Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

BÀI SOẠN tâm lý học THẦN KINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.59 KB, 20 trang )

BÀI SOẠN TÂM LÝ HỌC THẦN KINH
(Biên soạn: Châu Giang)

Câu 1: Định nghĩa Tâm lý học thần kinh. So sánh tâm lý học
Thần kinh và tâm lý học Xã hội :
Thuật ngữ TÂM LÝ THẦN KINH (NEUROPSYCHOLOGY) có
nguồn gốc gần đây,nó trình bày một tiếp cận mới đốivới nghiên cứu về não
bộ.
Năm 1957,thuật ngữ trở thành tên gọi được ghi nhận của một phân ngành
của khoa học thần kinh (Neuroscience).
Heinrich Kluver, một nhà nghiên cứu về nền tảng thần kinh của Thị
Giác, đã viết trong lời nói đầu trong cuốn sách của ông: “Cơ Chế TÂM LÝ
HỌC THẦN KINH là môn học về mối liên hệ giữa chức năng của não bộ
con người và hành vi”. Mặc dầu tâm lý thần kinh lấy thơng tin từ nhiều mơn
khác,
ví dụ: Giải phẫu học (Anatomy), sinh học(Biology), lý sinh
học(Biophysics), tậptính học(Ethology), dượclý họ (Pharmacology), sinh lý
học (Physiology), tâm sinh lý (Physiological psychology) và triết
học(Philosophy),nhưng nhấn mạnh trung tâm của nó là sự PHÁT TRIỂN
CỦA MỘT NGÀNH KHOA HỌC VỀ HÀNH VI CỦA CON NGƯỜI DỰA
VÀO CHỨC NĂNG CỦA NÃO BỘ.
Như vậy,tâm lý học thần kinh khác với thần kinh học(Neurology) ở
chỗ thần kinh học là chẩn đoán tổn thương của hệ thần kinh được thực hiện
bởi thầy thuốc chuyên về bệnh lý của hệ thần kinh.Tâm lý học thần kinh
khác với khoa học thần kinh(Neuroscience) ở chỗ khoa học thần kinh nghiên
cứu về nền tảng phân tử của chức năng hệ thần kinh được thực hiện bởi các
nhà khoa học chủ yếu sử dụng các động vật không phải con người.Tâm lý
học thần kinh khác với tâm lý học ở chỗ tâm lý học nghiên cứu chung về
hành vi nhiều hơn.
Tâm lý học thần kinh bị ảnh hưởng chủ yếu bởi 2 nhánh nghiên cứu
truyền thống thực nghiệm và lý thuyết về chức năng của não bộ: Các giả


thuyết về não bộ, đó là các ý tưởng cho rằng não bộ là nguồn gốc của hành
vi và các giả thuyết về neuron, các ý tưởng cho rằng đơn vị cấu trúc và chức
năng của não là neuron.
Minh hoạ: Nguyễn Thị T, 20 tuổi là một sinh viên, thuận tay phải, học
hành chỉ, học lực khá.Em bị tai nạn giao thông té đập đầu xuống đường phải


nhập viện để chẩn đoán và theo dõi, chẩn đoán hình ảnh thấy có dập não nhẹ
và xuất huyết não ít bên trái, kế hoạch là điều trị bảo tồn(không phải mổ),
sau một thời gian em xuất viện và đi học lại, các bạn ghi nhận ngồi việc em
nói hơi khó, yếu nhẹ nửa người phải thì T có thay đổi về hành vi như : hay
cáu gắt, sợ hãi, khơng tập trung, tính tình khác hẳn…các yếu tố về tâm lý xã
hội khơng thấy có ảnh hưởng.Em được làm các test về khả năng chú ý và tập
trung thấy có suy giảm rõ rệt (khơng tìm thấy ngun nhân bệnh não khác),
em được hướng dẫn 3 cách tập luyện để gia tăng sức mạnh của cơ ở nửa thân
bên phải đồng thời tập gia tăng khả năng chú ý, tập trung sau một thời gian
khả năng vận động của em khá hơn, khả năng tập trung tốt hơn… đây là một
ví dụ về mối liên hệ giữa não bộ và hành vi, sự tổn thương của não bộ có thể
làm gián đoạn và suy kém các hành vi đã học được và các chức năng nhận
thức khác(như trí nhớ và ngôn ngữ).
TÂM LÝ HỌC THẦN KINH
Tổn thương não,rối loạn chức năng
não
Biểu hiện sau khi có tổn thương não
hoặc ngay sau sanh, hay đi kèm với
các rối loạn về vận động, ngôn ngữ
Trị liệu: Không đáp ứng với các trị
liệu tâm lý thông thường

TÂM LÝ HỌC XÃ HỘI

Do môi trường, mối quan hệ
Biểu hiện từ từ, có yếu tố nền tảng
như:gia đình lộn xộn, bị bỏ rơi, bị
cư xử tệ,bản thân thích nghi kém
Thường đáp ứng với các trị liệu tâm
lý thơng thường

Nhiều khi có sự phối hợp cả 2 yếu tố, yếu tố xã hội và yếu tố thần kinh: ví
dụ, trẻ bại não sẽ gặp các khó khăn trong vận động, suy giảm chức năng nhận
thức,giảm khả năng chú ý…do bị giới hạn về chức năng nên trẻ khơng có cơ hội
giao tiếp với nhiều người,đơi khi trẻ bịcô lập và bị bỏ rơi điều này làm cho trẻ càng
dễ bị khó chịu, ấm ức…
Ứng dụng thực tế: Hiểu được tổn thương các phần cấu trúc của não bộ liên
quan đến hành vi như thế nào, đề ra các phương pháp trị liệu thích hợp và tiên
lượng.

Câu 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ:
Quá trình khởi đầu của sinh sản thần kinh và phát triển cấu trúc của não là
một quá trình có tính phức tạp cao và xãy ra rất nhanh. Não đang phát triển rất
nhạy cảm với sự gián đoạn, sự gián đoạn có thể có hậu quả lớn hoặc gây tổn


thương trầm trọng như: dị dạng bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần nặng. Các yếu
tố gây gián đoạn sự phát triển bình thường của não bộ:
- Phần mềm bị bệnh do nhiễm sắc thể hay gene bất thường: các bệnh di
truyền hay làm tổn thương ở não và trẻ được sanh ra bị chậm phát triển, động
kinh…
- Sai sót trong quá trình lập trình gene do thay đổi của môi trường một cách
vi tế như thay đổi môi trường tử cung do mẹ bị nhiễm virus khi mang thai, mẹ bị
suy dinh dưỡng, mẹ bị stress,…hoặc bất thường về sinh hóa khi người mẹ sử dụng

rượu, thuốc lá, thuốc phiện, các thuốc khác,…
- Các tổn thương ngay trước khi sanh hoặc sau sanh: nhiễm trùng thần kinh,
bại não, hạ đường huyết và thiếu oxy,… là những nguyên nhân gây tổn thương
não, đặc biệt là đối với trẻ sanh non, trẻ càng nhẹ cân thì nguy cơ tổn thương thần
kinh càng cao.

