Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

NHẬP MÔN TÂM LÍ HỌC THAM VẤN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.61 KB, 14 trang )

Mơn:TÂM LÝ HỌC THAM VẤN
Đề tài 1:

NHẬP MƠN TÂM LÍ HỌC THAM VẤN
Giáo trình Tham vấn tâm lý_ GS.TS. Trần Thị Minh Đức

Nhóm số 2
Thành viên:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
A.

Nguyễn Hịa Thanh Vy
Đỗ Thành Bảo Trâm
Lương Thị Như Quỳnh
Nguyễn Tường Vy
Đào Thị Nguyên Hoàng
Lê Thị Xuân Diệu

ĐỊNH NGHĨA THAM VẤN TÂM LÍ
1. Tham vấn tâm lí ( Counseling Psychology) là gì?
Tham vấn theo tiếng Anh là Couselling, đây là một hình thức trợ giúp tâm lý
xuất hiện đã lâu ở Phương Tây, tuy nhiên ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ và
thường được gọi là tư vấn tâm lý hoặc gọi chung là tư vấn. Tham vấn khơng
phải là một hình thức tư vấn thơng thường. Tham vấn là nói đến việc trợ giúp
về mặt tâm lý chứ không đơn thuần là việc giải đáp thông tin, kiến thức.
Hiệp hội các nhà tham vấn Hoa Kì (ACA,1997) : tham vấn tâm lí là sự áp dụng


nguyên tắc tâm lí, sức khỏe tinh thần hay nguyên tắc về sự phát triển con người
thông qua các chiến lược can thiệp một cách có hệ thống về nhận thức, xúc
cảm, hành vi, tập trung vào sự lành mạnh, sự phát triển cá nhân, phát triển nghề
nghiệp cũng như vấn đề bệnh lý.
Theo GS.TS Trần Minh Đức tham vấn tâm lí là một q trình tương tác giữa
nhà tham vấn (người có chun mơn và kỹ năng tham vấn, có các phẩm chất
đạo đức của nghề tham vấn và được pháp luật thừa nhận) với thân chủ (người
đang có vấn đề về tâm lí cần được giúp đỡ). Thông qua các kỹ năng trao đổi và
chia sẻ tâm tình( dựa trên các nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính
nghề nghiệp), thân chủ hiểu và chấp nhận thực tế của mình, tự tìm thấy tiềm
năng bản thân để giải quyết vần đề của chính mình.
2. Bản chất của tham vấn


Bản chất của tham vấn là hoạt động hay phương pháp trợ giúp người có vấn đề
của chính mình.
Mục đích của hoạt động này khơi gợi được những tiềm năng, mặt mạnh của
thân chủ.

B.

3. Đối tượng, nhiệm vụ của tham vấn
a. Đối tượng: thân chủ và nan đề của thân chủ.
b. Nhiệm vụ:
Xác định vấn đề và nguyên nhân gây ra chúng.
Chuẩn đốn, đánh giá, phân loại vấn đề.
TĨM LẠI
Tham vấn là 1 tiến trình giúp đỡ chứ khơng làm hộ thân chủ.
PHẨM CHẤT TÂM LÝ CỦA NHÀ THAM VẤN
Nhiều nhà tham vấn đã đúc kết được những phẩm chất quan trọng cần thiết cho

một người làm thamvấn. Đại diện là nhà tâm lý học theo trường phái tâm lý học
nhân văn Carl Rogers. Ông cho rằng những phẩm chất tâm lý của nhà tham vấn
là cần thiết trong việc tạo dựng mối tương giao tin cậy với thân chủ. Khả năng
này được xây dựng dựa trên ba phẩm chất cơ bản của nhà tham vấn, đó là sự
trung thực, tôn trọng vô điều kiện (hay là chấp nhận thân chủ) và thấu hiểu trọn
vẹn. Ba phẩm chất này hầu như được nhắc đến đối với tất cả các nhà tham vấn
chuyên nghiệp.


-

-


-

Chấp nhận thân chủ
Chấp nhận là sự nhiệt tình tơn trọng thân chủ như một con người riêng biệt với
đầy đủ các giá trị, bất kể hành vi, địa vị hoặc thái độ của người đó. Theo Carl
Rogers, một khi cá nhân được chấp nhận vô điều kiện thì sẽ tự do phát triển
theo chiều hướng tốt đẹp và giải quyết được những khó khăn về mặt tâm lý.
Chấp nhận cịn là khơng gán mác điều kiện ràng buộc với thân chủ vì như vậy
thơng tin thu được sẽ không khách quan mà bị chủ quan theo ý muốn của nhà
tham vấn.
Một nhà tham vấn có phẩm chất chấp nhận thân chủ vô điều kiện sẽ luôn tạo
điều kiện cho thân chủ bộc lộ hay sống thật với tất cả những cảm xúc đang diễn
ra trong lòng thân chủ. Điều này giúp cho nhà tham vấn dễ dàng khai thác được
thơng tin từ thân chủ, từ đó nắm bắt vấn đề một cách chính xác để có thể đưa ra
những liệu pháp phù hợp.
Trung thực (chân thành)

Thân chủ là chính mình khi nhà tham vấn là chính mình. (Carl Rogers)
Theo Carl Roger thì trung thực thực chất là sự hợp nhất giữa ba bình diện ý
thức, hành vi và cảm xúc.


