Tải bản đầy đủ (.docx) (65 trang)

Đánh giá hiệu quả của chế phẩm thực khuẩn thể

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.36 MB, 65 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT HĨA HỌC
BỘ MƠN CƠNG NGHỆ SINH HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA
CHẾ PHẨM THỰC KHUẨN THỂ
KIỂM SOÁT BỆNH GAN THẬN MỦ
TRÊN CÁ TRA


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA KỸ THUẬT HĨA HỌC
BỘ MƠN CƠNG NGHỆ SINH HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA
CHẾ PHẨM THỰC KHUẨN THỂ
KIỂM SOÁT BỆNH GAN THẬN MỦ
TRÊN CÁ TRA


LỜI CẢM ƠN
Còn nhớ ngày nào những bước chân non nớt của một tân sinh viên từ quê lên Sài
Thành với bao nhiêu ước mơ, hồi bão. Thấm thốt đã bốn năm... Bốn năm, một q trình
khơng ngắn cũng khơng quá dài, đủ để em trải nghiệm, học hỏi và cảm nhận những điều đã
đến tại nơi đây- ngôi trường mang tên: “Đại học Bách Khoa”. Thật sự đại học là một xã hội


thu nhỏ để em được trải nghiệm trước khi bước ra ngồi cuộc đời chơng chênh. Qua bốn
năm đại học, em nhận ra rằng: “Chỉ cần quyết tâm, mình sẽ ln làm được những điều mình
muốn”. Nói về Luận văn tốt nghiệp, đây là giai đoạn cuối cùng trong hành trình học tập của
mỗi sinh viên, giúp sinh viên củng cố các kiến thức để vận dụng vào cơng việc sau này.
Trong suốt q trình học tập và làm luận văn, em may mắn khi có thầy cơ, gia đình và những
người bạn ln sát cánh bên em hỗ trợ em.
Em xin gửi lời tri ân sâu sắc đến tồn bộ thầy cơ ở trường Đại học Bách Khoa đặc biệt
là các thầy cô ở Bộ môn Cơng nghệ Sinh học thuộc khoa Kỹ thuật Hóa Học đã luôn tận tụy
với chúng em. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Hoàng Anh Hoàng và cô Lê Phi
Nga đã giúp em định hướng đề tài, tận tình chỉ dẫn, hỗ trợ cho em trong suốt q trình làm
luận văn. Em cũng xin cảm ơn cơ Oanh và các anh chị cán bộ ở Cần Thơ đã giúp đỡ em thật
nhiều. Cảm ơn chị Xuân ở phịng thí nghiệm trường Bách Khoa đã có những góp ý, chỉ dẫn
cho em về cách thức thực hiện thí nghiệm trong luận văn.
Cuối cùng con xin gửi lời cảm ơn đến gia đình đã ln bên con, hỗ trợ và động viên
con để con ln có niềm tin tiến về phía trước. Cảm ơn những người bạn đã bên tôi cùng tôi
viết lên những trang sách tuổi thanh xuân tươi đẹp.
Luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót do kiến thức cịn hạn chế, em rất
mong nhận được ý kiến đóng góp, nhận xét và sự chỉ dẫn từ q Thầy cơ để em có thể bổ
sung và hoàn thiện luận văn này!
Em xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 1 năm 2021


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Cá tra là một mặt hàng xuất khẩu chủ lực và quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên
những năm gần đây tình hình ni cá tra trở nên bấp bênh do giá cả, thị trường không ổn
định và tình hình dịch bệnh trên cá diễn biến phức tạp. Bệnh gan thận mủ do vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri gây ra là một trong những bệnh phổ biến trên cá tra và gây thiệt hại rất
nặng nề. Liệu pháp thực khuẩn là một trong những liệu pháp tiềm năng đang được nghiên
cứu để thay thế cho việc sử dụng kháng sinh.

Mục đích của luận văn là đánh giá hiệu quả của chế phẩm thực khuẩn thể ở quy mô in
vitro và in vivo. Ở quy mô in vitro, hiệu quả của chế phẩm thực khuẩn thể được thể hiện qua
việc so sánh sự thay đổi giá trị OD600 của canh trường nuôi cấy vi khuẩn Edwardsiella
ictaluri khi bổ sung dịch chế phẩm thực khuẩn thể M26 ở các mức MOI = 0.02, MOI = 0.2,
MOI = 2 so với mẫu đối chứng. Ở quy mô in vivo, 21 nghiệm thức gồm 1260 con cá được
gây cảm nhiễm bệnh bằng cách thêm trực tiếp dịch vi khuẩn với các mật độ khác nhau vào
nước ni cá, sau đó cá sẽ được điều trị bằng việc cho ăn thức ăn phun chế phẩm thực khuẩn
thể với mật độ xác định, hiệu quả của chế phẩm được đánh giá qua việc tính tốn tỷ lệ cá
chết tích lũy sau 14 ngày.
Kết quả của luận văn cho thấy chế phẩm ở quy mô in vitro ở 3 giá trị MOI = 0.02, MOI
= 0.2, MOI = 2 đều có hiệu quả trong việc kiểm soát vi khuẩn. Giá trị OD 600 của dịch vi
khuẩn bắt đầu giảm nhanh sau từ khoảng 1 đến 3 giờ tùy vào nồng độ MOI bổ sung. Tất cả
giá trị OD600 của 3 nghiệm thức dịch vi khuẩn bổ sung thực khuẩn thể đều về mức gần bằng
0 trong các thời điểm tiếp theo, trong khi đó OD 600 của mẫu đối chứng không ngừng tăng
cao. Tuy nhiên sau khoảng 16 giờ, OD600 của các mẫu bổ sung thực khuẩn thể đều tăng do
hiện tượng vi khuẩn kháng thực khuẩn thể, tuy nhiên vẫn thấp hơn mẫu đối chứng. Ở quy
mơ in vivo, tỷ lệ cá chết tích lũy ghi nhận là 75.5 ± 5.0 đối với nghiệm thức B7P0 (là nghiệm
thức cá được cho lây nhiễm ở mật độ vi khuẩn cao nhất và được cho ăn bằng thức ăn chứa
thực khuẩn thể bất hoạt), trong khi đó tỷ lệ tử vong tích lũy của B7P7 (là nghiệm thức cá
được cho lây nhiễm ở mật độ cao nhất và điều trị bằng mật độ thực khuẩn thể cao nhất ) là
51.7 ± 5.8.


