Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Phân tích hoạt động quản trị dự trữ (kho hàng) của sàn thương mại điện tử lazada đề xuất hướng (giải pháp) giải quyết những vấn đề tồn tại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (550.97 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
----------

BÀI THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: QUẢN TRỊ TMĐT 2
ĐỀ TÀI:

“Phân tích hoạt động quản trị dự trữ (kho hàng) của sàn
Thương mại điện tử Lazada. Đề xuất hướng (giải pháp) giải quyết
những vấn đề tồn tại”

Mã lớp học phần
Giảng viên hướng dẫn
Nhóm thực hiện

: 2209eCOM2021
: Trần Hoài Nam
: 03

Hà Nội - 2022

1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...............................................................................................................4
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT...................................................................................5
1.1 Hàng dự trữ, quản trị hàng dự trữ?..................................................................5
1.2 Phân loại hàng dự trữ.........................................................................................5
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị dự trữ....................................................7


1.4 Quy trình quản trị dự trữ (quản trị kho hàng)................................................8
PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DỰ TRỮ
CỦA DOANH NGHIỆP LAZADA............................................................................11
2.1 Giới thiệu doanh nghiệp Lazada......................................................................11
2.1.1 Thông tin chung về doanh nghiệp.............................................................11
2


2.1.2 Quá trình hoạt động và phát triển............................................................12
2.2 Tình hình quản trị dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp Lazada....................14
2.2.1 Thực trạng kho hàng hiện nay của Lazada..............................................14
2.2.2 Quy trình quản trị dự trữ (quản trị kho hàng) của Lazada...................16
2.3 Ưu điểm và hạn chế của hoạt động dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp......23
2.4 Các đề xuất nhằm nâng cao hoạt động quản trị hàng dự trữ của Lazada
.................................................................................................................................. 27
KẾT LUẬN.................................................................................................................29

3


LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, cùng với sự bùng nổ của Internet và sự phát
triển vượt bậc của Thương mại điện tử, các website bán hàng cũng như các hoạt động
thương mại trên các sàn giao dịch thương mại điện tử đã trở thành hướng đầu tư khôn
ngoan để các doanh nghiệp mở rộng các kênh bán hàng trên toàn thế giới.
Ngày nay, khi thị trường và nhu cầu hàng hóa có nhiều biến động, khó dự đốn
trước thì việc lưu trữ hàng hóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng đối với các doanh
nghiệp đặc biệt doanh nghiệp thương mại điện tử. Chính vì lẽ đó việc kiểm sốt và
quản trị tốt hàng tồn kho là một vấn đề hết sức cần thiết và chủ yếu trong quản trị tác
nghiệp

Sàn Thương mại điện tử Lazada là một trong những sàn Thương mại điện tử thành
công tại thị trường Đông Nam Á với một lượng hàng dự trữ khổng lồ. Lazada ngày
càng chiếm lĩnh thị trường người tiêu dùng nhờ việc đầu tư vào hệ thống kho bãi, công
tác quản trị hàng dự trữ. Với mong muốn tìm hiểu thêm về cơng tác quản trị hàng dự
trữ của một doanh nghiệp thương mại điện tử, nhóm 3 quyết định lựa chọn đề tài:
“Phân tích hoạt động quản trị dự trữ (kho hàng) của sàn Thương mại điện tử Lazada”
để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm của công tác quản trị hàng dự trữ và đề xuất một
số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác này.”

4


PHẦN I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Hàng dự trữ, quản trị dự trữ?
Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 02 – hàng tồn kho (hàng dự trữ), quy định
hàng dự trữ là tài sản:
- Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kỳ dinh doanh bình thường.
- Đang trong quá trình kinh doanh, sản xuất dở dang.
- Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh
doanh hoặc cung cấp dịch vụ.
- Hàng dự trữ là một bộ phận của tài sản ngắn hạn và chiếm tỷ trọng lớn, có vai trị
quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Theo giáo trình Quản trị tài chính – ĐH Thương mại năm 2011, hàng dự trữ bao
gồm: hàng mua đang đi trên đường: nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, thành
phẩm, hàng hóa tồn kho; hàng gửi bán, dự phòng giảm giá hàng dự trữ.
Như vậy: Hàng dự trữ của doanh nghiệp là một bộ phận của tài sản ngắn hạn, dự
trữ cho sản xuất, lưu thông hoặc đang trong quá trình sản xuất, chế tạo của doanh
nghiệp.
Quản trị kho hàng (Quản trị dự trữ) là quá trình xây dựng kế hoạch nghiệp vụ kho
hàng , triển khai và kiểm soát nghiệp vụ kho.

Xây dựng kế hoạch nghiệp vụ kho bao gồm : quy hoạch mạng lưới kho hàng, thiết
kế kho hàng, đảm bảo thiết bị trong kho hàng.
Triển khai nghiệp vụ kho hàng: tiếp nhập hàng hóa ( nhập hàng), bảo quản hàng
hóa ( lưu trữ, bảo quản), phát hàng ( xuất hàng).
Kiểm soát nghiệp vụ kho hàng : là việc kiểm tra giám sát từng hoạt động liên quan
đến kho.
1.2 Phân loại hàng dự trữ

 Phân loại theo mục đích dự trữ
5


Dự trữ thường xuyên: Nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu hàng ngày. Dự trữ thường
xuyên phụ thuộc vào cường độ và sự biến đổi của nhu cầu và khoảng thời gian giữa 2
thời kỳ nhập hàng. Dự trữ thường xuyên bao gồm dự trữ chu kỳ và dự trữ bảo hiểm.
Dự trữ thời vụ: Có những loại hàng hố tiêu thụ quanh năm, nhưng sản xuất có
tính thời vụ như: nơng sản, ngược lại có những sản phẩm chỉ tiêu dùng theo mùa vụ
nhưng có thể sản xuất quanh năm như : quần áo thời trang. Để đáp ứng những nhu cầu
nêu trên thì phải có dạng dự trữ theo mùa vụ. Một số ví dụ về dạng dự trữ này, như: ở
xứ lạnh người ta dự trữ rau để phục vụ cho mùa đông; các công ty thiết bị trường học
dự trữ sách, vở, dụng cụ học sinh để phục vụ cho ngày khai trường.

