Tải bản đầy đủ (.pdf) (172 trang)

Hiệu quả của viên nang cứng chứa Diệp hạ châu kết hợp Tenofovir trong điều trị viêm gan siêu vi B mạn.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.73 MB, 172 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

LÝ CHUNG HUY

HIỆU QUẢ CỦA VIÊN NANG CỨNG
CHỨA DIỆP HẠ CHÂU KẾT HỢP TENOFOVIR
TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN SIÊU VI B MẠN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH

LÝ CHUNG HUY

HIỆU QUẢ CỦA VIÊN NANG CỨNG
CHỨA DIỆP HẠ CHÂU KẾT HỢP TENOFOVIR
TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN SIÊU VI B MẠN

CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC CỔ TRUYỀN
MÃ SỐ: 62720201



LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS TS NGUYỄN THỊ BAY
2. PGS TS CAO NGỌC NGA

TP. HỒ CHÍ MINH, Năm 2022


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu
được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được công bố ở bất
kỳ nơi nào.

Tác giả luận án

Lý Chung Huy


I

MỤC LỤC
MỤC LỤC .........................................................................................................I
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ THUẬT NGỮ ANH VIỆT ...... V
DANH MỤC BẢNG ...................................................................................... IX
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................XIII
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .............................................................................. XIV
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
TỔNG QUAN ........................................................................... 4

1.1. VIÊM GAN SIÊU VI B THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI ........................................4
1.1.1. Một số đặc điểm về dịch tễ ................................................................................... 4
1.1.2. Cấu trúc của virus viêm gan B ............................................................................. 4
1.1.3. Các dấu ấn huyết thanh của HBV ......................................................................... 5
1.1.4. Diễn tiến tự nhiên của nhiễm HBV mạn .............................................................. 5
1.1.5. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán ......................................................................... 6

1.2. ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN SIÊU VI B MẠN THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI ...........7
1.2.1. Mục đích điều trị siêu vi B mạn ........................................................................... 7
1.2.2. Chỉ định điều trị .................................................................................................... 9
1.2.3. Các thuốc điều trị viêm gan siêu vi B mạn ......................................................... 11
1.2.4. Vai trò của APRI trong theo dõi điều trị ............................................................ 15
1.2.5. Các hạn chế trong điều trị VGSV B ................................................................... 16

1.3. VIÊM GAN SIÊU VI B THEO YHCT ..........................................................21
1.3.1. Cơ chế bệnh sinh ................................................................................................ 21
1.3.2. Các bệnh cảnh lâm sàng của viêm gan siêu vi B mạn ........................................ 22
1.3.3. Điều trị viêm gan siêu vi B mạn theo các bệnh cảnh lâm sàng YHCT .............. 23
1.3.4. Các bằng chứng hiệu quả điều trị YHCT ........................................................... 25

1.4. CƠ SỞ HÌNH THÀNH BÀI THUỐC ............................................................27
1.4.1. Các dược liệu trong viên nang cứng chứa Diệp hạ châu .................................... 27
1.4.2. Viên nang cứng Diệp hạ châu............................................................................. 31

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................ 35
2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ............................................................................35


II


2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................................35
2.2.1. Viên nang cứng chứa Diệp hạ châu .................................................................... 35
2.2.2. Tenofovir ............................................................................................................ 36

2.3. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU................................................37
2.4. CỠ MẪU CỦA NGHIÊN CỨU .....................................................................37
2.4.1. Dân số mẫu ......................................................................................................... 37
2.4.2. Cỡ mẫu ............................................................................................................... 37
2.4.3. Tiêu chuẩn chọn bệnh ......................................................................................... 39
2.4.4. Tiêu chuẩn loại trừ .............................................................................................. 39
2.4.5. Tiêu chuẩn ngừng nghiên cứu ............................................................................ 39
2.4.6. Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................... 40

2.5. XÁC ĐỊNH BIẾN SỐ ĐỘC LẬP VÀ PHỤ THUỘC ....................................40
2.5.1. Biến số độc lập ................................................................................................... 40
2.5.2. Biến số phụ thuộc ............................................................................................... 41

2.6. PHƯƠNG PHÁP, CÔNG CỤ ĐO LƯỜNG, THU THẬP SỐ LIỆU ............43
2.6.1. Các kỹ thuật xét nghiệm ..................................................................................... 43
2.6.2. Đánh giá kết quả can thiệp ................................................................................. 45

2.7. QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................46
2.7.1. Chọn mẫu nghiên cứu ......................................................................................... 46
2.7.2. Phân nhóm ngẫu nhiên ....................................................................................... 46
2.7.3. Can thiệp ............................................................................................................. 47

2.8. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH DỮ LIỆU .....................................................48
2.8.1. Đáp ứng định lượng ............................................................................................ 48
2.8.2. Đáp ứng định tính ............................................................................................... 49
2.8.3. Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến đáp ứng...................................................... 49


2.9. ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU .............................................................49

KẾT QUẢ ............................................................................... 52
3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG THAM GIA TRƯỚC ĐIỀU TRỊ ..............53
3.1.1. Đặc điểm giới và tuổi ......................................................................................... 53
3.1.2. Đặc điểm men gan và HBV DNA trước điều trị ................................................ 54
3.1.3. Công thức máu và các chỉ số sinh hóa trước điều trị.......................................... 54
3.1.4. Chỉ số APRI trước điều trị .................................................................................. 55


III

3.1.5. Triệu chứng lâm sàng ......................................................................................... 55

3.2. ĐÁP ỨNG VỀ SINH HOÁ ............................................................................56
3.2.1. Đáp ứng ALT...................................................................................................... 56
3.2.2. Đáp ứng AST ...................................................................................................... 58
3.2.3. Đáp ứng GGT ..................................................................................................... 60