Các kết quả trên cho thấy chế phẩm thực khuẩn thể có hiệu quả kiểm sốt vi khuẩn ở
điều kiện in vitro và in vivo.


ABSTRACT
Striped catfish (Pangasius hypophthalmus) is a major and important export item of
Vietnam. However, in recent years, the situation of pangasius farming has become

precarious due to unstable prices, unstable markets, and complicated fish diseases. White
spots in the diseases of the internal organs caused by Edwardsiella ictaluri bacteria is one of
the common diseases in pangasius and causes heavy losses. Phage therapy is one of the
potential therapies being studied as an alternative to the use of antibiotics.
The purpose of the thesis is to evaluate the effectiveness of bacteriophage preparations
in vitro and in vivo. At the in vitro experiment, the effectiveness of phage preparation is
shown by comparing the change in OD600 value of Edwardsiella ictaluri culture when
adding with M26 bacteriophage preparation at concentrations MOI = 0.02, MOI = 0.2, MOI
= 2 compared to the control sample. At the in vivo experiment, 21 groups consisting of
1,260 fish were infected by directly adding bacterial suspensions with different densities
into the tanks, then the fish were feed with phage-sprayed-pellets. The effectiveness of the
preparation was evaluated by calculating the cumulative mortality rate after 14 days.
The results show that the preparation at in vitro experiment at 3 values of MOI = 0.02,
MOI = 0.2, MOI = 2 are all effective in controlling bacteria. The OD 600 value of the bacterial
solution began to decline rapidly after about 1 to 3 hours depending on the concentration of
the MOI added. All OD600 values of 3 treatments with bacteriophage supplemented bacteria
were close to zero in the following time points, while the OD 600 of the control samples kept
increasing. However, after about 16 hours, the OD 600 of the samples supplemented with
phage increased due to the phenomenon of bacteria resistance to phage, but still lower than
the control sample. At in vitro experiment, the cumulative mortality rate was 75.5 ± 5.0 for
the B7P0 treatment (which was the fish that was infected with the highest bacterial densities
and fed with food containing bacteriophages), while the cumulative mortality of B7P7
(which was the fish that was infected at the highest density and treated with the highest
bacteriophage density) was 51.7 ± 5.8.
The above results show that phage preparations have good therapeutic effect at the in
vitro and in vivo.


MỤC LỤC



DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

AMR
BAP
BHIA
CFU
CRISPR

DHA
DNA
EPA
ESC
EU
LB
MCK
MOI
MUFA
PCR
PFU
Ph
PUFA
RNA
THIO
TSA
TSB

Antimicrobial resistance
Best Aquaculture Practices
Brain heart infusion
Colony form units
Clustered regularly interspaced short palindromic
repeats
Docosahexaenoic acid
Deoxyribonucleic acid
Environmental Protection Agency
Enteric Septicemia of Catfish
European Union
Lysogeny broth

Multiplicity of infection
Monounsaturated fats
Polymerase chain reaction
Plaque-forming unit
Potential of hydrogen
Polyunsaturated fatty acids
Ribonucleic acid
Thioglycollate
Trypticase soy agar
Tryptic Soy Broth


DANH MỤC BẢ
Bảng 2.1. Thành phần và lượng hóa chất mơi trường TSA............................................................................xviii
Bảng 2. 2. Thành phần và lượng hóa chất dung dịch SM...............................................................................xviii
Bảng 2.3. Thành phần và lượng hóa chất môi trường LB.................................................................................xix
YBảng 3.1. Nhiệt độ và pH của bể cá trong 14 ngày thí nghiệm

xxxiii


DANH MỤC HÌ
Hình 1. 1. Mơ tả thực khuẩn thể thuộc bộ Caudovirales [3].................................................................................i
Hình 1. 2. Chu trình tan và tiềm tan của thực khuẩn thể [3]...............................................................................iii
Hình 1.3. Sản phẩm Pyo Bacteriophage của cơng ty BRIMMEDICAL phịng các bệnh do Staphylococcus, E.
coli, Streptococcus, Pseudomonas, Proteus gây ra. Nguồn: />.................................................................................................................................................................................v
Hình 1.4. Sản phẩm của cơng ty Agriphage phịng trừ vi khuẩn gây bệnh trên cây cà chua. Nguồn:
/>Hình 1.5. Khuẩn lạc và hình dạng vi khuẩn E.ictaluri. A. Sự phát triển của vi khuẩn E. ictaluri trên môi
trường TSA sau 48 giờ ủ ở 28 oC. B. Vi khuẩn E.taluri nhuộm Gram (100X). C. Vi khuẩn dưới kính hiển vi
điện tử. Nguồn: http:// microgen.ouhsc.edu..........................................................................................................x

Hình 1.6. A. Giải phẫu cá tra bị nhiễm bệnh gan thận mủ. B. Các đốm trắng trong nội tạng của cá [65].........xi
Hình 1.7. Cá tra.....................................................................................................................................................xi
Y
Hình 2.1 Một góc của sơ đồ bố trí thí nghiệm................................................................................................xxvii
Hình 2.2. Hộp đựng thức ăn cho cá mỗi lần ăn..............................................................................................xxvii
Hình 2.3. Gây cảm nhiễm vi khuẩn E.ictaluri ở cá.......................................................................................xxviii

Hình 3.1. Các đốm tan của thực khuẩn thể M26 trong phương pháp Plaque Assay........................................xxx
Hình 3.2. Sự thay đổi OD600 của dịch vi khuẩn E. ictaluri theo thời gian khi bổ sung thực khuẩn thể M26 với
các mức MOI =0.02, MOI = 0.2, MOI = 2.......................................................................................................xxxi
Hình 3.3. Dịch ni cấy vi khuẩn sau 3 giờ bổ sung dịch chế phẩm phage M26.........................................xxxii
Hình 3.4. Dấu hiệu cá tra thí nghiệm nhiễm bệnh gan thận mủ....................................................................xxxiii
Hình 3.5. Tỷ lệ cá chết tích lũy khi cho ăn bằng thức ăn có phun chế phẩm phage bất hoạt.......................xxxiv
Hình 3.6. Tỷ lệ cá chết tích lũy khi cho ăn bằng thức ăn có phun chế phẩm phage mật độ 10 5 PFU/ g thức ăn
...........................................................................................................................................................................xxxv
Hình 3.7. Tỷ lệ cá chết tích lũy khi cho ăn bằng thức ăn có phun chế phẩm phage mật độ 10 6 PFU/ g thức ăn
...........................................................................................................................................................................xxxv
Hình 3. 8. Tỷ lệ cá chết tích lũy khi cho ăn bằng thức ăn có phun chế phẩm phage mật độ 10 7 PFU/ g thức ăn
.........................................................................................................................................................................xxxvi
Hình 3.9. Khuẩn lạc vi khuẩn phân lập trên môi trường EIA sau 36 giờ...................................................xxxviii
Hình 3.10. Kết quả điện di.............................................................................................................................xxxix


