Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Phú Quốc phân tích, đánh giá, kiến nghị về tình hình hoạt động du lịch dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (624.91 KB, 22 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA DU LỊCH
Ngành: QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
XÃ HỘI HỌC DU LỊCH

Đề tài: Chọn một điểm đến du lịch/ một cơ sở lưu trú/ một cơ sở ăn
uống ĐÃ VÀ ĐANG PHÁT TRIỂN để tiến hành phân tích, đánh
giá, kiến nghị về tình hình hoạt động du lịch/ dịch vụ tại nơi đó.

Tên Nhóm SV: Anh Em Cây Khế
Lớp: 213_DDL0140_07
GV phụ trách: ThS Lê Mỹ Trang

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 7 năm 2022


BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

STT

MSSV

1

197KS13119

2



197KS24619

3

197KS24989

4

197KS24913

5

197KS24945

6
7
8

197KS24689
197KS12462
197KS12326

HỌ VÀ TÊN SINH
VIÊN

Nguyễn Minh
Trường (NT)
Châu Ngọc An
Nguyễn Minh

Nhật
Phan Thị Ngọc
Mai
Trương Nguyễn
Hồi Nam
Lại Văn Có
Đơn Thành Lễ
Phạm Văn Hậu

Tiêu Chí và Điểm Đánh Giá
Thu
Thời
thập
gian
các
Hồn Chất
Thái
tham
thơng thành lượng
độ
gia
tin
các
sản
tham
họp
hữu nhiệm phẩm
gia
nhó
ích

vụ
giao
tích
m
cho
được
nộp
cực
đầy
bài
giao
tốt
đủ
báo
cáo
15% 15% 20%
20%
30%

TỔNG
CỘNG

100

15%

15%

20%


20%

30%

100

15%

15%

20%

20%

30%

100

15%

15%

20%

20%

30%

100


15%

15%

20%

20%

30%

100

15%

15%

20%

20%

30%

100

15%
15%
15%

15%
15%

15%

20%
20%
20%

20%
20%
20%

30%
30%
30%

100
100
100

i


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
.................................. ...........................................................................................
.................................. ...........................................................................................
.................................. ...........................................................................................
.................................. ...........................................................................................
.................................. ...........................................................................................
.................................. ...........................................................................................
.................................. ...........................................................................................
.................................. ...........................................................................................

.................................. ...........................................................................................
.................................. ...........................................................................................
.................................. ...........................................................................................
.................................. ...........................................................................................
.................................. ...........................................................................................
.................................. ...........................................................................................
.................................. ...........................................................................................
.................................. ...........................................................................................
.................................. ...........................................................................................
.................................. ...........................................................................................

Ngày …… tháng …… năm ……
Giảng viên
......................................................

ii


Mục Lục
LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................1
NỘI DUNG .................................................................................................................2
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI ............................................................................................2
1.1. Lý do chọn điểm đến Phú Quốc ........................................................................2
1.2. Vấn đề nghiên cứu .............................................................................................2
1.3. Mục tiêu của nghiên cứu. ..................................................................................3
2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ QUỐC ........................................4
2.1. Giới thiệu khái quát về điểm đến ......................................................................4
2.2. Phân tích thực trạng phát triển du lịch Phú Quốc............................................4
2.2.1 Mơi trường du lịch .......................................................................................4
2.2.2 Tình hình kinh doanh du lịch trong những năm gần đây .............................5

2.2.3 Nguồn nhân lực du lịch ................................................................................6
2.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.....................................................................7
2.3 Tiềm năng phát triển du lịch ở Phú Quốc ........................................................10
2.3.1 Khu bảo tồn đa dạng sinh học biển đảo .....................................................10
2.3.2 Tài nguyên biển Phú Quốc .........................................................................10
2.3.3 Tiềm năng du lịch sinh thái của Phú Quốc ................................................11
3.GIẢI PHÁP ............................................................................................................12
3.1 Bảo vệ môi trường biển ....................................................................................12
3.2 Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch ............................13
3.3 Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực............................................13
3.4 Môi trường du lịch ...........................................................................................14
4. KẾT LUẬN ...........................................................................................................16
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................v

iii


Mục Lục Hình Ảnh
Hình ảnh 2.1: Phú Quốc United Center ......................................................................9
Hình ảnh 2.2: VinWonders .........................................................................................9

Mục Lục Biểu Đồ
Biểu đồ 1: Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố đảo Phú Quốc ...................7

iv


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm em xin chân thành cảm ơn trường Đại học Văn Lang
đã đưa bộ môn “Xã hội học du lịch” vào chương trình giảng dạy. Trong suốt