3.3. ĐÁP ỨNG VỀ TẢI LƯỢNG VI RÚT ...........................................................61
3.4. ĐÁP ỨNG MẤT HBEAG VÀ XUẤT HIỆN ANTI-HBE ............................65
3.5. ĐÁP ỨNG TỔNG HỢP .................................................................................70
3.6. ĐÁP ỨNG CẢI THIỆN XƠ HOÁ GAN .......................................................73
3.7. CẢI THIỆN LÂM SÀNG ...............................................................................76
3.8. TÁC DỤNG PHỤ KHÔNG MONG MUỐN .................................................77
3.8.1. Trên cận lâm sàng ............................................................................................... 77
3.8.2. Trên lâm sàng ..................................................................................................... 82

BÀN LUẬN ............................................................................. 83

4.1. ĐẶC TÍNH CỦA MẪU NGHIÊN CỨU .......................................................84
4.1.1. Tuổi..................................................................................................................... 84
4.1.2. Giới tính .............................................................................................................. 87
4.1.3. Các chỉ số cận lâm sàng trước điều trị ................................................................ 88

4.2. ĐÁP ỨNG VỀ SINH HOÁ ............................................................................90
4.3. ĐÁP ỨNG VỀ TẢI LƯỢNG VI RÚT ...........................................................94
4.4. ĐÁP ỨNG MẤT HBEAG VÀ XUẤT HIỆN ANTI-HBE ............................97
4.5. ĐÁP ỨNG CẢI THIỆN XƠ HOÁ GAN .....................................................101
4.6. TÁC DỤNG PHỤ TRÊN LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG .................103
4.7. TÁC DỤNG YHCT CỦA VIÊN NANG CỨNG CHỨA DIỆP HẠ CHÂU
.............................................................................................................................104
4.8. ĐIỂM MẠNH VÀ HẠN CHẾ .....................................................................107
4.8.1. Tính mới của nghiên cứu .................................................................................. 107
4.8.2. Thiết kế nghiên cứu RCT ................................................................................. 108
4.8.3. Kiểm soát sai lệch trong thiết kế ...................................................................... 108
4.8.4. Kết cuộc trong nghiên cứu................................................................................ 109
4.8.5. Kỹ thuật phân tích dữ liệu ................................................................................ 111
4.8.6. Tính ứng dụng .................................................................................................. 111


IV

KẾT LUẬN .................................................................................................. 112
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 114
DANH MỤC CƠNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ........................................... 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... - 1 PHỤ LỤC 1: PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN NGHIÊN CỨU....... - 15 PHỤ LỤC 2: GIẤY CHẤP THUẬN THAM GIA NGHIÊN CỨU ..... - 18 PHỤ LỤC 3: DANH SÁCH BỆNH NHÂN THAM GIA NGHIÊN CỨU
............................................................................................................... ….- 19 PHỤ LỤC 4: GIẤY PHÉP LƯU HÀNH VÀ TIÊU CHUẨN CỦA VIÊN
NANG ATILIVER ................................................................................... - 25 PHỤ LỤC 5: QUY TRÌNH SẢN XUẤT VIÊN NANG CỨNG DIỆP HẠ
CHÂU ........................................................................................................ - 34 PHỤ LỤC 6: GIẤY CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG ĐẠO ĐỨC... - 40 -



V

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VÀ THUẬT NGỮ ANH VIỆT
Viết tắt

Tiếng Anh

Tiếng Việt

AASLD

American Association for the

Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan

Study of Liver Diseases

Hoa Kỳ

AFP

Alpha fetoprotein

ALP

Alkaline phosphatase


ALT

Alanine transaminase

Anti-HBc

Hepatitis B core antibody

Phosphatase kiềm

Kháng thể kháng kháng nguyên
bề lõi của virus viêm gan B

Anti-HBs

Hepatitis B surface antibody

Kháng thể kháng kháng nguyên
bề mặt của virus viêm gan B

APASL

APRI

The Asian Pacific Association for

Hiệp hội nghiên cứu gan châu Á

the Study of the Liver


Thái Bình Dương

Aspartate Aminotransferase to

Tỉ số AST và tiểu cầu

Platelet Ratio Index
AST

Aspartate transaminase

AUC

Area under the curve

cccDNA

covalently closed circular DNA

CCl4

Carbon tetrachloride

COX-2

Cyclo-oxygenase - 2

CUHK

Chinese University of Hong Kong


DASM

Dehydroandrographolid monoester

Diện tích dưới đường cong

Đại học Trung y Hồng Kông

acid succinic
DHC
EASL

Diệp hạ châu
European Association for the Study Hiệp hội nghiên cứu bệnh gan
of the Liver

