Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tiểu luận triết học mác lê nin về mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.59 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

BÀI TẬP LỚN MÔN TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Đề tài: “Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa
nội dung và hình thức và ý nghĩa của việc nghiên cứu quan điểm đó
trong nghiên cứu, học tập của sinh viên”

Họ và tên: Lê Quỳnh Anh
Mã số sinh viên: 11204323
Lớp tín chỉ: Triết học Mác - Lênin (220)_36
GV hướng dẫn: TS. Lê Thị Hồng

Hà Nội, tháng 6/2021

1


LỜI MỞ ĐẦU
Quan điểm biện chứng duy vật gồm hệ thống nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến và nguyên lý về sự phát triển. Hai nguyên lý cơ bản đó gồm:
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến : nguyên tắc lý luận xem xét sự vật,
hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác
động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa các mặt
của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới. Nguyên lý này biểu
hiện thông qua 6 cặp phạm trù cơ bản.
- Nguyên lý về sự phát triển : nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem
xét sự vật, hiện tượng khách quan phải ln đặt chúng vào q trình
ln ln vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự
vật). Nguyên lý này biểu hiện thông qua ba quy luật cơ bản


Qua việc hiểu biết về quan điểm biện chứng duy vật, chúng ta đi sâu
vào nghiên cứu cụ thể 1 cặp phạm trù biểu hiện cho nguyên lý mối liên hệ
phổ biến : Cặp phạm trù nội dung và hình thức - ln có mối liên hệ thống
nhất và gắn bó chặt chẽ với nhau khơng thể tách rời. Khơng có một hình thức
nào khơng có nội dung, cũng như khơng một nội dung nào khơng chứa hình
thức. Phạm trù nội dung quyết định hình thức và hình thức tác động ngược
trở lại nội dung. Một hình thức có thể có nhiều nội dung và một nội dung
được thể hiện qua nhiều hình thức. Hình thức nếu phù hợp thì sẽ thúc đẩy nội
dung phát triển tốt hơn và ngược lại không phù hợp thì sẽ kìm hãm nội dung.
Từ việc hiểu rõ về phép biện chứng duy vật về nội dung và hình thức ,
sinh viên sẽ rút ra được những bài học sâu sắc để nhằm thực tiễn hóa tư
tưởng triết học Mác-Lenin vào học tập, nghiên cứu, nhằm đạt được những kết
quả nhất định trên con đường học vấn về lâu dài.
Do hiểu biết còn hạn chế nên bài tập này của em sẽ khơng tránh khỏi sự thiếu
sót. Em rất mong được cơ góp ý để em hồn thiện kiến thức của mình hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô ạ.

2


NỘI DUNG
Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa
nội dung và hình thức.
1. Khái niệm về nội dung và hình thức
a. Nội dung :
I.

- Là tổng hợp những mặt, những yếu tố và những quá trình tạo nên sự
vật
- Khi xác định nội dung của sự vật thì chúng ta đi trả lời cho câu hỏi

“ đối tượng là gì ?”
- Ví dụ : Nội dung của chiếc xe máy là có 2 bánh cao su, chứa được 12 người, sử dụng nhiên liệu là xăng hoặc dầu, tốc độ chạy từ 20 – 100
km/h.

b. Hình thức :
- Là phương thức tồn tại của sự vật, cách thức tổ chức , sắp xếp các yếu
tố nội dung tạo nên hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa
các yếu tố đó.
- Chúng ta cần phân biệt giữa “hình thức” trong triết học với “hình thức”
trong đời sống. Theo chủ nghĩa Marx-Lenin thì bất cứ sự vật nào cũng
có hình thức bề ngồi của nó, nhưng phép biện chứng duy vật đề cập đến
hình thức bên trong của sự vật, nghĩa là cơ cấu bên trong của nội dung.
Trong cặp phạm trù này, phép biện chứng duy vật chủ yếu muốn nói đến
hình thức bên trong gắn liền với nội dung, là cơ cấu của nội dung chứ
khơng chỉ nói đến hình thức bề ngồi của sự vật.
- Ví dụ : Khi nói đến hình thức của một cuốn tiểu thuyết thì người ta
thường nghĩ đến hình thức bên ngồi của cuốn sách đó : bìa sách, trang
trí bìa, màu giấy, dạng chữ,.. Thế nhưng khi xét trên góc độ triết học,
phép biện chứng duy vật sẽ xét hình thức trên phương diện hình thức
bên trong của cuốn sách, tức là “ cách thức tổ chức, sắp xếp các yếu tố
nội dung” của nó : cụ thể là ngôi kể chuyện, bút pháp nghệ thuật, cách
ẩn dụ, liên tưởng,... Tất cả những yếu tố đó đóng vai trị “ tạo nên hệ
3


thống các mối liên hệ tương đối bền vững” , từ đó biểu hiện nội dung
của cuốn tiểu thuyết mà tác giả muốn truyền tải.

