Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Tiểu luân một số khái niệm liên quan lý luận chung về nhà nước và xây dựng chính quyền địa phương ở việt nam; liên hệ thực tiễn tại đảng bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.42 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
Ngay từ khi mới thành lập nước Việt Nam Dân chủ cộng hồ, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã quan tâm tới việc xây dựng chính quyền các cấp, trong đó có chính
quyền ở địa phương. Theo Người, chính quyền địa phương nằm trong hệ thống
chính quyền nhà nước được tổ chức chặt chẽ và thống nhất từ Trung ương cho đến
cơ sở: “chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra”. Đảng, nhà
nước ta rất quan tâm xây dựng chính chính quyền địa phương, cụ thể gần đây vào
ngày 19/6/2015, kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XIII đã thơng qua Luật Tổ chức
chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 để thay thế Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003, sau đó, Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015 tiếp tục được sửa đổi, bổ sung và thông qua tại Kỳ họp thứ 8,
Quốc hội khóa XIV (Luật số 47/2019/QH14 ngày 22/11/2019). Cũng trong thời
gian này, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản rất quan trọng để chỉ đạo
việc sắp xếp các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn,
hoạt động hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao hiệu lực,
hiệu quả quản lý của Nhà nước và chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các
đoàn thể chính trị - xã hội; phát huy quyền làm chủ của nhân dân như Nghị quyết
số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII một số vấn
đề về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động
hiệu lực hiệu quả; Nghị quyết số 37-NQ/TW ngày 24/12/2018 của Bộ Chính trị về
việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã, Ủy ban thường vụ Quốc
hội đã ban hành Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12/3/2019 về việc sắp
xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021; Chính
phủ ban hành Nghị quyết số 32/NQ-CP ngày 14/5/2019 ban hành kèm theo Kế
hoạch thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn
2019 – 2021. Như vậy, việc xây dựng chính quyền nhà nước ở địa phương luôn
được Bác Hồ, Đảng, nhà nước ta quan tâm thực hiện và điều chỉnh theo từng thời
gian phù hợp với tình hình thực tế của của đất nước. Do đó việc nghiên cứu lý luận
về nhà nước, xây dựng chính quyền nhà nước trong đó có việc nghiên cứu lý luận
1




xây dựng chính quyền địa phương là bài học rất quan trọng đối với mỗi cán bộ,
đảng viên. Xuất phát từ thực tiễn trên, qua học tập học phần lý luận chung về nhà
nước và xây dựng chính quyền nhà nước em xin chọn đề tài “Một số khái niệm
liên quan lý luận chung về nhà nước và xây dựng chính quyền địa phương ở
Việt Nam; liên hệ thực tiễn tại Đảng bộ huyện LP, tỉnh ST hiện nay” làm bài
thu hoạch kết thúc môn.

NỘI DUNG
2


I. CÁC KHÁI NHIỆM LIÊN QUAN
1.1. Khái niệm nhà nước
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về nhà nước, bởi nhà nước là một hiện
tượng xã hội đa dạng và phức tạp, nội hàm định nghĩa về nhà nước phong phú, có
tính đa diện, đa chiều. Dưới góc độ iý luận về nhà nước và pháp luật, nhà nước là
tổ chức đặc bỉệt của quyền lực chính trị, bao gồm một lớp người được tách ra từ
xã hội để chuyên thực thi quyền lực nhà nước, nhằm tổ chức và quản lỷ xã hội,
liên kết mọi thành viên xã hội, phục vụ lợi ích chung của xã hội và của lực lượng
cầm quyền trong xã hội.
1.2. Khái niệm chức năng nhà nước
Chức năng của nhà nước là một trong những khái niệm nói lên vai trị quản
lý của nhà nước đối với mọi mặt của đời sống xã hội. Cụ thể hơn, chức năng nhà
nước là những mặt hoạt động cơ bản của nhà nước, phù hợp với bản chất, mục
đích, nhiệm vụ của nhà nước và được xác định bởi hồn cảnh chỉnh trị, điều kiện
kình tế - xã hội của đất nước trong những giai đoạn phát triển của nó.
1.3. Khái niệm hình thức nhà nước
Hình thức nhà nước là cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.

Cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước thể hiện trên ba phương diện:
hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.
II. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG
2.1.

Khái niệm, vị trí, tính chất và nhiệm vụ của chính quyền địa

phương
2.1.1. Khái niệm chính quyền địa phương
Trên thế giới có nhiều quan niệm khác nhau về chính quyền địa phương.
Điều này do sự khác biệt về thể chế chính trị, lịch sử hình thành và phát triển các
đon vị hành chính ở các quốc gia.
Ở Việt Nam, đơn vị hành chính được quy định trong Hiến pháp năm 2013:
“Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tỉnh chia thành huyện, thị
xã và thành phố thuộc tỉnh; thành phố trực thuộc trung ương chia thành quận,
huyện, thị xã và đơn vị hành chính tương đương; Huyện chia thành xã, thị trấn; thị
xã và thành phố thuộc tỉnh chia thành phường và xã; quận chia thành phường. Đơn

3


vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội thành lập” (khoản 1, Điều 110). Chính
quyền địa phương đều được thành lập ở các đơn vị hành chính của nước Việt Nam
(khoản 1, Điều 111) để “tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật
tại địa phương; quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; chịu sự kiểm
tra, giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên” (khoản l, Điều 112)
Chính quyền địa phương được hiểu theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo
nghĩa rộng, chính quyền địa phương là hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ
chức ở địa phương để thực thi quyền lực nhà nước ở địa phương. Theo nghĩa hẹp,
chính quyền địa phương là hệ thống các cơ quan nhà nước được tổ chức ở địa

