Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phân tích quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của viện kiểm sát và hội đồng xét xử theo BLTTHS năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.91 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
A.

MỞ ĐẦU......................................................................................................2

B.

NỘI DUNG...................................................................................................3
I. Khái quát chung về khởi tố vụ án hình sự............................................3
1. Khái niệm và ý nghĩa của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự...................3
2.

Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự...................................6

3.

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự......................................................6

II. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát và Hội đồng
xét xử theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015...................................................7
1.

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát........................7

2.

Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử...................9

III. Những bất cập và hạn chế của trong quy định về thẩm quyền khởi
tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử.........................10
C.



KẾT LUẬN................................................................................................13

D.

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................15

1


A. MỞ ĐẦU
Khi có một tội phạm được thực hiện, việc giải quyết vụ án hình sự một cách
nhanh chóng, kịp thời đồng thời phải có độ chính xác cao nhằm xác định sự thật
khách quan của vụ án, phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh hành vi phạm tội
và người thực hiện tội phạm là nhiệm vụ của tố tụng hình sự. Việc giải quyết vụ
án hình sự có thể trải qua nhiều giai đoạn tố tụng khác nhau, trong đó giai đoạn
khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình sự, mở đầu cho quá
trình chứng minh và giải quyết đúng đắn khách quan vụ án. Trong giai đoạn khởi
tố vụ án hình sự, cơ quan Viện kiểm sát và Toà án cụ thể hơn là Hội đồng xét xử
cũng có thẩm quyền và góp phần khơng nhỏ trong việc xác định sự việc xảy ra
có hay khơng có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi hay không khởi tố vụ
án hình sự. Do đó, để hiểu hơn về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện
kiểm sát và Hội đồng xét xử, trong bài tiểu luận này em chọn đề tài: ”Phân tích
quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát và Hội đồng
xét xử theo BLTTHS năm 2015.”. Trong q trình nghiên cứu tìm hiểu khơng
thể tránh xảy ra những thiếu sót, em rất mong nhận được sự quan tâm góp ý của
q thầy cơ giáo để bài tiểu luận của em được hoàn thiện tốt hơn.

2



I.

B. NỘI DUNG
Khái quát chung về khởi tố vụ án hình sự
1. Khái niệm và ý nghĩa của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
a. Khái niệm khởi tố vụ án hình sự
Khởi tố là giai đoạn của quá trình tố tụng hình sự, trong đó cơ quan tiến

hành tố tụng hình sự tiếp nhận, giải quyết nguồn tin về tội phạm, xác định có hay
khơng có dấu hiệu của tội phạm để quyết định không khởi tố vụ án hình sự hay
khởi tố vụ án hình sự, là cơ sở để chấm dứt hoạt động tố tụng hình sự hay thực
hiện các hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự.
Tố tụng hình sự là một quá trình xem xét, giải quyết nguồn tin về tội phạm
và giải quyết vụ án hình sự có sự tham gia của nhiều chủ thể, được thực hiện qua
nhiều giai đoạn tố tụng. Khởi tố vụ án là giai đoạn đầu của quá trình tố tụng hình
sự. Ở giai đoạn này, trên cơ sở tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ
quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra,
Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố, xác minh có hay khơng có dấu hiệu tội phạm để ra quyết định khởi tổ
hoặc quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự. Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
được bắt đầu khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số
hoạt động điều tra, Viện kiểm sát nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến
nghị khởi tổ hoặc vào thời điểm người phạm tội tự thủ hoặc khi tự mình trực tiếp
phát hiện có dấu hiệu tội phạm.
Quyết định khởi tố vụ án là cơ sở pháp lí để thực hiện việc điều tra. Các
hoạt động điều tra và việc áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế chỉ
được tiến hành sau khi có quyết định khởi tố vụ án. Tuy nhiên, trong giai đoạn
khởi tố vụ án hình sự, để giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi
tố xác minh có dấu hiệu của tội phạm hay khơng và cần thiết phải làm sáng tỏ

những tài liệu đầu tiên, xác định hoàn cảnh, địa điểm xảy ra tội phạm, thu thập
những vật chứng và những tình tiết có giá trị cho việc phát hiện tội phạm thì Cơ
quan điều tra, Viện kiểm sát, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt
động điều tra có trách nhiệm tiến hành các hoạt động thu thập thông tin, tài liệu,
3


đồ vật, được tiến hành một số hoạt động điều tra như khám nghiệm hiện trường
khám nghiệm tử thi, trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, trường hợp
khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang thì giữ người hoặc bắt người trước khi khởi tố
vụ án1.
b.

