TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
MƠN
TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Đề tài nghiên cứu số 10:
“PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH VỀ THẨM
QUYỀN KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA
VIỆN KIỂM SÁT VÀ HỘI ĐỒNG XÉT XỬ
THEO BLTTHS NĂM 2015”
CHUYÊN NGÀNH: TƯ PHÁP HÌNH SỰ
Mã số: 351.65
Hà Nội - 2021
Đề: Phân tích quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm
sát và Hội đồng xét xử theo BLTTHS năm 2015.
A.
MỞ ĐẦU
Quá trình giải quyết một vụ án hình sự là một q trình địi hỏi các yêu cầu
khắt khe về thủ tục tố tụng, không giống như giải quyết một vụ việc dân sự, kinh
tế, lao động hay hành chính. Q trình này có sự tham gia của nhiều cơ quan và
người tiến hành tố tụng khác nhau, nên thẩm quyền của các chủ thể này cũng
khác nhau từ lúc khởi tố vụ án cho đến giai đoạn xét xử vụ án.
Có thể nói, giai đoạn đầu tiên là giai đoạn rất quan trọng của vụ án chính là
giai đoạn khởi tố vụ án hình sự, "với tính chất là một giai đoạn độc lập và đầu
tiên của tố tụng hình sự, giai đoạn khởi tố vụ án hình sự có chức năng thực hiện
các nhiệm vụ cụ thể để xác định các tiền đề pháp luật về nội dung (vật chất) và
pháp luật về hình thức (tố tụng) của việc điều tra vụ án hình sự”(1). Giai đoạn
này nhằm làm cơ sở cho việc xác định một người nào đó có hành vi phạm tội
(hành vi nguy hiểm cho xã hội) hay không.
Trong quy định của BLTTHS 2015, quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án
hình sự. Theo đó, các cơ quan được trao thẩm quyền được quyền năng bắt đầu
một chu trình tố tụng lâu dài. Mà trong đó, VKSND và HĐXX là hai chủ thể
bằng quyền năng này đã đóng góp tích cực vào q trình giải quyết vụ án. Do
đó, tơi quyết định chọn đề tài:“Phân tích quy định về thẩm quyền khởi tố vụ
án hình sự của Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử theo BLTTHS năm 2015.”
Để hơn nữa phát huy vai trị cũng như đóng góp vào hoạt động tố tụng hình sự
của 2 cơ quan này.
Trang 2
B.
I.
1.
NỘI DUNG
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THẨM QUYỀN KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
CỦA VIỆN KIỂM SÁT VÀ HĐXX
Khái niệm về khởi tố vụ án và căn cứ khởi tố vụ án
1.1. Khái niệm khởi tố vụ án hình sự
Tố tụng hình sự là một quá trình xem xét, giải quyết nguồn tin về tội phạm và
giải quyết vụ án hình sự có sự tham gia của nhiều chủ thể, được thực hiện qua
nhiều giai đoạn tố tụng. Khởi tố vụ án là giai đoạn đầu của quá trình tố tụng hình
sự.
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn của q trình tố tụng hình sự, trong đó cơ
quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận, giải quyết và xác định có hay
khơng có dấu hiệu của tội phạm để quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự hoặc
khởi tố vụ án hình sự, là cơ sở để chấm dứt hoạt động tố tụng hình sự hay thực
hiện các hoạt động tố tụng tiếp theo của quá trình giải quyết vụ án hình sự1.
Bên cạnh đó, khởi tố vụ án hình sự cịn được hiểu như một quyền năng pháp
luật tố tụng hình sự, theo đó nó được áp dụng khi các cơ quan có thẩm quyền
tiền hành tố tụng bằng các biện pháp được quy định trong BLTTHS 2015 đã xác
định được dấu hiệu tội phạm để thơng qua đó tiếp tục các hoạt động tiếp theo để
giải quyết vụ án hình sự.
1.2.
Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
Khởi tố vụ án hình sự là một hoạt động mang tính chất pháp lý – chế tài, theo
đó khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã ra quyết định khởi tố vụ án
thì có nghĩa đã có các dấu hiệu tội phạm và các hình thức chế tài cũng bắt đầu
được cân nhắc áp dụng. Do đó, việc khởi tố vụ án cần có những căn cứ cụ thể để
đảm bảo việc nó khơng bị lạm dụng, thối hóa.