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổng quát nội dung nghiên cứu................................................................................................xx
Sơ đồ 2. 2. Sơ đồ thí nghiệm xác định mật độ thực khuẩn thể trong chế phẩm................................................xxi
Sơ đồ 2.3. Đánh giá hiệu quả của chế phẩm quy mô in vitro..........................................................................xxiii
Sơ đồ 2.4. Sơ đồ nội dung thí nghiệm đánh giá hiệu quả chế phẩm in vivo.....................................................xxv
Sơ đồ 2.5. Bố trí thí nghiệm minh họa.............................................................................................................xxvi



MỞ ĐẦU
Cá tra (Pangasius hypophthalmus) là một trong những mặt hàng thủy sản xuất khẩu
chủ lực, mang lại nhiều lợi nhuận cho nền kinh tế của nước ta. Những năm gần đây tình
hình dịch bệnh đã khiến cho sản lượng cá tra giảm mạnh cùng với giá cả bấp bênh, thị
trường xuất khẩu không ổn định đã làm cho người nông dân và các doanh nghiệp sản xuất
cá tra bị lỗ nặng. Bệnh gan thận mủ trên cá tra do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri là một
trong những bệnh phổ biến, khó điều trị và gây thiệt hại rất nhiều.
Kháng sinh là một trong những phương pháp phổ biến để điều trị, tuy nhiên việc lạm
dụng thuốc kháng sinh đã dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng. Gần đây nhiều lô hàng xuất
khẩu cá tra sang các thị trường châu Âu bị trả về do tồn dư kháng sinh quá cao, bên cạnh đó
việc sử dụng quá nhiều kháng sinh dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng thuốc ngày càng trở
nên phức tạp. Liệu pháp thực khuẩn thể là một liệu pháp sử dụng thực khuẩn thể để tiêu diệt
vi khuẩn, đây là một liệu pháp tiềm năng và đang được nghiên cứu ứng dụng trong tương lai
để thay thế cho việc sử dụng kháng sinh. Thực khuẩn thể có tính đặc hiệu tấn công đúng vào
vi khuẩn gây bệnh nên không làm ảnh hưởng đến các hệ vi sinh vật có lợi trong mơi trường
xung quanh, khơng gây bệnh cho con người hay động vật khác; thực khuẩn thể cũng có khả
năng đồng tiến hóa với vi khuẩn nên cũng có khả năng kiềm hãm sự phát triển của vi khuẩn
kháng phage; chế phẩm thực khuẩn thể có thể được sản xuất bằng cách nuôi vi khuẩn trong
môi trường giá rẻ rồi bổ sung một lượng nhỏ thực khuẩn thể vào.
Các nghiên cứu về thực khuẩn thể đang cho kết quả tốt ở quy mơ phịng thí nghiệm.
Tuy nhiên để thực khuẩn thể trở thành một liệu pháp thực tiễn trong tương lai, trước khi đưa
chế phẩm thực khuẩn thể ra ứng dụng đại trà thì cần phải nghiên cứu chặt chẽ từ quy mô in
vitro đến in vivo. Luận văn nhằm để đánh giá hiệu quả của chế phẩm thực khuẩn thể trong
việc kiểm soát bệnh gan thận mủ trên cá tra cả quy mô in vitro và in vivo, kết quả sẽ là nền
tảng cho các nghiên cứu ở quy mô lớn hơn và tương lai việc sản xuất chế phẩm thực khuẩn
thể phòng bệnh trên thủy sản sẽ được phát triển mạnh mẽ, giảm thiểu được dịch bệnh, để
ngành thủy sản ngày càng trở nên phát triển đất nước ta thêm.giàu.đẹp.



CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Thực khuẩn thể
1.1.1. Đặc điểm hình thái của thực khuẩn thể
Thực khuẩn thể (bacteriophages) hay gọi tắt là phage được định nghĩa là virus xâm
nhiễm vi khuẩn. Thực khuẩn thể được phát hiện độc lập bởi Frederick Twort và Felix
d’Hérelle vào đầu thế kỷ XX [1], [2]. Các thực khuẩn thể được thiết kế để sử dụng trong
việc điều trị, tuy nhiên do sự phổ biến của kháng sinh lúc bấy giờ nên liệu pháp thực khuẩn
thể dần trở nên bị quên lãng, mặc dù nghiên cứu về thực khuẩn thể vẫn được tiếp tục ở Liên
Xô cũ (Georgia và Nga) và Ba Lan [3].
Tương tự các loại virus khác, thực khuẩn thể rất đa dạng về cấu trúc cũng như bộ máy
di truyền. Phần lớn các thực khuẩn thể đã biết là virus có đi thuộc bộ Caudovirales. Dưới
kính hiển vi, thực khuẩn thể được cấu tạo bởi lớp vỏ capsid bao gồm các protein hoặc
lipoprotein bảo vệ vật liệu di truyền là Deoxyribonucleic acid (DNA) hay Ribonucleic acid
(RNA), cùng với đuôi. Đuôi có thể nhận dạng vật chủ thơng qua các thụ thể ở sợi đi
(Hình 1.1) [3].