châu Âu


VI

ERK1/2

Extracellular signal-regulated

Men điều biến tín hiệu ngoại

kinases


bào

ETV

Entecavir

FDA

Food and Drug Administration

FIB-4

Fibrosis-4

GAG-HCC

Guide with Age, Gender, HBV

Chỉ dẫn theo tuổi, giới tính,

DNA, Core Promoter Mutations

HBV-DNA, đột biến gen khởi

and Cirrhosis-HCC

động lõi đối với xơ gan và ung

Cục quản lý thuốc và thực phẩm


thư ngun phát biểu mơ tế bào
gan
Granulocyte-macrophage colony-

Yếu tố kích thích dịng hố đại

stimulating factor

thực bào – bạch cầu hạt

HAI

Histology activity index

Chỉ số hoạt động mô học

HBcAg

Hepatitis B core antigen

Kháng nguyên lõi của virus

GM-CSF

viêm gan B
HBeAg

Hepatitis B e antigen

Kháng nguyên e của virus viêm

gan B

HBsAg

Hepatitis B surface antigen

Kháng nguyên bề mặt của virus
viêm gan B

HBV

Hepatitis virus B

HBV DNA

Hepatitis virus B Deoxyribonucleic

Vi rút viêm gan B

Acid
HCC

Hepatocellular carcinoma

Ung thư biểu mô tế bào gan

HIV

Human immunodeficiency virus


Virus gây suy giảm miễn dịch ở
người

HR

Hazard ratio

Tỉ số nguy hại

HSC

Hepatic stellate cell

Tế bào stellate ở gan

IDM-1

Increased DNA methylation 1

IFN

Interferon


VII

IgG

Immunoglobulin G


IgM

Immunoglobulin M

IL - 1β

Interleukin 1β

IL-6

Interleukin 6

iNOS

Inducible nitric oxide synthase

Men synthetase nitric oxit cảm
ứng

JNK

c-Jun N-terminal kinases

KTC

Khoảng tin cậy

LAM

Lamivudine


LPS

Lipopolysaccharide

mRNA

Messenger RNA

MyD88

Myeloid differentiation primary

RNA thông tin

response 88
NF-κB

nuclear factor kappa-light-chain-

Yếu tố hạt nhân

enhancer of activated B cells
PCR

Polymerase Chain Reaction

PGE2

Protaglandin E2


pgRNA

pregenomic RNA

RCT

Randomized controlled trial

Phản ứng khuếch đại chuỗi

Nghiên cứu ngẫu nhiên có đối
chứng

REACH-B

Risk Estimation for Hepatocellular

Ước tính nguy cơ ung thư

Carcinoma in Chronic Hepatitis B

nguyên phát biểu mô tế bào gan
trong viêm gan siêu vi B

REVEAL

Risk Evaluation of Viral Load

Đánh giá nguy cơ của tăng tải


Elevation and Associated Liver

lượng siêu vi liên quan với các

Disease/Cancer-Hepatitis B Virus

bệnh gan hoặc ung thư do viêm
gan siêu vi B

RIG-I

Retinoic acid-inducible gene I

ROS

Reactive oxygen species

Gốc oxi hóa phản ứng


VIII

RR

Relative risk

Nguy cơ tương đối

SNP


Single nucleotide polymorphism

Tính đa hình của gen

TAF

Tenofovir Alafenamide

TBV

Telbivudine

TDF

Tenofovir Disoproxil Fumarat

TGF-β1

Transforming growth factor beta 1

Yếu tố tăng trưởng chuyển dạng
beta 1

TLR-3

Toll-like receptor 3

TNF- α


Tumor necrosis factor- Alpha

TRAF-6

Tumor necrosis factor receptor
associated factor 6

TPV

Khoảng tứ phân vị

TV

Trung vị

VGSVB

Viêm gan siêu vi B

YHCT

Y học cổ truyền

YHHĐ

Y học hiện đại


IX


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Chẩn đoán các giai đoạn của viêm gan virus B mạn ..................................7
Bảng 1.2. Các định nghĩa về khỏi bệnh trong viêm gan siêu vi B mạn tính ...............8
Bảng 1.3. Chỉ định điều trị và theo dõi bệnh nhân nhiễm HBV mạn HBeAg (+) không
xơ gan theo khuyến cáo của các hiệp hội quốc tế .......................................................9
Bảng 1.4. Chỉ định điều trị đặc hiệu VGSV B mạn theo Hướng dẫn của Bộ Y Tế Việt
Nam năm 2019 ..........................................................................................................10
Bảng 1.5. Các nhóm thuốc kháng HBV dạng đồng phân nucleos(t)ide đã được cơng
nhận ...........................................................................................................................12
Bảng 1.6. Tỉ lệ tích lũy chuyển đổi huyết thanh HBeAg sau 3,4 và 5 năm dùng thuốc
kháng virus đường uống ............................................................................................17
Bảng 1.7. Kết quả các nghiên cứu tái phát sau ngưng điều trị kháng virus ở bệnh nhân
viêm gan B mạn HBeAg (+) .....................................................................................19
Bảng 1.8. Phân bố các thể bệnh YHCT trên bệnh nhân nhiễm HBV .......................23
Bảng 1.9. Tính vị và tác dụng YHCT của các vị thuốc trong viên nang cứng chứa
DHC ..........................................................................................................................32
Bảng 1.10. Tiêu chuẩn nguyên phụ liệu....................................................................32
Bảng 2.1. Tiêu chuẩn nguyên phụ liệu......................................................................35
Bảng 2.2. Định nghĩa các biến số độc lập .................................................................40
Bảng 2.3. Định nghĩa các biến số phụ thuộc .............................................................41
Bảng 3.1. Đặc điểm giới và tuổi................................................................................53
Bảng 3.2. Đặc điểm men gan và HBV DNA trước điều trị ......................................54
Bảng 3.3. Công thức máu và các chỉ số sinh hóa trước điều trị................................54
Bảng 3.4. Phân độ APRI của hai nhóm trước điều trị...............................................55
Bảng 3.5. Chỉ số APRI của hai nhóm trước điều trị .................................................55
Bảng 3.6. Đáp ứng nồng độ ALT khi sử dụng viên nang cứng chứa DHC kết hợp
TDF và TDF đơn thuần .............................................................................................56
Bảng 3.7. So sánh nồng độ ALT khi sử dụng viên nang cứng chứa DHC kết hợp TDF
so với TDF đơn thuần ...............................................................................................56