 Phân loại theo thời gian
Dự trữ đầu kỳ kế hoạch là dự trữ để đảm bảo bán ra đầu kỳ kế hoạch
Dự trữ cuối kỳ kế hoạch là dự trữ phục vụ cho bán ra ở cuối kỳ kế hoạch

 Phân loại theo giới hạn của dự trữ
- Dự trữ tối thiểu: Là mức dự trữ sản phẩm thấp nhất đủ cho phép công ty hoạt
động liên tục. Nếu dự trữ sản phẩm dưới mức này sẽ không đủ nguyên vật liệu cung
cấp cho sản xuất, khơng đủ hàng hóa cung cấp cho khách hàng, làm gián đoạn quá

trình sản xuất cung ứng.
- Dự trữ tối đa: Là mức dự trữ sản phẩm lớn nhất cho phép cơng ty kinh doanh có
hiệu quả. Nếu dự trữ vượt quá mức dự trữ tối đa sẽ dẫn đến hiện tượng hàng hóa bị ứ
đọng, vịng quay vốn chậm, kinh doanh không hiệu quả.
- Dự trữ bình quân: Là mức dự trữ sản phẩm bình quân của công ty trong một kỳ
định (Thường là một năm).
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị dự trữ

 Các yếu tố khách quan
Mơi trường chính sách – pháp luật: Chính sách pháp luật có ảnh hưởng đến doanh
nghiệp, cũng như công tác quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Cơ quan nhà nước
ở trung ương và địa phương đều có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh và dự trữ của
6


doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp đều có cơ quan Nhà nước và chính quyền theo dõi,
kiểm tra giám sát mọi hoạt động kinh doanh của mình.
Mơi trường văn hóa – xã hội: Gồm các yếu tố tác động đến hoạt động quản trị dự
trữ như: văn hóa, tơn giáo. Văn hóa cũng ảnh hưởng đến nhu cầu của thị trường, mục
đích của hàng dự trữ là để đảm bảo cung ứng bình thường, liên tục đáp ứng nhu cầu
sản xuất.
Khách hàng: Khách hàng ảnh hưởng đến mọi hoạt động quản trị của doanh nghiệp.
Khách hàng luôn bị thu hút bởi những hứa hẹn sẽ được hưởng khi mua hàng; nhu cầu
của khách hàng thì ln thay đổi, lịng trung thành của khách hàng thì ln bị lung lay
trước nhiều hàng hóa đa dạng. Vì vậy, các nhà quản trị cần phải nắm bắt được tâm lý
và nhu cầu của khách hàng để đưa ra được những chiến lược hợp lý

 Các yếu tố chủ quan
Hệ thống và chu kỳ vận chuyển của hàng dự trữ khi trong công ty: Nếu một doanh
nghiệp có điều kiện vận chuyển khó khăn hiểm trở thì phải tích tốn lượng hàng dự trữ

như thế nào để hạn chế việc đi lại, không thể vận chuyển mua bán thường xuyên như
các doanh nghiệp khác được
Quy mô kinh doanh: Quy mô của doanh nghiệp lớn hay nhỏ, mạng lưới kinh doanh
rộng hay hẹp, khả năng bán ra thị trường nhiều hay ít, khả năng về vốn nhiều hay hạn
chế, điều kiện về diện tích kho cũng như trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản
tốt hay không… đều ảnh hưởng đến hàng dự trữ.
Vốn: Vốn là điều kiện tiền đề vật chất cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp đặc biệt là trong dự trữ hàng hóa.
Cơ sở vật chất kỹ thuật: Phản ánh thực lực của doanh nghiệp, cơ sở vật chất kỹ
thuật tốt hiện đại tạo điều kiện tốt trong dự trữ hàng hóa.
1.4 Quy trình quản trị dự trữ (quản trị kho hàng)
Bước 1: Nhập kho

7


Nhập kho là bước đầu tiên trong quy trình quản lý kho và cũng là bước quan trọng
nhất giúp quản lý tồn kho chính xác. Để thực hiện đúng quy trình nhập kho, bạn cần
kiểm tra nhận đúng sản phẩm, đúng số lượng và đúng thời điểm. Nếu không thực hiện
nghiêm túc thì có thể dẫn đến nhập kho sai, dẫn đến ảnh hưởng tới bước tiếp theo.
Việc nhập kho kỹ càng, cẩn thận cũng sẽ giúp bạn lọc ra được những sản phẩm bị
hỏng hóc, tránh được thất thốt, thiệt hại cho cửa hàng khi bán hàng sau này. Để tối ưu
được bước nhập kho, khi liên hệ với nhà cung cấp, bạn có thể đưa ra 1 số u cầu về
đóng gói như: kích thước, khối lượng tối đa, số lượng sản phẩm, vị trí dán nhãn và các
thơng tin cần có trên nhãn.
Khi nhận hàng, người bàn giao hàng cần phải có phiếu xuất hàng của nhà cung cấp
trong đó thống kê đầy đủ các loại sản phẩm và số lượng của từng mặt hàng, thời gian
xuất hàng cũng như xác nhận của thủ kho phía nhà cung cấp.
Người tiếp nhận hàng hoá sẽ kiểm tra niêm phong của từng thùng hàng đồng thời
kiểm đếm số lượng hàng hố sau đó cho tiến hành xếp dỡ. Cuối cùng, bạn xác nhận số

lượng nhận, tình trạng hàng hố (mã sản phẩm, số lô, số sê-ri,… nếu cần thiết) vào
phiếu và đưa lại cho nhà cung cấp một bản.
Bước 2: Lưu kho
Sau khi nhập kho hàng hóa từ nhà cung cấp, bước tiếp theo trong quy trình quản lý
kho là lưu kho. Sau khi nhận hàng bạn cần sắp xếp hàng hóa vào trong kho sao cho
khoa học và hợp lý. Điều này không chỉ giúp bạn sắp xếp kho nhanh hơn, tối đa hố
khơng gian kho cũng như dễ dàng tìm kiếm và nhặt hàng khi bán hàng.
Bước 3: Nhặt hàng
Nhặt hàng là hành động thu thập hàng trong kho để thực hiện đơn hàng của khách
hàng. Đây là bước tốn kém nhất trong quy trình quản lý kho hàng, chiếm khoảng 55%
tổng chi phí vận hành kho. Chính vì vậy, khi tối ưu được quy trình này bạn sẽ giảm
đáng kể chi phí đồng thời tăng hiệu quả quản lý kho, hạn chế nhầm lẫn hàng hoá, giúp
tăng trải nghiệm của khách hàng.
8


