Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

về hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.23 KB, 38 trang )

Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHTM:
1.1.1 Ngân hàng thương mại và hoạt động của NHTM:
1.1.1.1Khái niệm về ngân hàng thương mại:
1.1.1.1.1. Theo luật các tổ chức tín dụng:
Ngân hàng thương mại là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ
hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
Trong đó, hoạt động Ngân Hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ gồm:
- Hoạt động huy động vốn
- Hoạt động tín dụng
- Hoạt động kinh doanh tiền tệ khác.
Hoạt đông kinh doanh khác bao gồm:
- Kinh doanh dịch vụ Ngân hàng
- Kinh doanh ngoại hối
- Kinh doanh đầu tư chứng khoán
- Các hoạt động kinh doanh khác
1.1.1.1.2. Theo nội dung hoạt động:
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với khách hàng
bằng cách nhận tiền gửi, cho vay và cung ứng các dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức
và cá nhân trong nền kinh tế:
- Nhận tiền gởi của khách hàng: Gồm tiền gởi không kỳ hạn, tiền gởi có
kỳ hạn, tiền phát hành kỳ phiếu, trái phiếu…
- Cho vay ngắn hạn
- Cho vay trung hạn
- Cho vay dài hạn
- Chiết khấu chứng từ có giá và bao thanh toán
- Cho thuê tài chính


- Cho vay trả góp
- Cho vay tiêu dung
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc
- Bảo lãnh ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác.
Như vậy: Ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan
trọng nhất trong nền kinh tế thị trường.Nhờ hệ thống định chế tài chính trung gian này
mà các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội sẽ được huy động, tập trung lại, đồng thời sử
dụng số vốn đó để cấp tín dụng cho các tổ chức kinh tế, cá nhân để thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội.
1.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại:
1.1.2.1. Chức năng trung gian tín dụng:
Trung gian tín dụng là chức năng quan trọng và cơ bản nhất của ngân hàng
thương mại, chức năng trung gian tín dụng được thể hiện qua những nghiệp vụ cụ thể
sau đây:
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các tổ chức kinh tế bằng đồng
tiền trong nước (VND).
- Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn của các đơn vị kinh tế các tổ chức
và cá nhân bằng ngoại tệ (USD, EUR, GBP, SGD…).
- Nhận tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế và các nhân.
- Phát hàng kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng để huy động vốn trong xã hội.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các đơn vị và cá nhân.
- Chiết khấu thương phiếu và các chứng từ có giá đối với các đơn vị, cá
nhân.
- Cho vay tiêu dùng, cho vay trả góp và các loại hình tín dụng khác đối với
tổ chức và cá nhân.
1.1.2.2. Chức năng trung gian thanh toán:
Hệ thống ngân hàng thương mại đứng ra làm trung gian để thực hiện các khoản
giao dịch thanh toán giữa các khách hàng, giữa người mua, người bán…để hoàn tất

các quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau.
Trong chức năng trung gian thanh toán, ngân hàng thương mại thực hiện
những mặt hoạt động nghiệp vụ cụ thể sau đây:
- Mở tài khoản tiền gửi giao dịch cho các tổ chức kinh tế và cá nhân.
- Quản lý và cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng.
- Tổ chức và kiểm soát quy trình thanh toán giữa các ngân hàng.
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc
1.1.2.3. Chức năng cung ứng dịch vụ ngân hàng:
Dịch vụ ngân hàng là những loại hình dịch vụ gắn với hoạt động kinh doanh
ngoại tệ của ngân hàng thương mại, do các ngân hàng thương mại cung cấp cho khách
hàng.
Các nghiệp vụ cụ thể của chức năng này bao gồm:
- Dịch vụ ngân quỹ và chuyển tiền nhanh quốc nội.
- Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh quốc tế.
- Dịch vụ ủy thác (bảo quản, bảo hộ, chi hộ…mua bán hộ…).
- Dịch vụ ngân hàng điện tử (E- Banking): InternetBanking, HomeBanking,
SMSBanking…
1.1.3. Các mặt hoạt động của ngân hàng thương mại:
1.1.3.1. Huy động vốn:
Huy động vốn là một trong hai mặt hoạt động cơ bản của ngân hàng thương
mại. Với hoạt động huy động vốn, các ngân hàng thương mại được phép sử dụng tất
cả những công cụ và phương pháp khác nhau nhằm huy động mọi tiền nhàn rỗi trong
nền kinh tế để tạo lập nguồn vốn, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Ngân
hàng thương mại huy động vốn dưới các hình thức huy động sau đây:
1.1.3.1.1. Nhận tiền gửi (nhận ký thác):
- Nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế bằng VND và bằng ngoại tệ.
- Nhận tiền gửi của cá nhân, các tổ chức đoàn thể xã hội bằng VND và bằng
ngoại tệ.

- Nhận tiền gửi của các tổ chức tính dụng bằng VND và bằng ngoại tệ.
- Các hình thức huy động khác.
1.1.3.1.2. Phát hành chứng từ có giá để huy động vốn:
- Phát hành kỳ phiếu ngân hàng.
- Phát hành trái phiếu ngân hàng.
1.1.3.1.3. Vay các tổ chức tín dụng khác:
- Vay các ngân hàng trong nước.
- Vay các ngân hàng nước ngoài.
1.1.3.1.4. Vay các ngân hàng nhà nước Việt Nam:
- Vay tái cấp vốn.
- Vay tái chiết khấu.
- Vay khác.
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc
1.1.3.2. Hoạt động tín dụng:
1.1.3.2.1. Cho vay trực tiếp:
- Theo tính chất:
+ Cho vay sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế.
+ Cho vay tiêu dùng đối với cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức đoàn thể xã
hội.
- Theo thời hạn:
+ Cho vay ngắn hạn < 1 năm.
+ Cho vay trung hạn từ 1 năm đến 5 năm.
+ Cho vay dài hạn > 5 năm.
1.1.3.2.2. Cho vay gián tiếp:
- Chiết khấu chứng từ có giá.
- Bao thanh toán.
1.1.3.2.3. Hình thức cho vay khác:
- Thấu chi.

- Cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng.
1.1.3.2.4. Bảo lãnh ngân hàng:
- Bảo lãnh vay vốn.
- Bảo lãnh thanh toán.
- Bảo lãnh dự thầu.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng.
- Bảo lãnh hoàn thanh toán.
- Các hình thức bảo lãnh khác.
1.1.3.2.5. Cho thuê tài chính.
NHTM muốn hoạt động cho thuê tài chính phải thành lập công ty cho
thuê tài chính.Các loại hoạt động cho thuê tài chính gồm có:
- Cho thuê tài chính thông thường với 3 bên tham gia:loại hình cho thuê này
thường được vận dụng khi cho thuê tài sản thiết bị mới 100%, đòi hỏi phải
có sự tham gia của nhà cung cấp:
+ Bên cho thuê
+ Bên đi thuê
+ Nhà cung cấp
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc
- Cho thuê tài chính thông thường với 2 bên tham gia: loại hình cho thuê
này thường sử dụng trong trường hợp cho thuê tài sản thiết bị cũ, đã qua
sử dụng, vì vậy không cần thiết phải có nhà cung cấp:
+ Bên cho thuê
+ Bên đi thuê
- Mua và cho thuê lại
- Cho thuê giáp lưng
1.1.3.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ:
- Thu phát tiền mặt, vận chuyển, bảo quản.
- Cung ứng các phương tiện thanh toán.