X

Bảng 3.8. Đáp ứng nồng độ ALT ≤ 40 UI/L khi sử dụng viên nang cứng chứa DHC
kết hợp TDF và TDF đơn thuần ................................................................................57
Bảng 3.9. So sánh nồng độ ALT ≤ 40 UI/L khi sử dụng viên nang cứng chứa DHC
kết hợp TDF so với TDF đơn thuần ..........................................................................57
Bảng 3.10. Tỉ lệ bệnh nhân có đáp ứng nồng độ AST ≤ 40UI/L khi sử dụng viên nang
cứng chứa DHC kết hợp TDF và TDF đơn thuần .....................................................58
Bảng 3.11. So sánh tỉ lệ bệnh nhân có đáp ứng nồng độ AST ≤ 40UI/L khi sử dụng
viên nang cứng chứa DHC kết hợp TDF so với TDF đơn thuần ..............................59
Bảng 3.12. Tỉ lệ bệnh nhân có đáp ứng nồng độ GGT ≤ 60UI/L khi sử dụng viên nang
cứng chứa DHC kết hợp TDF và TDF đơn thuần .....................................................60
Bảng 3.13. So sánh tỉ lệ bệnh nhân có đáp ứng nồng độ GGT ≤ 60UI/L khi sử dụng
viên nang cứng chứa DHC kết hợp TDF so với TDF đơn thuần ..............................60
Bảng 3.14. Đáp ứng sớm HBV DNA sau 3 tháng sử dụng viên nang cứng chứa DHC
kết hợp TDF so với TDF đơn thuần ..........................................................................61
Bảng 3.15. Đáp ứng giảm tải lượng HBV DNA trên 3 log copies/ml khi sử dụng viên
nang cứng chứa DHC kết hợp TDF và TDF đơn thuần ............................................62
Bảng 3.16. So sánh đáp ứng giảm tải lượng HBV DNA trên 3 log copies/ml khi sử
dụng viên nang cứng chứa DHC kết hợp TDF so với TDF đơn thuần .....................62
Bảng 3.17. Đáp ứng giảm tải lượng HBV DNA trên 5 log copies/ml khi sử dụng viên
nang cứng chứa DHC kết hợp TDF và TDF đơn thuần ............................................63
Bảng 3.18. So sánh đáp ứng giảm tải lượng HBV DNA trên 5 log copies/ml khi sử
dụng viên nang cứng chứa DHC kết hợp TDF so với TDF đơn thuần .....................63
Bảng 3.19. Đáp ứng giảm tải lượng HBV DNA đạt dưới 250 copies/ml khi sử dụng
viên nang cứng chứa DHC kết hợp TDF và TDF đơn thuần ....................................64
Bảng 3.20. Đáp ứng giảm tải lượng HBV DNA đạt dưới 250 copies/ml khi sử dụng
viên nang cứng chứa DHC kết hợp TDF so với TDF đơn thuần ..............................64
Bảng 3.21. Đáp ứng mất HBeAg khi sử dụng viên nang cứng chứa DHC kết hợp TDF

và TDF đơn thuần .....................................................................................................65


XI

Bảng 3.22. So sánh đáp ứng mất HBeAg khi sử dụng viên nang cứng chứa DHC kết
hợp TDF so với TDF đơn thuần ................................................................................66
Bảng 3.23. Đáp ứng xuất hiện anti-HBe khi sử dụng viên nang cứng chứa DHC kết
hợp TDF và TDF đơn thuần ......................................................................................67
Bảng 3.24. So sánh đáp ứng xuất hiện anti-HBe khi sử dụng viên nang cứng chứa
DHC kết hợp TDF so với TDF đơn thuần ................................................................67
Bảng 3.25. Đáp ứng mất HBeAg và xuất hiện đồng thời anti-HBe khi sử dụng viên
nang cứng chứa DHC kết hợp TDF và TDF đơn thuần ............................................68
Bảng 3.26. So sánh đáp ứng mất HBeAg và xuất hiện đồng thời anti-HBe khi sử dụng
viên nang cứng chứa DHC kết hợp TDF so với TDF đơn thuần ..............................69
Bảng 3.27. Đáp ứng ALT≤ 40 UI/L, mất HBeAg, HBV-DNA<250 copies/ml khi sử
dụng viên nang cứng chứa DHC kết hợp TDF và TDF đơn thuần ...........................70
Bảng 3.28. So sánh đáp ứng ALT≤ 40 UI/L, mất HBeAg, HBV-DNA<250 copies/ml
khi sử dụng viên nang cứng chứa DHC kết hợp TDF so với TDF đơn thuần ..........71
Bảng 3.29. Đáp ứng ALT ≤ 40UI/L, mất HBeAg, xuất hiện anti-HBe, HBV-DNA
<250 copies/ml khi sử dụng viên nang cứng chứa DHC kết hợp TDF và TDF .......72
Bảng 3.30. So sánh đáp ứng ALT ≤ 40UI/L, mất HBeAg đồng thời xuất hiện antiHBe, và HBV-DNA <250 copies/ml khi sử dụng viên nang cứng chứa DHC kết hợp
TDF so với TDF đơn thuần .......................................................................................72
Bảng 3.31. Đáp ứng giảm trung bình chỉ số APRI khi sử dụng viên nang cứng chứa
DHC kết hợp TDF và TDF đơn thuần ......................................................................73
Bảng 3.32. So sánh đáp ứng giảm trung bình chỉ số APRI khi sử dụng viên nang cứng
chứa DHC kết hợp TDF so với TDF đơn thuần........................................................74
Bảng 3.33. Đáp ứng thay đổi phân độ chỉ số APRI khi sử dụng viên nang cứng chứa
DHC kết hợp TDF và TDF đơn thuần ......................................................................74
Bảng 3.34. So sánh đáp ứng thay đổi phân độ chỉ số APRI khi sử dụng viên nang

cứng chứa DHC kết hợp TDF so với TDF đơn thuần ...............................................75
Bảng 3.35. Tác dụng của điều trị đến lượng hồng cầu .............................................77


XII

Bảng 3.36. So sánh lượng hồng cầu khi sử dụng viên nang cứng chứa DHC kết hợp
TDF so với TDF đơn thuần .......................................................................................77
Bảng 3.37. Tác dụng của điều trị đến lượng bạch cầu ..............................................78
Bảng 3.38. So sánh lượng bạch cầu khi sử dụng viên nang cứng chứa DHC kết hợp
TDF so với TDF đơn thuần .......................................................................................78
Bảng 3.39. Tác dụng của điều trị đến lượng tiểu cầu ...............................................79
Bảng 3.40. So sánh lượng tiểu cầu khi sử dụng viên nang cứng chứa DHC kết hợp
TDF so với TDF đơn thuần .......................................................................................79
Bảng 3.41. Tác dụng của điều trị đến đường huyết ..................................................80
Bảng 3.42. So sánh lượng đường huyết khi sử dụng viên nang cứng chứa DHC kết
hợp TDF so với TDF đơn thuần ................................................................................80
Bảng 3.43. Tác dụng của điều trị đến creatinin ........................................................81
Bảng 3.44. So sánh creatinin khi sử dụng viên nang cứng chứa DHC kết hợp TDF so
với TDF đơn thuần ....................................................................................................81
Bảng 3.45. Đau thượng vị ghi nhận trong quá trình điều trị .....................................82
Bảng 4.1. Tỉ lệ (%) bình thường hố ALT với điều trị TDF ....................................90
Bảng 4.2. Tỉ lệ HBV DNA dưới ngưỡng phát hiện với điều trị TDF .......................95
Bảng 4.3. Tỉ lệ (%) mất HBeAg của các nghiên cứu điều trị với TDF ....................98
Bảng 4.4. Mức độ giảm APRI trước và sau can thiệp ............................................102


