Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Hình tượng nhà nho trong văn học TK XV XVII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (390.67 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN


BÀI TIỂU LUẬN MƠN VĂN HỌC TRUNG ĐẠI

ĐỀ TÀI

HÌNH TƯỢNG NHÀ NHO
TRONG VĂN HỌC
THẾ KỶ XV – THẾ KỶ XVII


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................3
NỘI DUNG...........................................................................................................4
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG........................................................................4
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NHO GIÁO................................................................4
1.1.1 Nho giáo Trung Quốc.....................................................................4
1.1.2 Nho giáo Việt Nam..........................................................................4
1.2 KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ XÃ HỘI, VĂN HÓA TƯ TƯỞNG
VÀ VĂN HỌC THẾ KỶ XV – THẾ KỶ XVII............................................5
1.2.1 Lịch sử - xã hội...............................................................................5
1.2.2 Văn hóa - tư tưởng.........................................................................6
1.2.3 Văn học...........................................................................................7
2. NỘI DUNG CHÍNH....................................................................................8
2.1 NHÀ NHO..............................................................................................8
2.2 HÌNH TƯỢNG NHÀ NHO....................................................................9
2.3 BIỂU HIỆN.............................................................................................9
2.3.1 Con người yêu nước......................................................................9
2.3.2 Con người thế sự...........................................................................13


2.3.3 Con người nhân đạo....................................................................16
2.3.4 Con người nhân văn.....................................................................20
2.3.5 Con người cá nhân......................................................................25
KẾT LUẬN............................................................................................................30

2


MỞ ĐẦU
Văn học Việt Nam là sự tích hợp từ hai dòng văn học dân gian và văn học viết của
những người dùng tiếng Việt. Nếu như văn học dân gian là suối nguồn khai mở và ươm
mầm thì văn học viết, cụ thể là văn học trung đại là lớp phù sa màu mỡ nuôi dưỡng văn học
Việt Nam phát triển và lớn mạnh dần.
Văn học trung đại Việt Nam là một di sản văn học quý báu của dân tộc. Nó khơng chỉ để
lại cho đời sau những giá trị thẩm mỹ lớn lao về nội dung, nghệ thuật của những tác phẩm
văn chương mà còn chứa đựng trong đó biết bao giá trị văn hóa truyền thống cùng những
vui, buồn, trăn trở, tâm tư của người xưa gửi gắm đến người sau. Đó là một tài sản hết sức
phong phú, bao gồm từ những sáng tác mang tính bác học được xuất bản khơng chỉ bằng
ngơn ngữ dân tộc - bằng chữ Nôm và chữ Quốc ngữ, mà còn cả bằng văn tự một thời được
coi như chuyển ngữ chung cho cả vùng Đông Á - chữ Hán.
Trong lịch sử của dân tộc Việt Nam ta, từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIV, đời sống tư tưởng
có sự đồng nguyên tam giáo, cả Nho - Phật - Đạo cùng tạo thành thế chân vạc trên vũ đài
chính trị - tư tưởng và văn hóa. Nhưng từ thế kỉ XV đến XIX, có thể nói rằng chỉ những trí
thức Nho sĩ là những người nắm giữ huyết mạch của đời đời sống chính trị đất nước.
Chúng ta xét đến thực tiễn lịch sử Việt Nam giai đoạn từ thế kỉ XV đến thế kỉ XVII, mà đặc
biệt là từ thế kỉ XVI, khi Mạc Đăng Dung tiếm vị vua Lê, rồi tiếp đó là tình trạng “lưỡng
đầu chế” thời Lê - Trịnh và tình trạng Trịnh - Nguyễn phân tranh. Cục diện chính trị phức
tạp đó đã ảnh hưởng rất lớn đến các nhà Nho, và những con người tinh túy nhất của thời
đại đều băn khoăn về cách xử thế. Văn học lúc này cũng thay đổi, đi từ âm hưởng ngợi ca
dân tộc ngợi ca vương triều phong kiến sang âm hưởng phê phán hiện thực xã hội. Và hình

tượng nhà Nho được khắc họa trong tác phẩm văn học cũng có những biến chuyển mới về
tư tưởng, quan điểm, tình cảm. Bằng việc tìm hiểu hình tượng nhà Nho trong văn học trung
đại từ thế kỉ XV đến XVII, chúng ta sẽ biết rõ và hiểu được những thay đổi đó.