Ý nghĩa khởi tố vụ án hình sự

Khởi tố vụ án góp phần bảo đảm cho việc phát hiện nhanh chóng mọi
hành vi phạm tội. Bởi vì, chỉ có thơng qua những hoạt động kiểm tra, xác minh
kịp thời các nguồn tin về tội phạm mới có điều kiện làm rõ sự việc xảy ra có dấu
hiệu của tội phạm hay khơng. Nếu hoạt động tố tụng trong giai đoạn khởi tố vụ
án khơng được tiến hành khẩn trương, đầy đủ sẽ có thể không phát hiện ra dấu
hiệu tội phạm, dẫn đến việc ra quyết định không khởi tố vụ án, bỏ lọt tội phạm.
Khởi tố vụ án xác lập cơ sở pháp lí để cơ quan có thẩm quyền tiến hành
các hoạt động điều tra. Chưa khởi tố vụ án thì không được tiến hành các hoạt
động điều tra, trừ một số hoạt động được tiến hành trong quá trình giải quyết tố
giác, tin báo tội phạm, kiến nghị khởi tố theo quy định của pháp luật. Do đó,
khơng thể xem khởi tố vụ án hình sự như một hoạt động trong giai đoạn điều tra.
Khởi tố vụ án có nhiệm vụ riêng, chủ thể và các hoạt động tố tụng độc lập với
các giai đoạn tố tụng khác nên được coi là giai đoạn tố tụng độc lập. Hoạt động
điều tra chỉ được tiến hành sau khi đã có quyết định khởi tố vụ án hình sự. Khởi
tố vụ án tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tố tụng tiếp theo. Sau khi đã

xác định dấu hiệu tội phạm và khởi tố vụ án, hoạt động tố tụng ở giai đoạn điều
tra sẽ tập trung làm rõ các hành vi phạm tội và người thực hiện tội phạm.
Khởi tố vụ án góp phần bảo đảm quyền con người, quyền và lợi ích hợp
pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Nếu không thực hiện các hoạt động kiểm tra,
xác minh nguồn tin về tội phạm mà tiến hành ngay các hoạt động điều tra, kể cả
áp dụng biện pháp cưỡng chế tố tụng sẽ dẫn đến nhiều trường hợp sau một thời
gian điều tra không xác định được dấu hiệu của tội phạm, không chứng minh
được người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế có hành vi nguy hiểm cho xã hội
1 Học viện tư pháp, Kỹ năng giải quyết vụ án hình sự, Nxb. Tư pháp, 2014
4


nên phải quyết định đình chỉ điều tra thì người này đã bị xâm phạm quyền tự do
thân thể.
2. Nhiệm vụ của giai đoạn khởi tố vụ án hình sự
Giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có nhiệm vụ giải quyết nguồn tin về tội
phạm để xác định có sự việc xảy ra hay khơng, nếu có sự việc xảy ra thì phải xác
định sự việc đó có hay khơng có tội phạm xảy ra, làm cơ sở để các cơ quan có
thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định khởi tố hoặc khơng khởi tố vụ án
hình sự.
Các hoạt động tố tụng của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố
tụng trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có nhiệm vụ bảo đảm sự minh bạch
của hoạt động tố tụng phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh mọi hành vi
phạm tội, không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội.
3. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
Việc khởi tố vụ án hình sự thuộc thẩm quyền của các cơ quan có thẩm
quyền tiến hành tố tụng hình sự, bao gồm: Cơ quan điều tra; cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát và Tòa án. Theo quy
định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì Cơ quan điều tra quyết định khởi
tố vụ án hình sự đối với tất cả vụ việc có dấu hiệu tội phạm, trừ những vụ việc do

cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát,
Hội đồng xét xử đang thụ lý, giải quyết2.
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ra quyết
định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp quy định tại Điều 164 của Bộ luật tố
tụng Hình sự năm 2015.
Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp: Viện
kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Viện kiểm sát trực
tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; Viện kiểm sát trực
tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử.
2 Khoản 1 Điều 153 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015
5


Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố
vụ án hình sự nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội
phạm3.
II. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát và Hội đồng xét
xử theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015
1. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát
Theo khoản 3 Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Viện kiểm sát
ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong các trường hợp nhất định. So voiws Bộ
luật tố tụng hình sự năm 2003 thì Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định
rộng hơn về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. Điều này có thể thấy được vai trị
và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong việc thực hiện chức năng thực hành
quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp của mình.
a.

Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự của


Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra.
Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp Viện kiểm sát hủy
bỏ quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi thấy có dấu hiệu tội phạm
mà không được khởi tố. Đây là một thẩm quyền được Bộ luật tố tụng Hình sự
giao cho Viện kiểm sát để thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của
mình trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm. Theo đó, theo quy định tại
khoản 6 Điều 159 Bộ luật Tố tụng Hình sự thì Viện kiểm sát được quyền hủy bỏ
quyết định tạm giữ, quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định khơng khởi tố
vụ án hình sự, quyết định tạm đình chỉ giải quyết nguồn tin về tội phạm và các
quyết định tố tụng khác trái pháp luật của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra. Khi nhận thấy việc khởi tố vụ án
có dấu hiệu vi phạm từ Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều ra.
3 Khoản 4 Điều 153 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015
6


Bằng chức năng, nhiệm vụ mình Viện kiểm sát có quyền huỷ bỏ hoặc có
thể ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Đây là trường hợp quyết định không
khởi tố vụ án của cơ quan điều tra cơ quan khác của công an nhân dân, quân đội
nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, đơn vị bộ đội
biên phòng, cơ quan hải quan, cơ quan kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, cơ
quan kiểm ngư khơng có căn cứ, có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, cần phải được khởi
tố để điều tra. Quyết định khởi tố vụ án được gửi cho Cơ quan điều tra có thẩm
quyền tiến hành điều tra.
b.

Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,


kiến nghị khởi tố;
Theo quy định của Bô luật tố tụng Hình sự năm 2015, thì đây là một
điểm mới mở rộng phạm vi, thẩm quyền của Viện kiểm sát trong việc thực hiện
việc khởi tố vụ án hình sự của mình. Đối với trường hợp Viện kiểm sát trực tiếp
giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố thì đương nhiên Viện
kiểm sát cần phải có thẩm quyền ra quyết định khơng khởi tố hoặc quyết định
khởi tố vụ án hình sự cũng như có thẩm quyền trực tiếp tiến hành các hoạt động
xác minh, thu thập chứng cứ theo luật định.
Trong trường hợp Viện kiểm sát trực tiếp tiếp nhận nguồn tin, giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, phát hiện thấy có dấu hiệu của tội
phạm, Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, gửi cho Cơ quan điều
tra có thẩm quyền tiến hành điều tra hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra trực tiếp điều
tra. Theo đó với chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp của mình. Bộ luật tố tụng
Hình sự quy định về việc Viện kiểm sát có thẩm quyền tiếp nhận đầy đủ tố giác,
tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố do cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến,
tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có
thẩm quyền giải quyết. Trong trường hợp trực tiếp tiếp nhận nguồn tin, giải quyết
tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì Viện kiểm sát bằng nghiệp vụ
của mình sẽ kiểm tra, xác minh đối với các nguồn tin, tố giác, tin báo, kiến nghị.
Từ đó, nếu có căn cứ Viện kiểm sát sẽ trực tiếp ra quyết định khởi tố vụ án hình
7


sự nếu có một trong những căn cứ khởi tố vụ án Hình sự quy đinh tại Điều 143
Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015. Việc trực tiếp giải quyết các căn cứ để khởi
tố vụ án hình sự từ đó đưa ra quyết định khởi tố vụ án giúp cho Viện kiểm sát
không những thực hiện tốt các chức năng của mình, mà cịn thể hiện được tính
cấm bách. Nếu không ra quyết đinh khởi tố vụ án có thể dấu vết bị biến mất bởi
nhiều tác động khác nhau. Từ đó sẽ gây khó khăn để thực hiện các hoạt động

điều tra, bởi lẽ các hoạt động điều tra được tiến hành khi có căn cứ khởi tố vụ án
hình sự.
c.

Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm

Thông qua các hoạt động để thực hiện chức năng thực hành quyền công
tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội
phạm, thì Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự. Đồng thời gửi cho Cơ quan điều
tra có thẩm quyền tiến hành điều tra hoặc yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án.
Đây được xem là điểm mới của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 so với Bộ
luật Tố tụng Hình sự năm 2003. Ở đây không chỉ là hoạt động thực hiện chức
năng trong lĩnh vực tố tụng hình sự mà có thể là lĩnh vực về dân sự, hành chính
và các lĩnh vực khác thuộc công tác của ngành Kiểm sát. Trong trường hợp phát
hiện cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động
điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh
tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm
mà viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng khơng được khắc phục thì viện
kiểm sát có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền đang thụ lí chuyển hồ sơ có
liên quan đê trực tiếp xem xét, giải quyết và quyết định việc khởi tố vụ án hình
sự. Đối với trường hợp Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm thì ở
giai đoạn kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự: Điểm d khoản 1 Điều 161
BLTTHS 2015 quy định Viện Kiểm sát khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định
khởi tố vụ án trong các trường hợp do Bộ luật này quy định. Như vậy có thể hiểu
là trong giai đoạn kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự nếu Viện kiểm sát trực tiếp
phát hiện dấu hiệu tội phạm thì Viện kiểm sát có trách nhiệm khởi tố vụ án.
8


Giai đoạn kiểm sát điều tra vụ án hình sự: Khoản 3 điều 165 BLTTHS

2015 quy định Viện kiểm sát khởi tố, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án
trong các trường hợp do Bộ luật này quy định. Quy định này cũng giống như giai
đoạn kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự nêu trên. Tuy nhiên trong giai đoạn này,
tại khoản 8 Điều 165 BLTTHS 2015 còn quy định Viện kiểm sát khởi tố vụ án
hình sự khi phát hiện hành vi của người có thẩm quyền trong việc giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và trong việc khởi tố, điều tra có dấu
hiệu tội phạm.
Giai đoạn truy tố: Khoản 4 Điều 236 BLTTHS 2015 quy định Viện kiểm
sát khởi tố vụ án, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án trong trường hợp
phát hiện cịn có hành vi phạm tội, người phạm tội khác trong vụ án chưa được
khởi tố, điều tra. Như vậy, trước đây theo quy định của BLTTHS 2003 trường
hợp này Viện kiểm sát sẽ trả hồ sơ yêu cầu Cơ quan điều tra khởi tố vụ án còn
nay theo quy định mới đã có sự khác biệt đó là Viện kiểm sát có trách nhiệm
khởi tố vụ án sau đó mới xem xét trả hồ sơ cho cơ quan điều tra để điều tra bổ
sung.
Giai đoạn chuẩn bị xét xử: Nếu Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu
tội phạm thì Viện kiểm sát căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 280 BLTTHS 2015
để ban hành văn bản yêu cầu Tồ án trả hồ sơ, sau đó mới xem xét quyết định
khởi tố vụ án rồi trả hồ sơ cho Cơ quan điều tra như trong giai đoạn truy tố. Giai
đoạn xét xử vụ án tại phiên toà: Nếu Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu
tội phạm thì Viện kiểm sát căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 326 BLTTHS 2015
đề nghị Hội đồng xét xử xem xét quyết định khởi tố vụ án hoặc yêu cầu Viện
kiểm sát khởi tố vụ án4.
Trong các giai đoạn nêu trên nếu vụ việc có dấu hiệu tội phạm thuộc
thẩm quyền giải quyết của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thì
Viện kiểm sát chuyển cho Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao thụ lý
giải quyết theo thẩm quyền.
4 Đặng Bá Hưng- VKSND huyện Sơn Động, bài viết “Tìm hiểu điểm mới về Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố
vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự 2015”, năm 2018
9



d.