q trình theo học mơn, nhóm em đã nhận được sự giảng dạy nhiệt tình từ cơ
Lê Mỹ Trang. Ở mỗi tiết học, ngồi việc cơ ln chủ động truyền tải kiến thức
q báu thì cơ cịn nhiệt tình hỗ trợ, giải đáp các câu hỏi để đảm bảo cho cá
nhân em và cả lớp đều nắm bắt được nội dung bài học.
“Xã hội học du lịch” là một môn học cần thiết và lại càng trở nên sinh
động hơn thông qua sự dẫn dắt từ cô Trang. Chúng em được định hướng, xây
dựng tư duy và lối làm việc khoa học vận dụng vào không chỉ bài tiểu luận
cuối kỳ, mà cịn xa hơn nhờ tính thực tế cao. Ngồi lý thuyết, cơ cũng ln sẵn
sàng chia sẻ kinh nghiệm và các câu chuyện ý nghĩa, gần gũi và bám sát xã
hội với những giá trị lâu dài. Điều này rất quan trọng trong việc giúp cho sinh
viên thêm hiểu biết, hứng thú với môn học và chắc chắn đây sẽ là hành trang
thiết thực khi ra trường.
Bên cạnh đó nhóm cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Lê Mỹ
Trang - Phụ trách môn Xã hội học du lịch đã hỗ trợ, giúp đỡ nhóm trong suốt
q trình học tập mơn học này. Nhóm xin chúc cơ có thêm nhiều sức khỏe,
nhiều niềm vui trong cuộc sống để có thể trở thành người lái đị truyền đạt
nhiều hơn các kiến thức thú vị, bổ ích đến cho các bạn sinh viên. Trong quá
trình làm bài sẽ khơng tránh khỏi những thiếu xót nên rất mong nhận được sự
góp ý từ cơ để chúng em có cơ hội nhìn nhận vấn đề và kịp thời chỉnh sửa để
hoàn thiện hơn.

1


NỘI DUNG
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn điểm đến Phú Quốc
Sau đại dịch covid-19 vừa qua, dường như mọi thói quen và tâm lý tiêu dùng
của khách hàng đã thay đổi. Đây là lúc các doanh nghiệp du lịch buộc phải bước vào
cuộc cạnh tranh khốc liệt để tiếp cận, quảng bá cũng như phát triển điểm đến phù hợp

với xu hướng hiện tại nhằm mang tới những trải nghiệm thuận tiện và an toàn cho
khách hàng với mục đích tối ưu hóa chi phí, tăng hiệu suất và tăng lượng khách đến
tham quan.
Với tình trạng hiện tại của xã hội kết hợp với nhu cầu của con người cũng có sự
thay đổi đáng kể. Chính vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu trọn vẹn của du khách ngành
du lịch phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, khai thác những yếu tố để
phát triển du lịch sẵn có đồng thời phải có biện pháp hiệu quả trong đầu tư khai thác
bảo vệ các nguồn tài nguyên để có khả năng phát triển bền vững và lâu dài.
Có thể nói, với thế mạnh khí hậu quanh năm ơn hịa dễ chịu, làn nước trong
xanh của biển khơi, và một hệ sinh thái du lịch đa dạng. Phú Quốc đã và đang thu hút
sự chú ý của rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước cũng như góp phần tăng
trưởng kinh tế địa phương. Tuy nhiên có nhiều cơng trình ồ ạt được đầu tư xây dựng,
san lấp mặt bằng khiến cho các diện tích rừng và cảnh quan thiên nhiên bị biến đổi,
môi trường sinh thái bị ô nhiễm, dần dần xuống cấp và mất đi tính đặc thù địa phương.
Ngồi ra, ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid 19 cũng để lại tác động to lớn đến sự phát
triển du lịch của Phú Quốc. Thơng qua đề tài: “Phân tích, đánh giá, kiến nghị về tình
hình hoạt động du lịch tại điểm đến Phú Quốc”, chúng em mong muốn góp phần vào
việc định hướng phát triển du lịch và đưa ra những biện pháp nhằm phát triển Phú
Quốc 1 cách bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế với bảo tồn di tích lịch sử văn
hóa và bảo vệ mơi trường,.. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của hòn
đảo Ngọc này.
1.2. Vấn đề nghiên cứu
Sự phát triển đa dạng các loại hình du lịch, các sản phẩm du lịch trong thời gian
qua đã thu hút khách du lịch đến với Phú Quốc nhiều hơn, góp phần giải quyết việc
làm cho lao động tại địa phương, thúc đẩy ngành kinh tế phát triển, làm chuyển dịch
2


cơ cấu kinh tế - xã hội Phú Quốc theo hướng tích cực. Song hành cùng với sự phát
triển này thì Phú Quốc đang phải đối diện với những thách thức mà Phú Quốc gặp

phải như đã nói ở trên. Nếu cứ duy trì như vậy thì du lịch Phú Quốc sẽ không thể nào
bền vững được nữa và tệ hơn có thể dẫn đến nguy cơ “hủy hoại du lịch”. Cụ thể là:
- Tình hình phát triển du lịch ở Phú Quốc quá ồ ạt nên đã phát sinh một số vấn
đề như: quản lý đất đai, môi trường và an ninh xã hội. Công tác quản lý nhà nước về
đất đai vì bộ máy quản lý, điều hành chưa tương xứng và quá tải nên việc quản lý đất
đai, giá cả, mua bán lấn chiếm đất rừng phòng hộ còn bất cập, yếu kém đang làm hạn
chế sự phát triển của Phú Quốc. Phú Quốc của 20 năm trước là nơi rất bình n và
người dân có thể ngủ mà khơng cần đóng cửa. Nhưng 20 năm trở lại đây, tội phạm
truy nã, trốn nợ là chạy ra Phú Quốc.
- Về vấn đề môi trường: rác thải và nước thải từ các dịch vụ du lịch, thuyền đánh
cá và trang trại nuôi cá đang thải ra hơn 180 tấn chất thải mỗi ngày và chỉ một nửa là
đang được thu gom, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
=>> Để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch của Phú Quốc, ngành du lịch cần
phát huy những mặt mạnh và kịp thời khắc phục những mặt hạn chế. Với mục tiêu
đưa du lịch Phú Quốc trở thành điểm đến du lịch “An toàn - Thân thiện - Chất lượng
- Hấp dẫn” đòi hỏi ngành du lịch thành phố cần sáng tạo, đổi mới hơn trong việc
hoạch định chính sách phát triển phù hợp với tình hình thực tế. Góp phần thiết lập
chất lượng dịch vụ hiệu quả và tối ưu nhất. Từ đó, phát triển du lịch theo hướng bền
vững để trở thành ngành kinh tế trọng điểm.
1.3. Mục tiêu của nghiên cứu.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá và tìm hiểu về tình hình
phát triển du lịch tại điểm đến Phú Quốc. Qua đó, nắm bắt được tình hình khai thác
nguồn khách, khả năng thu hút khách và chiến lược kinh doanh rõ ràng để đưa ra định
hướng và các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao trình độ phát triển du lịch Phú Quốc
một cách có hiệu quả và bền vững trong thời gian tới.