Nếu như bước lưu kho trong quy trình quản lý kho ở trên được thực hiện tốt thì
việc nhặt hàng khơng có gì khó khăn cả.
Hiện nay, có thể chia làm 2 cách nhặt hàng đó là nhặt theo đơn hàng và nhặt theo
cụm.
Nhặt theo đơn hàng: Khi có đơn hàng, nhân viên bán hàng sẽ in đơn hàng ra và
giao cho nhân viên kho để nhặt các sản phẩm có trong đơn hàng. Cách nhặt hàng này
sẽ phù hợp với các shop kinh doanh nhỏ, có ít đơn hàng trong ngày.
Nhặt theo cụm: Nhân viên bán hàng sẽ nhóm nhiều đơn hàng với nhau, sau đó xuất
ra danh sách các mặt hàng kèm số lượng. Nhân viên kho sẽ nhặt hàng theo số lượng
các sản phẩm đó, sau khi hoàn thành mới chia ra các đơn hàng. Cách nhặt hàng này sẽ
phù hợp với các shop có nhiều đơn hàng giúp bạn có thể hồn thành được nhiều đơn
hàng cùng lúc.
Bước 4: Đóng gói và xuất kho
Đóng gói là bước tiếp theo trong quy trình quản lý kho giúp bạn gom lại các sản

phẩm theo từng đơn hàng sau khi nhặt hàng và chuẩn bị vận chuyển cho khách. Việc
này cần được xử lý cẩn thận, chính xác, hạn chế sai sót, nhầm lẫn dễ dẫn đến hồn
hàng.
Quy định đóng gói của mỗi cửa hàng có thể khác nhau nhưng cần đáp ứng được 2
mục đích quan trọng:
- Đảm bảo an toàn, giảm thiểu tối đa hư hại cho hàng hố trong q trình giao vận
- Tối ưu khối lượng của gói hàng để giảm thiểu chi phí giao hàng
Sau khi hồn thành đóng gói bạn sẽ giao cho đơn vị vận chuyển, lúc này hàng hóa
sẽ được ghi nhận là đã xuất kho và trừ đi trong số lượng tồn kho.

9


PHẦN II: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ DỰ TRỮ
CỦA DOANH NGHIỆP LAZADA
2.1 Giới thiệu doanh nghiệp Lazada
2.1.1 Thông tin chung về doanh nghiệp
Lazada Group là một công ty thương mại điện tử quốc tế được thành lập bởi
Maximilian Bittner với sự hỗ trợ của Rocket Internet vào năm 2012. Lazada Group là
nền tảng thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á. Với sự hiện diện tại sáu quốc gia Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam - Lazada kết nối
khu vực rộng lớn và đa dạng này thông qua khả năng công nghệ, hậu cần và thanh
tốn. Ngày nay, Lazada có sự lựa chọn lớn nhất về thương hiệu và người bán, và đến
năm 2030, Lazada đặt mục tiêu phục vụ 300 triệu khách hàng.
Năm 2015, Tập đồn Lazada chính thức thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba.
Vào tháng 8 năm 2018, Lazada là nhà điều hành thương mại điện tử lớn nhất Đông
Nam Á dựa trên số lượt truy cập web trung bình hàng tháng.
Vào tháng 9 năm 2019, Lazada group tuyên bố đây là nền tảng thương mại điện tử
hàng đầu ở Đông Nam Á với hơn 50 triệu người mua hàng hoạt động hàng năm
Lazada Việt Nam: Lazada Việt Nam ra đời vào đầu năm năm 2012 và là công ty
con của Lazada Group. Tên đầy đủ của doanh nghiệp này là Công ty Trách nhiệm Hữu

Hạn (Lazada.vn). Lazada Việt Nam mang trong mình sứ mệnh trao tận tay người tiêu
dùng những sản phẩm phong phú nhất với mức giá cạnh tranh nhất nhằm đem lại lợi
ích cho người tiêu dùng, đồng thời mở ra một “sân chơi” chung cho các doanh nghiệp
khác khi đăng ký và bán sản phẩm trên hệ thống trang web của mình.
2.1.2 Quá trình hoạt động và phát triển
Khẩu hiệu “Một click, ngàn tiện ích”, công ty TNHH Lazada Việt Nam cung cấp
cho khách hàng những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất đồng thời đem đến những trải
10


nghiệm tiêu dùng giá trị và đầy tính ưu việt tới khách hàng. Qua quá trình phát triển,
hiện nay, Lazada Việt Nam trở thành sàn giao dịch thương mại điện tử lớn với lượng
truy cập khủng hàng tháng, hàng ngày, hàng giờ.
Nói về q trình phát triển của cơng ty thương mại điện tử hàng đầu này, chúng ta
không thể bỏ qua những cột mốc quan trọng sau:
- Ngày 16 tháng 4 năm 2013: Công ty TNHH Tư vấn Ngọc Lục Bảo trở thành đối
tác truyền thông duy nhất của thương hiệu Lazada tại Việt Nam.
- Ngày 9-7-2013: giới thiệu Affiliate Program (được hiểu là tiếp thị liên kết) nhằm
đem lại cơ hội hấp dẫn trong hợp tác kinh doanh giữa các doanh nghiệp khác với
Lazada.
- Ngày 25-9-2013: Lazada ký kết hợp tác phát triển với công ty Cổ phần Mạng
Tầm Nhìn mới nhằm thúc đẩy việc sử dụng các kênh tiếp thị truyền thông số tại nước
ta.
- Ngày 23-10-2013: công bố sàn giao dịch trực tuyến mới bao gồm: Lazada Mi,
Lazada ID, Lazada TH, Lazada PH và Lazada Việt Nam.
- Cũng trong năm 2013 khánh thành nhà kho đầu tiên tại TP Hồ Chí Minh.
- Năm 2014: mở trung tâm điều phối đầu tiên tại Đông Nam Bộ.
- Tháng 3 – 2016: Doanh nghiệp này đã có 35 trung tâm điều phối và một đội ngũ
vận chuyển là LEX (Lazada Express).
Hiện trụ sở doanh nghiệp được đặt tại Tầng 19, 20, tháp 2, tòa nhà Saigon Center,

số 67, đường Lê Lợi, phường Bến Nghé quận 1, thành phố Hồ Chí Minh. Ngồi ra, tập
doanh nghiệp này cịn hai kho vận nằm tại: KCN Tân Bình mở rộng, phường Bình
Hưng Hịa, quận Bình Tân, thành phố HCM; và kho 2 nằm tại Xã Phù Chẩn, TX Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
 Những thành tựu mà Lazada đạt được

