2
Trong những năm gần đây, đề kiểm tra Ngữ văn bậc phổ thông không còn là dạng
đề truyền thống có tính chất mệnh lệnh hay áp đặt mà đã có sự thay đổi theo hướng
mở. Nhằm giúp các em trau dồi kiến thức, góp phần bồi dưỡng học sinh khá, giỏi có
thêm nguồn tài liệu học tập môn Ngữ văn theo chương trình mới, chúng tôi tiếp tục
biên soạn cuốn Ôn tập – Kiểm tra nâng cao và phát triển năng lực Ngữ văn 6, tập 2,
bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống nói riêng và áp dụng cho các bộ sách Ngữ văn
6 khác nói chung.
Sách có 2 phần:
Phần 1. Các đề kiểm tra thường xuyên
Phần này có 25 đề, tùy vào từng dạng đề và năng lực khác nhau, các em có thể
làm bài từ 15 phút đến 20 phút. Các đề ở phần này là các dạng câu hỏi trắc nghiệm
khách quan và câu hỏi tự luận, sẽ giúp các em ôn tập lại các kiến thức cơ bản đã học,
có mở rộng và nâng cao qua các ngữ liệu ngoài chương trình.
Phần 2. Các đề kiểm tra định kì
Phần các đề kiểm tra định kì có 30 đề, được chia thành đề kiểm tra 1 tiết (thời
gian làm bài 45 phút) và đề kiểm tra 2 tiết (thời gian làm bài 90 phút). Mỗi đề luyện
tập có thể là một đoạn văn hoặc một văn bản được lấy làm ngữ liệu để xây dựng các
dạng câu hỏi. Nội dung các câu hỏi đi từ các mức độ nhận thức của học sinh như:
Nhận biết, Thông hiểu, Vận dụng, Vận dụng cao. Phần Làm văn có nhiều kiểu bài,
giúp các em có thêm những khám phá thú vị khi luyện viết các đoạn văn và bài làm
văn khác nhau, nhằm năng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực Ngữ văn của mình.
Đặc biệt, phần cung cấp các đoạn văn, bài văn tham khảo sẽ giúp các em rút ra được
những bài học những kinh nghiệm trong việc nâng cao kỹ năng viết của mình.
Với 55 đề ôn luyện Ngữ văn, cuốn Ôn tập – Kiểm tra nâng cao và phát triển năng
lực Ngữ văn 6, tập 2, được biên soạn bám sát các chủ đề có trong Chương trình Ngữ
văn mới, có mở rộng và có nâng cao thêm các Ngữ liệu ngoài chương trình, phù hợp
với yêu cầu đổi mới kiểm tra, đánh giá môn Ngữ văn theo định hướng phát triển
năng lực học sinh.
Với nội dung và cấu trúc như vậy, chúng tôi hy vọng cuốn Ôn tập – Kiểm tra nâng
cao và phát triển năng lực Ngữ văn 6, tập 2 sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích với
các thầy cô giáo trong việc dạy học, kiểm tra đánh giá môn Ngữ văn. Với các em học
sinh, chúng tôi hy vọng các em sẽ có hứng thú khi tự mình chinh phục với các dạng
đề có trong sách. Sau khi làm bài xong, các em sẽ đối chiếu với phần hướng dẫn làm bài
để có thể tự đánh giá được nội dung kiến thức mà mình đã đạt được, có định hướng
3
ôn tập những nội dung kiến thức mình chưa đáp ứng được so với yêu cầu đặt ra.
Trong quá trình biên soạn sách, do điều kiện thời gian và trình độ có hạn, chắc
chắn sách vẫn còn nhiều hạn chế và sai sót. Chúng tôi rất mong muốn nhận được sự
góp ý chân thành của các thầy cô giáo, của các bậc phụ huynh và của các em học sinh,
để chúng tôi kịp thời bổ sung, sửa chữa, giúp cuốn sách ngày càng hoàn thiện hơn.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các nhà văn, các thầy, cô giáo và các em học
sinh có các đoạn văn, các bài văn được sử dụng làm ngữ liệu trong sách. Nếu có gì sơ
suất chúng tôi xin được lượng thứ.
Các tác giả
4
Phaàn
1
ĐỀ KIỂM TRA THƯỜNG XUYÊN
(Thời gian làm bài: từ 15 đến 20 phút)
Đề số 1
Đọc đoạn trích từ truyện Bánh chưng, bánh giầy và thực hiện các yêu cầu:
Một đêm, ông nằm mộng thấy thần nhân đến bảo:
– Trong trời đất, không gì quý bằng hạt gạo. Chỉ có gạo mới nuôi sống con người
và ăn không bao giờ chán. Các thứ khác, tuy ngon, nhưng hiếm, mà người không làm
ra được. Còn lúa gạo thì tự tay ta trồng lấy, trồng nhiều được nhiều. Hãy lấy gạo làm
bánh mà lễ Tiên vương!
Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Ngẫm nghó bao nhiêu, ông càng thấy lời thần
nhân nói đúng bấy nhiêu. Ông bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào
hạt nấy tròn mẩy, đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong
trong vườn đùm lại thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. Để đổi vị đổi
kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, ông đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.
(Theo Bùi Mạnh Hùng, Ngữ văn 6, Tập hai, bộ Kết nối tri thức và cuộc sống,
Nxb Giáo dục Việt Nam, 2021, tr. 23)
Câu 1. Dấu hiệu nào trên đoạn trích cho em biết văn bản Bánh chưng, bánh giầy
thuộc thể loại truyền thuyết?
Câu 2. Tìm những câu văn miêu tả quá trình làm ra những chiếc bánh của Lang
Liêu, theo lời dặn của thần.
Câu 3. Đoạn trích cho em biết gì về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt ở
thời đại Hùng Vương?
Câu 4. Em hiểu thế nào là từ ghép? Chỉ ra năm từ ghép có trong đoạn trích.
Hướng dẫn làm bài
Câu 1. Dấu hiệu trên đoạn trích cho biết văn bản Bánh chưng, bánh giầy thuộc thể
loại truyền thuyết:
– Kể về một nhân vật lịch sử: Lang Liêu.
– Kể về một sự kiện văn hóa: làm bánh chưng, bánh giầy.
– Có chi tiết hoang đường, kì ảo: Thần nhân báo mộng cho Lang Liêu hãy lấy gạo
làm bánh mà lễ Tiên vương.
Câu 2. Những câu văn miêu tả quá trình làm ra những chiếc bánh của Lang Liêu,
theo lời dặn của thần:
– Ông bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng, trắng tinh, hạt nào hạt nấy tròn mẩy, đem
vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân, dùng lá dong trong vườn đùm lại
thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ.
– Để đổi vị đổi kiểu, cũng thứ gạo nếp ấy, ông đồ lên, giã nhuyễn, nặn hình tròn.
5
Câu 3. Đời sống vật chất và tinh thần của người Việt, thời đại Hùng Vương được thể
hiện qua đoạn trích:
– Đời sống vật chất giàu đủ: có gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn,... từ nền nông nghiệp
lúa nước, và biết dùng các nguyên liệu đó một cách thông minh, khéo léo để làm ra
các loại bánh thơm ngon.
– Đời sống tinh thần phong phú: biết lấy gạo làm bánh để lễ Tiên vương, tức là
biết kính trọng và đề cao tổ tiên, cội nguồn dân tộc.
Câu 4. Từ ghép là từ được cấu tạo theo phương thức ghép, tạo nên bởi các tiếng có nghóa.
Nêu năm từ ghép có trong đoạn trích, chẳng hạn: hạt gạo, con người, mừng thầm,
thơm lừng, đậu xanh,...
Đề số 2
Đọc đoạn trích từ truyện Thánh Gióng và thực hiện các yêu cầu:
Giặc đã đến chân núi Trâu Sơn. Thế rất nguy, ai nấy đều hoảng hốt. Vừa lúc đó thì
sứ giả đem ngựa sắt, áo giáp sắt, roi sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái, bỗng
biến thành một tráng só, oai phong lẫm liệt. Tráng só bước lại, vỗ vào mông ngựa. Ngựa
hí vang lên mấy tiếng. Tráng só mặc áo giáp vào, cầm roi, nhảy lên mình ngựa.
Ngựa phun lửa, phi thẳng đến chỗ quân giặc đóng. Tráng só xông vào trận đánh giết;
giặc chết như ngả rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng só bèn nhổ những cụm tre cạnh đường
quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp nhau mà trốn thoát. Tráng só
đuổi đến núi Ninh Sóc. Nhưng đến đấy, không biết vì sao, Người một mình cưỡi ngựa
lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất.