1 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng hình sự 2015, NXB Chính trị Quốc gia sự thật
Trang 3
Cơ sở của khởi tố vụ án hình sự là dấu hiệu tội phạm, việc xác định sự việc
xảy ra có dấu hiệu tội phạm là cơ sở để khởi tố vụ án hình sự phải dựa trên
những căn cứ nhất định.
Theo đó, Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự quy định:
“Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định
dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội
phạm;
6. Người phạm tội tự thú”.
2.
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
Khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn đầu tiên của tố tụng hình sự, mở ra nhiều
hoạt động cho việc giải quyết vụ án hình sự. Nắm giữ vị trí đầu tiên của tố tụng
hình sự; đồng nghĩa với khởi tố vụ án là giai đoạn tiền đề, tạo điều kiện thuận lợi
cho các hoạt động tố tụng tiếp theo; và bảo đảm cho việc phát hiện nhanh chóng
mọi hành vi phạm tội.
Như vậy thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là việc pháp luật quy định cho
cơ quan nhất định sẽ có quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự; khơng khởi
tố vụ án hình sự; hoặc quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác; tin báo về
tội phạm, kiến nghị khởi tố1.
Theo quy định của Điều 153 về Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự; thẩm
quyền khởi tố vụ án hình sự thuộc về các cơ quan sau:
1 Law Firm, Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát theo BLTTHS 2015, luattoanquoc.com
Trang 4
+ Cơ quan điều tra
+ Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
+ Viện kiểm sát
+ Hội đồng xét xử.
3.
Thiết chế Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử
Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt
động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1. Theo đó, trong
giai đoạn khởi tố vụ án hình sự thì VKSND cũng được Nhà nước giao cho thẩm
quyền khởi tố vụ án “Thực hành quyền công tố trong giai đoạn khởi tố, điều tra
vụ án2”.
Hội đồng xét xử được hiểu là những người có thẩm quyền tiến hành các hoạt
động xét xử tại phiên tòa. Theo đó, trong một vài trường hợp nhất định Hội đồng
xét xử cũng được thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự. Điều này sẽ tăng cường vai
trị của Hội đồng xét xử sẽ góp phần đảm bảo cho hoạt động xét xử các vụ án
được tiến hành đúng pháp luật, tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm. Đây cũng chính là
nhân tố quan trọng nhằm góp phần đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ
nghĩa trong hoạt động xét xử ở nước ta hiện nay.
PHÂN TÍCH QUY ĐỊNH VỀ THẨM QUYỀN KHỞI TỐ VỤ ÁN HÌNH SỰ
II.
1.
CỦA VIỆN KIỂM SÁT VÀ HỘI ĐỒNG XÉT XỬ THEO BLTTHS 2015
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Viện kiểm sát theo BLTTHS 2015
Viện kiểm sát ra quyết định khởi tố vụ án hình sự trong trường hợp3:
“a) Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan
điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
1 Khoản 1 Điều 2, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, NXB Tư pháp
2 Điểm b khoản 1 Điều 6, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, NXB Tư pháp
3 Khoản 3 Điều 153, BLTTHS 2015, NXB Tư pháp
Trang 5
b) Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi
tố;
c) Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm hoặc theo yêu cầu khởi tố
của Hội đồng xét xử”.
Theo đó, Viện kiểm sát nhân dân sẽ có thẩm quyền ra quyết định khởi tố trong
3 trường hợp được BLTTHS 2015 quy định.
1.1.
Hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan điều tra, Cơ quan
được giao nhiệm vụ tiền hành một số hoạt động điều tra
Trong trường hợp Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra (Cơ quan được giao tiến hành một số hoạt động điều
tra có thể kể đến là Các cơ quan của Bộ đội biên phòng; Các cơ quan của Hải
quan; Các cơ quan của Kiểm lâm; Các cơ quan của lực lượng Cảnh sát biển;
Các cơ quan của Kiểm ngư; Các cơ quan của Công an nhân dân được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; Các cơ quan khác trong Quân
đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.) ra quyết
định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án. Tuy nhiên, khi nhận được quyết định này
từ họ thì VKSND khơng nhất trí vì cho rằng quyết định khơng khởi tố vụ án
hình sự từ họ là chưa hợp lý.