11


Xuyên suốt quá trình phát triển của mình, Lazada đã đạt được khơng ít những
thành tự quan trọng trong các mặt, các dịch vụ của mình. Chỉ tính riêng cuối năm 2012,
doanh nghiệp này đã cung cấp hơn 12 ngành hàng và hơn 1000 sản phẩm đến tận tay
người tiêu dùng Việt Nam. Cũng chỉ trong một thời gian ngắn, kênh thương mại điện tử
này đã đạt hơn 3,5 triệu lượt truy cập đồng thời cũng trở thành doanh nghiệp đạt chứng
chỉ PCI DSS đầu tiên tại nước ta.
Trên đà tăng trưởng của mình, từ 3,5 triệu lượt truy cập Lazada đã tăng lên 200
triệu lượt truy cập tại Việt Nam vào năm 2014 với tổng số sản phẩm bán ra tăng hơn
300.000 món đồ.
Lazada Việt Nam cũng khơng ngừng nỗ lực, nhằm tạo dựng mối quan hệ vững chãi
với các doanh nghiệp khác, điều này nhằm đem đến những sản phẩm chính hãng, đặc
biệt là các sản phẩm điện tử cho người tiêu dùng. Và nổi bật trong số những đối tác
này, ta không thể bỏ qua các đối tác lớn như Apple, Canon, Glasslock, Edugame, …
Và theo thống kê gần đây nhất của kênh thông tin Alexa, Lazada đã lọt TOP 20.000
website lớn nhất triển toàn thế giới.
Mới đây, báo cáo Quý 2/2021 của Lazada cho thấy lượng khách hàng truy cập mỗi
ngày tăng gấp đôi, lượng đơn hàng tăng gấp ba lần và số lượng người mua sắm qua
ứng dụng Lazada tăng 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngối. Bên cạnh đó, số lượng Nhà
Bán Hàng tham gia kinh doanh trên Lazada cũng tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm
ngoái. Báo cáo cũng cho thấy doanh thu của tất cả các ngành hàng đều tăng trưởng bền
vững xuyên suốt từ quý 2/2020 đến hiện tại.

Ngoài ra, theo Báo cáo đo lường sức khỏe thương hiệu thực hiện bởi Gfk với
người dân TP HCM và Hà Nội thì mức độ hài lịng về voucher miễn phí giao hàng trên
Lazada cũng tăng thêm gần 20% so với cùng kỳ năm 2020.
2.2 Tình hình quản trị dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp Lazada
2.2.1 Thực trạng kho hàng hiện nay của Lazada
Lazada ra mắt hệ thống kho vận, lưu trữ hàng hóa dành cho những đối tác bán
hàng trên website thương mại điện tử này tại Việt Nam. Lazada sẽ đóng vai trị là nhà
12


kho của đối tác bán hàng, có chức năng lưu trữ hàng hóa, sắp xếp, bảo quản và đảm
nhận ln công việc giao hàng khi cửa hàng của đối tác bán hàng có khách đặt mua.
Trong khu vực Đơng Nam Á, Lazada có 8 nhà kho, 50 trung tâm phân phối và họ
làm việc với 60 đơn vị chuyển phát nhanh và công ty vận chuyển để cung cấp cho
khoảng 80 thành phố trên 6 quốc gia. Ở Việt Nam, lazada hiện đặt các nhà kho lớn của
mình tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh - hai thành phố lớn của cả nước để từ đó dễ
dàng phân phối hàng sang các tỉnh thành lân cận. Các kho hàng được Lazada đầu tư
quy mô lớn với những trang thiết bị hiện đại như hệ thống băng chuyền tự động, thang
máy vận chuyển, máy kiểm kê hàng hóa và phịng lạnh để cất trữ những hàng hóa đặc
biệt. Lazada không ngừng đầu tư vào mảng kho vận nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu
ngày càng tăng của thị trường thương mại điện tử. Mỗi ngày trang thương mại điện tử
này tiếp nhận và xử lý hàng chục ngàn đơn hàng nên đòi hỏi khả năng đáp ứng rất lớn
của hệ thống kho vận. Lazada cũng đang hỗ trợ các nhà bán hàng với việc triển khai
dịch vụ hậu cần bằng cách cung cấp kho bãi để chứa hàng, tiến hành đóng gói và giao
sản phẩm đến tận tay người mua. Kho hàng của Lazada chứa hàng trăm nghìn chủng
loại sản phẩm từ các sản phẩm cho gia đình như đồ chơi trẻ em, đồ gia dụng đến các
sản phẩm công nghệ như điện thoại, laptop hay các sản phẩm thời trang, làm đẹp.

 Ứng dụng hệ thống công nghệ tự động trong hoạt động quản trị dự trữ (quản
trị kho hàng) của Lazada

Hệ thống băng chuyền thông minh và hệ thống phân loại tự động tại các kho hàng
của Lazada được ra mắt vào năm 2017 để hỗ trợ cơng tác đóng gói, vận chuyển hàng
hóa một cách tối ưu, tiết kiệm thời gian và sức lao động, ứng dụng các băng chuyền
công nghiệp là một giải pháp hiệu quả, mang lại lợi ích vơ cùng to lớn cho doanh
nghiệp.
Hệ thống phân loại tự động: Ở Việt Nam, theo Lazada hệ thống phân loại hàng hóa
tự động đầu tiên của họ tại Thành phố Hồ Chí Minh đi vào hoạt động vào tháng 11 năm
2017, công suất phân loại tăng từ 3 đến 5 lần, và tỉ lệ sai sót khi phân loại giảm cịn gần
như bằng 0, đóng góp lớn vào thành cơng của Cách Mạng Mua Sắm – Mưa Sale Băng.
13


Năm 2018, Lazada tiếp tục đầu tư hệ thống phân loại tự động thứ 2 tại Hà Nội trên diện
tích và quy mô lớn gấp đôi trung tâm đầu tiên tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Hệ Thống
tại Hà Nội với công suất lên tới 10.000 sản phẩm/giờ được kỳ vọng sẽ đáp ứng sản
lượng hàng hóa của Hà Nội cho tới năm 2020. Sau đó, LEL Express sẽ chuyển qua giai
đoạn thứ 2 của phân loại tự động.
Lazada chia sẻ thêm, trước đây hệ thống băng chuyền của họ chỉ hoạt động với tốc
độ 10m/phút, xử lý đơn hàng rất mất thời gian, dễ gây mệt mỏi cho nhân viên. Sau khi
triển khai hệ thống phân loại tự động bằng robot, tốc độ băng chuyền tăng lên đến
100m/phút, quá trình phân loại hàng hóa tinh gọn, chính xác hơn hẳn. Tất cả những
khâu khó nhất đã được máy móc xử lý nên hiệu quả và năng suất cao hơn rõ rệt. Nhân
viên làm việc nhàn hơn, gần như chỉ việc sắp hàng hóa vào thùng, hạn chế tối đa hiện
tượng nhầm lẫn hay việc hàng hóa bị đổ vỡ, sứt mẻ trong quá trình phân loại, vận
chuyển. Hệ thống phân loại hàng hóa tự động mới tại Hà Nội của Lazada có thể vận
hành 24/24, tích hợp tính năng đọc mã vạch thông minh để nhận diện đơn hàng, và sử
dụng robot để tự động phân loại theo kích thước, địa chỉ và chia về từng hub giao hàng
khác nhau cũng như phân loại cho từng 3PLs (nhà cung cấp dịch vụ logistics bên thứ
ba) đang là đối tác của LEL như DHL, VNPost…Với hệ thống mới này, nhân sự cũng
được bố trí bài bản hơn so với dây chuyền thủ cơng trước kia vì cơng đoạn phân loại