phương nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước ở địa phương.
Từ những phân tích trên có thể hiểu: Chính quyền địa phương là một bộ
phận hữu cơ hợp thành của bộ máy nhà nước được tổ chức ở các đơn vị hành
chỉnh phù hợp với đặc điểm ở nơng thơn, đơ thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh
tế đặc bỉệt; thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vỉ lãnh thổ địa phương theo
quy định của pháp luật.
Có thể nhận diện một số đặc điểm của chính quyền địa phương như sau:
Một là, chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính phù
hợp với địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Hai là, chính quyền địa phương là những pháp nhân cơng quyền, được thành
lập hợp pháp theo quy định của pháp luật. Chính quyền địa phương ở mỗi cấp do
nhân dân trực tiếp hoặc gián tiếp lập ra theo quy định của pháp luật. Chính quyền
địa phương là một pháp nhân, có ngân sách độc lập, nhằm thực thi quyền lực nhà
nước ở địa phương, nhân danh mình thực hiện các chức năng, nhiệm vụ theo quy
định của pháp luật và tự chịu trách nhiệm.
Ba là, chính quyền địa phương ở những đơn vị hành chính khác nhau thực
hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau theo quy định của pháp luật.
Chính quyền địa phương thực hiện những chức năng, nhiệm vụ theo quy định của
Hiến pháp và pháp luật; đồng thòi, thực hiện những nhiệm vụ ở địa phương trong
khn khổ của pháp luật.
2.1.2. Vị trí, tính chất của chính quyền địa phương
Thứ nhất, chính quyền địa phương là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà
nước thống nhất. Chính quyền địa phương thay mặt Nhà nước tổ chức thực thi
quyền lực nhà nước, thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trên lãnh thổ địa
phương trong cơ cấu quyền lực nhả nước thống nhất theo quy định của Hiến pháp
và pháp luật.

4



Thứ hai, chính quyền địa phương là cơ quan do nhân dân địa phương lập ra
(trực tiếp và gián tiếp) để thực hiện các nhiệm vụ ở địa phương, phục vụ nhu cầu
của nhân dân địa phương theo quy định của pháp luật. Chính quyền địa phương
thực hiện tốt vai trị là cơ quan đại điện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân ở
địa phương, là công cụ để nhân dân thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn địa phương.
2.1.3. Nhiệm vụ của chính quyền địa phương
Tuỳ thuộc vào từng mơ hình chính quyền địa phương ở nơng thơn hay đơ thị,
hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt mà nhiệm vụ, quyền hạn của chính
quyền địa phương sẽ có những quy định cụ thể khác nhau. Nhìn chung, pháp luật
quy định nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương thể hiện trên các lĩnh
vực như sau:
Một là, tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn
địa phương.
Hai là, quyết định những vấn đề của địa phương trong phạm vi được phân
quyền, phân cấp theo quy định của pháp luật.
Ba là, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước cấp
trên ủy quyền.
Bốn là, kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
cấp dưới.
Năm là, chịu sự kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà
nước cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
Sáu là, quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền
làm chủ của nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển
kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn.
Như vậy, khác với mơ hình tự quản địa phương ở nhiều nước trên thế giới,
chính quyền địa phương ở nước ta có nhiệm vụ tổ chức và bảo đảm việc thi hành
Hiến pháp, pháp luật tại địa phương. Đồng thời, chính quyền địa phương thực hiện
các nhiệm vụ xuất phát từ tính đặc thù của địa phương nhằm phát huy lợi thế của
mỗi địa phương trên thực tế, có sự kết hợp giữa lợi ích của nhân dân địa phương

với lợi ích của cả nước.
2.1.4 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương
Chính quyền địa phương được tổ chức và hoạt động theo một số nguyên tắc
sau đây:

5


- Nguyên tắc tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân;
- Nguyên tắc tập trung dân chủ;
- Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa;
- Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc;
- Nguyên tắc công khai, minh bạch, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của
nhân dân;

- Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa
số;

- ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể ủy ban nhân dân kết họp
với trách nhiệm của Chủ tịch ủy ban nhân dân;
- Nguyên tắc phân công, phân cấp rõ ràng, rành mạch giữa trung ương với
địa phương;

- Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng...
2.1.5. Mơ hình tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay
Hiến pháp năm 2013, Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy
định: Chính quyền địa phương được tổ chức ở các đơn vị hành chính của nước
Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cấp chính quyền địa phương gồm có Hội
đồng nhân dân và ủy ban nhân dân được tổ chức phù hựp với đặc điểm nông thôn,
đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do luật định. Trên cơ sở đó, mơ

hình tổ chức chính quyền địa phương ở Việt Nam hiện nay được xác định như sau:

- Mơ hình chính quyền địa phương ở nơng thơn gồm chính quyền địa
phương ở tỉnh, huyện, xã.

- Mơ hình tổ chức chính quyền địa phương ở đơ thị gồm chính quyền địa
phương ở thành phổ trực thuộc trung ương, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh,
thành phổ thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phường, thị trấn.
- Mơ hình tổ chức chính quyền địa phương ở hải đảo gồm chính quyền cấp
huyện và cấp xã,
- Mơ hình chính quyền địa phương ở đơn vị hành chỉnh - kinh tế đặc biệt.
3. THỰC TIỄN TỒ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN
ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM
3.1. Những thành tựu đạt được
Thứ nhất, về kiện toàn tồ chức bộ máy và biên chế của chính quyền địa

6


phương.
Các mơ hình tổ chức chính quyền địa phương đã được định hình, đi vào hoạt
động bước đầu phù hợp với đặc điểm kinh tế, địa lý, dân cư, kết cấu hạ tầng và yêu
cầu quản lý ở mỗi địa bàn. Chính quyền địa phương các cấp đã có bước phát triển,
đổi mới về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu, tổ chức bộ máy. Chức năng, nhiệm vụ
chính quyền địa phương đã được xác định rõ ràng và cụ thể hơn. Cơ cấu, tổ chức
bộ máy chính quyền địa phương các cấp phần lớn đã có quy mơ gọn hơn, phù hợp
với trinh độ phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, nhiệm vụ cải cách hành chính,
tinh giản biên chế ở các cấp chính quyền địa phương đạt được những kểt quả tích
cực. Việc đổi mới, sắp xểp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo tinh thần
Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25-10-2017 gắn với tiếp tục thực hiện Nghị quyết

