỐC THỰC TRANG SỬ DỤNG THUỐC
TẠI BỆNH VIỆN VÀ GIẢI PHÁP CAN THIỆP
Thời gian: 3 tiết học (1 tiết lý thuyết, 2 tiết thực hành)
MỤC TIÊU
Sau khi tập huấn học viên trình bày được:
1. Các khái niệm cơ bản liên quan đến sử dụng thuốc: Định nghĩa sử dụng thuốc hợp lý; quá
trình chăm sóc bằng thuốc của WHO; dược lâm sàng, dược lý lâm sàng, phân loại bệnh
theo ICD - 10 ; phân loại thuốc theo ATC; thuốc kê đơn, thuốc không cần kê đơn
2. Thiết lập mối quan hệ bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng trong sử dụng thuốc hợp lý cho người
bệnh
3. Tình hình chung về thực trạng sử dụng thuốc tại bệnh viện và trong cộng đồng.
4. Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả và những giải pháp can thiệp việc sử dụng thuốc chưa
hợp lý (đặc biệt là sử dụng kháng sinh) trong bệnh viện.
NỘI DUNG
Trong những năm qua ngành Y tế có nhiều nỗ lực trong phục vụ thuốc chăm sóc sức khoẻ cho
nhân dân. Thị trường thuốc đã đáp ứng cung cấp đủ thuốc cho nhu cầu khám chữa bệnh. Tiền
thuốc bình quân đầu người ngày một tăng. Tình hình cung ứng, quản lý sử dụng thuốc trong
khu vực điều trị đã được chấn chỉnh. Tuy nhiên sử dụng thuốc chưa thật sự hợp lý. Sử dụng
thuốc, đặc biệt là sử dụng kháng sinh chưa hợp lý là vấn đề toàn cầu không riêng gì tại Việt
Nam. Chúng ta cần đánh giá đúng thực trạng, tìm đúng nguyên nhân và có những giải pháp can
thiệp hữu hiệu để tăng cường sử dụng thuốc đặc biệt là sử dụng kháng sinh hợp lý.
1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1.1. Sử dụng thuốc hợp lý
Sử dụng thuốc hợp lý đòi hỏi người bệnh phải nhận được thuốc thích hợp với đòi hỏi lâm sàng
và ở liều lượng đáp ứng được yêu cầu cá nhân người bệnh, trong một khoảng thời gian thích
hợp và với chi phí ít gây tốn kém nhất cho người bệnh và cho cộng đồng (WHO 1998)
1.2. Một số chữ viết tắt
OTC (Over The Counter): Thuốc không cần kê đơn
P
x
Ký hiệu hoặc : Thuốc kê đơn
DDD (Defined Daily Dose): Liều dùng một ngày.
DDD là liều tổng cộng trung bình thuốc dùng cho 01 ngày của 01 nhóm thuốc cho 01 chỉ định
chính ở người.
Ý nghĩa của DDD:
- DDD có tác dụng theo dõi, giám sát, đánh giá thô tình hình tiêu thụ và sử dụng thuốc,
không phải là bức tranh thực về dùng thuốc.
- DDD giúp so sánh, sử dụng thuốc không bị phụ thuộc vào giá cả và cách pha chế thuốc.
- Giá trị của DDD quan trọng trong đánh giá các vụ kiện về kê đơn.
Đơn vị DDD:
- Với chế phẩm đơn, DDD tính theo g, mg, µg, mmol, U (đơn vị), TU (nghìn đơn vị), MU
(triệu đơn vị).
- Với chế phẩm hỗn hợp, DDD tính theo UD (unit dose): 1 UD là 1 viên, 1 đạn, 1g bột
uống, 1g bột tiêm, 5ml chế phẩm uống, 1ml chế phẩm tiêm, 1ml dung dịch hậu môn, 1
bốc thụt, 1 miếng cấy dưới da, 1 liều kem âm đạo, 1 liều đơn bột.
- Một số thuốc không dùng DDD để theo dõi như: dịch truyền, vaccine, thuốc chống ung
thư, thuốc chống dị ứng, thuốc tê, mê, cản quang, mỡ ngoài da.