2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức :
a. Nội dung và hình thức khơng tách rời nhau

- Nội dung và hình thức là hai phương diện cấu thành nên mỗi sự vật,
hiện tượng : khơng có sự vật, hiện tượng nào tồn tại mà chỉ có nội
dung mà khơng có hình thức nhất định và ngược lại. Những yếu tố vừa
góp phần tham gia tạo nên nội dung thì cũng đồng thời là 1 hệ thống
tạo nên 1 hình thức tương ứng. Vì vậy mà nội dung và hình thức khơng
thể tách rời nhau được
- Tuy nhiên không phải lúc nào nội dung và hình thức cũng phù hợp với
nhau, do đó một nội dung khơng phải bao giờ cũng chỉ thể hiện ra bằng
một hình thức nhất định và một hình thức khơng chỉ thể hiện một nội
dung nhất định. Sự phù hợp giữa nội dung và hình thức khơng bao giờ
là sự phù hợp tuyệt đối, khi nội dung và hình thức bắt đầu có sự đối lập
thì sự thống nhất sẽ bị phá vỡ và sự vật không cịn là sự vật cũ nữa.
Chính vì vậy, cùng một nội dung nhưng trong tình hình phát triển khác
nhau sẽ xuất hiện những hình thức khác nhau và ngược lại, cùng một
hình thức có thể biểu hiện nhiều nội dung khác nhau.
b. Nội dung đóng vai trị quyết định hình thức
Nội dung luôn là mặt động nhất của sự vật. Khuynh hướng chủ đạo của
nội dung là khuynh hướng biến đổi, phát triển. Trong khi đó hình thức
mang khuynh hướng chủ đạo là bền vững, ổn định. Thế nên sự biến đổi
phát triển của sự vật luôn bắt đầu từ sự biến đổi của nội dung, và vì nội
dung mang tính động hơn là hình thức, kèm theo đó thì hình thức cũng
biến đổi nhưng biến đổi chậm hơn nội dung, nên hình thức sẽ phải biến
đổi theo cho phù hợp với nội dung.
Ví dụ : Nội dung của giai cấp nhà nước ln quyết định hình thức nhà
nước sao cho phù hợp với nó ( Nội dung của Nhà nước Việt Nam là :
Cộng hịa Xã hội, nên hình thức luật pháp và bộ máy cai trị cũng phải
tương ứng ) Bộ máy nhà nước ở các quốc gia trên thế giới cũng đều
được cấu thành bởi các cơ quan nhà nước. Các cơ quan nhà nước
không tồn tại một cách hồn tồn độc lập với nhau mà ln có mối liên
hệ, tương tác với các cơ quan khác trong một cấu trúc tổ chức nhất

4


định ( hình thức bên trong ) đề tạo thành một chỉnh thể thống nhất, phù
hợp với ý chí ( nội dung ) của Nhà nước đó.
c. Hình thức tác động ngược trở lại nội dung
Vì hình thức có tính độc lập tương đối nên nó hồn tồn có thể tác
động tới nội dung. Nếu hình thức phù hợp với nội dung thì sẽ góp phần
thúc đẩy nội dung phát triển và ngày càng biến đổi tốt lên. Cịn nếu
hình thức khơng phù hợp nội dung thì sẽ gây kìm hãm nội dung, không
những nội dung không phát triển mà còn bị suy yếu đi.
3. Ý nghĩa phương pháp luận
a. Bởi hình thức là do nội dung quyết định, hình thức là sự thể hiện
của nội dung, và vì hình thức và nội dung có mối quan hệ khơng
tách rời nhau , vậy nên nếu muốn thay đổi hình thức, trước hết phải
thay đổi nội dung. Như vậy mới đảm bảo sự thay đổi có thể nhìn
thấy và chắc chắn sẽ hiệu quả hơn so với việc chỉ nhằm vào thay đổi
trực tiếp hình thức.
Ví dụ : Một làn da tiết nhiều dầu là do sâu bên trong làn da đó thiếu
độ ẩm. Vì thiếu ẩm nên da mới tự tiết nhiều dầu để cân bằng độ ẩm,
người không biết rằng nội dung “ thiếu ấm” thể hiện ra bằng hình
thức “ đổ dầu” thì sẽ chỉ dùng giấy thấm dầu cho da nhằm thay đổi
nhanh chóng hình thức, nhưng rồi khơng thể triệt để, vì cốt lõi là
phải thay đổi nội dung trở thành “ đủ ẩm “ thì hình thức sẽ tự cải
thiện thành “ khơng đổ dầu “.
b. Vì hình thức nếu phù hợp sẽ góp phần thúc đẩy phát triển nội dung,
thì cũng tương tự nếu hình thức khơng phù hợp thì sẽ gây kìm hãm
nội dung. Vì vậy nên khơng được chỉ tâp trung vào nội dung, mà cịn
phải quan sát hình thức. Nếu thấy nội dung đang có những biến đổi
nhiều, nhưng hình thức lại chỉ thay đổi rất nhỏ, dẫn đến sự không