số 39-NQ/TW ngày 17-4-2015 của Bộ Chính trị khóa XI về tinh giản biên chế và
cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đã giảm được nhiều đầu mối và
giảm đáng kể biên chế của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và bộ máy
hành chính nhà nước trong đó có bộ máy chính quyền địa phương các cấp.
Thứ hai, về hoạt động của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.
Theo Hiến pháp năm 2013, Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa
phưong do pháp luật quy định; giám sát việc tuân theo Hiển pháp và pháp luật ở
địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân. Trong hoạt động
thực tiễn, Hội đồng nhân dân các cấp luôn khẳng định vị trí, vai trị là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương, đại biểu và đại diện cho ý chí và nguyện vọng
của nhân dân. Cơ cấu đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đã có sự chú họng hơn
về chất lượng và trình độ. Hội đồng nhân dân các cấp thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ ngày càng hiệu quả. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
của Đảng nhận định “hoạt động của Hội đồng nhân dân các cấp có nhiều đổi
mới”1, đóng góp thiết thực vào việc phát triển kinh tế -- xã hội; giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền là cơ quan chấp hành của Hội đồng
nhân dân cùng cấp; tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương;
thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước
cấp trên giao, ủy ban nhân nhân thực hiện tốt chức năng là cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương, thực hiện hiệu quả chức năng quản lý hành chính nhà nước
trên các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phịng, an ninh, trật tự, an toàn
xã hội ở địa phương và thực hiện những nhiệm nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy
định của pháp luật.
1

7


Thứ ba, về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.

Các đơn vị hành chính cấp huyện và cấp xã được điều chỉnh, tổ chức sắp xếp
lại phù hợp hơn. Bộ Nội vụ cũng đã ban hành vãn bản về việc đãng ký thí điểm
hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
đồng thời, tham mưu cho các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản và ban hành
văn bản theo thẩm quyền trong việc tổ chức thực hiện sắp xếp các đơn vị hành
chính cấp huyện, cấp xã. Ngày 12-3-2019, ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông
qua Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp
huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019-2021. Thực hiện chủ trương trên, nhiều địa
phương đã tích cực, chủ động trong việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện,
cấp xã. “Các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và thôn, tổ dân phố được hợp
nhất, sắp xếp lại cho phù hợp”2. Việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp
xã được các địa phương thực hiện theo hướng gắn liền với các tiêu chí về diện tích
tự nhiên và quy mơ dân số, đồng thời gắn với các yêu cầu, thực tiễn cụ thể ở mỗi
địa phương, chú trọng việc giải quyết chế độ, chính sách cho những đối tượng bị
tác động do sắp xếp các đơn vị hành chính. Theo đó, có 45 tỉnh, thành phố xây
dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 20192021. Bộ Nội vụ đã tham mưu trình Chính phủ để trình ủy ban Thường vụ Quốc
hội xem xét, quyết định và ban hành các nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp
huyện, cấp xã của 45 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đến tháng 12-2020,
đã cơ bản hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong
giai đoạn 2019- 2021. Ở cấp huyện, đã tiến hành sắp xếp đối với 21 đơn vị hành
chính cấp huyện (trong đó: có 9 đơn vị thuộc diện phải sắp xếp, 3 đơn vị thuộc
diện khuyến khích sắp xếp và 9 đơn vị liền kề có liên quan đến sắp xếp), số lượng
đơn vị hành chính cấp huyện giảm là 6 đơn vị. Đối với cấp xã, đã tiến hành sắp xếp
đối với 1.047 đơn vị (trong đó: có 541 đơn vị thuộc diện phải sắp xếp, 113 đơn vị
thuộc diện khuyến khích sắp xếp và 393 đơn vị liền kề có liên quan đến sắp xếp),
giảm 557 đơn vị.
Thứ tư, về việc thực hiện phân cấp, phân quyền, ủy quyền và mối quan hệ
giữa chính quyền địa phương với chính quyền trung ương,
Thời gian qua, Chính phủ ln quan tâm và đẩy mạnh nhiệm vụ cải cách
chính quyền địa phương, đặc biệt đẩy mạnh phân cấp cho chính quyền địa phương.

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa VII khẳng định: Chính phủ và cơ quan
hành chính các cấp tập trung quản lý vĩ mô...; đồng thời, xác định rành mạch cụ thể
trách nhiệm và thẩm quyền quản lý của Bộ và chính quyền địa phương phù hợp với
2

8


tính chất, đặc điểm của từng ngành, từng lĩnh vực... Việc phân định trách nhiệm,
thẩm quyền giữa các cấp chính quyền theo hướng phân cấp rõ hơn cho địa phương,
kết hợp chặt chẽ quản lý ngành và quản lý lãnh thổ. Quan điểm về phân cấp, phân
quyền, ủy quyền trong hoạt động của chính quyền địa phương tiếp tục được khẳng
định trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, lần thứ X và lần thứ
XI, XII, XIII của Đảng. Việc phân định thẩm quyền giữa các cơ quan nhà nước ở
trung ương - địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương trên từng lĩnh
vực được xác định trong Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân năm
2003, các luật chuyên ngành trong các lĩnh vực cụ thể (ngân sách, đất đai, giáo
dục...). Nghị quyết số 08/2004/NQ-CP ngày 30-6-2004 của Chính phủ về tiếp tục
đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh,
thành phố đã định hướng ưu tiên phân cấp trong các lĩnh vực: quản lý quy hoạch,
kế hoạch và đầu tư phát triển; quản lý ngân sách nhà nước; quản lý đất đai, tài
nguyên và tài sản nhà nước; quản lý doanh nghiệp nhà nước; quản lý các hoạt động
sự nghiệp, dịch vụ công; quản lý về tổ chức bộ máy và cán bộ, cơng chức.
Nhiều nghị định của Chính phủ được ban hành theo tinh thần phân định
thẩm quyền hợp lý giữa Chính phủ với ủy ban nhân dân cấp tỉnh về quản lý quy
hoạch, kế hoạch; quản lý đầu tư và xây dựng; quản lý ODA; quản lý đất đai, tài
nguyên khoáng sản; quản lý biên chế sự nghiệp; quản lý các ban quản lý khu công
nghiệp, chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao, giáo dục, đào tạo, khoa học và
công nghệ, giao thông vận tải, môi trường, văn hóa - thơng tin. Căn cứ Luật Tổ
chức Chính phủ năm 2015 và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015,

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 21-3-2016 về phân cấp
quản lý nhà nước giữa Chính phủ và ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương nhằm đưa ra nhiều giải pháp tích cực, cụ thể để đổi mới phân cấp giữa
trung ương và địa phương. Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân các cấp đã được
tăng thêm thẩm quyền, trách nhiệm trong việc quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh
tể - xã hội của địa phương, quyết định dự án đầu tư trong nước và đầu tư nước
ngoài, phân bổ và điều hành ngân sách địa phương, quản lý đất đai, tài nguyên,
doanh nghiệp, quản lý các hoạt động sự nghiệp và quyết định một số vấn đề về tổ
chức bộ máy, cán bộ, công chức.
Thứ năm, về thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử và hiện đạỉ
hóa nền hành chính nhà nước ở địa phương.
Từ năm 2016 đến tháng 3-2020, đối với các tỉnh: tổng số có 44.233 cơ quan,
đơn vị thực hiện việc sử dụng phần mềm quản lý vãn bản hoặc kết nối giữa các hệ
thống quản lý văn bản và điều hành của tỉnh với Trục liên thông văn bản quốc gia.