3


NỘI DUNG
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 KHÁI QUÁT VỀ NHO GIÁO
1.1.1 Nho giáo Trung Quốc
1.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
 Nho giáo nguyên thủy
 Hán Nho
 Tống Nho
1.1.1.2 Các sách kinh điển
 Tứ thư
 Ngũ Kinh
1.1.1.3 Nội dung cơ bản
 Tu thân
Khổng Tử đặt ra một loạt tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức... để làm chuẩn mực
cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội.
Người quân tử phải đạt ba điều trong quá trình tu thân:
+ Đạt đạo
+ Đạt đức
+ Biết thi, thư, lễ, nhạc
 Hành đạo
- Nhân trị. Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu người và coi
người như bản thân mình. Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử nói: "Kỷ sở
bất dục, vật thi ư nhân” – “Điều gì mình khơng muốn thì đừng làm cho người khác" (sách

Luận ngữ). Nhân được coi là điều cao nhất của luân lý, đạo đức, Khổng Tử nói: "Người
khơng có nhân thì lễ mà làm gì? Người khơng có nhân thì nhạc mà làm gì?" (sách Luận
ngữ).
- Chính danh. Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải
làm đúng chức phận của mình. "Danh khơng chính thì lời không thuận, lời không thuận tất
việc không thành" (sách Luận ngữ). Khổng tử nói với vua Tề Cảnh Cơng: "Quân quân,
thần thần, phụ phụ, tử tử - Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con" (sách Luận ngữ).
1.1.1.4 Đặc điểm
Nho giáo có rất nhiều điểm mâu thuẫn.
Nho giáo là sản phẩm của hai nền văn hóa: văn hóa du mục phương Bắc và văn hóa
nơng nghiệp phương Nam.
1.1.2 Nho giáo Việt Nam
Nho giáo Việt Nam được xem là hệ tư tưởng có ảnh hưởng sâu rộng và lâu dài đến xã
hội Việt Nam, đóng góp to lớn vào việc tổ chức nhà nước, duy trì trật tự xã hội, phát triển
kinh tế, sáng tác văn học trong các triều đại quân chủ như Nhà Lý, Nhà Trần, Nhà Lê, Nhà
Nguyễn,...
1.1.2.1 Quá trình du nhập và phát triển
Một là, du nhập vào Việt Nam từ đầu Công Nguyên, song phải trải qua một thời gian khá
dài, Nho giáo mới bén rễ được vào đời sống chính trị và tinh thần của xã hội.
4


Hai là, Nho giáo du nhập vào Việt Nam không còn là Nho nguyên thủy, mà là Hán Nho
và Tống Nho, song cũng đã được cải biến cho phù hợp với truyền thống của dân tộc và nhu
cầu của đất nước để trở thành nhân tố của chính nền văn hóa và hệ tư tưởng thống trị ở Việt
Nam.
Ba là, Nho giáo du nhập vào Việt Nam trong sự phát triển đồng hành, tác động qua lại
với Phật giáo và Đạo giáo.
Tóm lại, khảo sát q trình Nho giáo du nhập vào Việt Nam, chúng ta thấy rằng, nếu tính
từ thời Bắc thuộc thì Nho giáo đã có mặt trên đất nước ta hơn hai ngàn năm, trong đó trên