- Thực hiện dịch vụ thanh toán và chuyển tiền quốc tế.
- Bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá.
- Nghiệp vụ ủy thác và đại lý.
- Cho thuê tủ két sắt, cầm đồ.
- Mua bán hộ.
- Kinh doanh dịch vụ bảo hiểm.
- Kinh doanh dịch vụ bất động sản.
- Kinh doanh ngoại hối và vàng.
- Tư vấn tài chính tiền tệ…
1.1.3.4. Các hoạt động khác:
1.1.3.4.1. Đầu tư trực tiếp:
Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư của ngân hàng bằng vốn của mình theo
nguyên tắc lời được hưởng, lỗ phải gánh chịu. Đầu tư trực tiếp còn gọi là đầu tư
thương mại và được thực hiện dưới các hình thức sau:
- Góp phần mua cổ phần của các tổ chức kinh tế trong nước.
- Góp phần mua cổ phần của các tổ chức tính dụng trong nước.
- Góp phần mua cổ phần liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài.
- Thành lập công ty trực thuộc – hạch toán độc lập.
1.1.3.4.2. Đầu tư gián tiếp:
Đầu tư gián tiếp còn gọi là đầu tư tài chính là hoạt động đầu tư bằng vốn tự có
và các nguồn vốn ổn định khác và được thể hiện dưới các hình thức sau:
- Đầu tư vào trái phiếu chính phủ, tín phiếu kho bạc, tín phiếu TW.
- Đầu tư trái phiếu công ty.
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc
1.1.4. Hoạt động tín dụng của NHTM:
1.1.4.1. Khái niệm tín dụng ngân hàng:
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng, các tổ
chức tín dụng với các pháp nhân hoặc thể nhân trong nền kinh tế. Trong nền kinh tế

thị trường ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức tài chính trung gian, quan hệ tín dụng
ngân hàng được thể hiện qua hai khâu:
- Khâu huy động vốn: Ngân hàng là chủ thể đi vay, huy động khai thác những
nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng để hình thành nên nguồn vốn cho
vay.
- Khâu cho vay: Trên cơ sở nguồn vốn huy động được, ngân hàng sẽ thực hiên
phân phối cho vay cấp tín dụng lại cho các chủ thể có nhu cầu về vốn trong nền
kinh tế.
1.1.4.2. Chức năng của tín dụng ngân hàng:
Trong nền kinh tế thị trường tín dụng ngân hàng trở thành loại hình tín dụng phổ
biến, đáp ứng mọi nhu cầu bổ sung vốn của nền kinh tế; tín dụng ngân hàng không chỉ
đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn để dự trữ vật tư hàng hóa, trang trải chi phí sản xuất ,
thanh toán các khoản nợ mà còn tham gia cấp vốn đầu tư trung, dài hạn, đáp ứng nhu
cầu về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tiến đổi mới kỹ thuật, mua sắm tài sản cố
định. Ngoài ra tín dụng ngân hàng còn đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cá nhân.
1.1.4.3. Các loại hình thức tín dụng:
• Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
- Tín dụng ngắn hạn: Tín dụng ngắn hạn có thời hạn đến 1 năm, thường đáp ứng
nhu cầu bổ sung vốn lưu động cho các doanh nghiệp hoặc phục vụ cho nhu cầu
tiêu dùng bức thiết của dân cư.
- Tín dụng trung hạn: Tín dụng trung hạn có thời hạn trên 1 năm đến 5 năm.
Loại tín dụng này để bổ sung mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới kỹ
thuật, mở rộng và xây dựng các công trình có quy mô nhỏ và thời gian thu hồi
vốn nhanh.
- Tín dụng dài hạn: Tín dụng dài hạn là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm. Tín
dụng dài hạn được sử dụng để hổ trợ xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc
công trình có quy mô lớn, kỹ thuật và công nghệ hiên đại có thời hạn thu hồi

vốn dài.
• Căn cứ vào yếu tố đối tượng thực hiện vốn tín dụng cho sản xuất kinh
doanh:
- Tín dụng vốn lưu động: Tín dụng vốn lưu động thể hiện dưới hình thức cho vay
để bổ sung vốn lưu động cho các tổ chức kinh tế. Trên thực tế, loại tín dụng
này được thực hiện dưới các hình thức: cho vay để dụ trữ hàng hóa, cho vay
các khoản chi phí phát sinhtrong các công đoạn của chu kỳ sản xuất kinh
doanh, cho vay để thanh toán các khoản nợ.
- Tín dụng vốn cố định: Tín dụng vốn cố định là loại tín dụng được cấp để bồ
sung vốn cố địn; hình thành nên tài sản cố định; cải tiến kỹ thuật; mở rộng sản
xuất; xây dựng các công trình mới. Thời gian tín dụng là trung và dài hạn.
• Căn cứ vào yếu tố mục đích sử dụng vốn:
- Tín dụng phục vụ sản xuất lưu thông hàng hóa: Tín dụng này được cấp cho các
chủ thể kinh doanh nhằm hổ trợ vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh.
- Tín dụng tiêu dùng: Đây là loại hình tín dụng đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng
của cá nhân. Mục đích là hổ trợ cải thiện đời sống vật chất, sinh hoạt cho các
thành viên trong xã hội, kích thích tiêu dùng …
• Căn cứ vào tính chất đảm bảo tín dụng:
- Tín dụng không có đảm bảo trực tiếp: Khoản tín dụng được cấp không có giá
trị vật tư, hàng hóa hoặc tài sản làm đảm bảo mà chỉ dựa trên uy tín, sự tiins
nhiệm của cá nhân, tổ chức tín dụng đối với bên n hạn tín dụng.
- Tín dụng có đảm bảo trực tiếp: loại tín dụng này được thực hiện khi người đi
vay có khối lượng hàng hóa, tài sản tương đương, được dùng trực tiếp để đảm
bảo cho món nợ vay. Loại hình này được thực hiện dưới các hình thức như: cho
vay thế chấp, cho vay cầm cố hoặc bảo lãnh, hoặc dưới dạng thuê mua.
1.2 HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NHTM
1.2.1 Lý do hình thành hoạt động cho vay tiêu dùng
Cho vay là hoạt động cơ bản của các Ngân Hàng Thương Mại. Tuy nhiên, từ
xưa tới nay, các ngân hàng mới chỉ quan tâm đến cho vay các doanh nghiệp sản xuất

