Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁ TẦM, CÁ HỒI Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.71 MB, 84 trang )

TỔNG CỤC THỦY SẢN
VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN
------------------------------------------------

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN
ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁ TẦM, CÁ HỒI Ở VIỆT NAM

BÁO CÁO TĨM TẮT

Cơ quan chủ trì nhiệm vụ:
Chủ nhiệm đề tài:

Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản
TS. Nguyễn Việt Nam

Hà Nội, 7/2012

i


TỔNG CỤC THỦY SẢN
VIỆN KINH TẾ VÀ QUY HOẠCH THỦY SẢN
------------------------------------------------

ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN
ĐỂ PHÁT TRIỂN CÁ TẦM, CÁ HỒI Ở VIỆT NAM

BÁO CÁO TĨM TẮT


Cơ quan chủ trì nhiệm vụ:

Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản

Chủ nhiệm đề tài:

TS. Nguyễn Việt Nam

Những người thực hiện chính: Th.S Phạm Thị Thùy Linh, Thư ký
TS.Nguyễn Kiêm Sơn
Th.S Nguyễn Xuân Trịnh
CN. Nguyễn Thế Hoàng
CN. Lê Sỹ Ánh
CN. Nguyễn Phương Thảo

Hà Nội, 7/2012

ii


MỤC LỤC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

………. 1

II. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU

………. 3


2.1. Cách tiếp cận

………. 3

2.2. Phương pháp nghiên cứu

………. 3

2.2.1. Thời gian, địa điểm và phạm vi nghiên cứu.

………. 3

2.2.2. Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu, dữ liệu thứ cấp, sơ
cấp và theo bộ câu hỏi.

………. 3

2.2.3. Kỹ thuật sử dụng

………. 6

III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

………. 6

3.1. Nghiên cứu đánh giá thực trạng sản xuất cá tầm, cá hồi
trên thế giới và ở Việt Nam.

………. 6


3.1.1. Đánh giá thực trạng sản xuất cá tầm, cá hồi trên thế giớí
và một số vấn đề đặt ra.

………. 6

3.1.2.

Đánh giá thực trạng sản xuất cá tầm, cá hồi tại Việt
Nam.

………. 11

3.2. Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về điều kiện tự nhiên và
môi trường sinh thái thủy vực phục vụ phát triển sản
xuất cá tầm, cá hồi ở vùng núi và Tây Nguyên.

………. 17

3.2.1. Nhận định về điều kiện sống của cá tầm, cá hồi.

………. 17

3.2.1.1. Điều kiện sống tự nhiên và môi trường sinh thái đối với
cá tầm.

………. 17

3.2.1.2. Điều kiện sống tự nhiên và môi trường sinh thái đối với
cá hồi.


………. 18

3.2.2. Đánh giá tiềm năng điều kiện tự nhiên phục vụ phát
triển sản xuất cá tầm, cá hồi ở vùng núi và Tây Nguyên

………. 19

3.2.3. Đánh giá tiềm năng điều kiện sinh thái phục vụ phát
triển sản xuất cá tầm, cá hồi ở vùng núi và Tây Nguyên.

………. 23

3.2.4. Xây dựng bản đồ tiềm năng nuôi cá tầm, cá hồi ở Việt
Nam.

………. 27

3.3. Đánh giá tiềm năng về khoa học công nghệ, nguồn nhân
lực phục vụ phát triển sản xuất cá tầm, cá hồi.

………. 32

3.3.1. Đánh giá tiềm năng về khoa học công nghệ thế giới
phục vụ phát triển sản xuất cá tầm, cá hồi.

………. 32

iii



3.3.1.1. Đánh giá tiềm năng về khoa học công nghệ thế giới
phục vụ phát triển sản xuất cá tầm.

………. 32

3.3.1.2. Đánh giá tiềm năng về khoa học công nghệ thế giới
phục vụ phát triển sản xuất cá hồi.

………. 34

3.3.2. Đánh giá tiềm năng về khoa học công nghệ và nguồn
nhân lực phục vụ sản xuất cá tầm, cá hồi ở Việt Nam.

………. 35

3.3.2.1. Đánh giá tiềm năng về khoa học công nghệ của Việt
Nam phục vụ sản xuất cá tầm, cá hồi.

………. 35

3.3.2.2. Đánh giá tiềm năng về nguồn nhân lực phục vụ nghiên
cứu, phát triển sản xuất cá tầm, cá hồi ở Việt Nam.

………. 40

3.4. Đánh giá điều kiện về dịch vụ hậu cần, chế biến, thị
trường tiêu thụ phục vụ phát triển sản xuất cá tầm, cá
hồi.

………. 41


3.5. Nghiên cứu đánh giá điều kiện về kinh tế-xã hội, chính
sách phát triển, tổ chức sản xuất phục vụ phát triển cá
tầm, cá hồi.

……….49

3.5.1. Đánh giá điều kiện kinh tế-xã hội phục vụ phát triển sản
xuất cá tầm, cá hồi.

………. 49

3.5.2. Đánh giá điều kiện về chính sách phát triển và tổ chức
sản xuất phục vụ phát triển cá tầm, cá hồi.

………. 51

3.5.2.1. Đánh giá các cơ sở pháp lý và thể chế chính sách hỗ trợ
cho phát triển sản xuất cá tầm, cá hồi ở nước ta.

………. 51

3.5.2.2. Đánh giá về tổ chức, quản lý sản xuất hỗ trợ cho phát
triển sản xuất cá tầm, cá hồi ở Việt Nam.

………. 52

3.6. Đánh giá tác động đến môi trường sinh thái thủy vực và
kinh tế-xã hội của sản xuất cá tầm, cá hồi.


………. 57

3.6.1. Đánh giá tác động đến môi trường sinh thái thủy vực.

………. 57

3.6.1.1. Thành phần thủy sinh vật ở các thủy vực

………. 57

3.6.1.2. Tác động đến đa dạng sinh học

………. 58

3.6.1.3. Bệnh cá và ô nhiễm nước của hệ thống nuôi

………. 59

3.6.2. Đánh giá tác động đến kinh tế, xã hội.

………. 61

3. 7. Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển cá tầm,
cá hồi ở Việt Nam.

………. 63

3.7.1. Đề xuất định hướng phát triển cá tầm, cá hồi ở Việt
Nam.


………. 63

3.7.1.1. Vùng nuôi

………. 63

3.7.1.2. Đối tượng ni và các sản phẩm ni

………. 63

3.7.1.3. Hình thức nuôi

………. 63

iv


3.7.1.4. Chính sách khuyến khích phát triển sản xuất và giảm
thiểu rủi ro.

………. 64

3.7.2. Đề xuất giải pháp phát triển cá tầm, cá hồi ở Việt Nam.

………. 64

3.7.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách

………. 64


3.7.2.2. Giải pháp về điều tra, nghiên cứu ứng dụng, khuyến
ngư, đào tạo và hợp tác quốc tế.

………. 65

3.7.2.3. Đầu tư và tín dụng

………. 65

3.7.2.4. Hình thành hệ thống dịch vụ hậu cần và tiêu thụ sản
phẩm.

………. 65

3.7.2.5. Quy hoạch phát triển nuôi cá tầm

………. 65

3.7.2.6. Đề xuất các dự án ưu tiên

………. 66

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

………. 66

4.1. Kết luận

………. 66


4.2. Kiến nghị

………. 67

V. TÀI LIỆU THAM KHẢO

………. 67

PHỤ LỤC

………. 70

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Địa điểm thu mẫu môi trường sinh thái thủy vực.
Bảng 2. Các chỉ tiêu môi trường nước, phương pháp đo và dẫn

…………..4
…………..4

chiếu so sánh.
Bảng 3. Thống kê lượng giống và sản lượng cá tầm, cá hồi năm
2010.

………….. 12

Bảng 4. Thống kế số lượng cơ sở ương giống, nuôi thương

phẩm cá tầm, cá hồi tại 14 tỉnh và sản lượng đạt được năm
2012.

………….. 12

Bảng 5. Hiệu quả kinh tế nghề nuôi cá tầm, cá hồi ở Việt Nam.

………….. 13

Bảng 6. Danh sách các huyện/thành phố thuộc Lâm Đồng có
ni cá tầm năm 2012.

………….. 14

Bảng 7. Tọa độ và độ cao của khu vực nuôi cá nước lạnh ở vùng
núi phía Bắc.

………….. 19

Bảng 8. Chỉ số đặc trưng khí hậu ở các vùng khí hậu của Việt
Nam. (Nguồn: Nguyễn Đức Ngữ, 2008).

………….. 20

Bảng 9. Nhận định tiềm năng nuôi cá tầm, cá hồi của các tỉnh
khu vực miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

………….. 22

Bảng 10. Yêu cầu chất lượng nước đối với cá hồi (ОСТ13.28283), cá tầm (OCT 15.372-84) của Liên bang Nga và quy chuẩn

nước cho NTTS của Việt Nam (QCVN08/2008/BTNMT).

………….. 23

Bảng 11. Kết quả khảo sát các mó nước đại diện ở Sơn La.

………….. 25

Bảng 12. Diện tích NTTS ở các khu vực địa lý-sinh thái và nhận
định tiềm năng phát triển sản xuất cá tầm, cá hồi.

………….. 27

Bảng 13. Thống kê trang thiết bị phục vụ sản xuất cá tầm, cá hồi
giống khu vực Tây Nguyên năm 2010.

………….. 37

Bảng 14. Thống kê trang thiết bị phục vụ sản xuất cá tầm, cá hồi
giống khu vực Tây Bắc năm 2010.

………….. 37

Bảng 15. Thống kê trang thiết bị phục vụ sản xuất cá hồi giống
khu vực Đông Bắc.

………….. 38

Bảng 16. Phân bố dân số theo vùng kinh tế -sinh thái giai đoạn
2001-2010.


………….. 50

Bảng 17. Dân số và mật độ dân số năm 2010 của khu vực Tây
Bắc và Tây Nguyên.

………….. 50

Bảng 18. Biến động số lượng lao động của Công ty cá tầm
Phương Bắc.

………….. 54

Bảng 19. Giá trị trung bình các yếu tố mơi trường nước hệ thống
nuôi.

.………….59

vi


Bảng 20. Tổng hợp ý kiến điều tra về tác động của các dự án
nuôi cá tầm, cá hồi.