XIII

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1. Sơ đồ cơ chế bệnh sinh viêm gan theo YHCT ..........................................22
Hình 1.2. Một số lồi trong chi Phyllanthus (Phyllanthaceae) .................................28
Hình 1.3. Xuyên tâm liên ..........................................................................................29
Hình 1.4. Cỏ mực ......................................................................................................30
Hình 1.5. Bồ cơng anh...............................................................................................30
Hình 2.1. Viên nang cứng chứa Diệp hạ châu ..........................................................36
Hình 2.2. Viên Savi Tenofovir 300 ...........................................................................37
Hình 2.3. Sơ đồ các bước can thiệp trong nghiên cứu ..............................................48


XIV

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. So sánh phân bố tuổi của hai nhóm trước điều trị…………………….53
Biểu đồ 3.2. Hàm Kaplan-Meier đáp ứng ALT ≤ 40 UI/L .......................................58
Biểu đồ 3.3. Hàm Kaplan-Meier đáp ứng AST ≤ 40 UI/L .......................................59
Biểu đồ 3.4. Hàm Kaplan-Meier đáp ứng GGT ≤ 60 UI/L .......................................61
Biểu đồ 3.5. Hàm Kaplan-Meier đáp ứng HBV DNA đạt dưới 250 copies/ml ........65
Biểu đồ 3.6. Hàm Kaplan-Meier đáp ứng mất HBeAg .............................................66
Biểu đồ 3.7. Hàm Kaplan-Meier đáp ứng xuất hiện anti-HBe .................................68
Biểu đồ 3.8. Hàm Kaplan-Meier đáp ứng mất HBeAg xuất hiện anti-HBe .............69
Biểu đồ 3.9. Hàm Kaplan-Meier đáp ứng ALT ≤ 40 UI/L, mất HBeAg, HBV-DNA
<250 copies/ml ..........................................................................................................71
Biểu đồ 3.10. Hàm Kaplan-Meier đáp ứng tổng hợp ALT≤40UI/L, mất HBeAg, xuất
hiện anti-HBe, và HBV-DNA < 250 copies/ml ........................................................73
Biểu đồ 3.11. Chỉ số APRI ở các tháng 0, 3, 6, 9 .....................................................75
Biểu đồ 3.12. Chỉ số APRI ở các tháng 12, 15, 18…………………………………76


1


ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm virus viêm gan B (HBV) vẫn là vấn đề sức khỏe quan trọng ở quy mơ
tồn cầu. Số liệu thống kê cho thấy có xấp xỉ 2 tỉ người trên thế giới được ghi nhận
có tình trạng nhiễm HBV và hơn 240 triệu người là những người mang HBV mạn
tính. Bên cạnh đó, ước tính mỗi năm có hơn 600.000 người tử vong do các bệnh lý
có liên quan đến HBV 1. Các thống kê gần đây cho thấy viêm gan siêu vi B (VGSVB)
chiếm 30% trong tổng số các nguyên nhân gây xơ gan và 45% các trường hợp ung
thư biểu mô gan nguyên phát (hepatocellular carcinoma, HCC) 2. Tỉ lệ mang HBsAg
ở Việt Nam trung bình từ 10,79% dân số. Riêng tại Việt Nam, tần suất huyết thanh
HBsAg (+) trong cộng đồng theo kết quả tổng hợp từ nhiều nghiên cứu là 10,79%,
được xếp vào nhóm các nước có tỉ lệ lưu hành cao đối với bệnh viêm gan siêu vi B3.
Hiện nay, có 8 loại thuốc được Cơ quan kiểm soát thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ
(FDA) công nhận và cho phép lưu hành để điều trị viêm gan siêu vi B (VGSV B).
Các loại thuốc này bao gồm: Interferon Alpha-2b, Peg-Interferon, các thuốc dạng
đồng phân nucleoside (Lamivudine, Telbivudine, Entecavir) và các thuốc dạng đồng
phân nucleotide (Adefovir, Tenofovir disoproxyl fumarate, Tenofovir alafenamide)
4

. Tuy vậy, các loại thuốc điều trị viêm gan B hiện tại vẫn còn nhiều hạn chế bao

gồm tỉ lệ khỏi bệnh về chức năng thấp, nhiều tác dụng phụ, nguy cơ kháng thuốc 5.
Tenofovir qua nhiều nghiên cứu cho thấy có hiệu quả cải thiện mô học, hiệu quả
ngay cả khi HBV có đột biến kháng Lamivudine và Adeforvir, chi phí điều trị vừa
phải. Trong điều trị viêm gan B mạn thì việc mong muốn trong điều trị tốt nhất là
mất HBsAg, nhưng hiếm khi có được. Vì vậy đối với điều trị viêm gan siêu vi B mạn
tính có HBeAg dương tính thì mong mất HBeAg hoặc có sự chuyển đổi huyết thanh
HBeAg, xuất hiện antiHBe nhằm làm rút ngắn thời gian điều trị đặc hiệu cho bệnh
nhân. Tuy nhiên tỉ lệ đạt được chuyển đổi HBeAg vẫn chưa cao. Một nghiên cứu tại
Việt Nam, tỉ lệ mất HBeAg khoảng 4% sau 12 tháng điều trị với Tenofovir 6. Điều

này cho thấy nhu cầu phát triển các loại thuốc kháng virus mới và các phương thức
điều trị hiệu quả hơn là nhu cầu cần thiết.