hàng khó khăn nhất đã được giải quyết triệt để bằng robot. Mỗi ca làm việc chỉ cần
khoảng 100 nhân viên. Việc vận hành hệ thống này giúp cho tỉ lệ sai sót trong q trình
chia chọn hàng hóa về 0, đảm bảo hàng hóa đến tay khách hàng đúng và nhanh nhất.
Băng chuyền vận chuyển: Hệ thống băng chuyền vận chuyển các thùng hàng tại
nhà kho là vô cùng cần thiết với nhiều loại băng tải khác nhau như băng tải nâng hạ,
băng tải góc cong, băng tải chuyển hàng,…thích hợp với từng loại hàng và không gian
vận chuyển, công đoạn của nhà kho. Hiệu quả của hệ thống này là giúp di chuyển sản
phẩm, thùng carton đến những vị trí phù hợp, tiết kiệm sức lao động của cơng nhân
cũng như giảm thiểu thời gian của quá trình vận chuyển một cách hiệu quả nhất.

14


Băng chuyền đóng gói: Một trong những khâu quan trọng của thương mại điện tử
là đóng gói hàng hóa để gửi tới khách hàng. Băng chuyền đóng gói với kết cấu khung
thép hoặc khung nhơm định hình gồm hai tầng rất tiện dụng. Một tầng thao tác và một
tầng được thiết kế theo phong cách mục đích chứa các dụng cụ, nguyên vật liệu mang
lại sự tiện lợi hơn cho người sử dụng trong quy trình làm việc. Thiết bị này có thể vận
chuyển một cân nặng hàng hóa lớn, có mặt phẳng băng tải rộng và kích thước lớn. Loại
băng chuyền này là một công cụ vô cùng hữu dụng trong các nhà kho của Lazada, giúp
các đơn hàng được đóng gói một cách nhanh chóng, chính xác và được tập trung vào
các vị trí chứa hàng dễ dàng, thuận tiện nhất.
2.2.2 Quy trình quản trị dự trữ (quản trị kho hàng) của Lazada
Việc quản trị dự trữ (quản trị kho hàng) tương đối phức tạp nhưng nó vẫn là một
thành phần thiết yếu trong việc nuôi dưỡng trải nghiệm khách hàng tốt nhất. Một giải
pháp thay thế để quản lý kho và thực hiện đơn hàng trong nhà sẽ là gửi sản phẩm của
nhà cung cấp đến một trung tâm thực hiện như Fulfillment của Lazada (FBL). Điều này
về cơ bản có nghĩa là th ngồi nhân lực và dịch vụ thực hiện đơn hàng cho Lazada để
nhà cung cấp có thể tập trung vào các lĩnh vực kinh doanh khác.


 Quy trình nhập hàng
Lazada có hai phương thức để tìm kiếm nhà cung cấp:
- Tìm kiếm nhu cầu khách hàng và đứng ra làm đầu mối liên hệ giữa nhà cung cấp
và khách hàng
- Để nhà cung cấp sử dụng dịch vụ thương mại điện tử của Lazada để tự tìm khách
hàng và tự quảng bá sản phẩm
15


Với hình thức nào thì Lazada cũng đều là đơn vị trực tiếp đảm nhận việc giao hàng
và tiếp xúc trực tiếp với khách hàng (chăm sóc khách hàng, xử lý đơn hàng lỗi, chính
sách khuyến mãi, chính sách đền bù), đây là dịch vụ xử lý đơn hàng bởi Lazada (FBL)
Các sản phẩm được lưu trữ, luân chuyển nội bộ giữa các kho, đóng gói và vận chuyển
trực tiếp từ kho Lazada để đảm bảo khách hàng được giao hàng nhanh và thuận tiện
nhất. Về cơ bản, điều đó có nghĩa là để Lazada trở thành người quản lý việc thực hiện
trực tuyến. Bằng cách làm như vậy, nhà cung cấp sẽ có thể tập trung hơn vào tiếp thị và
bán hàng. Sau khi đã lựa chọn nhà cung cấp và thỏa thuận chính sách với nhà cung cấp,
Lazada bắt đầu nhập hàng về kho theo hình thức sau:
Bước 1: Nhà cung cấp tạo yêu cầu gửi hàng kho Lazada và gửi Purchase Order khi
muốn gửi sản phẩm tới kho của Lazada. Lazada có thể hỗ trợ nhà cung cấp với kế
hoạch nguồn hàng (số lượng hàng hóa, thời gian giao hàng phù hợp,...)
Các bước tạo yêu cầu gửi hàng kho Lazada:

* Chọn sản phẩm => Thực hiện đơn hàng bởi Lazada

16


* Chọn cửa sổ “giao đến kho”
* Chọn “Tạo yêu cầu mới” để yêu cầu gửi hàng


* Chọn sản phẩm muốn gửi vào Lazada và nhập số lượng
* Chọn hình thức vận chuyển. Bạn có thể yêu cầu Lazada đến lấy hàng (có tính
phí) hoặc tự gửi đến kho.
* Chọn thời gian giao đến kho của Lazada.
Lưu ý:
Một yêu cầu gửi hàng có thể chọn nhiều mã hàng khác nhau.
Bấm “Lưu bản nháp” khi tạo một yêu cầu thường xuyên khi chọn nhiều mã hàng.
Tránh những trường hợp phát sinh do máy tính của bạn.
Một yêu cầu chỉ giới hạn trong mức 90 mã hàng. Đừng vượt quá mức này.
Để nhập kho thuận lợi: Khi tạo xong yêu cầu gửi hàng, bạn cần điều chỉnh tất cả
thông tin trên Seller Center tương ứng với sản phẩm thực tế ( màu sắc, thông số kỹ
thuật, ….); chuẩn bị tem phụ, phiếu bảo hành và các thông tin khác liên quan đến sản
phẩm. Nếu bạn chọn hình thức tự giao hàng, bộ phận hỗ trợ sẽ gửi lại cho bạn yêu cầu
gửi hàng chính thức, khi gửi hàng, bạn cầm theo 2 bản này để quá trình nhập kho thuận
lợi.

17


Bước 2: Nhà cung cấp gửi sản phẩm tới nhà kho của Lazada (trực tiếp chuyển
hàng tới kho hoặc gián tiếp Lazada sẽ đến nơi của bạn lấy hàng- có tình phí). Lazada
có thể hỗ trợ Nhà cung cấp với dịch vụ bốc dỡ.
Bước 3: Chuyên gia của Lazada kiểm tra chất lượng sản phẩm. Nếu hàng hóa đạt
yêu cầu về chất lượng thì tất cả sản phẩm đó sẽ được dán nhãn, lưu trữ và được mua
bảo hiểm.

 Quy trình kiểm tra
Lazada sẽ kiểm tra ngoại quan Appearance theo các tiêu chí sau đây:
Kiểm tra bằng mắt

Trạng thái bao bì: Sản phẩm cịn ngun vẹn, hộp khơng bị móp méo, không bị
trầy xước hoặc phải được bảo vệ bằng vật liệu đóng gói, khơng chấp nhận sản phẩm
khơng được bao gói.
Trạng thái vệ sinh: Sạch sẽ, khơng dơ, lem, bụi
Trạng thái sản phẩm: Không trầy xước, rạn nứt; không có vết lõm, khơng bị biến
màu; bề mặt khơng bị phồng rộp; bề mặt phẳng, khơng gồ ghề, khơng có đường lằn;
lớp sơn, xi mạ bên ngồi khơng bị bong tróc.
Tem phụ: (Nghị định 89 của CP - Điều 11 & khoản 34 điều 12) Nhãn phụ bao gồm
các thông tin sau: Tên sản phẩm, tên và địa chỉ của người chịu trách nhiệm về hàng
hóa, xuất xứ/nhà sản xuất, định lượng, tháng sản xuất, thông số kỹ thuật, thông tin cảnh
báo an toàn, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
Hướng dẫn sử dụng phải có bản tiếng việt, phải có phần hướng dẫn/ cảnh báo về an
tồn
Kiểm tra thông số trên website
Màu sắc: màu đúng mô tả trên web, không lem, dơ
Mã số sản phẩm: thông tin cơ bản đúng với website
Tên nhà sản xuất: xuất xứ, chất liệu, có dán tem CR
18


Phụ kiện đi kèm: kiểm tra số lượng và chất lượng phụ kiện; thử tính ăn khớp của
phụ kiện
Bảo hành: Cung cấp đầy đủ thông tin, giấy tờ bảo hành của sản phẩm; xác nhận
bằng mail với Lazada thời gian bảo hành dựa trên hóa đơn Lazada với khách hàng.
Thơng số kỹ thuật: Công suất, năm sản xuất
Lazada sẽ kiểm tra bao nhiêu sản phẩm
Sản phẩm: điện tử, điện thoại, laptop-máy tính bảng có giá trị trên 2 triệu đồng
kiểm tra tồn bộ lơ hàng
Sản phẩm: điện tử, điện thoại, laptop-máy tính bảng có giá trị dưới 2 triệu đồng
kiểm tra mẫu: 10% trên toàn bộ, 20% đợt 2 nếu nhân được phàn nàn từ phía Khách

hàng. 30% đợt 3 nếu nhận được phàn nàn từ phía Khách hàng.
Sản phẩm đồ gia dụng, hàng thời trang, hàng mỹ phẩm,.. có seal kiểm tra mẫu:
10% trên toàn bộ, 20% đợt 2 nếu nhân được phàn nàn từ phía Khách hàng. 30% đợt 3
nếu nhận được phàn nàn từ phía Khách hàng.
Sản phẩm đồ gia dụng, hàng thời trang, hàng mỹ phẩm,.. khơng có seal kiểm tra
mẫu: 10% trên tồn bộ, 20% đợt 2 nếu nhân được phàn nàn từ phía Khách hàng. 30%
đợt 3 nếu nhận được phàn nàn từ phía Khách hàng.
Lưu ý:
Đối với sản phẩm có seal bị rách, hư hại: kiểm tra toàn bộ các hạng mục, nếu kết
quả đạt thì dán lại bằng team của Lazada.
Đối với sản phẩm có sẵn seal hoặc dán tem bảo hành: Chỉ tiến hành kiểm tra ngoại
quan.
Các sản phẩm đến kho lazada phải được gói gọn theo từng sản phẩm riêng biệt bao
gồm tem phụ và giấy tờ thông tin sản phẩm.

 Quy trình bảo quản và dự trữ

19


Nhà kho của Lazada bao gồm khu đông lạnh, khu hàng thơng thường và khu
vực lưu trữ an tồn cao nhất dành cho những mặt hàng dễ vỡ, dễ hỏng, những mặt hàng
có giá trị cao. Trong nhà kho được bố trí các kệ hàng có đánh số thứ tự của các kệ hàng
và mã vạch của vị trí sản phẩm. Các sản phẩm sau khi được kiểm tra chất lượng đầu
vào và nhập vào hệ thống sẽ được bộ phận quản lý kho tiếp nhận và phân loại vào các
khu vực hợp lý, đối với các đồ có giá trị cao, đồ điện tử sẽ được lưu trữ trong kho an
ninh với lưới sắt và có bảo vệ canh giữ, đối với những sản phẩm đặc biệt yêu cầu nhiệt
độ mát lạnh sẽ được chuyển vào khu đông lạnh. Hàng hóa sau khi được phân loại theo
từng khu vực sẽ được sắp xếp theo từng nhóm hàng lên các kệ hàng trong kho để dễ
hàng quản lý. Trong kho có rất nhiều hàng hóa với các chủng loại khác nhau, nếu

không phân loại, sắp xếp một cách phù hợp thì việc quản lý số lượng lớn hàng hóa sẽ
rất khó khăn, mất thời gian và gây ra nhiều trở ngại khác. Các sản phẩm hàng hóa trong
kho phải để cách mặt đất giúp tránh ẩm thấp, tránh hư hỏng. Trong mơi trường kho bãi
có rất nhiều yếu tố như nhiệt độ, theo dõi số liệu,... ảnh hưởng đến chất lượng hàng
hóa, gây nên những thiệt hại to lớn cho cơng ty nếu khơng bảo quản hàng hóa cẩn thận.
Số lượng hàng hóa trong kho sẽ được hệ thống cập nhật tự động trên Seller Center để
tiện theo dõi. Các hàng hóa khác sẽ được lưu trữ trong kho bình thường. Hàng hóa
trong kho được ln chuyển nhanh, cơng ty chỉ lưu kho ở số lượng nhất định để đảm
bảo chất lượng lưu giữ. Tình trạng sản phẩm có thể được theo dõi thông qua Seller
Center bởi nhà cung cấp (một trang web hỗ trợ người cung cấp kết nối với Lazada).
Nhân viên kho thường xuyên kiểm tra và kiểm sốt chất lượng và số lượng của hàng
hóa theo từng thời điểm trong ngày, kiểm tra tổng thể theo quý. Nếu hàng hóa khơng
được thường xun kiểm tra, theo dõi sẽ khiến cho số lượng hàng hóa quá hạn tăng lên
gây tồn kho mà chưa xử lý được chiếm diện tích kho hàng khơng thể nhập những mặt
hàng khác về kho, có những mặt hàng hết hạn mà nhân viên không biết, điều này gây
tổn thất lớn cho công ty. Tuy nhiên, bên Lazada cũng có những chính sách riêng đối
với hàng tồn kho và hàng hết hạn sử dụng và Lazada sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm về
sản phẩm khi hàng hóa đã về kho.

 Quy trình đóng gói và xuất hàng
20


Mỗi nhân viên kho được cấp một thiết bị cầm tay để quản lý đơn hàng của khách
và khi có u cầu xuất hàng họ sẽ đi tìm đúng món hàng đó trong kho. Sau khi tìm
được đúng món hàng yêu cầu, nhân viên kho sẽ quét mã vạch để hệ thống biết hàng
hóa đã được lấy ra khỏi kho, sau đó hàng hóa sẽ bỏ lên băng chuyền tự động để đưa ra
khu vực đóng gói. Băng chuyền sẽ đưa hàng đến khu vực đóng gói để được đóng gói
và xử lý thơng tin, nhân viên sẽ dán mã vạch in sẵn lên sản phẩm. Hàng hóa sau đó tiếp
tục được để lên băng chuyền để đi qua khu vực quét mã vạch. Trên hệ thống băng

chuyền, mỗi món hàng đều sẽ được cân, đo, đong đếm lại một lần nữa và chính máy
quét mã vạch này sẽ quyết định xem gói hàng sẽ đi vào luồng nào và mỗi luồng này
chính là khu vực mà gói hàng sẽ được chuyển đến. Robot sẽ tự động phân loại hàng
hóa về từng khu chuyên biệt. Khi đi đến cuối dây chuyển hàng hóa đầu ra được phân
loại theo từng khu vực mà nó đến, sau đó nhân viên sẽ tiếp tục phân loại theo từng khu
vực nhỏ hơn để sắp xếp và chuyển lên xe giao hàng đến cho các hub.
2.3 Ưu điểm và hạn chế của hoạt động dự trữ hàng hóa của doanh nghiệp
 Ưu điểm
Duy trì mức tồn kho hợp lý
Hoạt động dự trữ hàng hóa được thực hiện đúng cách giúp doanh nghiệp biết được
lượng hàng tồn kho hiện có, cách thức lượng hàng di chuyển để từ đó dự đốn số lượng
hàng tồn kho hợp lý, tránh trình trạng thiếu hay dư hàng. Ngồi ra, đối với những giai
đoạn biến động nguyên vật liệu (ví dụ như theo mùa, biến động kinh tế,…), hoạt động
dự trữ hàng hóa hiệu quả giúp doanh nghiệp có giải pháp phòng ngừa dự trữ và xử lý
phù hợp, kịp thời.
Tiết kiệm chi phí nguyên, vật liệu, vật tư
Việc quản lý thường xuyên giúp doanh nghiệp nắm rõ tình hình kho hàng của công
ty từng giờ, từng ngày, giúp kiểm soát, điều chỉnh để hạn chế số lượng sản phẩm bị
hỏng hóc, hao mịn, q hạn sử dụng cần tiêu hủy. Từ đó, doanh nghiệp có thể tiết kiệm
tốt hơn những khoản chi phí về nguyên, vật liệu. Để làm được điều này, doanh nghiệp
21


cần quy trình thống kê hàng dự trữ chặt chẽ và dự trù, kiểm soát ngân sách sát sao để
tránh những lãng phí khơng đáng có.
Tiết kiệm chi phí lưu kho
Chi phí lưu kho phụ thuộc vào số lượng, kích thước hàng hóa mà doanh nghiệp lưu
trữ cùng những trang thiết bị và những khoản phí đi kèm liên quan cần thiết cho việc
dự trữ hàng hóa này.
Hàng hóa càng nhiều, càng cồng kềnh gây tốn không gian và sử dụng nhiều trang

thiết bị lưu kho với những khoản phí khác như điện, nước, nhân cơng sẽ khiến phí lưu
kho của doanh nghiệp tăng cao và ngược lại. Do đó, đây là khoản phí ln biến đổi tùy
vào đặc tính sản phẩm, tình hình kinh tế biến động,...
Việc phát hiện sớm những hàng hóa tốn nhiều khơng gian dự trữ và nguồn lực sớm
giúp doanh nghiệp có những giải pháp tối ưu trong việc điều chỉnh, vận chuyển kịp
thời giúp giảm chi phí cho hoạt động dự trữ hàng hóa ở mức hợp lý.
Kiểm sốt chi phí mua hàng
Việc có kế hoạch mua hàng cụ thể và hợp lý vô cùng quan trọng. Giá trị sử dụng
của nguyên vật liệu là có hạn, việc kiểm sốt lượng hàng đầu vào và dự trữ hàng phù
hợp giúp giảm thiểu những khoản lãng phí.
Ngồi ra, hàng dự trữ nhiều với vốn khơng sinh lời là điều khơng doanh nghiệp
nào mong muốn. Vì thế, việc nghiên cứu thị trường, hành vi, nhu cầu của khách hàng
rất quan trọng để xác định loại sản phẩm nào cần mua, cần dự trữ.
Giảm thiểu những sai sót
Hoạt động dự trữ hàng hóa hiệu quả giúp doanh nghiệp giám sát hàng dự trữ một
cách thường xuyên, chính xác, tiết kiệm thời gian, từ đó kịp thời phát hiện những sai
sót trong tính tốn, kiểm kê và có những giải pháp giải quyết phù hợp.
Tăng doanh thu
Hoạt động dự trữ hàng hóa được diễn ra thường xuyên giúp doanh nghiệp biết
được đâu là những mặt hàng đang bán chạy để có kế hoạch nhập thêm kịp thời. Đối với
22


những mặt hàng đang ế và còn tồn đọng nhiều trong kho, doanh nghiệp có thể kịp thời
đưa ra những chính sách giảm giá, khuyến mãi hợp lý.
Ngồi ra, việc nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, từ đó dự đoán được lượng
hàng cần thiết để cung ứng, dự trữ và duy trì cho hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ
giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro thiếu hụt hàng vào những thời điểm quan trọng
trong năm hay khi có sự những thay đổi trong nhu cầu và hành vi người tiêu dùng.
Điều này giúp tối ưu hóa doanh thu và lợi nhuận được tốt hơn.