-


-

-


-

-


-

Một khi nhà tham vấn trung thực với bản thân mình thì đồng thời anh ta cũng
trung thực với thân chủ của mình. Và khi nhà tham vấn trung thực thì thân chủ
mới trung thực. Có thể hiểu là trong quá trình trị liệu, nhà tham vấn phải biết
mình đang có cảm xúc gì và phải làm việc trên chính cảm xúc của mình, khơng
được chối bỏ. Đồng thời nhà tham vấn cũng phải trung thực với cảm xúc của
thân chủ, không được phán xét hay bác bỏ những điều mà thân chủ thổ lộ thì
thân chủ mới mạnh dạn chia sẻ.
Thấu hiểu trọn vẹn
Chính nhờ kĩ thuật lắng nghe sâu sắc, nhà tham vấn có thể thấu hiểu vấn đề của
thân chủ bằng cảm xúc.

Thấu hiểu là trải nghiệm điều mà thân chủ đang trải nghiệm, hiểu được những
tình cảm và ý nghĩ bên trong của thân chủ. Cụ thể là nhà tham vấn phải hiểu
được chuyện gì đang xảy ra với thân chủ, việc đó mang lại những cảm xúc gì
cho thân chủ và ý nghĩa của sự việc đó.
Thấu hiểu khơng phải là đồng cảm. Đơi khi chúng ta hay đồng nhất hai khái
niệm này làm một. Thực chất, thấu hiểu là đặt mình vào hồn cảnh của thân chủ
để nhìn thấy và cảm nhận rõ ràng những điều mà thân chủ đang cảm nhận hay
nói cách khác đó là diễn biến tâm lý của thân chủ. Khi được trải nghiệm những
cảm xúc chân thật như vậy thì nhà tham vấn sẽ biết được lý do của những phản
ứng của thân chủ trong hồn cảnh đó. Nhưng quan trọng là thấu hiểu thì nhà
tham vấn khơng được để cho cảm xúc đang trải qua xen vào câu chuyện của
thân chủ. Cịn đồng cảm có nghĩa là đồng nhất cảm xúc. Nhưng trong tham vấn
không nên đồng cảm vì nếu nhà tham vấn để cảm xúc chi phối sẽ khơng cịn đủ
sáng suốt để lắng nghe tiếp câu chuyện của thân chủ.
Ngoài ba phẩm chất cơ bản của mà Carl Rogers vừa nêu thì E.D.Neukrug bổ
sung thêm 5 phẩm chất nữa, đó là:
Năng lực chun mơn
Năng lực chun môn là một trong những phẩm chất quan trọng dẫn tới sự
thành công trong tham vấn. Năng lực của nhà tham vấn được thể hiện ở sự ham
hiểu biết, lòng mong muốn được tiếp cận và kiểm chứng các phương thức tham
vấn mới, tham gia vào các tổ chức chuyên môn và đọc sách báo chuyên nghiệp.
Một nhà tham vấn được gọi là có phẩm chất nghề tối thiểu phải có tên trong
danh sách các thành viên của một hiệp hội tham vấn chuyên nghiệp; có chứng
nhận bằng cấp chuyên môn và quan trọng nhất là được cấp giấy phép hành
nghề.
Khơng định kiến
Định kiến là thái độ có sẵn, một chiều, dùng để nhìn nhận người khác theo quan
điểm của mình. Định kiến thường thể hiện rõ khi có những khác biệt hoặc bất
đồng. VD: phân biệt chủng tộc, định kiến giới, khác biệt tầng lớp… Người
mang định kiến là người máy móc và rất cố chấp.



-


-

-


-

-


-

C.

Khi khơng có định kiến thì nhà tham vấn sẽ đối xử với thân chủ chân thành hơn,
cởi mở hơn và xây dựng được mối quan hệ chân thành và tin tưởng vào khả
năng giải quyết vấn đề của nhà tham vấnmà sẽ không phụ thuộc vào các yếu tố
như tơn giáo hay dân tộc...
Tin tưởng vào bản thân
Người có tính nội tâm cao thường tin tưởng vào bản thân. Họ thường kiểm soát
bản thân từ bên trong hơn là chịu tác động bên ngồi. Người có lịng tin vào bản
thân thường có khả năng phê và tự phê. Họ biết đánh giá ý kiến của người khác
và tiếp nhận ý kiến của người khác với sự cân nhắc kĩ lưỡng.
Khơng ai có thể giải quyết vấn đề của mình tốt hơn chính bản thân mình. Do
đó, một trong những nguyên tắc quan trọng trong tham vấn là giúp cho thân chủ