………….. 62

Bảng 21. Tổng hợp ý kiến điều tra về tác động của tăng thu
nhập từ dự án nuôi cá tầm, cá hồi lên cộng đồng.

………….. 62


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Bản đồ hiện trạng nuôi cá tầm, cá hồi ở Việt Nam.

………….. 18

Hình 2. Biểu đồ mức độ chênh lệch giữa nhiệt độ nước và nhiệt
độ khơng khí.

………….. 28

Hình 3. Vùng thích hợp ni cá tầm khu vực Đơng Bắc.

………….. 28

Hình 4. Vùng thích hợp ni cá tầm khu vực Tây Bắc.

………….. 28

Hình 5. Vùng thích hợp ni cá tầm khu vực Bắc Trung Bộ.

………….. 29

Hình 6. Vùng thích hợp ni cá tầm khu vực Nam Trung Bộ.

………….. 29

Hình 7. Vùng thích hợp ni cá tầm khu vực Tây Ngun.

………….. 30


Hình 8. Vùng thích hợp ni cá hồi khu vực Đơng Bắc.

……………30

Hình 9. Vùng thích hợp ni cá hồi khu vực Tây Bắc.

……………30

Hình 10. Vùng thích hợp ni cá hồi khu vực Bắc Trung Bộ.

……………31

Hình 11. Vùng thích hợp ni cá hồi khu vực Nam Trung Bộ.

……………31

Hình 12. Vùng thích hợp ni cá hồi khu vực Tây Nguyên.

………….. 31

Hình 13. Sử dụng giun chỉ làm thức ăn cho cá hồi giống.

………….. 36

Hình 14. Một số mâu thuẫn trong lĩnh vực nuôi cá nước lạnh ở
Việt Nam.

………….. 53


Hình 15. Một số yếu tố thể hiện yếu kém trong quản lý nuôi cá
nước lạnh ở các địa phương.

………….. 53

Hình 16. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý tại các cơ sở nuôi cá tầm
trên hồ.

………….. 54

Hình 17. Mơ hình quản lý sản xuất theo chuỗi giá trị cá tầm ở
Công ty cá tầm Phương Bắc.

………….. 55

Hình 18. Một số yếu tố cấu thành năng lực tổ chức quản lý của
chủ trại.

………….. 57

Hình 19. Một số nguyên nhân làm cá nước lạnh chết hàng loạt ở
Việt Nam.

………….. 60

vii


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
TT


Từ viết tắt

Nội dung viết tắt

1

BTB&DHMT

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

2

DT

Diện tích

3

ĐBSH

Đồng bằng sông Hồng

4

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

5


ĐVKXS

Động vật không xương sống

6

ĐVT

Đơn vị tính

7

GHCP

Giới hạn cho phép

8

HĐQT

Hội đồng quản trị

9

KT&BVNLTS

Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản

10


KHCN

Khoa học công nghệ

11

NĐKK

Nhiệt độ khơng khí

12

NĐN

Nhiệt độ nước

13

NTTS

Ni trồng thủy sản

14

PTNT

Phát triển nơng thơn

15


TDMNPB

Trung du, miền núi phía Bắc.

16

TĐTBQ

Tốc độ tăng bình qn

17

Trạm Klong Klanh

Trạm nghiên cứu cá nước lạnh Klong Klanh

18

Trung tâm Sa Pa

Trung tâm Nghiên cứu thuỷ sản nước lạnh Sa
Pa

19

UBND

Ủy ban nhân dân


20

Viện NCNTTS I

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I

21

Viện NCNTTS III

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III

22

VKTS

Vi khuẩn tổng số

23

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

viii


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cá tầm, cá hồi là đối tượng có giá trị kinh tế cao, đã được nhiều quốc gia nhập
nội thành cơng.

Bộ cá tầm Acipenseriformes có 2 họ với 28 loài thuộc họ Acipenseridae và 2
loài thuộc họ Polyodontidae, phân bố ở Bắc bán cầu (bắc Mỹ, châu Âu, châu Á). Đối
với cá tầm Acipenser baerii, trên thế giới chỉ có 5 nước là vùng phân bố tự nhiên, gồm
Trung Quốc, Phần Lan, Latvia, Mông Cổ, Nga. [51, 52].
Nga là nớc đầu tiên nuôi vỗ thành cụng, cho cá tầm đẻ nhân tạo
v chuyn giao cụng ngh cho cỏc nc chõu u, chõu M. Cá tầm đợc di nhập
vào Trung Quc, chõu M, c để thuần hoá, nuôi tõ thÕ kû tríc.
Sản phẩm từ cá tầm khá đa dạng, gồm cá tươi sống, cá filet, cá hun khói, trứng
cá muối, trứng thụ tinh... Sản xuất cá thương phẩm và trứng cá muối cá tầm chưa đủ
đáp ứng nhu cầu trên thế giới. Tỷ trọng sản lượng từ nuôi trồng ngày càng tăng.
Riêng với cá tầm Xiberi, có nhiều sản phẩm thương mại khác nhau, trong đó
sản lượng cá thương phẩm khoảng 4.400 tấn, trứng cá muối 12 tấn.
Cá hồi là tên gọi cho một số loài cá da trơn sống ở các nước ôn đới và hàn đới.
Bộ cá hồi Salmoniformes chỉ có 1 họ Salmonidae với 187 lồi. Cá sống ở Đại Tây
Dương, Thái Bình Dương và Hồ Great Lakes, Bán đảo Kamchatka, Viễn Đông Nga.
Vùng biển Đại Tây Dương nuôi cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar) là chính.
Vùng biển Thái Bình Dương lại ni cá hồi chinook Oncorhynchus tshawytscha, cá
hồi coho Oncorhynchus kisutch, Salmo trutta, Salvelin usalpinus.
Cá hồi vân là sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Thành phần dinh
dưỡng chính trong 100 g thịt cá gồm 30,2 g chất rắn, 17,5 g protein, 10,2 g chất béo,
0,1 g đường, ngồi ra cịn chứa nhiều axít béo omega-3, các axít dễ hịa tan, vitamin A,
D và vitamin B12.
Khu vực châu Âu nuôi cá hồi vân Oncorhynchus mykis là chủ yếu, và đã phổ
biến công nghệ ra nhiều nước trong khu vực. Cá hồi vân Oncorhynchus mykiss thuộc
Bộ Salmoniformes, họ Salmonidae, giống Oncorhynchus. Cá hồi vân phân bố tự nhiên
ở các cửa sông thuộc Thái Bình Dương, chủ yếu ở khu vực Bắc Mỹ và một phần ở
châu Á. [64].
Sản phẩm chủ yếu từ cá hồi là cá nguyên con, cá bỏ đầu và đuôi, cá filet, cá hun
khói, trứng cá muối, trứng thụ tinh...
Sản lượng cá hồi vân của châu Âu đạt trên 600.000 tấn. Cá được nuôi trong bể

và mương xây. Cá hồi Đại Tây Dương được ni chủ yếu trong lồng ngồi biển, đạt
sản lượng lớn, khoảng 1,4 triệu tấn vào năm 2007. [50].
Như vậy, có nhiều quốc gia trên thế giới nhập nội, nuôi cá tầm, cá hồi. Nhu cầu
các sản phẩm từ cá tầm, cá hồi vẫn lớn. Do vậy, Việt Nam cần tiếp thu kinh nghiệm
này để đưa cá tầm, cá hồi trở thành đối tượng nuôi của đất nước.
Chưa có các tài liệu nghiên cứu đánh giá nhằm đưa ra đề xuất định hướng
phát triển cá tầm, cá hồi nhập nội cho quốc gia.
Tại Việt Nam, từ những năm 2000, Nhà nước và một số tổ chức trong và ngồi
nước đã đầu tư nghiên cứu, chuyển giao cơng nghệ, thực hiện sản xuất cá hồi, cá tầm
tại khu vực Tây Bắc và Tây Nguyên.
Từ năm 2002 đến năm 2009, Bộ Thủy sản (cũ), Bộ Khoa học và Công nghệ đã
phê duyệt để triển khai thực hiện hàng loạt dự án nhập công nghệ, nghiên cứu ứng

1


dụng về sản xuất giống, nuôi thương phẩm cá hồi vân, cá tầm. Một số dự án đó có sự
hỗ trợ của các tổ chức, chuyên gia Nga, Phần Lan, Trung Quốc. Một số doanh nghiệp
chủ động triển khai các dự án ương giống, nuôi cá tầm ở Lào Cai, Yên Bái, Lâm Đồng.
[27, 28, 29, 31, 33].
Thông qua thực hiện các dự án KHCN và sản xuất, với sự giúp đỡ của các tổ
chức quốc tế, nước ta đã bước đầu nắm được kỹ thuật ấp trứng, ương giống, nuôi
thương phẩm cá hồi vân, cá tầm.
Nuôi cá tầm, cá hồi sẽ góp phần phát triển kinh tế, tạo ra các mơ hình sản xuất
mới, đa dạng hố sản phẩm ni trồng thuỷ sản và góp phần tạo cơng ăn việc làm cho
một bộ phận cư dân miền núi.
Tuy nhiên, ni cá tầm, cá hồi tại Việt Nam mang tính tự phát, chưa có nghiên
cứu các luận cứ làm cơ sở cho việc phát triển hai nhóm đối tượng này một cách bền
vững tại những vùng có tiềm năng của Việt Nam.
Mặc dù sản xuất cá tầm, cá hồi mới chỉ ở những bước khởi đầu nhưng đã nảy

sinh các mâu thuẫn lợi ích giữa những lĩnh vực kinh tế khác nhau ở khu vực nuôi, mâu
thuẫn giữa phát triển kinh tế dựa trên phát huy các lợi thế với địi hỏi bền vững về đa
dạng sinh học, mơi trường.
Có thể thấy rằng, hiện nay vẫn chưa có một hướng đi tổng thể, toàn diện từ
khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Bên cạnh đó, mặc dù đã có những tư liệu nhất
định về điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái của các tỉnh miền núi và khu vực Tây
Nguyên, nhưng chưa được cập nhật, đánh giá tiềm năng cho phát triển nuôi cá nước
lạnh.
Những kinh nghiệm từ các nước đi trước và thực trạng nuôi ở Việt Nam cũng
cần thiết có nghiên cứu đánh giá để cung cấp cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn làm
căn cứ cho việc phát triển bền vững sản xuất cá tầm, cá hồi tại Việt Nam. Dựa trên
nghiên cứu điều kiện kinh tế xã hội, dịch vụ hậu cần, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, hệ
thống thể chế, chính sách, tổ chức quản lý chũng như đánh giá tác động của các hoạt
động sản xuất cá tầm, cá hồi đến hệ sinh thái thủy vực để cung cấp luận cứ cho phát
triển sản xuất cá tầm, cá hồi ở Việt Nam theo hướng an toàn, bền vững.
Do vậy, nghiên cứu đánh giá về hiện trạng sản xuất và tiêu thụ, về tiềm năng
điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái, khoa học công nghệ và nguồn lực, dịch vụ
hậu cần và chế biến, thị trường tiêu thụ, về điều kiện kinh tế-xã hội và cơ chế chính
sách... nhằm đề xuất được các giải pháp phục vụ phát triển bền vững nuôi cá tầm, cá
hồi là cần thiết.
Năm 2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Viện Kinh tế và Quy
hoạch thủy sản thực hiện đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để phát triển
cá tầm, cá hồi ở Việt Nam.
Mục tiêu của đề tài: Cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn để phát triển cá
tầm, cá hồi ở Việt Nam.
Các nội dung của đề tài:
1. Nghiên cứu đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ cá tầm, cá hồi trên thế
giới và ở Việt Nam.
2. Nghiên cứu đánh giá tiềm năng về điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái
thủy vực phục vụ phát triển sản xuất cá tầm, cá hồi ở vùng núi và Tây Nguyên.