Câu 3: Các quan điểm về kinh nghiệm của não bộ:
- Khi được ni trong mơi trường an tồn và có kích thích phong phú thì
đi gai và các khớp thần kinh ở động vật sẽ phát triển lớn hơn.
- Sự hình thành các khớp thần kinh được điều khiển bởi gene, nhưng khi đã
gắn vào vị trí các khớp thần kinh cần phải có kích thích từ mơi trường thích hợp để
hoạt hóa và vi điều chỉnh: tạo thành những con đường mịn. Các hoạt hóa này xảy
ra trong khoảng một thời gian nhất định: ví dụ sự phát triển thị giác ở hai mắt, gắn
bó cảm xúc, trôi chảy về ngôn ngữ thường rất cần thiết trong năm đầu đời, nếu trẻ
khơng được âu yếm, nhìn, cười, nói chuyện,… Trẻ sẽ chậm phát triển lại.
- Sau khi các khớp thần kinh đã gắn chặt lại với nhau, kinh nghiệm làm việc
trong suốt cuộc sống chủ yếu bằng cách ảnh hưởng lên tác dụng của các khớp thần
kinh này: làm hạ cấp một số khớp thần kinh ( nếu không học tập, rèn luyện) và làm
nâng cấp các khớp thần kinh khác (nếu học tập và rèn luyện).
- Gene cung cấp thiết kế cơ bản, nhưng kinh nghiệm ảnh hưởng đến việc gen
được thể hiện như thế nào . Cùng nhau, Gene và kinh nghiệm hình thành chất
lượng kiến trúc của não và thiết lập nền tảng hoặc là mạnh mẽ hoặc là mong manh
cho tất cả các việc học, sức khỏe, và hành vi theo sau đó. Sự linh hoạt, hay khả
năng để não bộ tổ chức lại và thích nghi là lớn nhất trong những năm đầu tiên của
cuộc sống và giảm dần theo tuổi.


- Một điều quan trọng cần phải thừa nhận là: kinh nghiệm làm thay đổi não
bộ.


Câu 4. Bốn tiêu chuẩn về định dạng hóa chất dẫn truyền thần
kinh:
Chất dẫn truyền thần kinh là các chất hóa học nội sinh dẫn truyền các tín
hiệu từ một nơron đến một tế bào đích qua một xi-náp. Các chất dẫn truyền thần
kinh được đóng gói trong các cúc xi-náp tập trung thành nhóm nằm dưới màng của
đầu tận cùng sợi trục, ở vùng trước xi-náp. Chúng được giải phóng vào và khuếch
tán qua khe xi-náp, nơi chúng gắn vào các thụ thể chuyên biệt nằm trên màng sau
xi-náp. Sự giải phóng của các chất dẫn truyền thần kinh thường theo sau một điện
thế hoạt động được truyền đến xi-náp, nhưng cũng có thể theo sau một điện thế
chọn lọc. Sự giải phóng ở mức độ thấp cũng xảy ra ngay cả khi không có kích
thích điện. Các chất dẫn truyền thần kinh được tổng hợp từ nhiều tiền chất đơn
giản, như các axit amin, có rất nhiều trong thức ăn và chỉ cần một số ít các phản
ứng sinh tổng hợp để chuyển hóa thành các chất dẫn truyền thần kinh.
Có 4 tiêu chuẩn để định dạng các hóa chất dẫn truyền thần kinh:
1. Hóa chất phải được tổng hợp ở trong neuron hoặc nếu khơng thì phải hiện diện ở
trong nó
2. Khi neuron hoạt hóa, hóa chất này phải được phóng thích và tạo ra một đáp ứng
ở một số tế bào đích
3. Đáp ứng tương tự phải được thấy khi hóa chất được đặt vào tế bào đích trong
thực nghiệm
4. Phải có một cơ chế để lấy đi hóa chất này từ vị trí hoạt động của nó sau khi cơng
việc đã được thực hiện

Câu 5. Bốn hệ thống hoạt hóa đi lên:
Hệ thống hoạt hóa đi lên (hệ thống hóa chất thần kinh) vồ chức năng.
1. Hệ cholinergic (Acetylchoỉỉne):hoạt động để duy trì các mẫu thức tỉnh trong
điện não của vỏ não. Đóng vai trị trong trí nhớ bằng cách duy trì khả năng kích
thích của neuron. Sự chết của các neuron có chứa Acetylcholine được nghĩ như có
liên quan đến bệnh Alzheimer.



2. Hệ Adrenergic (Noradrenaline): hoạt động đễ duy trì trương lực cảm xúc. Giảm
lượng Adrenaline được cho là có liên quan đến trầm cảm, ngược lại tăng
Adrenaline được cho là có liên quan đến hưng cảm (manic disorder)
3. Hệ Dopamỉnergic (Đopamine): hoạt động để duy trì các hành vi vận động bình
thường. Mất Dopamine liên quan đến bệnh Parkinson, các cơ trở nên cứng đờ, vận
động khỏ khăn. Gia tăng Dopamine có thể liên quan đến tâm thần phân liệt. Hệ
Dopamine cũng có vai trị trong cơ chế thường
4. Hệ Serotonergic (Seronin): hoạt động để duy trì các mẫu thức tỉnh của hoạt
động điện não. Gia tỗna lượng Seroỉonin GÓ thễ liên quan đến rối loạn tic và tâm
thần phân liệt. Giảm Serotonin liên quan đến trầm cảm.