Theo yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử

Trong trường hợp qua việc xét xử tại phiên tòa, Hội đồng xét xử yêu cầu
khởi tố mà Viện kiểm sát thấy yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử là có căn cứ
thì Viện kiểm sát sẽ quyết định khởi tố vụ án. Quyết định khởi tố vụ án được
chuyển cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra. Nếu thấy yêu cầu khởi tố vụ
án của Hội đồng xét xử khơng có căn cứ, thì Viện kiểm sát khơng ra quyết định
khởi tố vụ án và có văn bản trả lời về yêu cầu của Hội đồng xét xử.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện
kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến hành
điều tra.
Ví dụ: Tại phiên toà xét xử sơ thẩm theo bản cáo trạng của Viện kiểm sát
nhân dân tỉnh X đối với bị cáo A về Điều 123 tội giết người. Trong quá trình xét
hỏi , Toà án nhân dân tỉnh X nhận thấy bên cạnh tội giết người mà bị cáo A bị
Viện kiểm sát truy tố thì bị cáo cịn có dấu hiệu để thoả mãn cấu thành tội cướp
tài sản. Do vậy, Hội đồng yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án đối với hành vi
cướp tài sản của A theo Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015. Sau khi xem xét hồ
sơ, Viện kiểm sát thấy yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử là có căn cứ, do vậy
đã ra quyết định khởi tố vụ án đối với hành vi cướp của A.
2. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử
Theo khoản 4 Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Hội đồng xét
xử ra quyết định khởi tổ nếu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có dấu
hiệu của tội phạm mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát khơng khởi tổ (có dấu hiệu
bỏ lọt tội phạm). Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi Hội đồng xét xử ra quyết định
khởi tố vụ án hình sự, Tịa án phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan
đến Viện kiểm sát cùng cấp.

Đây là trường hợp ngoài hành vi phạm tội đã bị khởi tố, điều tra, truy tố
và quyết định đưa ra xét xử, bị cáo còn thực hiện hành vi khác mà BLHS quy
định là tội phạm hoặc ngoài bị cáo cịn có đồng phạm khác hoặc người phạm tội
khác liên quan đến vụ án chưa bị khởi tố, điều tra, truy tố. Hội đồng xét xử
10


khơng khởi tố vụ án hình sự nếu đã có quyết định tách vụ án hoặc chưa có quyết
định tách vụ án của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhưng khơng có căn cứ để
tách vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 170, khoản 2 Điều 242 của Bộ luật tố
tụng hình sự. Theo Điều 5 Thơng tư liên tịch số 02/2017/TTLT – VKSNDTC –
TANDTC – BCA – BQP quy định về việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố
tụng trong thực hiện một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để
điều tra bổ sung thì nếu chưa có quyết định tách vụ án và khơng thể tách được
thành các vụ án riêng biệt thì hội đồng xét xử trả hồ sơ điều tra bổ sung . Nếu có
thể tách được thành các vụ án riêng biệt thì hội đồng xét xử có thể khởi tố vụ án
hoặc yêu cầu viện kiểm sát khởi tố vụ án.
Nếu thấy quyết định khởi tố vụ án của Hội đồng xét xử khơng có căn cứ,
thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án cấp trên một cấp. Thủ tục xem xét kháng
nghị của Viện Kiểm sát đối với quyết định khởi tố vụ án của Tòa án được thực
hiện theo quy định tại Điều 362 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.
Ví dụ: Trong vụ án, Nguyễn Ngọc Sơn bị Tồ án nhân dân tỉnh Quảng
Bình xét xử sơ thẩm tuyên phạt 20 năm tù giam. Toà án nhân dân cấp cao tại Đà
Nẵng sau đó xét xử phúc thẩm giảm hình phạt cho Sơn cịn 18 năm tù giam. Toà
án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng tiến hành xét xử phúc thẩm vụ án Nguyễn
Ngọc Sơn, cán bộ địa chính – xây dựng xã Hồn Trạch (Bố Trạch) phạm tội "Lợi
dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản" theo điểm a, Khoản 4, Điều 355, Bộ luật Hình
sự năm 2015. Qua quá trình xét hỏi, tranh tụng tại tịa, Hội đồng xét xử cấp phúc
thẩm thấy có đủ căn cứ khởi tố vụ án hình sự với 2 tội danh “Thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng”, “Vi phạm các quy định về quản lý đất đai” đối với

một số cá nhân nguyên là cán bộ chủ chốt Uỷ ban nhân dân xã Hoàn Trạch.
Nguyễn Ngọc Sơn tiếp tục bị xét xử với 2 tội danh trên. Do vậy, Hội đồng xét xử
đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự số 01/2018/HS-QĐ để khởi tố về các tội
danh nêu trên.
III. Những bất cập và hạn chế của trong quy định về thẩm quyền khởi tố
vụ án hình sự của Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử
11