tự đương đầu với vấn đề của họ. Một khi nhà tham vấn có khả năng tự đương
đầu với những vấn đề của mình thì họ sẽ giúp cho thân chủ làm được điều đó.
Có tinh thần khỏe mạnh
Có tinh thần khỏe mạnh cũng là một phẩm chất quan trọng của nhà tham vấn vì
tinh thần của nhà tham vấn có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới thân
chủ. Có nghĩa là nếu nhà tham vấn có tinh thần tốt thì quá trình trị liệu cho thân
chủ sẽ đạt hiệu quả cao và ngược lại. Ý thức được mức độ quan trọng đó nên
các nhà tham vấn chuyên nghiệp thường tự trị liệu cho bản thân hoặc nhờ sự
giúp đỡ của các nhà tham vấn khác.
Việc các nhà tham vấn tham gia vào quá trình trị liệu tâm lý sẽ làm phát triển
khả năng tham vấn của họ, cụ thể là: Ngăn chặn được sự phóng chiếu cảm xúc
âm tính của nhà tham vấn lên thân chủ; nhà tham vấn hiểu được những khó
khăn của thân chủ và nhà tham vấn cũng có thêm nhiều kinh nghiệm để giải
quyết vấn đề.
Khả năng hợp tác
Phẩm chất này nói lên tính liên kết, tính chấp nhận của nhà tham vấn đối với
thân chủ và đồng nghiệp của mình. Khả năng xây dựng sự hợp tác phụ thuộc
vào nhân cách của nhà tham vấn và qua quan điểm tiếp cận trong tham vấn. Hai
yếu tố này phải có sự thống nhất thì mới đạt được hiệu quả. Những nhà tham
vấn theo các trường phái tiếp cận thân chủ khác nhau có thể đưa ra những tiêu
chí khác nhau về nhà tham vấn.
THÁI ĐỘ CỦA NHÀ THAM VẤN
1. Định nghĩa thái độ:

Trong từ điển Anh-Việt, “thái độ” được viết là “Attitude” và được định nghĩa
là “cách ứng xử, quan điểm của một cá nhân”.
“Trạng thái sẵn sàng về mặt tinh thần và thần kinh được tổ chức thơng qua kinh
nghiệm, có tác dụng điều chỉnh hoặc có ảnh hưởng một cách linh hoạt đến phản
ứng của cá nhân với tất cả các khách thể và tình huống mà nó có mối liên hệ” – Từ
điển TLH (Vũ Dũng)



-

-

-

-

Trong từ điển tiếng Việt, Thái độ được định nghĩa là: “Cách nhìn nhận, hành
động của cá nhân về một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình huống cần giải
quyết. Đó là tổng thể những biểu hiện ra bên ngồi của ý nghĩ, tình cảm của cá
nhân đối với con người hay một sự việc nào đó”
2. Thái độ của nhà tham vấn
CHẤP NHẬN THÂN CHỦ: Với tư cách là nhà tham vấn, nhiệm vụ là chấp nhận
thân chủ như chính bản thân họ chứ khơng phải là nghĩ họ nên như thế nào. Thái
độ chấp nhận thân chủ được thể hiện rất rõ ở sự quan tâm, sự lắng nghe những vấn
đề của thân chủ. Chấp nhận cịn bao hàm cả việc đương đầu với những khó khăn,
thách thức từ phía thân chủ, nhưng khơng phải là sự nhún nhường thụ động.Chấp
nhận thân chủ, không đưa ra những phán xét, những giải đáp, hay lời khuyên chỉ
sau 15-20 phút trò chuyện với thân chủ. Nhà tham vấn chấp nhận thân chủ, động
viên, khích lệ, củng cố những giá trị của thân chủ. Mà theo như Carl Roger – nhà
tham vấn nổi tiếng của Hoa Kỳ theo trường phái Nhân Văn thì khả năng chấp nhận
thân chủ là “không gán các điều kiện ràng buộc” của thân chủ trong cuộc tham
vấn. Nhà tham vấn chấp nhận thân chủ với một thái độ khơng dè dặt, khơng phịng
vệ khơng phê phán khơng giả tạo.
TƠN TRỌNG THÂN CHỦ: Dù họ là bất kỳ ai đi chăng nữa, nhưng là đối tượng
của tham vấn, chúng ta phải ln nhìn nhận họ là một con người, nghĩa là tôn trọng
họ. Không phải vì họ có hành vi sai trái (sử dụng ma tuý, hành nghề mại dâm, đua

đòi ăn chơi) mà chúng ta coi thường họ. Tơn trọng thân chủ cịn bao hàm cả sự tôn
trọng vấn đề và suy nghĩ của họ. Chỉ khi nào thân chủ cảm thấy được tôn trọng, họ
sẽ nhiệt tình hợp tác với nhà tham vấn, nói một cách tự nhiên và thoải mái về
những suy nghĩ và cảm xúc riêng tư của họ. Tôn trọng thân chủ cũng có nghĩa là
khơng bao giờ tạo ra một cách cố ý các tình huống làm thân chủ phải phụ thuộc
vào nhà tham vấn.Nhà tham vấn không nên áp đặt quan điểm, cách nhìn nhận,
đánh giá của mình đối với thân chủ.
QUAN TÂM VÀ SẴN LÒNG GIÚP ĐỠ:Nếu khơng thực sự quan tâm đến lợi
ích của thân chủ, nhà tham vấn sẽ rất khó thơng cảm với họ và giúp đỡ họ đạt được
những mục tiêu đặt ra và sống có ích hơn.Tuy nhiên, sự giúp đỡ này không thuần
tuý chỉ là trách nhiệm, không phải là sự ban ơn mà phải xuất phát từ tình cảm con
người, đạo đức nghề nghiệp và lịng nhiệt tình. Ngồi ra, nhà tham vấn không nên
đưa ra lời khuyên hoặc dạy bảo, giáo dục xáo rỗng;
LẮNG NGHE,THẤU HIỂU:Là trải nghiệm những điều mà thân chủ đang trải
nghiệm bằng một cách nào đó để hiểu được những tình cảm và suy nghĩ bên trong
của thân chủ. Có khả năng hiểu thân chủ như chính họ hiểu bản thân mình. Tuy
nhiênnhà tham vấn hiểu những cảm xúc của thân chủ mà không hề có cảm xúc
giống như thân chủ. Do vậy nhà tham vấn với có được cách nhìn khách quan trong
vấn đề của thân chủ. Nhà tham vấn địi hỏi phải có lịng vị tha, biết đặt nhu cầu và
lợi ích thân chủ lên trên lợi ích của bản thân. Nhu cầu của thân chủ có thể về vật
chất, có thể về tinh thần nhưng trong tham vấn nó được thể hiện ở nhu cầu giải
quyết vấn đề về tâm lý là chủ yếu. Có những nhu cầu khơng được đáp ứng trực tiếp
bởi hoạt động tham vấn, nhưng khơng phải vì thế mà chúng ta từ chối, bỏ qua.
Chúng ta không nên cho rằng những nhu cầu kiểu như thế là khơng chính đáng.