Câu 6. Các nhóm thuốc kích hoạt thần kinh:
I.Thuốc gây mê, êm dịu, chống lo âu:
-Cốc barbiturate (thuốc chống động kinh phenobarbital, thuốc gây mê), Rượu
-Các benzodiazepine: Diazepam ( Valium)
II. Thuốc chống loạn thần:
-Phenothiazines: Clorpromazine
-Butyrophenor.es: Haloperidone
-Các thuốc thế hệ mới như: Risperidone, Oỉanzapine, Clozapine iỉl.
III. Thuốc chống trầm cảm:
-Các thuốc ức chế men monoamine oxidase ( MAO)
-Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng (TCA): Toĩranỉl, Anaíranil, Elavil...
-Các thuốc chống tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI): Fluoxetine ( Prozac),
-Sertraline ( Zoloft); Paroxetine (Paxil)....
IV. Các thuốc ổn định khí sắc: -Lithium
-Sodium Vaỉproate -Carbamazepine...
V. Các thuốc giảm đau, á phiện:
Morphine, codein, heroin
VI. Các thuốc kích thích tâm thần vận động:



Cocaine, Amphetamine, Caffeine, Nicotine
VII. Các thuốc gây ảo giác:
-Các chất kháng choline: Atropine
-Noradrenergic: Mescaline
-Serotonergic: LSD ( Lysergic acid diethylamiđe)
-Terahydrocannabiol: Marijuana

Câu 7. Các loại dung nạp :
Dung nạp (Tolerance) Ví dụ về trường hợp uống rượu.
Có nhiều loại dung nạp khác nhau như: Dung nạp chuyển hóa, dung nạp tế bảo,
dung nạp học tập.
- Dung nạp chuyển hóa: bao gồm một sự gia tăng các men (Enzyme) cần thiết
nhằm đễ bẻ gẫy các phân tử rượu ờ trong gan, máu và trong não. Kết quả là cơ thề
chuyến hóa thuốc nhanh hơn vì thế nồng độ thuốc trong máu gjảm đi.
- Dung nạp tế bào: Bao gồm việc điều chỉnh các hoạt động của tế bào não nhằm để
làm giảm thiểu tác dụng của rượu (hoặc thuốc) trong máu. Loại dung nạp này giúp
giải thíchtại saọ các dấu hiệu hàr.h vi của ngộ độc có thể rất ít mặc dầu nồng độ
rượu trong máu tưo’ng đối cao.
- Dung nạp học tập: cũng góp phần làm giảm biểu lộ triệu chừng ngộ độc. Khỉ nơ
ười ta học tập nhằm đối mặt với các đòi hỏi hảng ngày về đời sổng trong lúc dưới
tác dụng của rượu họ có thể kriơng có biểu hiện say.
Dung nạp có thể phát triền đổi với nhiều loại thuốc khác nhau ngoài rượu,
các thuốc như: Barbiturate, Amphetamine, Á phiện

Câu 8. Nghiện và lệ thuộc chất gây nghiện:
Lạm dụng chất: là một kiểu sử dụng thuốc mà người ta dựa vào thuốc đó lâu dài
và quá mức, cho phép nó chiếm một phần quan trọng trong đời sống của họ.
Lệ thuộc chất: Một tình trạng tiến triển nhiều hon của việc lạm dụng thuốc là lệ

thuộc chất. Lệ thuộc chất cũng được mọi người hiểu là nghiện (addiction).
Người lệ thuộc chất gây nghiện ià người phát triển một sự lệ thuộc thể chất vào
một thuốc ngoài việc lạm dụng thuốc đó (bao gồm lạm dụng +l ệ thuộc chất). Họ


cần sử dụng thuốc này để cảm thấy bình thường. Sự lệ thuộc thể chất này thường
đi kèm bởi việc dung nạp đối với thuốc đó, vì thế người sử dụng cần liều caọ hơn
để đạt được tác dụng mong muốn. Người đó cũng có thể trải nghiệm khơng thoải
mái, đôi khi là hội chứng cai nghiện nguy hiểm nếu người đó dừng thuốc một cách
bất ngờ. Các triệu chứng này có thể bao gồm: đau cơ, co thắt lưng, lo âu, vã mồ
hôi, buồn nôn,... Đối với một số thuốc có thể gây co giật và chết.
Có nhiều loại thuốc khác nhau bị lạm dụng hoặc gây nghiện như các thuốc êm dịu,
gây ngủ, các thuốc chống lo âu, các thuốc á phiện và các thuốc kích thích tâm thần.
Các thuốc bị lạm dụng cỏ một tính chất chung: Chúng tạo ra sự hoạt hóa tâm thần
vận động qu.a một số phần trong giới hạn liều của chúng. Đó là ờ mức sử dụng nào
đó, những thuốc này iàm cho người sử dụng cảm thấy có năng lượng và irong kiểm
sốt. (Hình ảnh não của những đối tượng sử dụng Nicotine cho thấy rằng nhiều
vùng não có biểu hiện gia tăng hoạt động do thuốc bao gồm nhân Accumbens,
hạnh nhẫn, đồi thị và vỏ não trán trước. Tất cả những cấu trúc này nhận phóng
chiếu từ các neuron dopamine).

Câu 9. Cấu trúc và chức năng của hạch nền ( BASAL GANGLIA)
Hạch nền là nhiều hạch, không phải một hạch bao gồm:
- Nhân đuôi
- Nhân bèo
- Nhân cầu ( nằm trong nhân bèo)
- Nhân dưới đồ thị
- Chất đen( hay liềm đen): liên quan đến Dopamine.
Nhân đuôi hợp với nhân bèo thành thể vân. Lớp ngoài của thể vân là nhân bèo,
bên trong là nhân cầu.

Chức năng: điều hòa vận động, quyết định sức mạnh của mỗi vận động bằng cách
thay đổi trương lực cơ và tạo ra việc đồng bộ trong vận động Hạch nền còn tham
gia vào các chức năng trí tuệ, đặc biệt là duy trì sự chú ý.

Câu 10. Chức năng của tiểu não :
1. Điều chỉnh tư thế và thăng bằng: người bị tổn thương tiểu não rất khó khăn khi
di chuyển, giữ thăng bằng. Chất alcohol có ảnh hưởng đến tiểu não, giải thích lý do
vì sao những người say rượu hay đi loạn choạng và dễ té ngã.


2. Học tập vận động (học tập các kỹ năng vận động như đi xe đạp, chơi một nhạc
cụ) , đo đạc thời gian vận động, duy trì vận động chính xác, đáp ứng phụ thuộc bối
cảnh và đáp ứng thích nghi
Để chơi được một nhạc cụ, địi hỏi người học phải thực hành nhiều lần, các
nhạc sĩ thường có câu nói: “Qn thực hành một ngày bạn khơng thấy có vấn đề gì,
qn hai ngày bạn biết mình có vấn đề, quên ba ngày cả thế giới đều biết bạn” Rõ
ràng có sự thay đổi xảy ra trong não khi việc thực hành một kỹ năng vận động nào
đó bị bỏ qua. Tiểu não là phần của hệ thống vận động tham gia vào việc có được và
duy trì các kỹ năng vận động, từ việc chơi một nhạc cụ cho đến ném một trái bóng
hay đánh trên các phím máy tính.