kinh doanh hàng hóa mà chưa thực sự chú ý tới nhu cầu vay tiêu dùng của người dân.
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc
Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu vay tiêu dùng gia tăng mạnh mẽ gắn
liền với nhu cầu về hàng tiêu dùng lâu bền như nhà, xe, đồ gỗ sang trọng, nhu cầu du
lịch… đối với lực lượng kỹ thuật rộng lớn. Nếu ta lập một bảng thống kê những nhu
cầu của đời người thì đó là một con số vô hạn, đó là những nhu cầu từ đơn giản như
được ăn, mặc, học hành đến những nhu cầu phức tạp hơn như du lịch, vui chơi giải trí,
nhu cầu được tôn trọng… Tuy nhiên, để nhu cầu đươc đáp ứng đúng lúc, đúng thời
điểm không phải lúc nào cũng dễ dàng thực hiện được bởi nó còn phụ thuộc vào một
nhân tố rất quan trọng, đó là khả năng thanh toán. Đôi khi chỉ vì không co khả năng
thanh toán muốn có một chiếc xe máy để mua sắm thì nhu cầu đi lại bằng xe máy lại
không nhiều nữa, hoặc như chúng ta cần nhiều tiền để đầu tư cho việc học, khi ra
trương ta có thể dễ dàng tìm được việc làm và kiếm được nhiều tiên. Nhưng hiện tại
lại không có tiền thì ước mơ đó cũng chỉ dừng lại ở ước mơ. Vậy tại sao chúng ta lại
không thể có được xe máy, đầu tư nhiêu hơn cho việc học trước khi chúng ta có thể có
đủ tiền trong tương lai.
Đây thực sự là một vấn đề quan trọng, làm thế nào để giải quyết mâu thuẫn
giữa nhu cầu tiêu dùng và khả năng thanh toán này.
Trên thực tế có hai cách giải quyết, cách thứ nhất là mua bán chịu. Tuy nhiên
cách này chỉ có lợi đối với người mua, còn bất lợi đối với người bán. Người mua sẽ
được sử dụng hàng hóa trước khi có đủ số tiền cần thiết, nhưng người bán sẽ thu hồi
vốn chậm hoặc thậm chí bị quỵt tiền. Khi cần tiền để nhập hàng hóa hoặc mở rộng sản
xuất kinh doanh thì đến lượt người bán dễ rơi vào tình trạng thiếu phương tiện thanh
toán. Vì vây,cách mua bán chiu không phổ biến và khả thi, lại gặp nhiều rủi ro. Cách
thứ hai là người mua đi vay tiền, họ sẽ cảm giác là đã đủ phương tiện thanh toán. Cách
này vừa thỏa mản nhu cầu của người tiêu dùng và nhà sản xuất cũng bán được hàng.
Như vậy là cần đến một tổ chức thứ ba hỗ trợ cả người mua và người bán để họ
luôn luôn có phương tiện thanh toán đối với các nhu cầu của họ. Không một tổ chức

nào đảm nhiệm được vị trí này tốt bằng các trung gian tài chính, mà quan trọng nhất là
các Ngân Hàng Thương Mại.
Ngân hàng phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng cũng là cách để Ngân hàng
gia tăng lợi nhuận, đặc biệt là trong môi trường canh tranh khốc liệt ngày nay. Nhiều
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc
hãng lớn khi thiếu vốn đã không tìm đến ngân hàng để vay tiền mà thay vì đó họ tự tài
trợ bằng phát hành cổ phiếu và trái phiếu. Thêm vào đó nhiều công ty tài chính hoặc
giữa các ngân hàng cạnh tranh với nhau trong cho vay làm cho thị phần cho vay các
doanh nghiệp của ngân hàng bị giảm sút, buộc ngân hàng phải mở rộng thị trường cho
vay tiêu dùng, hướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng trung thành tiềm
năng. Ngân hàng cho vay tiêu dùng một mặt tăng thu nhập cho bản thân ngân hàng,
mặt khác tạo ra úy tín cho ngân hàng.
Một lý do khác góp phẩn vào sự hình thành cho vay tiêu dùng đó là đặc điểm
luân chuyển hàng hóa tiêu dùng. Ngân hàng cho vay đối với doanh nghiệp và cá nhân
là một mảng hoạt động quan trọng của ngân hàng. Quá trình sản xuất và lưu thông
hàng hóa nếu như không có tiêu dùng thì tất yếu sẽ bị tắc nghẽn, hàng hóa không tiêu
thụ được dẫn tới doanh nghiệp bị ứ đọng vốn và đương nhiên quá trình sản xuất
không thể tiếp tục. Vai trò của ngân hàng lúc này trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Ngân hàng cho người tiêu dùng vay vốn đã tạo ra khả năng thanh toán cho họ trước
khi họ tích lũy đủ số tiền cần thiết. Khách hàng có tiền sẽ tìm đến doanh nghiệp mua
hàng và doanh nghiệp tiệu thụ được hàng hóa. Từ đó doanh nghiệp có tiền sẽ trả nợ
cho ngân hàng. Khi đã tiêu thụ được hàng hóa thì doanh nghiệp sẽ mở rộng sản xuất
và sẽ tìm tời ngân hàng để tiếp tục vay vốn. Như vây, ngân hang cho vay tiêu dùng sẽ
có lợi cho cả ba bên: người tiêu dùng, doanh nghiệp va ngân hàng.
Người tiêu dùng có thu nhập đều đặn(tiền công) để trả nợ ngân hàng. Một số
tầng lớp người tiêu dùng có thu nhập khá hoặc cao, thu nhập tương đối ổn định. Vay
tiêu dùng giúp họ nâng cao mức sống, tăng khả năng được đào tạo… giúp họ có nhiều
cơ hội tìm kiếm công việc có mức thu nhập cao hơn

Trong cuộc sống hàng ngày càng hiện đại, vay tiêu dùng đã trở nên cần thiết
hơn bao giờ hết và sự hình thành cho vay tiêu dùng đã trở thành điều tất yếu.
1.2.2. khái niệm cho vay tiêu dùng.
Cho vay tiêu dùng là một trong những nghiệp vụ của ngân hàng. Cho vay tiêu
dùng là một khải niệm chỉ mối quạn hệ về kinh tế trong đó ngân hàng chuyển cho
khách hàng quyền sử dụng một giá trị (tiền) với những điều kiện mà hai bên đã thỏa
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc
thuận nhằm giúp người tiêu dùng có thể sử dụng hàng hóa, dịch vụ trước khi họ có
khả năng chi trả, tạo điều kiện cho họ có thể hưởng một mức sống cao hơn.
1.2.3. Đặc điểm cho vay tiêu dùng.
Đứng ở góc độ là một trong các sản phẩm dịch vụ tài chính của ngân hàng, cho
vay tiêu dùng mang đầy đủ những đặc tính của một sản phẩm dịch vụ ngân hàng đó là
tính vô hình, không thể tách biệt, không ổn định và khó xác định. Chính những đặc
tính này đã tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa hoạt động kinh doanh ngân hàng với các
hoạt động sản xuất khác. Hoạt động kinh doanh ngân hàng dựa trên cơ sở lòng tin.
Yếu tố cơ bản để khách hàng lựa chọn sẩn phẩm dịch vụ của một ngân hàng chính là
lòng tin của họ đối với ngân hàng đó. Chính vì vậy mà ngân hàng cần có những
chương trình, chính sách, biện pháp làm tăng uy tín, hình ảnh đối với khách hàng.
Nếu đứng ở khía cạnh là một trong các sản phẩm tín dụng thì cho vay tiêu dùng
có những điểm khác biệt so với các sản phẩm cho vay khác của ngân hàng. Các đặc
điểm đó là:
Thứ nhất, quy mô của từng món vay thường nhỏ nhưng số lượng các món vay
luôn nhiều. Do cho vay tiêu dùng là để đáp ứng nhu cầu chi tiêu , sinh hoạt hằng ngày
của người tiêu dùng nên số tiền của các khoản vay này là nhỏ hơn nhiều so với các
doanh nghiệp, món vay lên đến hàng tỷ đồng. Đồng thời với dân số đông, cuộc sống
ngày càng được cải thiện, nhu cầu đa dạng…từ đó số lượng các khỏan vay tiêu dùng
ngày càng nhiều.
Thứ hai, nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng thường phụ thuộc vào chu kì