2


3. Đánh giá tiềm năng về khoa học công nghệ, nguồn nhân lực phục vụ phát
triển sản xuất cá tầm, cá hồi.
4. Đánh giá điều kiện về dịch vụ hậu cần, chế biến, thị trường tiêu thụ phục vụ
phát triển sản xuất cá tầm, cá hồi.
5. Nghiên cứu đánh giá điều kiện về kinh tế-xã hội, chính sách phát triển, tổ
chức sản xuất phục vụ phát triển cá tầm, cá hồi.
6. Đánh giá tác động đến môi trường sinh thái thủy vực và kinh tế-xã hội của
sản xuất cá tầm, cá hồi.
7. Đề xuất định hướng và các giải pháp phát triển cá tầm, cá hồi ở Việt Nam.
II. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Cách tiếp cận
Phát triển sản xuất cá tầm, cá hồi phải dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, cụ
thể là điều kiện tự nhiên, môi trường và xu hướng phát triển kinh tế-xã hội. Các giải
pháp tiếp cận cần phải phù hợp với mục tiêu quốc gia, nhu cầu thực tiễn, hiện trạng
năng lực, trình độ về khoa học cơng nghệ, quản lý và có sự quan tâm tới lợi ích cộng
đồng và quốc gia nhằm phù hợp với chiến lược phát triển bền vững của lĩnh vực thủy
sản.
Phát triển nuôi cá tầm, cá hồi dựa vào nguồn nước nuôi có nhiệt độ thấp, với
yêu cầu nghiêm ngặt về hàm lượng oxy hòa tan và sự trong sạch của nguồn nước. Như
vậy, việc phát triển nuôi sẽ phụ thuộc nhiều vào điều kiện sinh thái, nên đề tài sẽ áp
dụng tiếp cận hệ sinh thái để xác định cơ sở khoa học và tiềm năng phát triển nuôi.
Để phát triển các loài cá nhập nội tại Việt Nam, cần tác động từ nhiều cấp quản
lý, nhiều cơ quan chuyên ngành, cũng như nhiều nguồn đầu tư phát triển cùng với sự
tham gia của nhiều đối tượng sản xuất. Bên cạnh đó, phát triển ni các lồi cá này có
liên quan đến đảm bảo giống, thức ăn, chế biến và tìm ra thị trường tiêu thụ… Do đó
tiếp cận hệ thống, tiếp cận liên ngành được áp dụng để đưa ra được cơ sở khoa học

cũng như cơ sở thực tiễn nhằm đề xuất các biện pháp phát triển những đối tượng này
một cách bền vững.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thời gian, địa điểm và phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu được thực hiện chủ yếu từ tháng 01/2010 đến tháng 6/2012.
Địa điểm khảo sát, nghiên cứu chủ yếu ở những khu vực phân bố các loại thủy vực
suối, thác nước, mó nước, hồ đập thuộc miền núi phía Bắc, Tây Nguyên.
Đối tượng nuôi ở Việt Nam được nghiên cứu, đánh giá là cá hồi vân (Oncorhynchus
mykiss) và các loài cá tầm (Acipenser spp.)
2.2.2. Phương pháp thu thập, phân tích tài liệu, dữ liệu thứ cấp, sơ cấp và theo bộ câu
hỏi.

3


Nghiên cứu sử dụng phương pháp kế thừa/phân tích tài liệu, dữ liệu có sẵn để
nắm được những vấn đề liên quan đến thực trạng sản xuất, tiêu thụ cá hồi, cá tầm trên
thế giới và ở Việt Nam, cơ sở khoa học về điều kiện tự nhiên và môi trường, điều kiện
kinh tế-xã hội và tiêu thụ sản phẩm, thực trạng và tiềm năng khoa học cơng nghệ, khung
chính sách làm cơ sở cho đề xuất định hướng phát triển nuôi trồng bền vững.
Nguồn tài liệu cần thu thập ở trung ương bao gồm từ các cơ quan quản lý trong
và ngoài ngành, Viện, Trường, Trung tâm, Hiệp hội, Hội, internet... Nguồn tài liệu ở
địa phương gồm cấp tỉnh và huyện, tại các cơ quan quản lý.
Chọn các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và Bình Thuận,
nơi đang ni và có tiềm năng phát triển cá tầm, cá hồi để thu thập thông tin.
Thu mẫu để xác định chỉ tiêu chất lượng nước các loại thủy vực:
Các chỉ tiêu nhiệt độ nước, DO, pH, độ trong, BOD5, COD, NH4+, NO2-, NO3-,
sắt tổng số, Coliform được thu và phân tích theo các phương pháp thơng dụng.
Danh mục các thủy vực được thu mẫu thể hiện ở bảng dưới.
Bảng 1. Địa điểm thu mẫu môi trường sinh thái thủy vực.

TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22

Dạng thủy vực
Suối
Suối Điệt Pùa Súa
Suối Lĩnh
Suối Nậm Dê
Suối Vàng

Suối bản Khoang
Suối Thiên Sơn 1
Suối Thiên Sơn 2
Suối Đa Chais
Suối Klong Klanh
Suối Cư Đram
Suối Ea Drong
Sông
Serepok
Thác
Thác Cao Phạ
Thác Bạc
Thác Yang Hanh

Mó nước Vườn Đào
Mó nước Phình Hồ
Hồ
Hồ Thác Bà
Hồ suối Ngà
Hồ Tuyền Lâm
Hồ Nam Ka
Hồ Ea Kao

Địa danh

Ghi chú

Huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái.
Huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu.
Huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu

Huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Huyện Ba Vì, Hà Nội.
Huyện Ba Vì, Hà Nội.
Huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng.
Huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.
Huyện Krông Bông, tỉnh Đắc Lắc.
Huyện Krông Năng, tỉnh Đắc Lắc.
Huyện Krông Bông, tỉnh Đắc Lắc.
Huyện Mù Căng Chải, tỉnh Yên Bái.
Huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Huyện Krông Bông, tỉnh Đắc Lắc.
Thị trấn Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La.
Huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
Huyện Ba Vì, Hà Nội.
Thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
Huyện Lắc, tỉnh Đắc Lắc.
Thị xã Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc.

Thu và phân tích mẫu đại diện về nước nuôi, bệnh cá, chất lượng sản phẩm nuôi

4


tại cơ sở nuôi cá tầm và cá hồi.
Bảng 2

. Các chỉ tiêu môi trường nước, phương pháp đo và dẫn chiếu so sánh.


TT

Chỉ tiêu phân tích

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Nhiệt độ nước
pH
DO
COD
BOD5(250C)
NO-3
NO-2(*)
NH4+(*)
Fe tổng
H2S
Coliform

12
13


Chlorophyll a
Dư lượng kháng
sinh (Chỉ tiêu
Chloramphenicol,
Oxacillin
Nồng độ chất tẩy
rửa

14

Đơn vị

Phương pháp

Độ C

Đo trực tiếp
Đo trực tiếp
Đo trực tiếp
TCVN6491-99
TCVN6001-95
TCVN6494-99
EPA350.2
EPA350.2
TCVN6177-96
TCVN4567-1988
TCVN6187-2-96

mg/l

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/1
00ml
µg/l
µg/kg
LCMS.H.HD.QT.1
51 - 178

QCVN
08:2008/BTNMT
(Cột A2)
6-8,5
≥5
15
6
5
0,02
0,2
1
5000
<0,03µg/kg ;
<1 µg/kg

µg/kg


Điều tra khảo sát thơng tin về hiện trạng nuôi, chế biến, tiêu thụ, cơ sở vật
chất, dịch vụ hậu cần, khoa học công nghệ và nguồn nhân lực, kinh tế- xã hội và thể
chế chính sách:
Lập các bộ phiếu điều tra theo nội dung nghiên cứu, hoàn thiện bộ phiếu. Các
thông tin về hiện trạng nuôi, chế biến, tiêu thụ, cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần…của cá
tầm, cá hồi sử dụng phiếu điều tra, phỏng vấn. Điều tra khảo sát được thực hiện tại
Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Giang,
Sơn La, Lai Châu, Yên Bái, Lào Cai, Nghệ An, Thanh Hóa, Gia Lai, Đắc Lắc, Lâm
Đồng.
Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin về kinh tế xã hội, thể chế, chính sách dùng
phương pháp thảo luận nhóm tại địa phương và mẫu phiếu; lấy ý kiến góp ý cho đề
xuất định hướng và giải pháp phát triển sản xuất cá tầm, cá hồi thông qua hội thảo và
lấy ý kiến bằng văn bản.
Đánh giá tác động của việc phát triển cá tầm, cá hồi đến môi trường sinh thái:
Thu mẫu thủy hóa, thủy sinh ở các cơ sở ni cá tầm, cá hồi để đánh giá mức
độ ô nhiễm do ni đối với mơi trường. Các chỉ tiêu chính là DO, BOD, COD, NH 4+,
H2S, NO2-N, NO3-N, Coliform, …
Tham vấn cộng đồng để tìm hiểu tác động của cơ sở ni đến mơi trường sinh
thái và tình hình dịch bệnh, an toàn sản phẩm thủy sản.
Đánh giá tiềm năng phát triển cá tầm, cá hồi:
5