-

I.


Bởi lẽ, mọi nhu cầu của thân chủ đều phải được tơn trọng và quan tâm, nhưng có
những nhu cầu mà việc đáp ứng nó địi hỏi phải có sự kết hợp nhiều nguồn lực.
KHÔNG ĐỊNH KIẾN:Định kiến là thái độ sẵn có, một chiều dùng để nhìn nhận
ngưịi khác theo quan điểm của mình. Định kiến được thể hiện rõ khi có những
khác biệt hoặc bất đồng. Nhà tham vấn khơng có định kiến với thân chủ thể hiện
qua thái độ bao dung, xem thân chủ là một người ở sự cởi mở, sự nồng nhiệt khẳ
năng chấp nhận thân chủ mà khơng buộc thân chủ phải giống mình, cũng như nhà
tham vấn không cố gắng thuyết phục thân chủ làm theo quan điểm niềm tin của
mình.
D. KĨ NĂNG THAM VẤN TÂM LÍ
Kĩ năng lắng nghe:
Lắng nghe trong tham vấn là một nghệ thuật.Kĩ năng lắng nghe được xem là kĩ
năng quan trọng bậc nhất, cơ bản nhất, được coi là bí quyết dẫn đến thành cơng
trong tham vấn.
1. Khái niệm lắng nghe:
- Trong tham vấn, lắng nghe là đi vào nội tâm của thân chủ hiểu họ trong khung
cảnh, quan điểm của họ. Lắng nghe cũng là sự tập trung chú ý vào thân chủ,
không để bị chi phối bởi những gì xảy ra xung quanh và trong chính lịng mình.
Ví dụ như: bị áp lực thời gian như việc phải đi đón con hoặc hơm qua hai vợ
chồng gây gỗ với nhau, hơm nay vẫn cịn tức và mang tâm trạng đó tham vấn
cho thân chủ thì lúc bấy giờ việc lắng nghe của nhà tham vấn sẽ kém hiệu quả.
2. Các yếu tố của sự lắng nghe:
Katheryn Geldard và David Geldard chỉ ra sáu thành tố chính của sự lắng nghe
tích cực
- Hịa nhập với ngơn ngữ cơ thể của thân chủ: Khi lắng nghe tích cực nhà tham
vấn tự động có những hành vi phi ngôn ngữ phù hợp với tư thế của thân chủ. Ví
dụ như: Khi thân chủ ngồi thoải mái nhà tham vấn đáp ứng một cách tự nhiên
với dáng vẻ thoải mái. Sự hòa hợp này mang đến cho thân chủ một thông điệp
là: “Tôi đang lắng nghe anh đây”, “Tôi đang muốn giúp anh đây”
- Sử dụng những câu trả lời tối thiểu: Khi nhà tham vấn chú ý nghe nhiều hơn là

nói thì việc trả lời tối thiểu tự nó sẽ diễn ra như: gật đầu, “à”, “phải”, “được”,
“vâng, tôi hiểu”, “tiếp tục đi”… điều này làm cho thân chủ cảm thấy mình đang
được chú ý, được quan tâm. Vì vậy, học muốn nói nhiều hơn. Để giữ sự khách
quan nhà tham vẫn không nên bộc lộ quá lộ liễu thái độ của mình như: “Ối”,
“thật kinh khủng”…
- Nhấn mạnh: Khi lắng nghe, nhà tham vấn có thể nhấn mạnh điều thân chủ nói
bằng cách nhắc lại từ chốt hoặc sử dụng các biểu hiện hành vi phi ngôn ngữ. Sự
nhấn mạnh của nhà tham vấn chỉ nhằm mục đích khuyến khích thân chủ tiếp tục
câu chuyện của mình.
- Sử dụng sự phản hồi: Mục đích của sự phản hồi là cho thân chủ thấy nhà tham
vấn hiểu thân chủ đã cảm thấy như thế nào về điều họ nói. Qua đó, giúp thân


II.