3


2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH PHÚ QUỐC

2.1. Giới thiệu khái quát về điểm đến
Ngay từ lâu Phú Quốc đã là địa điểm du lịch vô cùng nổi tiếng đối với khách du
lịch trên khắp đất nước và cả quốc tế. Điều này vơ cùng dễ hiểu vì Phú Quốc ln
được coi là một hịn đảo tuyệt đẹp và hấp dẫn, khơng chỉ thế tại hịn đảo tuyệt trần
này cịn có rất nhiều rất nhiều điều thú vị cũng khơng kém phần bí ẩn có thể thu hút
du khách đến hàng năm.
Phú Quốc có diện tích là 589,23 km², trải dài từ vĩ độ 9°53′ đến 10°28′ độ vĩ
bắc và kinh độ từ 103°49′ đến 104°05′ độ kinh đông, nằm cách thành phố Rạch Giá
120km và cách thành phố Hà Tiên 45km. Đây là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam nằm
ở phía Tây Nam và nằm trong quần thể 22 đảo nhỏ to khác nhau .
Nói về những điều hấp dẫn có thể thu hút du khách thì có thể kể đến những điều
tiếp theo đây. Phú Quốc có nhiều bãi biển phải gọi là tuyệt đẹp trải dài từ phía Bắc
đến phía Nam cùng với đó là 99 ngọn núi đồi, dãy rừng nguyên sinh với hệ thống
thực vật phong phú. Phía Bắc của đảo Phú Quốc có nhiều làng chài thú vị như Rạch
Vẹm, Bãi Thơm, Hịn Một,… mang vẻ đẹp vơ cùng hoang sơ. Cịn ở phía Nam của
đảo thì có 12 hịn đảo to nhỏ khác nhau thuộc quần đảo An Thới có thể nhắc đến như
Hịn Thơm, Hịn Móng Tay, Hịn Gầm Ghì,… đây là những địa điểm du lịch lý tưởng
cho các hoạt động khám phá môi trường thiên nhiên cùng các hoạt động vui chơi giải
trí trên biển như câu cá, đi du thuyền, lặn ngắm san hô và được đi khám phá các đảo
hoang kỳ thú mới lạ,…(theo số liệu thống kê đất năm 2005).
2.2. Phân tích thực trạng phát triển du lịch Phú Quốc
2.2.1 Môi trường du lịch
Theo thống kê của Bộ Tài nguyên và môi trường Phú Quốc 2020, hiện mỗi ngày
thành phố này thải ra khoảng 200 tấn rác, trong khi khả năng thu gom của thành phố
chỉ đạt hơn 60%. Thực tế, Phú Quốc chưa có khu xử lý rác thải tập trung như quy
hoạch, chỉ có một nhà máy tái chế và xử lý rác thải đang được xây dựng. Do đó,
khơng thể đáp ứng yêu cầu của thành phố trong việc giải quyết 1 lượng rác lớn. Vì
vậy, hầu hết lượng rác sau khi thu gom phải xử lý bằng phương pháp đốt rác hoặc tập
trung tạm thời tại 2 bãi rác thuộc thị trấn An Thới và xã Cửa Cạn. Số rác thải chưa
4



được thu gom và nước thải chưa qua xử lý trôi dạt trong tự nhiên, theo các cống, kênh
rạch, sông ngịi trơi thẳng ra biển gây ơ nhiễm mơi trường sinh thái biển của Phú
Quốc. Tình trạng ơ nhiễm nặng nề nhất xảy ra tại bãi biển ấp Bãi Vòng thuộc xã Hàm
Ninh, nơi có bến tàu khách Phú Quốc - Rạch Giá. Bãi biển thứ hai đang bị ô nhiễm
nặng là bãi biển Gành Dầu, đặc biệt là dọc theo bờ biển đoạn ngang qua ấp Chuồng
Vít. Bãi biển Dinh Cậu, nơi hàng ngày có rất nhiều người dân và khách du lịch đến
tham quan, tắm biển cũng là một trong số bãi tắm trên đảo bị ô nhiễm rác thải. Điều
này đã ảnh hưởng rất nhiều tới cảm nhận của du khách về môi trường của Phú Quốc
và sự phát triển du lịch bền vững của thành phố đảo.
Ngồi ra, diện tích rừng thuộc Vườn quốc gia Phú Quốc đang bị suy giảm vì nạn chặt
phá rừng khai thác gỗ quý hay lấn chiếm rừng để sử dụng vào các mục đích khác.
Bên cạnh đó, hệ sinh thái biển gồm các rạn san hô và thảm cỏ biển ở vùng lõi Khu
bảo tồn biển Phú Quốc đang có dấu hiệu suy giảm về số lượng và chất lượng bởi hoạt
động đánh bắt và khai thác phục vụ các hoạt động du lịch quá mức.
=>> Với sự phát triển nhanh chóng của lượng khách du lịch hàng năm, các hoạt động
du lịch là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, mà trực
tiếp là tác động đến hệ sinh thái tự nhiên các khu bảo tồn thiên nhiên, các vùng nước
ven bờ bị thu hẹp,… đã làm cho môi trường biển đảo của địa phương đang có nguy
cơ đối mặt với sự phát triển thiếu bền vững.
2.2.2 Tình hình kinh doanh du lịch trong những năm gần đây
Theo thống kê, tổng lượt khách đến Phú Quốc tăng qua các năm. Năm 2018,
Phú Quốc đã đón 4.041.001 lượt khách du lịch tăng 36% so với cùng kỳ 2017, tổng
khách quốc tế là 536.458 người. Tỷ lệ tăng trưởng từ năm 2015 đến năm 2018 lên tới
141%, trong khi thủ phủ du lịch Đà Nẵng chỉ dừng ở mức 65%. Lượng khách du lịch
quốc tế tới Phú Quốc luôn giữ mức tăng trưởng đều đặn. Riêng trong 7 tháng đầu
năm đã có 450.000 khách quốc tế tới đảo Ngọc, tăng 56% so với cùng kỳ, mang về
doanh thu 4.800 tỷ đồng.
- Năm 2019, Phú Quốc đón được 5.106.665 lượt khách tham quan du lịch, tăng

