Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Đà Lạt phân tích, đánh giá, kiến nghị về tình hình hoạt động du lịch dịch vụ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.61 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KHOA DU LỊCH
Ngành Quản trị Khách sạn

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
XÃ HỘI DU LỊCH HỌC

Đề tài: Chọn một điểm đến du lịch ĐÃ VÀ ĐANG PHÁT TRIỂN để tiến
hành phân tích, đánh giá, kiến nghị về tình hình hoạt động du lịch/ dịch vụ tại
nơi đó.
GV phụ trách: ThS. LÊ MỸ TRANG
LỚP: 213_DDL0140_07
NHĨM: CUCAITRANG

Thành phố Hồ Chí Minh,Ngày 30 Tháng 7 năm 2022



BẢNG ĐÁNH GIÁ (%) ĐĨNG GĨP CỦA NHĨM
STT

Họ tên

MSSV

Đóng góp

Ghi chú

(%)


1

Nguyễn Hạnh Thơng

197KS25141

100%

Nhóm Trưởng

2

Nguyễn Thị Thùy Dương

197KS12247

100%

Nhóm Phó

3

Hồng Nguyễn Quế Trân

197KS33346

100%

4


Chiêu Nhuận Trí

197KS25215

100%

5

Phan Ngọc Hồng Nhung

197KS33177

100%

6

Trần Vân Nhi

197KS33170

100%

7

Phạm Thị Liễu

197KS12476

100%


8

Võ Thị Tuyết Mai

197KS12526

100%

9

Trần Ngọc Thảo Nguyên

197KS33145

100%

10

Trần Thị Tuyết Nhung

197KS25016

100%


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .............................................................. 1

1.1 Giới thiệu về Đà Lạt................................................................................. 1
1.2 Lý do chọn điểm đến................................................................................ 2
1.3 Đặt vấn đề ................................................................................................ 2
1.4 Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG .......................................................................... 4
2.1 Giới thiệu khái quát về điểm đến ............................................................. 4
2.2 Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu. .................................................. 4
2.2.1 Thực trạng. ......................................................................................... 4
2.2.2 Sự ảnh hưởng đến môi trường và con người. .................................... 6
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP................................................................................. 9
3.1 Giải pháp để phát huy điểm mạnh. .......................................................... 9
3.2 Khắc phục điểm hạn chế. ......................................................................... 9
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 12
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 14


CHƯƠNG 1: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Giới thiệu về Đà Lạt
Đà Lạt- thành phố ngàn hoa thuộc huyện Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm
Viên, thuộc vùng Tây Nguyên. Ẩn mình trong cao nguyên Lang Biang, Đà Lạt được
bao bọc bởi núi non hùng vĩ, rừng thông bạc ngàn. Trái ngược với sự ngột ngạt và
đông đúc của những đơ thị lớn như Sài Gịn và Hà Nội, Đà Lạt lúc nào cũng quyến
rũ bởi cuộc sống bình yên, chậm rãi. Với khí hậu mát mẻ và trong lành, Đà Lạt mang
đến sự thoải mái, bình yên, thơ mộng đối với bất cứ ai có dịp ghé tham quan thành
phố mộng mơ. Hơn thế nữa, sở hữu vị trí địa lý đắc địa, tuyệt đẹp nên có thể cảm
nhận được rõ rệt sự thay đổi bốn mùa trong một ngày: xuân – hạ - thu – đông. Cảnh
sắc thiên nhiên tươi đẹp, trăm hoa đua nhau khoe sắc, nở rộ quanh năm. Khơng những
nổi bật về khí hậu, vị trí địa lý, bản sắc văn hố của các dân tộc tại vùng đất này mà
Đà Lạt còn được biết về những lối kiến trúc, các cơng trình tuy cổ kính mà sang trọng,