Đây là trường hợp quyết định không khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra, Cơ
quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khơng có căn cứ,
có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm, cần phải được khởi tố để điều tra.
Khoản 2 Điều 7, Thông tịch liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCABQP Quy định về phối hợp giữa cơ quan điều tra và viện kiểm sát trong
việc thực hiện một số quy định của bộ luật tố tụng hình sự:
“Trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định khơng khởi tố vụ
án hình sự và các tài liệu có liên quan của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát phải
xem xét, xử lý như sau:
Trang 6
a) Nếu thấy quyết định không khởi tố vụ án hình sự có căn cứ thì thơng báo
bằng văn bản cho Cơ quan điều tra;
b) Nếu thấy chưa đủ căn cứ thì có văn bản u cầu Cơ quan điều tra bổ sung
chứng cứ, tài liệu để làm rõ;
c) Nếu thấy quyết định khơng khởi tố vụ án hình sự khơng có căn cứ thì có văn
bản u cầu Cơ quan điều tra ra quyết định hủy bỏ quyết định đó và ra quyết
định khởi tố vụ án hình sự; nếu Cơ quan điều tra khơng thực hiện thì Viện kiểm
sát ra quyết định hủy bỏ quyết định không khởi tố vụ án hình sự và ra quyết định
khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 153, khoản 6 Điều
159 Bộ luật Tố tụng hình sự và gửi cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều
tra”1.
Theo đó, khi nhận thấy các dấu hiệu mà cho rằng quyết định không khởi tố vụ
án của CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
đã tồn tại những dấu hiệu sai phạm mà dù đã yêu cầu hủy bỏ nhưng vẫn khơng
thực hiện thì VKSND sẽ ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự
và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Điều này mang nhiều ý nghĩa, nó đảm bảo cho VKSND hồn thành đúng
chức năng thực hành quyền công tố: kịp thời khắc phục, sửa chữa các sai phạm
tồn tại trong hoạt động tố tụng, đảm bảo thực hiện đúng pháp luật, không làm
oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm.
1.2.
Viện kiểm sát trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị
khởi tố
Theo đó, trong trường hợp trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,
kiến nghị khởi tố, phát hiện thấy có dấu hiệu của tội phạm, Viện kiểm sát cũng
có thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Đây là quy định mới của BLTTHS 2015 khi quy định Viện Kiểm sát trực tiếp
giải quyết tố giác; tin báo về tội phạm; kiến nghị khởi tố. Bởi lẽ theo quy định
1 Khoản 2 Điều 7, Thông tịch liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP
Trang 7
của BLTTHS 2003, về tố giác, tin báo của tội phạm; Viện Kiểm sát chỉ có
quyền tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết quyết tố giác; tin báo về tội phạm;
kiến nghị khởi tố.
Theo đó BLTTHS 2015 cũng đã quy định trường hợp Viện Kiểm sát có
quyền trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Cụ thể:
“ Viện kiểm sát giải quyết tố giác; tin báo về tội phạm; kiến nghị khởi tố trong
trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động
kiểm tra; xác minh tố giác; tin báo về tội phạm; kiến nghị khởi tố hoặc có dấu
hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không
được khắc phục.1”).
Khoản 1 Điều 12 Quyết định 169/QĐ – VKSTC Ban hành quy chế tạm
thời công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố
giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố: “Trường hợp phát hiện Cơ
quan có thẩm quyền điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt
động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố hoặc
có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm thì Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo
Viện có văn bản yêu cầu Cơ quan có thẩm quyền điều tra khắc phục vi phạm.
Trường hợp Viện kiểm sát đã u cầu nhưng Cơ quan có thẩm quyền điều tra
khơng khắc phục, Kiểm sát viên báo cáo lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện yêu cầu
Cơ quan có thẩm quyền điều tra chuyển hồ sơ vụ việc cho Viện kiểm sát để giải
quyết theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự và quy định của pháp luật khác
có liên quan”.
Từ đây, có thể thấy trong hoạt động của mình thì khơng phải mọi trường hợp
CQĐT, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra đều
chấp hành đúng pháp luật, không phát sinh sai phạm. Trong những trường hợp
như vậy vai trò của VKSND là rất quan trọng.