Trên cơ sở phân tích các yếu tố điều kiện tự nhiên, sinh thái và tình hình thực tế
cũng như triển vọng ni, ý kiến tham vấn của chính quyền địa phương, cộng đồng địa
phương, các chuyên gia để đánh giá tiềm năng phát triển cá tầm, cá hồi.
Xây dựng bản đồ hiện trạng và tiềm năng nuôi cá tầm, cá hồi:
Bản đồ hiện trạng: từ các thông tin của bản đồ nền (địa hình) tỷ lệ 1/25.000 kết
hợp với liệu khảo sát bằng GPS, số hoá dữ liệu để xây dựng bản đồ hiện trạng. Sản

phẩm của bản đồ hiện trạng nuôi cá hồi, cá tầm thể hiện đầy đủ các khu vực đang sản
xuất. Bản đồ số hoá ở tỷ lệ 1/25.000. Bản đồ in ấn tỷ lệ 1/250.000.
Bản đồ tiềm năng nuôi: Số liệu khảo sát được đưa vào quản lý trong cơ sở dữ
liệu và xử lý trong phần mềm ARCGIS. Sử dụng các chức năng phân tích thuộc tính,
khơng gian, chồng lớp truy vấn trong phần mềm Arcview để xây dựng các bản đồ. Bản
đồ nền số hoá ở tỷ lệ 1/25.000. Bản đồ in ấn tỷ lệ 1/250.000.
Dữ liệu đầu vào là yếu tố để xác định khả năng thích hợp cho ni cá tầm, cá
hồi bao gồm các lớp thông tin cơ bản sau: Lớp hành chính, lớp thuỷ hệ, lớp giao thơng,
lớp địa hình. Lớp bản đồ khảo sát có các trường số liệu: Tên điểm khảo sát, ký hiệu
điểm khảo sát, vị trí tọa độ của điểm khảo sát (kinh độ, vĩ độ), xã, huyện, tỉnh, độ cao.
Ngoài ra, một số các trường số liệu như trữ lượng nước, nhiệt độ nước, nhiệt độ khơng
khí và các thơng tin khác cũng được xây dựng để gắn kết với bản đồ nền.Các lớp
thông tin khác bao gồm: Thông về khoảng cách đến rừng, chênh lệch nhiệt độ ngày...
2.2.3. Kỹ thuật sử dụng
Sử dụng máy GPS để xác định tọa độ các điểm thu mẫu, mã hố để thống nhất
giữa các nhóm khảo sát thực địa. Sử dụng hệ toạ độ VN2000 để nhập các điểm nghiên
cứu của đề tài lên bản đồ nền.
Tư liệu của nghiên cứu sẽ được tổng hợp, phân tích sử dụng phần mềm Excel.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nghiên cứu đánh giá thực trạng sản xuất cá tầm, cá hồi trên thế giới và ở
Việt Nam.
3.1.1. Đánh giá thực trạng sản xuất cá tầm, cá hồi trên thế giớí và một số vấn đề
đặt ra.
Đánh giá thực trạng sản xuất cá tầm trên thế giớí
Ngay từ những thập niên 40, 50 của thế kỷ trước cá tầm đã được chú ý đưa vào
nuôi nhân tạo. Ban đầu, Liên Xơ (cũ) thả cá tầm ra biển Ban Tích, vào các hồ khép kín
mà trước đây khơng có sự phân bố tự nhiên của chúng. Sau đó, đã tiến hành sinh sản
nhân tạo thành công và chuyển giao công nghệ sản xuất giống cho các nước, tạo ra
nghề nuôi cá tầm thương phẩm.
Cá tầm Xiberi Acipenser baerii: Ni lồi này bắt đầu ở Liên Xô vào những

năm 1970. Do hợp tác Liên Xô-Pháp, Liên Xô-Uruguay mà cá bố mẹ từ sông Lena
được đưa sang Pháp, Uruguay. Ngày nay đã phát triển nuôi rộng rãi ở các nước châu
Âu như Bỉ, Pháp, Ý, Đức, Hunggary, Ba Lan, Tây Ban Nha, sang châu Mỹ (Mỹ,
Uruguay) và châu Á (Trung Quốc, Việt Nam), châu Úc.
Pháp là nước nhập nội cá tầm Xiberi và sản xuất được trứng thương mại. Úc
cũng đã phát triển nuôi cá tầm Xiberi. Đầu thập niên 1980, sản lượng trứng 2 tấn, cá
thịt khoảng 300 tấn, đến nay đạt 12 tấn trứng, 5.000 tấn thịt, 30 triệu trứng thụ tinh.

6


Hiện nay cá tầm Xiberi cịn lai với các lồi cá tầm khác tạo các thế hệ con lai,
có tốc độ tăng trưởng cao và chịu được nhiệt độ cao hơn.
Cá tầm trắng Acipenser transmontanus: Được nuôi chủ yếu ở vùng Hermon,
San Francisco và Sacramento thuộc bang California-Mỹ. Tại California, sản lượng
trứng (caviar) từ năm 2002 đến nay khá ổn định, đạt khoảng 10 tấn/năm. Giá bán
1.980 USD/kg, tổng giá trị lên đến 19,8 triệu USD/10 tấn trứng cá tầm vào năm 2008.
Cá tầm trắng nuôi 3-4 năm để lấy thịt, nuôi 8-10 năm để lấy trứng. [62].
Cá tầm mõm xẻng Polyodon spathula: Mỹ chú ý phát triển nuôi ở hai bang là
Kentucky và Tenuessee. Bang Kentucky sản xuất đạt 7.165 pounds trứng vào năm
1999, 20.179 pounds vào năm 2000 và 21.064 pounds vào năm 2001. Bang Tenuessee
cũng sản xuất được 3.096 pounds vào năm 1999, 26.354 pounds vào năm 2000 và
21.092 pounds vào năm 2001. Giá trị sản lượng trứng cá tầm mõm xẻng ở Mỹ từ nghề
nuôi được định giá khoảng 10,4 triệu USD. Số trứng này cũng được bán sang châu Âu,
Nhật Bản, châu Phi, Nam Mỹ, Trung Đông, đáp ứng phần nhỏ trong tổng nhu cầu hàng
năm từ 184 tấn đến 383 tấn trứng cá tầm của các khu vực và quốc gia này. [62].
Phát triển ni cá tầm có rất nhiều cách thức khác nhau, từ nuôi thả tự nhiên
trong ao, hồ, đến nuôi trong lồng bè ở trong các hồ chứa nhân tạo, lợi dụng nguồn
nước ấm do làm mát máy từ các nhà máy nhiệt điện chảy ra, nuôi đơn và nuôi ghép
với nhiều lồi cá ăn thực vật hoặc cá chép, ni trong lồng bè ở vùng đầm phá và vịnh

ven biển.
Hệ thống nuôi thâm canh trong bể được triển khai ở Nga để nuôi cá tầm Beluga,
cá tầm Sterlet, cá tầm Nga và các loại cá tầm lai để lấy thịt (Chebanov và Billard,
2001). Tại Trung Âu cá tầm P.spathula cũng được coi là lồi có triển vọng ni vì nó
ăn sinh vật phù du (có thể thay cho cá mè hoa A. nobilis) và cũng cho sản lượng trứng
caviar cao với chất lượng tốt.
Nga dự kiến đầu tư 1 tỷ USD cho phát triển ni cá tầm và các lồi cá khác ở
biển Azov và biển Caxpi, nguồn vốn sẽ lấy từ phần lãi trong lĩnh vực khai thác dầu khí
chuyển sang. Hàng năm sản xuất 100 nghìn tấn cá, thu hút hàng vài chục nghìn lao
động, giống như ngành nuôi cá ở Na Uy và Trung Quốc.
Sử dụng con lai để phát triển nuôi cũng là xu thế đang được quan tâm. Tại Nga,
từ năm 1975 đã tiến hành nuôi cá tầm lai Bester ở đầm phá Mius và vịnh Tagangorxki
thuộc biển Azov trong lồng. Sau 2 năm, khối lượng đạt 0,76-1,0 kg/con và sau 3 năm
đạt 1,3 kg/con (Козлов, Абрамович, 1986). Nhưng các nhà nghiên cứu lại nhận ra
rằng cá tầm lai Bester phát triển tốt khi nuôi đa loài trong ao cùng với các loài cá ăn
thực vật (Пономарева и др., 2006а; 2007а).
Sản phẩm thịt cá tầm có giá bán rất thay đổi, tuỳ theo từng nước. Cá có thể bán
tươi sống, hoặc bán cả con, dạng phi lê hay hun khói. Trứng cá đã thụ tinh và cá bột
(alevins) để nuôi cũng là sản phẩm của hoạt động ni cá tầm. Nhìn chung sản xuất cá
thương phẩm và trứng (carvia) chưa đủ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, đặc biệt là trứng cá
tầm.
Tuy có sự gia tăng cạnh tranh giữa các nhà sản xuất trứng và thịt cá tầm khác
nhau, nhưng theo các chuyên gia đánh giá, nhu cầu đối với cá tầm Xiberi, cũng như
các sản phẩm cá tầm khác vẫn tăng, cần tiếp tục phát triển nuôi, và đặc biệt là đẩy
mạnh nâng cao sản lượng trứng.
Vùng ni chính vẫn ở Bắc Mỹ và Bắc Âu, cịn các nước tiêu thụ chính lại là
các nước giàu: Mỹ, Nhật, châu Âu. Tuy nhiên, sản lượng cá nước lạnh nhập nội
thương phẩm của các nước khu vực châu Á còn nhỏ bé so với tổng sản lượng cá nuôi
của các nước trên thế giới.
7