26.9% so với cùng kỳ; trong đó khách quốc tế đạt 671.896 lượt, tăng 22.7% so với
cùng kỳ.
5


Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19, nhưng Phú Quốc vẫn đón
khoảng 2,9 triệu lượt khách trong 10 tháng đầu năm 2020 và cả năm vẫn đạt trên 3
triệu lượt khách, chủ yếu là khách trong nước. Dường như sau khi trải qua một kì
giãn cách xã hội khá dài khiến cho mọi người dân trên khắp mọi miền đất nước và cả
quốc tế cảm thấy vô cùng “ khao khát” được đi du lịch. Bởi thế, sau khi hết giãn cách
xã hội số lượng khách trong và ngoài nước đến với Phú Quốc trong 6 tháng đầu năm
2022 đã tăng đột biến. Trung bình mỗi ngày Phú Quốc đón khoảng 140 chuyến bay,
hơn 40 chuyến phà, tàu cao tốc đi và đến với hàng chục ngàn lượt khách du lịch đến
với hòn đảo xinh đẹp này khiến cho các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn, khu du
lịch vui chơi giải trí ln nằm trong tình trạng đơng khách. Đại diện lãnh đạo thành
phố Phú Quốc cho biết ngay sau khi du lịch tại Việt Nam được ‘mở cửa’ hồn tồn
thì trong 6 tháng đầu năm 2022 thì lượng khách du lịch đến với Phú Quốc ước tính
khoảng 1,4 triệu lượt trong đó lượng khách quốc tế đến với Phú Quốc là 46.200 lượt
và đạt hơn 70% kế hoạch năm. Doanh thu được ước tính là khoảng 2840 tỷ đồng,
tăng trên 46% so với cùng kỳ và đạt 42% kế hoạch năm. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng
nề từ đại dịch Covid 19 nhưng sự phát triển đồng bộ của du lịch nghỉ dưỡng, các điểm
hấp dẫn du lịch cùng hệ thống giao thông được đầu tư, phát triển đa dạng sẽ tạo nên
một năm 2022 bội thu cho Phú Quốc.
2.2.3 Nguồn nhân lực du lịch
Bên cạnh sự tăng trưởng cao về lượt du khách, thì Phú Quốc đang phải đối mặt
với sự thiếu hụt nghiêm trọng về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực du lịch. Do
đó, nhiều doanh nghiệp du lịch gặp khó khăn về tuyển dụng, đặc biệt trong sử dụng
lao động địa phương. Lao động địa phương chưa đủ khả năng tiếp nhận công việc
theo các yêu cầu về chuẩn nghiệp vụ, kĩ năng mà Tổng cục du lịch đề ra. Trong khi
đó mức lương tối thiểu để trả cho một lao động địa phương là tương đối cao so với

năng lực và trình độ thực tế của họ. Thậm chí là sau khi được tuyển dụng và được
đào tạo, nhân viên địa phương cũng không đủ năng lực để tiếp nhận kiến thức được
đào tạo. Trước tình hình đó, các doanh nghiệp phải tìm kiếm và tuyển dụng nhân viên
từ các tỉnh, thành phố, đặc biệt là những nhân viên quản lý cấp cao. Đôi khi những
nhân viên này sau khi tuyển dụng vẫn chưa đủ khả năng quản lý theo chuẩn khu vực
6