năm trăm năm được coi là hệ tư tưởng thống trị trong kiến trúc thượng tầng của xã hội
phong kiến. Vì lẽ đó, Nho giáo đã có đủ thời gian và điều kiện để thấm sâu, bám rễ và ảnh
hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần của dân tộc ta.
1.1.2.2 Đặc điểm
Về nội dung học tập, Nho giáo chỉ nói đến "trí dục" và "đức dục" mà khơng xét đến mặt
"thể dục" là mặt cũng rất cần cho sự phát triển toàn diện con người
Nhược điểm nghiêm trọng hơn nữa là Nho giáo Việt Nam thiếu sự xuất hiện các trường
phái học thuật nên vận động trong sự đơn điệu và một chiều, chứ không được phong phú và
đa dạng như Nho giáo Trung Quốc.
Một số nhà Nho uyên thâm của Việt Nam khi đứng trước kho tàng đồ sộ và uyên bác của
Nho giáo Trung Quốc thường tóm lược lấy những điều cốt yếu, biên soạn lại thành những
tài liệu đơn giản và ngắn gọn để dạy học trò.
1.1.2.3 Ảnh hưởng
 Ảnh hưởng đến nhân sinh
Tại Việt Nam, Nho giáo đã bản địa hoá, cung cấp các giá trị làm nền tảng cho nền văn
hoá Việt Nam để tạo nên một truyền thống tốt đẹp về tư tưởng, đạo đức và nếp sống. Đó là
ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và tình cảm đạo đức của mỗi người đối với cộng đồng; là sự
hiếu học, coi trọng nhân tài, coi trọng người có học vấn và tơn sư trọng đạo; là sự tích cực
nhập thế, tích cực dấn thân vào các hoạt động xã hội; là việc coi trọng gia đình, trọng tình
nghĩa.
 Ảnh hưởng đến văn học
Nho giáo được xem là có sức lan tỏa và ảnh hưởng đến Văn học Việt Nam, điển hình
như hai bản tuyên ngôn độc lập như Nam Quốc Sơn Hà của Lý Thường Kiệt và Bình Ngơ
Đại Cáo của Nguyễn Trãi đề cao tính dân tộc, nguyện vọng giành độc lập của nhân
dân Việt Nam.
1.2 KHÁI QUÁT VỀ LỊCH SỬ XÃ HỘI, TƯ TƯỞNG VÀ VĂN HỌC THẾ KỶ
XV – XVII
1.2.1 Lịch sử - xã hội
1.2.1.1 Về lịch sử


5


- Tháng 2 năm 1400, Quý Ly bức vua Trần nhường ngôi, buộc các quan và tôn thất ba
lần dâng biểu khuyên lên ngôi, rồi tự lập làm vua, đặt niên hiệu Thánh Nguyên, quốc hiệu
Đại Ngu, đổi thành họ Hồ.
- Từ năm 1407 nước Đại Việt ta lại lâm vào tình trạng mất nước. Giặc Minh tàn bạo hơn
bất cứ kẻ thù nào trong lịch sử trung đại Việt Nam với bao nhiêu thảm họa, vì vậy truyền
thống yêu nước tiếp tục được phát huy.
- Tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã thủ tiêu hoàn toàn ách đô hộ của giặc Minh.
Sau 20 năm mất nước, nhân dân ta lại dành được độc lập tự chủ.
- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Minh đại thắng, triều Lê thiết lập là một bước
ngoặt trong lịch sử dân tộc.
- Thế kỉ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam có những biểu hiện khủng hoảng nhưng nhìn
chung vân ổn định.
- Bước sang thế kỉ XVI – XVII, nhìn chung xã hội vẫn ổn định, nhưng chế độ phong
kiến Việt Nam đã có những biểu hiện khủng hoảng về chính trị. Nhiều mâu thuẫn xung đột
giữa các phe phái nổi bật là cuộc xung đột Lê - Mạc.
1.2.1.2 Về xã hội
- Triều đình nhà Lê đã xây dựng một chế độ phong kiến trung ương tập quyền vững
mạnh.
- Thành phần kinh tế: quyền hành tập trung trong tay vua, nhà nước phong kiến dựa vào
giai cấp địa chủ là giai cấp thống trị về kinh tế. Đây cũng là giai cấp nắm chính quyền.
- Chế độ phong kiến trung ương tập quyền bộc lộ những mâu thuẫn trong lịch sử thống
nhất: một mặt phải củng cố tính chất chuyên chế của nhà nước quân chủ, mặt khác phải mở
rộng tầng lớp Nho sĩ quan liêu, tập trung nhân tài vào sự nghiệp xây dựng chế độ và kiến
thiết đất nước.
1.2.2 Văn hóa - tư tưởng
1.2.2.1 Về văn hóa
- Nổi bật là sức sống quật khởi của nền văn hóa Đại Việt.