Xu hướng hiện nay là cấm buôn bán trứng cá có nguồn gốc đánh bắt tự nhiên
trên tồn thế giới, do có những lo ngại về việc đánh bắt cá tầm đang dẫn đến nguy cơ
tuyệt chủng của lồi này.
Cơng ước về hoạt động bn bán quốc tế các lồi động vật có nguy cơ tuyệt
chủng (CITES) của Liên hợp quốc đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu hoàn toàn trứng cá
tầm khai thác từ tự nhiên.
Cá tầm đã được nuôi nhân tạo trên nhiều nước, từ châu Âu, châu Mỹ đến châu
Á, châu Úc. Trong trại, hình thức ni bể chiếm ưu thế. Các sản phẩm chủ yếu từ hoạt
động nuôi cá tầm là cá thương phẩm tươi sống, trứng thụ tinh, trứng muối, cá giống…
Đánh giá thực trạng sản xuất cá hồi trên thế giớí
Trong các lồi cá hồi, chỉ có cá hồi vân Oncorhynchus mykiss là đối tượng được
nuôi nội địa rộng rãi nhất. [64].
Do giá trị dinh dưỡng cao, khả năng thích nghi rộng, khả năng nuôi thương
phẩm tốt, sản phẩm dễ tiêu thụ nên đã có trên 60 nước đã nhập nội cá hồi vân để sản
xuất ra các sản phẩm khác nhau.
Ở châu Âu, nghề nuôi cá hồi vân đã được phát triển từ những năm 80 của thế kỷ
trước. Sản lượng cá hồi võn tng nhanh, năm 1991 đạt trên 150.000 tấn, năm
2001đạt 250.000 tÊn, đến năm 2007 đã lên tới 600.000 tấn.
C¸ håi v©n Oncorhynchus mykiss sinh trëng tèt ở bĨ xi măng,
bể nhựa tổng hợp (composite). Nuôi cá theo hình thức nuôi công
nghiệp, thâm canh cao (mật độ thả dầy, kiểm soát môi trờng, dịch
bệnh).
Phần Lan, nuôi công nghiệp cá hồi vân khá hin i, sử dụng
cả hệ thống thiết bị chuyờn dng, máy tính và rôbốt để kiểm soát
môi trờng, dịch bệnh và cho cá ăn. Trớc khi thả nuụi, cá giống đợc
tiêm vắc xin phòng bệnh và trong quá trình nuôi, hàm lợng ô xy hoà
tan trong nớc là yếu tố quan trọng đợc kiểm soát liên tục bằng hệ
thống đo tự động. Trong hệ thống nuôi này năng suất tối đa có thể

đạt đợc 60-70 kg cá thịt/m 3/năm. Hệ thống bể xây dài có kích
thc 30 m x 3 m và sâu 1,2 m và bể tròn với đờng kính khoảng 512 m và sâu từ 0,7-1 m thờng đợc dùng để nuôi cá thịt. Tất cả các
loại bể dùng để ơng nuôi cá hồi đều phải có dòng nớc chảy.
Ti châu Mỹ và châu u, ph bin s dng h thng mơng
xây đợc chia thành nhiều ngăn, cú nớc chảy v sục khí để nuôi cá
hồi. H thng ny cng đợc áp dụng ở nhiều nớc châu . Sản lợng cá
hồi vân nuôi ở Israel hàng năm đạt 3.000-4.000 tấn và Trung Quốc
là 1.000 tấn. Thái Lan là nớc mới nhập công nghệ sn xuất giống cá
hồi vân cách đây vài năm, nhng hàng năm cũng đà nuôi đợc sản lợng trờn 100 tấn ở trong hệ thống nuôi bể và mơng xây.
Cỏ hi i Tây Dương Salmo salar được nuôi trong nước ngọt từ thế kỷ 19 ở
Anh. Nhưng Nauy lại là nước phát triển ni trong lồng ngồi biển vào những năm
1960. Sự thành công trong nuôi thương phẩm cá hồi của Nauy đã phát triển sang các
nước khác: Scotland, Ireland, đảo Faroe, Canada, bờ biển Đông-Bắc Mỹ, Chilê và Úc
(Tasmania), New Zealand, Pháp, Tây Ban Nha.
Sản lượng cá hồi Đại Tây Dương trong các trại ni trên tồn thế giới đạt
1.000.000 tấn vào đầu những năm 2000 và đạt khoảng 1,4 triệu tấn vào năm 2007.

8


Hầu hết các trang trại nuôi cá hồi vân ở châu u và châu Mỹ
chỉ nuụi cá thơng phẩm c từ 200-350g để bán ra thị trờng. [50].
Phần Lan, cỡ cá hồi vân thu hoạch trong các hệ thống nuôi là 1,2-1,5
kg. Trong khi đó, cỡ cá hồi thơng phẩm ở Nauy là 2,5-3,5kg. Giá cá
hồi vân bán trên thị trờng thế giới tùy thuộc vào loại sản phẩm. thị
trờng Mỹ, giá 1 pound (0,45 kg) cá nguyên con là 3,49 USD, bỏ đầu
và đuôi là 3,79 USD, 1 pound filê giá 4,3 USD.
Trung Quốc, giá cá bán ở thị trờng nội địa là 3 ụ la/kg
(nguyên con). Giá của các sản phẩm chế biến nh cá hun khói, đóng
hộp thì còn cao hơn nhiều so với cá tơi.

Th trng chớnh ca cỏ hi i Tõy Dng nuôi là Nhật Bản, châu Âu và
Bắc Mỹ. Sản phẩm chính từ cá thương phẩm là để tươi (nguyên con, bỏ nội quan,
phi lê), đơng lạnh, và hun khói (chủ yếu ở thị trường châu Âu). Một số lượng nhỏ
được chế biến làm tăng giá trị sản phẩm.
Màu thịt cá cũng ảnh hưởng đến thị hiếu của người tiêu dùng: thị trường Mỹ
thích thịt trắng, thị trường châu Âu thích thịt màu hồng.
Nước Mỹ nhập khẩu cá hồi ngày càng tăng, trong những năm 1987 về trước chỉ
nhập khoảng 0,2 kg/người/năm, nhưng đến năm 2000 lượng cá hồi nhập vào tính theo
đầu người tăng lên 0,73 kg/người/năm. Trong thời gian từ 1987 đến 2002 nhập khẩu
cá hồi vào Mỹ tăng 23%/năm, lên đến gần 200.000 tấn.
Sản phẩm trứng cá hồi được ưa chuộng trên thế giới. Giá bán khoảng 140-150
đô la/kg. Giá thành sản xuất cá hồi thương phẩm tại Mỹ là 4,4 USD/kg, cịn ở Na Uy
chỉ có 3,28 USD/kg.
Các sản phẩm chủ yếu của quá trình sản xuất cá hồi là cá thương phẩm tươi, cá
đã qua chế biến, trứng và phôi của chúng.
Cá hồi nuôi đã đánh bại cá hồi tự nhiên về sản lượng cung cấp trên tồn cầu. Do
lượng sản phẩm cá hồi ni tăng mạnh trong 10-15 năm gần đây, nên giá thành và giá
bán có xu hướng giảm.
Như vậy, cá hồi vân đã được ni ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có cả
các nước châu Á. Hai lồi cho sản lượng chủ yếu là cá hồi vân và cá hồi Đại Tây
Dương. Cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss) là đối tượng được ni nội địa rộng rãi
nhất, hình thức ni chủ yếu là ni bể trịn, ni trong mương xây.
Tình hình nhập nội cá tầm, cá hồi ở một số nước châu Á và vấn đề đặt ra.
- Tình hình nhập nội cá tầm, cá hồi ở một số nước châu Á:
Tại châu Á, một số nước ở khu vực vòng cung núi cao từ Hindu đến Himalaya,
như Pakistan, Nepal, Bhutan và Trung Quốc đều có bề dày nhập nội cá hồi, cá tầm.
Những quốc gia này đưa các loài vào vùng có điều kiện tự nhiên, sinh thái phù hợp để
sản xuất nhân tạo và thả xuống thủy vực tự nhiên [55].
Tại Pakistan: Đã nhập nội cá hồi nâu (S.trutta) từ năm 1916, cá hồi vân
(Oncorhynchus mykiss) từ năm 1928 đến hệ thống sông Indus, nơi nhiệt độ nước luôn

thấp hơn 200C. Năm 1945 lại tái nhập 120 con cá hồi nâu và thả thẳng vào sông
Lukoh, Chitral, tại đây chúng sống và sinh sản tự nhiên thành đàn, tạo chủng quần.
Vào năm 1961 cá hồi được chuyển đến một số các sơng khác và 1962 thì cho đẻ thành
cơng. Tại miền Bắc Pakistan cá hồi nâu (Salmo trutta) đã tự sinh sản ngoài các suối tự
nhiên thuộc dãy núi Hindu Kush và Karakoram. Cá hồi vân (O.mykiss) nhập lại từ
Nhật Bản vào năm 1973 (2 vạn trứng thụ tinh ở giai đoạn xuất hiện mắt) và năm 1984-

9


1986 nhập từ Mỹ về 500.000 trứng cá hồi vân dòng Kamloop. Việc thả cá giống cá hồi
nâu và cá hồi vân ra sông Jhelum kéo dài đến những năm 1990.
Tại Nepal: Đã nhập nội cá hồi vân từ Ấn Độ, Anh và Nhật Bản (1968-1971) và
nhập từ Nhật Bản (tháng 11-12 năm 1988, 5 vạn trứng đã thụ tinh ở giai đoạn xuất
hiện điểm mắt). Số trứng này đã ấp nở thành công, nuôi lên được thành cá bố mẹ ở hai
trung tâm phát triển nghề cá Trishuli và Godawary. Tại 2 nơi này đã cho đẻ thành
công. Cá hồi nâu nhập từ Anh và Nhật Bản vào năm 1971. Nepal còn xuất khẩu trứng
cá hồi vân đã thụ tinh cho Thái Lan.
Tại Bhutan: Nhập cá hồi nâu vào từ năm 1930, nhưng đến tận năm 1980 mới có
2 trại sản xuất giống, sản lượng 2 vạn cá giống/năm. Cá hồi nâu cũng đã đẻ được và
ổn định chủng quần ngoài tự nhiên.
Thái Lan đã nhập khẩu trứng cá hồi vân từ Nepal, nuôi ở vùng đông bắc, đạt
sản lượng trên 100 tấn/năm.
Tại Trung Quốc: Bắt đầu nuôi cá hồi từ năm 1959 và phát triển mạnh vào thập
kỷ 1970. Từ năm 2000, hàng năm Trung Quốc sản xuất được 1 vạn tấn cá hồi thương
phẩm và 28 triệu trứng trong 500 trại cá tại 22 tỉnh. Trong số đó có tới 127 trại ni cá
hồi vân phục vụ câu cá giải trí và du lịch. Sự phát triển mạnh phải kể từ năm 1984, khi
đó sự trao đổi kỹ thuật và chuyên gia với Nhật Bản, Pháp, Đan Mạch và các nước khác
được đẩy mạnh. Trung Quèc ®ang nghiên cứu v phỏt trin nuụi cỏ tm
Xiberi (A.baeri), cá tầm Amur (A.schrencki), cá tầm Huso (Huso