1.3. Mã ATC
Từ năm 1981 Tổ chức y tế thế giới đã xây dựng hệ thống phân loại thuốc theo hệ thống Giải
phẫu - Điều trị - Hoá học, gọi tắt là hệ thống phân loại theo mã ATC (Anatomical - Therapeutic -
Chemical Code) cho những thuốc đã được Tổ chức Y tế thế giới công nhận và khuyến khích
các nước trên thế giới cùng sử dụng.
Trong hệ thống phân loại theo mã ATC, thuốc được phân loại theo các nhóm khác nhau dựa
trên các đặc trưng: Tổ chức cơ thể hoặc hệ thống cơ quan trong đó thuốc có tác dụng, đặc tính
điều trị của thuốc và nhóm công thức hoá học của thuốc.
Cấu trúc của hệ thống phân loại ATC thuốc chia thành nhiều nhóm tuỳ theo:
- Các bộ phận cơ thể mà thuốc tác động
- Tác dụng đồng trị của thuốc
- Các đặc trưng hoá học của thuốc.
Mã ATC là một mã số đặt cho từng loại thuốc, được cấu tạo bởi 5 nhóm ký hiệu:
- Nhóm ký hiệu đầu tiên chỉ nhóm giải phẫu, ký hiệu bằng 1 chữ cái chỉ cơ quan
trong cơ thể mà thuốc sẽ tác dụng tới, vì vậy gọi là mã giải phẫu. Có 14 nhóm ký hiệu
giải phẫu được được ký hiệu bằng 14 chữ cái tiếng Anh.
Mã phân loại thuốc theo nhóm giải phẫu (chữ cái đầu tiên, bậc 1) của hệ ATC:
A. (Alimentary tract and metabolism): Đường tiêu hoá và chuyển hoá
B. (Blood and blood-forming organs): Máu và cơ quan tạo máu
C. (Cardiovascular system): Hệ tim mạch
D. (Dermatologicals): Da liễu
G. (Genito urinary system and sex hormones): Hệ sinh dục, tiết niệu và hocmon sinh
dục.
H. (Systemic hormonal preparations, excl. sex hormones): Các chế phẩm hocmon
tác dụng toàn thân ngoại trừ hocmon sinh dục.
J. (General anti - infectives for systemic use): Kháng khuẩn tác dụng toàn thân
L. (Anti-neoplastic and immunomodulating agents): Thuốc chống ung thư và tác
nhân điều hoà miễn dịch.
M. (Musculo – skeletal system): Hệ cơ xương
N. (Nervous system): Hệ thần kinh
P. (Anti - parasitic products, insecticides and repellents): Thuốc chống ký sinh trùng,
côn trùng và ghẻ
R. (Respiratory system): Hệ hô hấp
S. (Sensory organs): Các giác quan
V. (Various): Các thuốc khác
- Nhóm ký hiệu thứ hai chỉ nhóm đồng trị chủ yếu, ký hiệu bằng 2 số. Là một nhóm
hai chữ số bắt đầu từ số 01 nhằm để chỉ chi tiết hơn về giải phẫu và định hướng một
phần về điều trị. Ví dụ: trong nhóm các thuốc tác động trên hệ thần kinh (N) thì N01 là
các thuốc tê mê, N02 là các thuốc giảm đau, hạ nhiệt; N03 là các thuốc chữa động kinh.
- Nhóm ký hiệu thứ ba chỉ nhóm đồng trị cụ thể hơn, ký hiệu bằng 1 chữ cái, bắt đầu
bằng chữ A, phân nhóm tác dụng điều trị/dược lý của thuốc. Ví dụ: trong nhóm N01 thì
N01A là thuốc gây mê toàn thân, N01B là thuốc gây tê tại chỗ, N02A là các thuốc nhóm
opioid, N02B là thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ nhiệt, không thuộc nhóm thuốc phiện.
- Nhóm ký hiệu thứ tư chỉ nhóm hoá học và điều trị ký hiệu bằng 1 chữ cái. Là một
chữ cái bắt đầu từ A, phân nhóm tác dụng điều trị/dược lý/hoá học của thuốc. Ví dụ:
Trong N01A là thuốc gây mê toàn thân, có N01AA là các thuốc gây mê toàn thân thuộc
nhóm ether, N01AB là các thuốc gây mê toàn thân thuộc nhóm Halogen.