mang đậm nét Châu Âu. Du khách khi đến với Đà Lạt còn được thu hút bởi những
sản phẩm được kết tinh tại vùng đất Bazan màu mỡ này. Những khu vườn trái cây
chín mọng hay những vườn rau, trang trại bị sữa với quy mơ lớn, chuyên nghiệp hay
thưởng thức, nhâm nhi mỗi tách trà, hay vị đắng mà thơm của cà phê cao nguyên
mang đến những trải nghiệm khó qn. Địa hình lịng chảo với nhiều đồi núi, hồ,
thác,.. đã tạo nên cảnh quan núi non hào hùng đắm say lịng người, rất thích hợp để
phát triển du lịch. Một số địa điểm tham quan du lịch nổi tiếng như thác Datanla, hồ
Xuân Hương, thác Prenn, thác Cam Ly, … Không gian mát lành và con người ở thành
phố sương mù chắc chắn sẽ mang đến một sức hút khó cưỡng đối với khách du lịch.
Bên cạnh đó, Đà Lạt có thể nói là thiên đường của những món nóng bốc khói. Tại
đây có hàng ngàn món ăn từ bình dân đến cao cấp để du khách thưởng thức. Từ những
món ăn nướng trên bếp than như: ngô, khoai, bánh tráng, gà xiên que,… cho tới những
nồi lẩu nghi ngút khói, mùi hải sản thơm phức. Những loại mứt trái cây như mứt dâu,
hồng khô, nho khơ, mứt bí, mứt khoai hay các loại nước hoa quả ép còn tươi mới sẽ
thổi hồn cho nền ẩm thực độc đáo của Đà Lạt.

1


1.2 Lý do chọn điểm đến
Việc tiến hành phân tích, đánh giá, kiến nghị về tình hình hoạt động du lịch kịp
thời là vơ cùng cần thiết vì nó ảnh hưởng đến phương hướng hoạt động của những
ngành du lịch ở nơi đó mà cịn ảnh hưởng đến những ngành nghề liên quan, con người
và cuộc sống nơi đó. Cùng với sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam thì trên khắp
cả nước, ở mỗi tỉnh thành cũng có nhiều điểm du lịch khác được đầu tư phát triển khá
mạnh, dần tạo được thương hiệu trên thị trường du lịch trong nước. Địa điểm du lịch
nhóm chọn để nghiên cứu là Đà Lạt- một trong những thành phố đã và đang phát triển
du lịch vơ cùng mạnh mẽ. Lí do chọn đề tài này vì đây là thành phố du lịch phát triển
mạnh, với nhiều lợi thế và tiềm năng như khơng khí trong lành kết hợp với thời tiết
se lạnh; nhiều địa điểm tham quan hấp dẫn, đa dạng về thắng cảnh thiên nhiên và kiến

trúc; giá cả của các dịch vụ du lịch và trải nghiệm rẻ; người dân địa phương thân
thiện, hiếu khách, thật thà, chân thật.

Tuy nhiên, trong những năm gần đây du lịch Đà Lạt gặp phải nhiều vấn đề làm
cho hình ảnh Đà Lạt trong mắt du khách bị biến chất, cũng như ảnh hưởng đến
cuộc sống, cảnh quan của người dân nơi đây vì nhiều lí do chủ quan lẫn khách
quan, nhiều sự tác động từ bên trong lẫn bên ngoài. Với mong muốn duy trì và bảo
vự một địa điểm du lịch quý báu như Đà Lạt để tiến hành phân tích, đánh giá, kiến
nghị về tình hình hoạt động du lịch và dịch vụ tại nơi đây.
1.3 Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của ngành du lịch Việt Nam, trong thời gian
qua ngành du lịch Đà Lạt - Lâm Đồng có những chuyển biến và phát triển tích cực
trên nhiều mặt. Du Lịch Đà Lạt là một ngành kinh tế đã có đóng góp quan trọng vào
phát triển kinh tế_xã hội của tính, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản phẩm trên địa
bàn tỉnh. Thương hiệu Du lịch Đà Lạt tiếp tục được khẳng định trong nước và quốc
tế, năm nay Thành phố được trao tặng giải thưởng “Thành phố Du lịch sạch ASEAN
2022” tại Diễn dàn Du Lịch Đông Nam Á 2022 (ATF-2022). Thành phố Đà Lạt là
một trong những vùng trọng điểm về du lịch cũng tỉnh Lâm Đồng, đã trở thành một
điểm đến du lịch nổi tiếng trong và ngoài nước của ngành du lịch tỉnh. Sau một thời
gian bị ngưng trệ, đóng băng do đại dịch Covid 19, mặc dù còn tồn tại những thách
2