huso), cá tầm Nga (A.gueldenstaedtii) và cá tầm lai (lai gia 2 loi
A.ruthenus x Huso huso).
Trung Quốc là nước có tiềm năng lớn ni cá nước lạnh vì trên 50% diện tích
năm ở vĩ độ 300N trở lên cộng với nhiều vùng núi cao, cao nguyên phía Nam và phía
Tây. Đến nay Trung Quốc đã nhập nội cá hồi vân (O. mykiss), cá hồi nâu (S.trutta), cá
hồi masou (O.masou), cá hồi vân vàng (Salvelinus leucomaenis), cá hồi đại tây dương
(Salmo salar). Các loài này đều thích nghi được với điều kiện mơi trường ở Trung
Quốc. Cá tầm Xiberi được nhập từ năm 1996, đến nay đã chủ động sản xuất giống và
có sản phẩm tiêu thụ trong nước [35].
Các nước châu Á đã nhập nội nhiều lồi cá tầm, cá hồi để ni và phát triển
quần đàn ngồi sơng, suối.
Kinh nghiệm của các quốc gia trong q trình nhập nội, ni thử nghiệm và
đưa cá hồi, cá tầm vào nuôi thương phẩm cho thấy, quá trình từ khi bắt đầu nhập nội
cho đến khi có những thành cơng nhất định và chủ động sản xuất diễn ra lâu dài. Với
những thuận lợi về công nghệ, đầu tư, hợp tác quốc tế như hiện nay, thì q trình này
có thể rút ngắn. Như vậy, Việt Nam cần có bước đi lâu bền, phù hợp để chủ động sản
xuất cá tầm, cá hồi nhập nội.
- Các vấn đề về sinh thái, môi trường và kinh tế-xã hội:
Các hệ sinh thái thủy vực nước lạnh được các nhà nghiên cứu tổng kết là có thể
đưa vào ni cá nước lạnh bao gồm: Sông, suối, hồ, hồ chứa nhân tạo, vùng ruộng
ngập nước vào mùa lũ và đầm lầy, đồng lúa, ao do con người đào và xây dựng, và hệ
thống kênh mương tưới tiêu. Nguồn nước ở các loại thủy vực này có khu hệ cá và thuỷ
sinh vật đa dạng, đồng thời đã là nguồn sống của cư dân ở nông thôn. Nguồn nước của
các hệ sinh thái nêu trên đã trở thành một phần của hệ thống sinh thái, hệ thống nông
nghiệp, hệ thống xã hội, và hệ thống các định chế lớn hơn [55].
Sự thay đổi môi trường do con người gây nên từ bên ngồi phạm vi của nghề cá
có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến nghề cá và cuộc sống của dân. Quan tâm đến

10



mơi trường và hệ sinh thái cịn bao gồm: Hệ thống ni trồng thuỷ sản cần có sự phù
hợp giữa trang trại với toàn hệ sinh thái, với hệ thống thủy lợi và các hệ thống canh tác
dựa trên sử dụng nước khác. Cần xem xét vấn đề di truyền, chú ý tới sức khoẻ động
vật thuỷ sản và vấn đề nhập thuỷ sản qua biên giới.
Việc vận chuyển cá xuyên biên giới, những vấn đề an toàn sinh thái phải được
xem xét, tránh ảnh hưởng bất lợi đến nguồn lợi cá bản địa. Nhập nội cá hồi nâu (Salmo
trutta) có thể kéo theo những loại bệnh thuỷ sản nhất định (IPN-infectious pancreatic
necrosis-gây hỏng hệ thống manh tràng-thận; VHS-Viral haemorrhagic septicaemiagây bệnh virus ở cá hồi nâu...) [56].
Các chuyên gia ghi nhận rằng việc phát triển nuôi trồng thuỷ sản nước lạnh trên
vùng núi cao trong vòng cung Hindu- Himalaya là một ưu thế, tiềm năng để phát triển
nông thôn và xố đói giảm nghèo. Ni cá hồi vân được coi là một phần trong chiến
lược phát triển tổng hợp kinh tế-xã hội, góp phần đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho dân
địa phương ở miền núi. [56].
Theo tính tốn kinh tế, việc ni cá hồi vân (O. mykiss) quy mơ nhỏ ở Nepal có
chi phí 255 NRs/kg, bán 300 NRs.kg, lãi 45 NRs/kg. Thu hồi vốn đầu tư vào khoảng
19,5%/ trong 14-15 tháng ni và mức độ hồn vốn trên giá trị hoạt động nuôi trồng là
17,6%. Điều này cho phép thấy rằng ni thương phẩm sẽ có lợi khi xuất khẩu được.
Myamar coi nghề cá nước lạnh đóng vai trị sống cịn về đời sống văn hố và
kinh tế-xã hội. Nhu cầu về cá của người dân trung bình tiêu thụ 21 kg/người/năm.
Ni cá tầm, cá hồi còn tác động đến chiến lược phát triển tổng hợp kinh tế xã
hội khu vực miền núi cao, được coi là một phần trong phát triển đa ngành gắn với du
lịch, đầu tư các cơ sở hạ tầng sản xuất tiêu thụ sản phẩm thủy sản, qua đó tạo nhiều lợi
ích kinh tế cho dân địa phương.
Như vậy, phạm vi quan tâm nhằm phát triển bền vững cá nước lạnh nhập nội
còn bao hàm cả các hệ sinh thái thủy sinh, điều kiện môi trường, điều kiện kinh tế-xã
hội, mô hình ni, những tác động từ hoạt động nhập nội cá đến kinh tế-xã hội, mơi
trường sinh thái, an tồn sinh học...
- Về chính sách của các nước đối với cá nước lạnh nhập nội:
Các nước có tài nguyên nước lạnh đã quyết tâm thay đổi tình hình. Thành lập

trung tâm quốc tế phối hợp các nỗ lực phát triển vùng núi cao (ISIMOD-International
Center for integrated Mountain Development). Tổ chức năm quốc tế về vùng núi cao
từ năm 2002. Coi Việt Nam và Lào cũng là thành viên trong vòng cung HinduHimalaya hay rộng hơn là vùng Châu Á- Thái Bình Dương.
Pakistan: Chính phủ đã nhấn mạnh đến nghề ni trồng thuỷ sản và phát triển
nghề cá để xố đói, giảm nghèo. Phát triển câu cá thể thao là quan trọng trong du lịch
sinh thái ở vùng núi cao. Tăng cường thực hiện Luật nghề cá năm 1961 và các quy
định nghề cá năm 1976. Xây dựng các trại sản xuất cá giống để cung cấp cho việc thả
giống bổ sung. Thành lập uỷ ban bảo vệ cá để tăng cường tuyên truyền trong nhân dân.
Ấn Độ: Coi con cá là nguồn cung cấp thực phẩm và tăng thu nhập cho các cộng
đồng dân cư nông thôn và cũng quan trọng trong phát triển du lịch với câu cá thể thao
ở một số vùng núi cao.
Bhutal: Butal cũng coi câu cá thể thao ở các sông trên vùng núi cao là quan
trọng để hấp dẫn du lịch sinh thái, bên cạnh phát triển ni nhân tạo.
Nhìn chung, các nước có nguồn nước lạnh đều có đầu tư lâu dài và đưa ra
những chính sách khuyến khích phát triển cá nước lạnh nhập nội.
Các nước trên thế giới coi cá tầm, cá hồi là đối tượng nuôi quan trọng, được
nhập nội để phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên cần nghiên cứu, xây dựng thể chế,
11


chính sách hỗ trợ phát triển ni và thương mại, cũng như xác định những vấn đề nảy
sinh liên quan kinh tế, xã hội, bảo vệ đa dạng sinh học và gìn giữ mơi trường trong
sạch.
3.1.2. Đánh giá thực trạng sản xuất cá tầm, cá hồi tại Việt Nam.
Thông qua đầu tư của Nhà nước, tư nhân và với sự hỗ trợ của các tổ chức,
chuyên gia quốc tế, tại Việt Nam đã ương giống, nuôi thương phẩm cá tầm Xiberi
(A.baerii), cá tầm Trung Hoa (A.sinensis), cá tầm Nga (A.gueldenstaedtii), cá tầm
lai (lai gia 2 loi A.ruthenus x Huso huso), cá tầm Sterlet (A.ruthenus), cá hồi vân
(O.mykiss).
Kết quả khảo sát năm 2010 cho thấy, cá tầm, cá hồi đã được đưa vào ni tại

miền núi phía Bắc, Tây Ngun. Đối với cá tầm, có 14 tỉnh, đối với cá hồi cũng có 14
tỉnh trong cả nước đang triển khai ni trong tổng cộng 16 tỉnh/thành của cả nước có
ni cá tầm, cá hồi.
Tại miền Bắc, năm 2010 có 1 cơ sở ấp trứng thụ tinh, ương cá giống cá tầm, cá
hồi để cung cấp cho nuôi thương phẩm là Trung tâm Nghiên cứu cá nước lạnh Sa PaLào Cai.
Tại Tây Nguyên, có 1 cơ sở ấp trứng thụ tinh, ương cá giống cá tầm, cá hồi để
cung cấp cho nuôi thương phẩm là Trạm nghiên cứu cá nước lạnh Klong Klanh-Lâm
Đồng. 1 cơ sở ấp trứng thụ tinh, ương cá giống cá tầm để cung cấp cho hệ thống doanh
nghiệp của mình ni thương phẩm trong lồng là Cơng ty THHH cá tầm Việt Nam.
Bảng 3. Thống kê lượng giống và sản lượng cá tầm, cá hồi năm 2010.
TT

Cơ sở/địa phương

Cá tầm
Số lượng
giống
(con)