và quốc tế, nên doanh nghiệp phải đưa đi tu nghiệp ở nước ngồi một thời gian thì họ
mới có thể làm việc được.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển kinh
tế du lịch, tỉnh Kiên Giang đã tăng cường mở rộng các cơ sở đào tạo trung cấp, đào
tạo nghiệp vụ, kĩ năng cho các ngành bộ phận phục vụ nhà hàng, khách sạn. Nhưng
sau khi tốt nghiệp, các học viên không phục vụ trong lĩnh vực du lịch vì khơng xin
được việc do cơ sở du lịch không nhận hoặc năng lực chuyên môn không đáp ứng
theo như tiêu chuẩn của doanh nghiệp. Một nguyên nhân nữa là các chương trình đào
tạo còn thiếu định hướng dựa trên cơ sở yêu cầu chung về phát triển du lịch của Tỉnh,
đặc biệt là nhu cầu thực tiễn các loại hình nghiệp vụ, kĩ năng từ các đơn vị du lịch
cần. Vì vậy, Phú quốc cần có những chính sách thiết thực để nâng cao số lượng và
chất lượng nguồn nhân lực du lịch.
2.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
⚫ Về cơ sở lưu trú: Tính đến tháng 8 năm 2019, Phú Quốc có 726 cơ sở lưu trú
với 22.654 phịng. Trong đó có, 97 cơ sở được xếp hạng 1 sao, với 1.985 phòng;
49 cơ sở được xếp hạng 2 sao, với 1.754 phòng; 8 cơ sở được xếp hạng 3 sao, với
524 phòng; 9 cơ sở được xếp hạng 4 sao, với 1.218 phòng và 10 cơ sở được xếp
hạng 5 sao với 6.861 phòng; còn lại là nhà nghỉ và các loại hình cơ sở lưu trú
khác (Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, 2019). Ngồi ra, cịn nhiều khách sạn tiêu
chuẩn 4-5 sao cũng đang trong quá trình đưa vào hoạt động nhằm đảm bảo đáp
ứng nhu cầu của du khách.


Biểu đồ 1: Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch tại thành phố đảo Phú Quốc
(Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Kiên Giang, 2019)
7


Cùng với sự phát triển về số lượng du khách, cơ sở vật chất kỹ thuật phát triển
với tốc độ nhanh đạt 114,62% giai đoạn 2018 – 2020. Đây là kết quả của hoạt động
đầu tư của tất cả các thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trú và
ăn uống. Mặc dù các cơ sở kinh doanh lưu trú nhiều, song số lượng các cơ sở lưu trú
chủ yếu là có quy mơ nhỏ, phần lớn từ 10 đến 55 phịng, số khách sạn có quy mơ trên
150 phịng vẫn cịn hạn chế. Do đó, tại Phú Quốc có nhiều dự án khách sạn, resort
đang được đầu tư xây dựng. Nhiều cơ sở lưu trú ở huyện đảo đang mở rộng quy mơ,
tăng lượng phịng để phục vụ tốt hơn nhu cầu của du khách, đáp ứng yêu cầu của một
trung tâm du lịch, nghỉ dưỡng sinh thái chất lượng cao tầm cỡ khu vực và quốc tế.
⚫ Về cơ sở dịch vụ ăn uống: số lượng du khách tăng dẫn đến số lượng nhà hàng
tăng theo. Với lợi thế về tiềm năng tài nguyên biển nên sản phẩm của các nhà
hàng đa dạng, phong phú về các món ăn được chế biến từ thủy hải sản. Tuy nhiên,
số lượng chuyên gia, nghệ nhân trong lĩnh vực ăn uống cịn rất ít nên chưa tạo
được nhiều sản phẩm ẩm thực mang thương hiệu riêng. Nhìn chung, Phú Quốc
vẫn cịn thiếu những nhà hàng có chất lượng cao.
⚫ Về dịch vụ vui chơi giải trí: Nếu như đến Phú Quốc vào khoảng thời gian trước
đây, du khách sẽ cảm nhận nơi đây thật hoang sơ, đẹp đẽ với những bờ biển cát
trắng mịn cùng làn nước trong xanh. Nhưng nếu quay lại Phú Quốc vào những
năm gần đây, du khách sẽ bị choáng ngợp bởi tốc độ phát triển và thay đổi của
hịn đảo này. Khơng chỉ mê mẩn vẻ đẹp thiên nhiên của Phú Quốc, du khách khi
đến đây cũng sẽ vô cùng hào hứng, thích thú với các điểm đến, hoạt động do con
người tạo ra. Như tập đoàn Sun Group đầu tư khu vui chơi giải trí SunWorld Hịn
Thơm, tập đồn Vingroup đầu tư VinWonders, Vinpearl Phú Quốc, và mới nhất
là Vin United Center… Dịch vụ vui chơi giải trí được ưa chuộng nhất là du lịch
tham quan trên biển, tại các đảo kết hợp với câu cá, câu mực ban đêm, lặn ngắm

san hô…

8


Hình ảnh 2.1: Phú Quốc United Center
(Nguồn: Internet)

Hình ảnh 2.2: VinWonders
(Nguồn: Internet)
=>> Nhìn chung, các cơ sở dịch vụ vui chơi giải trí cịn ít về số lượng so với tốc
độ tăng của du khách và hạn chế về chất lượng so với nhu cầu. Do đó, Phú Quốc cần
khai thác những lợi thế để tổ chức các loại hình vui chơi giải trí đa dạng hơn nữa để
đáp ứng nhiều sự lựa chọn khác nhau khi khách tận hưởng kỳ nghỉ của mình ở hịn
Đảo Ngọc xinh đẹp này.
⚫ Về vận chuyển khách du lịch: các phương tiện vận chuyển bằng đường thuy,
đường hàng không và đường bộ đều được khai thác. Đối với vận chuyển bằng
đường hàng không, sân bay quốc tế Phú Quốc khai thác tốt các tuyến nội địa và
phát triển các tuyến quốc tế kết nối tới các thị trường trọng điểm như: Nga, Ý,
9