tương ứng và rồi sẽ là kìm hãm nội dung, thì phải trực tiếp thay đổi
hình thức nhằm khiến cho bắt kịp với sự biến đổi về nội dung. Nhờ
sự phù hợp về hình thức và nội dung rồi thì mới có thể tiếp tục phát
triển hơn nữa về nội dung, rồi sẽ lại quyết định sự phát triển hình
thức.
Ví dụ : Một giáo viên chuẩn bị một bài giảng với những kiến thức
nghiên cứu rất chuyên sâu và mang tầm quốc tế. Thế nhưng giáo
viên đó lại vì q tập trung vào nghiên cứu cho bài giảng mà lại
chưa trau dồi được kĩ năng xây dựng cấu trúc bài giảng phù hợp, dễ
hiểu và thuyết phục. Thế nên rõ ràng dù kiến thức giảng dạy ( nội
5


dung ) rất xuất sắc, nhưng cấu trúc bài giảng ( hình thức ) cịn q sơ
cấp, dẫn đến kết quả rằng học sinh không hiểu bài giảng, vô cùng
lãng phí cơng sức nghiên cứu của giáo viên.
c. Một nội dung có nhiều hình thức thể hiện và một hình thức lại thể
hiện nhiều nội dung. Vậy nên phải biết tận dụng sự đa dạng hình
thức thể hiện của một nội dung để thể hiện nội dung một cách tối ưu
nhất trong mọi hoàn cảnh. Nếu cứ bảo thủ chỉ muốn sử dụng đúng 1
hình thức duy nhất cho nội dung đó, sẽ có thể gây ra sự khó khăn
trong việc thể hiện vì điều kiện khơng đủ để có được hình thức đó.
Lê-nin cũng muốn phê phán thói bảo thủ, khi nội dung vẫn như cũ
nhưng được đặt trong một hồn cảnh mới, mà vẫn muốn giữ hình
thức cũ, gây ra những bất cập trong sự thực hiện công việc. Đồng
thời vẫn phải biết nhìn nhận giá trị của hình thức cũ nếu cịn phù hợp
với nội dung, khơng nên một bực thay đổi hình thức vì có thể dẫn
đến sự khơng phù hợp với nội dung. Vì cùng một nội dung, trong
tình hình phát triển khác nhau, có thể có nhiều hình thức, ngược lại,
cùng một hình thức có thể thể hiện những nội dung khác nhau, nên

cần sử dụng một cách sáng tạo mọi loại hình thức có thể có (mới và
cũ), kể cả phải cải biến những hình thức cũ vốn có, để phục vụ hiệu
quả cho việc thực hiện những nhiệm vụ thực tiễn.

II.