thức do ảnh hưởng hưởng của dịch ngành du lịch Đà Lạt_ Lâm Đồng có những dấu
hiệu phục hồi mạnh mẽ để mở cửa hoạt động đón khách du lịch trở lại. Theo thống
kê từ 6 tháng đầu năm 2022, Đà Lạt đón tổng lượt khách đến tham quan và nghỉ
dưỡng ước đạt 2,8 triệu lượt, tăng 56,2% so cùng kỳ năm 2021. Trong đó khách nội
địa ước đạt trên 2,7 triệu lượt, tăng 56,1% so cùng kỳ năm 2021, khách quốc tế ước
đạt 22.500 lượt, tăng 59%. Hiện toàn Thành phố có 2.174 cơ sở lưu trú du lịch với
28.515 phịng, trong đó có 877 cơ sở lưu trú đạt tiêu chuẩn gắn sao (chiếm 40,3%

tổng số cơ sở lưu trú).Từ số liệu thống kê cho thấy khi nhu cầu đi du lịch Đà Lạt ngày
càng nhiều kéo theo sự xuất hiện của các dự án quy hoạch du lịch nơi đây.
1.4 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu đề ra nhằm tập trung lãnh đạo và nâng cao chất lượng hiệu quả cho
công tác quy hoạch. Các đồ án quy hoạch đều được khai thác tối đa đảm bảo sự
thống nhất và đồng bộ nhằm mục đích phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị,
nông thôn, phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa - thể thao, dịch vụ - du lịch, giáo
dục - đào tạo, nông nghiệp... của thành phố theo định hướng quy hoạch của tỉnh
Lâm Đồng, quy hoạch chung của thành phố Đà Lạt và các vùng phụ cận cũng như
tiêu chí của đơ thị loại I. Quy hoạch du lịch sẽ mang lại nhiều lợi ích cho thành
phố Đà Lạt về sự phát triễn về kinh tế, du lịch và đời sống của người dân được cải
thiện. Xây dựng được nhiều cơ sở dịch vụ để đáp ứng cho nhu cầu sử dụng của du
khách hiện nay. Nhưng bên cạnh đó việc quy hoạch quá mức này cũng gây ra
nhiều tiêu cực ảnh hưởng tới đời sống của người dân như: gây mất an toàn, an
ninh cho người dân cũng như du khách khi đến tham quan, làm mất đi giá trị văn
hóa truyền thống vốn có của người dân Đà Lạt. Song song với đó thì mơi trường
cũng bị ảnh hưởng nghiệm trọng gây ra tình trạng sạt lỡ đất và làm mất đi mỹ quan
của hệ sinh thái tại Đà Lạt. Quy hoạch quá mức còn làm mất đi thuần phong mỹ
tục cũng như làm giảm đi chất lượng dịch vụ của du khách và cư dân địa phương.
Nghiên cứu sé giúp chúng ta tìm ra những tích cực và tiêu cực về quy hoạch du
lịch để từ đó đưa ra được những giải pháp giúp Đà Lạt phát triển bền vững hơn.

3


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG
2.1 Giới thiệu khái quát về điểm đến
Đà Lạt - thành phố ngàn hoa thuộc huyện Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm
Viên, thuộc vùng Tây Nguyên. Ẩn mình trong cao nguyên Lang Biang, Đà Lạt được