kinh tế và phụ thuộc vào hai yếu tố chính: thu nhập và trình độ dân trí. Nếu khách
hàng là người có thu nhập và trình độ văn hóa không cao thì mục đích đi vay chủ yếu
là phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu, mức độ vay là không cao. Ngược lại, những
người có thu nhập và trình độ văn hóa cao thường mức độ vay của họ lớn hơn và với
các mục đích trang trải chi phí du học, đi du lịch, nghỉ mát…Sự khác biệt giữa những
người có thu nhập và trình độ cao và những người có thu nhập và trình độ không cao
về mục đích vay mượn là ở chỗ đối với họ việc vay mượn được xem lầ công cụ để đạt
được mức sống như mong muốn hơn là một lựa chọn chỉ được dùng trong trường hợp
khẩn cấp.
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc
Thứ ba, khách hàng vay ít quan tâm đến lãi suất hay nói cách khác là nhu cầu
vay tiêu dùng ít co giãn với lãi suất. Người đi vay quan tâm đến mức trả từng định kì
có phù hợp với thu nhập của mình hay không hơn là lãi suất mà họ phải chịu ( mặc dù
rõ ràng chính lãi suất ghi trên hợp đồng có ảnh hưởng đến lượng tiền mà họ phải trả).
Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm đầu tiên đã phân tích ở trên. Do số tiền từng
khỏan vay nhỏ, phần lãi vay không nhiều nên người đi vay quan tâm nhiều hơn vào
khỏan tiền mà minh phải thanh toán.
Thứ tư, cho vay tiêu dùng thường có rủi ro cao hơn so với các loại cho vay
trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp. Vì vậy, lãi suất cho vay tiêu dùng cũng
thường cao hơn so với lãi suất các loại cho vay trong lĩnh vực khác. Việc tiếp nhận hồ
sơ cũng như thẩm định, phân tích các điều kiện về tài chính, về bản thân khách hàng
là rất khó khăn. Và những yếu tố này có thể thay đổi nhanh chóng tùy theo tình hình
công việc cũng như sức khỏe của người đi vay. Hơn nữa, việc theo dõi và quản lý
khỏan cho vay đối với từng khỏan vay là rất tốn kém chi phí và thời gian. Ngoài ra, do
đặc điểm cá nhân có thể gặp những nguy cơ như thất nghiệp, bệnh tật…mà chúng ta
không thể ngờ tới. Chính những nguyên nhân này mà rủi ro trong cho vay tiêu dùng
cao hơn các loại cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp.
Thứ năm, thông tin tài chính cũng như các thông tin phi tài chính như tính chất

nghề nghiệp, thời gian làm việc, trình độ học vấn, tình trạng nhà ở…của khách hàng
vay thường hạn hẹp và chất lượng thông tin thường không cao. Vì khách hàng vay là
cá nhân nên các thông tin này đều do khách hàng tự kê khai, có thể mang tính chủ
quan. Mặc khác, việc xác định chất lượng các thông tin này lại rất khó khăn.
Thứ sáu, nguồn trả nợ chủ yếu của người đi vay có thể biến động lớn, phụ
thuộc vào quá trình làm việc, kĩ năng và kinh nghiệm đối với công việc của họ, giúp
ngân hàng quyết định mức cho vay và kì hạn nợ. Tuy nhiên một khi nguồn thu này
không còn hoặc giảm đi thì khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm.
Thứ bảy, tư cách của khách hàng vay là yếu tố quan trọng quyết địnnh sự hòan
trả khỏan vay nhưng lại rất khó xác định. Điều này đòi hỏi hiệu quả của thẩm định
khách hàng.
1.2.4. Phân loại cho vay tiêu dùng.
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc
1.2.4.1. Căn cứ vào phương thức hoàn trả
* cho vay tiêu dùng trả góp
Đây là hình thức cho vay tiêu dùng trong đó người đi vay trả nợ ( gồm số tiền
gốc và lãi) cho ngân hàng nhiều lần, theo kỳ hạn nhất định có giá trị lớn hoặc thu nhập
từng kỳ của người đi vay không đủ khả năng thanh toán hết một lần số nợ vay. Đối
với loại cho vay tiêu dùng này, ngân hàng thương chú ý tới một số vấn đề cơ bản có
tính nguyên tắc sau:
+ loại tài sản được tài trợ
Ngân hàng thường chỉ muốn tài tài trợ cho những khoản vay mua sắm các đồ
dùng có giá trị và tính sử dụng lâu bền, với những tài sản như vậy, người tiêu dùng sẽ
được hưởng những tiện ích từ chúng trong một thời gian dài.
+ số tiền phải trả trước
Thông thường ngân hàng yêu cầu người đi vay phải thanh toán trước một phần
giá trị tài sản cần mua sắm, số còn lại ngân hang sẽ cho vay. Điều này một phần giúp
ngân hàng hàng hạn chế rủi ro, mặt khác tạo cho người đi vay có trách nhiệm hơn với