Câu 11. Trí nhớ tường thuật là gì? Định nghĩa và nêu ví dụ
Định nghĩa:
Trí nhớ tường thuật là sự tái thu thập có hướng và ý thức về các kinh
nghiệm trước đây.
Ví dụ: bạn có thể mơ tả bạn đã ăn món gì cho bữa sáng, bạn đến trường như
thế nào, bạn đã nói chuyện với ai từ sau khi thức dậy. Bạn cũng có thể mơ tả được
các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ như: xác định tên các địa phương, tên những
nhà lãnh đạo nổi tiếng… tất cả đều là trí nhớ tường thuật.
Có 2 loạitrí nhớ tường thuật:

1)Trí nhớ tự truyện, hay cịn gọilà trí nhớ theo từng gia đoạn: bao gồm các
sự kiện đơn giản mà 1 người nhớ lại. Đây là 1 hệ thống nhận thức thần kinh (là loại
suy nghĩ) độc nhất, khác biệt với các hệ thống suy nghĩ khác. Nó có khả năng giúp
con người nhớ lại kinh nghiệm cá nhân. Đó là trí nhớ về kinh nghiệm cuộc đời,
nhấn mạnh đến chính bản thân người đó. Trí nhớ tự truyện hay trí nhớ theo chu kỳ
cần có 3 yếu tố:
-Cảm nhận về thời gian chủ quan
-Khả năng ý thức về thời gian chủ quan
-“Bản thân” có thể du hành theo thời gian chủ quan đó.
2) Trí nhớ ngữ nghĩa: các kiến thức về thế giới. Nó bao gồm kiến thức về các
sự kiện lịch sử, kiến thức về văn học, khả năng ghi nhận người trong gia đình, bạn
bè và người quen, thơng tin học được ở trường như các từ ngữ, đọc, viết và làm
toán.


Trí nhớ tự truyện bị suy kém có thể do mất kết nối giữa thùy trán phải và
thùy thái dương. Trí nhớ ngữ nghĩa có thể phụ thuộc vào bán cầu não trái.

Câu 12. Nền tảng thần kinh của trí nhớ tường thuật:
Trí nhớ tường thuật tùy thuộc vào việc xử lý “từ trên xuống”, hay theo
hướng khái niệm, trong đó chủ thể tổ chức lại dữ kiện để lưu lại. Thùy thái dương
và các vùng lân cận: hạnh nhân, hải mã, vỏ não khứu giác và vỏ não trán trước, các
nhân ở đồi thị, các hệ thống hóa chất thần kinh ở thân não: Acetylcholine,
serotonin, noradrenaline. Có các chu trình liên hệ qua lại giữa các vùng này với
nhau trong việc hình thành trí nhớ tường thuật.
Chúng ta học được gì về trí nhớ tường thuật từ bệnh nhân bị thương vùng
hải mã?
Cơ chế thần kinh của quên thuận chiều và quên ngược chiều có biểu hiện
khác nhau 1 phần: quên thuận chiều bị nặng hơn là quên ngược chiều trong tổn
thương vùng hải mã.

Trí nhớ tự truyện cũng có biểu hiện hơi khác so với các loại trí nhớ khác:
một số đối tượng bị suy kém trí nhớ tự truyện hơn so với trí nhớ ngữ nghĩa khi bị
tổn thương vùng hải mã.
Trí nhớ vào lúc sớm của cuộc sống khác với trí nhỡ trễ hơn: những đối
tượng có biểu hiện qn ngược chiều nhưng vẫn cịn duy trì được trí nhớ ở giai
đoạn sớm hơn.
Trí nhớ ngữ nghĩa vẫn còn nguyên ở những đối tượng bị tổn thương sớm
so với đối tượng bị tổn thương trễ hơn.
Với việc thực hành, các bệnh nhân người lớn khi bị tổn thương vùng hải
mã vẫn có thể học tập.

Câu 13: Thế nào là quên thuận chiều? Quên ngược chiều? Các
nguyên nhân gây quên?
Quên thuận chiều: (quên thuận chiều toàn thể): khơng có khả năng hình
thành nên trí nhớ mới kể từ sau khi bị tổn thương não do bị suy kém khả năng học
tập về khơng gian, hình ảnh…và những sự kiện xảy ra xung quanh bao gồm cả cái
chết của người thân.


Qn ngược chiều:khơng có khả năng tiếp cận với trí nhớ cũ từ sau khi bị
tổn thương não. Quên ngược chiều có thể xảy ra một cách khơng hồn tồn với trí
nhớ cũ, trí nhớ cũ hơn có thể vẫn cịn trong khi đó trí nhớ mới hơn thì lại mất, bệnh
nhân có thể nhớ được tên mình, viết được, đọc được và vẫn còn hầu hết các kỹ
năng mà họ có trước khi tổn thương não.
Các nguyên nhân gây quên: Học điều mới, chấn động não, đau nửa đầu, hạ
đường huyết, động kinh và tai biến mạch máu não, sử dụng thuốc an thần, sử dụng
rượu, tuổi tác…

Câu 14:Cảm xúc, bốn thành phần của cảm xúc?
Cảm xúc: các nhà tâm lý thần kinh xem cảm xúc không phải như một điều

gì đó mà là một tình trạng hành vi có hàm ý, một cảm nhận chủ quan, có ý thức về
một kích thích mà khơng lệ thuộc vào kích thích đó ở đâu hay kích thích đó là gì?
Các hành vi cảm xúc là chủ quan và ở bên trong. Khi là người quan sát, chúng ta
có thể suy ra cảm xúc của người khác chỉ từ hành vi của họ, ( họ nói gì và làm gì)
và bằng cách đo lường các thay đổi sinh lý đi kèm với q trình cảm xúc.
Cảm xúc có nhiều thành phần:
1. Sinh lý: hoạt động của hệ thần kinh trung ương và thực vật đưa đến các
thay đổi về hormon thần kinh và hoạt động của các tạng bên trong cơ thể
2. Hành vi vận động khác biệt: biểu hiện nét mặt, độ trầm bổng của giọng
nói, tư thế cơ thể. Các hành vi vận động này đặc biệt quan trọng trong việc quan
sát cảm xúc bởi vì nó chứa đựng các hành động được che giấu khác với các hành vi
quan sát được qua lời nói. Tri giác của chúng ta về một người mà cơ ta nói rằng
mình ổn định nhưng hành vi lại khơng kiểm sốt được khác hẳn với tri giác của ta
về cùng người đó khi họ cười.
3. Nhận thức tự kể lại: các quá trình nhận thức được dự đoán bằng cách phân
loại tự kể lại. Nhận thức vận hành trong lãnh vực cảm nhận cảm xúc chủ quan
( cảm thấy yêu, ghét hay được yêu, bị yêu) và các quá trình nhận thức khác ( hoạch
định, trí nhớ, ý tưởng)
4. Các hành vi vơ thức: các quá trình nhận thức ảnh hưởng đến hành vi
khơng ý thức. Chúng ta có thể làm một quyết định dựa trên “ trực giác” hoặc các
nền tảng không thấy một cách rõ ràng.
Các nghiên cứu về sang thương và sự kích thích ở não trung gian ( đồi thị và
hạ đồi) trên động vật thực nghiệm là điều quan trọng bởi vì nó mang đến ý tưởng


rằng đồi thị và hạ đồi có chứa các chu trình thần kinh đối với việc biểu lộ cảm xúc
ra bên ngoài và các đáp ứng thần kinh thực vật như thay đổi huyết áp, nhịp tim,
nhịp thở. Vỏ não được xem như có khả năng ức chế đồi thị và hạ đồi. ngược lại đồi
thị được xem như có khả năng hoạt hóa vỏ não có lẽ nó giúp định hướng cảm xúc
đốivới các kích thích phù hợp.