Hình 1. 1. Mơ tả thực khuẩn thể thuộc bộ Caudovirales [3].
1.1.2. Chu kì xâm nhiễm của thực khuẩn thể
Thực khuẩn thể nhân lên trong hệ thống tế bào chủ theo chu trình sinh tan (lytic cycle)
và chu trình tiềm tan (lysogenic cycle). Đây là cơ sở để chia thực khuẩn thể thành hai nhóm
là thực khuẩn thể độc (virulent phage) và thực khuẩn thể ơn hịa (temperate phage).
Chu trình tan: Các thực khuẩn thể làm chết tế bào vật chủ ngay lập tức gọi là phage
độc và chúng sinh sản theo chu trình tan. Thực khuẩn thể sẽ gắn đặc hiệu lên bề mặt vật chủ


thơng qua một thụ thể (receptor) và sau đó tiêm vật liệu di truyền của nó vào tế bào vật chủ.
Capsid rỗng của thực khuẩn thể còn lại ở bên ngoài. Tế bào vật chủ sẽ cung cấp vật liệu và
enzyme để sao chép, phiên mã, dịch mã vật chất di truyền của thực khuẩn thể. Khi
deoxyribonucleic acid (DNA) của tế bào vật chủ bị phân hủy, bộ gen của thực khuẩn thể
kiểm sốt tồn bộ hoạt động của tế bào để tạo các cấu phần của nó. Các protein của vỏ

capsid được tổng hợp thành ba phần riêng: đầu đa diện, ống đi và các sợi đi, sau đó
chúng lắp ráp tạo thành các phae mới. Phage hoàn tất chu trình khi enzyme lysozyme được
tạo ra để tiêu hóa vách tế bào. Tế bào vi khuẩn bị vỡ, hàng trăm phage mới thốt ra ngồi và
tiếp tục chu kỳ tiếp theo.
Chu trình tiềm tan: trong chu trình này thực khuẩn thể ơn hịa khơng ly giải tế bào
chủ ngay lập tức thay vào đó bộ gen của chúng được đưa vào bộ gen của tế bào chủ tại các
vị trí cụ thể. DNA này trong bộ gen tế bào chủ được gọi là prophage. Prophage sẽ được sao
chép cùng với bộ gen vi khuẩn chủ, thiết lập một mối quan hệ ổn định. Chu trình tiềm tan có
thể kéo dài vô hạn cho đến khi vi khuẩn gặp điều kiện sống mơi trường bất lợi, khi đó chu
trình tiềm tan kết thúc và chu trình tan bắt đầu [4].

Hình 1. 2. Chu trình tan và tiềm tan của thực khuẩn thể [3].


Các thực khuẩn thể ơn hịa (những thực khuẩn thể biểu hiện vòng đời lysogenic)
được coi là những thể tham gia vào quá trình chuyển gen ngang (horizontal gene transfer)
giữa các tế bào vi khuẩn. do đó khơng thích hợp để sử dụng trong liệu pháp thực khuẩn
thể. Ngược lại những thực khuẩn thể độc lực có chu trình tan sẽ được ưu tiên phát triển
trong liệu pháp [5], [6].
1.2. Liệu pháp thực khuẩn thể
1.2.1 Liệu pháp thực khuẩn thể là gì?
Liệu pháp thực khuẩn thể là một liệu pháp sử dụng virus xâm nhiễm đặc hiệu với vi
khuẩn để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn. Đây là một quá trình gồm hai bước liên
quan đến sự xâm nhập của thực khuẩn thể vào vi khuẩn mục tiêu và sau đó giết chết vi
khuẩn. Nói cách khác các thực khuẩn thể sẽ phá vỡ tế bào vi khuẩn qua chu trình tan [7]. Do
cơ chế hoạt động của thực khuẩn thể khác với kháng sinh và thực khuẩn thể cũng có khả
năng đồng tiến hóa với vi khuẩn nên đây là một giải pháp tiềm năng thay thế cho thuốc
kháng sinh trong tình trạng xuất hiện nhiều vi khuẩn kháng thuốc như hiện nay.
1.2.2 Tại sao liệu pháp thực khuẩn thể lại được quan tâm trong ngành ni trồng thủy sản?
Ngày nay tình trạng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh đang dần trở nên trầm trọng, gây

ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người, động thực vật, mơi trường và các lĩnh vực khác
trong đó phải kể đến là lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.
Dân số trên thế giới đang tăng lên với tốc độ nhanh chóng là 75 triệu người mỗi năm
từ năm 1971 đến năm 2016 và ước tính đạt 9.2 tỷ người vào năm 2050 [8]. Nuôi trồng thủy
sản là ngành sản xuất thực phẩm phát triển nhanh nhất, đóng vai trị quan trọng trong việc
cung cấp thức ăn cho dân số trong tương lai. Năm 2016, nuôi trồng thủy sản chiếm 45% sản
lượng cá toàn cầu và số lượng này tăng lên 52% vào năm 2025. Nuôi trồng thủy sản diễn ra
chủ yếu ở chây Á, với số lượng 77 triệu tấn năm 2016 cung ứng 90% sản lượng cá cho toàn
cầu. Để đáp ứng nhu cầu protein dự kiến, sản lượng thủy sản sẽ tăng gấp đôi từ 80 triệu tấn
vào năm 2016 lên khoảng 140 triệu tấn vào năm 2050 [9], [10].
Tuy nhiên các bệnh do vi khuẩn gây ra các tác động lớn đến các yếu tố kinh tế của
ngành ni trồng thủy sản. Người ta đã ước tính rằng khoảng 34% nhiễm trùng có nguồn
gốc từ vi khuẩn [11]. Không chỉ tác động lên kinh tế, những vi khuẩn gây bệnh khi tấn công


thủy sản có ảnh hưởng to lớn tới sức khỏe cộng đồng vì mầm bệnh này có thể lây lan qua
tiếp xúc trực tiếp với động vật ốm và thức ăn có nguồn gốc từ động vật [12].
Một mối đe dọa khác đến từ khả năng kháng thuốc của mầm bệnh. Người ta ước tính
rằng vật ni tiêu thụ 73% tổng lượng kháng sinh trên thế giới [13]. Ngày nay, kháng sinh
không những được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng mà còn được sử
dụng như tác nhân phịng ngừa hoặc thúc đẩy tăng trưởng. Vì vật có nhiều bệnh trước đây
dễ chữa bây giờ lại trở thành một vấn đề lớn [14]. Trong một số trường hợp ngay cả khi liệu
pháp kháng sinh có hiệu quả trong phịng thí nghiệm thì hiệu quả thực tế của nó rất thấp
[15].
Vào năm 2006, chính quyền European Union ( EU) đã ban hành lệnh cấm sử dụng
kháng sinh làm chất kích thích sinh trưởng trong chăn ni. Dự kiến năm 2022 sẽ cấm sử
dụng các loại kháng sinh quan trọng đối với y học của con người và cấm sử dụng bất kỳ loại
kháng sinh nào mà không có đơn của bác sĩ chăn ni [16]. Do đó có thể trong tương lai
kháng sinh sẽ khơng được sử dụng rộng rãi như trước nữa.
Các nhà khoa học trên thế giới đang nỗ lực nghiên cứu những liệu pháp có thể thay thế