tài sản mình định mua bởi họ cũng đã đóng góp một phần số tiền của mình vào trong
đó. Khi khách hàng không trả được nợ, trong nhiều trường hợp ngân hàng sẽ phải phát
mãi tài sản để thu hồi nợ. hầu hết các tài sản đã qua sử dụng đều giảm giá trị cho nên
số tiền trả trước có vai trò vô cùng quan trọng giúp ngân hàng hạn chế rủi ro.
Số tiền trả trước nhiều hay ít phụ thuộc:
- Loại tài sản
- Thị trường tiêu thụ tài sản sau khi sử dụng
- Môi trường kinh tế
- Năng lực tài chính của người đi vay
+chi phí tài trợ
Chi phí tài trợ là chi phí mà người đi vay phải trả cho ngân hàng trong việc sử
dụng vốn. chí phí tài trợ chủ yếu là tiền lãi và một số khoản phí khác. Chi phí
tài trợ phải trang trải được chí phí vốn tài trợ, phí hoạt động, rủi ro mang lại
một phần lợi nhuận thỏa đáng cho ngân hàng.
+ Điều khoản thanh toán
o Số tiền thanh toán mỗi định kỳ phù hợp về khả năng thu nhập, chi tiêu
của khách hàng.
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc
o Giá trị của tài sản tài trợ không được thấp hơn số tiền tài trợ chưa được
thu hồi
o Kỳ hạn trả nợ phải thuận lợi cho việc trả nợ của khách hàng nhưng
không nên quá dài vì nếu quá dài giá trị của tài sản tài trợ sẽ bị giảm
mạnh va việc thu hồi nợ có thể gặp rắc rối.
* Cho vay tiêu dùng phi trả góp
Theo Phương thức này, tiền vay được khách hàng thanh toán cho ngân hàng
một lần khi đến hạn, áp dụng với các khoản vay có giá trị nhỏ, thời gian ngắn.
*cho vay tiêu dùng tuần hoàn.
Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng cho phép khách hàng sử

dụng thẻ tín dụng hoặc phát hành loại sec được phép thấu chi dựa trên tài
khoản vãng lai. Theo phương thức này, trong thời hạn được thỏa thuận trước,
căn cứ vao nhu cầu chi tiêu và thu nhập kiếm được từng thời kỳ, khách hàng
được ngân hàng cho phép vay và trả nợ nhiều kỳ một cách tuần hoàn, theo một
hạn mức tín dụng.
1.2.4.2. Căn cứ vào mục đích cho vay
Ngân hàng xếp các khoản vay đó là : vay mua ôtô, mua nhà hay chi phí học
hành, mua sắm đồ dùng gia đình…
1.2.4.3. Căn cứ vào nguồn gốc của khoản nợ
*cho vay tiêu dùng gián tiếp: là hình thức cho vay trong đó ngân hàng mua các
khoản nợ phát sinh do những công ty bán lẽ đã bán chịu hàng hóa hay dịch vụ
cho người tiêu dùng.
*cho vay tiêu dùng trực tiếp
Là các khoản cho vay tiêu dùng trong đó ngân hàng trực tiếp tiếp xúc và cho
khách hàng vay cũng như trực tiếp thu nợ từ người này.
1.2.5. Vai trò của cho vay tiêu dùng.
1.2.5.1. Đối với người tiêu dùng.
Đối với người tiêu dùng, việc được vay tiêu dùng tại ngân hàng là một điều
kiện tốt cho người tiêu dùng có thể đáp ứng các nhu cầu chi tiêu, hưởng được các tiện
ích trước khi họ tích lũy đủ số tiền. Hơn nữa, cho vay tiêu dùng trở nên đặc biệt quan
trọng nếu nó phục vụ cho nhu cầu cấp bách như y tế, giáo dục…ngòai ra việc vay vốn
ngân hàng không chỉ được người tiêu dùng cần để giải quyết những nhu cầu cấp bách
mà còn được xem là một trong các phương tiện để cải thiện mức sống của họ. Tuy
nhiên, cho vay tiêu dùng chỉ phát huy hiệu quả nếu người tiêu dùng không chi tiêu
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc
vượt quá mức cho phép, có thể dẫn đến những tác động xấu và giảm khả năng tiết
kiệm trong tương lai.
1.2.5.2. Đối với ngân hàng.

Đối với ngân hàng, sản phẩm cho vay tiêu dùng đã đáp ứng được một thị
trường khách hàng cá nhân rộng lớn. Thông qua việc thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của
khách hàng, ngân hàng đã tự nâng cao uy tín vị thế, hình ảnh của mình trong mắt
khách hàng, tạo tiền đề cho các sản phẩm, dịch vụ khác của ngân hàng phát triển như:
huy động tiền gửi, dịch vụ tư vấn tài chính…Hơn nữa, sản phẩm cho vay tiêu dùng
đem lại lợi nhuận không nhỏ cho ngân hàng và làm đa dạng hóa danh mục sản phẩm,
dịch vụ ngân hàng nói chung và danh mục sản phẩm cho vay nói riêng. Tính đa dạng
của danh mục sản phẩm, dịch vụ ngân hàng giúp ngân hàng phân tán rủi ro trong hoạt
động kinh doanh của mình.
1.2.5.3. Đối với nền kinh tế.
Đối với nền kinh tế, nếu cho vay tiêu dùng được người vay sử dụng đúng mục
đích và hợp lí sẽ thúc đẩy sản xuất hàng hóa trong nước phát triển, góp phần kích cầu,
kích thích sản xuất, tạo nhiều việc làm và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế từ đó
cải thiện đời sống của người dân, giảm bớt hiện tượng cho vay nặng lãi và triệt phá
các tiêu cực xã hội.
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG MỞ RỘNG CHO VAY
TIÊU DÙNG CỦA NHTM.
1.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng
- Quy mô và uy tín của ngân hàng
- Các chính sách quy định của ngân hàng
- Trình độ, thái độ và đạo đức ngề nghiệp cán bộ thẩm định
- Chính sách marketing
- Công nghệ ngân hàng và khả năng quản lý
1.3.2. Nhân tố ngoài ngân hàng
- Môi trường kinh tế xã hội
- Các chính sách kinh tế của nhà nước
- Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng
- Yếu tố lịch sử và văn hóa
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng

Phúc
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN HÀ NỘI CHI NHÁNH SÀI GÒN
2.1 Giới thiệu về NHTM cổ phần hà nội
Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT Thủ Đức,với tính chất đăc thù của một chi
nhánh cấp huyện tại TPHCM nên quá trình hình thành và phát triển cũng đặc thù riêng
và có thể chia làm 4 giai doạn như sau :
- Giai đoạn từ 09/1992 đến 05/1995 : Giai đoạn bắt đầu hình thành và phát triển
Phòng Giao dịch Thủ Đức – Trực thuộc NHN
o
TPHCM.
- Giai đoạn từ 06/1995 đến 05/1998 : Giai đoạn hình thành và phát triển theo mô
hình Văn phòng Đại diện - chuyển đổi cơ cấu thành chi nhánh NHN
o
Thủ Đức trực
thuộc Văn phòng Đại diện khu vực Miền Nam.
- Giai đoạn từ 06/1998 đến 12/2003 : Giai đoạn phát triển nhanh theo sự phát
triển của hệ thống NHN
O
& PTNT Việt Nam - chuyển đổi cơ cấu thành NHN
O
& PTNT
Thủ Đức trực thuộc NHN
O
& PTNT Việt Nam.
- Giai đoạn từ 01/2004 đến 12/2010 : Giai đoạn phát triển nhanh theo sự phát
triển của hệ thống NHNo & PTNT Việt Nam – chi nhánh NHNo& PTNT Thủ Đức đã
chuyễn sang mô hình giao dịch bán lẽ và trong điều điện cho phép chi nhánh tiếp tục
học tập và khai thác chuyễn sang mô hình giao dịch buôn bán (sử dụng hệ thống