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10


Trạm Nghiên cứu cá nước lạnh
Klong Klanh (Lâm Đồng)
Công ty TNHH cá tầm Việt Nam
(Lâm Đồng) (cá tầm Xiberi, cá
tầm Nga, cá tầm lai)
Trung tâm Nghiên cứu cá nước
lạnh Sa Pa (Lào Cai)
Công ty Thiên Thai (Lâm Đồng)
- Ương giống
- Nhập giống (cá tầm Beluga)
Công ty TNHH Tầm Việt (Lâm
Đồng)
Công ty TNHH liên doanh Thung
Lũng Nắng (Lâm Đồng)
Tỉnh Lâm Đồng (200 tấn)
Tỉnh Lào Cai (60 tấn)
Tỉnh Bình Thuận (75 tấn)
Tỉnh Yên Bái (30 tấn)
Cộng

12

Cá hồi

Sản
lượng
(tấn)

10.000


Số lượng
giống
(con)

Sản
lượng
(tấn)

200.000

165.000
10.000

20.000

10.000
50.000
8.000
150.000

253.000

103
20
75
30
228

370.000


97
40
0
0
137


Tổng cộng năm 2010 sản xuất được 623.000 con giống, trong đó cá hồi 370.00
con, cá tầm 253.000 con, thu hoạch 365 tấn cá thương phẩm, trong đó cá tầm 228 tấn
(chiếm 62,5% tổng sản lượng), cá hồi 137 tấn (chiếm 37,5% tổng sản lượng). Phân
theo địa bàn tỉnh thì Lâm Đồng sản xuất được 200 tấn, Lào Cai 60 tấn, Bình Thuận 75
tấn, Yên Bái 30 tấn, tương ứng chiếm 54,8%, 16,4%, 20,6% và 8,2% tổng sản lượng.
Kết quả khảo sát năm 2012 cho thấy, có 99 cơ sở ni, 13 cơ sở ấp và ương
giống. Tổng cộng có 13 tỉnh cho thu hoạch cá tầm, cá hồi với tổng sản lượng năm
2011 đạt 886,8 tấn và dự kiến năm 2012 đạt 1.202,5 tấn.
Như vậy, trong vòng 2 năm, có sự mở rộng địa bàn ương giống, ni thương
phẩm và tăng nhanh về sản lượng.
Bảng 4. Thống kế số lượng cơ sở ương giống, nuôi thương phẩm cá tầm, cá hồi tại
14 tỉnh và sản lượng đạt được năm 2012.

TT

1
2
3
4

5
6
7

8

9
10
11
12
13

Tỉnh

Tây Bắc
Lào Cai
Sơn La
Yên Bái
Lai Châu
Cộng
Đông Bắc và
Hà Giang
Thái Nguyên
Bắc Cạn
Bắc Giang
Cộng
Tây Ngun
Đắc Nơng
Kon Tum
Lâm Đồng
Đắc Lắc
Cộng
Bình Thuận
Tổng số


Số cơ sở
ương
giống

Sản lượng
năm 2011
(tấn)

Kế hoạch
2012
(tấn)

Bể, ao, lồng
Bể, ao
Bể, lồng
Bể, ao

3
0
2
2
7

130
10
9
170
319,0


200
40
13
200
453

Bể, ao
Bể
Bể
Bể, ao

0
0
0
1
0

5,7
1,8
10
18,6
36,1

10,5
15
14
33
72,5

Lồng

Ao
Bể, ao, lồng
Ao, lồng

0
1
3
1
5
0
13

5
25
350
51,7
431,7
100
886,8

15
37
400
105
557
120
1.202,5

Số cơ sở
ni


Hình thức
ni

35
3
2
6
46
Trung du
3
5
1
2
11
2
2
35
2
41
1
99

Lồng

Các bảng 5, 6 cũng cho thấy, khu vực Tây Bắc và Tây Ngun có số lượng cơ
sở ương, ni và sản lượng cao hơn cả (tương ứng 46 và 41 về số cơ sở và 319,0 và
431,7 tấn về sản lượng nuôi năm 2011).
Về hiệu quả kinh tế, kết quả tính tốn cho thấy, đối với nghề nuôi cá hồi cứ bỏ
ra 1 đồng vốn đầu tư sẽ thu về được 25,97 đồng lợi nhuận, trong khi đó nghề ni cá

tầm cứ bỏ ra 1 đồng vốn đầu tư sẽ thu về được 22,87 đồng lợi nhuận. Rõ ràng đầu tư
cho nghề nuôi cá nước lạnh đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, đây là động lực cho các
nhà đầu tư tham gia lĩnh vực nuôi cá tầm, hồi.
Bảng 5. Hiệu quả kinh tế nghề nuôi cá tầm, cá hồi ở Việt Nam.

13


TT
1
2
3
4

Đối tượng ni

Đầu tư
XDCB

Tổng
doanh
thu

Tổng
chi phí

Bình qn/cơ sở
ni cá tầm
1.080,0
827,0

580,0
Bình qn/tấn sản
phẩm ni cá tầm
360,0
275,7
193,3
Bình qn/cơ sở
ni cá hồi
5.000,0
7.875,0
6.576,5
Bình qn/tấn sản
phẩm nuôi cá hồi
142,9
225,0
187,9
Nguồn: Điều tra thực địa của Đề tài năm 2010, 2011.

Lợi
nhuận

Đvt: Triệu đồng
Thời
Tỷ suất
gian
lợi nhuận/
hoàn
vốn đầu
vốn
tư XDCB

(năm)

247,0

22,87

3,8

82,3

22,87

3,8

1.298,5

25,97

4,1

37,1

25,97

4,1

Cung ứng thức ăn nuôi cá tầm, cá hồi ở Việt Nam cịn phụ thuộc nhập từ nước
ngồi. Một số doanh nghiệp chuyên sản xuất thức ăn thủy sản trong nước cũng cung
cấp thức ăn nuôi thương phẩm cá tầm cho người nuôi. Các khảo sát cũng ghi nhận việc
dùng thức ăn của loài cá khác, hoặc thức ăn tự chế để ni thương phẩm.

Đối với cá tầm
Năm 2010, hình thức ni trong lồng gặp ở 21,4% số tỉnh, nuôi trong ao, bể
chiếm 78,6% số tỉnh. Hình thức ni lồng ghi nhận c 3 ni, gm hồ thuỷ
điện Thác Bà-tỉnh Yên B¸i, hồ Tuyền Lâm-Lâm Đồng, phần hồ Đa Mi thuộc
huyện Tánh Linh-Bình Thuận. Đến năm 2012, ni lồng gặp ở nhiều hồ, nhiều địa
phương hơn, như hồ Bờ Ró (huyện Đơn Dương-Lâm Đồng), hồ thủy lợi Ka La (Lâm
Đồng), hồ thủy điện Nam Ka (Đắc Lắc), hồ thủy điện Vĩnh Sơn (Bình Định), hồ thủy
điện Đăk R’tih (Đắc Nơng), hồ Cấm Sơn (Bắc Giang).
Tại Lào Cai, từ năm 2007, Công ty TNHH Thiên Hà đã xây dựng trang trại gần
thác Bạc-Sa Pa để thực hiện nuôi cá tầm. Đến năm 2008 đã thu được cá thương phẩm.
Tại Lai Châu, Doanh nghiệp ông Trần Yên nuôi cá tầm trong các bể xi măng từ
năm 2006. Doanh nghiệp Chu Va-huyện Tam Đường ni cá tầm trong mương xây từ
2010.
Tại Bình Thuận, từ năm 2008 Công ty Tầm Long Đa Mi đầu tư 30 lồng với
diện tích mặt nước khoảng 30 ha, thả ni khoảng 20 ngàn cá giống, bình qn cân
nặng 1,5 kg/con. Qua sáu tháng nuôi, mỗi con cân nặng khoảng 3 kg đã bắt đầu xuất
bán. Đến nay gần 200 lồng với diện tích 200-300 m 2 chứa chục ngàn con cá đang nuôi
trong hồ Đa Mi.
Tại Lâm Đồng, từ năm 2007 đã tiến hành nhập trứng thụ tinh để ương nuôi
thành cá giống, cung cấp cho các công ty và hộ dân nuôi thương phẩm. Đến năm 2009
sản lượng ni tại Lâm Đồng xấp xỉ 150 tấn. Các hình thức nuôi chủ yếu là nuôi trong
ao nước chảy (Trại Klong Klanh, Trại Giang Ly), trong lồng ở hồ chứa (hồ Tuyền
Lâm).
Kết quả khảo sát của Đề tài năm 2012 cho thấy, nuôi cá tầm đã phát triển ra 7
huyện, thành phố của tỉnh. (Xem bảng dưới).
Bảng 6. Danh sách các huyện/thành phố thuộc Lâm Đồng có ni cá tầm năm
2012.
TT

Tên huyện/Tp


Số cơ sở ni và hình thức ni.

14


1

Tp.Đà Lạt

2

Lạc Dương

3
4
5
6
7

Đơn Dương
Lâm Hà
Tp.Bảo Lộc
Di Linh
Đức Trọng
Cộng

4 cơ sở. Ni trong lồng và ni bể. Có 1 trại
chun ương giống.
5 cơ sở. Ni ao. Có 1 cơ sở nhỏ chuyên ương

giống.
1 cơ sở. Nuôi lồng.
3 cơ sở. Nuôi lồng.
1 cơ sở. Nuôi ao.
1 cơ sở. Nuôi lồng.
1 cơ sở. Ni ao.
17 cơ sở, trong đó 2 cơ sở chun ương giống. Nuôi
cá tầm trong lồng và ao.