Câu 15:Các sự khác nhau về giới tính trong hành vi
*Các kỹ năng vận động:
• Nam giới có khả năng vượt trội hơn so với nữ giới về các kỹ năng như:
- ném đồ vật: ném banh hoặc ném phi tiêu trúng đích và bắt các vật thể ném
về hướng họ Có sự khác nhau liên quan đến việc tập luyện, có từ rất sớm khoảng 3
tuổi.
• Nữ giới vượt trội hơn nam giới ở khả năng kiểm các vận động tinh, thực
hành các vận động chuỗi, vận động tay phức tạp. Các kỹ năng này có vẻ như
khơng liên quan đến kinh nghiệm.
*Phân tích khơng gian:
• Nam giới vượt trội hơn nữ giới về các nhiệm vụ xoay chuyển tinh thần về
vật thể , các nhiệm vụ định hướng khơng gian.
• Nữ giới vượt trội hơn nam về việc xác định các vật thể đã được lấy đi, nữ
giới nhớ lại các điểm mốc dọc theo conđường tốt hơn. Thực ra thông tin về không
gian không phải là quan trọng nhưng yếu tố quan trọng đó là cáchthức mà thơng tin
khơng gian đó được sử dụng như thế nào.
*Khả năng về toán học:
Nam giới đạt được điểm tốt hơn ở việc lý giải toán học so với nữ giới Nữ
giới lại vượt qua nam giới về việc tính tốn. Theo nghiên cứu của Stanley, trẻ em
có thiên tài về tốn học thì số trẻ trai nhiều gấp 12 lần trẻ gái.
*Tri giác:
• Nữ giới nhạy cảm hơn đốivới tất cả các dạng kích thích cảm giác, ngoại trừ
thị giác. - Nữ nhạy cảm hơn đối với việc biểu lộ nét mặt và tư thế cơ thể. - Phụ nữ
có khả năng xác định cảm giác nhanh hơn.
• Nam giới có một thuận lợi về tri giác như là vẽ các vật cơ học : VD vẽ xe
đạp


*Khả năng về ngôn ngữ

: Nữ vượt trội hơn nam về độ trơi chảy trong lời nói, vượt trội hơn nam về trí
nhớ qua lời nói.
*Sự gây hấn: Nam giới dễ gây hấn về mặt thể chất hơn là nữ giới.
-Gene hay kinh nghiệm?
Có tranh luận về khác biệt liên quan đến giới tính và kinh nghiệm ở trẻ em
và người lớn nhưng khơng ảnh hưởng bởi việc tập luyện.
Ví dụ: Vẽ mực nước trên ống thủy tinh để nghiêng, có sự khác biệt giữa
nam và nữ khơng kể đến tuổi tác và trình độ.
Sự khác biệt về giới tính trong cấu trúc của não:
-Anh hưởng của nội tiết tố sinh dục
-Sự bất đốixứng được thiết lập Giải thích về sự khác biệt giữa hai giới
-Anh hưởng của nội tiết tố lên sự phát triển của não bộ khả năng thực hiện
các kỹ năng và các hoạt động nhận thức.
-Gene liên hệ với giới tính.
-Tốc độ trưởng thành của não bộ. -Môi trường. -Phương thức nhận thức ưu
thế.

Câu 16: Hội chứng KORSAKOFF:
Hội chứng Korsakoff là do nghiện rượu mãn tính làm suy kém dinh dưỡng
đặc biệt là thiếu Vitamin B1.
Có 6 triệu chứng
1. Quên thuận chiều
2. Quên ngược chiều
3. Kể chuyện: bệnh nhân kể một câu chuyện có vẻ hợp lý rất trôi chảy về các
sự kiện quá khứ hơn là thừa nhận mất trí nhớ (câu chuyện hợp lý bởi vì nó dựa vào
kinh nghiệm q khứ).
4. Nội dung cuộc đốithoại nghèo nàn.
5. Thiếu nhìn nhận về bản thân.



6. Thờ ơ (bệnh nhân mất ham thích đối với sự vật nhanh chóng và thường có
biểu hiện khơng khác biệt đốivới các thay đổi)
Điều trị: Bệnh lý thường tiến triển, có thể ngừng tại chỗ khi đượcđiều trị
bằng Vitamin B1 liều cao, nhưng bệnh khơng khỏi hồn tồn. Tiên lượng nghèo
nàn, chỉ khoảng 20% bệnh nhân có hồi phục trong một năm với Vitamin B1 liều
cao.

Câu 17: Các tiêu chuẩn chẩn đốn tự kỷ theo DSM IV - TR
Có tất cả sáu (hoặc hơn) mục bắt đầu từ (A), (B), và (C), với ít nhất hai mục
trong (A), và một trong (B) và (C):
(A) Tương tác xã hội kém, được liệt kê bởi ít nhất hai trong số các mục sau:
•Có biểu hiện kém khả năng sử dụng các hành vi phi ngơn ngữ phức tạp như
nhìn trực tiếp vào mắt người khác, biểu cảm khuôn mặt, tư thế, cử chỉ để điều phối
tương tác xã hội.
•Khơng phát triển những mối quan hệ với bạn cùng trang lứa tương ứng với
độ tuổi phát triển.
•Khơng biết chia sẻ niềm vui, sở thích, hay chiến thắng của mình với người
khác (ví dụ như thiếu khả năng khoe, mang đến xem hoặc chỉ cho người khác biết
những cái mình thích).
•Thiếu khả năng giao tiếp xã hội hoặc trao đổi cảm xúc qua lại.
(B) Giao tiếp kém, được liệt kê bởi ít nhất một trong số các mục sau:
•Chậm hoặc thiếu hẳn khả năng phát triển ngơn ngữ nói (đồng thời khơng nỗ
lực giao tiếp theo cách khác như dùng điệu bộ hoặc ra hiệu bằng tay).
•Với người có thể nói được, thì khơng có khả năng gợi mở, duy trì một đoạn
hội thoại với người khác.
•Rập khn và lặp đi lặp lại lời nói, hoặc dùng ngơn ngữ đặc dị.
•Thiếu tính đa dạng, thiếu khả năng chơi các trò chơi tưởng tượng hoặc bắt
chước chơi đùa với người khác theo độ tuổi phát triển.
(C) Hành vi, sở thích và hoạt động hạn chế, hay lập đi lập lại rập khuôn được liệt
kê bởi ít nhất hai trong số các mục sau:



•Chỉ bận tâm tới một hoặc vài sở thích bất thường và hạn chế, rập khuôn và lặp đi
lặp lại, cả về xúc cảm lẫn sự tập trung.
•Có biểu hiện bám chặt một cách cứng nhắc vào những thói quen hoặc những nghi
thức đặc biệt phi chức năng.
•Các vận động rập khn, lặp đi lặp lại (ví dụ như vẩy, vặn vẹo hoặc xoay bàn tay
hay ngón tay, hoặc có những cử động tồn thân phức tạp).
•Chỉ chú tâm dán mắt vào một số phần nào đó của đồ vật.

Câu 18. Kể các vùng não có liên quan đến tăng động kém chú ý
ở trẻ em (4 vùng).
Có 4 vùng chính có liên quan đếntăng động kém chú ý (ADHD) là:
1)Vỏ não trán trước ( có chức năng phức tạp như: hoạch định hành vi, giữ các mục
tiêu trong tâm trí , lấn át các đáp ứng khơng thích hợp);
2) hạch nền/ thể vân ( một nhóm cấu trúc dưới vỏ có tầm quan trọng trong việc
kiểm sốt các đáp ứng);
3) Tiểu não ( có tầm quan trọng trong việc xử trí thơng tin tạm thời và kiểm sốt
vận động);
4) Thể chai ( liên quan đến việc thống hợp các thơng tin để đáp ứng có hiệu quả).

Câu 19: Hãy chứng minh rằng rối loạn tăng động kém chú ý là
rối loạn thuộc về tâm lý thần kinh?
Một số lớn các đặc tính của ADHD cho thấy có sự suy kém ở trong não bộ:
Khởi phát sớm, triệu chứng hằng định, cải thiện ngoạn mục với điều trị thuốc, suy
kém trong khả năng thực hiện các test về tâm lý thần kinh như trí nhớ làm việc
( Working memory), điều hợp vận động và có yếu tố di truyền như đã nói ở trên.
Các dữ liệu từ việc khám trực tiếp não bộ đã mang lại những phát hiện có tính gợi
ý:
Điện não đồ (EEG) cho thấy có sự gia tăng các hoạt động sóng chậm ở

vùng thuỳ trán gợi ý rằng có sự kém thức tỉnh và kém hoạt động ở vùng này ở trẻ
có ADHD. Thuốc kích thích thần kinh (Psychostimulants) có tác dụng sửa chữa
trực tiếp những bất thường này.


Nghiên cứu về lưu lượng máu não bằng cách sử dụng chụp cắt lớp điện tốn
phóng xạ đơn lượng tử (SPECT: Single-Photon Emission Computed Tomography)
cho thấy có suy giảm lưu lượng máu ở vùng tiền trán đặc biệt là ở vùng trán bên
phải và cả đối với các đường dẫn truyền nối kết giữa những vùng này và hệ viền
(Limbic system) đặc biệt là vùng nhân đuôi (Caudate nucleus) và tiểu não. Vùng
trán và trán-viền được chú ý đặc biệt bởi vì một trong những chức năng của nó là
ức chế các đáp ứng vận động. Thuỳ trán trước cũng được cho rằng có liên quan đến
ADHD bởi vì vùng não này liên quan chủ yếu đến chức năng thực hành như hoạch
định, tổ chức, tự điều chỉnh, và kiểm soát xung động .Mức độ lưu lượng máu ở
vùng trán bên phải cũng có thể liên quan trực tiếp với độ năng của rối loạn này,
cũng như vậy, vùng tiểu não có liên quan đến vấn đề vận động ở trẻ ADHD.
Các kỹ thuật hình ảnh cộng hưởng từ (MRI: Magnetic Resonance Imaging)
cho thấy rằng trẻ có ADHD có phần phía sau của thể chai (Corpus Callosum) nhỏ
hơn , cấu trúc này liên kết 2 bán cầu não với nhau. Nhân đi bên trái nhỏ hơn ở
trẻ ADHD, thường thì nhân đuôi bên phải nhỏ hơn bên trái. Các phương pháp
nghiên cứu tiến bộ hơn nữa như hình ảnh cộng hưởng từ chức năng ( Functional
MRI) cho thấy khi được yêu cầu thực hiện nhiệm vụ cần sự chú ý và kềm chế, trẻ
có ADHD cho thấy có những kiểu hoạt hoá bất thường ở vùng trán trước bên phải,
hạch nền ( bao gồm thể vân : Striatum) và tiểu não.
Cơ chế tâm lý thần kinh và khả năng nhận thức:
Có 04 hệ thống chức năng của não có liên quan đến ADHD:
a) Chú ý không hoạch định và sự tỉnh táo;
b) Chức năng hoạch định và kiểm soát nhận thức;
c) Động cơ và củng cố ;
d) Xử lý thông tin tạm thời.

-Chú ý (Attention): là việc xử lý dễ dàng một thông tin hay một nguồn thông
tin vượt trên những thơng tin khác hay nói cách khác đó là khả năng tập trung hay
sàng lọc thông tin. Thông thường khi ta khảo sát một quá trình nhận thức, chú ý
cũng có thể bị ảnh hưởng bởi cảm xúc ( ví dụ khi lo lắng sẽ làm đối tượng chú ý
quá mức đến một vấn đề nào đó). Chọn lọc chú ý ( bất kỳ bởi vị trí, vận động, thời
gian hay các đặc tính khác) bị ảnh hưởng bởi cả hai việc xử lý thông tin từ dưới
lên, xử lý này có tính tự động và phát triển ở giai đoạn sớm và việc xử lý thông tin
từ trên xuống, đây là kiểu xử lý có chiến lược và có chủ ý liên quan đến khái niệm