9


Từ năm 2011 đen nay, theo báo cáo của các bộ, ngành, địa phương, tỷ lệ trưng binh
công chức được cấp tài khoản hộp thư điện tử công vụ tại các bộ, ngành là 99%,
trong khi đó, tại các tỉnh, tỷ lệ này là khoảng 79,69%. Từ năm 2011 đến tháng 32020, trung bình tỷ lệ văn bản hành chính được trao đổi dưới dạng điện tử tại các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là 86,1%. Tuy nhiên, trong các năm 2018 và
năm 2019 tỷ lệ này đạt 100%. Tỷ lệ trung bình hồ sơ giải quyết qua hệ thống một
cửa điện tử tại các tỉnh tò năm 2015 đến tháng 3-2020 là 84,44%*.
Nhìn chung, thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử,
hoạt động của ủy ban nhân dân các cấp luôn được thực hiện nghiêm túc theo quy
chế làm việc đã được xây dựng. Chất lượng, hiệu quả trong điều hành, quản lý
hành chính nhà nước được nâng lên. Mối quan hệ cơng tác giữa các sở, ban, ngành
tỉnh với ủy ban nhân dân cấp huyện và cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân
cấp huyện với ủy ban nhân dân cấp xã được củng cố, gắn kết chặt chẽ, đảm bảo

tính liên thông và linh hoạt trong thực thi nhiệm vụ, tạo sự chuyển biến tích cực
trong giải quyết các cơng việc phối hợp liên ngành, góp phần thực hiện tốt các chủ
trương, chính sách, chương trình, kế hoạch trên địa bàn địa phương.
3.2. Những hạn chế
Thứ nhất, về kiện toàn tổ chức bộ máy và biên chế của chính quyền địa
phương.
Pháp luật về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương chưa phân
biệt rõ vị trí, vai trị của đơn vị hành chính ở các địa bail nơng thơn, đơ thị, hải đảo
và đơn vị hành chính " kinh tế đặc biệt, cấp của đơn vị hành chính và cấp chính
quyền. Hiến pháp năm 2013 đã mở ra khung khổ pháp lý để chính quyền địa
phương được tổ chức linh hoạt, đáp ứng yêu cầu quản lý, phù hợp với đặc điểm về
tự nhiên, kinh tế - xã hội ở các đơn vị hành chính. Luật Tổ chức chính quyền địa
phương năm 2015 đã cụ thể hóa tinh thần của Hiến pháp năm 2013 nhưng chưa tạo
ra những thay đổi lớn trong tổ chức của chính quyền địa phương ở mỗi cấp. Pháp
luật hiện hành quy định các đơn vị hành chính ở nước ta có ba cấp: cấp tỉnh, cấp
huyện, cấp xã. Tuy nhiên, các đơn vị hành chính ở địa phương thưịng có quy mơ
nhỏ, nhiều đon vị hành chính khơng bảo đảm tiêu chí theo quy định của pháp luật.
Như vậy, tổ chức đơn vị hành chính lãnh thổ khơng có nhiều sự khác biệt giữa các
địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo và đon vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Pháp luật quy định về tổ chức chính quyền địa phương bước đầu đã xác định
ngun tắc xây dựng các mơ hình tổ chức chính quyền địa phương phù hợp với địa
bàn ở nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh té đặc biệt. Tuy nhiên,
pháp luật chưa xây dựng được hệ thống các tiêu chí để làm căn cứ phân định cũng
10


như đánh giá hoạt động của chính quyền địa phương ở nơng thơn, đơ thị, hải đảo
trong khi đó chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt chưa
đủ căn cứ pháp lý để tổ chức và hoạt động. Quy định pháp luật về mô hình tổ chức
bộ máy của chính quyền đơ thị chưa phù họp với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ

mới, chưa đáp ứng điều kiện ứng dụng những thành tựu công nghệ hiện đại của
cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào quản lý nền hành chính nhà nước. Vì
vậy, tổ chức bộ máy chính quyền địa phương các cấp đã qua nhiều lần sắp xếp
nhưng chưa thực sự tinh gọn, chưa .tương ứng với nhiệm vụ, thẩm quyền được
giao; chưa phân biệt rõ mơ hình tổ chức bộ máy của chính quyền đơ thị với chính
quyền nơng thơn.
Mơ hình tổ chức của các cơ quan chun mơn của chính quyền địa phương
có sự rập khn tương ứng giữa chính quyền địa phương cấp tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương với các cơ quan bộ, ngành ở trung ương. Cơ cấu, tổ chức chính
quyền cấp dưới vẫn giống cơ cấu, tổ chức chính quyền cấp trên. Trong khi đó, cơ
cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
cồng kềnh, thiếu tính ổn định. Việc sắp xép tổ chức bộ máy chính quyền địa
phương để phù hựp với tình hình thực tiễn ở nhiều địa phương còn chậm, chưa đáp
ứng được yêu cầu. Việc sắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức,
đơn vị thiếu hợp lý, vẫn cịn tình trạng chồng chéo, trùng lắp hoặc bỏ sót chức
năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan, tổ chức. Chức năng, nhiệm vụ, mơ hình tổ chức
của chính quyền địa phương chưa được xác định và kiện toàn mệt cách đồng bộ và
triệt để theo Hiến pháp và pháp luật. Như vậy, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp
huyện chưa được hồn thiện theo hướng phát huy vai trị chủ động, sáng tạo và phù
hợp với đặc thù của địa phương mà cơ bản được tổ chức đồng nhất như nhau, chưa
thật phù hợp với tinh thần Kết luận số 64-KL/TW..
Cơng tác quy hoạch, đào tạo, bố trí, sử dụng cán bộ ở một số cơ quan của
các cấp chính quyền chưa theo kịp với yêu cầu, nhiệm vụ. Một số địa phương cơng
tác cán bộ của chính quyền chưa được quan tâm, chưa có quy hoạch dài hạn đối
với từng chức danh lãnh đạo, quản lý, các chức danh hoạt động chuyên trách trong
các cơ quan. Một số cấp ủy đảng chưa thực sự quan tâm đến chất lượng, tiêu chuẩn
của đảng viên giới thiệu sang cơ quan chính quyền, chủ yếu quan tâm đến cơ cấu
mà ít quan tâm đến tiêu chuẩn, năng lực. Điều đó làm ảnh hưởng đến chất lượng và
hiệu quả hoạt động của cơ quan chính quyền. Một số địa phương, cán bộ đo kiêm
nhiệm nhiều chửc vụ nên đã khơng có thời gian để giải quyết hết các cơng việc của