Ý nghĩa của quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa nội
dung và hình thức trong việc học tập và nghiên cứu của sinh
viên

Qua việc nghiên cứu triết học Mác-Lenin nói chung và mối quan hệ
biện chứng duy vật giữa nội dung và hình thức nói riêng, sinh viên
sẽ thấy được ý nghĩa to lớn của nó trong việc nhìn nhận lại vấn đề
học tập của bản thân hiện nay :
- Cần định nghĩa lại từ “học”. “Học” là sự trau dồi kiến thức , kinh
nghiệm, tư tưởng, tình cảm, cách sống của mình. Sinh viên cần học
rất nhiều điều ở những khía cạnh khác nhau của cuộc sống thì mới
trở nên tồn diện hơn. Vậy nhưng tình trạng chung của sinh viên
Việt Nam là gắn từ “học” với “trường”, tức là chỉ có thể học ở
trường và những gì sinh viên coi là đáng học chỉ là kiến thức
chuyên ngành , kiến thức trong giáo trình và kiến thức được thầy cô
6


u cầu học. Vì khơng nhận thức được nội dung “học” có nhiều
hình thức khác nhau, nên từ đó sinh viên tự hạn chế chính sự
học của bản thân. Chính vì vậy dẫn đến sự trì trệ, thụ động trong
việc học của sinh viên. Phải thay đổi ngay cách nhìn nhận về vấn đề
này, nếu không sẽ vô cùng nguy hiểm cho thế hệ sinh viên Việt
Nam trong tương lai vì tư tưởng sai lệch.

- Nhiều sinh viên đang bị thu hút bởi ý tưởng đầu tư chứng khoán,
đầu tư các sàn giao dịch khác nhau với mong muốn làm giàu nhanh
chóng. Xét riêng đến những sinh viên khơng có nội dung “kiến thức
đầu tư”, nhưng không muốn làm các công việc làm thêm khác dễ
dàng hơn để kiếm ra tiền, và phù hợp với bản thân hơn, mà chọn
hình thức “ đầu tư chứng khoán “. Điều này dẫn đến việc họ bị lừa
gạt, dắt mũi bởi những thông tin của người khác rất nhiều trong quá
trình mua bán cổ phiếu. Họ muốn thay đổi hình thức kiếm tiền từ
“bồi bàn” thành “ đầu tư chứng khốn “ vì sự hào nhống hơn của
hình thức “ đầu tư”. Thế nhưng lại khơng chịu nhìn vào vấn đề nội
dung “ khơng có kiến thức đầu tư”, nên họ mãi mất nhiều tiền và cứ
nghĩ rằng chỉ cần chờ thêm thời gian nữa rồi sẽ tự sinh nhiều tiền
hơn. Vậy nếu họ nhìn nhận ra rằng muốn thay đổi hình thức,
thì phải thay đổi nội dung trước đã, thì họ sẽ từ từ làm bồi bàn
trong lúc đó trau dồi kiến thức đầu tư, rồi dần sẽ thay đổi được
hình thức cơng việc bồi bàn của họ thành hình thức đầu tư mà
không bị lừa gạt và dắt mũi.
-

Nhiều sinh viên có đặt ra mục tiêu là 1 năm đọc được 30 quyển
sách, bạn ấy cho rằng đọc càng nhiều sách thì sẽ càng trở nên hiểu
biết và được mọi người đánh giá là người tài giỏi. Đúng là đọc
nhiều sách thì sẽ lĩnh hội nhiều kiến thức hơn và rèn luyện trí não
nhiều hơn. Thế nhưng bạn ấy có tốc độ đọc chậm, thời gian dành
cho đọc sách cũng không nhiều vì bạn ấy cịn phải học trên trường
và đi làm thêm, tự làm tồn bộ việc nhà. Điều đó dẫn đến việc bạn
ấy đọc sách nhưng chỉ đọc lướt qua và khơng hiểu hết những gì
trong sách viết. Mục đích của bạn ấy là muốn “ hiểu biết hơn”,
“ được đánh giá là có học thức “, nhưng hình thức bạn thực hiện để
có được nội dung đó thì lại là không phù hợp. Sự hiểu biết không

chỉ được tích lũy qua sách, và cũng khơng phải cứ đọc nhiều sách
sẽ dẫn đến sự hiểu biết hơn. Quan trọng là có dành thời gian để học
kiến thức trong sách hay khơng, hay chỉ đọc lướt qua. Vì bạn ấy
chọn hình thức “ đọc thật nhiều sách” , khơng phù hợp với những
điều kiện riêng của bạn ( thời gian eo hẹp , tốc độc đọc chậm ), nên
7