chương trình IPCAS).
Huyện Thủ Đức trong những năm 90 là một huyện ngoại thành của TPHCM ,
là một địa bàn rộng , diện tích tự nhiên 21.108 ha, dân số bình quân trên 375.641
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc
người. Với 80% dân số sống bằng nông nghiệp . Mặt khác hoạt động tín dụng trên địa
bàn chỉ tồn tại duy nhất một chi nhánh Ngân hàng Công thương chi nhánh 14 hoạt
động, các quỹ tín dụng đang lâm vào khủng hoảng tài chính, đổ vỡ tín dụng.
Trước tình hình đó ban lãnh đạo Ngân hàng đã quyết định mở rộng kinh
doanh về huyện Thủ Đức và thành lập phòng Giao dịch Thủ Đức trực thuộc NHNo
TPHCM theo Quyết định 170/NHNo – QĐ ngày 01/08/1992 của Tổng Giám Đốc
NHNo & PTNT Việt Nam .
Phòng giao dịch Thủ Đức đi vào hoạt động trước bối cảnh lịch sử thủa ban
đầu rất khiêm tốn :
Cơ sở vật chất : Được UBND huyện cho thuê 01 căn nhà tại trung tâm Thị
Trấn Thủ Đức.
Tình hình nhân sự : Tổng số có 12 CBCNV.
Tình hình hoạt động kinh doanh : Bắt đầu từ đầu.
Mặc dù trong thời gian đầu phòng Giao dịch Thủ Đức gặp rất nhiều khó khăn
nhưng với quyết tâm, đoàn kết nội bộ, vừa làm học hỏi kinh nghiệm , phòng Giao dịch
Thủ Đức đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và phát triển thành Ngân hàng Nông
nghiệp và PTNT Thủ Đức ngày nay.
2.1.1 Phương châm hoạt động:
- Là doanh nghiệp nhà nước, chuyển từ cơ chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị
trường định hướng XHCN.
+ Mục tiêu hoạt động không chỉ vì lợi nhuận thuần túy mà còn phục vụ
cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và các chương trình chính
sách xã hội khác.
+ Hoạt động đa năng trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ ngân hàng.

- Mạng lưới hoạt động rộng khắp đất nước, có đội ngũ cán bộ viên chức đông
nhất.
- Khách hàng đa dạng và phong phú từ doanh nghiệp đến hộ sản xuất, trong đó
kinh tế hộ là chủ yếu.
- Giữ vai trò chủ lực trong cung ứng tín dụng và các dịch vụ ngân hàng trong
nông nghiệp, nông thôn.
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc
- Sản phẩm dịch vụ, công nghệ hiện đại phát triển đáp ứng yêu cầu khách hàng
theo hướng hội nhập khu vực và quốc tế.
- Triết lý kinh doanh là: “THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN HÀ NỘI chi nhánh sài
gòn là mang phồn thịnh đến với khách hàng”, phương châm hành động “Trung
thực, kỷ cương, sáng tạo, chất lượng, hiệu quả”.
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ:
- Chi nhánh NHNo & PTNT Thủ Đức là một đơn vị hạch toán phụ thuộc NHNo
& PTNT Việt Nam, có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân
hàng hiện đại trên địa bàn Thủ Đức, TPHCM và các vùng lân cận nhằm phát triển
kinh tế xã hội, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là trong lĩnh vực nông
nghiệp nông thôn.
- Chi nhánh NHNo & PTNT Thủ Đức là doanh nghiệp nhà nước, chuyển từ cơ
chế tập trung bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, hoạt động theo quy
định của luật các TCTD do Quốc Hội ban hành, cùng với các quy định của NHNN
Việt Nam, NHNo & PTNT Việt Nam.
- Nhiệm vụ của NHNo & PTNT Thủ Đức là nâng cao năng lực tài chính và tiếp
tục phát triển giá trị thương hiệu trên cơ sở đẩy mạnh và kết hợp văn hóa doanh
nghiệp, đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn.
- Tập trung đầu tư, đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ ngân hàng theo
hướng hiện đại hóa, đủ năng lực cạnh tranh và hội nhập.
2.1.3 Mạng lưới hoạt động:

- Tên giao dịch : NHNo & PTNT Thủ Đức, TP. HCM.
- Trụ sở tại : 12 đường số 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP.HCM.
- ĐT : (08) 7220333 - 7308320.
- Fax : (08) 0973723 – 7309277 – 7221667.
- Email :
- Và 4 phòng giao dịch:
+ Phòng giao dịch Linh Tây :18 Đường Lê Văn Linh, Phường Linh Tây ,
Quận Thủ Đức.
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc
+ Phòng giao dịch Linh Xuân : 86 Quốc lộ 1K , Phường Linh Xuân , Quận
Thủ Đức.
+ Phòng giao dịch Linh Trung: 927A Kha Vạn Cân , Phường Linh Tây,
Quận Thủ Đức.
+ Phòng giao dịch Tam Binh: Số 636, KP3, Phường Tam Bình, Quận Thủ
Đức.
2.1.4 Cơ cấu tổ chức:
SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CHI NHÁNH NHNo & PTNT THỦ ĐỨC :
Hình 1: Sơ đồ bộ máy tổ chức chi nhánh Ngân hàng.
2.1.4.1. Ban lãnh đạo:
 Giám Đốc:
- Giám đốc: trực tiếp điều hành bộ máy hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT
Thủ Đức, thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình theo uỷ quyền của Tổng Giám Đốc
NHNo & PTNT Việt Nam về các mặt nghĩa vụ có liên quan và chịu trách nhiệm trước
pháp luật về các quyết định của mình.
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Giám Đốc
Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc
P.Hành chính

nhân sự
P.Kế hoạch
Kinh doanh
P.Kế toán ngân
quỹ
Phòng kiểm tra
nội bộ
Phòng Giao dịch
LINH TÂY
Phòng Giao dịch TAM
BìNH
Phòng Giao dịch
LINH TRUNG
Phòng Giao dịch
LINH XUÂN
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc
- Quy định nhiệm vụ cho các phòng nghiệp vụ về nội quy lao động và lề lối làm
việc của chi nhánh NHNo & PTNT Thủ Đức.
 Các phó Giám Đốc:
- Thay mặt Giám Đốc điều hành một số công việc khi Giám Đốc đi vắng ( theo
văn bản ủy quyền của Giám Đốc).
- Giúp Giám Đốc chỉ đạo điều hành một số phòng nghiệp vụ do Giám Đốc phân
công.
- Bàn bạc và tham gia ý kiến với Giám Đốc trong việc thực hiện các nhiệm vụ
của ngân hàng theo nguyên tắc tập trung dân chủ và chế độ thủ trưởng.
 Các trưởng phòng ban nghiệp vụ:
- Thực hiện tốt và đầy đủ các nhiệm vụ mà ban giám đốc phân công.
- Chấp hành tốt chế độ báo cáo và kiểm tra theo dõi chuyên đề, đồng thời tổng
hợp và theo dõi các chi tiêu kế hoạch kinh doanh, chiến lược khách hàng…trình lên