chủ đánh giá và kiềm chế cảm xúc của họ. Ví dụ: “Cứ như điều bạn mơ tả thì ai
trong tình huống này cũng cảm thấy não lịng”
- Lưu ý điều thiết sót: Bằng cách lắng nghe tích cực nhà tham vấn nhận ra được
trong câu chuyện của thân chủ có những thơng tin mập mờ, những thơng tin bị
mâu thuẫn, những ý nghĩ tiềm ẩn… đây là những thông tin có thể giúp ích cho
nhà tham vấn và đặc biệt là thân chủ sáng tỏ thấu hiểu về vấn đề của mình
- Tóm tắt, tóm lượt: Mục đích của tóm tắt là đưa tồn bộ phần câu chuyện của
thân chủ vào một trọng tâm, làm sáng tỏ điều thân chủ muốn nói và đặt thơng
tin vào trình tự của nó để thân chủ có một hình ảnh rõ rệt và tập trung chú ý tốt
hơn, nhờ thế thân chủ có cơ hội tìm giải pháp cho các vấn đề của mình.
3. Luyện kĩ năng lắng nghe: Để luyện dược khả năng lắng nghe người học phải
thực hiện được một trình tự lắng nghe bao gồm các bước sau:
- Nhà tham vấn đặt câu hỏi mở để thân chủ bắt đầu câu chuyện của mình
- Nhà tham vấn bày tỏ sự khích lệ bằng các biểu cảm phi ngơn ngữ và đôi khi
diễn giả điều thân chủ chia sẻ để duy trì sự tiếp tục chia sẻ nhiều hơn của thân

chủ
- Nhà tham vấn sử dụng phản hồi để cho thân chủ thấy nhà tham vấn hiểu câu
chuyện của thân chủ ra sao
- Nhà tham vấn sử dụng tóm lượt
Kĩ năng đặt câu hỏi:
1. Khái niệm đặt câu hỏi:
Hỏi là cách thức trong đó người hỏi muốn khai thác thơng tin từ người được
hỏi, nhằm mục đích nào đó.
Theo E.D. Neukrug, các câu hỏi là công cụ để tập hợp thông tin của nhà tham
vấn. Nhà tham vấn phải trả lời được các câu hỏi: câu hỏi sẽ đem lại mục đích
gì? Khi nào nên đặt câu hỏi?Câu hỏi thể hiện bằng cách nào là tốt nhất?Tại sao
lại phải đưa ra câu hỏi? Câu hỏi ngắn hay dài?...
2. Các loại câu hỏi:
Mỗi nhà tham vấn dựa vào kinh nghiệm của mình có thể vận dụng và sáng tạo
những kiểu hỏi khác nhau tất cả đều nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề cần hỏi.
- Câu hỏi đóng: đơn giản là chỉ trả lời “có” hoặc “khơng”
- Câu hỏi mở được đánh giá cao hơn nhiều so với câu hỏi đóng. Câu hỏi mở sẽ
khuyến khích thân chủ nói về mình nhiều hơn và điều này cho phép thân chủ dễ
dàng bộc lộ được những cảm xúc suy nghĩ của mình.
- Câu hỏi hướng về mục đích: thường khuyến khích thân chủ tìm kiếm những
giải pháp để cải thiện thực trạng. Ví dụ như: “Sau việc hiểu lầm này chị muốn
giải quyết như thế nào?”
- Câu hỏi tưởng tưởng: thường bắt đầu bằng chữ “nếu”, giúp cho thân chủ tư duy
sâu hơn về thứ chưa xảy ra, giúp bộc lộ những mong muốn thầm kín và giúp
thay đổi cách nhìn

3. Luyện kĩ năng đặt câu hỏi:


III.


IV.

Kĩ năng hỏi không chỉ đơn thuần là biết cách đặt câu hỏi, biết được ưu nhược
điểm của từng loại câu hỏi. Điều quan trọng nhất là phải biết nội dung cần hỏi.
Các câu hỏi đặt ra phải giúp cho thân chủ nhìn nhận được vấn đề như nó đang
tồn tại.
Kĩ năng thấu hiểu
1. Khái niệm thấu hiểu:
Thấu hiểu là cảm nhận điều mà thân chủ đang cảm nhận.Đó là khả năng hiểu
bằng cảm xúc, hiểu biết chính xác cái thế giới cảm xúc của thân chủ. Để đưa ra
một câu trả lời thấu hiểu đòi hỏi nhà tham vấn phải sử dụng kĩ năng lắng nghe,
im lặng, các kĩ năng phản hồi tốt… Chính vì thế, thấu hiểu khơng chỉ là một kĩ
năng mà là tổ hợp các kĩ năng.
2. Các mức độ của thấu hiểu:
Truax đã đưa ra một thang đo có 9 mức độ để đo mức độ thấu hiểu và sau này
Carkhuff đã hiệu chỉnh thành thang đo 5 mức độ từ 1.0 đến 5.0
- Đáp ứng ở mức độ 1 hay mức độ 2: là làm giảm những điều mà thân chủ đang
nói (Ví dụ: đưa ra lời khun, phản ánh cảm xúc khơng chính xác…). Đáp ứng
ở mức độ 3 là bày tỏ được cảm xúc và ý nghĩa về những gì thân chủ nói. Những
đáp ứng ở mức 4, mức 5 là phản ánh được những cảm xúc, ý nghĩ vượt xa hơn
những gì thân chủ nói bên ngồi và bổ sung thêm ý nghĩa cho sự bày tỏ bên
ngoài của thân chủ
Khi nói câu thấu hiểu, nhà tham vấn phải có thái độ lắng nghe tích cực và sự
tơn trọng, chấp nhận thân chủ mà không phê phán đánh giá, điều này làm cho
thân chủ nhìn nhận lại bản thân một cách tôn trọng và cảm nhận theo cách mà
nhà tham vấn đối xử với mình
3. Luyện kĩ năng thấu hiểu: Việc luyện kĩ năng thấu hiểu sẽ tương đối đơn giản
khi yêu cầu người học “thao tác hóa” sự bày tỏ thấu hiểu theo một công thức
nhất định. Học viên phải thực hiện các bước sau:

- Đặt mình vào hồn cảnh của thân chủ để cảm nhận điều mà họ đang cảm thấy.
- Nhắc lại cảm xúc mà thân chủ đang nói và nguyên nhân dẫn đến cảm xúc đó
- Nói rằng điều họ đang cảm thấy là đúng trong hoàn cảnh của họ
- Chia ra giá trị ý nghĩa sâu kín nằm sau cảm xúc, hành vi tiêu cực của thân chủ
∆ Những lưu ý tránh sử dụng khi nói lời thấu hiểu.
- Không đưa ra lời khuyên
- Không đưa kinh nghiệm cá nhân của mình vào câu nói
- Khơng đứng về phía nào để bên hoặc chê
- Khơng giảng giải đạo đức xã hội hay bình luận vấn đề, con người thân chủ
- Không đặt câu hỏi.
KĨ NĂNG PHẢNHỒI
1. Khái niệm về phản hồi.
Phản hồi: là nói lại bằng từ ngữ của mình hoặc nhắc lại lời của thân chủ một
cách cô đọng hay làm sáng tỏ điều thân chủ cảm thấy và đạt được sự tán thành
của thân chủ


V.

Hoặc , phản hồi là tăng cường ý thức về những gì thân chủ làm và làm như thế
nào. Đó là sự tiếp nhận và truyền tin về hành vi.
Phản hồi chỉ liên quan đến các câu hỏi: thế nào? Cái gì? Mà khơng nhằm giải
thích tại sao.
Ý nghĩa của phản hồi:
- Giúp thân chủ cảm thấy có người đang lắng nghe và hiểu điều mình nói.
- Làm cho thân chủ được khích lệ.
- Giúp thân chủ ý thức được điều họ vừa nói và có trách nhiệm với lời nói đó.
- Làm thân chủ có cảm giác được quý trọng.
- Cịn nhà tham vấn chắc chắn điều mình hiểu là không sai, không suy diễn.
2. Các loại phản hồi.

Lập lại câu nói của thân chủ (sự nhắc lại) –phản hồi nội dung.
- Phản hồi cảm xúc (phản hồi tâm tình)
- Phản hồi soi sáng.
Kĩ năng diễn giải
1. Khái niệm về diễn giải
Diễn giải: là sự phân tích hành vi, ý nghĩa và cảm xúc của thân chủ từ quan
điểm tiếp cận của nhà tham vấn và đạt được sự hài lịng, chấp thuận của thân
chủ.
Lời diễn giải khơng phải là “nhắc lại lời của một con vẹt”, mà là bằng ngôn từ
của nhà tham vấn thể hiện nội dung cốt lõi của thông điệp (không thêm bớt)
nhằm cung cấp cho thân chủ một cách nhìn về tình trạng của họ.
Trong thực tế, nhà tham vấn có thể sử dụng sự diễn giải nhưng có thể tiếp thu
hay khơng là phụ thuộc vào quan điểm nhận thức triết lí sống của thân chủ. Sự
diễn giải chỉ có thể là cơng cụ có giá trị khi nhà tham vấn xây dựng được mối
quan hệ tin tưởng với thân chủ và họ thật sự có kiến thức vững vàng về một lí
thuyết trị liệu nào đó.
2. Lợi ích của việc sử dụng kĩ năng diễn giải
- Để thân chủ thấy nhà tham vấn đang lắng nghe mình, thấu hiểu được gì mình
nói, cảm thấy được chia sẻ.
- Để thân chủ nhìn nhận lại những vấn đề cốt yếu của mình một cách rõ ràng,
sáng tỏ hơn, cô đọng hơn.
- Giúp nhà tham vấn nhìn ra vấn đề chính của thân chủ cần phải tập trung vào
điều gì. Từ đó nhà tham vấn có thể đưa ra những bước tiếp theo cho phù hợp.
- Giúp nhà tham vấn biết được mình hiểu rõ vấn đề và cảm xúc chủ đạo của thân
chủ như thế nào sau khi thân chủ phản hồi lại.
+ Lưu ý khi sử dụng kĩ năng diễn giải:
-

Sự diễn giải khiến nhà tham vấn có vẻ như một “chuyên gia” và làm giảm tính
thực tế của mối quan hệ.