đã khiến cho bạn ấy trở nên không hiểu rõ những gì mình đã đọc và
sinh ảo tưởng về nội dung rằng “ sự học thức của mình đã thêm
lên”. Vơ hình chung dẫn đến sự kìm hãm nội dung “ sự học thức
thêm lên “, vì bạn ấy khơng lĩnh hội được tồn bộ những cuốn sách
mình đọc. Mọi người nhìn vào thì đánh giá bạn ấy là 1 con người
giỏi giang , khen ngợi bạn vì đọc nhiều sách, càng sinh ra sự ảo
tưởng che giấu đi sự khơng phù hợp giữa nội dung và hình thức,
khiến cho hình thức càng ngày càng kìm hãm nội dung khi bạn ấy
quyết định rằng số lượng sách phải tăng lên hơn nữa 40,50 quyển 1
năm . Tưởng là hình thức đó đang thúc đẩy phát triển nội dung
nhưng thực chất lại càng kìm hãm và suy yếu nội dung, dẫn đến sự
học hời hợt và khơng chun sâu, tính ngạo mạn. Em sẽ khuyên
nhủ bạn rằng phải dừng lại và nhìn nhận sự việc đọc sách mình
đang làm và mục tiêu mình hướng đến một cách nghiêm túc
hơn, xem xét nội dung mối quan hệ biện chứng giữa nội dung
và hình thức để điều chỉnh lại hình thức đọc sách sao cho phù
hợp để thúc đẩy sự phát triển của nội dung sự học thức thêm
lên.

Câu chuyện của bản thân :
Em là sinh viên năm nhất của trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Từ khi nhập học tới thời điểm hiện tại cũng đã được 7 tháng, thời gian

không dài so với cả quãng đường Đại học nhưng cũng đủ để em nhận ra
những giá trị mà bản thân đang được trải nghiệm tại ngôi trường này.
Trong tháng đầu tiên, em khá tự ti về kết quả thi đầu vào Đại học của
bản thân và các bạn cùng lớp. Hầu hết các bạn đều được trên 27,25 điểm thi
Đại học, nhưng em chỉ được 26,5 , em vào được ngành Tài chính doanh
nghiệp ( 27,25 điểm xét tuyển ) là nhờ chứng chỉ Tiếng Anh IELTS. Các bạn
trong lớp đều đến từ các trường chuyên THPT danh giá, các bạn đều học rất
giỏi và chăm chỉ, khiến em cảm thấy có phần khơng xứng đáng khi được
cùng lớp các bạn, em chỉ học THPT bình thường chứ khơng chun. Vì vậy
em đã cố gắng đăng kí tham gia thật nhiều hoạt động của trường ĐH KTQD,
cũng cố gắng thể hiện bản thân thật nhiều để được các bạn công nhận.
Và rồi em được làm thành viên của CLB chuyên về khả năng nói
trước đám đơng, tham gia văn nghệ của viện và cũng có một chức vụ nhỏ
trong lớp ĐH, điều đó khiến em thấy tự tin hơn một chút. Thế nhưng những
bài kiểm tra trên lớp của em phản ánh kết quả học tập của em khơng tốt, điều
đó lại càng khiến em nhận ra rằng “ Mình đang bị xao nhãng học tập vì
8


những hoạt động ngoại khóa ư ?” , em rơi vào tình trạng áp lực vơ cùng vì
thấy sự mất cân bằng giữa học tập trường lớp và hoạt động ngoại khóa của
mình.
Sau khi 2 tháng trơi qua, em bình tĩnh hơn và nhận ra rằng khơng
phải chỉ mình em đang có kết quả học tập khơng mong muốn, em nhận ra
rằng chỉ là em đang có 1 thời gian đầu chưa quen với môi trường đại học, và
cũng đang tham gia nhiều việc quá nên chưa thể cân bằng mọi thứ ln được,
em cần thời gian. Thì ra về hình thức trơng có vẻ tồi tệ đến vậy, nhưng thực
chất sự việc ấy khơng nói lên rằng em đang làm không tốt , mà chỉ đang phản
ánh “sự bắt đầu nhiều cơng việc “ của em thơi. Thì ra em chỉ cần thời gian để
khiến mọi việc cân bằng trở lại và đâu vào đó, như câu nói “ một hình thức