Vua nhớ công ơn, không biết lấy gì đền đáp, bèn phong là Phù Đổng Thiên Vương,
và lập miếu thờ ngay ở quê nhà.
(Theo Bùi Mạnh Hùng, Ngữ văn 6, Tập hai, bộ Kết nối tri thức và cuộc sống,
Nxb Giáo dục Việt Nam, 2021, tr. 7-8)
Câu 1. Các từ ngữ chỉ địa danh trong đoạn trích có ý nghóa gì?
Câu 2. Chỉ ra ý nghóa của chi tiết: Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp
sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất.
Câu 3. Đoạn trích giúp em hình dung như thế nào về thời đại Hùng Vương?
Câu 4. Dấu phẩy trong câu văn in đậm được dùng để làm gì?
Hướng dẫn làm bài
Câu 1. Các từ ngữ chỉ địa danh trong đoạn trích: Trâu Sơn, Ninh Sóc. Các địa danh
ấy có ý nghóa xác định không gian diễn ra các sự kiện gắn với hoạt động của tráng só,
minh chứng cho một đặc điểm cơ bản của truyền thuyết: kể về các nhân vật và sự
kiện xảy ra trong lịch sử.
Câu 2. Chi tiết: Người một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả
người lẫn ngựa từ từ bay lên trời, biến mất. có ý nghóa sau:
– Sau chiến thắng, Gióng một mình một ngựa lặng lẽ lên đỉnh núi, lên chỗ cao
nhất có thể ngắm nhìn non nước quê hương lần cuối, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay
6
lên trời, hóa thân vào thiên nhiên vónh hằng, bất diệt. Kể về hành động ấy của
Gióng, tác giả dân gian muốn bất tử hóa hình tượng người anh hùng chống giặc giữ
nước. Gióng không chết. Gióng hóa thân thành non nước, đất trời quê hương, tồn tại
đời đời.
– Giặc tan, Gióng không trở về giữa nhân dân để được ghi công, để được xưng
tụng. Dấu tích của chiến công vang dội, Gióng để lại cho quê hương xứ sở.
Câu 3. Đoạn trích này giúp ta hình dung về thời đại Hùng Vương:
– Nhân dân Văn Lang đã phải đương đầu với các thế lực xâm lược, phải chiến đấu
kiên cường để bảo vệ nền độc lập, tự chủ của mình.
– Thời đại Văn Lang, đồ sắt đã phát triển, có tác dụng lớn trong công cuộc kháng
chiến chống giặc giữ nước.
– Vua tôi đồng lòng, cả nước đánh giặc. Tình yêu quê hương, đất nước trở thành
tình cảm lớn nhất của cả cộng đồng.
– Thời đại Văn Lang, truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây
đã trở thành một đạo lí tốt đẹp.
Câu 4. Dấu phẩy trong câu văn in đậm được dùng để ngắt các vế câu miêu tả các
hoạt động nối tiếp nhau của nhân vật Gióng.
Đề số 3
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào phương
án đúng nhất:
[...]
Hội Gióng ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) được tổ chức
từ ngày 6–12/4 âm lịch hàng năm. Theo truyền thuyết, Phù Đổng chính là nơi sinh
ra người anh hùng Thánh Gióng. Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch
trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã
được chuẩn hóa. Trong đó, mỗi vai diễn đều chứa đựng những ý tưởng rất sâu sắc
như: “ông Hiệu” là các tướng lónh của Thánh Gióng; “Phù Giá” là đội quân chính quy
của Thánh Gióng; các “Cô Tướng” tượng trưng cho 28 đạo quân xâm lược của nhà Ân;
“ông Hổ” là đội quân tổng hợp; “làng áo đỏ” là đội quân trinh sát nhỏ tuổi; “Làng áo
đen” là đội dân binh. Lễ hội còn có các màn rước như: “Rước khám đường” là đi trinh
sát giặc, “Rước nước” là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân; “Rước Đống Đàm"
là đàm phán, kêu gọi hòa bình; “rước trận Soi Bia" là mô phỏng cách điệu những
trận đánh ác liệt,...
Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện ở chỗ nó chính là một hiện tượng
văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Lễ hội
còn có vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát
vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Về mặt mó
thuật, Hội Gióng mang nhiều nét đẹp và giá trị của lễ hội như các đám rước, các hiệu
cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, diễn xướng dân gian, múa hát ải lao, múa hổ,...
(Thảo Phương, “Hội Gióng – Nơi lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống”,
ngaøy 26/12/2019)
7
Câu 1. Đoạn trích trên thuộc kiểu bài gì?
A. Thuyết minh thuật lại một sự kiện.
B. Miêu tả một nhân vật.
C. Tự sự kể lại một nhân vật lịch sử.
D. Nghị luận về một hiện tượng xã hội.
Câu 2. Hội Gióng ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội)
diễn ra từ ngày nào đến ngày nào?
A. Từ ngày mồng 6 đến ngày mồng 8 tháng giêng âm lịch hằng năm.
B. Từ ngày mồng 5 đến ngày 12 tháng 4 âm lịch hằng năm.
C. Từ ngày mồng 6 đến ngày 12 tháng 4 âm lịch hằng năm.
D. Từ ngày mồng 9 đến ngày 12 tháng 4 âm lịch hằng năm.
Câu 3. Tại sao hội Gióng lại diễn ra ở làng Phù Đổng?
A. Đây là nơi dừng chân cuối cùng của Thánh Gióng trước khi bay về trời.
B. Đây chính là nơi sinh ra người anh hùng Thánh Gióng.
C. Đây là nơi Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc.
D. Đây là nơi Thánh Gióng đánh thắng giặc Ân.
Câu 4. Hội Gióng ở đền Phù Đổng được so sánh như thế nào?
A. Như một kịch trường với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã
được chuẩn hóa.
B. Như một kịch trường hiện đại với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch
bản đã được chuẩn hóa.
C. Như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng chục vai diễn tiến hành theo
một kịch bản đã được chuẩn hóa.
D. Như một kịch trường dân gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo
một kịch bản đã được chuẩn hóa.
Câu 5. Trong Hội Gióng, “ông Hiệu” chỉ ai?
A. Chỉ người dẫn đường cho Thánh Gióng.
B. Chỉ người cầm cờ cho đạo quân.
C. Chỉ các tướng lónh của Thánh Gióng.
D. Chỉ người chỉ huy của cuộc chiến.
Câu 6. Trong Hội Gióng, “ông Hổ” chỉ ai?
A. Chỉ đội quân tổng hợp.
B. Chỉ người cầm cờ cho đạo quân.
C. Chỉ các tướng lónh của Thánh Gióng.
D. Chỉ người chỉ huy của cuộc chiến.
Câu 7. Trong Hội Gióng, “làng áo đỏ” tượng trưng cho đội quân nào?
A. Đội dân binh.
C. Đội những người dân mặc áo đỏ.
B. Đội quân trinh sát nhỏ tuổi.
D. Đội những người nông dân.
Câu 8. Trong Hội Gióng, “làng áo đen” tượng trưng cho đội quân nào?
A. Đội dân binh.
C. Đội những người dân mặc ảo đỏ.
8
B. Đội quân trinh sát nhỏ tuổi.
D. Đội những người nông dân
Câu 9. Trong Hội Gióng, “rước trận Soi Bia” có nghóa là gì?
A. Là đi trinh sát giặc.
B. Là đàm phán, kêu gọi hòa bình.
C. Là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân.
D. Là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác liệt.
Câu 10. Trong Hội Gióng, “rước Đống Đàm” có nghóa là gì?
A. Là đi trinh sát giặc.
B. Là đàm phán, kêu gọi hòa bình.
C. Là để tôi luyện khí giới trước khi xuất quân.
D. Là mô phỏng cách điệu những trận đánh ác liệt.
Câu 11. Giá trị nổi bật toàn cầu của Hội Gióng thể hiện điều gì?
A. Thể hiện một hiện tượng văn hóa của nhân dân ta.
B. Thể hiện sự biết ơn người anh hùng dân tộc.
C. Thể hiện một hiện tượng văn hóa được bảo tồn, lưu truyền khá liên tục và toàn
vẹn qua nhiều thế hệ.
D. Thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ người anh hùng dân tộc.
Câu 12. Lễ Hội Gióng có vai trò gì?
