Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nghiên cứu sự tác động của một số hình thức lừa đảo đối với sinh viên năm thứ nhất tại thành phố hồ chí minh hiện nay thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.32 MB, 123 trang )

BỘ CƠNG THƯƠNG
ĐẠI HỌC CƠNG NGHIỆP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC
KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌCCẤP TRƯỜNG

Tên đề tài: NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HÌNH
THỨC LỪA ĐẢO ĐỐI VỚI SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP
Mã số đề tài: 21/1LLCT01
Chủ nhiệm đề tài: ThS. Lê Thanh Hòa
Đơn vị thực hiện: Khoa Lý luận Chính trị

Tp. Hồ Chí Minh, 2022


LỜI CÁM ƠN

Đến nay đề tài cấp cơ sở “Nghiên cứu sự tác động của một số hình thức lừa đảo
đối với sinh viên năm thứ nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực
trạng và giải pháp” đã hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. Chúng tơi, nhóm
tác giả xin chân thành cảm ơn Tiểu ban Khoa học xã hội, Phòng Quản lý khoa học
và Hợp tác Quốc tế Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Hội
đồng đánh giá nghiệm thu đề tài, các cơ quan chức năng ở Thành phố Hồ Chí
Minh và các trường đại học và cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình
giúp đỡ để chúng tôi thực hiện đề tài này. Hy vọng rằng, với kết quả nghiên cứu
này sẽ là tài liệu để giúp sinh viên nói chung, tân sinh viên nói riêng chủ động
nhận diện và phịng tránh các hình thức lừa đảo đối với sinh viên tại thành phố
Hồ Chí Minh hiện nay.


Trân trọng cảm ơn!
Nhóm tác giả nghiên cứu.

1


PHẦN I. THƠNG TIN CHUNG
I. Thơng tin tổng qt
1.1. Tên đề tài: NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HÌNH THỨC

LỪA ĐẢO ĐỐI VỚI SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
1.2. Mã số: 21/1LLCT01
1.3. Danh sách chủ trì, thành viên tham gia thực hiện đề tài
TT

Họ và tên
(học hàm, học vị)

Đơn vị cơng tác

Vai trị thực hiện đề tài

1 ThS. Lê Thanh Hịa

Khoa Lý luận Chính
trị, Trường Đại học
Cơng nghiệp TP. Hồ
Chí Minh


Chủ nhiệm đề tài

2 TS. Hồ Văn Đức

Khoa Lý luận Chính
trị, Trường Đại học
Cơng nghiệp TP. Hồ
Chí Minh

Thành viên chính

3 TS. Nguyễn Xuân Hồng

Trường Đại học Cơng
nghiệp TP. Hồ Chí
Thành viên chính
Minh

1.4. Đơn vị chủ trì:
1.5. Thời gian thực hiện:
1.5.1. Theo hợp đồng: từ tháng 03 năm 2021 đến tháng 01 năm 2022
1.5.2. Gia hạn (nếu có): đến tháng….. năm…..
1.5.3. Thực hiện thực tế: từ tháng 03 năm 2022 đến tháng 02 năm 2022
1.6. Những thay đổi so với thuyết minh ban đầu (nếu có):
Khơng
1.7. Tổng kinh phí được phê duyệt của đề tài: 20.000.000 đồng.
II. Kết quả nghiên cứu
1. Đặt vấn đề

Trước sự bùng nổ của công nghệ thông tin, cùng với sự xuất hiện của các

mạng xã hội (MXH) đã làm cho không gian mạng có sự đa dạng về các loại thơng
2


tin trên tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội. Bên cạnh những thơng tin tích
cực, khơng gian mạng cịn chứa đựng những thơng tin tiêu cực gây ảnh hưởng
không nhỏ đến người dùng. Thông qua những tiêu cực đó, một số phần tử cố tình
lợi dụng khơng gian mạng để lừa đảo. Điều này yêu cầu người dùng MXH cần
cẩn trọng hơn trong cách tiếp nhận thông tin. Thông qua không gian mạng
Internet; đối tượng hướng tới của các hoạt động lừa đảo là những người thiếu cảnh
giác, nhẹ dạ cả tin.
Hậu quả của các hình thức lừa đảo rất lớn, các nạn nhân là sinh viên ngồi
việc mất mát tài sản, cịn bị ảnh hưởng khơng nhỏ đến tâm lý cá nhân, kết quả học
tập và thậm chí bị lơi kéo tham gia vào những hoạt động vi phạm pháp luật mà
không hay biết. Trước diễn biến phức tạp của hiện tượng lừa đảo đối với sinh viên
tại các trường đại học, cao đẳng ở các thành phố lớn, đặc biệt là TP. HCM, công
tác nghiên cứu, làm rõ những tác động của các hình thức lừa đảo để thông tin
tuyên truyền rộng rãi đến sinh viên là cần thiết. Tuy vậy, số lượng cơng trình khoa
học nghiên cứu một cách chuyên biệt, có hệ thống về vấn đề này còn rất khiêm
tốn. Nhận thấy yêu cầu của thực tiễn đặt ra, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu
sự tác động của một số hình thức lừa đảo đối với sinh viên năm thứ nhất tại
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và giải pháp” nhằm phân tích
một cách hệ thống những hình thức lừa đảo đối với sinh viên tại các trường đại
học, cao đẳng ở TP. HCM hiện nay; đánh giá sự tác động; đánh giá thực trạng
hiện nay; từ đó chỉ ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sinh viên, đặc biệt là tân
sinh viên là đối tượng thu hút sự quan tâm chú ý của những kẻ thực hiện hành vi
lừa đảo. Trên cơ sở đó, cơng trình nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cơ bản để
ngăn ngừa, phịng tránh và đấu tranh có hiệu quả với tội phạm hoạt động lừa đảo
sinh viên.
2. Mục tiêu


Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu, đánh giá sự tác động của một số
hình thức lừa đảo đối với sinh viên năm thứ nhất tại TP. HCM, từ đó đề xuất một

3


số giải pháp cơ bản giúp sinh viên năm nhất phịng tránh các hình thức lừa đảo
hiện nay.
Mục tiêu cụ thể: Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận về lừa đảo và các
hình thức lừa đảo hiện nay; Phân tích, đánh giá, làm rõ sự tác động và thực trạng
một số hình thức lừa đảo đối với sinh viên hiện nay; Chỉ ra những nguyên nhân
cơ bản dẫn đến sinh viên là đối tượng mà những kẻ lừa đảo hướng tới; Đề xuất
một số giải pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa, phịng tránh và đấu tranh có hiệu quả
đối với những hành vi lừa đảo sinh viên.
3. Phương pháp nghiên cứu

Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của đề tài, tùy thuộc
vào kết cấu của đề tài và mục đích nghiên cứu trong từng chương cụ thể. Nhóm
tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
Phương pháp hệ thống, nghiên cứu tài liệu: tiến hành thu thập, hệ thống hóa
các cơng trình nghiên cứu khoa học, tài liệu đã được công bố công khai. Nghiên
cứu các văn kiện của Đảng, văn bản pháp lý quy định của Nhà nước. Tổng hợp,
nghiên cứu các số liệu thống kê của các cơ quan chức năng liên quan đến nội dung
của đề tài.
Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích: tiến hành thống kê, tổng hợp và
phân tích số liệu thứ cấp từ các cơng trình nghiên cứu khoa học, số liệu báo cáo
từ các cơ quan chức năng và trên các phương tiện thơng tin đại chúng. Từ đó,
phục vụ cho việc đánh giá tình hình hoạt động lừa đảo nói đối với sinh viên nói
chung và sinh viên tại TP. HCM nói riêng. Phương pháp này phục vụ cho việc

xác định các hình thức lừa đảo phổ biến hiện nay để có cơ sở xác định các nguyên
nhân và luận cứ khoa học cho các giải pháp của đề tài.
Phương pháp so sánh: đề tài sử dụng phương pháp này nhằm mục đích so sánh
giữa tình hình lừa đảo nói chung và lừa đảo đối với sinh viên nói riêng; so sánh tình
hình lừa đảo đối với sinh viên tại các địa bàn khác nhau, đặc biệt là tại các thành phố
lớn, nhằm xác định nguyên nhân dẫn đến việc lừa đảo đối với sinh viên trên địa bàn
các thành phố lớn.
4


Phương pháp nghiên cứu điển hình: sử dụng phương pháp nghiên cứu điển
hình để nghiên cứu các vụ lừa đảo đối với sinh viên được các cơ quan chức năng
điều tra và kết luận, nhằm làm rõ mục đích, động cơ và hành vi lừa đảo. Từ đó
xác định được các phương thức mà tội phạm sử dụng để tiến hành lừa đảo đối với
sinh viên nói chung và sinh viên tại TP. HCM nói riêng,
Phương pháp khảo sát thực tế: đối với phương pháp này nhóm tác giả sử
dụng nhằm nghiên cứu phương thức, thủ đoạn của tội phạm thông qua nạn nhân
là sinh viên. Khảo sát thực tế giúp cho đề tài có cách nhìn thực tiễn thơng qua nạn
nhân nhằm xác định các biện pháp để phòng ngừa.
Phương pháp điều tra xã hội học: đề tài sử dụng phương pháp này để thu
thập ý kiến từ sinh viên là đối tượng mà tội phạm hướng đến để thực hiện hành vi
lừa đảo. Từ đó, xác định các hình thức lừa đảo, làm rõ các phương thức và hành vi
lừa đảo, mức độ sinh viên chủ động nhận diện các hình thức lừa đảo hiện nay.
Xác định và đánh giá thực trạng sinh viên bị ảnh hưởng, tác động của các hình
thức lừa đảo, phân tích làm rõ nguyên nhân dẫn đến thực trạng này.
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: đề tài sử dụng phương pháp tổng kết
kinh nghiệm để tổng kết và rút ra những vấn đề có tính quy luật của tội phạm lừa
đảo đối với sinh viên và cơng tác nhận diện, phịng ngừa đối với các hình thức lừa
đảo. Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm có tính hệ thống
dựa trên số liệu, các cơng trình nghiên cứu và các kết luận của cơ quan chức năng

trong lĩnh vực lừa đảo. Từ đó, cơ cơ sở để đưa ra các giải pháp tối ưu giúp sinh
viên nói chung và sinh viên tại TP. HCM nói riêng chủ động phịng tránh các hình
thức lừa đảo hiện nay một cách tốt nhất.
4. Tổng kết về kết quả nghiên cứu

Trong những năm qua, hiện tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người dân
diễn ra trên địa bàn TP. HCM khá phức tạp, nhất là lừa đảo tân sinh mới chuyển
đến nơi đây sinh sống và học tập. Hiện tượng này đã gây nhiều thiệt hại về tài sản,
tiền bạc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, tâm lý và kết quả học tập của
sinh viên. Mặt khác, tệ nạn này còn gây tác động xấu đến tình hình an tồn trật tự,
5


gây hoang mang đối với người dân Thành phố. Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu sự
tác động của một số hình thức lừa đảo đối với sinh viên năm thứ nhất tại Thành
phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và giải pháp” đã tập trung phân tích làm
rõ sáu hình thức lừa đảo trực tiếp và sáu hình thức lừa đảo gián tiếp; cơ sở pháp
lý và yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam; điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội và tình hình sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Dựa vào kết quả khảo sát sinh viên, số liệu từ các cơ quan chức năng, cũng như
khái qt hóa thực tiễn, cơng trình làm rõ thực trạng sự tác động của một số hình
thức lừa đảo đối với sinh viên năm thứ nhất; đồng thời phân tích làm rõ sáu nguyên
nhân cơ bản dẫn đến sinh viên năm thứ nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh hay bị
lừa đảo. Trên cơ sở những nội dung trên, nhóm nghiên cứu đề xuất năm giải pháp
cơ bản nhằm giúp cho sinh viên nâng cao cảnh giác, phòng tránh và ứng xử phù
hợp trước những hình thức lừa đảo tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
5. Đánh giá các kết quả đã đạt được và kết luận

Với những nội dung trên, cơng trình nghiên cứu của nhóm tác giả mang tính
thời sự, có những đóng góp mới nhất định, có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn.

Kết quả nghiên cứu của cơng trình sẽ góp phần xây dựng hệ thống lý luận về lĩnh
vực mới mẽ này, tạo cơ sở lý luận khoa học cho các cơ quan quản lý, các nhà lãnh
đạo đề ra các chủ trương, kế hoạch, quan điểm chỉ đạo trên lĩnh vực này. Đồng
thời, kết quả nghiên cứu của cơng trình cũng giúp cho người dân Thành phố Hồ
Chí Minh nó chung, đặc biệt là sinh viên vận dụng để xử lý vấn đề trong thực tiễn
cuộc sống. Kết quả nghiên cứu này cũng là tài liệu cần thiết dùng để phổ biến
trong buổi giáo dục định hướng đầu khóa học cho tân sinh viên các trường đại
học, cao đẳng tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, trên cả nước nói chung.
6. Tóm tắt kết quả (tiếng Việt và tiếng Anh)

Đề tài “Nghiên cứu sự tác động của một số hình thức lừa đảo đối với sinh
viên năm thứ nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và giải
pháp” đã đạt được những kết quả như sau: (1) hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ
sở pháp lý về một số hình thức lừa đảo đối với sinh viên năm thứ nhất, trình bày
6


và phân tích các khái niệm, xác định các hình thức lừa đảo đối với sinh viên tại
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, xác định cơ sở pháp lý và các yếu tố cấu thành
tội lừa đảo và chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam; (2) đánh giá sự tác động của một số
hình thức lừa đảo đối với sinh viên năm thứ nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh,
trình bày và phân tích điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và tình hình sinh viên
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, đánh giá thực trạng sự tác động của một số
hình thức lừa đảo đối với sinh viên năm thứ nhất tại thành phố Hồ Chí Minh, xác
định các nguyên nhân cơ bản dẫn đến sinh viên năm thứ nhất tại Thành phố Hồ
Chí Minh hay bị lừa đảo. (3) đưa ra một số giải pháp cơ bản giúp sinh viên năm
thứ nhất phịng tránh các hình thức lừa đảo tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay,
với nhóm giải pháp từ nhà trường, gia đình, bản thân sinh viên nhằm giúp sinh
viên nói chung và sinh viên năm thứ nhất nói riêng chủ động phịng tránh các hình
thức lừa đảo khi sinh sống, học tập tại Thành phố Hồ Chí Minh.

The topic "Research on the impact of some forms of fraud on first-year
students in Ho Chi Minh City today - Current situation and solutions" has
achieved the following results: (1) systematize the theoretical and legal basis of
some forms of fraud against first-year students, present and analyze concepts,
identify forms of fraud against students in Ho Chi Minh City at present, determine
the legal basis and elements constituting the crime of fraud and appropriation of
property in Vietnam; (2) evaluate the impact of some forms of fraud on first-year
students in Ho Chi Minh City, present and analyze the natural, socio-economic
conditions and student situation in Ho Chi Minh City at present, evaluate the
actual impact of some forms of fraud on first-year students in Ho Chi Minh City,
identify the basic causes leading to some forms of fraud of first-year students in
Ho Chi Minh City; (3) provide some basic solutions to help first-year students
avoid forms of fraud in Ho Chi Minh City today with a group of solutions from
schools, families, and students themselves in order to help students in general and
first-year students in particular actively prevent forms of fraud when living and
studying in Ho Chi Minh City.
7


III. Sản phẩm đề tài, công bố và kết quả đào tạo
3.1. Kết quả nghiên cứu ( sản phẩm dạng 1,2,3)

TT

Yêu cầu khoa học hoặc/và chỉ tiêu
kinh tế - kỹ thuật

Tên sản phẩm

Bài báo: Một số hình thức

lừa đảo đối với sinh viên
tại thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay: Nhận diện và giải
pháp

1

Đăng ký

Đạt được

Đăng trên Tạp chí
Khoa học và Cơng
nghệ Trường Đại
học Cơng nghiệp
Thành phố Hồ Chí
Minh

Đã đạt

Sản phẩm được công bố điện tử và bản giấy, truy cập công bố điện tử theo link:
/>Ghi chú:
- Các ấn phẩm khoa học (bài báo, báo cáo KH, sách chuyên khảo…) chỉ được chấp
nhận nếu có ghi nhận địa chỉ và cảm ơn trường ĐH Công Nghiệp Tp. HCM đã cấp kính
phí thực hiện nghiên cứu theo đúng quy định.
- Các ấn phẩm (bản photo) đính kèm trong phần phụ lục minh chứng ở cuối báo
cáo. (đối với ấn phẩm là sách, giáo trình cần có bản photo trang bìa, trang chính và trang
cuối kèm thơng tin quyết định và số hiệu xuất bản)
3.2. Kết quả đào tạo
Khơng.

IV. Tình hình sử dụng kinh phí
TT

Nội dung chi

Kinh phí
được duyệt

Kinh phí
thực hiện

(triệu đồng)

(triệu đồng)

A

Chi phí trực tiếp

20,000,000

20,000,000

1

Th khốn chun mơn

18,937,900

18,937,900


2

Ngun, nhiên vật liệu, cây con..

3

Thiết bị, dụng cụ

Ghi
chú

8


4

Cơng tác phí

5

Dịch vụ th ngồi

6

Hội nghị, hội thảo,thù lao nghiệm thu
giữa kỳ

7


In ấn, Văn phịng phẩm

8

Chi phí khác

B

Chi phí gián tiếp

1

Quản lý phí

2

Chi phí điện, nước
Tổng số

1,062,100

1,062,100

20,000,000

20,000,000

V. Kiến nghị ( về phát triển các kết quả nghiên cứu của đề tài)

Kết quả nghiên cứu của cơng trình có giá trị thực tiễn thiết thực, giúp cho người

dân, đặc biệt là sinh viên, chủ động nhận diện, cảnh giác, phòng tránh có hiệu quả
đối với những hình thức lừa đảo hiện nay.
Kết quả nghiên cứu này sẽ là tài liệu cần thiết dùng để phổ biến trong buổi giáo
dục định hướng đầu khóa học cho tân sinh viên các trường đại học, cao đẳng nói
chung và tại Trường Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng.
VI. Phụ lục sản phẩm ( liệt kê minh chứng các sản phẩm nêu ở Phần III)
Nguyên lý ứng dụng: Hệ thống cơ sở lý luận, xác định một số hình thức lừa đảo đối với
sinh viên năm thứ nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.
Bài báo: Một số hình thức lừa đảo đối với sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh hiện
nay: Nhận diện và giải pháp
Tp. HCM, ngày
Chủ nhiệm đề tài

Phòng QLKH&HTQT

tháng

năm 2022

Trưởng đơn vị

9


PHẦN II. BÁO CÁO CHI TIẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................... 1

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài............................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài .......................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ........................................................ 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài.................................................... 8
7. Kết cấu của đề tài .................................................................................... 8
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ MỘT SỐ HÌNH
THỨC LỪA ĐẢO ĐỐI VỚI SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
1.1. KHÁI NIỆM LỪA ĐẢO VÀ CÁC HÌNH THỨC LỪA ĐẢO ĐỐI
VỚI SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT ................................................................ 9
1.1.1. Khái niệm lừa đảo và lừa đảo chiếm đoạt tài sản .......................... 9
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm sinh viên năm thứ nhất........................... 11
1.1.3. Một số hình thức lừa đảo đối với sinh viên tại Thành phố Hồ Chí
Minh hiện nay .................................................................................................... 13
1.1.2.1. Hình thức lừa đảo trực tiếp............................................................ 13
1.1.2.2. Hình thức lừa đảo gián tiếp .............................................................. 23
1.2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM
ĐOẠT TÀI SẢN Ở VIỆT NAM.................................................................................. 33
1.2.1. Cơ sở pháp lý .................................................................................. 33
1.2.1.1. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ..................................................... 33
1.2.1.2. Tội lừa đảo gián tiếp (trên không gian mạng) ................................ 35
10


1.2.2. Các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản .................. 37
Tiểu kết Chương 1.................................................................................... 39
Chương 2. SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HÌNH THỨC LỪA ĐẢO ĐỐI
VỚI SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH
SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY ..................... 40

2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh 40
2.1.2. Tình hình sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay......... 43
2.2. THỰC TRẠNG SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MỘT SỐ HÌNH THỨC LỪA
ĐẢO ĐỐI VỚI SINH VIÊN NĂM THỨ VÀ NGUYÊN NHÂN .................. 45
2.2.1. Thực trạng sự tác động của một số hình thức lừa đảo đối với sinh
viên năm thứ nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh ........................................... 45
2.2.1.1. Thực trạng các hình thức lừa đảo đối với sinh viên ...................... 45
2.2.1.2. Thực trạng thông qua kết quả khảo sát sinh viên .......................... 48
2.2.2. Nguyên nhân cơ bản dẫn đến sinh viên năm thứ nhất tại Thành
phố Hồ Chí Minh hay bị lừa đảo .................................................................... 60
2.2.2.1. Nguyên nhân khách quan ............................................................... 61
2.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan ................................................................... 63
Tiểu kết Chương 2 ..................................................................................... 71
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN GIÚP SINH VIÊN NĂM THỨ
NHẤT PHÒNG TRÁNH CÁC HÌNH THỨC LỪA ĐẢO TẠI THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
3.1. Nhà trường, gia đình và bản thân sinh viên cần nắm vững và quán
triệt nội dung các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, chiến lược quốc gia, pháp
luật... của Đảng và Nhà nước về cơng tác phịng, chống tội phạm, hoạt động
lừa đảo chiếm đoạt tài sản ................................................................................ 73
3.2. Nhà trường cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo
dục sinh viên về các hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản ........................... 75
11


3.3. Tổ chức Đoàn, Hội trong trường tạo ra các sân chơi, các hoạt động
phong trào phong phú để tập hợp, thu hút sinh viên tham gia .................... 76
3.4. Phát huy vai trị của gia đình trong việc giáo dục, khuyên răn, cảnh
tỉnh con em mình về mọi cạm bẫy, cám dỗ, các hoạt động lừa đảo ............. 77
3.5. Bản thân sinh viên phải thay đổi quan điểm, lối sống để thích ứng

với mơi trường sống mới; chủ động tự giáo dục, rèn luyện để nâng cao nhận
thức, đề cao cảnh giác với các cạm bẫy và hoạt động lừa đảo ...................... 79
Tiểu kết Chương 3 ..................................................................................... 80
KẾT LUẬN ................................................................................................ 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 84
PHỤ LỤC .................................................................................................. 88

12


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

App

:

Application software

BLHS

:

Bộ luật Hình sự

CP

:

Chính phủ


GRDP

:

Tổng sản phẩm trên địa bàn

IDD

:

International direct dialling

MXH

:

Mạng xã hội



:

Nghị định

OTP

:

One Time Password


QH

:

Quốc hội

TP. HCM

:

Thành phố Hồ Chí Minh

1


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số lượng các trường đại học, cao đẳng tiến hành khảo sát
Bảng 2.2. Thống kê giới tính được khảo sát
Bảng 2.3. Thống kê khối ngành học được khảo sát
Bảng 2.4. Thống kê khu vực cư trú của sinh viên được khảo sát
Bảng biểu 2.1. Thực trạng nhận diện các hình thức lừa đảo của sinh viên
Bảng biểu 2.2. Thực trạng cách nhận diện các hình thức lừa đảo của sinh viên
Bảng biểu 2.3. Thực trạng sự hiểu biết về các hình thức lừa đảo của sinh viên
Bảng biểu 2.4. Thực trạng về tỉ lệ sinh viên bị dụ dỗ, lôi kéo
Bảng biểu 2.5. Thực trạng sinh viên là nạn nhân của các hình thức lừa đảo
Bảng biểu 2.6. Tác động của lừa đảo đối với cuộc sống của sinh viên
Bảng biểu 2.7. Tác động của lừa đảo đối với tâm lý của sinh viên
Bảng biểu 2.8. Tác động của lừa đảo đối với kết quả học tập của sinh viên
Biểu đồ 2.1. Thực trạng về sự hiểu biết của sinh viên về các hình thức lừa đảo trực tiếp
Biểu đồ 2.2. Thực trạng về sự hiểu biết của sinh viên về các hình thức lừa đảo

gián tiếp
Biểu đồ 2.3. Thực trạng mục đích lừa đảo đối với sinh viên
Biểu đồ 2.4. Thực trạng những hình thức lừa đảo sinh viên phổ biến
Biểu đồ 2.5. Sự ảnh hưởng của các hình thức lừa đảo đối với sinh viên
Biểu đồ 2.6. Thể hiện mức độ thay đổi môi trường sống của sinh viên
Biểu đồ 2.7. Thể hiện mức độ tâm lý cá nhân
Biểu đồ 2.8. Thể hiện mức độ kinh nghiệm, sự quan tâm của gia đình
Biểu đồ 2.9. Thể hiện mức độ thiếu thốn về tài chính cho học tập
Biểu đồ 2.10. Thể hiện mức độ tính cách cá nhân

2


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua 35 năm (1986-2021) thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, nước ta đã đạt được những thành
tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những thành tựu đạt được, cũng
còn nhiều hạn chế, yếu kém do mặt trái của nền kinh tế thị trường mang lại, cần
tập trung giải quyết, khắc phục để đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Một trong những hạn chế đó là hiện tượng lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người
dân xuất hiện ngày càng nhiều không những ở thành thị, mà cịn ở những vùng
nơng thơn. Những chiêu thức lừa đảo ngày càng tinh vi, khó nhận diện kể cả trực
tiếp trong đời sống hiện thực hoặc qua không gian mạng. Trước sự bùng nổ của
công nghệ thông tin, cùng với sự xuất hiện của các mạng xã hội (MXH) đã làm
cho khơng gian mạng có sự đa dạng về các loại thông tin trên tất cả các lĩnh vực
trong đời sống xã hội. Bên cạnh những thông tin tích cực, khơng gian mạng cịn
chứa đựng những thơng tin tiêu cực gây ảnh hưởng không nhỏ đến người dùng.
Thông qua những tiêu cực đó, một số phần tử cố tình lợi dụng khơng gian mạng

để lừa đảo. Điều này yêu cầu người dùng MXH cần cẩn trọng hơn trong cách tiếp
nhận thông tin. Thông qua không gian mạng Internet; đối tượng hướng tới của các
hoạt động lừa đảo là những người thiếu cảnh giác, nhẹ dạ cả tin.
Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) là đơ thị đặc biệt, một trung tâm lớn về
kinh tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, đầu mối giao lưu và hội
nhập quốc tế, là đầu tàu, động lực, có sức thu hút và sức lan tỏa lớn của vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam, có vị trí chính trị quan trọng của cả nước. Tính đến năm
2018, TP. HCM đã có 90 học viện, trường đại học và cao đẳng trên địa bàn với
quy mô 462.407 sinh viên [32]. Sinh viên nói chung, đặc biệt tân sinh viên, là đối
tượng mà những kẻ lừa đảo hay chú ý tới để thực hiện hành vi phạm tội.
Hậu quả của các hình thức lừa đảo rất lớn, các nạn nhân là sinh viên ngồi
việc mất mát tài sản, cịn bị ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cá nhân, kết quả học
3


tập và thậm chí bị lơi kéo tham gia vào những hoạt động vi phạm pháp luật mà
không hay biết. Trước diễn biến phức tạp của hiện tượng lừa đảo đối với sinh viên
tại các trường đại học, cao đẳng ở các thành phố lớn, đặc biệt là TP. HCM, công
tác nghiên cứu, làm rõ những tác động của các hình thức lừa đảo để thơng tin
tun truyền rộng rãi đến sinh viên là cần thiết. Tuy vậy, số lượng cơng trình khoa
học nghiên cứu một cách chun biệt, có hệ thống về vấn đề này còn rất khiêm
tốn. Nhận thấy yêu cầu của thực tiễn đặt ra, chúng tôi chọn đề tài “Nghiên cứu
sự tác động của một số hình thức lừa đảo đối với sinh viên năm thứ nhất tại
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay - Thực trạng và giải pháp” nhằm phân tích
một cách hệ thống những hình thức lừa đảo đối với sinh viên tại các trường đại
học, cao đẳng ở TP. HCM hiện nay; đánh giá sự tác động; đánh giá thực trạng
hiện nay; từ đó chỉ ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc sinh viên, đặc biệt là tân
sinh viên là đối tượng thu hút sự quan tâm chú ý của những kẻ thực hiện hành vi
lừa đảo. Trên cơ sở đó, cơng trình nghiên cứu đề xuất một số giải pháp cơ bản để
ngăn ngừa, phịng tránh và đấu tranh có hiệu quả với tội phạm hoạt động lừa đảo

sinh viên.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Những năm gần đây, các cơng trình nghiên cứu về tội lừa đảo chiếm đoạt tài
sản đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu với nhiều góc
độ khác nhau, tùy vào phạm vi và đối tượng nghiên cứu với các cơng trình tiêu
biểu như:
Trên thế giới, đầu tiên là tác giả Catherine H.Conl và J.Thomas M Ewen
(1999) với cuốn sách “Computer Crime” - (dịch: Tội phạm máy tính) là tài liệu
nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm sử dụng máy tính, nhưng đề cập rất sâu về các
hình thức lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng hiện nay. Tác giả
Emmanuel Melissaris (2007) với công bố “The Concept of Appropriation and the
Offence of Theft” (tạm dịch: Khái niệm Chiếm đoạt và Tội trộm cắp) công bố trên
The Modern Law Review Vol. 70, No. 4 (Jul., 2007), pp. 581-597 đã phân tích sự
mâu thuẫn trong cách giải thích về hành vi chiếm đoạt vì tịa án và các nhà bình
4


luận đã vật lộn với trực giác rằng việc chiếm đoạt phải có một số yếu tố chủ quan
và khơng thể hoàn toàn là khách quan của Luật trộm cắp năm 1968 của Anh, từ
đó đưa ra các khái niệm về chiếm đoạt và trộm cắp.
Tiếp đến cuốn sách “Cyber crime and business: How not to caught by the
online phisherman” (dịch: Tội phạm mạng và kinh doanh: làm thế nào để không bị
mắc bẫy những kẻ câu thông tin trên mạng) của Nykodym.N., Kahle-Piasecki
(2012) có nội dung phân tích tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua mạng
internet ở Mỹ. Thơng qua việc phân tích những phương thức, thủ đoạn lừa đảo
phổ biến đang diễn ra hiện nay trên khơng gian mạng, trong đó có đề cập đến thủ
đoạn lừa đảo trên mạng kiểu Ponzi (lừa đảo huy động tài chính đa cấp).
Tác giả Brandon C.Welsh và David P.Farrington (2012), The Oxford
Handbook of Crime Prevention (dịch: Sổ tay phòng ngừa tội phạm của đại học
Oxford), NXB Đại học Oxford là một đánh giá toàn diện, cập nhật và có thẩm

quyền về các nghiên cứu về phịng chống tội phạm. Quy tụ các học giả hàng đầu
về tội phạm học, chính sách cơng, tâm lý học và xã hội học, Sổ tay này bao gồm
các đánh giá phê bình về các lý thuyết chính tạo cơ sở cho phịng chống tội phạm,
các đánh giá dựa trên bằng chứng về hiệu quả của các biện pháp can thiệp quan
trọng nhất và các bài luận xuyên suốt kiểm tra việc thực hiện, phương pháp đánh
giá và chính sách cơng.
Ở Việt Nam, tác giả Lê Quang Thành (2016) với cơng trình nghiên cứu “Đấu
tranh phòng, chống tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do người nước ngoài thực hiện
ở Việt Nam”. Đây là cơng trình tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về
phòng chống tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản ở Việt Nam giai đoạn 2005 2014. Nội dung nghiên cứu tập trung tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản do người nước
ngoài thực hiện.
Tác giả Bùi Thị Lan Hương (2018) đã công bố nghiên cứu về lừa đảo chiếm
đoạt tài sản của tội phạm trên địa bàn Đông Nam Bộ giai đoạn 2007 – 2017 với
tên công trình “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đơng Nam bộ:
tình hình, ngun nhân và giải pháp phịng ngừa”. Cơng trình đã cung cấp những
5


thơng tin mới nhất về tình hình tội phạm của miền Đông Nam Bộ, lý giải sự tác
động tiêu cựu đến xã hội. Xác định nguyên nhân và đưa ra các giải pháp để phịng
ngừa đối với các hình thức lừa đảo hiện nay.
Nghiên cứu tại TP. HCM tác giả Tạ Thùy Châu (2017) với luận văn “Nguyên
nhân và điều kiện của tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh”. Tác giả đã tập trung nghiên cứu về tình hình tội phạm
lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn TP. HCM giai đoạn 2012-2017. Phân tích
các nguyên nhân và điều kiện khách quan - chủ quan, mối quan hệ qua lại giữa
nguyên nhân và điều kiện của tội này với nhân thân người phạm tội và nạn nhân
của tội phạm.
Tuy nhiên, lừa đảo đối với sinh viên là hiện tượng xã hội mới, đặc biệt gia
tăng trong thời gian gần đây. Vì vậy, số lượng cơng trình nghiên cứu một cách bài

bản, chuyên biệt về lĩnh vực này có lẽ chưa có nhiều ở Việt Nam, ngoại trừ một
số bài viết ngắn, chưa có tính hệ thống được đăng tải trên mạng Internet. Có thể
kể đến một số cơng trình có liên quan như: “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản Những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Trần Thị Phương Hiền, năm 2007;
“Nguyên nhân và giải pháp hạn chế mức độ ẩn của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt
tài sản” của Lê Quang Thắng, Tạp chí Kiểm sát số 14, năm 2018; “Nhận diện
một số phương thức, thủ đoạn của tội phạm sử dụng công nghệ cao” của Nguyễn
Thị Xuân Thu, Tạp chí Cảnh sát nhân dân, năm 2018; “Những thủ đoạn của tội
phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn Hà Nội và các giải pháp nâng cao
hiệu quả phòng ngừa” của Lê Quang Thắng, Tạp chí Tịa án điện tử, năm 2018;
“Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam - Lý luận và
thực tiễn” của Đoàn Ngọc Hải, ( năm 2019; “Những thủ
đoạn lừa đảo qua mạng rộ lên thời gian gần đây”, ( năm
2020; ….
Như vậy, đối với các nghiên cứu về tình hình tội phạm lừa đảo chiếm đoạt
tài sản ở Việt Nam được các nhà khoa học đầu tư, các cơng trình chủ yếu tập trung
về tình hình tội phạm lừa đảo, đối tượng khá rộng so với mức độ tinh vi của các
6


tội phạm hiện nay. Đối với đối tượng là sinh viên học tập tại các trường đại học
tại các thành phố lớn nói chung, TP. HCM nói riêng chưa có các cơng trình nghiên
chun biệt, đây là khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của đề tài là nghiên cứu, đánh giá sự tác động của một số
hình thức lừa đảo đối với sinh viên năm thứ nhất tại TP. HCM, từ đó đề xuất một
số giải pháp cơ bản giúp sinh viên năm nhất phịng tránh các hình thức lừa đảo
hiện nay.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và phân tích cơ sở lý luận về lừa đảo và các hình thức lừa

đảo hiện nay;
- Phân tích, đánh giá, làm rõ sự tác động và thực trạng một số hình thức lừa
đảo đối với sinh viên hiện nay;
- Chỉ ra những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sinh viên là đối tượng mà những
kẻ lừa đảo hướng tới;
- Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa, phịng tránh và đấu tranh
có hiệu quả đối với những hành vi lừa đảo sinh viên.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tác động của một số hình thức lừa đảo đối
với sinh viên năm thứ nhất.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài giới hạn trong hình thức “Lừa đảo chiếm đoạt tài
sản” quy định tại 174 (BLHS năm 2015); Các hình thức lừa đảo đối với sinh viên năm
thứ nhất.
Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu về các hình thức lừa đảo đối với sinh viên
trong giai đoạn 2017 đến 2021.
7


5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đối với đề tài, nhóm tác giả sử dụng nhiều phương pháp để phục vụ cho quá trình
nghiên cứu. Bao gồm những phương pháp sau:
5.1. Cơ sở lý luận
Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử Triết học - Mác Lênin; Tư
tưởng Hồ Chí Minh; các quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà
nước đối với tội danh lừa đảo và cách nhận diện phịng chống các hình thức lừa
đảo đối với sinh viên hiện nay nói chung, sinh viên tại TP. HCM nói riêng. Bên
cạnh đó, trong đề tài nghiên cứu này, nhóm tác giả cịn sử dụng cách tiếp cận đa

ngành, liên ngành khoa học xã hội, tâm lý xã hội, xã hội học, tội phạm học… để
phân tích.
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu của đề tài, tùy
thuộc vào kết cấu của đề tài và mục đích nghiên cứu trong từng chương cụ thể.
Nhóm tác giả sử dụng những phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau:
5.2.1. Phương pháp hệ thống, nghiên cứu tài liệu: tiến hành thu thập, hệ
thống hóa các cơng trình nghiên cứu khoa học, tài liệu đã được công bố công khai.
Nghiên cứu các văn kiện của Đảng, văn bản pháp lý quy định của Nhà nước. Tổng
hợp, nghiên cứu các số liệu thống kê của các cơ quan chức năng liên quan đến nội
dung của đề tài.
5.2.2. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích: tiến hành thống kê, tổng
hợp và phân tích số liệu thứ cấp từ các cơng trình nghiên cứu khoa học, số liệu
báo cáo từ các cơ quan chức năng và trên các phương tiện thông tin đại chúng. Từ
đó, phục vụ cho việc đánh giá tình hình hoạt động lừa đảo nói đối với sinh viên
nói chung và sinh viên tại TP. HCM nói riêng. Phương pháp này phục vụ cho việc
xác định các hình thức lừa đảo phổ biến hiện nay để có cơ sở xác định các nguyên
nhân và luận cứ khoa học cho các giải pháp của đề tài.
8


5.2.3. Phương pháp so sánh: đề tài sử dụng phương pháp này nhằm mục đích
so sánh giữa tình hình lừa đảo nói chung và lừa đảo đối với sinh viên nói riêng; so
sánh tình hình lừa đảo đối với sinh viên tại các địa bàn khác nhau, đặc biệt là tại các
thành phố lớn, nhằm xác định nguyên nhân dẫn đến việc lừa đảo đối với sinh viên
trên địa bàn các thành phố lớn.
5.2.4. Phương pháp nghiên cứu điển hình: sử dụng phương pháp nghiên
cứu điển hình để nghiên cứu các vụ lừa đảo đối với sinh viên được các cơ quan
chức năng điều tra và kết luận, nhằm làm rõ mục đích, động cơ và hành vi lừa
đảo. Từ đó xác định được các phương thức mà tội phạm sử dụng để tiến hành lừa

đảo đối với sinh viên nói chung và sinh viên tại TP. HCM nói riêng,
5.2.5. Phương pháp khảo sát thực tế: đối với phương pháp này nhóm tác
giả sử dụng nhằm nghiên cứu phương thức, thủ đoạn của tội phạm thông qua nạn
nhân là sinh viên. Khảo sát thực tế giúp cho đề tài có cách nhìn thực tiễn thơng
qua nạn nhân nhằm xác định các biện pháp để phòng ngừa.
5.2.6. Phương pháp điều tra xã hội học: đề tài sử dụng phương pháp này
để thu thập ý kiến từ sinh viên là đối tượng mà tội phạm hướng đến để thực hiện
hành vi lừa đảo. Từ đó, xác định các hình thức lừa đảo, làm rõ các phương thức và
hành vi lừa đảo, mức độ sinh viên chủ động nhận diện các hình thức lừa đảo hiện
nay. Xác định và đánh giá thực trạng sinh viên bị ảnh hưởng, tác động của các
hình thức lừa đảo, phân tích làm rõ nguyên nhân dẫn đến thực trạng này.
5.2.7. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: đề tài sử dụng phương pháp tổng
kết kinh nghiệm để tổng kết và rút ra những vấn đề có tính quy luật của tội phạm
lừa đảo đối với sinh viên và cơng tác nhận diện, phịng ngừa đối với các hình thức
lừa đảo. Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu và tổng kết kinh nghiệm có tính hệ
thống dựa trên số liệu, các cơng trình nghiên cứu và các kết luận của cơ quan chức
năng trong lĩnh vực lừa đảo. Từ đó, cơ cơ sở để đưa ra các giải pháp tối ưu giúp
sinh viên nói chung và sinh viên tại TP. HCM nói riêng chủ động phịng tránh các
hình thức lừa đảo hiện nay một cách tốt nhất.
9


6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1. Về lý luận
Đề tài nghiên cứu góp phần bổ sung lý luận về sự tác động của các hình thức
lừa đảo, thực trạng, nguyên nhân và các giải pháp phòng tránh các hình thức lừa
đảo đối với sinh viên hiện nay.

6.2. Về thực tiễn
Đề tài sử dụng làm tài liệu phục vụ cho công tác giáo dục định hướng, giáo dục
chính trị, pháp luật đầu khóa tại các trường đại học, cao đẳng. Là tài liệu phục vụ
cho công tác báo cáo chuyên đề về các hình thức lừa đảo đối với sinh viên hiện nay.
Giúp sinh viên có cách nhìn tổng thể về các hình thức lừa đảo cơ bản hiện nay để
chủ động phòng tránh. Mặt khác, là tài liệu tham khảo để phục vụ cho công tác giảng
dạy, học tập và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng hiện nay.
7. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục,
đề tài được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về một số hình thức lừa đảo đối
với sinh viên năm thứ nhất.
Chương 2: Sự tác động của một số hình thức lừa đảo đối với sinh viên năm
thứ nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Một số giải pháp cơ bản giúp sinh viên năm thứ nhất phịng tránh
các hình thức lừa đảo tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay.

10


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ MỘT SỐ HÌNH THỨC LỪA
ĐẢO ĐỐI VỚI SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
1.1. KHÁI NIỆM LỪA ĐẢO VÀ CÁC HÌNH THỨC LỪA ĐẢO ĐỐI
VỚI SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT
1.1.1. Khái niệm lừa đảo và lừa đảo chiếm đoạt tài sản
Lừa đảo là một thuật ngữ đã xuất hiện từ rất lâu, trong thời kỳ phong kiến thuật
ngữ này đã được mọi người sử dụng rộng rãi ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời
sống xã hội. Đây được xem là một khái niệm rất rộng, tuy nhiên tùy vào mức độ và
lĩnh vực nghiên cứu, các tác giả có cách tiếp cận khác nhau. Trong đề tài nghiên cứu

này, khái niệm lừa đảo được xem là hành vi gian dối, sử dụng các thủ thuật để chiếm
đoạt tài sản, của cải thuộc sở hữu của người khác. Theo Đại từ điển Tiếng Việt, từ
“lừa” được định nghĩa là “dùng mưu mẹo hoặc thủ đoạn dối trá làm cho kẻ khác
bị lầm mà thất thiệt, thua bại: lừa địch vào ổ phục kích, bị chúng nó lừa hết tiền”,
cịn “lừa đảo” là “lừa bằng thủ đoạn xảo trá để chiếm dụng của cải, tài sản”[18,
tr.1068].
Theo Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam: “Lừa đảo là dùng thủ đoạn
gian dối đánh lừa người khác để mưu lợi. Thủ đoạn gian dối rất đa dạng, nhằm
giấu giếm nội dung sai sự thật (ít, nhiều hoặc hồn tồn) làm cho người khác tin,
nhầm, tưởng giả là thật để chiếm đoạt tài sản, tiền bạc, thu lợi vật chất khác hoặc
che giấu một việc làm xấu. Sự lừa đảo được thực hiện trước hoặc liền ngay với
hành động chiếm đoạt, nó thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: nói dối, dùng
giấy tờ giả mạo, giả danh người có chức, có quyền”[1].
Song, thuật ngữ lừa đảo và lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong khoa học pháp
lý hình sự, được đề cập rất nhiều trong các cơng trình nghiên cứu của nhiều tác
giả với nhiều khái niệm khác nhau. Chẳng hạn có quan điểm cho rằng: “Tội lừa
đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản
của người khác”[34,tr185].
11


Trong Bộ luật Hình sự năm 2015 của Việt Nam, không nêu cụ thể khái niệm
về lừa đảo, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
nhưng có định nghĩa chung về tội phạm: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã
hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình
sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính
trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn xã hội,
quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích
hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã

hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự”[23].
Cũng theo Bộ luật Hình sự năm 2015, lừa đảo chiếm đoạt tài sản là tội độc
lập ngoài những đặc trưng của nhóm tội xâm phạm sở hữu cịn có đặc điểm riêng
biệt. Vì vậy, được quy định riêng bằng những điều khoản cụ thể như: “Điều 139.
Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài
sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng
hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt
hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản,
chưa được xố án tích mà cịn vi phạm, thì bị phạt cải tạo khơng giam giữ đến ba
năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.…”. Bên cạnh đó, Bộ luật Hình sự năm
2015 cũng quy định: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của
người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới
2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải
tạo khơng giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm …”[24].
Như vậy, về khái niệm lừa đảo và lừa đảo chiếm đoạt tài sản không được
định nghĩa cụ thể trong Bộ luật Hình sự năm 2015, nhưng căn cứ vào những quy
định trên có thể đưa ra các khái niệm như sau: (1) Lừa đảo là hành vi gian dối để
làm người khác tin nhằm thực hiện những mục đích vụ lợi, trái pháp luật. Đối
tượng lừa đảo thực hiện các thủ đoạn gian dối, xảo trá để chiếm dụng của cải, tài
sản của người khác”. (2) Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng
12


×