Trong tham vấn, kĩ thuật diễn giải thường được sử dụng sau khi thân chủ đã kể
tương đối đầy đủ về vấn đề của mình, nhà tham vấn cần chốt lại vấn đề ấy để có


thể từ đó phát triển đi các bước tiếp theo, hoặc khi nhà tham vấn muốn giúp
thân chủ hiểu rõ hơn về vấn đề của mình.
- Kĩ năng diễn giải có thể đem đến hiệu quả trong các nền văn hóa có sự tơn
trọng “tơn ti trật tự”, tơn trọng sự dạy bảo của “người trên” đối với “người
dưới”
VI. Kĩ năng xử lí sự im lặng
1. Khái niệm im lặng.
Im lặng là sức mạnh của tinh thần. Vì nó cho phép thân chủ ngẫm nghĩ về
những điều mình chưa muốn nói ra, cịn nhà tham vấn có thời gian xử lí tình huống
tham vấn.
- Sự im lặng đơi khi chỉ là một thời gian tạm ngừng, nó lâu hay mau thuộc về mỗi
nền văn hóa. Tuy nhiên nó ảnh hưởng đến kết quả tham vấn.
- Sự im lặng có thể tạo ra những bối rối và làm cho nhà tham vấn cảm nhận mình
cần làm một điều hữu ích nhất để lắp đầy khoảng trống này. Lúc này nhà tham vấn
dễ trở thành kẻ “nói tía lia”, hay lựa chọn cách thây đổi chủ đề khác hơn là khai
thác sâu để hiểu nội hàm của sự yên lặng.
- Câu hỏi đặt ra cho nhà tham vấn là: Vì sao cá nhân/ thân chủ im lặng? Hay, họ im
lặng vì nguyên nhân gì? Việc nhận biết lí do im lặng của thân chủ có thể giúp cho
nhà tham vấn duy trì liên tục cuộc tham vấn.
2. Luyện kĩ năng xử lí im lặng.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra sự im lặng ở thân chủ, tùy theo mỗi nguyên
nhân mà nhà tham vấn có cách xử lí im lặng khác nhau.
- Cho phép thân chủ duy trì sự im lặng khoảng 30 giây.
- Gọi tên cảm xúc mà họ đang trải nghiệm.
- Bày tỏ thông cảm với sự im lặng của họ.
- Khuyến khích họ nói ra vấn đề của họ bằng cách nói cho thân chủ hiểu khơng

vui trong lịng sẽ khơng tốt vì họ sẽ phải chịu đựng một mình và vấn đề khơng
tự mất đi.
- Cho họ thấy mình muốn giúp họ- khi nào họ muốn.
- Nói về sự bảo mật của thông tin.
- Lưu ý: trong câu nói ln phải có từ “im lặng”, hoặc từ “nói”, vì đây là những
từ chốt cần nhấn để cho thân chủ ý thức về trạng thái tâm lí của mình.
VII. Kĩ năng thông đạt
1. Khái niệm về thông đạt.
Thông đạt hay con gọi là biểu đạt (sự phát biểu vấn đề) là khả năng khai thông
phát biểu rõ ràng vấn đề chính của thân chủ nhằm mục đích giúp thân chủ khám
phá vấn đề của mình.
Theo M.Daignieault (2001) thơng đạt vấn đề là tóm tắt lain trong một vài từ
những điều quan tâm nhất của thân chủ. Sự thông đạt khơng cần cân nhắc dài
dịng, hay làm phức tạp vấn đề, mà nó chỉ là việc đặt lại một cách dễ hiểu và có
trật tự những gì nhà tham vấn thấy được, nghe được và sự biểu đạt vấn đề của
thân chủ có thể phát triển trong q trình trị chuyện.


2.

-

Trong q trình tham vấn, có những lúc thân chủ rất xúc động nên bày tỏ những
cảm xúc của mình không được rõ ràng, thường lẫn lộn. Những chi tiết, sự kiện
có thể cũng bị đảo lộn và đan xen vào những cảm xúc. Sự thông đạt đúng của
nhà tham vấn giúp thân chủ thấy rõ nội dung các sự kiện và cảm xúc của họ.
+Những khả năng phải có của nhà tham vấn khi thực hiện kĩ năng thông đạt:
Tổ chức tốt những thông tin thu nhận được.
Vận dụng các kiến thức đã có.
Tách bạch được vấn đề chính

Nâng cao năng lực cho thân chủ.
Luyện kĩ năng thông đạt
Dưới đây là một số khía cạnh mà nhà tham vấn thường thông đạt vấn đề của
thân chủ:
Thông đạt sự kiện hay cảm xúc?
Thông đạt tập trung vào thân chủ hay vào người khác có liên quan trong câu
chuyện?
Lựa chọn từ ngữ để thơng đạt.
Tránh nói nhiều về bản thân khi thơng đạt.
Đáp ứng nhạy cảm theo tình huống tham vấn.
Những khó khăn khi thực hiên kĩ năng thơng đạt:

-

VIII.
1.
-

-

Thơng đạt sẽ không thành công khi nhà tham vấn đưa ra những ý tưởng kinh
nghiệm của mình vào trong câu chuyện thay vì phát biểu những điều mình quan
sát thấy được, nghe thấy được.
Khiến nhà tham vấn trở thành như một chuyên gia và làm giảm đi tính trung
thực, khách quan trong mối quan hệ.
Nó làm giảm đi phẩm chất “ở đây, ngay bây giờ” của mối quan hệ tham vấn,
làm tăng sự lí trí hóa.
KĨ NĂNG CUNG CẤP THƠNG TIN
Khái niệm về cung cấp thông tin.
Theo Schwartz: Cung cấp thông tin là sự chia sẻ trực tiếp về những sự thực, ý