Tăng hiệu quả vốn lưu động
Vốn lưu động là khái niệm dùng để chỉ tài sản lưu động ngắn hạn của doanh
nghiệp. Thiếu vốn lưu động, hoạt động kinh doanh sẽ ngưng trệ vì thiếu ngân sách để
tiếp tục hoạt động kinh doanh.
Hoạt động dự trữ hàng hóa là một trong những hoạt động quan trọng trong quản lý
vốn lưu động, bao gồm:
- Dự trù vốn lưu động: Báo cáo số liệu hàng dự trữ theo từng giai đoạn cụ thể
như giờ, ngày, tuần, thực hiện nghiệp vụ định lượng và báo giá vốn nguyên vật liệu,
nghiệp vụ quản lý kho. Điều này giúp nhà quản lý đưa ra những dự đoán, quyết định
sáng suốt và giải pháp phù hợp trong việc dự trữ vốn hợp lý.
- Rút ngắn thời gian quay vòng vốn: Nắm rõ mức doanh thu bán hàng, tình hình
hàng hóa trong kho và đặc điểm về giá cả, chất lượng, số lượng từng mặt hàng một
cách chính xác và linh hoạt để có sự điều chỉnh hợp lý, giảm áp lực cho dòng vốn lưu
động.
 Hạn chế
Để thực hiện hoạt động dự trữ hàng hóa, doanh nghiệp cần chi trả thêm một số chi
phí. Khi lượng hàng hóa dự trữ tăng cao, những chi phí cũng tăng theo:
Chi phí tồn trữ
Là những chi phí phát sinh có liên quan đến việc tồn trữ, bao gồm:
23


Chi phí về nhà cửa hoặc kho hàng: Tiền thuê hoặc khấu hao; Thuế nhà đất; Bảo
hiểm nhà kho.
Chi phí sử dụng thiết bị, phương tiện: Tiền thuê hoặc khấu hao thiết bị, phương
tiện; Chi phí nhiên liệu cho thiết bị, phương tiện hoạt động; Chi phí vận hành thiết bị.
Chi phí nhân lực cho hoạt động giám sát quản lý: Chi phí lương cho nhân viên bảo
quản; Chi phí quản lý điều hành kho hàng.
Phí tổn cho việc đầu tư vào hàng dự trữ: Phí tổn do việc vay mượn để mua hàng và
chi phí trả lãi vay; Phí bảo hiểm hàng hóa trong kho.

Chi phí khác phát sinh: Chi phí do hao hụt, mất mát vật liệu; Chi phí do khơng sử
dụng được ngun vật liệu đó; Chi phí đảo kho để hạn chế sự giảm sút về chất lượng.
Chi phí cho việc đáp ứng khách hàng
Nếu lượng bán thành phẩm tồn kho q lớn thì nó làm cản trở hệ thống sản xuất.
Thời gian cần để sản xuất, phân phối các đơn hàng của khách hàng gia tăng thì khả
năng đáp ứng những thay đổi các đơn hàng của khách hàng yếu đi.
Chi phí cho sự phối hợp sản xuất
Do lượng tồn kho quá lớn làm cản trở quy trình sản xuất nên nhiều lao động được
cần đến để giải tỏa sự tắc nghẽn, giải quyết những vấn đề tắc nghẽn liên quan đến sản
xuất và lịch trình phối hợp.
Chi phí về chất lượng của lơ hàng lớn
Khi sản xuất những lơ hàng có kích thước lớn sẽ tạo nên lượng hàng hóa dự trữ
lớn. Trong vài trường hợp, một số sẽ bị hỏng và một số lượng chi tiết của lơ sản xuất sẽ
có nhược điểm. Nếu kích thước lơ hàng nhỏ hơn có thể giảm được lượng kém phẩm
chất.
Hoạt động dự trữ hàng hóa cũng khơng thể có hiệu quả khi lượng hàng hóa dự trữ
quá ít.

24


Tồn kho là cần thiết và với một khối lượng phù hợp với điều kiện hoạt động, sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì nó khơng gây nguy hiểm. Khi giữ lượng hàng
tồn kho, doanh nghiệp có thể giảm được một số chi phí, hoặc chi phí bỏ ra thấp hơn
ban đầu.
Tuy nhiên, nếu lượng hàng tồn kho không đủ cung thì doanh số bán hàng sẽ giảm
(đối với tồn kho là thành phẩm), ngồi ra do doanh nghiệp khơng kịp cung cấp sản
phẩm theo nhu cầu nên khách hàng chắc chắn sẽ chuyển sang mua hàng của các đối thủ
cạnh tranh.
2.4 Các đề xuất nhằm nâng cao hoạt động quản trị hàng dự trữ của Lazada

Để có thể nâng cao hiệu quả quản lý hàng dự trữ, Lazada cần xác định tầm quan
trọng của vấn đề này trong hoạt động quản lý tài sản của mình. Mục đích của quản lý
hàng dự trữ là nhằm giảm vòng quay dự trữ, khống chế hàng dự trữ để giảm chi phí,
tránh ứ đọng vốn, tăng khả năng sử dụng vốn, đồng thời giúp doanh nghiệp chủ động
trong hoạt động tìm kiếm nguồn lực đầu vào.
Nâng cấp kho hàng: Nâng cấp diện tích, sức chứa, nâng cấp hệ thống kệ chứa,
nâng cấp thiết bị
Cải tiến công nghệ:
Xây dựng chiến lược di động “tốt nhất”, trong đó cơng nghệ được tối ưu hóa cho
các tác vụ vận hành và mang lại sự tiện lợi cho nhân viên. Ví dụ, khi các giải pháp di
động kết nối đồng bộ với các hệ thống quản lý kho hàng (WMS), nhân viên có thể truy
xuất dữ liệu thu thập dữ liệu một cách kịp thời để ra quyết định hiệu quả hơn. Thông
tin cụ thể về tài sản và quy trình được thu thập và chia sẻ với đồng nghiệp và các đơn
vị trong chuỗi cung ứng thông qua hệ thống WMS. Điều này cho phép nhân viên giao
tiếp hiệu quả hơn để cải thiện năng suất của cả nhóm cũng như tn thủ quy trình làm
việc tốt hơn.
Tự động hóa robot- đây là một giải pháp công nghệ khác đang thu hút được nhiều
sự quan tâm chú ý vì có khả năng chuyển đổi hoạt động vận hành kho hàng. Tùy theo
25


×