2

Nhiều bài thuốc và phương pháp điều trị của y học cổ truyền (YHCT) đã được
ứng dụng trong điều trị VGSV B kết hợp với y học hiện đại (YHHĐ). Theo “Hướng
dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh theo y học cổ truyền kết hợp y học cổ truyền và y học
hiện đại” của Bộ Y Tế Việt Nam, thầy thuốc có thể kê đơn bài thuốc cổ truyền và
kết hợp thuốc kháng siêu vi của YHHĐ trong điều trị VGSV B 7. Viên nang cứng
chứa Diệp hạ châu (DHC) gồm Diệp hạ châu, Xuyên tâm liên, Cỏ mực, Bồ công anh
là sự phối hợp các dược liệu từ kinh nghiệm lâm sàng lâu đời của YHCT trong điều
trị các bệnh gan 8, 9. Các nghiên cứu tiền lâm sàng và lâm sàng trước đây chứng minh
các dược liệu thành phần trong viên nang cứng chứa DHC có hiệu quả bảo vệ tế bào
gan, tăng cường miễn dịch và kháng siêu vi B 10,11,12,13. Kết hợp viên nang cứng chứa
DHC và Lamivudine làm tăng tỉ lệ chuyển đổi HBeAg sau 6 tháng điều trị bệnh nhân
VGSV B mạn so với Lamivudine đơn thuần 14. Kết hợp viên nang cứng chứa DHC
và Tenofovir làm tăng tỉ lệ mất HBeAg trên bệnh nhân VGSV B mạn đã điều trị
Tenofovir 12 tháng có HBV DNA dưới ngưỡng phát hiện, HBeAg cịn dương tính
so với nhóm tiếp tục dùng Tenofovir đơn thuần 15. Tuy kết quả đạt được là khả quan
nhưng còn các hạn chế bao gồm thời gian theo dõi ngắn, cỡ mẫu cịn nhỏ, Lamivudin
hiện nay khơng được khuyến cáo đơn trị trên bệnh nhân VGSV B mạn, nghiên cứu
sử dụng Tenofovir thì bệnh nhân đã được điều trị 12 tháng trước đó. Do đó, chúng
tơi mong muốn tiến hành nghiên cứu với cỡ mẫu lớn hơn và thời gian theo dõi dài
hơn để đánh giá hiệu quả của của viên nang cứng chứa DHC kết hợp với Tenofovir
trong việc giảm men gan, giảm sự hoạt động của vi rút và chuyển đổi huyết thanh
HBeAg so với việc chỉ sử dụng Tenofovir đơn thuần qua câu hỏi nghiên cứu:
Trong điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính, việc kết hợp viên nang cứng chứa
Diệp hạ châu (Diệp hạ châu - Xuyên tâm liên - Cỏ mực - Bồ công anh) với Tenofovir

có hiệu quả hơn so với điều trị Tenofovir đơn thuần không?


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu tổng quát
Xác định hiệu quả điều trị của viên nang cứng chứa Diệp hạ châu (DHC) (gồm
Diệp hạ châu - Xuyên tâm liên - Cỏ mực - Bồ công anh) kết hợp với Tenofovir so
sánh với Tenofovir đơn thuần trên bệnh nhân VGSVB mạn có HBeAg dương tính.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Xác định tỉ lệ các đáp ứng về sinh hóa (cải thiện ALT, AST, GGT) của viên
nang cứng chứa DHC kết hợp với Tenofovir và so sánh với Tenofovir đơn thuần sau
1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 15 tháng và 18 tháng.
2.2. Xác định tỉ lệ đáp ứng về tải lượng vi rút (giảm hoặc mất HBV DNA) của
viên nang cứng chứa DHC kết hợp với Tenofovir và so sánh với Tenofovir đơn thuần
sau 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng, 15 tháng và 18 tháng.
2.3. Xác định tỉ lệ mất HBeAg và có xuất hiện kháng thể antiHBe của viên nang
cứng chứa DHC kết hợp với Tenofovir và so sánh với Tenofovir đơn thuần sau 3
tháng, 6 tháng, 9 tháng, 15 tháng và 18 tháng.
2.4. Xác định mức cải thiện xơ hoá gan (cải thiện chỉ số APRI) của viên nang
cứng chứa DHC kết hợp với Tenofovir và so sánh với Tenofovir đơn thuần sau 3
tháng, 6 tháng, 9 tháng, 15 tháng và 18 tháng.
2.5. Khảo sát các tác dụng phụ trên lâm sàng và cận lâm sàng của viên nang cứng
chứa DHC kết hợp với Tenofovir so với Tenofovir đơn thuần.


4

TỔNG QUAN

1.1. VIÊM GAN SIÊU VI B THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.1.1. Một số đặc điểm về dịch tễ
Tần suất mang kháng nguyên HBsAg trong máu rất thay đổi, tùy theo quốc gia
và khu vực địa lý. Tỉ lệ này thấp nhất (0,01% dân số) ở Na Uy và Anh, trong khi tỉ
lệ cao nhất có thể lên đến hơn 1/5 dân số như ở Nam Sudan hoặc Kiribati 3.
Nhìn chung trên toàn cầu, số trường hợp nhiễm HBV mạn tính tập trung cao
nhất ở khu vực Tây Thái Bình Dương (37 quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc, Philippin và Việt Nam) với 95,3 triệu trường hợp (tần suất ước tính
khoảng 5,26%). Kế đến là khu vực châu Phi với 75,6 triệu người nhiễm HBV mạn
(tần suất ước tính khoảng 8,83%). Hai khu vực này có số người nhiễm chiếm gần
70% trong tổng số các trường hợp nhiễm HBV mạn của toàn cầu 3. Riêng tại Việt
Nam, tần suất huyết thanh HBsAg (+) trong cộng đồng theo kết quả tổng hợp từ
nhiều nghiên cứu là 10,79%, được xếp vào nhóm các nước có tỉ lệ lưu hành cao đối
với bệnh viêm gan siêu vi B. Với tần suất này thì số trường hợp có HBsAg (+) trong
dân số chung được ước tính là 9.607.438 trường hợp 3.
1.1.2. Cấu trúc của virus viêm gan B
HBV thuộc họ Hepadnaviridae. Hệ gen là một DNA xoắn kép khơng hồn tồn.
Trong huyết thanh HBV có thể tìm thấy ở 3 dạng: dạng hình cầu nhỏ và dạng hình
ống dài có đường kính 22 nm chứa kháng ngun HBsAg, dạng hình cầu lớn 42 nm
hay tiểu phân phần Dane - cấu trúc vintron toàn vẹn chứa đầy đủ các kháng nguyên
của HBV, cấu trúc di truyền của HBV là sợi DNA dạng vịng đơi với 3200 cặp base
sắp xếp thành 2 chuỗi xoắn vào nhau, gồm chuỗi dài nằm ngoài mang cực âm, dùng
để mã hóa các thơng tin di truyền và chuỗi ngắn nằm trong mang cực dương. Sợi
DNA mang 4 khung dọc mở chồng lắp lên nhau tạo tên các gen gồm gen S, gen C,
gen X và gen P.
Kháng nguyên bề mặt HBsAg gồm 3 protein hay kháng nguyên khác. Kháng
nguyên S, kháng nguyên pre-S (M-HBs) và kháng nguyên preS1 (L-HBs) tham gia
vào hoạt động gắn kết của HBV lên màng tế bào và phản ứng nội bào hóa nhằm xâm