bao bọc bởi núi non hùng vĩ, rừng thông bạc ngàn. Với khí hậu mát mẻ và trong lành,
Đà Lạt mang đến sự thoải mái, bình yên, thơ mộng đối với bất cứ ai có dịp ghé tham
quan thành phố mộng mơ. Hơn thế nữa, sở hữu vị trí địa lý đắc địa, tuyệt đẹp nên có
thể cảm nhận được rõ rệt sự thay đổi bốn mùa trong một ngày: xuân – hạ - thu – đông.
Cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, trăm hoa đua nhau khoe sắc, nở rộ quanh năm. Khơng
những nổi bật về khí hậu, vị trí địa lý, bản sắc văn hoá của các dân tộc tại vùng đất
này mà Đà Lạt còn được biết về những lối kiến trúc, các cơng trình tuy cổ kính mà
sang trọng, mang đậm nét Châu Âu. Du khách khi đến với Đà Lạt còn được thu hút
bởi những sản phẩm được kết tinh tại vùng đất Bazan màu mỡ này. Những khu vườn
trái cây chín mọng hay những vườn rau, trang trại bị sữa với quy mơ lớn, chun
nghiệp hay thưởng thức, nhâm nhi mỗi tách trà, hay vị đắng mà thơm của cà phê cao
nguyên mang đến những trải nghiệm khó qn. Địa hình lịng chảo với nhiều đồi núi,
hồ, thác, ... đã tạo nên cảnh quan núi non hào hùng đắm say lịng người, rất thích hợp
để phát triển du lịch. Không gian mát lành và con người ở thành phố sương mù chắc
chắn sẽ mang đến một sức hút khó cưỡng đối với khách du lịch.
2.2 Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu.
2.2.1 Thực trạng.
Là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều tài nguyên du lịch vô cùng phong
phú, du lịch tại Đà Lạt được xem là ngành kinh tế mũi nhọn của toàn tỉnh. Địa phương
đã thực hiện nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển du lịch một cách bền vững.
Sản phẩm du lịch từ đó cũng trở nên đa dạng và chất lượng dịch vụ được tập trung
nâng cao. Đà Lạt dần trở thành điểm đến thu hút với cả du khách nội địa và quốc tế.
Ở giai đoạn 2016 - 2019, tổng doanh thu từ khách du lịch đến Đà Lạt đạt 52.164 tỷ
đồng, chiếm 2% doanh thu từ hoạt động du lịch của cả nước (theo Tổng hợp kết quả
thực hiện các chỉ tiêu nghị quyết 07 07-NQ/TU ngày 16/11/2016 của Tỉnh ủy Lâm
Đồng về phát triển du lịch chất lượng cao giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm
4


2025 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng). Chính sự phát triển một cách nhanh chóng mà Đà

Lạt mang lại cho nền kinh tế du lịch. Từ đó thu hút được một lượng lớn các đơn vị
doanh nghiệp đẩy mạnh khai thác và phát triển tại đây. Dễ dàng thấy được sự thay
đổi của Đà Lạt qua từng giai đoạn khác nhau. Ngày nay, Đà Lạt mọc lên dày đặt các
cơ sở lưu trú như homestay, khách sạn, ... và nhiều địa điểm vui chơi, ẩm thực cũng
được mở ra hàng loạt như các quán nước, nhà hàng, ... Những sự khai thác từ những
doanh nghiệp khơng dừng lại ở đó mà ngày càng thu hút được nhiều đơn vị hơn.
Chính vì vậy, hình ảnh một Đà Lạt nên thơ với nhiều đồi núi đang dần bị mất đi mà
thay vào đó là hàng loạt những địa điểm lưu trú, cơ sở kinh doanh đang dần chiếm đi
diện tích tại nơi đây. Đây được xem là một trong những bước tiến về nền kinh tế du
lịch tại địa phương. Nhưng không thể khơng nhắc đến hình ảnh Đà Lạt đang dần mất
đi sự tự nhiên mà thiên nhiên ưu đãi. Những nhà phố được xây dựng liền kề và tràn
lan ở khắp nơi từ trung tâm đến khu vực ngồi ơ thành phố đã chiếm các vị trí mặt
tiền đường chính. Nét tự nhiên của rừng thông, của đồi núi mà Đà Lạt vốn có đang
dần bị biến mất mà thay thế bằng các cơ sở lưu trú, kinh doanh. Đây là những dấu
hiệu cho thấy một “Đà Lạt công nghiệp” đang được hình thành và ảnh hưởng trực
tiếp đến mơi trường và con người tại đây.
Vấn đề quy hoạch du lịch quá mức làm mất đi vẻ tự nhiên mà thiên nhiên ưu đãi cho
Đà Lạt và những ảnh hưởng của mơi trường sống tại đây cũng được nhìn nhận từ
nhiều khía cạnh khác nhau và vấn đề nào cũng mang đến hai mặt ưu nhược điểm. Đối
với những doanh nghiệp đang đầu tư tại đây chính là một trong những sự đầu tư mang
đến một lợi nhuận tích cực vì đây là một trong những địa điểm nổi bật thu hút mọi
đối tượng khách hàng. Xây dựng cơ sở kinh doanh nào cũng sẽ khơng cịn q kén
chọn du khách vì tại đây vẫn ln là một nơi được lựa chọn hàng đầu từ giới trẻ, gia
đình hay du khách nghỉ dưỡng. Với nhiều cơ sở kinh doanh từ đó cũng mang đến
được nhiều sự lựa chọn cho du khách khi đến đây với nhiều phân khúc thị trường
khác nhau. Là một điểm du lịch với nhiều đối tượng khách hàng, do vậy doanh nghiệp
cũng dễ dàng lựa chọn được hướng kinh doanh và xác định mục tiêu để tập trung phát
triển. Có lẽ đây là lý do thu hút được một lượng lớn những nhà đầu tư đổ về đây để
khởi nghiệp. Nhìn lượng khách mỗi năm Đà Lạt đạt được cũng như sự quá tải trong
5