A. Vai trò kết nối cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo của nhân dân ta.
B. Vai trò kết nối cộng đồng, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân
dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
C. Vai trò kết nối cộng đồng, thể hiện khát vọng đất nước được thái bình, nhân
dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
D. Vai trò liên kết cộng đồng và chứa đựng nhiều ý tưởng sáng tạo, thể hiện khát
vọng đất nước được thái bình, nhân dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Câu 13. Câu: “Hội Gióng ở đền Phù Đổng được ví như một kịch trường dân
gian rộng lớn với hàng trăm vai diễn tiến hành theo một kịch bản đã được
chuẩn hóa.” sử dụng biện pháp tu từ nào?
A. So sánh.
B. Nhân hóa.
C. Nói quá.
D. Điệp ngữ.
Câu 14. Dấu chấm phẩy trong đoạn trích trên có tác dụng gì?
A. Dùng để chỉ ranh giới bộ phận nòng cốt với thành phần ngoài nòng cốt của câu
đơn và câu ghép.
B. Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp.
C. Dùng để ngăn cách hai tập hợp từ có quan hệ song song.
D. Dùng để ngăn cách các thành phần than gọi, chuyển tiếp, chú thích, tình huống,
khởi ý.
Câu 15. Từ lưu truyền có nghóa là gì?
A. Truyền rộng ra cho nhiều người, hoặc truyền lại cho đời sau.
B. Cất giữ và sắp xếp, hệ thống hóa hồ sơ, tài liệu để tiện tra cứu, khai thác.
C. Đưa ra sử dụng rộng rãi từ người này, nơi này qua người khác, nơi khác trong xã hội.
D. Cất giữ lại lâu dài.
9
Câu 16. Từ bảo tồn có nghóa là gì?
A. Vật quý giá, hiếm có.
B. Giữ gìn cho khỏi hư hỏng hoặc hao hụt.
C. Giữ cho nguyên vẹn, không để suy suyển, mất mát.
D. Bảo vệ các di tích lịch sử và sưu tầm, cất giữ các tài liệu, hiện vật có ý nghóa
lịch sử.
Câu 17. Nội dung của truyền thuyết thường gồm mấy phần?
A. Nội dung của truyền thuyết thường gồm hai phần gắn với cuộc đời của các nhân
vật có trong truyện.
B. Nội dung của truyền thuyết thường gồm ba phần gắn với cuộc đời của nhân vật chính.
C. Nội dung của truyền thuyết thường gồm bốn phần gắn với các sự kiện diễn ra
trong truyện.
D. Nội dung của truyền thuyết thường gồm năm phần gắn với nhân vật và sự kiện
diễn ra trong truyện.
Câu 18. Trong truyền thuyết, yếu tố kỳ ảo xuất hiện nhằm mục đích gì?
A. Xuất hiện đậm nét ở phần hoàn cảnh và thân thế nhằm tôn vinh, liù tưởng hoá
nhân vật.
B. Xuất hiện đậm nét ở phần chiến công phi thường nhằm tôn vinh, lí tưởng hoá
nhân vật và chiến công của họ.
C. Xuất hiện đậm nét ở phần kết cục nhằm tôn vinh, lí tưởng hoá nhân vật và
chiến công của họ.
D. Xuất hiện đậm nét ở tất cả các phần nhằm tôn vinh, lí tưởng hoá nhân vật và
chiến công của họ.
Câu 19. Diễn biến sự kiện trong văn bản thông tin được sắp xếp như thế nào?
A. Sắp xếp theo trình tự thời gian.
B. Sắp xếp theo trình tự không gian.
C. Sắp xếp theo diễn biến tâm lí của nhân vật.
D. Sắp xếp theo cảm xúc của tác giả.
Câu 20. Phần kết bài trong bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
thường trình bày điều gì?
A. Nêu cảm nhận về nhân vật được tường thuật.
B. Nêu cảm nhận về một số chi tiết tiêu biểu, hấp dẫn của sự kiện được tường thuật.
C. Nêu cảm nhận và ý kiến của người viết bài về sự kiện được tường thuật.
D. Nêu cảm nhận về bối cảnh và không gian được tường thuật.
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp
A
án
C
B
D
C
A
B
A
D
B
C
D
A
B
A
C
B
D
A
C
10
Đề số 4
Đọc đoạn trích từ truyện Sự tích Hồ Gươm và thực hiện các yêu cầu:
Sau khi đuổi sạch quân Minh ra khỏi bờ cõi, lên làm vua được khoảng một năm,
một hôm Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng trước kinh thành. Nhân dịp
đó, Long Quân sai Rùa Vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền tiến ra
giữa hồ, thì tự nhiên có một con rùa to lớn nhô đầu và mai lên khỏi mặt nước. Theo
lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Vua đứng lên và thấy lưỡi gươm thần đeo bên người
cũng đang động đậy. Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía
thuyền vua. Nó đứng nổi trên mặt nước và nói:
– Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!
Nghe nói thế, nhà vua bỗng hiểu ra, bèn thò tay rút gươm ra khỏi bao, cung kính
cảm tạ thần linh. Chỉ một lát, thanh gươm thần rời khỏi tay vua đến phía Rùa Vàng.
Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Cho đến khi
cả gươm và Rùa đã chìm sâu xuống nước, người ta vẫn còn thấy vệt sáng le lói dưới
mặt hồ xanh.
(Theo Nguyễn Thị Hồng Nam (Chủ biên), Ngữ văn 6, Tập một, bộ Chân trời sáng tạo,
Nxb Giáo dục Việt Nam, 2021, tr. 24)
Câu 1. Đoạn trích trên kể về những nhân vật nào? Theo em, tại sao có thể nói đây là
những nhân vật truyền thuyết?
Câu 2. Tìm các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật Rùa Vàng.
Câu 3. Hành động hoàn gươm lại cho Long Quân của Lê Lợi có ý nghóa gì?
Câu 4. Chỉ ra các danh từ riêng có trong đoạn trích. Dựa vào đâu em xác định được
đó là các danh từ riêng?
Hướng dẫn làm bài
Câu 1. Đoạn trích kể về những nhân vật:
– Long Quân
– Lê Lợi
– Rùa Vàng
Có thể nói đây là những nhân vật truyền thuyết là bởi các nhân vật này gắn liền
với những sự kiện liên quan tới lịch sử dân tộc.
Câu 2. Các chi tiết miêu tả hành động của nhân vật Rùa Vàng:
– Rùa Vàng không sợ người, nhô đầu lên cao nữa và tiến về phía thuyền vua. Nó
đứng nổi trên mặt nước và nói: “Bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân!”.
– Nhanh như cắt, Rùa há miệng đớp lấy thanh gươm và lặn xuống nước. Cho đến
khi cả gươm và Rùa đã chìm sâu xuống nước, người ta vẫn còn thấy vệt sáng le lói
dưới mặt hồ xanh.
Câu 3. Hành động hoàn gươm lại cho Long Quân trong đoạn trích có ý nghóa:
– Đất nước thái bình thịnh trị, chiến tranh đã dứt, không cần dùng tới đao binh
11
nên nhà vua hoàn gươm lại cho Long Quân.
– Thể hiện tư tưởng và ước vọng hòa bình. Khi có giặc thì cầm gươm đánh giặc,
khi hòa bình thì hoàn gươm để dựng xây đất nước.
– Hoàn gươm nghóa là gươm vẫn còn đó, có ý nghóa răn đe đối với những kẻ còn
nuôi dã tâm cướp nước ta.
– Hành động này là cơ sở để cắt nghóa sự thay đổi tên gọi của hồ Tả Vọng thành
hồ Hoàn Kiếm, ở phần cuối của câu chuyện.
Câu 4. Các danh từ riêng: Long Quân, Lê Lợi, Rùa Vàng, Minh, Tả Vọng.
Bởi đó là những từ chỉ tên riêng của người, vật (được nhân cách hóa), triều đại và
địa danh.
Đề số 5
Đọc đoạn trích từ truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và thực hiện các yêu cầu:
Thuỷ Tinh đến sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo,
đòi cướp Mị Nương. Thần hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển cả đất
trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, nước tràn
nhà cửa, nước dâng lên lưng đồi, sườn núi, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh
trên một biển nước.
Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy
núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi
núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời, cuối cùng Sơn
Tinh vẫn vững vàng mà sức Thuỷ Tinh đã kiệt. Thần Nước đành rút quân.
Từ đó, oán nặng thù sâu, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước
đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, vị Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê
vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mị Nương, đành rút quân về.