Thứ nhất, mối quan hệ phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền chưa
được thống nhất, đồng bộ trong hoạt động khởi tố vụ án hình sự. Cơng tác phối
hợp liên ngành giữa các cơ quan tư pháp hình sự, đặc biệt là giữa Viện kiểm sát
với Cơ quan điều tra trong việc giải quyết các vụ án hình sự chưa có sự phối hợp
chặt chẽ. Tuy pháp luật tố tụng hình sự hiện hành đã quy định Cơ quan điều tra
phải thực hiện các yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát nhưng chưa có cơ chế
ràng buộc trách nhiệm của Cơ quan điều tra, từ đó có quan điểm cho rằng đây
thực ra chỉ là sự ràng buộc về thủ tục pháp lý, còn nội dung tiến hành các hoạt
động điều tra như thế nào, thu thập chứng cứ gì chủ yếu do Điều tra viên dưới sự
chỉ đạo trực tiếp của Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định cho
nên việc quy định chế độ trách nhiệm công tố trong hoạt động điều tra như hiện
nay làm cho Viện kiểm sát không thực quyền. Trên thực tế, vẫn cịn tình trạng
Viện kiểm sát thụ động chờ đợi kết quả điều tra và quan điểm đường lối giải
quyết vụ án của Cơ quan điều tra hay nói cách khác, hoạt động của Viện kiểm sát
còn dựa trên hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra. Trong hoạt động khởi tố, việc né
tránh, ngại va chạm giữa cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng đó
là một trong những nguyên nhân hạn chế chất lượng công tác kiểm sát việc tiếp
nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm của các cơ quan có thẩm quyền.
Thứ hai, theo quy định hiện hành thì Viện kiểm sát chỉ tiếp nhận tin báo,
tố giác về tội phạm và chuyển ngay cho Cơ quan điều tra mà không được trực
tiếp điều tra, xác minh trong các trường hợp cần thiết cũng dẫn đến những hạn

chế nhất định trong công tác kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm.
Bởi lẽ có những trường hợp vì ngun nhân nào đó Cơ quan điều tra không tiến
hành việc điều tra xác minh hoặc tuy có thực hiện những khơng đảm bảo khách
quan, khơng tích cực dẫn đến kết quả giải quyết vụ việc khơng chính xác. Lại có
trường hợp sau khi điều tra xác minh tin báo, tố giác về tội phạm, Cơ quan điều
tra ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự. Viện kiểm sát sau khi nghiên cứu
hồ sơ vụ việc xét thấy quyết định không khởi tố của Cơ quan điều tra là khơng có
căn cứ và yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố vụ án. Cơ quan điều tra
12


đã miễn cưỡng ra quyết định khởi tố vụ án theo yêu cầu của Viện kiểm sát tuy
nhiên sau đó tiến hành điều tra khơng tích cực, kéo dài việc điều tra, không tiến
hành thu thập kịp thời những chứng cứ buộc tội nên dẫn đến hậu quả là vụ án
phải đình chỉ giải quyết.
Thứ ba, Bộ luật tố tụng hình sự chưa quy định rõ trường hợp vụ việc bị
tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp bao
gồm những trường hợp nào. Việc Bộ luật tố tụng hình sự quy định chung chung
“trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp” sẽ rất khó để phân định thời hạn
giải quyết tin báo tố giác, kiến nghị khởi tố thông thường, với trường hợp phức
tạp. Quy định không rõ ràng như vậy sẽ có thể dẫn đến sự tùy tiện và gây khó
khăn cho việc kiểm sát thời hạn giải quyết tin báo, tố giác, kiến nghị khởi tố của
Viện kiểm sát.
Thứ tư, theo quy định tại khoản 4 Điều 153 Bộ luật tố tụng hình sự năm
2015 thì: “Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát
khởi tố vụ án hình sự néu qua việc xét xử tại phiên tòa mà phát hiện có việc bỏ
lọt tội phạm.”. Qua điều khoản này ta có thể thấy rõ việc điều tra, xác minh lại
những thông tin về tội phạm và người phạm tội mới chỉ được phản ánh qua lời
khai của người tham gia tố tụng hoặc những tài liệu đã có trong hồ sơ, thì việc
kiểm tra xác minh lại các thơng tin này bằng các hoạt động ngồi phiên tịa cũng