tưởng, giá trị và niềm tin của nhà tham vấn liên quan đến nhiệm vụ cần làm của
thân chủ.
Theo Neukrug: Cung cấp thông tin là là một đáp ứng cung cấp cho thân chủ
thơng tin “khách quan” có giá trị mà thân chủ khơng hề biết về nó,thơng tin này
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự hiểu biết và lớn lên của thân chủ
Không áp đặt ý tưởng lên thân chủ  thân chủ thụ động và lệ thuộc
Cung cấp thông tin bằng cách mở rộng vấn đề trước mắtđể thân chủ xem xét
sẽ tốt hơn so với việc cung cấp thông tin lâu dài một cách trực tiếp hay đưa lời
khun có tính kinh nghiệm của tham vấn gia thân chủ phải có trách nhiệm
với những quyết định của họ.


Luyện kĩ năng cung cấp thông tin
- Khi cung cấp thơng tin cần làm rõ những thơng tin mang tính khách quan – sự
kiện với những thơng tin mang tính nhận thức, phỏng đoán chủ quan của nhà
tham vấn
- Nhà tham vấn cần chỉ rõ cho thân chủ thấy họ có quyền về việc nên hay khơng
làm theo chỉ dẫn
- Khuyến khích thân chủ chia sẻ và tự chịu trách nhiệm về hành động của mình
- Thách thức thân chủ trước các thơng tin đưa ra vì nó giúp thân chủ đối diện với
vấn đề của chính họ
KĨ NĂNG BỘC LỘ BẢN THÂN
1. Khái niệm bộc lộ bản thân.
Bộc lộ bản thân nghĩa là nhà tham vấn chia sẻ thông tin cá nhân hay những
cảm xúc, suy nghĩ của mình với thân chủ trong quá trình tham vấn.
Điều này giống như nhà tham vấn đưa ra những kinh nghiệm từng trải của mình
để giúp thân chủ vượt qua một nân đề hay một cảm xúc nào đó.
Lợi ích của kĩ năng bộc lộ bản thân của nhà tham vấn
- Giúp thân chủ cảm nhận về giá trị hay ảnh hưởng của họ lên nhà tham vấn
- Giúp thân chủ nhận thấy sự trao đổi thông tin cá nhân trong từng thời điểm có

thể nâng cao mối quan hệ tin tưởng.
- Giúp thaanh chủ học được cách giao tiếp trao đổi thông tin với mọi người một
cách tự tin
2. Luyện kĩ năng bộc lộ bản thân.
Lưu ý khi sử dụng kĩ năng bộc lộ bản thân:
- Sự bộc lộ của nhà tham vấn phải trung thực, trung thực với những cảm xúc
mang đến cho thân chủ. Nếu không mối quan hệ tham vấn sẽ trở nên xơ cứng
và mất tin tưởng từ phía thân chủ.
- Bộc lộ bản thân phải được sử dụng hạn chế, vào thời điểm thích hợp. Vì chỉ khi
nó là phương tiện cho sự lớn mạnh của thân chủ mà không phải để thõa mãn
nhu cầu bày tỏ bản thân của nhà tham vấn.
- Cần hạn chế việc bộc lộ các thông tin cá nhân khi nhà tham vấn đang trong tâm
trạng “cao hứng”.
- Sự bộc lộ bản thân nếu không được sử dụng phù hợp sẽ làm mất tính chất “thân
chủ trọng tâm” và chuyển sang thành “nhà tham vấn trọng tâm”.
KĨ NĂNG ĐƯƠNG ĐẦU.
1. Khái niệm về đương đầu
Trong phạm vi của mối quan hệ tham vấn, sự đương đầu nhìn chung được coi
như một thử thách đối với sự hiểu biết của thân chủ về thế giới xung quanh
(Byrne,1995).
Lưu ý khi sử dụng kĩ năng đương đầu:
- Nhà tham vấn đối xử khéo léo, thân thiện và dựa trên cơ sở của mối quan hệ
hiểu biết, quan tâm và trung thực.
2.

IX.

X.



-

-

Kĩ năng đương đầu chỉ sử dung hiệu quả khi nhà tham vấn sử dụng tốt kĩ năng
lắng nghe, thấu hiểu, đặt câu hỏi, diễn giải và phản hồi để làm rõ thơng tin trong
mỗi câu nói của thân chủ.
Nhà tham vấn nên biết sử dụng một cách cẩn trọng, cân nhắc lời nói và có trách
nhiệm.
Bản chất của kĩ năng đương đầu là chỉ ra được mâu thuẫn trong câu nói của
thân chủ, mục đích là giúp thân chủ thay đổi cách nhìn cho có hiệu quả với nan
đề của họ, mối quan hệ trong cuộc sống của họ, hoặc khắc phục những rào cản
trong mối quan hệ tham vấn.

2.
-

Các loại mâu thuẫn giữa lời nói, cảm xúc, hành vi của thân chủ.
Mâu thuẫn giữa giá trị và hành vi.
Mâu thuẫn giữa hành vi và cảm xúc.
Mâu thuẫn giữa chính những lời nói của thân chủ.
Mâu thuẫn giữa lời nói của thân chủ về cảm xúc và những cảm xúc thực sự còn
ẩn giấu, những cảm xúc mà thân chủ sẽ không chấp nhận hoặc họ không nhận
thức được.



×