(Theo Bùi Mạnh Hùng, Ngữ văn 6, Tập hai, bộ Kết nối tri thức và cuộc sống,
Nxb Giáo dục Việt Nam, 2021, tr. 11-12)
Câu 1. Đoạn trích kể về cuộc giao tranh của những nhân vật nào? Tìm câu văn nói rõ
nguyên nhân nảy sinh cuộc chiến giữa các nhân vật đó?
Câu 2. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh được tác giả dân gian miêu tả bằng những chi tiết kì ảo
nào? Nhận xét của em về những chi tiết đó.
Câu 3. Nêu ý nghóa tượng trưng của các nhân vật Sơn Tinh và Thuỷ Tinh.
Câu 4. Tìm năm từ có yếu tố thuỷ với nghóa là nước.
Hướng dẫn làm bài
Câu 1. Đoạn trích kể về cuộc giao tranh giữa hai nhân vật: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Câu văn nói rõ nguyên nhân nảy sinh cuộc chiến giữa hai nhân vật: Thuỷ Tinh đến
sau, không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi theo, đòi cướp Mị Nương.
Câu 2. Những chi tiết kì ảo miêu tả các nhân vật:
– Thuỷ Tinh: Thần hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời,
12
dâng nước sông lên cuồn cuộn, hằng năm Thuỷ Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước
đánh Sơn Tinh.
– Thủy Tinh: Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành
lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ;...
Những chi tiết kì ảo về hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh, một mặt gợi lên tài
năng phi thường của các nhân vật, làm nổi bật không khí dữ dội của cuộc giao tranh,
mặt khác, cho thấy trí tưởng tượng vô cùng sống động của tác giả dân gian.
Câu 3. Ý nghóa tượng trưng của các nhân vật:
– Sơn Tinh tượng trưng cho khả năng, sức mạnh chế ngự thiên tai của cư dân Việt cổ.
– Thuỷ Tinh tượng trưng cho thiên tai, lũ lụt gây nên hiểm họa cho cuộc sống của
cư dân Văn Lang.
– Sơn Tinh chiến thắng Thuỷ Tinh trong cuộc giao tranh truyền kiếp thể hiện ước
mơ của tác giả dân gian về sự tồn tại của những anh hùng xả thân vì cộng đồng và sự
chiến thắng của cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ trước thiên tai lũ lụt.
Câu 4. Tìm năm từ có yếu tố thuỷ với nghóa là nước: thuỷ thần, thuỷ cung, thuỷ quái,
thuỷ mặc, thuỷ thủ.
Đề số 6
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh vào chữ trước phương án đúng.
Câu 1. Vì sao truyện Thánh Gióng lại được xếp vào thể loại truyền thuyết?
A. Vì truyện Thánh Gióng là loại truyện dân gian kể về các sự kiện và nhân vật ít
nhiều có liên quan đến lịch sử, thông qua sự tưởng tượng, hư cấu.
B. Vì truyện Thánh Gióng là loại truyện dân gian có các yếu tố hư cấu, kì ảo.
C. Vì truyện Thánh Gióng là loại truyện dân gian kể về các anh hùng cứu nước.
D. Vì truyện Thánh Gióng là loại truyện dân gian kể về các mối xung đột trong xã
hội và có yếu tố kì ảo.
Câu 2. Truyện Thánh Gióng diễn ra ở đời Hùng Vương thứ mấy?
A. Đời Hùng Vương thứ sáu.
B. Đời Hùng Vương thứ tám.
C. Đời Hùng Vương thứ mười sáu.
D. Đời Hùng Vương thứ mười tám.
Câu 3. Các câu “Làng Phù Đổng có một người/ Sinh ra chẳng nói chẳng cười
trơ trơ” nói về nhân vật nào trong truyền thuyết?
A. Lang Liêu.
B. Thánh Gióng.
C. Sơn Tinh.
D. Thuỷ Tinh.
Câu 4. Truyện Thánh Gióng phản ánh ước mơ và quan niệm gì của nhân
dân ta?
A. Ước mơ về cuộc sống ấm no, hạnh phúc, không có giặc ngoại xâm.
B. Ước mơ về mối quan hệ yêu thương, đoàn kết để chiến thắng giặc ngoại xâm.
C. Ước mơ về người anh hùng đánh giặc cứu nước, về sức mạnh tự cường của dân tộc.
D. Ước mơ về vũ khí hiện đại để đánh giặc.
Câu 5. Thần Sơn Tinh trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh còn có tên gọi khác là:
A. Thần Tản Viên.
B. Thần đất
C. Thần tài.
D. Thần nước
13
Câu 6. Trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Sơn Tinh chống lại Thủy Tinh vì
lý do gì?
A. Bảo vệ Mị Nương và muốn chứng minh sức mạnh của mình.
B. Bảo vệ tài sản và muốn chứng minh sức mạnh của mình.
C. Bảo vệ hạnh phúc gia đình, đất đai và cuộc sống của muôn loài trên mặt đất.
D. Vì mình là một vị thần có sức mạnh vô địch.
Câu 7. Sự việc diễn ra trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh do ai làm:
A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
B. Sơn Tinh, vua Hùng.
C. Thuỷ Tinh, vua Hùng.
D. Thuỷ Tinh, Mị Nương.
Câu 8. Truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh có nghóa gì?
A. Giải thích hiện tượng lũ lụt diễn ra hằng năm ở miền Bắc.
B. Giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện ước mơ chế ngự thiên nhiên của người
Việt xưa.
C. Giải thích hiện tượng lũ lụt ở nước ta và ca ngợi tài năng của Sơn Tinh.
D. Giải thích hiện tượng lũ lụt ở nước ta và ca ngợi sức mạnh của Thuỷ Tinh.
Câu 9. Văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 thuật lại sự kiện gì?
A. Văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 thuật lại sự kiện lễ hội Gióng vào ngày 9 tháng 4
âm lịch tại xã Phù Đổng, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội.
B. Văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 thuật lại sự kiện lễ hội Gióng vào ngày 9 tháng 4
âm lịch tại xã Phù Đổng, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
C. Văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 thuật lại sự kiện lễ hội Gióng vào ngày 9 tháng 4
âm lịch tại xã Phù Đổng, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
D. Văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 thuật lại sự kiện lễ hội Gióng vào ngày 9 tháng 4
âm lịch tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Câu 10. Nghệ thuật sử dụng trong văn bản Ai ơi mồng 9 tháng 4 là gì?
A. Sử dụng phương thức tự sự hấp dẫn, lôi cuốn.
B. Sử dụng phương thức thuyết minh ngắn gọn, súc tích.
C. Sử dụng phương thức miêu tả chi tiết, cụ thể.
D. Sử dụng phương thức lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục.
Câu 11. Làng Cháy trong truyện Thánh Gióng thuộc tỉnh nào?
A. Tức là làng Phù Chấn (nay là xã Phù Chấn, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
B. Tức là làng Phù Chẩn (nay là xã Phù Chấn, thị trấn Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh).
C. Tức là làng Phù Chẩn (nay là xã Phù Khê, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
D. Tức là làng Phù Chẩn (nay là xã Nghóa Đạo, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh).
Câu 12. Đặc điểm nổi bật của truyền thuyết là gì?
A. Sự kiện và nhân vật ít nhiều liên quan đến lịch sử, thông qua sự tưởng tượng,
hư cấu.
B. Có những chi tiết hoang đường.
14
C. Mang dấu ấn lịch sử.
D. Có nhân vật tài giỏi, khác thường.
Câu 13. Nghóa của từ túi dết là:
A. Túi lớn, đáy rộng, thường làm bằng vật liệu giả da hoặc vải dày, miệng túi
thường có khoá, dùng để đựng hành líù.
B. Túi bằng da dùng đựng đồ để xách.
C. Túi to có hai quai để đeo trên lưng, dùng đựng quần áo và đồ dùng mang đi đường.
D. Túi bằng vải dày hoặc bằng da, có quai đeo dài.
Câu 14. Chỉ ra cụm động từ trong các cụm từ sau:
A. Một người chồng thật xứng đáng.
B. Yêu thương Mị Nương hết mực.
C. Vẫn đang còn trẻ như một thanh niên.
D. Rất tài giỏi.
Câu 15. Chỉ ra cụm tính từ trong các cụm từ sau:
A. Một người chồng thật xứng đáng.
B. Yêu thương Mị Nương hết mực.
C. Đang học bài.
D. Rất tài giỏi.
Câu 16. Dấu chấm phẩy trong câu: “Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ
đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp
phới bay trên những con tàu lớn.” (Thép Mới) có tác dụng gì?
A. Dùng để chỉ ranh giới bộ phận nòng cốt với thành phần ngoài nòng cốt của câu
đơn và câu ghép.
B. Dùng để ngăn cách hai tập hợp từ có quan hệ song song.
C. Dùng để ngăn cách các thành phần than gọi, chuyển tiếp, chú thích, tình huống,
khởi ý.
D. Dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp.
Câu 17. Nối mỗi từ ở cột A với nghóa của từ được biểu thị ở cột B cho phù
hợp.
A (Từ)
B (Nghóa của từ)
1. Siêu hình
a. Người có khả năng vượt lên trên người bình thường.
2. Siêu nhân
b. Vượt lên trên tất cả, không có gì bó buộc được.
3. Siêu nhiên
c. Vượt lên trên hình tượng, không nhìn thấy.
4. Siêu phàm
d. Cao giỏi hơn loài người.
5. Siêu thoát
15
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp
án
A
A
B
C
A
C
A
B
D
B
A
A
D
B
D
D
Câu 17. Dựa vào các gợi ý sau đây để nối cho phù hợp:
– Siêu hình: Vượt lên trên hình tượng, không nhìn thấy.
– Siêu nhân: Người có khả năng vượt lên trên người bình thường.
– Siêu nhiên: Vượt lên trên tất cả, không có gì bó buộc.
– Siêu phàm: Cao giỏi hơn loài người.
– Siêu thoát: Thoát ra ngoài trần tục.
Đề số 7
Đọc đoạn trích từ truyện Thạch Sanh và thực hiện các yêu cầu:
Nhà vua gả công chúa cho Thạnh Sanh, lễ cưới của họ tưng bừng nhất kinh kì,
chưa bao giờ và chưa ở đâu có lễ cưới tưng bừng như thế. Thấy vậy, bọn hoàng tử các
nước chư hầu trước kia bị công chúa từ hôn lấy làm tức giận. Họ hội họp binh lính
cả mười tám nước lại kéo sang đánh. Thạch Sanh xin nhà vua đừng động binh.
Chàng một mình cầm cây đàn ra trước quân giặc. Tiếng đàn của chàng vừa cất lên
thì quân só của mười tám nước bủn rủn tay chân, không còn nghó gì được tới chuyện
đánh nhau nữa. Cuối cùng, các hoàng tử phải cuốn giáp ra về. Thạch Sanh sai dọn
một bữa cơm thết đãi những kẻ thua trận. Cả mấy vạn tướng lónh, quân só thấy
Thạch Sanh chỉ cho dọn ra vẻn vẹn có một niêu cơm tí xíu thì ai nấy đều ngạc nhiên,
toan bỏ về. Thạnh Sanh thân chinh đến mời họ cầm đũa và hứa sẽ trọng thưởng cho
những ai ăn hết nồi cơm đó. Quân só mười tám nước ăn mãi, ăn mãi nhưng nồi cơm
bé xíu vậy mà cứ ăn hết lại đầy. Sau khi ăn no nê, quân só mười tám nước cúi đầu lạy
tạ vợ chồng Thạch Sanh và kéo nhau về nước.
(Theo Bùi Mạnh Hùng, Ngữ văn 6, Tập hai, bộ Kết nối tri thức và cuộc sống,
Nxb Giáo dục Việt Nam, 2021, tr. 29)
Câu 1. Từ đoạn trích trên đây, em hãy cho biết văn bản Thạch Sanh thuộc tiểu loại
truyện cổ tích nào?
Câu 2. Em hiểu thế nào là yếu tố thần kì? Chỉ ra yếu tố thần kì có trong đoạn trích trên.
Câu 3. Đoạn trích trên cho em cảm nhận gì về nhân vật Thạch Sanh?
Câu 4. Giải nghóa các từ ngữ in đậm trong đoạn trích trên.
Hướng dẫn làm bài
Câu 1. Từ đoạn trích này, ta nhận thấy văn bản Thạch Sanh thuộc tiểu loại truyện
cổ tích thần kì.
Câu 2. Yếu tố thần kì là yếu tố hoang đường, kì lạ, không có thật.
Các yếu tố thần kì trong đoạn trích:
– cây đàn
– niêu cơm
16
Câu 3. Cảm nhận về nhân vật Thạch Sanh:
– Sau bao thử thách và chiến công, Thạch Sanh được kết hôn với công chúa, đó là
kết thúc có hậu, là phần thưởng xứng đáng mà chàng được hưởng.
– Khi đất nước lâm nguy, Thạch Sanh đã có cách xử trí bình tónh, khôn khéo,
thông minh. Chàng không dùng đến quân đội của nhà vua mà dùng các phương tiện
như cây đàn thần, niêu cơm thần để đẩy lui kẻ thù, bảo vệ sự bình yên của đất nước.
– Việc sử dụng các phương tiện thần kì thể hiện Thạch Sanh là người yêu chuộng
hoà bình, coi trọng sự hoà hiếu giữa các dân tộc, đồng thời thể hiện tinh thần vị tha
và lòng nhân hậu của người chiến thắng.
Câu 4. Giải nghóa các từ ngữ:
– chư hầu: nước phụ thuộc một nước lớn hơn.
– từ hôn: từ chối hôn lễ, không nhận lời kết duyên.
– động binh: sử dụng quân đội cho cuộc chiến tranh.
Đề số 8
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi bằng cách bằng cách khoanh vào
chữ trước phương án đúng:
Đàn kêu: Ai chém chằn tinh
Cho mày vinh hiển dự mình quyền sang?
Đàn kêu: Ai chém xà vương
Đem nàng công chúa triều Đường về đây?
Đàn kêu: Hỡi Lý Thông mày
Cớ sao phụ nghóa lại rày vong ân?
Đàn kêu: Sao ở bất nhân
Biết ăn quả lại quên ân người trồng?
(Theo Truyện thơ Nôm Thạch Sanh, />Câu 1. Đoạn thơ trên viết về truyện dân gian nào?
A. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
B. Thánh Gióng.
C. Thạch Sanh.
D. Cây khế.
Câu 2. Tiếng đàn trong đoạn thơ trên viết về nỗi oan của nhân vật nào?
A. Công chúa.
B. Thạch Sanh.
C. Hoàng tử.
D. Mẹ Lý Thông
Câu 3. Trong câu: “Đàn kêu: Ai chém chằn tinh”/ “Đàn kêu: Ai chém xà vương”
viết về chiến công của nhân vật nào?
A. Sơn Tinh.
B. Thánh Gióng.
C. Thạch Sanh.
D. Lý Thông.
Câu 4. Ai là người ăn ở bất nhân trong câu thơ: Đàn kêu: Sao ở bất nhân?
A. Chằn tinh.
B. Xà vương.
C. Công chúa.
D. Lý Thông.
17
Câu 5. Nhân vật Lý Thông được nhắc đến trong đoạn thơ trên là người như
thế nào?
A. Là người tốt, trọng tình, trọng nghóa.
B. Là kẻ bất nhân, xảo trá, độc ác.
C. Là người tài giỏi, hay giúp đỡ người khác.
D. Là người hiền lành, nhân hậu.
Câu 6. Tiếng đàn trong đoạn thơ trên đã giúp ai khỏi câm?
A. Công chúa.
B. Thạch Sanh.
C. Thái tử.
D. Mẹ Lý Thông.
Câu 7. Tiếng đàn trong đoạn thơ trên vạch mặt nhân vật nào?
A. Mẹ Lý Thông.
B. Đại bàng.
C. Lý Thông.
D. Chằn tinh.
Câu 8. Tiếng đàn trong đoạn thơ trên tượng trưng cho điều gì?
A. Tượng trưng cho sự thần kì trong truyện dân gian.
B. Tượng trưng cho quan điểm ở ác gặp ác.
C. Tượng trưng cho quan điểm ở hiền gặp lành.
D. Tượng trưng cho công lí, cho sức mạnh của chính nghóa.
Câu 9. Đoạn thơ trên sử dụng các biện pháp tu từ nào?
A. Nhân hoá, điệp ngữ.
B. Nhân hoá, so sánh.
C. Ẩn dụ, so sánh.
D. Nhân hoá, hoán dụ.
Câu 10. Câu: “Biết ăn quả lại quên ân người trồng?” gợi nhớ đến câu thành
ngữ, tục ngữ nào?
A. Uống nước, nhớ nguồn.
B. Một miếng khi đói bằng một gói khi no.
C. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
D. Ăn cây nào rào cây ấy.
Câu 11. Từ vinh hiển có nghóa là gì?
A. Biểu hiện sự kính trọng của tập thể, của xã hội đối với một cá nhân nào đó,
thường được đánh giá cao về phẩm chất hoặc cống hiến của cá nhân ấy.
B. Vẻ vang vì làm nên một việc lớn, có danh vọng.
C. Điều mang lại vinh dự.
D. Có giá trị tinh thần cao, đem lại niềm tự hào chính đáng.
Câu 12. Từ bất nhân có nghóa là gì?
A. Không có tình người, không có lòng nhân, độc ác.
B. Tệ bạc, thiếu tình cảm trong sự đối xử với cha mẹ.
C. Không lương thiện.
D. Không rõ ràng, có chỗ mờ ám.
Câu 13. Từ vong ân có nghóa là gì?
A. Không có tình người, không có lòng nhân, độc ác.
B. Tệ bạc, thiếu tình cảm trong sự đối xử với cha mẹ.
C. Kẻ bạc nghóa, quên những người đã giúp đỡ mình khi khó khăn, hoạn nạn.
D. Không rõ ràng, có chỗ mờ ám.
18
Câu 14. Lời kể trong truyện cổ tích thường mở đầu bằng những từ ngữ nào?
A. Bằng những từ ngữ chỉ không gian, thời gian, không xác định.
B. Bằng các chi tiết, sự việc thường có tính chất hoang đường, kiø ảo.
C. Bằng quan hệ nhân quả giữa các sự kiện.
D. Bằng những xung đột trong gia đình, xã hội.
Câu 15. Tuỳ vào bối cảnh, người kể chuyện trong truyện cổ tích có thể làm gì?
A. Thay đổi cốt truyện theo chủ quan của mình.
B. Thêm vào một số nhân vật để tạo nên sự hấp dẫn cho câu chuyện.
C. Thay đổi một số chi tiết trong lời kể, tạo ra nhiều bản kể khác nhau ở cùng một
cốt truyện.
D. Thay đổi thời gian, không gian diễn ra trong câu chuyện để gần với thời điểm
kể chuyện.
Câu 16. Khi gặp một từ mới trong văn bản, trước khi dùng từ điển để tra, có
thể dựa vào đâu?
A. Dựa vào những yếu tố tạo nên từ ngữ đó để suy đoán nghóa của nó kết hợp với
suy luận của mình.
B. Dựa vào những từ ngữ xung quanh từ đó để suy đoán nghóa của nó kết hợp với
từ điển.
C. Dựa vào từ đồng nghóa, từ trái nghóa và từ đồng âm để suy đoán nghóa của nó.
D. Dựa vào những yếu tố tạo nên từ ngữ đó để suy đoán nghóa của nó và dựa vào
những từ ngữ xung quanh từ đó để suy đoán nghóa của nó.
Câu 17. Trước khi viết bài văn đóng vai một nhân vật kể lại một truyện cổ
tích cần tiến hành như thế nào?
A. Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng; chọn lời kể phù hợp; ghi những nội dung
chính của câu chuyện; lập dàn ý.
B. Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng; chọn lời kể phù hợp; trao đổi với thầy, cô và
các bạn về nội dung sẽ viết.
C. Chọn lời kể phù hợp; ghi những nội dung chính của câu chuyện; lập dàn ý; tham
khảo bài văn mẫu.
D. Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng; chọn lời kể phù hợp; lập dàn ý; tham khảo
bài văn mẫu.
Câu 18. Khi đóng vai nhân vật kể lại một câu chuyện, ngôi kể sẽ là ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất.
B. Ngôi thứ hai.
C. Ngôi thứ ba.
D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba.
Câu 19. Phần thân bài trong bài văn đóng vai nhân vật kể lại một câu
chuyện có nhiệm vụ gì?
A. Kể lại diễn biến của câu chuyện: Giới thiệu sơ lược về mình và câu chuyện định
kể; diễn biến chính.
B. Kể lại diễn biến của câu chuyện: Xuất thân của các nhân vật; hoàn cảnh diễn ra
câu chuyện.
19
C. Kể lại diễn biến của câu chuyện: Xuất thân của các nhân vật; hoàn cảnh diễn ra
câu chuyện; diễn biến chính.
D. Kể lại diễn biến của câu chuyện: Xuất thân của các nhân vật; hoàn cảnh diễn ra
câu chuyện; bài học được rút ra từ câu chuyện.
Câu 20. Để nói tốt khi kể lại một truyện cổ tích bằng lời nhân vật, cần lưu ý
điều gì?
A. Xác định được giọng kể; nắm chắc cốt truyện, sự kiện, chi tiết của câu chuyện.
B. Xác định được giọng kể; nắm chắc cốt truyện, sự kiện, chi tiết; nhập vai khi kể
chuyện; lựa chọn thêm các phương tiện hỗ trợ (nếu cần thiết).
C. Nắm chắc cốt truyện, sự kiện, chi tiết; nhập vai (lên giọng, xuống giọng khi kể,
phối hợp sử dụng cử chỉ, điệu bộ).
D. Xác định được giọng kể; lựa chọn thêm các phương tiện hỗ trợ như tranh ảnh,
bản nhạc, bản trình chiếu, đạo cụ.
Đáp án
Câu 1
2
3
4
5
6
Đáp
C B C D B A
aùn
7
8
9
10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
C D A
C
B
A
C
A
C
D
A
A
C
B
Đề số 9
Đọc đoạn trích từ truyện Cây khế và thực hiện các yêu cầu:
Sáng hôm sau, hai vợ chồng vừa ăn cơm xong thì thấy gió mù mịt và một con chim
rất lớn hạ xuống giữa sân, quay mặt vào nhà kêu mấy tiếng như chào hỏi. Người
chồng xách túi ra, chim rạp mình xuống đất cho anh trèo lên lưng rồi vỗ cánh bay
lên. Chim bay mãi, bay mãi, qua bao nhiêu là miền, hết đồng ruộng đến rừng
xanh, hết rừng xanh đến biển cả... Ra tới giữa biển, chim rẽ vào một cái đảo toàn
đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đá ngũ sắc. Chim bay một vòng quanh đảo, rồi từ từ hạ
xuống một cái hang.
Chim ra hiệu cho anh vào lấy gì thì lấy. Ngay cửa hang anh thấy toàn những thứ
đá trong như thuỷ tinh và hổ phách đủ các màu. Anh thấy hang sâu và rộng nên
không dám vào, chỉ dám nhặt ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra hiệu cho chim bay về.
Chim lại cất cánh trở về, bay qua hết biển cả đến rừng xanh, hết rừng
xanh đến đồng ruộng, tới khi mặt trời đứng bóng thì chim đưa anh về đến
nhà. Từ đấy, vợ chồng người em trở nên giàu có.
(Theo Bùi Mạnh Hùng, Ngữ văn 6, Tập hai, bộ Kết nối tri thức và cuộc sống,
Nxb Giáo dục Việt Nam, 2021, tr. 33)
Câu 1. Từ đoạn trích trên, tại sao có thể nói văn bản Cây khế thuộc tiểu loại cổ tích
thần kì?
Câu 2. Những câu văn in đậm trong đoạn trích gợi cho em hình dung như thế nào về
hành trình chim thần đưa người em ra đảo?
20
Câu 3. Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy người em không tham lam?
Câu 4. Câu văn: “Từ đấy, vợ chồng người em trở nên giàu có.” phản ánh một đặc
điểm nào của truyện cổ tích? Nêu suy nghó của em về đặc điểm đáng chú ý đó.
Hướng dẫn làm bài
Câu 1. Từ đoạn trích có thể nói văn bản Cây khế thuộc tiểu loại cổ tích thần kì là
bởi: có yếu tố thần kì (con chim thần).
Câu 2. Những câu văn in đậm trong đoạn trích gợi hình dung về hành trình chim
thần đưa người em ra đảo:
– Đó là một hành trình dài về thời gian, từ sáng sớm cho tới khi mặt trời đứng
bóng.
– Đó là một hành trình xuyên qua nhiều không gian bao la, rộng lớn: bao nhiêu là
miền, hết đồng ruộng đến rừng xanh, hết rừng xanh đến biển cả.
– Độ dài của thời gian, chiều rộng của không gian còn được diễn tả qua hoạt động
bay mãi, bay mãi của chim.
Cách miêu tả thông qua các đại lượng thời gian, không gian và trạng thái vận
động của chim thần gợi hình dung về một hành trình dài rộng, nhiều khó khăn, trắc
trở mà chim thần đã đưa người em đi đến đảo châu báu rồi trở về nhà an toàn, với
túi ba gang chứa vàng bạc, kim cương.
Câu 3. Chi tiết trong đoạn trích cho thấy người em không tham lam là: chỉ dám nhặt
ít vàng, kim cương ở ngoài rồi ra hiệu cho chim bay về.
Câu 4. Câu văn: “Từ đấy, vợ chồng người em trở nên giàu có.” phản ánh một đặc
điểm nổi bật của truyện cổ tích: người tốt sẽ được hưởng hạnh phúc.
Đó là kiểu kết thúc có hậu, theo đó, người khổ đau, bất hạnh cuối cùng sẽ được
sung sướng, hạnh phúc. Từ nhân vật Thạch Sanh, Sọ Dừa cho đến người em trong
truyện Cây khế này, đều thể hiện rõ nét đặc điểm ấy.
Đề số 10
Đọc đoạn trích từ truyện Vua chích choè và thực hiện các yêu cầu:
Thấy con mình chỉ giễu cợt, nhạo báng, chối từ và chê tất cả mọi người có mặt
trong buổi kén phò mã, nhà vua nổi cơn thịnh nộ và ban truyền: vua sẽ gả công chúa
cho người ăn mày đầu tiên đi qua hoàng cung.
Vài hôm sau, có một người hát rong đi qua, đứng ngây dưới cửa sổ cất tiếng hát,
mong sẽ được ban thưởng cho vài xu. Nghe thấy vậy nhà vua truyền:
– Hãy gọi tên hát rong vào cung.
Trong bộ quần áo rách, bẩn thỉu, người hát rong đi vào cung vua, hát cho vua và
công chúa nghe, rồi đưa tay lên xin tiền thưởng. Nhà vua bảo:
– Ta rất thích tiếng hát của ngươi, vì vậy ta gả con gái ta cho ngươi.
Công chúa sợ hãi nhưng nhà vua vẫn nói:
– Cha đã thề rằng sẽ gả con gái cho người ăn mày đầu tiên đi qua cung vua, cha
muốn giữ lời thề đó.
21
Mọi van xin đều không có ích gì. Linh mục được mời ngay tới để làm hôn lễ công
chúa lấy người hát rong. Hôn lễ cử hành xong, nhà vua bảo:
– Theo tục lệ, vợ một người hát rong không được ở lại trong cung vua, giờ thì con
phải theo chồng ra khỏi cung.
(Theo Bùi Mạnh Hùng, Ngữ văn 6, Tập hai, bộ Kết nối tri thức và cuộc sống,
Nxb Giáo dục Việt Nam, 202, tr. 37-38)
Câu 1. Đoạn trích trên kể về những nhân vật nào? Theo em, nhân vật công chúa
thuộc tuyến nhân vật nào trong truyện cổ tích?
Câu 2. Thế nào là lời nhân vật? Hãy chỉ ra lời nhân vật có trong đoạn trích.
Câu 3. Theo em, tại sao nhà vua lại gả công chúa cho người hát rong và bắt công
chúa phải theo chồng rời khỏi hoàng cung?
Câu 4. Nhân vật người hát rong thuộc mô-típ nhân vật nào trong truyện cổ tích? Đặt
đoạn trích này trong toàn bộ diễn biến câu chuyện, em hãy cho biết sự xuất hiện của
nhân vật người hát rong nhằm thực hiện chức năng gì.
Hướng dẫn làm bài
Câu 1. Đoạn trích trên kể về những nhân vật: nhà vua, công chúa, người hát rong và
linh mục. Nhân vật công chúa thuộc tuyến nhân vật phản diện (người xấu) trong mô
hình phân đôi hai tuyến chính diện/phản diện phổ biến của truyện cổ tích.
Câu 2. Lời nhân vật là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể
được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện.
Lời nhân vật có trong đoạn trích:
– Hãy gọi tên hát rong vào cung.
– Ta rất thích tiếng hát của ngươi, vì vậy ta gả con gái ta cho ngươi.
– Cha đã thề rằng sẽ gả con gái cho người ăn mày đầu tiên đi qua cung vua, cha
muốn giữ lời thề đó.
– Theo tục lệ, vợ một người hát rong không được ở lại trong cung vua, giờ thì con
phải theo chồng ra khỏi cung.
Câu 3. Nhà vua gả công chúa cho người hát rong và bắt công chúa phải theo chồng
rời khỏi hoàng cung là bởi ông ông thấy con mình chỉ giễu cợt, nhạo báng, chối từ và
chê tất cả mọi người có mặt trong buổi kén phò mã. Hành động này của nhà vua
nhằm mục đích trừng phạt công chúa.
Câu 4. Nhân vật người hát rong, ở đây, chính là kiểu nhân vật người đóng vai, người
giả mạo, một mô-típ nhân vật thú vị, hấp dẫn của thế giới truyện cổ tích.
Đặt đoạn trích này trong toàn bộ diễn biến câu chuyện, ta thấy sự xuất hiện của
nhân vật người hát rong (thực chất là Vua chích chòe) nhằm thực hiện chức năng thử
thách nhân vật công chúa, uốn nắn tính kiêu ngạo và trừng phạt tính ngông cuồng
thích nhạo báng người khác của nhân vật này.
22
Đề số 11
Trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh vào chữ trước phương án đúng:
Câu 1. Trong các truyện sau, những truyện nào không phải là truyện cổ tích?
A. Thánh Gióng; Bánh chưng, bánh giầy.
B. Cây bút thần; Thạch Sanh.
C. Em bé thông minh; Cây khế.
D. Vua chích chòe; Sọ Dừa.
Câu 2. Trong các truyện sau, những truyện nào là truyện cổ tích?
A. Thánh Gióng; Sơn Tinh, Thủy Tinh.
B. Sự tích Hồ Gươm; Bánh chưng, bánh giầy.
C. Thạch Sanh; Cây khế; Sọ Dừa.
D. Sơn Tinh, Thủy Tinh; Sự tích Hồ Gươm.
Câu 3. Thử thách đầu tiên Thạch Sanh gặp phải trong truyện Thạch Sanh là gì?
A. Bị Lý Thông lừa xuống hang sâu giết đại bàng, cứu công chúa, rồi chèn chặt cửa
không cho lên.
B. Bị Lý Thông lừa đi canh miếu thờ có chằn tinh ăn thịt người.
C. Bị 18 nước chư hầu đưa quân đến đánh.
D. Bị vu oan lấy trộm vàng của nhà vua.
Câu 4. Yếu tố độc đáo của truyện Thạch Sanh so với nhiều truyện cổ tích khác:
A. Có yếu tố hoang đường, kì ảo.
B. Kết thúc truyện có hậu theo quan điểm: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
C. Có nhiều tình tiết li kì, hấp dẫn.
D. Bên cạnh mạch tình tiết chính còn có các mạch tình tiết phụ.
Câu 5. Chi tiết niêu cơm ăn mãi không hết trong truyện Thạch Sanh có ý
nghóa gì?
A. Nói lên sức mạnh vô địch và tấm lòng bao dung, độ lượng,... của Thạch Sanh.
B. Nói lên sức mạnh vô địch của Thạch Sanh và sự kì diệu của yếu tố thần kì.
C. Nói lên tình cảm nhân đạo, sự độ lượng của Thạch Sanh đối với mọi người và
đối với quân 18 nước chư hầu.
D. Nói lên ước mơ và niềm tin của nhân dân về lẽ công bằng.
Câu 6. Trong truyện Cây khế, khi người em ra ở riêng, người anh chia tài
sản cho em là:
A. Một cây rìu và một mảnh vườn nhỏ.
B. Ngôi nhà lụp xụp và một cây khế chua.
C. Một gian nhà lụp xụp, ở trước có một cây khế ngọt.
D. Một ít ruộng để trồng lúa và cây khế ngọt.
23
Câu 7. Trong truyện Cây khế, nhân vật nào đã nói câu sau: “Ăn một quả, trả
một cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng” ?
A. Chim thần.
B. Ông Bụt.
C. Bà tiên.
D. Chim thần và ông Bụt.
Câu 8. Phương án nào không đúng khi nói về ý nghóa của truyện Cây khế.
A. Thể hiện ước mơ của nhân dân về sự công bằng trong cuộc sống.
B. Cần phải luôn chăm chỉ, cần mẫn lao động thì mới có được thành quả tốt.
C. Những kẻ tham lam, ích kỉ sẽ phải chịu hậu quả do mình gây ra.
D. Ca ngợi những người anh hùng, dũng cảm, hi sinh vì người khác.
Câu 9. Truyện Vua chích choè viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.
Câu 10. Công chúa trong truyện Vua chích choè là người có tính cách như
thế nào?
A. Dịu dàng, tốt bụng.
B. Hiền lành, nhân hậu, khiêm tốn.
C. Kiêu ngạo và ngông cuồng.
D. Sôi nổi, vui vẻ.
Câu 11. Trong truyện Vua chích chòe, công chúa đã chế nhạo những người
đến cầu hôn như thế nào?
A. Nhợt nhạt như chết đuối; vua chích choè; xung đồng đỏ,...
B. Nhợt nhạt như chết đuối; vua chích choè; xanh như tàu lá chuối.
C. Hươu cao cổ; vua chích choè; xung đồng đỏ.
D. Nấm lùn; vua chích choè; xung đồng đỏ.
Câu 12. Trong truyện Vua chích choè, nhà vua quyết định gả công chúa cho
người hát rong nhằm mục đích gì?
A. Trừng phạt công chúa vì thói kiêu ngạo và ngông cuồng.
B. Trừng phạt công chúa vì không nghe lời vua cha.
C. Để công chúa hiểu được cuộc sống của những người nghèo khổ.
D. Để công chúa thay đổi tính cách, trở thành người vợ hiền thục.
Câu 13. Trong truyện Vua chích choè, công chúa đã không phải làm việc gì?
A. Đan sọt, dệt vải.
C. Đan áo len cho chồng.
B. Buôn bán nồi và bát đóa.
D. Làm phụ bếp.
Câu 14. Truyện Vua chích choè phê phán thói xấu nào?
A. Tham lam, ích kỷ.
B. Kiêu căng, ngạo mạn, ngông cuồng.
C. Dựa dẫm, ỷ lại.
D. Kiêu căng, đố kỵ.
Câu 15. Trong truyện Vua chích choè, vì sao cuối cùng công chúa lại được
Vua chích choè chấp nhận lấy làm hoàng hậu?
A. Vì vua chích choè rất yêu công chúa.
B. Vì công chúa rất xinh đẹp, hiền hậu.
C. Vì công chúa đã biết sửa lỗi, biết ân hận trước những việc làm sai trái của mình.
D. Vì công chúa vừa thông minh, vừa xinh đẹp.
24
Câu 16. Nghóa của từ là:
A. Nghóa sự vật mà từ biểu thị.
B. Sự vật, tính chất mà từ biểu thị.
C. Sự vật, tính chất, hoạt động mà từ biểu thị.
D. Nội dung, tính chất, chức năng, khái niệm, quan hệ... mà từ biểu thị.
Câu 17. Nối mỗi ý cột A với ý ở cột B sao cho tên của truyện phù hợp với
đặc sắc nghệ thuật của truyện:
Tên truyện
Đặc sắc nghệ thuật
a. Truyện được xây dựng bằng trí tưởng tượng hồn nhiên
với những yếu tố hoang đường kì lạ, có sức hấp dẫn để
giải thích hiện tượng tự nhiên.
1. Thánh Gióng
2. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh b. Sắp xếp các tình tiết tự nhiên, khéo léo; sử dụng những
chi tiết thần kì; kết thúc có hậu.
3. Thạch Sanh
c. Chi tiết tưởng tượng kì ảo, khéo kết hợp huyền thoại và
thực tế (cốt lõi sự thực lịch sử với những yếu tố hoang đường).
4. Cây khế
d. Truyện cổ tích có nhiều tình tiết hấp dẫn, cuốn hút, lời
kể hấp dẫn, khéo léo, sử dụng biện pháp điệp cấu trúc.
5. Vua chích choè
Đáp án
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
Đáp
án
A
C
B
D
A
C
A
D
A
C
A
A
C
B
C
D
Câu 17. Nối như sau: 1 - c; 2 - a; 3 - b; 5 - d.
Đề số 12
Đọc đoạn trích từ truyện Sọ Dừa và thực hiện các yêu cầu:
Cuối mùa ở, Sọ Dừa về, bảo mẹ đến hỏi con phú ông làm vợ. Bà mẹ hết sức sửng
sốt, nhưng thấy con năn nỉ, cũng chiều lòng, đành kiếm buồng cau đến gặp phú ông.
Phú ông cười mỉa:
– Ừ được! Muốn hỏi con gái tôi, hãy về sắm đủ mười mâm lụa đào, mười con lợn
béo, mười vò rượu tăm và một chónh vàng cốm, đem sang đây làm lễ vấn danh.
Tưởng thách thế cho mẹ con Sọ Dừa bẽ mặt, không ngờ sáng hôm sau, Sọ Dừa
mang lễ sang đầy đủ. Phú ông lúng túng, nhưng thấy của hoa mắt, mới gọi ba cô
con gái lên hỏi xem ý con ra sao. Hai cô chị bóu môi, nguýt Sọ Dừa một cái rõ dài, rồi
đi vào. Cô em út e lệ, cúi mặt xuống, tỏ ý bằng lòng. Thế là thành đôi lứa.
Từ hôm cưới, Sọ Dừa không còn là Sọ Dừa nữa mà hiện thành một chàng trai lịch sự.
Vợ chồng ăn ở với nhau rất đầm ấm. Không những thế, Sọ Dừa tỏ ra thông minh khaùc
25
thường, ngày đêm miệt mài đèn sách, chờ khoa thi. Năm ấy, Sọ Dừa đỗ Trạng nguyên.
(Theo Bùi Mạnh Hùng, Ngữ văn 6, Tập hai, bộ Kết nối tri thức và cuộc sống
Nxb Giáo dục Việt Nam, 202, tr. 50)
Caâu 1. Đoạn trích kể về những nhân vật nào? Theo em, ai là nhân vật chính?
Câu 2. Khi Sọ Dừa mang đầy đủ lễ vật đến làm lễ vấn danh, phú ông hỏi ý ba cô con
gái. Theo em, tại sao chỉ có cô út tỏ ý bằng lòng?
Câu 3. Yếu tố thần kì xuất hiện trong truyện cổ tích thường là nhân vật thần kì; sự
biến hoá thần kì; sự vật, con vật thần kì. Theo em, nhân vật Sọ Dừa thuộc yếu tố
thần kì nào nói trên? Câu văn nào trong đoạn trích thể hiện rõ điều đó?
Câu 4. Phân loại các từ sau thành hai nhóm: sửng sốt, năn nỉ, đầy đủ, lúng túng, ăn
ở, đầm ấm, miệt mài.
– Từ ghép:....................................................................
– Từ láy:.......................................................................
Hướng dẫn làm bài
Câu 1. Đoạn trích kể về những nhân vật: Sọ Dừa, mẹ Sọ Dừa, phú ông, ba cô con gái
phú ông. Sọ Dừa là nhân vật chính.
Câu 2. Khi Sọ Dừa mang đầy đủ lễ vật đến làm lễ vấn danh, phú ông hỏi ý ba cô con
gái nhưng chỉ có cô út tỏ ý bằng lòng là bởi:
– Hai cô chị vốn thường hắt hủi Sọ Dừa, tức là từ trước đã luôn coi thường, không
thèm để mắt tới một người chăn bò dị hình dị dạng.
– Ngược lại, cô út không chỉ hiền lành, tính hay thương người luôn đối đãi với Sọ
Dừa rất tử tế mà còn từng có dịp tận mắt chứng kiến Sọ Dừa kì thực là một chàng
trai mặt mũi khôi ngô. Cô út hiểu Sọ Dừa không phải là người phàm trần và cô đã
đem lòng yêu Sọ Dừa từ đó.
– Rõ ràng, tác giả dân gian đã khéo xếp đặt câu chuyện với những chi tiết có chủ ý
để đến lúc Sọ Dừa mang lễ vật tới thì chỉ có cô út tỏ ý bằng lòng.
Câu 3. Nhân vật Sọ Dừa thuộc yếu tố: sự biến hoá thần kì. Câu văn: “Từ hôm cưới,
Sọ Dừa không còn là Sọ Dừa nữa mà hiện thành một chàng trai lịch sự.” thể hiện rõ
sự biến hoá thần kì đó của nhân vật này.
Câu 4. Phân loại các từ sau thành hai nhóm:
– Từ ghép: đầy đủ, ăn ở.
– Từ láy: sửng sốt, năn nỉ, lúng túng, đầm ấm, miệt mài.
Đề số 13
Đọc các câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh vào chữ trước phương án đúng:
Câu 1. Truyền thuyết là loại truyện kể dân gian:
A. Có nhiều yếu tố hoang đường, kì ảo.
B. Kể về các nhân vật lịch sử.
26