1 Điểm c, Khoản 3, Điều 145, BLTTHS 2015, NXB Tư pháp
Trang 8
Theo đó, việc cho phép thẩm quyền khởi tố vụ án của VKSND trong trường
hợp VKSND trực tiếp giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố khi CQĐT,
Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm
pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động tiếp nhận và giải quyết nguồn tin tội
phạm sẽ một lần nữa khẳng định được chức năng thực hành quyền công tố và
kiểm sát hoạt động tư pháp của VKSND. Từ đó, đảm bảo pháp luật được chấp
hành nghiêm chỉnh, thống nhất, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội
phạm.
1.3.
Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm
Có thể thấy, trong trường hợp qua các hoạt động thực hành quyền công tố và
kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm,
thì Viện kiểm sát bằng thẩm quyền của mình có thể ra quyết định khởi tố vụ án
hình sự, gửi cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền tiến hành điều tra hoặc yêu cầu
Cơ quan điều tra khởi tố vụ án.
Về thời điểm: trong mọi thời điểm giải quyết vụ án hình sự từ khởi tố, điều
tra, truy tố, xét xử vụ án hình sự khi mà VKSND đang thực hiện chức năng của
mình1 nếu thấy có dấu hiệu tội phạm thì có thể xem xét, quyết định.
Về dấu hiệu tội phạm: VKSND có thể xem xét dựa trên các yếu tố cấu thành
tội phạm được quy định trong BLHS 2015 để xác định và đưa ra quyết định có
dấu hiệu tội phạm hay chưa, hay có thể ra quyết định khởi tố hay chưa.
Có thể thấy, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự có thể đi qua nhiều giai
đoạn tố tụng hình sự, đôi khi sẽ phát sinh thêm nhiều hơn những tội phạm chưa
được xác định từ thời điểm đầu giải quyết nguồn tin hay chưa được khởi tố. Do
đó, việc quy định cho phép thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án hình sự của
VKSND khi trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm là một quy định hợp lý và có
giá trị.
1 Chức năng của VKSND: thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp
Trang 9
Theo đó, nó đáp ứng nhu cầu giải quyết nhanh chóng, kịp thời phát hiện tội
phạm, khơng cho tội phạm có cơ hội ẩn mình và khơng bỏ lọt tội phạm.
1.4.
Theo yêu cầu khởi tố của HĐXX
Trong trường hợp qua việc xét xử tại phiên tòa, Hội đồng xét xử yêu cầu khởi
tố mà Viện kiểm sát thấy yêu cầu khởi tố của Hội đồng xét xử là có căn cứ thì
Viện kiểm sát quyết định khởi tố vụ án. Quyết định khởi tố vụ án được chuyển
cho Cơ quan điều tra để tiến hành điều tra.
Nếu thấy yêu cầu khởi tố vụ án của Hội đồng xét xử không có căn cứ, thì
Viện kiểm sát khơng ra quyết định khởi tố vụ án và có văn bản trả lời về yêu cầu
của Hội đồng xét xử.
Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Viện
kiểm sát phải gửi quyết định đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiến
hành điều tra.
Có thể thấy, khơng phải mọi trường hợp VKSND đều phát huy được chức
năng của mình trong hoạt động tố tụng. Bởi lẽ, đối với nhiều trường hợp mà bản
thân VKSND cũng không phát hiện ra cơ sở, căn cứ để ra quyết định khởi tố vụ
án thì khi đó vẫn cần đến sự vào cuộc của HĐXX ngay tại phiên tịa. Đây là một
cơ chế tích cực, nó nâng cao công tác của VKSNS khi thực hiện chức năng của
mình.
2.
Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của HĐXX theo BLTTHS 2015
Trong BLTTHS 2015, HĐXX được quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án
hình sự, điều này đã kế thừa BLTTHS 2003.
Theo đó, khoản 1 Điều 153 BLTTHS 2015 quy định: "Hội đồng xét xử ra
quyết định khởi tố hoặc yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án hình sự nếu qua
việc xét xử tại phiên tịa mà phát hiện có việc bỏ lọt tội phạm”.