kháng sinh đặc biệt trong ngành ni trồng thủy sản [17]. Nếu tìm ra được giải pháp, khả
năng sẽ tiêu diệt được những vi khuẩn kháng thuốc, giúp cho thủy sản phát triển tốt, nâng
cao năng suất và lợi nhuận kinh tế. Liệu pháp thực khuẩn thể là một trong những ứng viên
sáng giá cho lời giải này.
Ngày nay ngồi kháng sinh ra cũng có một số biện pháp khác cho việc kháng khuẩn
trong nuôi trồng thủy sản, các biện pháp có thể kể đến như là vaccine, phytogenics,
probiotic và liệu pháp thực khuẩn thể. Mỗi liệu pháp điều có ưu, nhược điểm riêng và cần
cân nhắc để phát triển ra một liệu pháp kháng khuẩn trong tương lai.
Nói về kháng sinh, kháng sinh có tác dụng nhanh, dễ sử dụng. Tuy nhiên nó có ảnh
hưởng nhiều đến hệ vi sinh vật đường ruột của động vật, khả năng tiêu hoá, hấp thụ chất
dinh dưỡng cũng như khả năng kháng bệnh [18]. Ngoài ra một số hoạt chất như
oxytetracycline cũng hoạt động như chất ức chế miễn dịch và do đó làm tăng nhu cầu sử
dụng thuốc kháng sinh để hỗ trợ hệ thống miễn dịch [18]–[20]. Kháng sinh ngày càng mất


tác dụng do việc các phân tử kháng sinh giải phóng ra mơi trường q nhiều với ước tính
khoảng 75%, thậm chí được bổ sung trực tiếp vào nước [21]. Bởi kháng sinh có hiệu quả
đáng tin cậy với những chủng vi khuẩn nhạy cảm song không bền vững.
Vaccine cũng là liệu pháp được sử dụng thành công trong ngành nuôi trồng thủy sản:
vaccine giảm được lượng kháng sinh đáng kể trong sản xuất cá hồi. Tuy nhiên vaccine
không thể dùng để bảo vệ những con cá thiếu hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó khơng thể
tiêm cho hết một lượng lớn vật ni [22].
Ngồi ra cịn có một liệu pháp cũng được quan tâm là Phytogenics. Phytogenics là
những chất được chiết xuất từ tự nhiên, phần lớn trong số đó thật sự là tinh dầu [23]. Đây
cũng là một biện pháp đầy hứa hẹn trong việc kiểm soát vi khuẩn gây bệnh ở lĩnh vực nuôi
trồng thủy sản. Liệu pháp này đã cho hiệu quả tích cực trong điều kiện in vitro. Tuy nhiên
để hiểu rõ cơ chế hoạt động của Phytogenics cần phải thực hiện một lượng lớn thí nghiệm
in vivo [18]. Bản chất của Phytogenics đang là một lời giải cùng với việc tìm kiếm nguồn
cung ứng cũng có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm ngun liệu thơ chứa Phytogenic vì
trong tự nhiên có một số ngun liệu dường như khơng có sẵn.

Probiotic cũng là một giải pháp thay thế hợp lý cho thuốc kháng sinh. Tuy nhiên tác
động của chúng không được hiểu rõ [18], [24]. Năm 2016, trong các trại nuôi tôm người ta
bổ sung probiotic theo từng thời kỳ sinh trưởng của tôm. Kết quả là hiệu quả của probiotic
chỉ xuất hiện ở một số giai đoạn nhất định khiến liệu pháp này dường như khơng có định
hướng [25]. Ngồi ra cũng rất khó kết hợp với các dung dịch kháng khuẩn vì cả vi khuẩn có
lợi và có hại đơi khi cũng ở trong cùng một loài [26]–[28].
Và cuối cùng liệu pháp thực khuẩn thể được đánh giá là một liệu pháp tiềm năng nhất
trong việc kháng khuẩn. Thực khuẩn thể có phạm vi ký chủ hẹp, nên chỉ tấn cơng đặc hiệu
với các vi sinh vật mục tiêu mà không ảnh hưởng đến các hệ vi sinh vật có lợi khác. Vi
khuẩn có thể kháng thuốc dễ dàng hơn kháng thực khuẩn thể vì cơ chế tấn cơng của thực
khuẩn thể khác thuốc, thực khuẩn thể có khả năng tiến hóa và phát triển cùng vật chủ trong
một mơi trường. Một số vi khuẩn sau khi kháng thực khuẩn thể có xu hướng giảm khả năng
sinh sản hoặc giảm độc lực [24]. Điều này có thể được giải thích là khi vi khuẩn phát triển
sự kháng thực khuẩn thể bằng việc đột biến các thụ thể để thực khuẩn thể không tiếp cận,


khi mất thụ thể thì hoạt động lây nhiễm của vi khuẩn cũng bị hạn chế [29]. Bên cạnh đó
thực khuẩn thể được tìm thấy rất nhiều trong tự nhiên và việc phân lập thực khuẩn thể có thể
nói là tương đối dễ dàng [30]–[34].
Trong số các liệu pháp thay thế kháng sinh cho nuôi trồng thủy sản, thực khuẩn thể
dường như là một liệu pháp hứa hẹn nhất và nhận được ngày càng nhiều sự quan tâm của
cộng đồng.
1.2.3 Cơ hội và thách thức của liệu pháp thực khuẩn thể trong ngành nuôi trồng thủy
sản?
Liệu pháp thực khuẩn thể là một liệu pháp tiềm năng không chỉ mang đến những cơ
hội tương lai trong việc điều trị các bệnh do vi khuẩn mà cịn có thể thay thế kháng sinh một
cách hiệu quả và bền vững, song liệu pháp này cịn đang trong q trình nghiên cứu và cũng
cịn vơ vàn thách thức cần giải quyết.
Về tính đặc hiệu: thực khuẩn thể thường ít hoặc khơng tương tác đối với hệ vi sinh vật
có lợi trong mơi trường, điệu này kháng sinh chưa làm được. Tuy nhiên phổ xâm nhiễm vật