thể hiện nhiều nội dung ”vậy.
Đến hiện tại, em nhận ra những giá trị mà bản thân đang được trải
nghiệm tại ngôi trường này thật không thể đong đếm được. Dù em không
dành nhiều thời gian cho việc học trên trường mà thay vào đó là tham gia văn
nghệ, hoạt động CLB và đi làm thêm. Thế nhưng khi thi học kỳ, kết quả em
nhận được là các môn được loại Giỏi, ban đầu em nghĩ rằng bản thân thật
thông minh khi không học nhiều mà vẫn được điểm cao, cho đến khi em tự
suy nghĩ lại thật kĩ về vấn đề này. Em không dành thời gian nhiều cho sách
vở, nhưng em quan tâm đến các vấn đề kinh tế( mà trùng hợp thay lại liên
quan đến môn học của em ) nên em xem Youtube nhiều về nó, vì thế em
được điểm cao mơn kinh tế Vĩ mô và Vi mô do áp dụng cách suy luận và tư
duy kinh tế vào bài thi. Em không học tốn nhiều, nhưng vào gần ngày thi thì
em có xem mẫu đề thi của năm trước và nghiên cứu thật kĩ đề đó, vì thế em
rút được những điều quan trọng nhất cho bài thi mơn đó. Em nhận ra rằng em
được điểm cao tốn khơng phải do em vững tồn bộ kiến thức, hình thức
điểm cao khơng chỉ mang nội dung “ học giỏi”, mà còn là nội dung “rút ra và
áp dụng được những điều quan trọng nhất cho bài thi “.
Ba mẹ em nói rằng em không dành nhiều thời gian cho học tập ở
Đại học, nhưng thực chất em thấy mỗi điều em thấy, em làm ở trường đều là
một “sự học” của em. Không chỉ là kiến thức chuyên ngành, đại cương, em
còn học được nhiều điều khác mà em nghĩ quan trọng bằng và hơn những
kiến thức trong giáo trình. Thế giới là sự biến đổi không ngừng, sự học cũng
cần phải linh hoạt và tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau. Đơi khi nhìn vào
hình thức đó thì tưởng rằng khơng có nội dung mong muốn, thậm chí cịn có
nội dung vơ bổ, nhưng nhìn kĩ hơn thì thấy hình thức đó lại ẩn chứa nội dung
mong muốn và có thể là nội dung có giá trị ngồi sức tưởng tượng.

9



KẾT LUẬN
Có những học sinh, sinh viên nói rằng mơn học “ Triết học MácLenin” khó hiểu và khơng có tính ứng dụng, thế nhưng khi xem xét kĩ hơn
về bản chất của Triết học từ định nghĩa là “Philosophia” tức là tình u sự
thơng thái, họ sẽ nhận ra Triết học là mơn học khơng phải để thuộc lịng, mà
để hình thành thế giới quan và khả năng suy nghĩ của bản thân.
Không thể phủ nhận rằng trên thế giới có rất nhiều tư tưởng triết
học khác nhau, và triết học Mác-Lenin chỉ là 1 trong số nhiều trường phái
triết học. Thế nhưng sự quan trọng của triết học Mác-Lenin đối với xã hội và
đường lối của Nhà nước Việt Nam là vô cùng to lớn. Qua việc nghiên cứu kĩ
về quan hệ biện chứng của cặp phạm trù “ Nội dung và hình thức” , sinh viên
rút ra được phương pháp luận logic để giải quyết được những vấn đề đang
gặp phải trong học tập , cũng như có một góc nhìn mang tính đường lối hơn,
để tiếp tục hình thành thế giới quan sáng láng, rõ ràng cho bản thân. Cụ thể ở
đây là phải hiểu ra được mối quan hệ giữa “ nội dung và hình thức” tồn tại
trong tất thảy mọi điều trong cuộc sống để có thể vận dụng một cách tốt nhất
để phát triển cuộc sống của mình theo chiều hướng tích cực.

10


Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................... 2
NỘI DUNG ....................................................................................................... 3
I. Quan điểm biện chứng duy vật về mối quan hệ biện chứng giữa nội
dung và hình thức. ......................................................................................... 3
1. Khái niệm về nội dung và hình thức .................................................... 3
2. Mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức : ........................ 4
a. Nội dung và hình thức khơng tách rời
nhau…………………………………………………………………....4
b. Nội dung đóng vai trị quyết định hình

thức………………………………………………………………….…4
c. Hình thức tác động ngược trở lại nội
dung………………………………………………………………………5
3. Ý nghĩa phương pháp luận ................................................................... 5
II. Ý nghĩa của quan điểm về mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và
hình thức trong việc học tập và nghiên cứu của sinh viên ............................ 6
Câu chuyện của bản thân : .......................................................................... 8
KẾT LUẬN..................................................................................................... 10

11



×