Campuchia, Quảng Châu (Trung Quốc),… Về vận chuyển đường biển, có hơn 40
phương tiện chở khách và 15 phương tiện tàu phà chở ơ tơ kết nối từ cảng Rạch
Gía hoặc Hà Tiên với huyện đảo Phú Quốc. Về vận chuyển đường bộ, các tuyến
đường đã và đang được chỉnh trang để đảm bảo đáp ứng nhu cầu vận tải khách
du lịch tham quan các khu, điểm du lịch, …
2.3 Tiềm năng phát triển du lịch ở Phú Quốc
Phú Quốc có đầy đủ các điều kiện để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Đảo Phú Quốc khơng chỉ có bờ biển đẹp mà còn độc đáo với những nghề truyền

thống của người dân nơi đây. Phú Quốc là vùng sản xuất Hồ tiêu nổi tiếng, nghề sản
xuất nước mắm và các trại nuôi cấy ngọc trai, hệ thống rừng nguyên sinh rộng lớn
với thổ nhưỡng phì nhiêu, nguồn nước ngọt dồi dào cùng nhiều bãi tắm đẹp. Đây là
tiềm năng rất lớn để Phú Quốc phát triển loại hình du lịch sinh thái biển kết hợp với
bảo tồn thiên nhiên và nghiên cứu khoa học.
2.3.1 Khu bảo tồn đa dạng sinh học biển đảo
Khu bảo tồn biển Phú Quốc gồm khu phía Đơng Bắc, Đơng Nam đảo Phú Quốc
và khu phía Nam quần đảo An Thới. Diện tích mặt nước của khu bảo tồn biển là
26.863,17 ha, trong đó vùng bảo vệ nghiêm ngặt 2.952,45 ha, vùng phục hồi sinh thái
rộng 13.952,95 ha và vùng phát triển 10.317,77 ha. Ở Bắc đảo là vùng có thảm cỏ
biển rộng lớn thuộc 2 xã Hàm Ninh và Bãi Thơm.
Vùng biển Phú Quốc được đánh giá là ngư trường giàu với tổng trữ lượng cá
phân bổ ước tính đạt 464.000 tấn. Trong đó trữ lượng nổi chiếm 51% khoảng 239.000
tấn, cá đáy và cá rạn san hô chiếm 49% khoảng 255.000 tấn. Ngồi nhóm cá vùng
biển hải sản Phú Quốc cịn chứa đựng nhiều nhóm hải sản có giá trị khác như: tơm,
mực, ghẹ, ngọc trai, sị lơng, nghêu lụa, bạch tuột, hải sâm,… hàng năm được khai
thác với sản lượng lớn tạo nguồn thu nhập và công ăn việc làm cho người dân trên
đảo và các khu vực lân cận.
2.3.2 Tài nguyên biển Phú Quốc
Rừng hệ sinh thái san hô qua ghi nhận, Phú Quốc có 252 lồi thuộc 49 giống
và 14 họ san hô cứng, 19 loại san hô mềm với tổng diện tích là 473,9 ha, phân bố chủ
10


yếu tập trung quanh các đảo ở phía nam quần đảo An Thới với diện tích 362,2 ha
chiếm 76% tổng diện tích.
Phú Quốc là một trong 2 địa phương tại Việt Nam có thảm cỏ biển, tại đây ghi
nhận có 9 lồi cỏ biển phân bố ở phía Đơng đảo, một ít ở Bắc và Nam đảo so với tổng
diện tích 10.600 ha.
2.3.3 Tiềm năng du lịch sinh thái của Phú Quốc

Quần đảo Phú Quốc gồm 22 đảo lớn nhỏ, với diện tích 550km2, trong đó đất
rừng chiếm 62% tổng diện tích và trải dài trên 90 ngọn núi, nơi xuất phát của một số
con sông quan trọng, bắt nguồn từ dãy Hàm Ninh như Rạch Chàm, Rạch Cai Lạp,
Rạch Hàm Ninh, sông cửa Cạn, sông Dương Đông… với nhiều cảnh quan đẹp, tạo
sự khác biệt giữa đảo Phú Quốc với các đảo ở khu vực lân cận. Phú Quốc cịn là nơi
có rất nhiều thắng cảnh thiên nhiên đẹp như Bãi Thơm, Bãi Khem, suối Đá Bàng,
suối Tranh… Đặc biệt Bãi Dài đứng đầu danh sách các bãi biên tiềm ẩn được hãng
thông tấn cũng như du khách nước ngồi đánh giá và bình chọn top 5 bãi biển đẹp
nhất thế giới. Ngoài sản phẩm du lịch sinh thái tự nhiên, thì cảnh quan sinh thái về
Văn hóa ở Phú Quốc rất phong phú như: làng chài, làng nước mắm, các cơ sở nuôi
cấy ngọc trai, canh tác vườn tiêu, nhà tù Phú Quốc.

11


3.GIẢI PHÁP
3.1 Bảo vệ mơi trường biển
Có thể nhận thấy, hàng ngày con người thải ra một lượng rác rất lớn gây ảnh
hưởng khơng nhỏ tới sự n bình của biển cả. Tại khu du lịch biển Phú Quốc, công
tác vệ sinh môi trường chưa được quan tâm một cách thường xuyên, triệt để. Rác thải
chưa được thu gom, xử lý đúng quy trình, dẫn tới tình trạng ơ nhiễm môi trường, nhất
là tại một số bãi tắm ven bờ, gần khu dân cư, nhà hàng, khách sạn… Hệ thống xử lý
nước thải chưa được đồng bộ, cho nên nguồn nước thải tại các khu vực này chủ yếu
được xả thẳng ra biển… Hơn nữa, ý thức về bảo vệ môi trường biển của du khách
chưa cao, luôn xảy ra tình trạng vứt rác, vứt thức ăn, đồ uống thừa bừa bãi trên các
bãi tắm. Trong khi đó, phần lớn rác thải sinh hoạt chưa được xử lý, nếu có xử lý chỉ
bằng phương pháp chơn lấp là chính. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh
quan, môi trường tự nhiên và chất lượng nguồn nước.
Vì vậy, để khắc phục tình trạng này, cần đưa ra các giải pháp:
- Nâng cao hơn nữa ý thức bảo vệ môi trường biển và nhận thức đúng đắn tầm