các dịp lễ tết cũng thể thấy mức cầu của du khách vẫn còn rất cao để các nhà cung có
thể phát triển nhiều hơn để cân bằng cung cầu mỗi năm.
2.2.2 Sự ảnh hưởng đến môi trường và con người.
Con người:
Sự phát triển của quy hoạch du lịch ở Đà Lạt đã có nhiều những tác động đối
với cuộc sống của người dân địa phương cũng như khách du lịch đến đây.
Về mặt tích cực, việc du lịch phát triển đã dẫn đến sự xuất hiện của nhiều cơ sở kinh
doanh ăn uống, lưu trú, cơ sở vui chơi giải trí, ... Điều này giúp cho thành phố Đà Lạt
nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung giải quyết được vấn đề việc làm cho người
dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương này. Theo thống kê của Tạp chí
Cộng sản, cho đến tháng 1 năm 2021, số lượng lao động trực tiếp phục vụ ngành du
lịch đạt khoảng 13000 lao động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Không những vậy, sự
phát triển trong quy hoạch du lịch còn tạo ra việc làm của nhiều những ngành liên
quan đến du lịch như giao thông vận tải. Đối với du khách, việc xây thêm nhiều những
dịch vụ du lịch sẽ giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ. Bên cạnh đó, nó cũng giúp
giải quyết tình trạng quá tải, nhất là trong những dịp Lễ.
Có thể nói, đối với người dân địa phương thì sự phát triển này là con dao hai lưỡi vì
nó có thể gây ra nhiều hệ quả xấu đối với cuộc sống người dân địa phương và khách
đến du lịch. Sự phát triển của du lịch nó cũng sẽ kéo theo sự bất ổn trong vấn đề an
ninh trật tự, ảnh hưởng đến sự an toàn của người dân cũng như du khách. Không
những thế, quy hoạch ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người dân địa phương.
Cụ thể hơn cùng sự phát triển đô thị, sự gia tăng lượng khách đến du lịch ngày càng
cao khiến cho đô thị Đà Lạt cũng gặp phải tình cảnh “kẹt xe, ùn tắc giao thông”, ảnh
hưởng đến giao thông nơi đây.