về sự kiểm soát hoạch định và phát triển ở giai đoạn trễ hơn. Hệ thống liên quan
đến sự tỉnh táo và cảnh giác ( duy trì được sự chú ý, gọi là chú ý duy trì) là điểm
quan trọng đối với ADHD. Hệ thống này liên quan đến mạng lưới cấu trúc thần
kinh ở bên bán cầu não phải bao gồm: hệ thống Noradrenegic xuất phát từ nhân lục
(Locus coeruleus), hệ thống Cholinergic ở vùng hạch nền, vỏ não trán trước bên
phải và có thể hệ thống lưới hoạt hoá đi lên ( liên quan đến sự tỉnh thức). Chú ý
được duy trì ( cảnh giác) dường như chỉ bị ảnh hưởng trong một số điều kiện
nhiệm vụ ( như là đánh giá các sự kiện khác nhau), có hàm ý nói đến một q trình
gọi là HOẠT HỐ hay SẴN SÀNG ĐÁP ỨNG. Ngược lại, sự bất thường ở các
chức năng tỉnh thức trong rối loạn ADHD biểu hiện rõ trong những dạng sau đây:
a) Xác định tín hiệu kém trong những nhiệm vụ đòi hỏi thực hiện liên tục
( Losier, McGrath & Klein, 1996);
b) Một khuynh hướng đáp ứng chậm chạp trong những nhiệm vụ phản ứng
theo thời gian “ làm nhanh như bạn có thể làm” ( rõ ràng do bởi một đáp ứng quá
mức chậm chạp, gợi ý rằng có sự thất bại trong việc tỉnh thức)
c)Các quan sát về điện não đồ cho thấy có sóng chậm q mức ( Barry,
Clarke & Johnstone,2003).
-Kiểm sốt nhận thức ( Cognitive control): chức năng điều hành, nói đến sự
phân chia có chiến lược đối với cả 2 việc chú ý và đáp ứng. Khi chúng ta ở trong
nhiệm vụ cần làm điều gì đó, cần đáp ứng điều gì đó, chúng giữ mục tiêu này trong

tâm trí và kềm chế một suy nghĩ không mong muốn ( Ví dụ: tơi lo lắng nhưng tơi
phải tập trung vào bài kiểm tra) hoặc chúng ta có thể kiềm chế cả những hành vi
khơng mong muốn ( Ví dụ như: tôi háo hức muốn cắt ngang nhưng tôi muốn giữ
cho….). Chúng ta tham gia vào q trình kiểm sốt nhận thức. Đầu tiên, trẻ em
phải sử dụng khả năng này để học tập để chú ý đến các sự kiện trong lớp học khi
trẻ khác đang nói chuyện, theo dõi được các bài học khi về nhà,chờ đợi cho đến
lượt mình, sau đó đến việc chơi đùa. Các hành vi như thế phụ thuộc vào các chu
trình Dopaminergic và Noradrenergic ở vỏ não vùng trán trước - ổ mắt và vỏ não
lưng bên và các đường phóng chiếu của chúng đến hạch nền và vỏ não thuỳ đỉnh.
Những chu trình này biến đổi theo bất kỳ điều gì xảy ra tương ứng với sự mong
đợi, tiếp theo đó là việc điều chỉnh các hành vi cho phù hợp. Chu trình trán trướctiểu não cũng có thể quan trọng đối với việc xác định nếu thời gian quyết định cho
những sự kiện trùng khớp với điều được mong đợi và sau đó là việc điều chỉnh
hành vi (Nigg & Casey,2005). Chúng ta chia lãnh vực rộng lớn này thành những
phần sau: a) Trí nhớ làm việc ( working memory) ( trí nhớ phụ thuộc vào việc duy


trì được sự kiểm sốt chú ý); b) Kềm chế đáp ứng ( response suppression) ( ức chế
thực hành) và c) Di chuyển chú ý ( liên quan đến hoạt động của thuỳ đỉnh).
-Trí nhớ làm việc: nói đến một hệ thống có khả năng giới hạn đối với việc
giữ được điều gì đó trong tâm trí trong khi đang thực hiện một số điều khác ví dụ
như: đang nhớ về một số điện thoại nào đó trong khi thực hiện xong một cuộc gọi.
Điều này được hỗ trợ bởi việc giữ lại thông tin một cách thụ động đơn giản hoặc
cịn gọi là trí nhớ ngắn hạn ( Short- term memory) ( Giữ một điều gì đó trong tâm
trí trong một khoảng thời gian). Các vùng phụ trách chức năng này là các chu trình
thần kinh riêng rẽ đối với việc xử lý thơng tin bằng lời nói ( chu trình âm ngữ nằm
ở bên trái) và thơng tin không gian ( nằm ở bán cầu bên phải).

Câu 20:Phân loại chậm phát triển tâm thần theo chỉ số IQ của
DSM :
-Tiêu chuẩn của DSM-IV-TR(2000) bao gồm 3 tính chất:

1. Trí tuệ dưới mức trung bình: IQ< 70
2. Suy kém trong hành vi đáp ứng
3. Khởi phát sớm dưới 18 tuổi.
-DSM cũng sử dụng điểm IQ để phân loại mức độ nặng nhẹ của chậm phát
triển tâm thần:
1) Chậm phát triển tâm thần mức độ nhẹ: IQ từ 55-70. Có khoảng 85%
người chậm phát triển tâm thần nằm ở mức độ này. Những cá nhân này có kỹ năng
học tập ở khoảng mức lớp 6 khi trẻ ở giai đoạn cuối của tuổi vị thành niên và có
thể sống được trong cộng đồng một cách độc lập hay ở môi trường có giám sát
2) Chậm phát triển tâm thần mức độ trung bình: IQ từ 40-54. Hầu hết các cá
thể đều cần sự trợ giúp trong suốt cuộc đời, có một số các thể trong nhóm cần ít
dịch vụ trợ giúp. Các cá thể đáp ứng tốt với đời sống cộng đồng trong mơi trường
có giám sát.
3) Chậm phát triển tâm thần mức độ nặng: IQ từ 25-39. Những cá thể này bị
giới hạn trong khả năng đạt được những kỹ năng học tập, mặc dầu trẻ có thể học
đọc một số từ “ sống còn” như ăn, uống... Khi ở tuổi trưởng thành, chúng có thể
thực hiện được những nhiệm vụ đơn giản dưới sự giám sát và đáp ứng với cộng
đồng bằng cách sống với gia đình hay sống trong nhà tập thể.


4) Chậm phát triển tâm thần mức độ rất nặng: IQ<25. Những cá thể này cần
được chăm sóc và trợ giúp lâu dài. Huấn luyện phải được tăng cường để dạy những
kỹ năng cơ bản như ăn uống, làm vệ sinh cá nhân, mặc quần áo. Hầu hết đều có
nguyên nhân thực thể.

Câu 21. Các nguyên lý học tập. Cho ví dụ. Các vùng não chi
phối các nguyên lý này?
Ba nguyên lý học tập tạo thành nền tảng cho tiếp cận hành vi là:
+ Điều kiện đáp ứng (hay còn gọi là điều kiện cổ điển hay điều kiện của Pavlov)
+ Điều kiện thao tác ( cũng gọi là điều kiện công cụ).