mình. Việc thực hiện chủ trương xã hội hóa và đổi mới, sắp xếp lại khu vực các
đơn vị sự nghiệp công lập còn chậm, hiệu quả thấp. Cơ chế tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập chưa được đẩy mạnh; số lượng người làm
11


việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập vẫn tăng về số lượng, nhất là ở các địa
phương.
Thứ hai, về hoạt động của Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân,
Ở một số cấp chính quyền, Hội đồng nhân dân chưa phát huy được vai trò là
cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện
vọng của nhân dân địa phương. Hoạt động của Hội đồng nhân dân ở một số nơi
mới chỉ là cơ quan hợp thức hóa các nghị quyết của cấp ủy đảng. Mặc dù Hiến
pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định nhiệm vụ,
quyền hạn cụ thể cho Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ở mỗi cấp, nhưng
thực tiễn cho thấy, giữa thẩm quyền và khả năng thực tế của Hội đồng nhân dân
với đúng nghĩa là một cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương vẫn còn là một
khoảng cách khá lớn. Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật là cơ quan
quyền lực nhà nước ở địa phương nhưng lại không thể hiện được quyền lực ấy trên
thực té và đôi lúc trở thành cơ quan không thực quyền. Hội đồng nhân dân là cơ
quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân địa phương nhưng những
quy định về nhiệm vụ và thẩm quyền lại tương tự nhau ở các cấp. Hội đồng nhân
dân ở một số cấp và một số nơi chưa thực sự là cơ quan đại diện trong quyết định
những vấn đề quan trọng của địa phương. Chính vì vậy, Hội đồng nhân dân ở đơ
thị, như: Hội đồng nhân dân quận, phường ở một số nơi thực hiện các chức năng,
nhiệm vụ cịn mang tính hình thức. Đây cũng là một trong những lý do để thực
thiện đề án thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường theo
Nghị quyết số 26/2008/QH12 và thí điểm khơng tổ chức Hội đồng nhân dân
phường ở Hà Nội và chính quyền đơ thị ở Đà Nẵng. Đồng thời, thực hiện tổ chức
chính quyền đơ thị tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay 34. Pháp luật chưa có những

quy định đối với những nhiệm vụ mang tính đặc thù ở một số đơ thị mà có những
lợi thế hoặc những khác biệt so với các địa phương khác nên dẫn đến hiện tượng
“vượt thẩm quyền” hay “xin cơ chế riêng”. Chính vì vậy, vai trị của chính quyền
địa phương trong cung ứng các dịch vụ cơng cho người dân ở nhiều đô thị lớn ở
nước ta hiện nay gặp nhiều trở ngại.
Hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp trong thời gian qua đã có
nhiều chuyển biến tích cực, có sự phối hợp giữa các cơ quan hữu quan, sự hợp tác
tích cực giữa chủ thể giám sát và đối tượng bị giám sát, nội dung giám sát đã có
nhiều đổi mới đi đúng những vấn đề cử tri quan tâm, hiệu quả của giám sát đạt kết
quả tích cực, những kểt luận, kiển nghị qua hoạt động giám sát được đối tượng bị
3
4

12


giám sát chấp hành, khắc phục mang lại sự hài lòng trong nhân dân. Tuy nhiên, bên
cạnh những ưu điểm trên, hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân các cấp còn
những hạn chế nhất định. Phạm vi và đối tượng giám sát của Hội đồng nhân dân
rất rộng, giám sát được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của chính
quyền địa phưong, đổi tượng chịu sự giám sát đa dạng. Đo đó, ở một số địa
phương, Hội đồng nhân dân khó thực hiện hết trách nhiệm giám sát của mình.
Theo quy định của pháp luật, Hội đồng nhân dân có quyền giám sát Tịa án
nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân nhưng nếu phát hiện sai phạm thì khơng có
quy định biện pháp xử lý. Những quy định này đã làm cho hoạt động giám sát trở
thành hình thức và dẫn đến thực tế Tịa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân
khơng chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân cùng cấp. Theo quy định hiện
nay, số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân kiêm nhiệm chiếm tỷ lệ khá cao nhất là
ở cấp xã. Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 quy định: Hội đồng
nhân dân cấp xã thành lập hai ban Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - xã hội và ủy viên