Như vậy, trong quá trình xét xử, qua hoạt động xét hỏi bị cáo, bị can và những
người tham gia tố tụng, cũng như qua nội dung tranh luận, đối đáp giữa bị cáo,
Trang 10
người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác về bản luận tội của Kiểm
sát viên, mà HĐXX phát hiện những tình tiết mới của vụ án, thì HĐXX có
quyền lựa chọn: (i) Quyết định khởi tố vụ án hình sự; hoặc (ii) Yêu cầu Viện
Kiểm sát khởi tố vụ án hình sự. Chúng ta xét với hai trường hợp xảy ra như sau:
Thứ nhất, yêu cầu Viện kiểm sát khởi tố vụ án mà thấy yêu cầu của HĐXX có
căn cứ thì VKS quyết định khởi tố vụ án. Quyết định khởi tố vụ án chuyển cho
CQĐT để tiến hành điều tra vụ án.
Thứ hai, HĐXX trực tiếp ra quyết định khởi tố vụ án hình sự. Theo đó, quyết
định khởi tố của HĐXX phải được gửi tới Viện kiểm sát để xem xét, quyết định
việc điều tra. Rõ ràng là, việc yêu cầu cơ quan điều tra thực hiện theo Quyết
định khởi tố vụ án hình sự như đã nêu trên không thuộc thẩm quyền của HĐXX,
mà cơ quan Viện Kiểm sát sẽ xem xét, để quyết định. Trong 24h từ khi HĐXX
ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, Tịa án phải gửi quyết định đó kèm theo tài
liệu liên quan đến VKS cùng cấp. Nếu thấy quyết định khởi tố vụ án của HĐXX
khơng có căn cứ, thì VKS kháng nghị lên Tịa án cấp trên một cấp.
Có thể thấy, với ý nghĩa đấu tranh phòng, chống và kịp thời phát hiện tội
phạm, việc BLTTHS 2015 quy định như vậy là nhằm tránh bỏ sót tội phạm. Khi
Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiến hành hoạt động điều tra, truy tố không phát
hiện được tội phạm, thì đến giai đoạn xét xử tại Tịa án, thơng qua việc xét hỏi,
tranh tụng tại phiên tịa, Hội đồng xét xử phát hiện được có việc bỏ lọt tội phạm.
Tuy nhiên, có lẽ trao cho HĐXX thẩm quyền ra quyết định khởi tố vụ án vẫn
cịn nhiều vấn đề bất cập cần làm rỏ:
2.1.
Thiếu tính khách quan, tạo sự bất lợi cho người bị khởi tố
Khi đánh giá và phân tích về thẩm quyền khởi tố vụ án của Hội đồng xét xử
tại Điều 153 Bộ luật Tố tụng hình sự, rất có thể việc khởi tố vụ án của Hội đồng
xét xử là có căn cứ, bị can sau này trở thành bị cáo và phải chịu sự trừng phạt
của pháp luật.
Trang 11
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là liệu có khách quan hay không và sẽ tác động thế
nào đến quyền, lợi ích hợp pháp của bị can (có thể sau này là bị cáo) khi chủ thể
khởi tố vụ án cũng chính là chủ thể có thẩm quyền xét xử vụ án đó? Yếu tố
khách quan trong một vụ án hình sự là vơ cùng quan trọng. Khách quan ở đây có
nghĩa là một chủ thể đứng bên ngồi vụ việc, xem xét lời buộc tội, gỡ tội của các
bên liên quan dựa trên những chứng cứ hợp pháp thì ai đúng, ai sai, ai là người
vô tội cần được trả tự do… Yếu tố khách quan đó cần được đảm bảo trong Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Hội đồng xét xử trong quá trình giải quyết
vụ án, thực hành quyền xét xử cần dựa trên những đối đáp, lập luận có căn cứ
pháp lý, có chứng cứ hợp pháp... thể hiện sự độc lập, sự vô tư, khách quan của
mình. Tuy nhiên, với quy định tại Điều 153 của BLTTHS 2015, Hội đồng xét xử
thay mặt cho Tòa án tham gia vào hai giai đoạn: (1) Giai đoạn khởi tố vụ án và
(2) Giai đoạn xét xử. Quy định như vậy khiến cho yếu tố khách quan của vụ án
khơng được đảm bảo1.
Mặt khác, Tịa án là cơ quan có thẩm quyền ra phán quyết bị cáo có tội hay
khơng có tội; việc quyết định chủ yếu dựa vào kết quả thẩm vấn cơng khai tại
phiên tịa. Nếu HĐXX ra quyết định khởi tố hoặc yêu cầu khởi tố vụ án và Viện
Kiểm sát cũng như cơ quan Điều tra chấp nhận quyết định của HĐXX thì tâm lý
của HĐXX trong trường hợp này sẽ theo xu hướng buộc tội, mà chưa cần xem
xét đến kết quả thẩm vấn công khai, do tâm lý của HĐXX là phải bảo vệ quan
điểm của mình, như vậy sẽ gây bất lợi cho bị cáo.