+ Bắt chước (cũng gọi là noi gương hay học tập qua quan sát)
Điều kiện đáp ứng: là một kích thích gợi ra một đáp ứng một cách tự nhiên, ví dụ:
một con chó gầm gừ sẽ gợi lên nỗi sợ ở một trẻ, được đi đôi với một kích thích
trung tính , ví dụ: âm thanh của chó và tiếng mở cửa nhà, sau một số lần đi đơi với
nhau như vậy, kích thích trung tính trước đây có thể gợi ra một đáp ứng vì thế trẻ
có thể bắt đầu trải nghiệm nỗi sợ khi mới bắt đầu nghe âm thanh của cửa mở.
Những liên kết như vậy có thể giải thích được nguồn gốc của các ám sợ. Ví dụ: nỗi
sợ phi lý về một vật thể nào đó thì khơng phải do chính vật thể đó đe doạ.
Trong điều kiện thao tác, sinh vật thực hiện điều gì đó đối với mơi trường nhằm để
đạt được một kết quả đã có trước đây. Nhìn chung, nó là một q trình mà sinh vật
học cách liên kết một số kết quả với một số hành động đã thực hiện. Những kết quả
này có thể có nhiệm vụ làm gia tăng hoặc giảm đi khả năng xảy ra sự lập lại của
các hành vi. Thuật ngữ được dùng để mơ tả sự gia tăng có thể xảy ra được gọi là:
củng cố Trong củng cố tích cực, hành vi đi theo sau sự khen thưởng; ví dụ: người
cha đãi con gái 8 tuổi của mình một cây kem sau khi trẻ hoàn tất bài học hát của
mình.
Trong củng cố tiêu cực, một kích thích khó chịu được lấy đi; ví dụ: ví dụ trẻ trai 10
tuổi được miễn cắt cỏ một tháng sau khi trẻ có tiến bộ về thứ hạng trong lớp. Hai
phương pháp này dùng để làm giảm đi khả năng xảy ra sự lập lại của hành vi là sự
dập tắt và trừng phạt .Trong dập tắt, củng cố duy trì một đáp ứng được lấy đi; ví
dụ: theo lời khuyên của nhà trị liệu, bà mẹ khơng đáp ứng địi hỏi của đứa con trai
4 tuổi của mình mỗi khi trẻ ăn vạ, và cơn ăn vạ biến mất. Trong trừng phạt, một
đáp ứng được theo sau một kích thích khó chịu , ví dụ: bà mẹ khơng cho trẻ ăn
tráng miệng vì trẻ tơ màu lên tường.


Một kết quả của sự trừng phạt đặc biệt tương ứng với những quan tâm trong
tâm bệnh học. Một lần tiếp xúc với một kích thích khó chịu, lần kế tiếp sinh vật sẽ
có tránh né tiếp xúc với kích thích đó, q trình này được gọi là học tập né tránh.
Học tập né tránh là con dao 2 lưỡi. Nó bảo vệ sinh vật đó khỏi sự đối diện lập lại

với một tình huống có thể gây hại; ví dụ: Khi bị bỏng một lần, trẻ 2 tuổi sẽ hầu như
khơng sờ vào chiếc nồi nóng lần nữa. Nhưng học tập né tránh cũng có thể dẫn đến
việc né tránh khơng thực tế về những tình huống sau khi chúng khơng cịn gây khó
chịu nữa, ví dụ: một người lớn có thể khiếp sợ một người cấp trên là người rộng
lượng và biết điều bởi vì khi cịn nhỏ anh ta bị bố mình đánh đập tàn nhẫn. Vì vậy,
né tránh làm ngăn chặn cá thể đó chấp nhận những hành vi mới thích hợp với tình
huống thay đổi.
Ngun lý học tập thứ ba là bắt chước hoặc noi gương, nguyên lý này liên
quan đến việc học tập một hành vi mới bằng cách quan sát và bắt chước sự thực
hiện hành vi đó từ người khác. Vì thế, dù không được dạy trực tiếp nhưng trẻ ở
tuổi mẫu giáo sẽ giả vờ lau nhà hoặc dùng búa để đóng đinh giống như cha mẹ
chúng làm hoặc trả lời điện thoại với những từ và ngữ điệu chính xác như chúng đã
từng nghe từ người lớn. Trẻ em mà cha mẹ, bạn bè và cộng đồng của chúng làm
gương những hành vi không được cấu trúc những trẻ này hầu như sẽ phát triển các
cách cư xử chống đốixã hội.

Câu 22. Kể tên và mô tả ngắn gọn các test tâm lý thần kinh :
CÁC LOẠI TEST TÂM LÝ THẦN KINH:
Test về việc đạt được kỹ năng: đo lường xem đối tượng đã có được lợi ích
như thế nào bởi học tập và kinh nghiệm.
Test về hành vi –đáp ứng: Xem xét xem điều gì mà một cá thể thường xun
và có thói quen thực hiện, điều gì cá thể khơng làm được
Test về trí tuệ: là đo lường phức tạp về khả năng thực hành, ngơn ngữ có liên
quan đến việc đạt được (kiến thức thực tế) và năng lực (ví dụ khả năng giải quyết
vấn đề)
Test nhân cách: đo lường các đặc tính như tình trạng cảm xúc, mối liên hệ
giữa cá thể đó với người khác, động cơ.
Các tóm tắt về khả năng nghề nghiệp: đánh giá các ý kiến, thái độ nhằm cho
thấy sự quan tâm của cá thể trong các lãnh vực khác nhau về công việc hay nghề
nghiệp. Các nhà tâm lý xem xét các chức năng “được tinh thể hoá” là chức năng



phụ thuộc nhiều nhất vào các yếu tố văn hoá và học tập. Ngược lại, các chức năng
“ linh động” thì khơng phụ thuộc vào văn hố và độc lập. Khả năng giải quyết vấn
đề và lý giải trừu tượng được xem như có tính linh động. Ngược lại, đánh vần và
kiến thức thực tế được xem như “tinh thể hố” ( cứng ngắc). Tuy nhiên cũng cịn
có những tranh cãi về sự phân biệt này.
Phỏng vấn cũng là một phần quan trọng nhằm đánh giá tâm lý thần kinh :Lợi
ích của việc nói chuyện với bệnh nhân bao gồm việc hiểu biết về sự trình bày triệu
chứng của bệnh nhân, ý thức của bệnh nhân về triệu chứng của họ, xem xét tiền sử
về học tập, hôn nhân, xã hội và phát triển của bệnh nhân.



×