5

nhập vào tế bào gan. Kháng nguyên Pres2 tác dụng hoạt hóa protein kinase tại vị trí
gắn dính và xâm nhập qua màng tế bào của HBV. Cả ba kháng ngun bề mặt có vai
trị gây đáp ứng miễn dịch thể dịch tạo nên các kháng thể trung hòa tương ứng 16.
1.1.3. Các dấu ấn huyết thanh của HBV
HBsAg là kháng nguyên bề mặt, thể hiện tình trạng nhiễm HBV và vẫn đang
còn mang mầm bệnh 16.
Anti-HBs là kháng thể bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của HBV, xuất hiện khi
cơ thể hồi phục sau khi đã nhiễm HBV hay do chích ngừa 16. Nồng độ trên 10U/L
được xem là dương tính, đủ khả năng bảo vệ, trên 100U/L là nồng độ cao, đáp ứng
tốt 17.
HBcAg là kháng nguyên do đoạn gen C tổng hợp khi bắt đầu giải mã từ phần
core. Kháng nguyên này chỉ có trong tế bào gan, khơng phát hiện được trong huyết
thanh vì khi phóng thích ra khỏi tế bào HBcAg đã được bọc lại 16,18.
IgM anti-HBc là kháng thể đối với kháng nguyên HBcAg. IgM anti-HBc xuất
hiện trong huyết thanh 1-2 tuần sau HBsAg và sẽ biến mất trong vòng 6 tháng. Vì
vậy, IgM anti-HBc dương tính thường có ý nghĩa là cơ thể mới nhiễm HBV, giúp
chẩn đoán một trường hợp VGSV B cấp, đây là chỉ điểm huyết thanh duy nhất để
chẩn đoán VGSV B cấp trong giai đoạn cửa sổ miễn dịch, khi HBsAg đã mất và antiHBs chưa xuất hiện 4,17. IgG anti-HBc là kháng thể xuất hiện sau IgM anti-HBc và
sẽ tồn tại rất lâu, có thể suốt đời 16.
HBeAg là kháng nguyên thể hiện sự tăng sinh của HBV. HBeAg dương tính
nghĩa là siêu vi cịn tăng sinh và có khả năng gây lây lan mạnh. Anti-HBe là kháng
thể tương ứng với HBeAg 16.
Tải lượng HBV DNA (đo bằng kỹ thuật PCR) chẩn đốn tình trạng tăng sinh của
HBV. Trường hợp HBV tăng sinh nhưng không tạo ra HBeAg thì xét nghiệm HBeAg
âm tính hoặc dương tính rất thấp nhưng tải lượng HBV DNA lại cao 4,17.
1.1.4. Diễn tiến tự nhiên của nhiễm HBV mạn
Giai đoạn dung nạp miễn dịch (giai đoạn đầu tiên) hay còn gọi là nhiễm HBV
với HBeAg dương. Lúc này, cơ thể người bệnh chưa có đáp ứng viêm chống lại



6

HBV, HBeAg dương tính, tải lượng HBV DNA rất cao nhưng AST, ALT bình
thường. Giai đoạn này kéo dài nhiều năm không gây tổn thương gan nhưng người
bệnh là nguồn lây lan HBV rất mạnh 18,19.
Giai đoạn thải trừ miễn dịch hay còn gọi là viêm gan siêu vi B mạn với HBeAg
dương. Sau giai đoạn dung nạp, cơ thể dần dần có phản ứng để thải trừ HBV, biểu
hiện tăng AST, ALT do phản ứng viêm 18,19.
Giai đoạn ổn định hay nhiễm HBV mạn HBeAg âm là khi sự thải trừ miễn dịch
thành cơng, HBeAg trở thành âm tính, xuất hiện anti-HBe, tải lượng HBV DNA
giảm thấp và AST, ALT trở về bình thường sau 3-6 tháng 18,19.
Giai đoạn trốn thốt miễn dịch hay cịn gọi là viêm gan siêu vi B mạn HBeAg
âm: Nếu ở giai đoan thải trừ thất bại, phản ứng viêm kéo dài trên 6 tháng sẽ làm tăng
AST, ALT, HBV DNA vẫn cao, HBeAg âm. Đây là trường hợp viêm gan siêu vi B
mạn dòng hoang dại 18,19.
1.1.5. Đặc điểm lâm sàng và chẩn đoán
1.1.5.1. Các biểu hiện lâm sàng
Viêm gan siêu vi B thường tiến triển âm thầm, lặng lẽ với những triệu chứng mờ
nhạt. Thường người bệnh đôi khi chủ quan và bỏ qua những dấu hiệu của bệnh, đến
khi phát hiện các dấu hiệu rõ ràng thì bệnh thường đã tiến triển tới giai đoạn xấu hơn.
Một số triệu chứng thường có thể gặp trong bệnh viêm gan B: Sốt nhẹ, chán ăn, buồn
nôn, nôn, mệt mỏi, lơ mơ, thiếu tập trung, vàng da, tiểu ít, nước tiểu sẫm màu, đau
tức vùng gan, ngứa, phân bạc màu 16.
Đối với viêm gan Viêm gan B mạn tính: Được xác định khi virus viêm gan B
tồn tại trong cơ thể người hơn 6 tháng. Những triệu chứng của viêm gan B mạn có
thể gặp các dấu hiệu như: Rối loạn tiêu hóa, vàng da, vàng mắt, sốt nhẹ, cơ thể mệt
mỏi không rõ nguyên nhân 4.
1.1.5.2. Chẩn đoán

Theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị viêm gan B vào năm 2014 (ban hành kèm
theo Quyết định số 5448/QĐ-BYT ngày 30/12/2014). Gần đây nhất là Hướng dẫn
chẩn đoán, điều trị viêm gan virus B ký ngày 29/7/2019 (ban hành kèm theo Quyết


7

định số 3310/QĐ-BYT) 20. Hướng dẫn năm 2019 này có hiệu lực kể từ ngày ký và
thay thế cho hướng dẫn điều trị viêm gan B ban hành năm 2014.
Bảng 1.1. Chẩn đoán các giai đoạn của viêm gan virus B mạn
Giai đoạn

Tiêu chuẩn

Viêm gan virus B

- HBsAg (+) ≥ 6 tháng

mạn

- Tải lượng HBV DNA thay đổi: từ không phát hiện cho đến vài tỉ IU/mL
- Chia làm 2 thể HBeAg (+) và HBeAg (-)
- Nồng độ ALT/AST bình thường hoặc tăng
- Sinh thiết gan có hình ảnh viêm gan mạn với nhiều mức độ hoại tử
hoặc/và xơ hóa gan

Nhiễm HBV mạn

- HBsAg (+) ≥ 6 tháng, HBeAg (+)


giai đoạn dung

- Tải lượng HBV cao (điển hình > 1 triệu IU/mL)

nạp miễn dịch

- ALT hoặc/và AST bình thường hoặc hơi tăng
- Khơng xơ hóa và tình trạng viêm nhẹ trên sinh thiết gan

Viêm gan virus B

- HBsAg (+) ≥ 6 tháng

mạn giai đoạn

- Tải lượng HBV DNA > 20.000 IU/mL với HBeAg (+) và > 2.000 IU/mL

hoạt động

với HBeAg (-)
- Nồng độ ALT hoặc/và AST tăng dai dẳng hoặc tăng từng đợt
- Sinh thiết gan có hình ảnh viêm gan mạn với mức độ viêm từ vừa đến
nặng kèm theo có xơ hóa gan hoặc khơng xơ hóa gan

Viêm gan virus B

- HBsAg (+) ≥ 6 tháng.

mạn giai đoạn


- HBeAg (-), anti-HBe (+)

không hoạt động

- HBV DNA < 2.000 IU/mL
- Nồng độ ALT hoặc/và AST ln bình thường
- Sinh thiết gan khơng có tình trạng viêm đáng kể, nhưng sinh thiết hoặc
đánh giá xơ hóa gan bằng các phương pháp khơng xâm lấn cho thấy có thể
có xơ hóa gan ở nhiều mức độ.

(Nguồn: Bộ Y Tế, 2019 20)

1.2. ĐIỀU TRỊ VIÊM GAN SIÊU VI B MẠN THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
1.2.1. Mục đích điều trị siêu vi B mạn
- Ức chế sao chép của siêu vi, lý tưởng nhất là ức chế vĩnh viễn, qua đó cải thiện
tình trạng bệnh gan, kiểm soát miễn dịch và giảm nguy cơ lây truyền.


8

- Sự đáp ứng siêu vi được chia thành các loại:
+ Đáp ứng sớm: Giảm HBV DNA > 1-2 log copies/mL sau 12 - 24 tuần điều trị
+ Kháng thuốc tiên phát: Giảm HBV DNA ≤ 1 log copies/mL sau 12 - 24 tuần
điều trị chống vi rút (không áp dụng cho Interferon).
+ Kháng thuốc thứ phát: HBV DNA tăng trở lại > 1 log copies/mL sau khi có
đáp ứng vi rút dù bệnh nhân tuân thủ tốt và trị liệu vẫn tiếp tục.
+ Tái phát về vi rút: Tăng HBV DNA ≥ 1 log copies/mL sau ngưng trị liệu ở 2
lần xét nghiệm liên tiếp cách nhau ≥ 4 tuần.
- Cải thiện tình trạng hoại tử tế bào gan, ngăn ngừa bệnh gan tiến triển với các
dấu hiệu sau: Bình thường hóa ALT, chuyển đổi huyết thanh HBeAg, cải thiện các

triệu chứng.
- Làm ngưng hoặc hồi biến tình trạng xơ hóa: cải thiện tiên lượng lâu dài.
- Làm ngưng tổn thương gan tiến triển.
- Ngăn ngừa ung thư tế bào gan do viêm gan B mạn.
- Đạt được sự kiểm soát về mặt miễn dịch qua phản ứng chuyển huyết thanh
HBeAg và/hoặc HBsAg.
- Kéo dài cuộc sống, cải thiện chất lượng cuộc sống do giảm các triệu chứng,
nhất là các biểu hiện ngồi gan.
Năm 2017, một nhóm các chun gia hàng đầu về gan đã nhóm họp và đồng
thuận về định nghĩa các kết điểm (endpoint) trong điều trị viêm gan siêu vi B mạn.
Cũng trong hội nghị này, các phương thức điều trị mới cũng đã được thảo luận 21.
Bảng 1.2. Các định nghĩa về khỏi bệnh trong viêm gan siêu vi B mạn tính
Khỏi bệnh tuyệt đối

HBsAg không phát hiện được trong máu và kết quả này duy trì

(Sterilising cure)

bền vững
Thải trừ hồn tồn HBV-DNA bao gồm cả cccDNA và HBVDNA tích hợp trong bộ gen của tế bào ký chủ

Khỏi bệnh về chức năng

Sau một thời gian điều trị có hạn định, khơng phát hiện được

(fuctional cure)

HBsAg và HBV-DNA trong máu có thể kèm theo xuất hiện antiHBs hoặc khơng; và đáp ứng này duy trì bền vững



×