ban giám đốc.
2.1.4.2 Các phòng ban nghiệp vụ và một số nhiệm vụ chính:
 Phòng kế hoạch kinh doanh:
- Nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo định hướng
kinh doanh của NHNo & PTNT.
- Tổng hợp và theo dõi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh và quyết toán kế hoạch.
- Cân đối nguồn vốn, sử dụng vốn và điều hoà vốn kinh doanh đối với các chi
nhánh trên địa bàn.
- Tổng hợp phân tích hoạt động kinh doanh quý, năm. Dự thảo báo cáo sơ kết,
tổng kết.
- Đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro.
 Phòng kế toán ngân quỹ:
- Thực hiện chức năng ghi chép hạch toán các nghiệp vụ thu chi kinh tế phát sinh
một cách đầy đủ, chính xác theo chế độ kế toán hiện hành.
- Thực hiện thu chi tiền mặt cho khách hàng và quản lý các quỹ của ngân hàng.
 Phòng hành chính nhân sự:
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc
- Thực hiện công tác quản lý cán bộ, tổ chức bảo vệ ngân hàng về mặt an ninh,
phòng cháy chữa cháy, phục vụ hậu cần
- Xây dựng công tác hàng tháng, hàng quý, có trách nhiệm đôn đốc thực hiện
chương trình đã được giám đốc phê duyệt.
- Xây dựng triển khai các chương trình giao ban nội bộ chi nhánh.
- Tư vấn pháp chế liên quan đến cán bộ, nhân viên, tài sản của ngân hàng.
- Lưu trữ các văn bản pháp luật liên quan đến Ngân hàng và văn bản định chế
của NHNo & PTNT Việt Nam.
- Quản lý con dấu của ngân hàng.
 Phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ:

- Kiểm tra giám sát đánh giá hiệu quả các hoạt động của các bộ phận chức năng
và nhân viên trong ngân hàng về chất lượng công việc cũng như khả năng làm việc.
- Kiểm tra công tác điều hành của chi nhánh.
- Kiểm tra, giám sát việc chấp hành quy trình nghiệp vụ kinh doanh của các
phòng ban trong ngân hàng.
 Phòng kinh doanh ngoại tệ và thanh toán quốc tế:
- Thực hiện các nghiệp vụ về mua, bán, chuyển đổi, thanh toán quốc tế trực tiếp.
- Thực hiện các dịch vụ kiều hối, chuyển tiền và mở tài khoản khách hàng nước
ngoài.
- Thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, bảo lãnh, thanh toán L/C, bảo lãnh ngoại
tệ có liên quan đến thanh toán quốc tế.
- Thực hiện thanh toán quốc tế thông qua mạng SWIFT.
 Tổ tin học:
- Tổng hợp, thống kê và lưu trữ số liệu, thông tin liên quan đến hoạt động của chi
nhánh.
- Làm các dịch vụ về tin học.
- Chịu trách nhiệm bảo quản, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc thiết bị tin học.
- Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch
toán về nghiệp vụ tín dụng và hoạt động khác.
 Tổ thẻ:
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc
- Trực tiếp triển khai nghiệp vụ thẻ trên địa bàn.
- Thực hiện quản lý, giám sát nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ.
2.1.5.1 Chức năng và nhiệm vụ:
NHNo & PTNT Thủ Đức là đơn vị hạch toán thuộc NHNo & PTNT Việt
Nam, có chức năng kinh doanh tiền tệ – tín dụng và các dịch vụ ngân hàng trên địa
bàn Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh và các vùng lân cận, nhằm phát triển kinh tế xã hội,
góp phần công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, đặc biệt là trong lĩnh vực nông

nghiệp nông thôn.
Các nghiệp vụ chính của chi nhánh:
- Huy động vốn: Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán của các tổ chức, các
thành phần kinh tế trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ.
+ Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kì phiếu ngân hàng và thực hiện
các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam.
+ Tiếp nhận các nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của chính phủ, chính quyền địa
phương và các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước theo quy định NHNo & PTNT
Việt Nam.
- Cho Vay: Cho vay ngắn hạn, trung hạn dài hạn bằng VND hoặc ngoại tệ đối
với các tổ chức kinh tế.
+ Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VND đối với cá nhân và hộ gia
đình thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Thực hiện các hoạt động dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại hối:
Thực hiện các hoạt động thanh toán quốc tế như thanh toán L/C, chuyển tiền. Mua bán
kinh doanh ngoại tệ đáp ứng yêu cầu thanh toán quốc tế theo quy định hiện hành.
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc
2.2. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CỔ PHẦN HÀ NỘI CHI NHÁNH SÀI GÒN.
2.2.1. Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng.
2.2.1.1. Tình hình huy động vốn:
Bảng 1:Tình hình huy động vốn tại chi nhánh: Đvt:Triệu đồng
Năm Nguồn vốn huy động
2008 988.102
2009 1.649.848
2010 2.625.522
Hình 1: tình hình huy động vốn tại chi nhánh
Từ bảng số liệu trên cho ta thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh qua các năm

từ 2008-2010 luôn tăng. Cụ thể năm 2009 tăng 67% so với năm 2008, năm 2010 tăng
59% so với năm 2009. Điều này cho thấy năng lực huy động vốn của chi nhánh là rất
tốt đó cũng là nhờ những chính sách thu hút khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụ
đa dạng và tiện ích. Bên cạnh đó cũng là nhờ chính sách lãi suất phù hợp kèm một đội
ngũ nhân viên nhiệt tình và năng động. Nhìn trên số liệu ta thấy tình hình huy động
năm 2010 có phần thấp hơn tuy nhiên đó cũng là do sự khủng hoảng kinh tế chung.
Nhìn chung con số huy động vẫn là rất cao và đáng khen ngợi đối với một chi nhánh
mới đi vào hoạt động.
Nghiệp vụ huy động vốn không mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng nhưng
đây lại là một nhiệm vụ quan trọng góp phần quyết định sự thành công của hoạt động
ngân hàng. Nếu không có nguồn vốn huy động thì ngân hàng không thể nào hoạt động
được, vì nguồn vốn chủ sở hữu là rất nhỏ nó chỉ đáp ứng được nhu cầu về cơ sở vật
chất của ngân hàng chứ không đủ để đáp ứng các nhiệm vụ quan trọng giúp ngân hàng
duy trì và phát triển. Nó cũng cho thấy được mức độ tín nhiệm của khách hàng đối với
ngân hàng. Vì KH có tín nhiệm thì mới đem tài sản của mình gửi vào ngân hàng vì họ
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc
xem đây là nơi an toàn cho tài sản của mình đồng thời đem lại lợi nhuận cho khoản tài
sản mà họ gửi.
2.2.1.2. Tình hình tín dụng chung: Đvt: Tỷ đồng
Bảng 2: Tình hình tín dụng (2008-2010)
Năm
Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Chênh lệch
(2009/2008)
Chênh
lệch(2010/2009)
Tương