chủ hẹp và khơng có lợi trong trường hợp thủy sản bị bệnh toàn thân do nhiều loại vi khuẩn
gây ra cùng một lúc [6], [35].
Về độ an toàn: thực khuẩn thể chỉ tấn công các tế bào vi khuẩn mục tiêu mà không làm
ảnh hưởng đến con người cũng như các sinh vật khác. Vì cơ chế hoạt động khác với kháng
sinh nên thực khuẩn thể có thể chống lại cả những chủng vi khuẩn đa kháng thuốc
antimictobial resistance (AMR ) [36]. Thực khuẩn thể ln tiến hóa cùng vi khuẩn để chống
lại nhau vì thế trong tương lai có thể vi khuẩn sẽ phát triển khả năng đa kháng thực khuẩn
thể [35].
Về sự kích thích khả năng miễn dịch: thực khuẩn thể có thể cảm ứng phản ứng miễn
dịch của cơ thể vật ni vì vậy thực khuẩn thể dễ bị đào thải. Câu hỏi đặt ra làm sao tìm
được cách để thực khuẩn thể có thể vượt qua hệ miễn dịch của cơ thể vật nuôi, tiếp cận với
tế bào vi khuẩn gây bệnh. Việc loại bỏ thực khuẩn thể ra khỏi cơ thể vật nuôi cũng sẽ gặp
một số khó khăn. Thực khuẩn thể có thể tự nhân lên trong điều kiện in vivo, nhưng phải có
một chất dẫn đường để thực khuẩn thể có thể định hướng mà tiến đến vị trí nhiễm trùng
[37], [38].


Thực khuẩn thể tồn tại rất nhiều ở ngồi mơi trường tự nhiên, dễ phân lập và tốn ít
kinh phí. Nhưng thay vào đó thực khuẩn thể lại nhạy cảm với các thơng số hóa lý khác
nhau dẫn đến sự khơng ổn định [39], [40].
Đối với khía cạnh mơi trường: đa số trường hợp phage không độc với con người và
mơi trường, tuy nhiên có thể dẫn đến mất cân bằng hệ sinh thái khi loại bỏ hoàn toàn một
loài vi khuẩn và khả năng có thể xuất hiện một loại vi khuẩn khác mạnh hơn để lấp vào chỗ
trống [41].
Mặc dù còn nhiều điều chưa biết về thực khuẩn thể, cũng như đến nay chưa có những
quy định, hướng dẫn để liệu pháp này trở thành liệu pháp được điều trị phổ biến nhưng các
nhà nghiên cứu khoa học ngày càng nỗ lực, các nghiên cứu về thực khuẩn thể cũng không
ngừng tăng lên hứa hẹn trong tương lai liệu pháp này sẽ xóa bỏ hết những rào cản thách
thức để trở thành liệu pháp thay thế hiệu quả và bền vững trong thời kì hậu kháng sinh hiện
nay.

1.2.4. Các đặc điểm và yêu cầu của chế phẩm thực khuẩn thể
Chế phẩm thực khuẩn thể là một sản phẩm diệt khuẩn được tạo ra từ việc ứng dụng
liệu pháp thực khuẩn thể. Chế phẩm thực khuẩn thể hiện nay được sản xuất đóng gói dưới
hai dạng: bột và lỏng [42], [43]. Trên thị trường có một số cơng ty sản xuất chế phẩm thực
khuẩn như công ty Ariphage của Mỹ chuyên sản xuất chế phẩm thực khuẩn thể trong nông
nghiệp, công ty BRIMMEDICAL chuyên sản xuất các loại chế phẩm phục vụ cho y học .

Hình 1.3. Sản phẩm Pyo Bacteriophage của cơng ty BRIMMEDICAL phịng các bệnh
do Staphylococcus, E. coli, Streptococcus, Pseudomonas, Proteus gây ra. Nguồn:
/>

Hình 1.4. Sản phẩm của cơng ty Agriphage phịng trừ vi khuẩn gây bệnh trên cây cà
chua. Nguồn: />Tuy nhiên chế phẩm thực khuẩn thể sử dụng trong thủy sản thì chưa được sản xuất đại
trà và đến nay trên thị trường vẫn chưa có cơng ty nào kinh doanh và sản xuất loại chế phẩm
sử dụng trong lĩnh vực này. Vì có một số vấn đề liên quan đến kinh tế, môi trường và các
quy định.
Về pháp lý: Hiện nay ở hầu hết các quốc gia, thực khuẩn thể chỉ có thể được đăng ký
riêng lẻ, do đó việc đăng ký một loại hỗn hợp thực khuẩn thể là rất khó khăn [44]. Cho đến
nay chỉ có một số chế phẩm thực khuẩn thể được đăng ký trên toàn thế giới và khơng có chế
phẩm nào dành riêng cho ni trồng thủy sản [35]. Do sự an tồn của thực khuẩn thể vẫn là
trở ngại chính cho việc sử dụng chúng trên quy mơ đại chúng, do đó cần phải có thêm nhiều
nghiên cứu trong lĩnh vực này bao gồm các tác động của thực khuẩn thể đối với môi trường
và nguy cơ chuyển gen [45].
Về môi trường: trong tự nhiên thực khuẩn thể đóng một vai trị quan trọng hỗ trợ chu
trình của các yếu tố sinh hóa [46]. Các thực khuẩn thể độc có tính đặc hiệu cao, khơng làm
ảnh hưởng đến vi khuẩn có ích và động thực vật và mơi trường, đến nay khơng có nhiều
bằng chứng về việc thực khuẩn thể có hại [47]. Bên cạnh đó, nếu tiêu diệt tận gốc một mầm
bệnh nào thì có thể dẫn đến chỗ trống của một số loài vi khuẩn khác xâm nhập trở lại. Liệu
pháp thực khuẩn thể trong các khu vực ni cá có thể phá hủy môi trường thông qua sự phá
vỡ hệ vi sinh vật. Các thực khuẩn thể điều chỉnh số lượng vi khuẩn nhất định, chúng chọn