của tất cả các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã đều kiêm nhiệm. Điều này làm
ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân cấp
xã vì khi kiêm nhiệm, đại biểu Hộị đồng nhân dân sẽ không thể dành nhiều thời
gian cho hoạt động giám sát. Mặt khác, các đại biểu sẽ nể nang, ngại va chạm và
không đi đến cùng các vấn đề cần giám sát do quan hệ mệnh lệnh phục tùng trong
hệ thống hành chính khi người đại biểu là cấp dưới, thuộc quyền quản lý trực tiếp
của người bị giám sát. Hơn nữa, những kiến nghị sau giám sát của Hội đồng nhân
dân chưa được các cơ quan, tổ chức hữu quan tiếp thu, chấn chỉnh một cách nhanh
chóng, kịp thời, phải qua nhắc nhở nhiều lần mới khắc phục. Tuy nhiên, pháp luật
chưa có quy định cụ thể về các biện pháp, chế tài cho đối tượng bị giám sát trong
những trường hợp trên. Năng lực, phẩm chất, bản lĩnh của một bộ phận đại biểu
Hội đồng nhân dân chưa đáp ứng tốt vị trí, vai trị và trách nhiệm của mình, nhất là
đối với đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã do cơ cấu, do thiếu hụt cán bộ... Ở cấp
xã, có đại biểu Hội đồng nhân dân là người được cơ cấu từ cán bộ không chuyên
trách ở ấp, khu phố,... trong khi đó, hoạt động giám sát lại khá rộng, tồn diện và
chun sâu địi hỏi chủ thể giám sát phải có những kiến thức chun mơn nhất định
ở các lĩnh vực (tài chính, xây dựng,...) thì mới có thể phân tích, đánh giá được
chính xác các vấn đề để thực hiện tốt chức năng giám sát, nếu khơng hoạt động
giám sát chỉ mang tính hình thức.
Chế độ tập thể lãnh đạo của ủy ban nhân dân chưa phân định rõ trách nhiệm
người đứng đầu và trách nhiệm cá nhân phụ trách dẫn đến hội họp nhiều, phản ứng
chậm, kém hiệu quả. Hoạt động các sở, phòng, ban chun mơn của chính quyền
các cấp nói chung và chính quyền đơ thị nói riêng có sự chồng chéo và không bảo
13


đảm tính thống nhất, liên thơng về quy hoạch phát triển kinh tể " xã hội, không
gian và hạ tầng kỹ thuật đơ thị. Trong khi đó, ủy ban nhân dân ở một số cấp chính
quyền chưa đề cao ý thức tự giác chấp hành các nghị quyết của Hội đồng nhân dân
cùng cấp. Việc xây dựng và thực hiện cấc ché độ làm việc, phối hợp hoạt động của

chính quyền địa phương với các cơ quan, tổ chức khác trong hệ thống chính trị cịn
chưa thật rõ ràng, chặt chẽ và hiệu quả. Một số địa phương, cơ quan chính quyền
cịn thiếu các điều kiện, phương tiện làm việc nên cán bộ, cơng chức chính quyền
gặp nhiều khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ.
Thứ ba, về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã.
Việc điều chỉnh địa giới, chia tách, nhập, thành lập mới đơn vị hành chính
diễn ra thường xuyên ở nhiều địa phương nhưng chưa có tiêu chí cụ thể, phù hợp
và khoa học. Đơn vị hành chính lãnh thổ ở các cấp nhất là cấp huyện và cấp xã
thiếu tính ổn định, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển kinh tế - xã hội của cả
nước, ảnh hưởng đến sự ổn định của bộ máy chính quyền địa phương, số lượng
đơn vị hành chính lãnh thổ ở các cấp khơng ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, một số
đơ thị được nâng cấp đô thị từ loại thấp lên loại cao, từ thị xã lên thành phố thuộc
tỉnh, từ thành phố thuộc tỉnh lên thành phổ trực thuộc trung ương nhưng chưa đáp
ứng đủ điều kiện, tiêu chí của mỗi loại đơ thỉ. Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp
huyện, cấp xã ở một số địa phương còn chưa được thực hiện hoặc thực hiện thiếu
kiên quyết, đồng bộ; nhiều địa phương thực hiện việc sắp xếp mang tính cơ học,
thiếu tính hợp lý và chưa phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương. Điều đó
dẫn đến việc sắp xếp vừa tốn kém lại không đạt hiệu quả mong muốn. Việc tinh
giản biên chế ở nhiều địa phương mới chỉ chú trọng đến việc giảm về số lượng mà
chưa gắn liền với việc nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức; chưa phát huy hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức,
viên chức ở mỗi địa phương.
Thứ tư, về thực hiện phân cấp, phân quyền, ủy quyền và mối quan hệ giữa
chính quyền địa phương với chính quyền trung ương.
Thực tiễn cho thấy, việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền giữa chính quyền
trung ương và chính quyền địa phưong chỉ nặng về chuyển giao công việc (nhiệm
vụ) từ cấp trên xuống mà chưa tương xứng với thẩm quyền và nguồn lực cần thiết
(tổ chức, nhân sự, tài chính) của mỗi địa phương. Do vậy, việc phân cấp, phân
quyền và ủy quyền chưa cụ thể và triệt để. Trong quá trình phân cấp, phân quyền,
ủy quyền, chính quyền trung ương cịn quyết định những vụ việc cụ thể, những

chính sách tầm vi mô. Việc phân cấp, phân quyền, ủy quyền cịn mang tính đồng
loạt và chưa rõ ràng, chưa xác định cụ thể mỗi cấp chính quyền đơ thị có những
nhiệm vụ và thẩm quyền gì. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng nhận
14


định: “Tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương một số nơi chưa đổi mới
mạnh mẽ; chức năng, nhiệm vụ, phân cấp, phân quyền chưa thật sự rõ ràng, hiệu
lực, hiệu quả hoạt động cịn hạn chế”5.
Q trình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các
cấp còn chồng chéo trên một số lĩnh vực, như: kinh tế; vãn hố, khoa học, quốc
phịng, an ninh trật tự, an toàn xã hội, thi hành pháp luật... Mối quan hệ giữa chính
quyền trung ương với địa phương, chính quyền cấp trên với chính quyền cấp dưới
cịn mang nặng quan hệ thứ bậc. Trong khi đó, pháp luật chưa chú trọng đến yêu
cầu cũng như nguyên tắc bảo đảm quyền tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm của
chính quyền địa phương ở mỗi cấp, nhất là ở cấp xã.
Quy định pháp luật về mối quan hệ giữa chính quyền trung ương với chính
quyền địa phương cịn mang nặng quan hệ thứ bậc, chính quyền cấp dưới phục
tùng chính quyền cấp trên, chính quyền địa phương phục tùng chính quyền trung
ương. Chẳng hạn, các quy định về việc cơ quan có thẩm quyền cấp trên phê chuẩn
kết quả bầu cử, miễn nhiệm, điều động, cách chức các chức danh của chính quyền
địa phương cũng áp dụng chung cho chính quyền đơ thị. Chính qun cấp dưới có
nhiệm vụ khơng chỉ tn thủ Hiên pháp, pháp luật mà cịn các quyết định, chỉ thị,
mệnh lệnh của chính quyền trung ương, của cấp trên. Pháp luật hiện hành “dường
như muốn khẳng định chính quyền địa phương là cơ quan cấp dưới, phục tùng cơ
quan trung ương chứ khơng có quyền tự chủ nhất định” 1. Do vậy, quá trình thực thi
pháp luật dẫn đến tình trạng chính quyền cấp dưới “không được quyền chủ động,
phát huy sự sáng tạo, năng động của mình trong việc giải quyết những vấn đề bức
xúc của địa phương nên phải “xé rào” như một số địa phương đã làm trong thời
gian qua”.