khiến việc đưa ra quyết định khởi tố vụ án khó khăn hơn; bên cạnh đó, quyết
định khởi tố vụ án này là quyết định không liên quan đến nội dung vụ án đang
xét xử, bởi quyết định này không phải là một nội dung của vụ án mà Hội đồng
xét xử phải giải quyết tại phiên tòa, nếu Hội đồng xét xử ra quyết định khởi tố vụ
án cũng có nghĩa Hội đồng xét xử phải tập trung vào việc kiểm tra, xác minh
nguồn thông tin về tội phạm mới hoặc người phạm tội mới để đảm bảo quyết
định khởi tố vụ án của mình là có căn cứ. Vì vậy cơng việc này sẽ có thể ảnh
hưởng đến chức năng chính của Tịa án là xét xử vụ án đã được Viện kiểm sát
truy tố và Tòa án đã quyết định đưa ra xét xử, nên việc ra quyết định khởi tố vụ

13


án ngay tại phiên tịa gây khó khăn cho chính Tịa án bởi những lí do chun
mơn và nghiệp vụ.
Thứ năm, điều khoản này được xem là một quy phạm pháp luật tùy nghi,
bởi lẽ hiện nay khơng có bất kỳ một hướng dẫn nào cho việc khi nào Hội đồng
xét xử tự mình ra quyết định và khi nào yêu cầu Viện kiểm sát ra quyết định khởi
tố vụ án. Điều này, dẫn đến một thực tế là phần lớn trong những trường hợp phát
hiện thêm tội phạm hoặc người phạm tội cần điều tra trong quá trình xét xử, phía
hội đồng xét xử sẽ đề nghị Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án.
Thứ sáu, quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét
xử còn chưa rõ ràng và cặn kẽ về thẩm quyền và nội dung. Điều 104 Bộ luật tố
tụng hình sự chỉ quy định Hội đồng xét xử có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự,
nhưng không quy định cụ thể là Hội đồng xét xử cấp nào, đồng thời cũng không
quy định cụ thể trong trường hợp nào Hội đồng xét xử sẽ tự mình ra quyết định
khởi tố vụ án và trường hợp nào sẽ yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố. Do vậy, Tịa
án thường sẽ có xu hướng đẩy việc khởi tố về cho phía Viện kiểm sát, bởi lẽ việc
khởi tố sai một vụ án hình sự sẽ gây ảnh hưởng đến uy tín và chất lượng làm việc
của cơ quan đó.


14


C. KẾT LUẬN
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn mở đầu cho các giai đoạn tố tụng tiếp theo.
Khi các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự là lúc bắt đầu
áp dụng các quy định của pháp luật hình sự. Và cũng chính thời điểm áp dụng
các quy định của luật hình sự thì cũng là lúc các quan hệ pháp luật hình sự được
thực hiện. Nếu khơng có giai đoạn khởi tố vụ án hình sự thì sẽ khơng có các giai
đoạn tố tụng tiếp theo. Vậy nên vai trò của cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án
hình sự là hết sức quan trọng, không chỉ thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của
Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều
tra, bên cạnh đó cịn thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát và Hội
đồng xét xử cũng góp phần khơng hề nhỏ trong việc tránh oan sai, bỏ lọt tội
phạm và kịp thời khắc phục những sai sót trong việc giải quyết tố giác, tin báo về
tội phạm, kiến nghị khởi tố.

15


D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ luật tố tụng hình sự 2015
[2] Bộ luật tố tụng hình sự 2003
[3] Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014
[4] Luật tổ chức Tồ án nhân dân năm 2014
[5] Thơng tư liên tịch số 02/2017/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP quy
định về việc phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng trong thực hiện một số
quy định của Bộ luật tố tụng hình sự về trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
[6] Trường Đại học kiểm sát Hà Nội, Giáo trình luật tố tụng hình sự Việt Nam

[7]Học viện tư pháp, Kỹ năng giải quyết vụ án hình sự, Nxb. Tư pháp, 2014
[8] TS. Phạm Mạnh Hùng, Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015
[9] Đặng Bá Hưng- VKSND huyện Sơn Động, bài viết “Tìm hiểu điểm mới về
Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án theo quy định của Bộ luật tố tụng hình
sự 2015”, năm 2018.
[10] />fbclid=IwAR3Va6BDF8mzhpwisKlILI2sWc34qjHTZcEGF0yH514c1a1V_ZR5mam0F0

16



×