lọc một số vi khuẩn do đó làm thay đổi tỷ lệ trong quần xã vi khuẩn. Vì vi khuẩn cũng có
tác động quan trọng đến chu trình chuyển hóa chất hữu cơ trong sinh quyển bằng việc giải
phóng các hợp chất thông qua việc ly giải tế bào nên đến nay liệu pháp thực khuẩn thể khi
được sử dụng vẫn là một vấn đề đang được tranh cãi.
Nói về kinh tế: chế phẩm thực khuẩn thể mang lại nhiều giá trị trong khía cạnh này.
Kháng sinh là mặt hàng chiếm chi phí cao thứ ba trong giá thành sản xuất cá tra (2.5%). Tuy
nhiên người ta ước tính rằng chỉ cần giảm 1% chi phí cho kháng sinh cũng tạo ra khoản tiết
kiệm gần 13 triệu USD cho ngành thủy sản ở Việt Nam [48]. Vì vậy chế phẩm thực khuẩn
thể giá thấp được kì vọng giảm chi phí thay cho kháng sinh do các thực khuẩn thể nhân
lênnhanh,chỉ cần một lượng nhỏ khi bắt đầu và các thực khuẩn thể có thể được tạo ra từ q
trình lên men đơn giản với các nguyên liệu, chi phí thấp [49].
Một chế phẩm thực khuẩn thể sử dụng trong lĩnh vực thủy sản cần đáp ứng các yêu
cầu sau:
 Yêu cầu về tính đặc hiệu của thực khuẩn thể: Thực khuẩn thể sử dụng phải có độ đặc
hiệu cao, tấn công được chủng vi sinh vật gây bệnh, không tấn công các hệ vinh sinh
vật khác của môi trường, để tránh trường hợp tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thực
khuẩn thể không mong muốn. Nếu thủy sản bị bệnh do tác nhân của nhiều vi sinh
vật thì sử dụng hỗn hợp của nhiều thực khuẩn thể qua việc phối trộn, kết hợp nhiều
loại thực khuẩn thể.
 Yêu cầu về khả năng tiêu diệt vi khuẩn: Vi khuẩn luôn tiến hóa khơng ngừng để tránh
khỏi sự tiêu diệt của thực khuẩn thể qua các hình thức như đột biến các thụ thể mà
phage bám vào, ngăn DNA của thực khuẩn thể tiêm vào vi khuẩn hay là phân cắt
DNA nhờ hệ thống CRISPR-Cas, song thực khuẩn thể cũng luôn tiến hóa để thích
ứng với sự thay đổi của vi khuẩn để phát triển khả năng kháng khuẩn. Yêu cầu đặt ra
là các thực khuẩn thể sử dụng phải có mức đột thích ứng, tiến hóa nhanh để chống lại
khả năng kháng thực khuẩn thể của vi khuẩn [50], [51].
 Các vấn đề liên quan đến miễn dịch của cá:



 Thực khuẩn thể là tác nhân bên ngoài nên khi vào cơ thể cá để điều trị bệnh thực
khuẩn thể sẽ gây ra các đáp ứng miễn dịch đặc hiệu và không đặc hiệu ngăn sự
gắn kết của virus với vi khuẩn, đôi khi dẫn tới tác động điều trị bị giảm hoặc
khơng có [38]. Vì vậy chế phẩm thực khuẩn thể cần phải chứa những thành phần
để bảo vệ thực khuẩn thể vượt qua hệ miễn dịch của cơ thể cá, đưa thực khuẩn
thể đến được vị trí nhiễm trùng. Một số các biện pháp như thực hiện vi bao thực
khuẩn thể, sử dụng chất bảo vệ hay chất đệm thích hợp hoặc sàng lọc các đột biến
(bằng phương pháp di truyền hoặc hóa học) nhằm để chọn lọc ra được những
chủng thực khuẩn thể có khả năng vượt qua lớp hàng rào miễn dịch của cơ thể
vật nuôi [38].
 Trong liệu pháp thực khuẩn thể, khi sử dụng thực khuẩn thể chống lại vi khuẩn
Gram âm, một lượng lớn nội độc tố lipopolisacharides (LPS) của vi khuẩn được
giải phóng. Khi nội độc tố giải phóng có thể gây ra phản ứng dị ứng và dẫn đến
nhiễm trùng toàn thân ở vi sinh vật [52], [53]. Một số phương pháp như sắc ký,
hấp thụ hoặc siêu lọc để loại bỏ nội độc tố LPS [38]. Tuy nhiên cho đến nay khi
sử dụng chế phẩm thực khuẩn thể, không có ghi nhận bất kỳ trường hợp tác dụng
phụ nào.
 Yêu cầu về dạng thức sử dụng của chế phẩm: có ba cách sử dụng chế phẩm thực

khuẩn thể là tiêm, ngâm nước và cho ăn. Theo những nghiên cứu gần đây việc cho ăn
hiệu quả hơn ngâm nước và ít hiệu quả nhất là tiêm [54]. Là người nghiên cứu, sản
xuất chế phẩm, ta phải tính tốn và lựa chọn cách sử dụng nào vừa hiệu quả trong
việc điều trị bệnh vừa mang lại giá trị kinh tế cao.
 Yêu cầu liều lượng, thời gian bổ sung của chế phẩm: cần phải tính tốn lượng thực
khuẩn thể trong chế phẩm, nếu q ít thì sẽ khơng hiệu quả trong điều trị, cịn nếu
q cao thì ảnh hưởng đến kinh tế. Bên cạnh đó ta cần xác định thời gian mà thực
khuẩn thể phát triển, xâm nhập, ly giải tế bào vi khuẩn và bị kháng bởi vi khuẩn để
bổ sung thực khuẩn thể vào lúc phòng và các giai đoạn bệnh trên thủy sản sao cho
hợp lý.