Các quy định về kiểm tra, thanh tra và giám sát đối với chính quyền địa
phương nói chung và chính quyền đơ thị nói riêng chưa đầy đủ, đồng bộ và tồn
diện. Cơng tác kiểm tra, thanh tra, giám sát “chưa xử lý nghiêm đối với những tập
thể, cá nhân, nhất là người đứng đầu khơng hồn thành nhiệm vụ sắp xếp tổ chức,
tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế; chưa có cơ chế đánh giá phù hợp và thay thế
kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức không đáp ứng được yêu cầu, nhiệm
vụ”6. Pháp luật chưa trao quyền chủ động, tự chịu trách nhiệm cho chính quyền đơ
thị về vấn đề tuyển dụng và quản lý cán bộ, công chức cho bộ máy chính quyền đơ
thị dẫn đến cơ chế “xin - cho”. Bộ máy chỉnh quyền địa phương ngày càng phinh
to, trong khi đó mục tiêu tinh giản biên chế khó đạt được. Thời gian qua, một số
địa phương diễn ra tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu” cán bộ, hay tình trạng bổ
5
6

15


nhiệm những cán bộ thiếu tiêu chuẩn, thiếu năng lực, lợi dụng chính sách pháp luật
để trục lợi gây bất bình trong nhân dân và dư luận.
Thứ năm, về thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quyên điện tử và hiện đại
hỏa nền hành chính nhà nước ở địa phương.
Tinh trạng cát cứ dữ liệu vẫn còn phổ biến ở các bộ, ngành, địa phương. Một
số cơ sở dữ liệu quốc gia quan trọng, như dân cư, đất đai, tài chính... cịn chậm
triển khai. Việc xử lý, trao đổi, gửi nhận văn bản điện tử trong nội bộ và giữa các
cơ quan nhà nước còn chưa phát huy được hiệu quả; hệ thống quản lý vãn bản và
điều hành của một số bộ, ngành, địa phương khác nhau. Mơ hình, giải pháp triển
khai chính quyền điện tử chưa đồng bộ, mức độ quan tâm chỉ đạo triển khai cịn có
khoảng cách nhất định giữa các bộ, ngành, các địa phương. Dịch vụ công trực
tuyến được thiết kế riêng lẻ, rời rạc, chưa thân thiện, chưa lấy người dân, doanh
nghiệp làm trung tâm. Mặc dù số lượng dịch vụ công trực tuyến mức 3, mức 4

triển khai tại các bộ, ngành, địa phương ngày càng tăng. Tuy nhiên, số lượng hồ sơ
trực tuyến theo từng dịch vụ rất thấp, thậm chí nhiều dịch vụ không phát sinh hồ sơ
trực tuyến. Quy trình giải quyết thủ tục hành chính chưa bảo đảm tính khoa học,
gây gánh nặng cho cán bộ, cơng chức. Tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ công trực
tuyến còn hạn chế, hoạt động của các cơ quan nhà nước vẫn chủ yếu dựa trên giấy
tờ, dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 cung cấp chưa nhiều, việc số hóa để ra quyết
định dựa trên dữ liệu chưa áp dụng phổ biến; an toàn, an ninh mạng trong hoạt
động của chính quyền địa phương chưa được quan tâm đúng mức.
4. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG TIẾP TỤC XÂY DỤNG VÀ
HỒN THIỆN TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA
PHƯƠNG Ở VỆT NAM
4.1. Quan điểm tiếp tục xây dựng và hồn thiện tổ chức và hoạt động
của chính quyền địa phương ở Việt Nam
- Hoàn thiện tể chức và hoạt động của chỉnh quyền địa phương bảo đảm
quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.
- Đổi mới phương thức lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong tổ chức và hoạt
động của chỉnh quyền địa phương
- Thực hiện phân cấp, phân quyền họp lý cho chính quyền địa phương, gắn
quyền hạn với trách nhiệm được giao
- Nghiên cứu tiến hành nhất thể hóa chức vụ của Đảng và chính quyền ở địa
phương
- Nghiên cứu, tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm và giá trị về mơ hình
16


tể chức chính quyền địa phương trên thế giới trong q trình xây dựng và hồn
hiện mơ hình chính quyền ở Việt Nam hiện nay
4.2. Định hướng tiếp tục xây dựng, hồn thiện tổ chức và hoạt động của
chính quyền địa phương ở Việt Nam
- Định hướng hoàn thiện các mơ hình tồ chức chính quyền địa phương ở các

đơn vị hành chính
- Định hướng kiện tồn cư cẩu tể chức bộ máy, thực hiện nhiệm vụ cải cách
hành chỉnh; bảo đảm tính thống nhất, thơng suốt, hiệu lực và hiệu quả trong tể
chức và hoạt động của chỉnh quyền địa phưưng
- Tiếp tục thực hiện chủ trương của Đảng về điều chỉnh ẩịa giới đơn vị hành
chỉnh ở cấp huyện và cấp xã dm trên những căn cứ, tiêu chí khoa học
- Định hướng tổ chức thực hiện nhỉệm vụ, quyền hạn của chính quyền đỉa
phương.
- Định hướng thực hiện sự phân cẩp phân quyền ủy quyền giữa trung ươngt
địa phương và giữa các cấp chính quyền địa phương
- Định hướng hoàn thiện tẳ chức và hoạt động cửa Hội đồng nhân dân.
- Định hướng hoàn thiện tể chức và hoạt động của ủy ban nhân dân.
- Đẩy mạnh việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử và hiện
đại hóa nền hành chính nhà nước ở địa phương.
III. VẬN DỤNG TẠI ĐẢNG BỘ HUYỆN LP, TỈNH ST

17


- Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền địa phương trong tồn huyện tiếp
tục triển khai có hiệu quả các chủ trương đường lối của Đảng, Hiến pháp, pháp
luật, chính sách của nhà nước liên quan đến việc xây dựng chính quyền địa phương
trong giai đoạn hiện nay như Luật Tổ chức chính quyền địa phương số
77/2015/QH13; Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung
ương 6 khóa XII một số vấn đề về đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống
chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả; Nghị quyết số 56/2017/QH14 ngày
24-11-2017 của Quốc hội về tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước
tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả…
- Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ chức và hoạt động của Hội
đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân trong đó thường xuyên quan tâm và có phương

thức lãnh đạo chặt chẽ các mặt hoạt động của Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân
dân để vai trò của Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân được phát huy và hoạt
động hiệu quả.
- Quan tâm xây dựng bộ máy tinh gọn, xây dựng đội ngũ cán bộ, công
chức đảm bảo đúng tiêu chuẩn, có cơ cấu, số lượng hợp lý; tiếp tục đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị phục vụ làm việc.Tăng cường đầu tư xây dựng, phát triển hạ
tầng kỹ thuật, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ nền hành
chính đối với chính quyền cơ sở trên địa bàn. Đồng thời, tiếp tục triển khai cải cách
thủ tục hành chính theo mơ hình một cửa, một cửa liên thông. Bồi dưỡng kỹ năng,
nghiệp vụ hành chính cho đội ngũ cơng chức thực hiện nhiệm vụ tại bộ phận tiếp
nhận và trả kết quả.
- Hội đồng Nhân dân, Uỷ ban Nhân dân, cán bộ công chức, đại biểu hội
đồng nhân dân, thành viên ủy ban nhân dân các cấp trong huyện cần phải phát huy
tinh thần trách nhiệm, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân, lắng nghe và tiếp thu
đầy đủ ý kiến, kiến nghị của nhân dân để phản ánh kịp thời đến cơ quan có thẩm
quyền giải quyết, đồng thời đảm bảo việc giám sát, đôn đốc, theo dõi việc giải
quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri.
- Quan tâm công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, thanh tra nhà nước ,
giám sát hội đồng nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các đồn thể chính trị, giám sát
18


của nhân dân trong việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, pháp
luật của Nhà nước; chú trọng kiểm tra, giám sát, thanh tra những lĩnh vực dễ phát
sinh tiêu cực, tham nhũng, nhằm phát hiện ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi
tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Kịp thời chấn chỉnh những sai sót trong cơng tác
quản lý tài chính, tài sản; thực hiện các nhiệm vụ, ngăn ngừa việc lợi dụng chức
vụ, quyền hạn để vụ lợi.

19



KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu lý luận chung về nhà nước và xây dựng chính quyền nhà
nước ln là một cơng việc quan trọng đối với mỗi quốc gia, dân tộc vì thực tiễn
có một nền tảng lý luận về nhà nước và xây dựng chính quyền nhà nước khoa học,
tiên tiến, ổn định thì quốc gia, dân tộc đó mới có một nhà nước, chính quyền hoạt
động hiệu lực, hiệu quả, đất nước, dân tộc mới hưng thịnh, giàu mạnh, trong đó
xây dựng chính quyền địa phương là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Đất nước ta
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam anh hùng, đang lãnh đạo nhà nước,
toàn quân, toàn dân, cán bộ, đảng viên xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ
nghĩa như Đại hội XIII chỉ rõ: “Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền Xã
hội chủ nghĩa trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, vì
nhân dân phục vụ và vì sự phát triển của đất nước. Tăng cường công khai, minh
bạch, trách nhiệm giải trình; kiểm sốt quyền lực gắn với siết chặt kỷ cương, kỷ
luật trong hoạt động của Nhà nước và của cán bộ, công chức, viên chức. Tiếp tục
đẩy mạnh đấu tranh phịng chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tội phạm và tệ
nạn xã hội”, Bên cạnh đó, Đại hội XIII có nêu “Tiếp tục hồn thiện tổ chức chính
quyền địa phương phù hợp với địa bàn nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành
chính, kinh tế đặc biệt theo luật định; thực hiện và tổng kết việc thí điểm chính
quyền đơ thị nhằm xây dựng và vận hành các mơ hình quản trị chính quyền đơ thị
theo hướng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Cải cách phân cấp ngân sách
nhà nước bảo đảm vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, nâng cao tính chủ
động, tự chủ của ngân sách địa phương…”. Do đó xây dựng và hoàn thiện Nhà
nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, trong đó có xây dựng chính quyền địa phương
là nhiệm vụ rất quan trọng của toàn bộ hệ thống chính trị và của tồn dân. Trên cơ
sở nắm vững đường lối, quan điểm của Đảng, mỗi tổ chức, cá nhân cần xác định rõ
trách nhiệm của mình trong việc đóng góp cơng sức, trí tuệ để xây dựng và hoàn
thiện Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa, xây dựng chính quyền địa phương
vững mạnh, hoạt động hiệu lực, hiệu quả , góp phần thực hiện "khát vọng phát

triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc” của Đảng, của dân tộc Việt Nam đưa đất

20


nước ta đi tới phồn vinh, hùng cường, thịnh vượng, sánh vai với các nước trong
khu vực và thế giới.
Với khả năng nhận thức có hạn, bản thân chưa thể luận giải hết được nội
dung mà Thu hoạch muốn nói đến, nên khơng tránh khỏi những thiếu sót, kính
mong thầy, cơ góp ý để tiểu luận hồn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Nhà nước và pháp
21


luật Việt Nam (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý luận chính
trị, H.2021.

2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021.

3. Bộ Chính trị: Nghị quyết sổ 48/NQ-TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chỉnh trị
khóa IX về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến
năm 2010 định hướng đến năm 2020”, H.2005.

4. Quốc hội: Hiển pháp của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021.

5. Nguyễn Thanh Bình, “Xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
của dân, do dân, vì dân dưới sự lãnh đạo của đảng”, Tạp chí cộng sản.
6. PGS. TS Nguyễn Văn Dũng “Xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa theo Nghị quyết Đại hội XII”, www. qdnd.vn
7. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ
X, Sđd, tr.64.
8. Hồ Chí Minh: Tồn tập, NxbCTQG, H,2000, tập 4, tr. 133.

22


23



×