- Nhóm ký hiệu thứ năm chỉ nhóm hoá học của thuốc ký hiệu bằng 2 số. Là nhóm
gồm hai chữ số bắt đầu từ 01, nhằm chỉ tên thuốc cụ thể.
Ví dụ:
Mã số ATC của paracetamol: N 02 B E 01
Trong đó:
N là thuốc tác động lên hệ thần kinh;
02 là thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ nhiệt;
B là thuốc thuộc nhóm giảm đau hạ nhiệt, không thuộc nhóm thuốc phiện;
E là thuốc thuộc nhóm có công thức hoá học nhóm Anilid;
01 là thuốc có tên paracetamol.
Mã số của một thuốc mang tính định hướng về tính điều trị của thuốc. Mã ATC giúp cho các
cho cán bộ y tế hiểu một cách khái quát thuốc tác động vào hệ thống cơ quan nào trong cơ
thể, tác dụng điều trị và nhóm công thức hoá học của thuốc để định hướng việc sử dụng
thuốc trong điều trị đảm bảo hiệu lực của thuốc và tránh nhầm lẫn.
1.4. ICD - 10
Phân loại bệnh tật lần thứ 10 (ICD - 10) của Tổ chức Y tế thế giới ban hành năm 1994 gồm 21
chương. Phân loại theo chương bệnh, nhóm bệnh, bệnh và chi tiết với bộ mã 4 ký tự.
1.5. Sinh học lâm sàng
Đây không phải là thuật ngữ mới và việc giảng dạy đã được hệ thống hoá. Ngược lại, dược lâm
sàng ít được biết tới. Dược lâm sàng được dịch từ “clinical pharmacy” từ tiếng Anglo Saxon.
1.6. Dược lâm sàng
Dược lâm sàng liên quan tới kiến thức về sử dụng thuốc ở người:
- Định nghĩa về các bệnh điều trị với sự mô tả khái quát những dấu hiệu chính của lâm
sàng - sinh học.
- Số phận của thuốc trong cơ thể (các yếu tố của dược động học và sinh khả dụng áp
dụng cho sự hợp lý hoá phương thức cho thuốc thông dụng và liều lượng thuốc).
- Sự thay đổi liều lượng trong những tình trạng bệnh lý chính (trường hợp người có tuổi,
mang thai, suy thận, suy gan...), theo cách điều trị và những tác dụng độc hại, chống chỉ
định chính, những tác dụng phụ chủ yếu.
- Các phối hợp có thể, các phối hợp cần tránh dùng (tương tác thuốc với thuốc).
- Những quy tắc về vệ sinh ăn uống kèm theo (tương tác thuốc với thức ăn đồ uống).
1.7. Dược lý lâm sàng
Điều trị mang tính cá thể.
- Tỷ lệ rủi ro - hữu ích của từng bệnh nhân cụ thể (riêng biệt).
- Hiểu biết về đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân.
- Hiệu lực trung bình từ thử nghiệm lâm sàng được đối chiếu với từng cá thể.
- Hiệu lực cá thể tăng lên hoặc giảm xuống.
- Phản ứng có hại (ADR) được quan sát trong thử nghiệm lâm sàng đối chiếu với từng
cá thể
- Những đặc điểm chuyên biệt của bệnh nhân có thể thay đổi khả năng phản ứng có
hại do thuốc.
- Những nhóm bệnh nhân tương đối nhỏ được nghiên cứu trong thử nghiệm lâm sàng.
- Khả năng quan sát được hiện tượng phản ứng có hại do thuốc tương đối hiếm, gặp
là rất thấp.
Hai thành phần của dược lý lâm sàng:
- Dược động học (Pharmacokinetics): Mối quan hệ giữa liều lượng với nồng độ thuốc
trong huyết tương, liên quan với việc hấp thu, phân bố, chuyển hoá, thải trừ thuốc.