quan trọng của việc bảo vệ môi trường đối với cuộc sống và sức khỏe của con người.
- Các cơ sở dịch vụ du lịch phải hoàn thiện xử lý nước thải trước khi đưa vào hệ
thống thải chung của thành phố. Các đơn vị phải có thùng rác, nắp đậy phân loại chất
thải rắn.
- Đề ra những kế hoạch, chiến lược phù hợp với tình hình thực trạng để vừa có
thể tiến hành quy hoạch du lịch vừa đảm bảo không hao hụt nguồn tài nguyên thiên
nhiên vốn có.
- Tạo điều kiện cho các công ty tổ chức các sản phẩm du lịch xanh, các tour
chuyên đề với mục tiêu kết hợp du lịch với hoạt động bảo vệ mơi trường. Trong đó,
du khách giữ vai trị chủ đạo đóng góp vào hoạt động bảo vệ môi trường bằng những
việc làm thiết thực như trồng cây gây rừng, nhặt rác trên bãi biển, phát túi nilon tự
hủy.
- Quy định trách nhiệm bảo vệ mơi trường cho các cá nhân, tổ chức trong q
trình kinh doanh dịch vụ du lịch bằng cách xây dựng quy chế xử phạt đối với các
hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường.

12


3.2 Phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
- Lập kế hoạch chi tiết về nhu cầu phát triển cơ sở lưu trú theo hạng sao và địa
bàn làm cơ sở đầu tư, nâng cấp, cải tạo phát triển hệ thống cơ sở lưu trú đạt mục tiêu
về số lượng, đảm bảo từng bước hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.
- Khuyến khích đầu tư phát triển các cơ sở lưu trú du lịch gần gũi với thiên nhiên
phục vụ loại hình du lịch sinh thái.
- Thực hiện hiện đại hóa hệ thống cơ sở lưu trú. Đa dạng hóa các loại hình dịch
vụ, đảm bảo hệ thống cơ sở lưu trú đầy đủ tiện nghi. Đổi mới phương thức và phong
cách phục vụ, nâng cao công nghệ phục vụ. Liên tục đào tạo nghiệp vụ kĩ năng theo
chuẩn nghề du lịch, nâng cao khả năng ngoại ngữ cho lao động trong cơ sở lưu trú và
nhà hàng.

- Xây dựng chuẩn hóa dần các phương tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch
đảm bảo chất lượng, có sự quản lý theo hệ thống.
- Hoàn thiện hệ thống cơ sở phục vụ hội nghị, hội thảo, thể thao, giải trí tại địa
bàn phù hợp, đảm bảo yêu cầu về chất lượng phục vụ du lịch cao cấp.
3.3 Đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch ở Phú Quốc còn hạn chế về mặt chất
lượng cũng như số lượng, đặc biệt là đội ngũ lao động chất lượng cao. Muốn phát
triển du lịch bền vững ở Phú Quốc cần phải có những chính sách cụ thể để đào tạo,
thu hút, nâng cao chất lượng lao động như:
- Tiến hành thực hiện chương trình đào tạo lại lao động trong ngành du lịch ở
các cấp trình độ khác nhau. Các lớp đào tạo ngắn hạn theo chương trình được tổ chức
định kì phục vụ mọi đối tượng lao động để trở nên chuyên nghiệp và phù hợp hơn.
- Tăng cường hợp tác trao đổi kinh nghiệm nghiệp vụ thông qua các chuyến
công tác, khảo sát và tham gia hội nghị, hội thảo khoa học ở các địa phương trong
nước và các nước có ngành du lịch phát triển. Hàng năm cần tổ chức thi tay nghề để
nâng bậc lương xứng đáng cho những người có kỹ thuật cao nhằm tạo sự thi đua phục
vụ khách ngày càng tốt hơn. Đồng thời cần đưa ra yêu cầu về trình độ ngoại ngữ cho
từng đối tượng lao động, giúp họ nhận thấy cần phải cố gắng học ngoại ngữ mới có
thể cơng tác lâu dài trong ngành du lịch.
13


- Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch ở Phú Quốc là khá lớn. Để
phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch trong giai đoạn mới,
ngành du lịch nên phối hợp các ban, ngành liên quan triển khai thực hiện một số giải
pháp. Trước mắt cần hồn thiện hệ thống chính sách, cơ chế quản lý và hỗ trợ phát
triển nguồn nhân lực du lịch bao gồm: xây dựng, ban hành và bổ sung các văn bản
quy phạm pháp luật, quy định về đào tạo du lịch liên quan trực tiếp đến cơ sở đào tạo,
hình thức đào tạo du lịch, đội ngũ giảng viên, đào tạo viên, hợp tác quốc tế, tuyển
dụng và sử dụng lao động du lịch,… Qua đó, ngành cũng cần xây dựng, ban hành