6



Môi trường:
▪ Tác động đối với môi trường tự nhiên:
Việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch đã làm
thay đổi địa hình, làm ảnh hưởng và mất dấu vết địa chất. Ngoài ra, làm tăng sức ép
lên quỹ đất, đặc biệt khu vực các khu đô thị lớn, làm tăng nguy cơ xói mịn đất, sa
mạc hóa làm phá vỡ cảnh quan.
Ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nước kể cả nước mặn và nước ngầm do việc
sử dụng nước cho sinh hoạt, nước cho các hoạt động du lịch, quá tải trong xử lý xả
thải, đặc biệt thời mùa du lịch.
Gây ra ô nhiễm phong cảnh do khách sạn nhà hàng có kiến trúc xấu xí thơ kệch,
vật liệu ốp lát khơng phù hợp, bố trí các dịch vụ thiếu khoa học, sử dụng quá nhiều
phương tiện quảng cáo nhất là các phương tiện xấu xí, dây điện, cột điện tràn lan, bảo
dưỡng kém đối với các cơng trình xây dựng và cảnh quan. Phát triển du lịch hỗn độn,
pha tạp, lộn xộn là một trong những hoạt động gây suy thối mơi trường tệ hại nhất.
Làm nhiễu loạn sinh thái do việc phát triển hoạt động du lịch thiếu kiểm sốt có
thể tác động lên đất (xói mịn, trượt lở), làm biến động các nơi cư trú, đe dọa các loài
động thực vật hoang dại (tiếng ồn, săn bắt, cung ứng thịt thú rừng, thú nhồi bông, côn
trùng...).
Hiện tượng xói mịn, sạt lỡ xảy ra thường xun, tài ngun rừng bị khai thác
bừa bãi để lấy gỗ cung cấp cho nhu cầu xây dựng, dân dụng hoặc tạo nguồn củi đốt
để sản xuất gạch, ngói thủ cơng.
Các khu trung tâm đơ thị có mật độ xây dựng dày đặc, xây dựng nhiều nhà cao
tầng làm cho khơng khí ngày càng thêm ngột ngạt, oi bức và bụi bặm, bởi thành phố
thiếu vắng các khoảng không gian cần thiết tràn ngập ánh sáng mặt trời và độ trong
lành của thiên nhiên từ các mảng cây xanh, công viên và mặt nước gây ra hiện tượng
ơ nhiễm mơi trường khơng khí, góp phần làm biến đổi khí hậu khu vực và tồn cầu.
Những khu dân cư đơng đúc thải ra những chất thải rắn hoặc nước thải công
cộng làm ô nhiễm đến khơng khí, mơi trường và nguồn nước sạch của thiên nhiên,
tạo ra những mối hiểm họa đe dọa cuộc sống hàng ngày và sự an sinh của cộng đồng.


7


▪ Tác động đối với môi trường kinh tế- xã hội và nhân văn:
Các hoạt động du lịch chuyên đề như khảo cổ học có thể nảy sinh mâu thuẫn
với các hoạt động tín ngưỡng truyền thống ở địa phương.
Việc xây dựng hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch có thể làm phá
vỡ cảnh quan tự nhiên, văn hóa - xã hội và các vấn đề khác như tái định cư.
Phát triển du lịch không kiểm sốt có thể nảy sinh những thay đổi và phá vỡ trật
tự xã hội, làm mất dần thuần phong mỹ tục, xói mịn nền văn hóa địa phương. Các
giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng dân cư dễ bị biến đổi do tiếp xúc văn hóa,
thị trường hóa các hoạt động văn hóa, tương phản về lối sống. Các di sản văn hóa lịch
sử, khảo cổ bị xuống cấp do chúng phân bố trên diện tích hẹp và được xây dụng bằng
các vật liệu dễ bị hủy hoại do tác động của mơi trường.
Do tính chất mùa vụ trong hoạt động du lịch, tại mùa du lịch, các nhu cầu có thể
vượt quá khả năng đáp ứng (nước, năng lượng, hệ thống xử lí mơi trường, hàng hóa,
giao thơng...) của địa phương. Từ đó làm giảm chất lượng dịch vụ phục vụ du khách
và cả nhân dân địa phương.

8


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP
3.1 Giải pháp để phát huy điểm mạnh.
Những giải pháp vàng để phát triển du lịch chất lượng cao, quyết tâm xây dựng
du lịch Đà Lạt có dấu chấm lớn trên bản đồ du lịch thế giới.Tiếp tục phát huy những
thành quả du lịch Đà Lạt trong thời gian qua; phát huy giá trị nhân văn; tiếp tục quảng
bá thương hiệu địa phương: “Đà Lạt – kết tinh kỳ diệu từ đất lành”, bằng nhiều hình
thức chuyển biến mạnh mẽ ngành du lịch từ số lượng sang chất lượng cao, cần chuyển
từ du lịch tiêu tiền ít sang du lịch tiêu tiền nhiều.