- Giặc Minh thực hiện chính sách đồng hố và ngu dân đã tàn phá một cách khốc liệt nền
hóa Đại Việt. Nhưng nền văn hóa nước ta vẫn khơng bị diệt vong, truyền thống văn hóa Lí
- Trần vẫn tiếp sức cho thời đại mới.
- Nhà Lê khi dành lại độc lập đã bắt tay ngay vào việc bảo vệ và phát huy văn hóa như
bảo vệ thuần phong mỹ tục, thu thập văn hóa dân gian.
1.2.2.2 Về tư tưởng
6


- Nho học đạt tới mực cực thịnh trong thế kỉ XV, Phật, Đạo mất dần địa vị.
+ Các vua Lê từ Lê Thái Tổ trở đi rất sùng đạo Nho, dùng đường lối này làm tư tưởng
chính thống để cai trị quốc gia.
+ Sang thời Lê Thánh Tông, Nho giáo đạt tới đỉnh cao thịnh vượng. Dù vẫn để tâm
tới Phật giáo và Đạo giáo nhưng tư tưởng chủ đạo của Lê Thánh Tông là Nho giáo.
+ Nho giáo thời Hậu Lê áp dụng theo kiểu nhà Tống, còn gọi là Tống Nho. Năm
1467, ông đặt ra chức Ngũ Kinh bác sĩ, tức là chọn người giỏi giao cho nhiệm vụ nghiên
cứu chuyên sâu về Ngũ Kinh để giảng cho học trò, truyền bá Nho giáo trong xã hội.
- Từ thế kỉ XVI khi chế độ phong kiến bước đầu có những biểu hiện khủng hoảng thì
Phật giáo, Đạo giáo đã phần nào dành lại được địa vị đến đời sống xã hội. Nho giáo suy
thoái, Phật giáo lại có cơ hội phát triển.
1.2.3 Văn học
1.2.3.1 Tình hình chung
- Văn học đi từ âm hưởng ngợi ca dân tộc, ngợi ca vương triều phong kiến sang âm
hưởng phê phán hiện thực xã hội.
+ Âm hưởng ngợi ca là âm hưởng chủ đạo toàn bộ văn học thế kỉ XV. Văn học nửa
đầu thế kỉ ngợi ca cuộc kháng chiến chống quân Minh, ngợi ca lãnh tụ cuộc khởi nghĩa,
ngợi ca sức mạnh thời đại và truyền thông dân tộc.
+ Bước sang thế kỉ XVI, văn học chuyển dần từ âm hưởng ngợi ca sang âm hưởng
phê phán hiện thực.
- Sự hình thành những trung tâm văn hóa văn học.

+Văn học thế kỉ XV đến thế kỉ XVI xuất hiện những trung tâm văn hóa, văn học lớn
thu hút và hội tụ tinh hoa của các miền.
+ Sự kiện văn hóa văn học đáng lưu ý ở thế kỉ XVI là Bạch Vân am do Nguyễn Bỉnh
Khiêm thành lập đã thu hút được nhiều trí thức Nho sĩ có tài, đã tạo thành mơt trung tâm có
uy tín và ảnh hưởng lớn.
- Thành tựu của văn học chữ Nôm: văn học Nơm xuất hiện từ thời Trần cịn ít nhưng đến
thế kỉ XV có bước phát triển nhảy vọt, tiêu biểu là 2 tập thơ Quốc âm thi tập của Nguyễn
Trãi và Hồng Đức quốc âm thi tập của Lê Thánh Tông. Sang thế kỉ XVI – XVII, phong
trào sáng tác bằng chữ Nôm khá sôi nổi với sự tham gia của nhiều tác giả như Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm...
1.2.3.2 Những khuynh hướng chính trong văn học
Có 3 khuynh hướng chính:
- Khuynh hướng yêu nước là khuynh hướng chủ đạo của văn học thế kỉ XV. Nó tập hợp
đơng đảo các tác giả lớn như Nguyễn Trãi, Lí Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân...
- Khuynh hướng thù tạc, ca tụng chế độ phong kiến, khẳng định Nho giáo tồn tại suốt cả
lịch sử chế độ phong kiến, mức độ nông sâu đậm nhạt khác nhau. Khuynh hướng này có
tác dụng tích cực hoặc tiêu cực tùy theo giai đoạn lịch sử vai trị vị trí của giai cấp phong
kiến.
- Khuynh hướng bất mãn với thời thế, phê phán hiện thực xã hội, phê phán những gì phi
Nho giáo là khuynh hướng lớn của văn học thế kỉ XVI - thế kỉ XVII với các tác giả của
khuynh hướng này là Nho sĩ ẩn dật, Nho sĩ bình dân như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ.
1.2.3.3 Thành tựu nghệ thuật
- Thơ chữ Nôm - bước phát triển mới của thơ ca tiếng Việt. Thế kỉ XV là thế kỉ của thơ
Nôm Đường luật với sự xuất hiện của 2 tập thơ lớn là Quốc âm thi tập nửa đầu thế kỉ và
7