đối
Tuyệt
đối
Tương
đối
Tuyệt
đối
Cho vay 2100 3780 10621,8 +1680 +80% +6841,8 +181%
Thu nợ 1800 3400 9700 +1600 +85% +6300 +185%
Dư nợ 720 940 1850 +220 +30,5% +910 +96,8%
Quá hạn 3 1 5 -2 -67% +4 +400%
Hình 2: Tình hình tín dụng chung qua các năm 2008-2010
Nhìn vào số liệu trên cho ta thấy tình hình tín dụng của ngân hàng nhìn chung
là tăng trưởng. Doanh số cho vay tương đối cao phù hợp với chính sách mà nhà nước
cũng như ngân hàng đề ra, nới lỏng tín dụng. Mức tín dụng tăng cao qua các năm,
năm 2009 so với năm 2008 tăng 80%, đến năm 2010 tăng so với 2009 là 181%, điều
này chứng tỏ được ngày càng có nhiều khách hàng tìm đến chi nhánh nhằm đáp ứng
nhu cầu vốn của mình. Nâng cao tầm quan trọng cũng như chất lượng phục vụ của
ngân hàng đã thu hút lượng khách hàng lớn giao dịch với ngân hàng, khả năng tiếp thị
của cán bộ tín dụng cũng như thái độ phục vụ của họ tạo cảm giác thân thiện đối với
khách hàng, thủ tục vay vốn nhanh gọn ít tốn thời gian, lãi suất thấp hơn các tổ chức
tín dụng khác chính những điều này đã góp phần tạo lượng khách hàng ngày càng
đông đến vay tiền tại chi nhánh.
Đi đôi với việc cho vay thì đồng thời tình hình thu nợ của ngân hàng là khá tốt.
Năm 2009 so với 2008 tăng 85%, năm 2010 tăng 185% so với 2009. Chứng tỏ khách
hàng giao dịch với ngân hàng là những khách hàng uy tín. Đồng thời khẳng định quy
trình thẩm định năng lực tài chính cũng như tài sản đảm bảo của chi nhánh là hết sức
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc

chính xác, giúp cho việc đánh giá và ra quyết định cho vay đúng đối tượng, vừa tạo lợi
nhuận cho chi nhánh đồng thời tạo vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân khinh doanh.
Qua đây cũng cho ta thấy được năng lực cạnh tranh của ngân hàng ngày càng lớn
mạnh.
Tình hình quá hạn của Chi nhánh tuy năm 2009 có giảm 67%, nhưng đến 2010 lại
tăng đến 400%, đây không phải do sự yếu kém của cho nhánh cũng như bộ phận nhân
viên tín dụng, đây là kết quả của sự khủng hoảng kinh tế nói chung. Nền kinh tế bị suy
thoái nghiêm trọng kéo theo một loạt các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ nên không có
khả năng thanh toán cho ngân hàng. Cần phải có biện pháp đảm bảo an toàn hơn khi
cho vay.
Nhìn chung thì tình hình tín dụng là tốt. Tuy nợ quá hạn tăng nhưng so với mức
doanh số cho vay thì không tăng đáng kể. Trong tình hình khủng hoảng hiện nay thì
đạt được thành quả trên là cố gắng không ngừng của nhân viên toàn chi nhánh nói
chung cũng như nhân viên phòng tín dụng nói riêng.
2.2.1.3. Doanh số cho vay đối với tiêu dùng:
Bảng 3: Doanh số cho vay tiêu dùng Đvt: triệu đồng
Năm 2008 2009 2010
DSCV tiêu dùng 345,564 500,589 843,568
Doanh số cho vay TD tăng qua các năm, đặc biệt tăng cao vào năm 2008, cụ thể
như sau:
+ Doanh số cho vay TD năm 2008 là 345,564 triệu đồng.
+ Doanh số cho vay TD năm 2009 là 500,589 triệu đồng tăng 155,025 triệu đồng so
với năm 2008 tức là tăng 45% so với năm 2008.
+ Sang năm 2010 thì doanh số cho vay là 843,568 triệu đồng tăng 342,979 triệu đồng
tức là tăng 69 % so với năm 2009.
Hình 3: Doanh số cho vay tiêu dùng qua các năm 2008-2010
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang
Báo cáo thực tập GVHD: Th.s Lê Thị Hồng
Phúc
Từ số liệu trên cho ta thấy doanh số cho vay tiêu dùng tăng qua các năm. Đó là

một tín hiệu đáng mừng vì tín dụng tiêu dùng là một sản phẩm sinh ra nhiều lợi nhuận
cho ngân hàng. Trong những năm gần đây để khuyến khích tiêu dùng giảm thiểu phát
cho nền kinh tế chính phủ khuyến khích và nới lỏng cho vay tiêu dùng. Điều này tạo
điều kiện cho ngân hàng kinh doanh kiếm lời hiệu quả đồng thời nâng cao đời sống
vật chất của nhân dân.
Trong năm 2011 này thì ắt hẳn doang số này sẽ tăng lên rất cao vì chính sách nới
lỏng cũng như hướng hoạt động của ngân hàng là nhắm đến các đối tượng là khách
hàng cá nhân.
2.2.1.4. Dư nợ phân theo thời hạn tín dụng khách hàng cá nhân:
Bảng 4: Dư nợ theo thời hạn tín dụng Đvt: triệu đồng
Năm
Thời hạn
2008 2009 2010
Dư nợ
Quá
hạn
Dư nợ
Quá hạn
Dư nợ
Quá hạn
Ngắn hạn
209.457,
4
0
472.950,0
7
6.712
1.142.638,7
5
18.889

Trung hạn
36.633,7
7
0 69.909,96
4.482,1
8
84.181,86
10.730,6
3
Dài hạn 919,6 0 8.736,06 0 29.367,6 1.015
Hình 4: Dư nợ theo thời hạn tín dụng
Dư nợ cho vay đối với KH cá nhân ít có sự biến động, dư nợ cho vay ngắn hạn
chiếm tỷ trọng lớn từ 85% đến 91%, dư nợ cho vay trung hạn giảm dần bằng đúng với
mức tăng của ngắn hạn . Điều này cho thấy KH cá nhân đã quan tâm nhiều hơn đối
với các khoản vay ngắn hạn, KH vay chủ yếu là thỏa mãn những nhu cầu về tiêu dùng
như nhà ở, xe cộ.
Bên cạnh đó dư nợ dài hạn đối với KH cá nhân là rất thấp mặc dù có tăng nhưng là
không đáng kể, chỉ chiếm khoảng 2% và cũng là vay để mua đất mua nhà với thời hạn
cho vay được kéo dài của ngân hàng. Cho vay cá nhân chiếm tỷ trọng rất lớn trong
tổng dư nợ cho vay, điều này cho thấy KH cá nhân đang là mục tiêu hướng tới của
ngân hàng.
Sinh Viên: Mai Thanh Tuấn Lớp C8A4E Trang

×