Tại Đắc Lắc, vào năm 2010 đã bắt đầu nuôi cá tầm trong ao tại Yang Hanh.
Năm 2011 có cá thương phẩm bán ra thị trường trong tỉnh. Năm 2011 đã nuôi lồng
trên hồ Tua Srah-huyện Lắc.
Cá tầm được nuôi thử nghiệm ở Na Hang (Tuyên Quang) năm 2008, ở Cao
Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Nghệ An, Thanh Hóa từ các năm 2010, 2011.
Tuy nhiên số lượng và quy mơ cịn nhỏ, chưa đạt kết quả mong muốn.
Tại một số tỉnh Trung du (Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc…), đến năm 2011 đã
xây dựng kế hoạch nuôi thử nghiệm cá tầm trong lồng và bể (Phú Thọ, Vĩnh Phúc),
hoặc đã triển khai ni trong ao và có kế hoạch ni trong lồng trên hồ Cấm Sơn (Bắc
Giang).
Thông qua kết quả nuôi, có thể nhận thấy vùng miền núi, cao nguyên nước ta
đều ni được cá tầm. Hình thức ni chủ yếu là nuôi trong ao, nuôi trong bể, nuôi
lồng. Thường áp dụng ni quy mơ hộ gia đình hoặc trang trại.
Các thông tin ban đầu cho thấy, đã thu được trứng cá tầm ni tại Đa Mi, tỉnh
Bình Thuận với sản lượng khoảng 1 tấn trứng cá muối. Chưa thành công trong sinh
sản nhân tạo nhằm chủ động con giống, hạn chế phụ thuộc nhập từ nước ngoài.
Đối với cá hồi
Kết quả khảo sát năm 2010 cho thấy, cá hồi được nuôi trong ao (Lào Cai, Lâm
Đồng, Đắc Lắc), hoặc trong bể xi măng (100% các tỉnh khảo sát).
Tại miền Bắc, Công ty TNHH Thiên Hà (Lào Cai) đã xây dựng trang trại nuôi ở
Sa Pa từ năm 2005, thu được cá thương phẩm từ năm 2006, giá bán 140.000 đồng/kg.

Hàng loạt công ty, cơ sở tư nhân quy mô khác nhau đã xuất hiện ở Lào Cai
nhằm sản xuất, kinh doanh cá hồi. Thống kê năm 2011 tại 5 doanh nghiệp chủ yếu cho
thấy, sản lượng nuôi đạt khoảng 150 tấn. Cho đến nay, tại Lào Cai, cá hồi vẫn chiếm tỷ
trọng sản lượng cao hơn hẳn cá tầm (tỷ trọng sản lượng cá hồi chiếm hơn 70%) (tư
liệu thu thập tháng 6/2012).
Tại Lai Châu, hộ ông Trần Yên nuôi cá hồi từ năm 2006 trong khu vực diện tích
khoảng 10.000 m2. Sản lượng cá hồi năm 2007 đạt 40 tấn, giá bán trung bình từ
200.000-250.000 đồng/kg. Trang trại Chu Va đi vào sản xuất từ năm 2010, nuôi cá hồi
trong mương xây.
Khảo sát tại Hà Giang cho thấy, có 3 cơ sở nuôi cá hồi ở huyện Quản Bạ, Vị
Xun, Sín Mần. Sản lượng đạt thấp, mơ hình chưa duy trì ổn định về năng suất, sản
lượng.
Năm 2009, cá hồi đã được ương, nuôi thương phẩm tại Mẫu Sơn, tỉnh Lạng
Sơn. Đã có kế hoạch xây dựng trại sản xuất giống ở nơi có nhiệt độ khá thấp vào mùa
đơng này. Tuy nhiên, đến nay cá hồi khơng cịn được ni tại Mẫu Sơn nói riêng, Lạng
15


Sơn nói chung. Nguyên nhân được các nhà quản lý, nhà kỹ thuật đưa ra là thiếu nguồn
nước lạnh (tại Mẫu Sơn), hoặc nhiệt độ nước cao vào mùa hè (tại các địa điểm khác).
Khảo sát thực địa cho thấy, tại Cao Bằng, từ năm 2009 đã triển khai dự án xây
dựng cơ sở sản xuất giống do tư nhân đầu tư. Cơ sở có đầy đủ các hệ thống lọc nước,
nâng nhiệt, bể đẻ, bể áp, bể ương nuôi ấu trùng và con giống. Tuy nhiên cho đến nay
chưa phát huy tác dụng.
Cá hồi cũng được nuôi thử nghiệm ở Na Hang (Tuyên Quang) từ năm 2008, ở
Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Nghệ An, Thanh Hóa từ năm 2010,
2011. Đến nay đã dừng nuôi (Lạng Sơn, Tuyên Quang) với nguyên nhân nhiệt độ nước
cao, thiếu nước vào mùa khô, hoặc chưa phát triển nhân rộng về quy mô, sản lượng.
Tại Tây Nguyên: Vào tháng 4/2006, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Lâm Đồng
làm chủ đầu tư và Trạm Nghiên cứu thực nghiệm nuôi cá Quảng Hiệp (thuộc Viện

NCNTTS III) là đơn vị thực hiện đề án cấp tỉnh “Nuôi thử nghiệm cá nước lạnh tỉnh
Lâm Đồng năm 2006-2007”.
Với sự phối hợp của Viện NCNTTS I, năm 2006 20.000 con giống cá hồi vân
cỡ 4.000 con/kg đã được đưa về ni trong ao lót vải bạt tại Klong Klanh (xã Đạ
Chais, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng). Đến tháng 6/2007 cá đạt cỡ trên 1,2
kg/con, tỷ lệ sống >95%. Nhiệt độ nước ao trong q trình ni dao động trong
khoảng 17-20oC [33]. Từ kết quả nuôi thử nghiệm cá hồi vân năm 2006-2007, đầu
năm 2008 nhiều cơ quan, doanh nghiệp và cá nhân có điều kiện về nguồn nước, vốn...
đã triển khai đầu tư nuôi cá hồi vân tại Lâm Đồng (Viện NCNTTS III, Công ty cổ
phần Giang Ly, Công ty Thung Lũng Nắng của Liên bang Nga, Công ty Việt Đặng,
Công ty Thiên Thai, Công ty Lâm Sinh, một số hộ dân trong đó có cả những hộ đồng
bào dân tộc), đưa tổng diện tích ni cá hồi vân từ 1 ha nuôi thử nghiệm ban đầu lên
gần 15 ha trong năm 2009. Tổng số cá giống thả nuôi năm 2008-2009 khoảng 200.000
con, sản lượng niên vụ năm 2008-2009 đạt khoảng 200 tấn.
Tại Đắc Lắc, năm 2009 Công ty Giang Hanh (Krông Bông) triển khai thử
nghiệm ni trên diện tích 3 ha (gồm cả cá tầm, cá hồi).
Tại Kon Tum, từ năm 2008, Công ty TNHH Hồng đã triển khai ni cá hồi
vân trong ao, thu được cá thương phẩm và duy trì cơ sở ni cho đến nay.
Bên cạnh những doanh nghiệp thành công trong sản xuất giống cá hồi vân thì
cũng cịn nhiều doanh nghiệp chịu tổn thất do tỷ lệ hao hụt cao, nguyên nhân chính
được xác định là do trứng giống kém chất lượng khi nhập khẩu. Ngoài ra những
nguyên nhân như kỹ thuật vận chuyển chưa đảm bảo cũng dẫn đến tổn thất.
Một số cơ sở đang hướng tới sản xuất trứng, tuy nhiên chưa đạt chất lượng theo
yêu cầu thị trường.
Một số rủi ro và các vấn đề nảy sinh cần giải quyết
Mặc dù nuôi cá tầm, cá hồi thương phẩm mới mở rộng ra các trang trại, doanh
nghiệp chưa lâu, thậm chí ở một số nơi cịn đang trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng
những rủi ro và xung đột đã nảy sinh.
Xung đột về lợi ích là loại mâu thuẫn thường thấy. Các ngành, các cơ sở sản
xuất khác nhau có lợi ích khác nhau trong sử dụng nguồn nước trong sạch từ suối,

thác, hồ, mó để ni cá, dùng cho sinh hoạt, phát điện, thủy lợi. Rủi ro do mưa bão lũ
lụt gây ra cũng hay gặp đối với các trại nuôi ven suối. Đã xảy ra sự cố mất sản lượng
của năm với các trại cá ở khu vực suối hẹp như suối Tả Phìn trên độ cao trên 1.000 m
so với mực nước biển. Trận mưa vào tháng 11/2008 đã làm cho cơ sở nuôi ở đây bị

16


cuốn trơi hồn tồn. Tháng 5/2012, tại cơ sở ni Chu Va-tỉnh Lai Châu, lũ cuốn trôi 1
hệ thống bể nuôi cá tầm, cá hồi gây thiệt hại ước 1,4 t ng.
Tại hồ Thác Bà-tỉnh Yên Bái, vào tháng 7, 8/2006 có thời điểm
nhiệt độ nớc lên 33,50C kéo dài đà gây chết cho 40% cá nuôi.
Kho sỏt ti Trung tâm Sa Pa cho thấy, tại đây đã gặp tình trạng thiếu hụt nguồn
cấp nước trầm trọng, gây nên cá chết nhiều vào cuối năm 2008. Khi đó, nguồn nước
cấp bắt đầu giảm mạnh từ tháng 9 năm 2008 và kéo dài cho đến tháng 4 năm 2009.
Tại Lâm Đồng, năm 2008 Sở Tài ngun và Mơi trường có ý kiến kiến nghị
UBND tỉnh dừng nuôi cá tầm trong hồ Tuyền Lâm. Kết quả xác định chất lượng nước
tại khu vực ni cá tầm cho thấy đã có ơ nhiễm.
Như vậy, nuôi cá nước lạnh tại vùng miền núi, cao ngun cần có giải pháp
tránh ơ nhiễm nước, đồng thời phải bố trí cơng trình và mặt bằng sao cho tránh rủi ro
và hỗ trợ tốt cho hoạt động du lịch, văn hóa của địa phương.
Mâu thuẫn hay xung đột lợi ích giữa các hoạt động kinh tế, rủi ro từ các yếu tố
khác nhau gây ra cũng như yêu cầu bảo vệ môi trường thủy vực là những vấn đề cần
được quan tâm đúng mức khi phát triển sản xuất cá tầm, cá hồi ở Việt Nam, cũng như
ở từng địa phương trong cả nước.
Bản đồ hiện trạng nuôi cá tầm, cá hồi ở Việt Nam.
Đã tiến hành xây dựng bản đồ hiện trạng nuôi. Kết quả thể hiện tại hình 1.
Bản đồ thể hiện kết quả khảo sát địa điểm nuôi vào năm 2010 và kết quả khảo
sát của đề tài, tiếp thu góp ý của các địa phương năm 2012.
Các vùng nuôi bao gồm cả khu vực đã nuôi nhiều năm và những địa điểm mới

xuất hiện. (Phụ lục 1).
Bản đồ cho thấy, hiện trạng nuôi cá tầm, cá hồi không phân bổ đều theo vĩ độ
mà tập trung chủ yếu ở Tây Bắc, nơi có độ cao khoảng 700m so với mực nước biển,
hoặc Tây Nguyên nơi có khí hậu mát mẻ và rừng bao phủ rộng khắp vị trí ni.

17


×