Hồng Đức quốc âm thi tập nửa cuối thế kỉ, đến Bạch Vân quốc ngữ thi tập của Nguyễn
Bỉnh Khiêm, nghệ thuật của thơ Nôm được nâng lên một bước. Thành tựu nghệ thuật của
văn học Nôm giai đoạn này đặt nền tảng chắc chắn cho sự nở rộ của văn học Nôm trong hai

thế kỉ sau.
- Văn xuôi tự sự: tiếp nối mạch nguồn chủ đề đất nước - dân tộc; phần quan trọng hơn
hướng tới chủ đề thế sự, phản ánh hiện thực cuộc sống và nêu cao cảm hứng nhân văn, "lấy
con người là đối tượng và trung tâm phản ánh". Tiêu biểu có Nam Ơng mộng lục (Hồ
Nguyên Trừng), Thánh Tông di thảo (Lê Thánh Tông), Truyền kỳ mạn lục (Nguyễn Dữ),
Nam Xương tứ quái truyện (khuyết danh), Ngọc Thanh u minh thần lục (khuyết danh).
Nhìn chung, văn học thế kỉ XV đến thế kỉ XVII đã ra đời và phát triển trên cơ sở kinh
nghiệm và thành tựu của văn học các thế kỉ trước, đồng thời có những tiền đề thuận lợi:
thời đại anh hùng, phục hưng dân tộc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa đã phát triển
tới đỉnh cao cực thịnh ở thế kỉ XV, vẵn ổn định ở thế kỉ XVI - XVII nên càng ngày càng
phát triển và đạt được những thành tựu lớn.

2. NỘI DUNG CHÍNH
2.1 NHÀ NHO
Nho sĩ () hoặc Nho giả () là cách gọi chung những người chịu ảnh hưởng của Nho
giáo. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, Nho sĩ (sĩ) là giới đứng đầu trong bảng xếp hạng
“tứ dân” (sĩ - nông - công - thương), thiên nhiều về mặt danh nghĩa.
Có thể chia nhà Nho thành hai loại đối lập nhau:
- Nhà Nho chính thống (hành đạo và ẩn dật) và thể hiện trong văn học là có thể gọi là
người quân tử/ kẻ sĩ quân tử như trong tác phẩm của Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm –
những tác gia tiêu biểu của văn học trung kỳ trung đại từ thế kỷ XV – thế kỷ XVII.
Sau sự kiện năm 1527, tầng lớp Nho sĩ này xuất hiện hai xu hướng:
+ Xu hướng thứ nhất chịu ra làm quan (tức xuất sĩ) tuy thu hút được nhiều Nho sĩ,
nhưng lực lượng của xu hướng này có hai vấn đề rất đáng lưu ý: một là họ bị phân chia
thành hai khối, hai phe đối nghịch nhau, hoặc là theo Nam triều (triều Lê) hoặc là theo Bắc
triều (triều Mạc); hai là đối với lực lượng Nho sĩ lập danh chốn quan trường này, bản thân
sự liên kết giữa họ cũng rất lỏng lẻo.
+ Xu hướng thứ hai của lực lượng Nho sĩ sau sự kiện năm 1527 là lánh mình ẩn dật
(tức là xử sĩ). Thực ra, rất ít ai vừa đỗ đạt xong lại chịu xa lánh quan trường. Lực lượng xử
sĩ trong giai đoạn này gồm hai bộ phận chính: một là những người thật sự uyên thâm, đa

văn quảng kiến nhưng không chịu đi thi; hai là những người từng đỗ đạt, từng được bổ
nhiệm làm quan nhưng chỉ trong một thời gian ngắn thì buồn nản, trao trả chức tước cho
triều đình rồi trở về.
- Nhà Nho phi chính thống được thể hiện trong văn học thành người tài tử/ nhà nho tài tử
như trong tác phẩm của Nguyễn Gia Thiều, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công
Trứ, Cao Bá Quát… – những tác giả tiêu biểu của giai đoạn hậu kỳ trung đại thế kỷ XVIII
– thế kỷ XIX.
So sánh các phẩm chất của nhà Nho thế kỷ XV – thế kỷ XVII và nhà Nho thế kỷ XVIII –
thế kỷ XIX:

8


KẺ SĨ QUÂN TỬ
Thế kỷ XV - thế kỷ XVII

NGƯỜI TÀI TỬ
Thế kỷ XVIII – thế kỷ XIX

Tâm
(Lòng ưu ái)

Tài
(Tài hoa)

Chí
Tiên ưu chí
(Chí nam nhi, Chí cơng danh)

Tình

(Ái tình)

Đạo
(Đạo cương thường)

Tính
(Tính dục)

Nghĩa
(Nghĩa vua tơi, cha con, vợ
chồng, anh em, bạn bè, đất nước)
Khí
(Chí khí, khí cốt)

Du
(Thú giang hồ; Thú phong
lưu/ Hành lạc)
Mỹ
(Mỹ cảnh, mỹ nhân)

2.2 HÌNH TƯỢNG NHÀ NHO
 Hình tượng nhà Nho - phẩm chất
Ở kiểu người phẩm chất, hình tượng con người trong thơ lấy tiêu chuẩn phẩm chất làm
cơ sở phân định. Kiểu người phẩm chất bao gồm các dạng thức con người quân tử, con
người nhân nghĩa, con người vũ trụ, con người tri âm với thánh hiền, một số trường hợp
trong thơ cịn nói đến người đẹp một cách kín đáo. Nhiều bài thơ xuất phát từ con tim, từ
cái tâm kẻ sĩ cao quí, tích cực, rất tự nhiên trong con người nhà nho.
 Hình tượng nhà Nho - cảnh ngộ
Dựa vào cảnh ngộ, tình huống mà hình tượng con người trong thơ thể hiện bản sắc và
xác định. Kiểu người cảnh ngộ thường gặp ở đây là kiểu người ẩn dật, phiêu dật, lưu lạc,

phong trần thậm chí cơ độc. Con người ẩn dật là hệ quả của con người giao hoà. Trong thơ
Nho, con người ẩn dật thường khao khát tự do - một biểu hiện của tư tưởng tự do trong văn
học cổ.
Nhìn chung, đặc điểm hình tượng nhà Nho được thể hiện trong văn học thế kỷ XV - thế
kỷ XVII có bản sắc riêng so với thơ Thiền trước đó và thơ Nho sau đó. Nó tích cực nhưng
cũng có một số mặt khơng có ưu thế như thơ Thiền hay còn nghèo nàn so với thơ Nho về
sau...
2.3 BIỂU HIỆN
2.3.1 Con người yêu nước
Yêu nước và tự hào dân tộc là cảm hứng chủ đạo của nền văn học đầu giai đoạn này.
Yêu nước là lòng tự hào tự tơn dân tộc, là lịng căm thù giặc sâu sắc với ý chí quyết tâm
đánh đuổi ngoại xâm, giành độc lập cho dân tộc, là tình yêu thiên nhiên đất nước, gắn với
tư tưởng trung quân,…
Nhà Nho chuyển hóa tình yêu đất nước vào các sáng tác của mình ở nhiều khía cạnh:
cảm hứng về cộng đồng quốc gia dân tộc; nỗi trăn trở hay lòng tự hào sâu sắc về đất nước;
9