2.2.
Tạo tâm lý e dè của Viện kiếm sát và Cơ quan điều tra, tạo ảnh hưởng xấu
cho mối quan hệ giữa các cơ quan có thểm quyền trong giải quyết vụ án
hình sự
Có thể thấy, nếu Viện Kiểm sát đồng ý với quyết định khởi tố của Hội đồng
xét xử, quyết định cho cơ quan điều tra tiến hành điều tra vụ án, coi như đồng
nghĩa với việc thừa nhận, trong quá trình tiến hành tố tụng Viện Kiểm sát đã bỏ
1 Nguyễn Văn Vinh - Tịa án nhân dân tỉnh Sóc Trăng, Bàn về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng
xét xử, Thơng tin khóa học, tks.edu.vn
Trang 12
sót tội phạm, vi phạm nhiệm vụ quan trọng của BLTTHS 2015. Có lẽ đây là điều
mà khơng có cơ quan Viện Kiểm sát nào chịu “đối mặt” với vấn đề pháp lý như
vậy. Nếu như Viện Kiểm sát cho rằng quyết định khởi tố vụ án hình sự của
HĐXX khơng có căn cứ thì có quyền kháng nghị lên Tòa án cấp trên.
Tuy nhiên, hiện nay các văn bản luật chưa có quy định về xử lý quyết định
khởi tố vụ án hình sự của HĐXX bị Viện Kiểm sát kháng nghị. Bên cạnh đó,
chúng ta cần đề cập đến khía cạnh pháp lý nữa là: Ngồi việc thực hành quyền
cơng tố, Viện Kiểm sát cịn có chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp, theo quy
định Điều 107 Hiến pháp năm 2013. Nội dung này còn được nhắc lại trong Điều
2 của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát năm 2014. Trong thực tiễn áp dụng pháp luật,
hầu như HĐXX chưa bao giờ thực hiện thẩm quyền này 1, vì nó khơng phù hợp
với chức năng xét xử của Tòa án, và tâm lý “e ngại” đối mặt với hoạt động kiểm
sát tư pháp của cơ quan Viện Kiểm sát như đã nêu trên.
Những phân tích trên cho thấy, việc quy định thẩm quyền quyết định khởi tố
vụ án hình sự, hoặc là yêu cầu cơ quan Viện Kiểm sát quyết định khởi tố cũng
khơng có tính khả thi trong việc áp dụng pháp luật, hoặc theo hướng suy đốn có
tội sẽ khơng có lợi cho bị cáo, điều này khơng phù hợp với chức năng xét xử của
Tịa án. Bên cạnh đó, pháp luật cũng chưa có cơ chế ràng buộc để Viện Kiểm sát
thực hiện. Thiết nghĩ, các nhà lập pháp nên xem xét bãi bỏ quy định này là phù
hợp.
III.
KIẾN NGHỊ NÂNG CAO THẨM QUYỀN KHỞI TỐ VỤ ÁN CỦA
VKSND VÀ HĐXX
Để nâng cao hoạt động giải quyết vụ án hình sự qua các BLTTHS đã có
những sự thay đổi trong quy định về thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự để phù
hợp hơn với sự vận động của thực trạng hoạt động tố tụng. Quy định của
BLTTHS 2015 cũng cần có những thay đổi và nâng cao hơn như sau:
1.
Viện kiểm sát nhân dân
1 Lê Ngọc Thạnh, Về thẩm quyền của Hội đồng xét xử theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam,
Tạp chí phát triển kh & cn, tập 20, số q3 - 2017
Trang 13
Có thể thấy khơng chỉ trong giai đoạn khởi tố vụ án hình sự VKS bằng chức
năng của mình đã đóng góp một vai trị vơ cùng quan trọng. Điều này càng
khannwgr định việc BLTTHS 2015 trao cho VKS thẩm quyền khởi tố vụ án hình
sự là một quy định thảo đáng và hợp lý. Tuy vậy, trong thực tế do thẩm quyền
khởi tố của CQĐT và Cơ quan được giao thẩm quyền tiến hành một số hoạt
động điều tra khá rộng về phạm vi hoặc do nhiều lý do khác nhau mà VKS chưa
phát huy tối đa được quyền hạn khởi tố vụ án hình sự của mình.