 Yêu cầu về tính ổn định của chế phẩm: Hoạt động của thực khuẩn thể có thể bị ảnh

hưởng bởi một số yếu tố như thành phần dung dịch (có hoặc khơng có ion), các thơng
số của q trình sản xuất như nhiệt độ, áp suất hoặc pH của môi trường. Các điều
kiện môi trường sản xuất hay bảo quản khắc nghiệt làm cấu trúc đuôi của thực khuẩn
thể thay thì sẽ ảnh hưởng đến khả năng liên kết với thụ thể của vật chủ, thậm chí phá
hủy tồn bộ cấu trúc của thực khuẩn thể [55]–[57].
 Đối với pH của dung dịch: Theo các nghiên cứu về hoạt tính của dung dịch cho
thấy khoảng pH trung tính 6-8 là tối ưu cho hầu hết các thực khuẩn thể và protein
của chúng. Vì vậy pH của chế phẩm cũng cần phải nằm trong khoảng giá trị này
để đảm bảo cho sự an toàn của thực khuẩn thể [54].
 Nhiệt độ: nhiệt độ cao dẫn đến sự phân hủy các protein của thực khuẩn thể. Chọn
thực khuẩn thể có khoảng nhiệt độ rộng để phù hợp cho việc sản xuất cũng như
bảo quản [41].
 Nồng độ muối: nồng độ muối cao gây ra sốc thẩm thấu, dẫn đến việc bất hoạt
thực khuẩn thể. Tuy nhiên cũng cần một số nồng độ ion vì chúng tương tác với
capsid và ổn định protein [58].
1.3. Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri – nguyên nhân gây bệnh gan thận mủ
1.3.1. Đặc điểm hình thái và sinh trưởng của vi khuẩn Edwardsiella ictaluri
Vi khuẩn Edwardsiella ictaluri thuộc giống Edwardsiella, họ Enterbacteriaceae, bộ
Enterobacteriales, lớp Gammaproteobacteria và ngành Proteobacteria [59]. Vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri lần đầu tiên được phân lập bởi Hawke vào năm 1979 trên cá nheo Mỹ
nhiễm bệnh ESC (Enteric Septicemia of Catfish: nhiễm trùng máu) [60]. Đến năm 1981 tác
nhân gây bệnh này mới được định danh là vi khuẩn Edwardsiella ictaluri.
E.ictaluri thuộc nhóm vi khuẩn Gram âm, hình que, kích thước biến đổi từ 1.2-1.5 x
0.4-0.6 µm, phát triển tốt ở 26-28 oC, di động yếu hoặc không di động khi ở nhiệt độ lớn
hơn 30 oC , khơng sinh bảo tử, yếm khí tùy tiện [61].
Vi khuẩn E.ictaluri có thể phát triển trên các mơi trường dinh dưỡng như môi trường

MacConkey agar (MCK), tryptic soy agar (TSA), brain heart infusion agar (BHIA)


thioglycollate (THIO) [62]. Sau 48 giờ nuôi cấy trên môi trường TSA hay BHIA, xuất hiện
các khuẩn lạc có dạng hình trịn, kích thước khoảng 1-2 nm.

Hình 1.5. Khuẩn lạc và hình dạng vi khuẩn E.ictaluri. A. Sự phát triển của vi khuẩn E.
ictaluri trên môi trường TSA sau 48 giờ ủ ở 28 oC. B. Vi khuẩn E.taluri nhuộm Gram
(100X). C. Vi khuẩn dưới kính hiển vi điện tử. Nguồn: http:// microgen.ouhsc.edu.
Vi khuẩn E.ictaluri gây bệnh nhiễm trùng máu ở cá nheo Mỹ (Ictalurus furcatus) [60],
cá trê trắng (Clarias batrachus) ở Thái Lan [63], cá tra (Pangasianodon hypophthalmus) ở
Việt Nam và Indonesia và trên một số loài cá da trơn khác.
1.3.2. Bệnh gan thận mủ trên cá tra
Dịch bệnh là một trong những yếu tố kìm hãm sự phát triển của thủy sản, ảnh hưởng
đến chất lượng thủy sản, công sức người nông dân và lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong đó
bệnh gan thận mủ do Edwardsiella ictaluri, bệnh xuất huyết do Aeromonas hydrophila
bệnh trắng đuôi hay các bệnh liên quan đến ký sinh trùng là các bệnh phổ biến trên cá tra
[64], [65] . Bệnh gan thận mủ xuất hiện đầu tiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long vào mùa lũ
năm 1998 tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ và hiện nay đã lây lan khắp các tỉnh
có ni cá tra ở Việt Nam. Bệnh vào mùa lũ khoảng tháng 7, 8, 9 và trong một chu kì ni
bệnh có thể xuất hiện 3-5 lần. Bệnh xuất hiện trên tất cả các giai đoạn phát triển của cá tra,
giai đoạn cá giống có tỷ lệ hao hụt lớn nhất [66].
Dấu hiệu bệnh lý của cá: bên ngồi bình thường, da sậm màu, cá bơi lội lờ đờ, bỏ ăn,
tách đàn một vài cá xuất huyết vi, xoang bụng có dịch màu vàng, gan thận trước, thận sau
xuất hiện các đóm trắng có đường kính từ 0.5 – 2 mm. Thận nhạt màu, nhũn, tỳ tạng xung
huyết, bóng hơi trắng [61].


Hình 1.6. A. Giải phẫu cá tra bị nhiễm bệnh gan thận mủ. B. Các đốm trắng trong nội tạng
của cá [65].

1.4. Cá tra
1.4.1 Đặc điểm hình thái và sinh trưởng của cá tra
Cá tra (Pangasius hypophthalmus) là một loài cá da trơn trong họ Pangasiidae [67]. Cá
tra có da trơn, thân dài, lưng xám đen, lưng hơi bạc, miệng rộng có hai đơi râu dài. Cá tra
sống chủ yếu ở nước ngọt là loài động vật ăn tạp, cá dễ chết nếu nhiệt độ thấp dưới 15 oC,
nhưng có thể chịu nóng đến 45oC.

Hình 1.7. Cá tra
Cá tra có tốc độ tăng trưởng tương đối nhanh. Cá tra trong tự nhiên có thể sống trên 20
năm. Cá tra thích ăn mồi tươi sống vì vậy chúng ăn thịt lẫn nhau khi còn nhỏ và chúng vẫn
tiếp tục ăn nhau nếu không được cho ăn đầy đủ. Sức sinh sản của cá tra tương đối có thể tới
135 ngàn trứng/kg con cái cái. Mùa vụ sinh sản bắt đầu từ tháng 5-6 âm lịch [68].


×