Cần có sự kết nối chiều sâu hơn giữa các vùng và các nước, có sự kết nối trong
chia sẻ sản phẩm du lịch giữa các doanh nghiệp du lịch Đà Lạt. Đa dạng hóa sản
phẩm du lịch: du lịch sinh thái, du lịch tâm linh, du lịch canh nông, du lịch hội nghị
hội thảo, du lịch khoa học, du lịch giáo dục, du lịch giải trí và du lịch thể thao.
Song song với việc triển khai các dự án quanh hồ Xuân Hương, dự án mở rộng
vườn hoa thành phố. Với lợi thế cảnh quan kiến trúc châu Âu, quanh hồ Xuân Hương
cần trồng một số cây thuộc chi Phong châu Âu (Aceraceae) nhằm tạo phong phú cảnh
quan đô thị. Thành phố Đà Lạt cần dành quỹ đất khoảng 100 – 150 ha trong khu du
lịch hồ Tuyền Lâm hoặc khu du lịch Đan Kia – Suối Vàng để xây dựng vườn thực
vật, đây là lĩnh vực rất hấp dẫn, một trong những điểm đến kéo dài thời gian lưu khách
khi đến tham quan thành phố Đà Lạt.
3.2 Khắc phục điểm hạn chế.
Theo Ban chỉ đạo Festival hoa Đà Lạt lần thứ VI - 2015, với chủ trương đẩy mạnh
xã hội hóa, các chương trình hoạt động của Festival được nhiều đơn vị, doanh nghiệp,
nhân dân đồng hành tham gia hưởng ứng. Theo đó có 37 đơn vị tài trợ với tổng số
tiền trên 14 tỷ đồng, chiếm khoảng 80% tổng kinh phí tổ chức lễ hội. Các hoạt động
của lễ hội (gồm 9 chương trình chính và 19 chương trình hưởng ứng) được chuẩn bị
chu đáo, nội dung đặc sắc và tạo dấu ấn riêng của thành phố Đà Lạt - thành phố
Festival hoa. Công tác đảm bảo an ninh trật tự được giữ vững trong suốt những ngày
diễn ra lễ hội. Điều đáng nói là mặc dù chỉ đón lượng khách bằng phân nửa so với kế
hoạch dự kiến, và cũng thấp hơn kỳ Festival hoa Đà Lạt lần 4 - 2012 chủ đề “Đà Lạt

9


- thành phố Festival hoa” với 300.000 người, nhưng thành phố Đà Lạt cũng đã phải
"gồng mình" trong những ngày lễ hội.
Bên cạnh đó, cơng tác tổ chức, quản lý dịch vụ vẫn còn nhiều bất cập. Trong thời
gian diễn ra Festival vẫn cịn tình trạng doanh nghiệp lữ hành lợi dụng việc quá tải
phòng nghỉ để trục lợi, đặt mua phòng khách sạn trước rồi bán lại cho khách với giá

cao, gây bức xúc cho người dân và du khách. Theo Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
Lâm Đồng, trong những ngày diễn ra lễ hội, giá cả các dịch vụ du lịch đều tăng cao.
Nhiều khách sạn từ 1 - 2 sao có giá phịng tăng lên đến 100%, các loại cơ sở lưu trú
du lịch khác (nhà nghỉ du lịch, nhà ở có phịng cho khách du lịch thuê, biệt thự du
lịch…) cũng tăng giá phòng nghỉ từ 50 - 150%.