Mà chính nhờ thẩm quyền này, VKSND đã đóng góp to lớn vào cơng tác đấu
tranh đẩy lùi tội phạm, duy trì tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật trong toàn xã
hội, tránh bỏ lọt tội phạm, tránh làm oan người vô tội. Mặt khác, có thể khẳng
định rằng, quy định của BLTTHS đã cơ bản hoàn thiện và hợp lý khi quy định
về thẩm quyền khởi tố của VKSND. Để phát huy hơn nữa điều này, bản thân
VKSND cần có chấn chỉnh hoạt động của mình, đẩy mạnh tn thủ pháp luật,
khơng ngừng nâng cao bản lĩnh chuyên môn, nghiệp vụ đẻ hơn nữa khẳng định
được vị thế của ngành Kiểm sát nhân dân trong giải quyết vụ án hình sự.
2.
Hội đồng xét xử
Có thể thấy việc quy định thẩm quyền khởi tố vụ án cho HĐXX đã tạo ra
nhiều bất cập trong cả lý luận và thực tiễn của hoạt động tố tụng hình sự, trong
đó những ảnh hưởng này là đáng kể đối với tính đúng đắn, khách quan khi giải
quyết vụ án hình sự. Do đó, tơi đề nghị cần lược bỏ thẩm quyền khởi tố vụ án
hình sự của HĐXX, bởi lẽ điều này sẽ mang đến nhiều hiệu quả tích cục đồng
thời khắc phục những hệ quả vốn có của quy định hiện nay.
Cụ thể, nó sẽ khắc phục được cơ chế hai đầu của HĐXX khi mà vừa có thẩm
quyền xét xử ra phán quyết cho người phạm tội lại vừa có thẩm quyền khởi tố
người phạm tội, từ đây hạn chế được sự thiếu khách quan trong đánh giá trách
nhiệm hình sự của người phạm tội và làm cho HĐXX được tập trung hóa,
chun mơn hóa chức năng của mình.
Trang 14
Đồng thời, nó cịn giúp cho VKS nâng cao trách nhiệm của mình khi mà ln
ý thức được thẩm quyền khởi tố và vai trò quan trọng trong đẩy lùi tình trạng bỏ
lọt tội phạm vì sau VKS khơng cịn cơ quan nào khác có quyền khởi tố vụ án.
Đồng thời, việc quy định thẩm quyền kháng cáo, kháng nghị cịn làm cho VKS
ln ý thức được các hoạt động tố tụng của mình phải ln chuẩn xác, đúng
pháp luật.
C.
KẾT LUẬN
Có thể thấy xã hội ngày nay với nhiều nguyên nhân mà tội phạm ra đời và có
những tác động hết sức tiêu cực, gây thiệt hại to lớn không chỉ đối với một cá
nhân, tổ chức nào mà ảnh hưởng của nó là hệ lụy to lớn về an ninh, chính trị, trật
tự, an tồn, xã hội. Do đó, việc phát hiện, giải quyết tội phạm có ý nghĩa vơ cùng
lớn đối với tồn xã hội.
Trong mục tiêu phấn đấu chung ấy của toàn Đảng, Nhà nước và nhân dân thì
quyền năng khởi tố vụ án là tiền đề, khởi đầu để mở ra nhiều chiến thắng lớn
trong công tác đấu tranh phịng, chống tội phạm. Chính vì vậy, việc quy định
cho các cơ quan có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự là vơ cùng cần thiết, quan
trọng. Nó cho phép các vụ án hình sự được phát hiện, xử lý kịp thời, nhanh
chóng và từ đây các quan hệ xã hội được nhanh chóng hài hịa.
Do đó, đề tài nghiên cứu : “Phân tích quy định về thẩm quyền khởi tố vụ
án hình sự của Viện kiểm sát và Hội đồng xét xử theo BLTTHS năm 2015”
đã làm rỏ được nhiều vấn đề chuyên sâu, cùng các kiến nghị để hơn nữa đẩy
mạnh hoạt động giải quyết vụ án hình sự.
Trang 15
MỤC LỤC
Trang 16