- Dược lực học (Pharmacodynamics): Mối quan hệ giữa liều lượng với các hậu quả
lâm sàng có thể quan sát được.
Vậy muốn lựa chọn thuốc hợp lý cho người bệnh cần phải có kiến thức về dược lâm sàng và
dược lý lâm sàng; cần sự cộng tác làm việc của cả bác sĩ và dược sĩ.
2. QUÁ TRÌNH CHĂM SÓC BẰNG THUỐC. THIẾT LẬP MỐI QUAN HỆ BÁC SĨ, DƯỢC SĨ
VÀ ĐIỀU DƯỠNG TRONG SỬ DỤNG THUỐC HỢP LÝ CHO NGƯỜI BỆNH
2.1. Quá trình chăm sóc bằng thuốc (WHO)
Kê đơn thuốc
Cấp phát thuốc
Theo dõi dùng thuốc
Dược sĩ lâm sàng
Các vấn đề liên quan đến thuốc
Nhận biết
Chỉ định điều trị hoặc không điều trị bằng thuốc.
Chỉ định đúng hay sai thuốc
Thuốc dưới liều
Thuốc quá liều
Phản ứng có hại
Tương tác thuốc
Người bệnh không phục tùng điều trị
Chỉ định không có hiệu lực
Tư vấn, thông tin về thuốc
Theo dõi ADR
Đánh giá sử dụng thuốc
Phòng phát thuốc vô trùng
Theo dõi sử dụng thuốc trên lâm sàng.
Giải quyết
Ngăn ngừa
Hiệu quả của thuốc tốt nhất và không có hoặc có ít các phản ứng có hại
Chất lượng cuộc sống bệnh nhân tốt nhất
2.2. Mối quan hệ bác sĩ, dược sĩ, điều dưỡng trong sử dụng thuốc
A C B
B¸c sÜ Dîc sÜ §iÒu dìng
D E
kinh nghiÖm kinh nghiÖm kinh nghiÖm
l©m sµng l©m sµng l©m sµng
A’ B’
BÖnh nh©n
Y v¨n vÒ thuèc
- Thiết lập được mối quan hệ bác sĩ - dược sĩ - điều dưỡng để thông tin thuốc và thực
hành dược lâm sàng trong bệnh viện không phải là dễ vì ở đây có sự thay đổi quan điểm
và cách thức nhìn nhận về sự chăm sóc người bệnh, chứ không chỉ đơn thuần là thay
đổi kỹ thuật chăm sóc người bệnh.
- Thày thuốc, dược sĩ, điều dưỡng, người bệnh đều cần thông tin về thuốc. Thông tin về
thuốc không thể tách rời thực hành dược lâm sàng trong bệnh viện.
- Trong thực hành dược lâm sàng thì quan hệ của dược sĩ với bác sĩ là mối quan hệ quan
trọng nhất.
2.3. Lưu ý khi tiến hành thực hành dược lâm sàng trong bệnh viện
Với dược sĩ:
- Không nên làm phiền bác sĩ vì những chuyện vụn vặt "không nên dẫm lên chân
người khác".
- Không nên tiếp xúc hoặc phê bình bác sĩ về điều trị khi bác sĩ khám bệnh, vì có thể
làm bệnh nhân lo lắng.
- Phải chuẩn bị kiến thức trước mỗi cuộc thảo luận với bác sĩ. Hãy giới thiệu thông tin
một cách tổng hợp và phát triển kiến thức rộng hơn xuất phát từ y văn và dược lý.
- Chỉ nên đưa ra quan điểm khi bác sĩ yêu cầu. Không bao giờ bộc lộ quan điểm vì
chắc chắn và nhanh chóng thất bại khi bác sĩ có ý kiến đối lập với mình.
- Dược sĩ không nên quên bác sĩ chịu trách nhiệm đối với người bệnh.
Với bác sĩ: Để thực hành kê đơn tốt cần
- Cộng tác với dược sĩ vì lợi ích của người bệnh.
- Luôn trao đổi thông tin về thuốc với dược sĩ trước khi kê đơn nếu có nghi ngờ và
chưa rõ về thuốc định kê đơn.
Với điều dưỡng: