Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

BÙI THỊ MAI HƯƠNG NGHIÊN cứu THÀNH PHẦN hóa học và ĐÁNH GIÁ tác DỤNG KHÁNG VI SINH vật của củ HÀNH tăm KHÓA LUẬN tốt NGHIỆP dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 63 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

BÙI THỊ MAI HƯƠNG
Mã sinh viên: 1701238

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA
HỌC VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG
KHÁNG VI SINH VẬT CỦA
CỦ HÀNH TĂM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
PGS. TS. Nguyễn Thái An
Nơi thực hiện:
1. Bộ mơn Dược liệu
2. Viện Hóa sinh biển - Viện
Hàn lâm Khoa học và Công
nghệ Việt Nam

HÀ NỘI – 2022


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành khóa luận em đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ nhiều
thầy cơ, bạn bè và gia đình. Với tình cảm chân thành, em xin phép được gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới tất cả các Thầy Cô, anh chị, các bạn, các phịng ban và bộ mơn của Nhà
trường đã tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề
tài.
Trước hết, với lịng kính trọng và biết ơn, cho phép em gửi lời cảm ơn tới PGS.
TS. Nguyễn Thái An đã chỉ bảo, định hướng, giải đáp những thắc mắc, cũng như ln


dìu dắt em trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn DS. Nguyễn Thanh Tùng – Bộ môn Dược liệu, Ths.
Đỗ Ngọc Quang – Bộ môn Vi sinh & Sinh học, Ths. Đỗ Hoàng Anh – Viện Hóa sinh
biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Cơng nghệ Việt Nam, các anh chị Phịng Cơng nghệ
sinh học – Viện Hóa sinh biển (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đã
giúp đỡ, hỗ trợ em trong q trình hồn thành khóa luận.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tồn thể thầy cơ trường Đại học Dược Hà
Nội nói chung, các thầy cơ và anh chị kỹ thuật viên thuộc bộ môn Dược liệu nói riêng
đã ln tạo điều kiện tốt nhất giúp em trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ln tin tưởng, là nguồn động
viên to lớn cũng như là chỗ dựa tinh thần cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên
cứu tại trường.

Hà Nội, ngày 01 tháng 06 năm 2022
Sinh viên
Bùi Thị Mai Hương


MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................... 2
1.1.

Tên khoa học và vị trí, phân loại của Hành tăm ................................................ 2

1.2.


Đặc điểm thực vật .............................................................................................. 2

1.2.1.

Đặc điểm hình thái ...................................................................................... 2

1.2.2.

Đặc điểm sinh thái ....................................................................................... 3

1.2.3.

Đặc điểm phân bố ........................................................................................ 3

1.3.

Thành phần hóa học ........................................................................................... 3

1.3.1.

Flavonoid ..................................................................................................... 4

1.3.2.

Anthocyanin ................................................................................................ 5

1.3.3.

Tinh dầu....................................................................................................... 5


1.3.4.

Hợp chất phenolic ....................................................................................... 6

1.3.5.

Steroid ......................................................................................................... 6

1.4.

Tác dụng sinh học .............................................................................................. 8

1.4.1.

Tác dụng kháng khuẩn ................................................................................ 8

1.4.2.

Tác dụng chống oxy hóa ............................................................................. 9

1.4.3.

Tác dụng kháng nấm ................................................................................. 10

1.4.4.

Tác dụng chống giun sán........................................................................... 10

1.4.5.


Tác dụng chống viêm ................................................................................ 10

1.4.6.

Tác dụng hạ huyết áp ................................................................................ 11

1.4.7.

Tác dụng chống ung thư ............................................................................ 11

1.5.

Công dụng ........................................................................................................ 12

1.6.

Một số bài thuốc từ Hành tăm.......................................................................... 12

1.7. Một số phương pháp đánh giá tác dụng kháng vi sinh vật…………………... 13
CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................... 14
2.1.

Nguyên vật liệu, thiết bị ................................................................................... 14

2.1.1.

Nguyên liệu ............................................................................................... 14

2.1.2.


Phương tiện nghiên cứu ............................................................................ 14

2.2.

Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 15


2.2.1. Thu mẫu Hành tăm và xác định hàm lượng tinh dầu trong mẫu nghiên
cứu…… .................................................................................................................. 15
2.2.2.

Phân tích thành phần hóa học Hành tăm ................................................... 16

2.2.3.

Phân tích thành phần tinh dầu Hành tăm .................................................. 16

2.2.4.

Đánh giá tác dụng kháng vi sinh vật của tinh dầu Hành tăm .................... 16

2.3.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 16

2.3.1.

Thu mẫu nghiên cứu .................................................................................. 16

2.3.2.


Xác định hàm lượng nước trong dược liệu ............................................... 16

2.3.3.

Xác định hàm lượng tinh dầu .................................................................... 16

2.3.4.

Định tính sơ bộ các nhóm chất thường có trong dược liệu ....................... 17

2.3.5.

Định tính Hành tăm bằng sắc ký lớp mỏng............................................... 17

2.3.6.

Phân tích thành phần tinh dầu bằng sắc ký lớp mỏng ............................... 18

2.3.7. Phân tích thành phần tinh dầu bằng sắc ký khí kết hợp khối phổ
(GC/MS).. ............................................................................................................... 18
2.3.8.

Đánh giá tác dụng kháng vi sinh vật của tinh dầu Hành tăm. ................... 19

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................. 21
3.1.

Kết quả quan sát đặc điểm hình thái mẫu nghiên cứu ..................................... 21


3.2.

Hàm lượng tinh dầu ......................................................................................... 21

3.2.1.

Tiến hành ................................................................................................... 21

3.2.2.

Kết quả ...................................................................................................... 21

3.3.

Định tính các nhóm chất thường gặp trong Hành tăm ..................................... 22

3.4.

Định tính dịch chiết thân (củ) Hành tăm bằng sắc ký lớp mỏng ..................... 23

3.4.1.

Tiến hành định tính ................................................................................... 23

3.4.2.

Kết quả định tính bằng sắc ký lớp mỏng................................................... 24

3.5.


Kết quả phân tích tinh dầu bằng sắc ký lớp mỏng ........................................... 27

3.6.

Phân tích thành phần tinh dầu bằng sắc ký kết hợp khối phổ (GC/MS).......... 29

3.7.

Đánh giá tác dụng kháng vi sinh vật của tinh dầu Hành tăm .......................... 31

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................... 33
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 38
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GC/MS

Gas chromatography – Mass spectrometry (Sắc ký khí kết hợp khối
phổ)

LB

Lysogeny broth

MIC

Minimum inhibitory concentration (Nồng độ ức chế tối thiểu)


Rf

Retention factor (Hệ số lưu giữ)

RI

Retention index (Chỉ số lưu giữ)

RT

Retention time (Thời gian lưu)

SKLM

Sắc ký lớp mỏng

SKĐ

Sắc ký đồ

TLC

Thin layer chromatography (Sắc ký lớp mỏng)

TT

Thuốc thử


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1. Hàm lượng tinh dầu trong mẫu nghiên cứu……………………………...... 21
Bảng 3.2. Kết quả định tính các nhóm chất thường gặp trong Hành tăm……………. 22
Bảng 3.3. Kết quả định tính các thành phần tinh dầu Hành tăm bằng SKLM sau khi
hiện màu bằng vanilin/H2SO4, quan sát ở ánh sáng thường…………………………. 28
Bảng 3.4. Kết quả phân tích thành phần tinh dầu Hành tăm………………………… 29
Bảng 3.5. Giá trị MIC (µg/ml) của tinh dầu Hành tăm trên các chủng vi sinh vật kiểm
định...………………………………………………………………………………… 32


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Ảnh chụp phần thân (củ) Hành tăm (Allium schoenoprasum L.).…………. 21
Hình 3.2. Sắc ký đồ của các cắn chiết Hành tăm……………………….……………. 24
Hình 3.3. Sắc ký đồ cắn tồn phần Hành tăm (H0)…………………………………... 25
Hình 3.4. Sắc ký đồ cắn cloroform của dịch chiết toàn phần Hành tăm (H1).............. 26
Hình 3.5. Sắc ký đồ cắn cloroform của dịch nước Hành tăm (H2)…………………... 27
Hình 3.6. Sắc ký đồ của tinh dầu Hành tăm ở ánh sáng thường sau khi hiện màu bằng
vanilin/H2SO4………………………………………………………………………… 28
Hình 3.7. Sắc ký đồ của mẫu tinh dầu Hành tăm…………………………………….. 28
Hình 3.8. Sắc ký đồ tinh dầu Hành tăm………………………………………………. 31


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay, khoa học và công nghệ ngày càng phát triển, bên cạnh thuốc hóa dược,
các cây thuốc, vị thuốc dân gian hiện vẫn đang được nghiên cứu và sử dụng rộng rãi để
phòng và chữa bệnh. Nhiều bệnh truyền nhiễm đã được chữa khỏi bằng các thuốc có
nguồn gốc thảo dược, đặc biệt với sự trợ giúp của khoa học công nghệ đã giúp xác định
và chiết xuất các hợp chất dùng trong phòng và điều trị bệnh.
Chi Hành Allium L. là một chi lớn, phân bố rộng rãi ở Bắc bán cầu. Việt Nam với
đặc điểm là một nước nhiệt đới gió mùa, được thiên nhiên ưu đãi, dành tặng một kho
tàng thực vật phong phú, trong đó rất đa dạng các lồi thuộc chi Allium L.. Các loài

thuộc chi Allium L. từ lâu đã được sử dụng phổ biến để làm gia vị, rau ăn. Các lồi thuộc
chi Allium L. cịn giàu chất dinh dưỡng, có khả năng điều trị và phịng ngừa một số bệnh
như rối loạn tiêu hóa, ung thư, béo phì, tim mạch, tăng cholesterol máu. Ngoài ra, tinh
dầu các loài thuộc chi Allium L. được cho là có khả năng kháng khuẩn, chống oxy hóa,
do thành phần rất giàu các hợp chất chứa lưu huỳnh, các hợp chất polyphenol.
Hành tăm là cây trồng quen thuộc, phổ biến ở khu vực miền Trung như Nghệ An,
Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Ngãi… Cũng giống như các loài thuộc chi Allium L. khác,
ngoài việc được biết đến như là loại gia vị thơm ngon trong các món ăn, Hành tăm cịn
là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong y học cổ truyền và các bài thuốc dân gian.
Một trong những bài thuốc từ củ Hành tăm được người dân hay sử dụng là dùng
để kích thích tiêu hóa và chữa ngộ độc thực phẩm. Tác dụng này có thể liên quan tới
hoạt tính kháng vi sinh vật của Hành tăm, tuy nhiên số lượng nghiên cứu về khả năng
kháng vi sinh vật của loài cây này, đặc biệt là về củ và tinh dầu Hành tăm vẫn còn khá
hạn chế, nhất là tại Việt Nam.
Với khả năng kháng khuẩn tiềm năng, Hành tăm cũng như tinh dầu của nó cần
được nghiên cứu và phát triển nhiều hơn trong tương lai. Để góp phần làm phong phú
thêm khả năng ứng dụng của Hành tăm cũng như nâng cao giá trị tiềm năng của củ Hành
tăm, tinh dầu Hành tăm Allium schoenoprasum L., đề tài: “Nghiên cứu thành phần hóa
học và đánh giá tác dụng kháng vi sinh vật của củ Hành tăm” được thực hiện với
các mục tiêu sau:
- Nghiên cứu thành phần hóa học củ Hành tăm.
-

Nghiên cứu thành phần tinh dầu Hành tăm.

-

Lựa chọn tinh dầu Hành tăm để đánh giá tác dụng kháng vi sinh vật.

1



CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.

Tên khoa học và vị trí, phân loại của Hành tăm
Tên thường gặp: Hành trắng, Hành tăm, Ném, Nén,... (Việt Nam), Chive (Anh -

Mỹ)... Tên khoa học: Allium schoenoprasum L. [6].
Theo tài liệu [2], [5], Hành tăm Allium schoenoprasum L. thuộc họ Hành
(Alliaceae) và được phân loại [43] như sau:
Giới thực vật - Plantae
Ngành Ngọc Lan - Magnoliophyta
Lớp Hành - Liliopsida
Bộ Măng Tây - Asparagales
Họ Hành - Alliaceae
Chi Hành - Allium L.
Loài - Allium schoenoprasum L.
Tuy nhiên, theo phân loại của APG III, các loài thuộc chi Allium L. thuộc họ
Alliaceae nay được xếp vào họ Amaryllidaceae và phân họ Allioideae [43], [46]. Do đó,
Hành tăm có phân loại như sau:
Giới thực vật - Plantae
Ngành Ngọc Lan - Magnoliophyta
Lớp Hành - Liliopsida
Bộ Măng Tây - Asparagales
Họ Thủy Tiên - Amaryllidaceae
Phân họ - Allioideae
Chi Hành - Allium L.
Loài - Allium schoenoprasum L.
1.2.


Đặc điểm thực vật

1.2.1. Đặc điểm hình thái
Hành tăm là cây thảo nhỏ, sống lâu năm [5], mọc thành chùm, rất giống Hành
hương (A. fistulosum L.), thường cao 10 - 15 cm tới 20 - 30 cm, có thể cao đến 60 cm
và thành bụi cỡ 30 cm [6].
Thân (củ) Hành tăm màu trắng, lớn cỡ đầu ngón tay út hay hạt ngơ, hình nón, thn
dài, đường kính khoảng 2 cm, bao bọc bởi những vẩy dai (bẹ trắng, khá chắc, các bẹ bên
ngồi đơi khi có màu xám) [2], [22]. Các củ mọc rất gần nhau thành từng chùm hoặc
chùm dày đặc [22].
Lá nhiều, màu xanh lục đậm, mỏng khoảng 2 - 3 mm [6]. Lá và cuống hoa đều
hình trụ rỗng, nhỏ như một cây tăm (do đó được gọi là Hành tăm) [2], [6].
Cụm hoa tán, gần như hình đầu, trên 1 cuống hoa chung, dài 10 - 40 cm, đường
kính 2 - 4 mm. Lá bắc tổng mỏng, màu đỏ tím, dài gần bằng cụm hoa. Mỗi cụm hoa
2


thường gồm 10 - 40 bơng. Hoa nhỏ, màu tím, đều, cuống hoa dài không bằng nhau. Bao
hoa 6 mảnh, hình mũi giáo, dài khoảng 1 cm, rộng 0,3 - 0,4 cm, xếp 2 vòng [3].
Quả Hành tăm dạng nang nhỏ, hình tam giác, chín vào mùa hè. Quả có chiều dài
bằng một nửa hoa và được giấu hoàn toàn bên trong các cánh hoa. Bên trong quả có
chứa hạt, khi chín có màu đen, tương tự như hạt hành tây [22].
Lá Hành tăm nếu được cắt đều đặn sẽ tiếp tục phát triển và cọng của cây vẫn mềm
mại (mỗi đợt nên cắt ngắn còn chừng 10 cm, mùa hè có thể cắt tỉa từ 2 - 3 đợt). Những
cây không cắt lá, cọng trở thành cứng và khi cây bắt đầu trổ hoa, lá Hành giảm bớt mùi
hương [6], [7].
1.2.2. Đặc điểm sinh thái
Hành tăm thích hợp với nhiệt độ từ 15oC đến 21oC, nhiều ánh sáng, đất thơng
thống, khơng ứ nước, có tính acid nhẹ. Cây ra hoa vào các tháng 4 - 5. Hành tăm thường

được trồng vào tháng 5 đến tháng 10 âm lịch, bắt đầu xuống giống từ khu vực Quảng
Ngãi kéo dài đến khu vực Nghệ An, Thanh Hóa [7]. Người ta thường trồng Hành tăm
bằng cách gieo hạt hoặc dùng củ con làm cây giống, cây trồng sau 2 - 2,5 tháng cho thu
hoạch [5]. Thời gian nảy mầm từ 10 - 14 ngày [6].
Hành tăm có thể trồng trên nhiều loại đất và vùng đất khác nhau, từ dưới ruộng
lúa, trên đồng đến trên đồi, trên cát, trên đất rừng [7], thích hợp nhất là đất cát pha thịt
có hàm lượng khá cao các chất hữu cơ, pH 6 - 6,5 [46].
1.2.3. Đặc điểm phân bố
Hành tăm có nguồn gốc tại Bắc Á, Bắc Âu và Bắc Mỹ, đã được trồng và sử dụng
từ hơn 5000 năm [6]. Cây gần như mọc hoang ở vùng Địa Trung Hải, được mang vào
nước ta để trồng làm rau ăn và lấy củ làm thuốc [2].
Hành tăm ở Việt Nam gồm nhiều giống, thích hợp trồng ở từng vùng, từ vùng núi
cao đến đồng bằng từ Bắc vào Nam [5], phổ biến nhất là trên vùng đất cát từ Thanh Hóa
đến Quảng Ngãi [10].
1.3.

Thành phần hóa học
Theo [30], các kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học của Hành tăm cho thấy,

trong Hành tăm có các hợp chất phenolic, flavonoid, anthocyanin, steroid, hợp chất chứa
lưu huỳnh và tinh dầu.
Từ cao dịch chiết lá Hành tăm A. schoenoprasum L., các nhà khoa học đã xác định
được một số hợp chất trong lá như bis-(2-sulfhydryethyl)-disulfid, 2,4,5-trithiahexan,
tris-(methyl thio)-methan (Buitrago và cộng sự, năm 2011 [16]), quercetin, kaempferol,
myricetin, catechin, rutin, acid chlorogenic, acid p-coumaric, acid ferulic, acid caffeic
(Beretta và cộng sự, năm 2017 [14]), sitosterol, stigmasterol, campesterol, cholesterol,
acid béo tự do, monoacylglycerin, diacylglycerin, triacylglycerin, acid linoleic, acid
3



palmitic, spirostanol (deltonin, saponin A), furostanol (deltosid, protodioscin)
(Shirshova và cộng sự, năm 2011 [39]).
Lá Hành tăm cũng chứa các khoáng chất như canxi, phospho, sắt, kali. Bên cạnh
đó, lá Hành tăm cịn có nhiều loại vitamin như vitamin A, thiamin (vitamin B1),
riboflavin (vitamin B2), niacin, vitamin C [18].
Ngoài ra, theo thông tin dinh dưỡng từ USDA National Nutrient, trong Hành tăm
tươi cịn có các acid amin gồm: tryptophan, threonin, isoleucin, leucin, lysin, methionin,
phenylalanin, tyrosin, valin, acid aspartic, arginin, histidin, glycin, prolin và serin [46].
Năm 2010, Lăng Thị Vân Anh đã khảo sát sơ bộ các nhóm chất trong củ Hành tăm
bằng phản ứng hóa học và SKLM, kết quả cho thấy củ Hành tăm có chứa flavonoid,
acid amin, tinh dầu, acid hữu cơ, đường khử và caroten [1].
Năm 2018, Hoàng Thị Phương Nga sau khi khảo sát bằng SKLM đã lựa chọn phân
đoạn ethylacetat từ dịch chiết methanol củ Hành tăm để tiếp tục phân lập các hợp chất
phenolic bằng sắc ký cột. Sau khi phân lập, các hợp chất được kiểm tra độ tinh khiết
bằng SKLM và phân tích dữ liệu phổ cộng hưởng từ hạt nhân, xác định được 2 trong 4
chất phân lập được là kaempferol và quercetin [8].
1.3.1. Flavonoid
Các cây thuộc họ Amaryllidaceae thường chứa nhiều loại flavonoid khác nhau như
flavonol (quercetin, isoquercetin, rutin…), flavanon (naringenin) và flavon (luteolin)
[46].
Mỗi bộ phận khác nhau của Hành tăm như lá, hoa, củ chứa một lượng đáng kể
flavonoid [42], [46]. Năm 2012, Vlase L. và cộng sự đã xác định được các flavonoid từ
cao chiết EtOH của lá và hoa Hành tăm bao gồm: quercetol, kaempferol và isoquercitrin
[47]. Năm 2013, García và cộng sự xác định được sự có mặt của rutin trong dịch chiết
từ hoa Hành tăm bằng HPLC [31]. Năm 2001, Justesen và cộng sự bằng cách chiết Hành
tăm với MeOH và phân tích bằng HPLC, đã xác định được các flavonol trong Hành tăm
gồm: quercetin, kaempferol và isorhamnetin [24]. Năm 2018, Nguyen Thai An và cộng
sự, qua phân lập dịch chiết củ Hành tăm, xác định được các flavonoid gồm kaempferol,
quercetin và kaempferol-3-O-β-D-glucopyranosid [12]. Như vậy, theo các nghiên cứu
trên, trong Hành tăm có chứa các flavonoid, trong đó chủ yếu là các flavonol [46].


4


1.3.2. Anthocyanin
Năm 2000, Fossen và cộng sự đã xác định được 8 anthocyanin trong cao chiết
MeOH của hoa Hành tăm. Bốn trong số này là các phức hợp anthocyanin – flavonol
gồm (cyanidin 3-O-β-glucosid)(kaempferol 3-O-(2-O-β-glucosyl-β-glucosid)-7-O-βglucosiduronic acid) malonat (1), (cyanidin 3-O-(3-O-acetyl-β-glucosid)(kaempferol 3O-(2-O-β-glucosyl-β-glucosid)-7-O-β-glucosiduronic acid) malonat (2), (cyanidin 3-Oβ-glucosid)(kaempferol 3-O-(2-O-β-glucosyl-β-glucosid)-7-O-(methyl-O-β-glucosiduronat)) malonat (3) và (cyanidin 3-O-(3-O-acetyl-β-glucosid)(kaempferol 3-O-(2-O-βglucosyl-β-glucosid)-7-O-(methyl-O-β-glucosiduronat)) malonat (4). Trong đó, sắc tố 3
và 4 được hình thành trong quá trình phân lập [19].
Bốn anthocyanin khác được xác định bao gồm 3-acetylglucosid, 3-glucosid, 3-(6malonylglucosid) và 3-(3,6-dimalonylglucosid) cyanidin. Trong đó 3 chất cuối đã được
xác định là anthocyanin chính của cuống hoa [19].
Các phức hợp anthocyanin – flavonoid cho thấy sự liên kết trong phân tử giữa các
đơn vị anthocyanin (cyanidin) và flavonoid (kaempferol), tạo nên màu sắc tím nhạt cho
hoa Hành tăm [19], [46].

1.3.3. Tinh dầu
5


Các loài thuộc chi Allium L. được ghi nhận rõ sự hiện diện của các hợp chất lưu
huỳnh chứa trong tinh dầu của chúng. Năm 2014, Mnayer và cộng sự bằng phương pháp
cất kéo hơi nước và xác định bằng GC/MS nhận thấy, tinh dầu củ Hành tăm chứa một
lượng đáng kể các hợp chất lưu huỳnh bao gồm: 1-propenyl propyl disulfid, allyl methyl
trisulfid, allyl propyl disulfid, allyl propyl trisulfid, di-1-propenyl trisulfid, diallyl sulfid,
dimethyl disulfid, dimethyl tetrasulfid, dimethyl trisulfid, dipropyl disulfid, dipropyl
tetrasulfid, dipropyl trisulfid, methyl 1-propenyl disulfid, methyl 1-propenyl trisulfid,
methyl 1-(methyl thio) ethyl disulfid, methyl 1-(methyl thio propyl) disulfid, methyl
propyl disulfid, methyl propyl trisulfid và propyl 1-(propyl thio) ethyl trisulfid. Cùng
với đó, tinh dầu Hành tăm cịn chứa các hydrocarbon (α-copaen và nonan), các
sesquiterpen (α-farnesen, borneol, caryophyllen, E-β-farnesen, selinen và sesquiphellandren), các acid béo (ethyl linoleat, ethyl linolenat, ethyl palmitat, methyl linolenat,

methyl palmitat và acid palmitic) [32], [46].
1.3.4. Hợp chất phenolic
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Hoa Kỳ [49] và Pháp [32], trong Hành
tăm, các hợp chất phenolic có hàm lượng khoảng 0,74 – 6,76 mg/g [46]. Năm 2011, khi
so sánh về tổng hàm lượng phenolic giữa các bộ phận khác nhau (rễ, thân và lá) của
Hành tăm, Stajner và cộng sự thấy rễ là nguồn giàu hợp chất phenolic nhất [42]. Theo
[47], các hợp chất phenolic có trong cao chiết ethanol của lá và hoa Hành tăm bao gồm
acid p-coumaric, acid ferulic, acid sinapic và acid gallic.
Trong hoa Hành tăm khơ, các phenolic được tìm thấy bao gồm: acid gallic, acid
coumaric, acid ferulic và rutin [27].

acid p-coumaric

R1
H

R2
H

acid gallic

acid ferulic

OCH3

H

acid sipanic

OCH3


OCH3

1.3.5. Steroid
Năm 2012, Timité và cộng sự đã xác định 4 loại spirostan glycosid mới bên cạnh
4 steroid saponin đã biết trong cao chiết toàn cây của Hành tăm [44], bao gồm:
- Laxogenin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1-2)-β-D-glucopyranosid (5)

6


-

Laxogenin-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1-2)-[β-D-glucopyranosyl-(1-4)]-β-Dglucopyranosid (6)

-

Diosgenin 3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1-2)-O-β-D-glucopyranosid (7)

-

Diosgenin-3-O-β-D-glucopyranosyl-(1-4)-[α-L-rhamnopyranosyl-(1-2)]-β-Dglucopyranosid (8)

-

(25R)-furost-5-en-3β,22α,26-triol-26-O-β-D-glucopyranosyl-3-O-α-Lrhamnopyranosyl-(1-2)-[β-D-glucopyranosyl-(1-4)]-β-D-glucopyranosid
(deltosid) (9)

-


(20S,25S)-spirost-5-en-3β,12β,21-triol-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1-2)-β-Dglucopyranosid (10)

-

(20S,25S)-spirost-5-en-3β,11α,21-triol-3-O-α-L-rhamnopyranosyl-(1-2)-β-Dglucopyranosid (11)

-

(25R)-5α-spirostan-3β,11α-diol-3-O-β-D-glucopyranosyl-(1-3)-[β-Dglucopyranosyl-(1-4)]-β-D-galactopyranosid (12)

5

R
H

6

Glcl

7
8

R
H
Glcl

9

10
11

7

R1
H
OH

R2
OH
H


12
Cùng với các spirostan steroid, các hợp chất bao gồm sitosterol, stigmasterol và
campesterol cũng được xác định có mặt trong Hành tăm [47].
1.4.

Tác dụng sinh học

1.4.1. Tác dụng kháng khuẩn
Tinh dầu và một số hợp chất chiết từ Hành tăm đã được ghi nhận là có hoạt tính
kháng khuẩn đáng kể, ức chế vi khuẩn Gram âm và Gram dương [32].
Năm 2017, Ghasemian và cộng sự tiến hành nghiên cứu khả năng kháng khuẩn
của cắn chiết nước và cồn từ Hành tăm trên các chủng vi khuẩn gồm: Escherichia coli,
Staphylococcus aureus, Bacillus cereus và Vibrio cholerae. Cắn chiết nước Hành tăm
thu được bằng cách chiết bột Hành với nước cất, sau đó lọc qua màng lọc vơ khuẩn, thu
dịch chiết. Để thu được cắn chiết cồn, bột Hành tăm được chiết 2 lần với dung môi, lần
1 với MeOH 80%, lần 2 với hỗn hợp 40% MeOH, 40% EtOH và 20% nước. Cả 2 dịch
chiết được gộp lại và cô chân khơng ở 40oC được cắn chiết, sau đó pha loãng thành các
nồng độ khác nhau để thử tác dụng kháng khuẩn. Kết quả cho thấy, cắn chiết từ Hành
tăm có tác dụng ức chế đáng kể lên sự phát triển của 4 loại vi khuẩn. Trong đó, cắn chiết

cồn cho thấy khả năng ức chế cao hơn cắn chiết nước [21].
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Lê Thị Hương Hà về tác dụng của cao dịch chiết từ
củ Hành tăm trên các chủng vi sinh vật kiểm định khác nhau cho kết quả: cao n-hexan
thu được bằng phương pháp chiết Soxhlet cho khả năng kháng khuẩn tốt nhất, cao EtOH
cho khả năng chống oxy hóa tốt nhất [4].
Năm 2010, Lăng Thị Vân Anh đã thử tác dụng kháng khuẩn của cắn chiết toàn
phần bằng MeOH của củ Hành tăm bằng phương pháp khuếch tán đĩa thạch trên 4 chủng
vi khuẩn Gram (+) là Bacillus pumilus, Bacillus cereus, Bacillus subtilis,
Staphylococcus aureus và 2 chủng vi khuẩn Gram (-) là Salmonella typhi và Shigella
flexneri. Kết quả cho thấy đường kính vịng vô khuẩn tương ứng với các chủng vi khuẩn
Gram (+) trên là 16,19 mm, 20,19 mm, 18,14 mm và 19,13 mm so với mẫu chứng là
benzathin penicillin cho đường kính vịng vơ khuẩn là 16,00 mm. Đối với 2 chủng vi
khuẩn Gram (-), đường kính vịng vơ khuẩn tương ứng là 18,14 mm và 16,16 mm, so
8


với mẫu chứng là gentamicin cho đường kính vịng vơ khuẩn là 17,00 mm và 19,18 mm
[1].
Tương tự, thí nghiệm của Dewi R.S. và cộng sự cũng cho thấy tác dụng ức chế của
cao chiết Hành tăm trên 3 chủng vi khuẩn gây bệnh gồm Escherichia coli,
Staphylococcus aureus và Shigella dysenteriae. Tuy nhiên, cao chiết Hành tăm khơng
có khả năng ức chế sự phát triển của Lactobacillus acidophilus (một lợi khuẩn
probiotic). Dựa trên kết quả của nghiên cứu, cho thấy cao chiết Hành tăm là một môi
trường tốt để phát triển vi khuẩn L. acidophilus, do đó, rất có tiềm năng trong phát triển
các sản phẩm probiotic [17].
Năm 2018, Mnayer và cộng sự đã đánh giá tính kháng khuẩn của tinh dầu củ Hành
tăm trên các chủng vi khuẩn Gram dương và Gram âm khác nhau bằng phương pháp
khuếch tán đĩa thạch, sử dụng khoanh giấy được thấm 15µl tinh dầu. Sau thí nghiệm,
Staphylococcus aureus (vi khuẩn Gram dương) được ghi nhận là có độ nhạy cao với tác
dụng kháng khuẩn của A. schoenoprasum L. cho vịng vơ khuẩn với kích thước 11,5

mm. Trong khi đó, Campylobacter jejuni (một vi khuẩn Gram âm gây ngộ độc thực
phẩm) có độ nhạy thấp hơn với vịng vơ khuẩn có kích thước 10,3 mm [32].
Năm 2008, Rattanachaikunsopon và cộng sự cũng tiến hành thử nghiệm khả năng
kháng khuẩn của tinh dầu lá Hành tăm. Kết quả cho thấy tinh dầu có khả năng ức chế
trên tất cả các vi khuẩn gây bệnh truyền qua thực phẩm, đặc biệt như Bacillus cereus
(MIC 56 μg/mL), Campylobacter jejuni (MIC 48 μg/mL), Clostridium botulinum (MIC
54 μg/mL), Escherichia coli O157:H7 (MIC 64 μg/mL), Listeria monocytogenes (MIC
40 μg/mL), Salmonella enterica (MIC 48 μg/mL), Staphylococcus aureus (MIC 54
μg/mL) và Vibrio cholerae (MIC 56 μg/mL). Tác dụng kháng khuẩn này có liên quan
đến các hợp chất lưu huỳnh như diallyl disulfid, diallyl trisulfid và diallyl tetrasulfid
trong tinh dầu Hành tăm [36].
1.4.2. Tác dụng chống oxy hóa
Chất chống oxy hóa có khả năng kiểm sốt q trình oxy hóa và các phản ứng gốc
tự do trong cơ thể. Từ đó, chúng có thể bảo vệ cơ thể chống lại các tác hại của q trình
oxy hóa gây ra một số bệnh (tiểu đường, ung thư và rối loạn thối hóa thần kinh…) [28].
Nhìn chung, hầu hết các lồi thuộc chi Allium L. đều có đặc tính chống oxy hóa
mạnh do chứa nồng độ cao flavonoid, carotenoid và diệp lục [41].
Hành tăm và các bộ phận khác nhau của nó đã được ghi nhận có tác dụng chống
oxy hóa tiềm năng qua việc sử dụng các thử nghiệm in vitro khác nhau. Trong đó, thí
nghiệm qt gốc tự do DPPH (2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl) thường được sử dụng
rộng rãi do quy trình đơn giản và tốn ít thời gian hơn [46].
Theo [42], [46], các enzym khác nhau trong các bộ phận khác nhau của Hành tăm
(lá, thân, rễ) đều cho hoạt tính chống oxy hóa. Trong đó, bộ phận có khả năng chống
9


oxy hóa cao nhất là lá (đối với cây trồng) và rễ (với cây nuôi cấy mô) [42]. Các enzym
trong Hành tăm bao gồm: superoxid dismutase (SOD) (182,51 – 561,343 IU/mg
protein), catalase (2197,95 – 5614,89 IU/mg protein), peroxidase (159,17 – 244,40
IU/mg protein), glutathion peroxidase (0,010 – 0,40 IU/mg protein) [46].

Ngoài enzym, kaempferol cũng được xác định là một trong những hợp chất chống
oxy hóa từ lá Hành tăm [28], [34]. Các bộ phận trên mặt đất cho thấy tác dụng chống
oxy hóa tương đương gồm quercetin và dl-α-tocopherol. Các hợp chất chứa lưu huỳnh
và phenolic, chất xơ và các nguyên tố vi lượng cũng được ghi nhận có đóng góp một
phần trong tác dụng chống oxy hóa của Hành tăm [34]. Tinh dầu Hành tăm được cho là
có tác dụng chống oxy hóa nhờ chủ yếu vào các hợp chất chứa lưu huỳnh [32]. Ngoài
ra, người ta cho rằng sự kết hợp của các chất chống oxy hóa có trong cây hoạt động tốt
hơn chất chống oxy hóa riêng lẻ [34].
Năm 2004, nghiên cứu của Stajner và cộng sự cho thấy: Tác dụng chống oxy hóa
của lá Hành tăm là cao nhất do có sự phối hợp giữa các enzym chống oxy hóa (SOD và
peroxidase) cùng số lượng lớn các chất như flavonoid, vitamin C và carotenoid – những
chất không phải enzym nhưng có tác dụng chống oxy hóa tốt [40].
1.4.3. Tác dụng kháng nấm
Cao chiết lá Hành tăm có tác dụng ức chế chống lại các chủng nấm khác nhau.
Năm 2013, Parvu và cộng sự đã tiến hành thử tác dụng kháng nấm của Hành tăm trên 6
chủng nấm bao gồm Aspergillus niger, Penicillium gladioli, Botrytis cinerea, Fusarium
oxysporum, Botrytis paeoniae và Sclerotinia sclerotiorum. Kết quả cho thấy cao chiết
ethanol của lá Hành tăm có khả năng ức chế tất cả các chủng nấm gây bệnh trên và nồng
độ ức chế tối thiểu (MIC) nằm trong khoảng 70 – 120 μL/mL [35].
1.4.4. Tác dụng chống giun sán
Theo nghiên cứu của Klimpel và cộng sự năm 2010, bằng cách cho chuột bị nhiễm
giun Trichuris muris sử dụng bột củ Hành tăm (500 và 1000 mg/kg) trong tám ngày liên
tiếp, sau đó đếm số lượng giun sống sót và so sánh. Kết quả cho thấy số lượng giun
trong ruột của những con chuột bị nhiễm T. muris giảm so với những con chuột bị nhiễm
bệnh không được điều trị (từ 89 con giun xuống 68 và 58 con) [26]. Do đó, có thể củ
Hành tăm có tác dụng tẩy giun sán nhẹ và có khả năng nếu sử dụng ở liều cao sẽ đạt
hiệu quả tẩy 100% [46].
1.4.5. Tác dụng chống viêm
Viêm là phản ứng để bảo vệ cơ thể bằng cách loại bỏ các yếu tố gây tổn thương và
hình thành cân bằng nội môi trong cơ thể. Phản ứng này làm tăng lưu lượng máu do tăng

tính thấm của mao mạch và bạch cầu tới vị trí viêm, dẫn đến các triệu chứng sưng, nóng,
đỏ, đau. Một số nghiên cứu đã báo cáo rằng các loài thuộc chi Allium L. có một số tác
dụng sinh học, trong đó có tác dụng chống viêm [28].
10


Theo nghiên cứu của Parvu và cộng sự năm 2014 về tác dụng chống viêm của cao
chiết ethanol từ lá Hành tăm trên chuột được gây viêm bằng dầu thông cho kết quả:
Trong số ba liều thử nghiệm, tức là pha loãng cao chiết bằng nước được các nồng độ 25,
50 và 100% (kl/kl), chỉ ở liều cao nhất (nồng độ 100%), cao chiết Hành tăm có thể làm
giảm chỉ số và hoạt động thực bào. Các chất từ cao chiết lá A. schoenoprasum L. được
chứng minh là có hoạt tính chống viêm thơng qua cơ chế liên quan đến việc ức chế quá
trình thực bào và giảm sự mất cân bằng oxi hóa (oxidative stress) [34].
Ngồi ra, các chất trong Hành tăm như phytosterol (β-sitosterol và campesterol)
cũng có vai trò chống viêm [28], [34].
1.4.6. Tác dụng hạ huyết áp
Nitric oxid (NO) là một hợp chất hóa học đóng vai trò quan trọng trong cơ chế
bệnh sinh của một số bệnh, trong đó có tăng huyết áp. Đây là chất được sản xuất bởi tế
bào nội mơ thành mạch, có tác dụng làm giãn mạch, hạ huyết áp. Năm 2008, Amalia và
cộng sự đã đánh giá tác dụng hạ huyết áp của Hành tăm bằng phương pháp cho chuột
Wistar sử dụng cao chiết ethanol từ củ Hành tăm, đo nồng độ NO máu, sau đó so sánh
với nhóm đối chứng và nhóm sử dụng thuốc giãn mạch isosorbid dinitrat. Kết quả cho
thấy cao chiết từ phần củ Hành tăm làm tăng nồng độ nitric oxid máu dẫn đến giãn mạch
và làm hạ huyết áp ở chuột, tác dụng tương tự như isosorbid dinitrat [11].
Ngoài ra, các chất trong Hành tăm như β-sitosterol, campesterol và stigmasterol đã
được chứng minh có khả năng ngăn chặn hấp thu và tạo điều kiện bài tiết cholesterol ra
khỏi cơ thể. Chúng làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch và bảo vệ cơ thể chống lại các
bệnh tim mạch, giúp hạ huyết áp [47].
1.4.7. Tác dụng chống ung thư
Năm 2013, nghiên cứu của Shirshova và cộng sự cho thấy cao chiết EtOH-H2O

của lá Hành tăm có hoạt tính chống khối u. Chuột thí nghiệm được cho ăn và uống nước
tự do, sau đó chia thành bốn nhóm gồm các nhóm chứng và nhóm được cho dùng cao
chiết từ lá Hành tăm. Sau 2,5 tuần sử dụng cao chiết lá Hành tăm, chuột được cấy ghép
chủng khối u ung thư biểu mô Ehrlich. Bằng cách so sánh khối lượng khối u giữa nhóm
thử và nhóm đối chứng, kết quả cho thấy, cao chiết từ lá A. schoenoprasum L. có thể ức
chế sự phát triển của khối u [39].
Ngoài ra, thử nghiệm xác định mối liên quan giữa tỷ lệ mắc ung thư tuyến tiền liệt
và việc sử dụng các loại rau thuộc chi Allium L. được thực hiện trên 238 đối tượng bệnh
nhân nam đã xác định ung thư tuyến tiền liệt cho kết quả: Những người ăn rau thuộc chi
Allium L. (trong đó có Hành tăm) hơn 10 g mỗi ngày có nguy cơ thấp hơn những người
ăn ít hơn 2,2 g/ngày [46]. Theo báo cáo trên dân số Trung Quốc cho thấy, tiêu thụ các
loại rau thuộc chi Allium L. bao gồm Hành tăm làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày [38],
[48] và thực quản [20].
11


Các nghiên cứu dịch tễ học đã phát hiện ra rằng sự gia tăng tiêu thụ các loài thuộc
chi Allium L. giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và ung thư dạ dày và điều này chủ
yếu liên quan đến hai nhóm hợp chất chính: hợp chất chứa lưu huỳnh và các saponin
[29].
Ngoài ra, các hợp chất phenolic như acid gallic (một chất dọn gốc tự do) cũng có
tác dụng đáng kể chống tăng sinh tế bào, gây chết các tế bào dịng ung thư và cho thấy
độc tính tế bào chọn lọc trên tế bào ung thư hơn các tế bào bình thường [27].
1.5.

Cơng dụng
Hành tăm thường được dùng làm gia vị, có mùi vị tựa Hành hoa [2], [5]. Theo Y

học cổ truyền: Hành tăm có vị cay, tính nóng, mùi hăng nồng, khơng độc, có tác dụng
làm ra mồ hơi, thơng khí, hoạt huyết, lợi tiểu, thanh nhiệt, giảm đau, chống viêm, sát

khuẩn. Hành tăm có thể dùng để chữa cảm do bị mưa, lạnh hoặc cảm nắng không ra mồ
hôi, cảm hàn, trúng phong á khẩu, nhức đầu, sổ mũi, nóng rét, ho, đau bụng do ngộ độc
thức ăn [7], [9]. Củ Hành tăm ngâm rượu là cách tốt nhất để dự trữ và chế biến thành
bài thuốc giải cảm công hiệu. Khi dùng củ Hành tăm ngâm rượu, tinh dầu, sulfid hữu
cơ, kháng sinh allicin trong củ sẽ hòa tan vào rượu, vừa giữ được lâu vừa gia tăng hiệu
quả giải cảm [7]. Ở Indonesia, Hành tăm còn được sử dụng trong thuốc cổ truyền để hạ
huyết áp [46].
Hành tăm cịn có cơng dụng chữa đầy bụng, bí đại tiểu tiện, ngộ độc chì, an thai,
kích thích tiêu hóa. Ngồi ra, nó cũng được dùng chữa chó dại và rắn độc cắn. Liều dùng
12 - 24 g [2], [9].
1.6.

Một số bài thuốc từ Hành tăm
Theo [2], [5], [9], Hành tăm hay được sử dụng trong các bài thuốc dân gian và cổ

truyền để trị một số bệnh như:
Trị cảm hàn: Dùng Hành tăm giã nát hồ nước uống trong và đánh gió ở ngồi.
Cảm phong hàn, sốt khơng có mồ hơi, đau mình mẩy, nước tiểu trong, sợ gió: Dùng
Hành tăm và lá tía tô mỗi thứ 20 - 30 g, thái nhỏ nấu cháo gạo ăn khi cịn nóng, sau đó
đắp chăn nằm cho ra mồ hôi.
Trị ngộ độc thực phẩm: Hành tăm 30 củ giã nát, thêm rượu uống.
Trị bí đái trướng đầy: Hành tăm 20 củ giã dập, sao nóng đắp lên vùng bàng quang.
Trẻ nhỏ bí đái dùng củ Hành tăm 4 g giã dập, chưng cách thủy với 1 chén con sữa mẹ,
cho uống nóng (bỏ bã).
Trị cảm do thời tiết (nóng rét, đau đầu, ngạt mũi): Nấu cháo gạo tẻ, giã 20 củ Hành
tăm cho vào chảo, thêm 1 thìa giấm, ăn khi cịn nóng.
Trị trúng phong á khẩu: Dùng Hành tăm 20 củ băm nhỏ vắt nước, dùng lông gà
thoa vào cổ để mửa nhớt ra.
12



Ho gà: Củ hay lá Hành tăm giã nhuyễn với đường phèn hấp cơm hoặc chưng cách
thủy, chắt nước uống.
Trị rắn độc, sâu bọ cắn: Dùng Hành tăm 7 củ, nhai nuốt nước, lấy bã đặt vào nơi
bị cắn, cấp thời, rồi chạy thuốc khác.
Rắn hổ đất cắn: Hành tăm 3 đồng cân, cây Xương khô, rễ Đu đủ ngô đều 2 đồng,
phèn xanh một cục, muối hột một cục, đâm nhỏ, vắt lấy nước uống, xác đắp lên vết cắn.
Trị tiêu chảy: Lấy vài củ Hành tăm, 10g táo tây cho vào nồi sắc nước uống.
Chấn thương máu tụ: Dùng củ Hành tăm nấu nước rửa vết thương rồi giã củ hành
đắp.
Lịi dom (thốt giang): 10 củ Hành tăm giã nhuyễn, xào nóng để xơng (sau khi đã
rửa sạch hậu môn).
Kiêng kỵ: Không ăn Hành tăm cùng với mật ong (vì gây chóng mặt, buồn nơn).
1.7.

Một số phương pháp đánh giá tác dụng kháng vi sinh vật

1.7.1. Phương pháp khuếch tán đĩa thạch
Phương pháp sử dụng khoanh giấy
Phương pháp này được thực hiện bằng cách đặt các khoanh giấy được thấm chất
thử lên bề mặt đĩa thạch đã được cấy vi sinh vật kiểm định. Đường kính khoanh giấy
khoảng 6mm. Sau đó, đĩa thạch được ủ trong tủ ấm ở nhiệt độ và thời gian thích hợp.
Chất thử sẽ khuếch tán vào bề mặt thạch và ức chế sự phát triển của vi khuẩn tạo nên
vịng vơ khuẩn. Đánh giá khả năng kháng vi sinh vật của chất thử thơng qua đường kính
vịng vơ khuẩn xung quanh khoanh giấy [13].
Phương pháp đục lỗ thạch
Phương pháp này cơ bản tương tự như phương pháp sử dụng khoang giấy. Tuy
nhiên, thay bằng các khoanh giấy thấm dịch chiết, các lỗ sẽ được đục trên đĩa thạch với
đường kính khoảng 6-8 mm gọi là giếng thạch, sau đó thêm dịch chiết vào các giếng.
Đánh giá khả năng kháng vi sinh vật thông qua đường kính vịng vơ khuẩn xung quanh

đĩa thạch [13].
1.7.2. Phương pháp pha loãng đa nồng độ
Trong phương pháp này, các chất thử hoặc cao chiết sẽ được pha loãng theo cơ số
2 bằng môi trường nuôi cấy vi sinh vật. Vi sinh vật được pha sẵn ở nồng độ theo tiêu
chuẩn điều chỉnh dựa trên thang đo 0,5 McFarland được cho một lượng đồng đều vào
môi trường nuôi cấy có cao dịch chiết ở các nồng độ khác nhau. Phương pháp này được
thực hiện trên đĩa 96 giếng hoặc các ống nghiệm. MIC là nồng độ chất thử thấp nhất gây
ức chế hoàn toàn sự phát triển của vi sinh vật trong giếng.
Đây là phương pháp quan trọng giúp đánh giá nồng độ ức chế tối thiểu của chất
thử kháng khuẩn đối với các chủng vi sinh vật kiểm định [13].
13


CHƯƠNG 2. NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.

Nguyên vật liệu, thiết bị

2.1.1. Nguyên liệu
Mẫu thân (củ) Hành tăm được thu hái tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An (Việt
Nam). Thời gian thu hái: tháng 10 năm 2021.
Mẫu nghiên cứu được giám định tên khoa học là Allium schoenoprasum L., họ
Amaryllidaceae. Mẫu tiêu bản được lưu tại Phòng Thực vật Dân tộc học, Viện Sinh thái
và Tài nguyên sinh vật – Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Mã số tiêu
bản AS-NA 01.
2.1.2. Phương tiện nghiên cứu
a) Hóa chất
* Dùng trong định tính thành phần hóa học củ Hành tăm:
-


Dung môi: ethanol 96%, nước cất, cloroform, methanol, ethylacetat, toluen, acid
formic;

-

Thuốc thử: dung dịch chì acetat 10%, thuốc thử Fehling A và Fehling B, thuốc
thử natri nitroprussiat 1%, tinh thể Na2CO3, bột magie kim loại, acid clohydric
đặc, acid sulfuric đặc, dung dịch FeCl3 5%, dung dịch natri hydroxid 10%, thuốc
thử Mayer, Bouchardart, Dragendorff, acid picric 1%, anhydrid acetic, dung dịch
gelatin 1%;

-

Thuốc thử hiện màu trong SKLM: dung dịch vanillin/acid sulfuric được pha mới
bằng cách phối hợp đồng thể tích vanillin 1% trong ethanol và dung dịch H2SO4
5% trong ethanol.
Các thuốc thử đạt tiêu chuẩn Dược điển Việt Nam V.

* Dùng trong phân tích thành phần tinh dầu:
-

Dung mơi: nước cất, cloroform, toluen, n-hexan, ethylacetat;

-

Thuốc thử hiện màu trong sắc ký lớp mỏng: dung dịch vanillin/acid sulfuric được
pha mới như trên;

-


Natri sulfat khan (Trung Quốc);

-

Dãy đồng đẳng alkan C9-C20 (Sigma Aldrich).
Các hóa chất sử dụng đạt tiêu chuẩn phân tích.

* Dùng trong đánh giá tác dụng kháng vi sinh vật của tinh dầu Hành tăm:
-

Dung môi: DMSO;

-

Môi trường nuôi cấy: môi trường LB;

-

Kháng sinh: streptomycin, cyclohexamid.

b) Thiết bị và dụng cụ
* Dùng trong định lượng tinh dầu:
-

Cân kỹ thuật Sartotius TE 3102S (Đức), độ chính xác 0,01g;
14


-


Bếp cách thủy HH-2;

-

Máy xay Philips;

-

Máy đo độ ẩm OHAUS;

-

Bộ dụng cụ cất tinh dầu nặng hơn nước theo mô tả của Dược điển Mỹ.

* Dùng trong sắc ký lớp mỏng:
-

Bản mỏng silicagel 60F254 (MERCK);

-

Hệ thống sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao CAMAG (máy chấm sắc ký bán tự động
Linomat 5, buồng chụp bản mỏng TLC Visualiser có kết nối máy tính với phần
mềm VisionCATs, bình triển khai sắc ký);

-

Máy ảnh Sony.

* Dùng trong sắc ký khí:

-

Hệ thống sắc ký khí Agilent 7890A kết hợp detector khối phổ 5975C, cột HP5MS với các thông số: chiều dài cột 30m, đường kính cột 0,25mm, pha tĩnh được
phủ mặt trong cột với bề dày 0,25µm (30m x 0,25mm x 0,25µm). Loại khí mang
được sử dụng là helium;

-

Các dụng cụ thí nghiệm khác trong phịng thí nghiệm: bình nón, pipet, ống
nghiệm, phễu, cốc có mỏ.

* Dùng trong đánh giá tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu:
-

Đĩa petri;

-

Đĩa 96 giếng vô trùng;

-

Máy quang phổ Bioteck;

-

Micropipet.

* Chủng vi sinh vật thí nghiệm:
 Vi khuẩn Gram (+):

-

Staphylococcus epidermidis ATCC 12228;

-

Enterococcus faecalis ATCC 299212;

-

Staphylococcus aureus ATCC 25923;

-

Bacillus cereus ATCC 14579.

 Vi khuẩn Gram (-):
-

Escherichia coli ATCC 25922;

-

Salmonella enterica ATCC 13076.

 Nấm:
-

Candida albicans ATCC 10231.
Các chủng vi sinh vật được cung cấp bởi Viện Kiểm nghiệm vệ sinh an toàn thực


phẩm quốc gia.
2.2.

Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Thu mẫu Hành tăm và xác định hàm lượng tinh dầu trong mẫu nghiên cứu
15


-

Thu hái mẫu Hành tăm và mô tả đặc điểm hình thái.

-

Xác định hàm lượng tinh dầu Hành tăm bằng phương pháp cất kéo hơi nước.

2.2.2. Phân tích thành phần hóa học Hành tăm
- Định tính các nhóm chất thường gặp trong dược liệu bằng các phản ứng hóa học
thường quy.
-

Định tính thành phần hóa học trong dịch chiết thân (củ) Hành tăm bằng sắc ký
lớp mỏng với mẫu chưa lấy tinh dầu và dịch nước/bã thu được sau khi cất tinh
dầu.

2.2.3. Phân tích thành phần tinh dầu Hành tăm
- Định tính tinh dầu bằng sắc ký lớp mỏng.
-


Xác định thành phần tinh dầu bằng phương pháp sắc ký khí kết hợp khối phổ
(GC/MS).

2.2.4. Đánh giá tác dụng kháng vi sinh vật của tinh dầu Hành tăm
- Lựa chọn tinh dầu Hành tăm để đánh giá tác dụng kháng vi sinh vật.
-

Đánh giá tác dụng kháng khuẩn của tinh dầu Hành tăm trên 4 chủng vi khuẩn
Gram (+) (S. epidermidis, E. faecalis, B. cereus, S. aureus) và 2 chủng vi khuẩn
Gram (-) (E. coli, S. enterica).

-

Đánh giá tác dụng kháng nấm của tinh dầu Hành tăm trên chủng nấm C. albicans.

2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Thu mẫu nghiên cứu
Mẫu Hành tăm sau khi thu hái được kiểm tra bằng phương pháp cảm quan, đồng
thời so sánh với các mô tả trong các bộ thực vật chí và các tài liệu [2], [3], [5], [8], được
giám định tên khoa học và được dùng làm mẫu nghiên cứu.
2.3.2. Xác định hàm lượng nước trong dược liệu
Hàm lượng nước trong dược liệu được xác định bằng phương pháp mất khối lượng
do làm khô:
Lấy 1 lượng dược liệu đã chia nhỏ thích hợp để xác định độ ẩm. Bật máy đo độ
ẩm, điều chỉnh nhiệt độ 110oC. Đổ dược liệu đã chia nhỏ lên đĩa cân và trải đều, đậy nắp
cân và đợi máy tự động hiện kết quả trên màn hình.
2.3.3. Xác định hàm lượng tinh dầu
Tinh dầu thu được bằng phương pháp cất kéo hơi nước, sử dụng bộ dụng cụ cất
tinh dầu nặng hơn nước theo mô tả của Dược điển Mỹ. Thân (củ) Hành tăm được rửa

sạch, cân và làm nhỏ. Cho lượng nước vừa đủ để ngập bề mặt dược liệu, cất cho đến khi
lượng tinh dầu không tăng lên nữa thì tắt bếp, để nguội, đọc thể tích tinh dầu. Tinh dầu
sau khi thu được loại nước bằng Na2SO4 khan và bảo quản trong lọ kín, tránh ánh sáng,
nhiệt độ khoảng 4oC (trong tủ lạnh). Hàm lượng tinh dầu (thể tích/khối lượng) được tính
theo cơng thức:
16


V.104
H% =
m.(100 - X)
Trong đó:
-

H% là hàm lượng tinh dầu (%);

-

V là thể tích tinh dầu thu được (ml);

-

X là độ ẩm của dược liệu (%);

-

m là khối lượng thân (củ) Hành tăm đem cất (g).

2.3.4. Định tính sơ bộ các nhóm chất thường có trong dược liệu
* Chuẩn bị các dịch chiết:

Dịch chiết toàn phần: Lấy 5g Hành tăm tươi, làm nhỏ, thêm khoảng 30 ml ethanol

-

96%, đun sôi trong 3 phút, lọc nóng. Dùng dịch lọc để làm các phản ứng định
tính các nhóm chất thường gặp trong dược liệu.
Dịch nước: Sau khi cất tinh dầu, lọc tách riêng phần bã thu dịch nước, đun cách
thủy 5 phút, lọc nóng. Dùng dịch lọc để làm các phản ứng định tính các nhóm

-

chất thường có trong dược liệu.
Dịch chiết bã dược liệu: Cho bã dược liệu được tách riêng sau khi cất tinh dầu

-

bên trên vào bình, thêm ethanol 96% ngập bề mặt bã. Ngâm ở nhiệt độ phòng 24
giờ, sau khi ngâm, tách lấy phần dịch, lọc thu được dịch lọc để làm các phản ứng
định tính nhóm chất thường gặp trong dược liệu.
Định tính các nhóm chất trong các dịch chiết trên bằng phản ứng hóa học theo Phụ
lục 1.
2.3.5. Định tính Hành tăm bằng sắc ký lớp mỏng
* Chuẩn bị các cắn chiết:
-

Cắn toàn phần: lấy khoảng 10ml dịch chiết tồn phần ở mục 2.3.4 cơ cách thủy

-

tới cắn thu được cắn toàn phần.

Cắn cloroform của dịch chiết toàn phần: lấy khoảng 10ml dịch chiết toàn phần ở
mục 2.3.4, cơ tới cắn, hịa tan cắn trong 10ml nước, sau đó lấy dịch thu được đem
lắc với cloroform (3 lần x 3ml). Gạn lấy lớp cloroform và gộp vào 1 cốc có mỏ,
sau đó, chia đều vào các ống nghiệm, cô cách thủy tới cắn được cắn cloroform
của dịch chiết toàn phần.

-

Cắn cloroform của dịch nước: Lấy 10ml dịch nước ở mục 2.3.4 vào bình gạn, lắc
3 lần với cloroform (mỗi lần 3ml). Gạn lấy lớp cloroform và gộp các dịch chiết
cloroform vào 1 cốc có mỏ, sau đó chia đều vào các ống nghiệm. Cơ cách thủy

các ống nghiệm được cắn cloroform của dịch nước.
* Định tính Hành tăm bằng sắc ký lớp mỏng với các điều kiện như sau:
-

Dịch chấm sắc ký: các mẫu cắn chiết trên được hòa tan trong methanol.
17


-

Bản mỏng: Silicagel 60F254 được hoạt hóa ở 110oC trong 1 giờ, để nguội và bảo
quản trong bình hút ẩm.

-

Dung môi: khảo sát các hệ dung môi khác nhau, chọn hệ cho khả năng phân tách
tốt nhất.


-

Cách tiến hành: Chấm lên bản mỏng 10µl mỗi dịch chấm sắc ký thành dải dài 6,0
mm. Thao tác được tiến hành trên hệ thống máy Linomat 5. Sau khi triển khai
sắc ký, dung môi đi được 8 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở điều kiện thường và
quan sát dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 254 nm và 366 nm, sau đó hiện màu
bằng dung dịch vanillin/acid sulfuric, sấy ở 110oC trong 3 phút, quan sát dưới
ánh sáng thường và ánh sáng tử ngoại bước sóng 366 nm. Hình ảnh sắc ký đồ
được chụp lại bằng hệ thống chụp ảnh CAMAG TLC Visualiser.

2.3.6. Phân tích thành phần tinh dầu bằng sắc ký lớp mỏng
Mẫu tinh dầu Hành tăm được phân tích bằng sắc ký lớp mỏng với các điều kiện
như sau:
-

Dịch chấm sắc ký: tinh dầu được pha loãng với toluen theo tỉ lệ 1:30.

-

Bản mỏng: Silicagel 60F254 được hoạt hóa ở 110oC trong 1 giờ, để nguội và bảo
quản trong bình hút ẩm.

-

Dung mơi: n-hexan - ethylacetat (90:10).

-

Cách tiến hành: Chấm lên bản mỏng 10µl dịch chấm sắc ký thành dải dài 8,0 mm.
Thao tác được tiến hành trên hệ thống máy Linomat 5. Sau khi triển khai sắc ký

dung môi đi được 8 cm, lấy bản mỏng ra, để khô ở điều kiện thường và quan sát
dưới ánh sáng tử ngoại bước sóng 254 nm và 366 nm, sau đó hiện màu bằng dung
dịch vanillin/acid sulfuric, sấy ở 110oC trong 3 phút, quan sát dưới ánh sáng
thường. Hình ảnh sắc ký được chụp lại bằng hệ thống chụp ảnh CAMAG TLC
Visualiser.

2.3.7. Phân tích thành phần tinh dầu bằng sắc ký khí kết hợp khối phổ (GC/MS)
Mẫu phân tích: tinh dầu Hành tăm được pha loãng trong cloroform với nồng độ
1% (tt/tt).
Phân tích tinh dầu bằng hệ thống sắc ký khí, detector khối phổ, cột HP-5MS, khí
mang helium, tốc độ dịng 1 ml/phút; chương trình nhiệt độ: 45oC giữ trong 3 phút, tăng
5oC/phút đến 180oC giữ trong 4 phút, sau đó tăng 10oC/phút đến 250oC và giữ trong 2
phút, tổng thời gian phân tích 43 phút, thể tích tiêm mẫu 1µl, chia dịng 50:1.
Các thành phần trong tinh dầu được xác định dựa trên so sánh độ trùng lặp về phổ
khối với các chất có sẵn trong thư viện và giá trị RI, so sánh với các dữ liệu có trong thư
viện NIST. Chỉ số lưu giữ RI được tính toán dựa trên dãy đồng đẳng alkan C9-C20
(Sigma Aldrich), được phân tích trên cùng cột và cùng chương trình phân tích tinh dầu.
Tính chỉ số RI của từng pic theo công thức:
18


×