10


KẾT LUẬN
Tóm lại, chúng ta thấy rằng Đà Lạt, một thành phố trên cao nguyên được thiên
nhiên ban tặng cho một mơi trường khí hậu tuyệt vời. Ngay từ đầu phát hiện và xây
dựng, Đà Lạt đã được quy hoạch một cách bài bản, và cẩn trọng bởi những kiến trúc
sư người Pháp. Cùng với người Pháp, các nhóm cư dân Hà Nội, Thanh-Nghệ, Thừa
Thiên Huế, Nam-Ngãi-Bình-Phú, một số ít người Hoa, và người Nam Trung Bộ đến
mưu sinh và lập nghiệp. Điều đặc biệt thú vị của vùng đất này giống như một số các
thành phố Bắc Mỹ, Canada khơng chỉ là mơi trường khí hậu mát lành mà cịn ở tính
“đa văn hóa” của các cộng đồng cư dân. Vì thế, ngay từ những năm đầu tiên và cho
tận ngày nay người Đà Lạt luôn luôn ứng xử một cách hiền hòa, thanh lịch, mến
khách đối với những người mới đến sinh sống và du khách thập phương. Đà Lạt hơm
nay cịn một số vấn đề cần khắc phục và sửa chữa về kiến trúc, quy hoạch nhà ở, quy
hoạch du lịch quá mức làm mất đi vẻ tự nhiên mà thiên nhiên ưu đãi cho Đà Lạt và
những ảnh hưởng của môi trường sống tại đây các vấn đề về phát triển nông nghiệp
công nghệ cao với mật độ dày đặc các nhà kính trồng rau hoa, và sự ơ nhiễm mơi
trường nước, khơng khí do ảnh hưởng một lượng đáng kể hóa chất phục vụ nhu cầu
sản xuất. Dân số Đà Lạt cũng gia tăng nhanh chóng trong những năm gần đây, nguồn
gốc dân cư vốn đã có tính hỗn tạp và khơng thuần nhất thì ngày nay yếu tố này cũng
trở nên đa dạng và phong phú hơn nhiều. Ngoài những người được xem là người Đà
Lạt thì ln có người nhập cư mới, mang theo văn hóa, phong cách, và lối sống theo
q trình di thực địa lý.

Dù quy luật tất yếu của sự phát triển kinh tế, xã hội, và môi trường với những biến
đổi xã hội khơng ngừng do q trình đơ thị hóa, nhưng Đà Lạt có quyền lựa chọn cho
mình hướng phát triển riêng cho phù hợp, dựa trên toàn bộ cơ sở vật chất, điều kiện
sống, tính chất các hoạt động nghề nghiệp và những mối quan hệ đa dạng các thành
phần dân cư của thành phố. Chính quyền và người dân thành phố hồn tồn có thể
lựa chọn và cân nhắc các mơ hình phát triển để chắp cánh cho Đà Lạt phát triền bền
vững và vững tin trên con đường hội nhập quốc gia, quốc tế, và xứng danh với thương
hiệu “Đà Lạt– kết tinh kỳ diệu từ đất lành”.

11


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoa Dalat Travel, 2022, bài viết “ Đà Lạt ở đâu? Có gì đáng khám phá và trải
nghiệm, , truy cập ngày
27/7/2022
2. C.Thành (13/06/2022) Vào hè, lượng khách lên Đà Lạt tham quan, nghỉ dưỡng
tăng mạnh
3. />4. Lê Hoa (25/11/2021) Khi Đà Lạt lấy phát triển du lịch chất lượng cao làm
ngành kinh tế động lực
5. />6. Dalat Trip Jsc, Thi Hoàng, 28/07/2022.
7. Thế giới & Việt Nam, Cường Nguyễn, 12/03/2022, />8. Hằng, P. T. B. PHÂN TÍCH NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠI DỊCH COVID19 ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI ĐÀ LẠT–LÂM ĐỒNG.
9. Thúy, N. (2021). Lâm Đồng đẩy mạnh phát triển du lịch để trở thành ngành
kinh tế động lực của tỉnh. Tạp chí Cộng sản.
10. Trung, H. X. (2022). ''Lời giải'' cho giao thông đô thị du lịch Đà Lạt. Báo Lâm
Đồng.
11. “Mối quan hệ môi trường du lịch với phát triển du lịch”,
ngày truy cập 28/07/2022
12. “Du lịch tác động đến môi trường như thế nào?”,
ngày truy cập 28/07/2022


12


13. “Quy hoạch đô thị phải gắn liền bảo vệ môi trường”, ngày truy
cập 28/07/2022

13


PHỤ LỤC

14


15



×