tiêu chuẩn chức danh quản lý và nghiệp vụ làm cơ sở cho việc đào tạo, sử dụng nhân
lực phù hợp với yêu cầu phát triển du lịch và yêu cầu của quá trình hội nhập quốc tế.
- Một trong các yêu cầu cấp thiết là phát triển và tăng cường năng lực cho các
cơ sở đào tạo du lịch, trong đó đầu tư xây dựng một số cơ sở đào tạo tại địa phương.
Nâng cấp, đầu tư trang thiết bị cho các cơ sở đào tạo hiện có, bảo đảm gắn giữa học
lý thuyết với thực hành nghề nghiệp, xây dựng khung chương trình đào tạo du lịch
khoa học, hợp lý. Đội ngũ giảng viên khơng ngừng được nâng cao trình độ và phát
triển chuyên sâu thông qua đào tạo mới, đào tạo lại và bồi dưỡng, đồng thời ln tìm
cách và có cơ chế nhằm thu hút giảng viên có kinh nghiệm thực tế. Phối hợp chặt chẽ
giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp để gắn liền đào tạo với sử dụng, nâng cao năng
lực, trình độ của đội ngũ giảng viên. Mặt khác, các cơ sở đào tạo du lịch nên nhanh
chóng thiết lập và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về phát triển nguồn nhân lực, ứng
dụng công nghệ thông tin, phương tiện kỹ thuật hiện đại cả về máy móc thiết bị, phần
mềm quản lý và cả con người vận hành. Bên cạnh đó phải mở rộng quan hệ hợp tác
quốc tế trong việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thông qua hợp tác đào tạo,
nghiên cứu học tập trao đổi kinh nghiệm và phối hợp hiệu quả với các dự án đào tạo
của nước ngồi.
=>> Có thể nói, phát triển nguồn nhân lực vừa có tính cấp bách, vừa mang ý
nghĩa chiến lược và cũng là vấn đề có ý nghĩa hết sức quan trọng, phải đặt lên vị trí
hàng đầu trong quá trình phát triển của du lịch Phú Quốc.
3.4 Mơi trường du lịch
Để bảo vệ tốt tài nguyên và môi trường du lịch Phú Quốc, cần thiết phải có một
số giải pháp nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực từ du lịch tới môi trường, hạn
14


chế những áp lực từ môi trường đến hoạt động du lịch. Đối với quy hoach tổng thể
phát triển du lịch tồn tỉnh, những giải pháp này chỉ mang tính định hướng, nguyên
tắc làm tiền đề cho công tác đánh giá tác động môi trường trong quy hoạch cụ thể
từng khu điểm du lịch. Một số giải pháp chủ yếu như:

- Có chính sách về đầu tư và phát triển thị trường trọng điểm đã xác định, tạo
điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển các hoạt động du lịch tại các cụm và cần có những
quy định cụ thể dành cho việc phục hồi và bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch
với việc bảo vệ tài nguyên môi trường, tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức
cho cộng đồng dân cư và khách du lịch.
- Các chương trình dự án phát triển du lịch tại các điểm, khu, cụm cần được cân
nhắc hợp lý, đặc biệt phải đánh giá tác động về môi trường trước mắt cũng như lâu
dài theo quy định của pháp luật yêu cầu bảo vệ môi trường chung.
=>> Để môi trường hoạt động du lịch phát triển bền vững cũng như kích thích
các ngành kinh tế khác phát triển, đảm bảo lợi ích lâu dài cho cộng đồng dân cư thì
việc áp dụng đan xen, lồng ghép các giải pháp cũng như các biện pháp của ngành du
lịch với các cấp các ngành là vô cùng quan trọng, việc giữ gìn mơi trường tài ngun
chỉ có ý nghĩa thiết thực khi các đối tượng kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư
xem đó là nhiệm vụ của mình.

15


4. KẾT LUẬN
Sự phát triển điểm đến của ngành du lịch góp phần phát triển kinh tế địa phương,
tạo sự bình đẳng xã hội, bảo vệ tài nguyên tự nhiên và môi trường sinh thái, làm cho
đời sống vật chất và tinh thần của con người ngày càng cải thiện hơn. Bằng sức sáng
tạo và tài năng của con người đã tạo nên nhiều điểm du lịch vô cùng hấp dẫn, lôi cuốn
được nhiều khách thăm quan. Và Phú Quốc chưa bao giờ làm khách du lịch thất vọng
với các loại hình du lịch phong phú đa dạng, mang đậm bản sắc dân tộc.
Hy vọng rằng thông qua đề tài này chúng em mong muốn góp thêm một phần
nhỏ để có thể giúp Phú Quốc trở thành một điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong
nước và đặc biệt là du khách quốc tế. Hơn nữa, làm cho du lịch của Phú Quốc nói
riêng và du lịch của cả nước nói chung sẽ ngày càng phát triển hơn, vươn tầm châu

lục và được thế giới công nhận nhiều hơn.

16


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Xuân Lam. (2021). Tìm giải pháp thúc đẩy, phát triển du lịch Phú Quốc trong
tình hình mới. Truy cập ngày 21/07/2022 tại: />2. Hà Thái. (2019). Một số vấn đề trong phát triển du lịch bền vững đảo Phú
Quốc, Kiên Giang. Truy cập ngày 22/07/2022 tại: />3. Lê Huy Hải. (2022). Khách du lịch đến Phú Quốc trong tháng 6 tăng đột biến
| Điểm đến. Truy cập ngày 26/07/2022 tại: />4. Lam Phương. (2017). Phú Quốc – điểm đến hấp dẫn của du khách và các
nhà đầu tư. Truy cập ngày 27/07/2022 tại:
/>5. Trần Thanh Thảo Uyên. (2019). Phát triển bền vững du lịch sinh thái đảo Phú
Quốc. Truy cập ngày 24/07/2022 tại: />
v



×