về việc ca ngợi chiến công của các vị anh hùng có cơng trong chiến đấu chống giặc ngoại
xâm. Con người yêu nước còn được thể hiện qua con người yêu thiên nhiên, tự hào trước
vẻ đẹp của quê hương.
Nguồn gốc cảm hứng này bắt nguồn từ sự khẳng định nền độc lập qua nhiều lần chiến
thắng giặc phương Bắc: Tống, Nguyên, Minh… Trong lúc đất nước lâm nguy thì tinh thần
yêu nước càng bùng cháy mạnh mẽ hơn nữa. Hình tượng nhà Nho – con người yêu nước,
được thể hiện qua một số phương diện chủ yếu sau:
2.3.1.1 Ca ngợi những chiến cơng của dân tộc, lịng tự hào về con người Đại Việt:
Tư tưởng yêu nước được biểu hiện qua các tác phẩm làm tái hiện lại một giai đoạn hay
một sự kiện lịch sử, gợi nhắc lại những chiến công trong công cuộc chống giặc ngoại xâm,
lồng ghép trong đó là niềm tự hào về con người đất Việt, về một dân tộc hiên ngang bất
khuất. Quá Hàm Tử quan ( Trần Lâu), Hàm Tử quan (Nguyễn Mộng Tuân) đã gợi nhắc về

nơi vua tôi nhà Trần đánh đuổi quân Mông – Nguyên lần thứ hai xâm lược. Đứng trước
Hàm Tử mà nghe như vọng về tiếng chiêng trống, nhìn thấy cờ xí lao xao, để rồi nhìn ngắm
non sơng trải dài mang hy vọng về tương lai tươi sáng của đất nước:
QUÁ HÀM TỬ QUAN (Trần Lâu)
Thuyết trước sa trường cảm khái đa (Từng nghe đây là chiến trường nên rất bùi ngùi)
Như kim Hàm Tử mạn kinh qua (Đến nay mới qua Hàm Tử)
Cổ chinh hùng dũng triều thanh cấp (Tiếng sóng dồn dập như trống chiêng sơi sục)
Kì bái sâm si trúc ảnh tà (Bóng tre nghiêng ngả tựa cờ xí nhấp nhơ)
Vương đạo hồi xuân nồng cổ thụ (Đạo vua tươi tốt trở lại, đượm nồng hàng cây xưa)
Hồ quân bão hận thấu hàn ba (Qn Hồ ơm hận rút lui, xói mịn làn sóng lạnh)
Toa Đơ thụ thủ tri hà xứ (Toa Đô nộp đầu biết ở nơi nào)
Thủy lục sơn thanh nhập vọng xa.(Non xanh nước biếc nhập vào cái nhìn xa xơi.)
Chí Linh sơn phú của Nguyễn Trãi cũng làm hiện lên cuộc chiến chống quân Minh, là
niềm tự hào về đất nước qua những thắng lợi của quân ta:
“Sớm chiếm Đỗ Gia, giành thế tiện trên núi ấy
Trước vượt Khả Lưu, đánh đắm địch trên sông này
Những thịnh đức của vua ta ngày nay, chỉ quy mô rộng lớn của Hán Cao Tổ mới sánh
kịp”
2.3.1.2 Con người yêu nước gắn với tư tưởng trung quân ái quốc:
Văn học trung đại nói nhiều đến chữ trung, coi đây là phẩm chất quan trọng bậc nhất của
người quân tử. Nghĩa vua – tôi được đề cao, Nho gia lấy chữ trung làm đầu. Đạo trung
được nhắc nhiều trong các tác phẩm giai đoạn này:
“Hằng lấy đạo trung làm nghĩa cả,
Qua ngày qua tháng được an nhàn.”
(Bảo kính cảnh giới bài 6, Nguyễn Trãi)
Trong quan niệm của người theo tư tưởng Nho gia, đạo lý trong thiên hạ lấy trung nghĩa
làm đầu, giữ vẹn khí tiết dù trong bất cứ hồn cảnh nào, họ luôn trăn trở, suy nghĩ về quốc
qia, dân tộc:
“Kể đạo trong thiên hạ, trong khơng gì bằng trung nghĩa, q khơng gì bằng danh tiết.
Ghét chết thích sống, tránh nhục tìm vinh, đó là thường tình của người ta. Tơi từ sinh ra,

thích danh tiết mà trọng trung nghĩa, ghét kẻ tiểu nhân mà dấn mình hoạn nạn, tuy ở trong
cảnh gian nan nguy hiểm, mà không nhụt chí bình sinh.” (Thư của thái giám Sơn Thọ Qn trung từ mệnh tập, Nguyễn Trãi)
10


2.3.1.3 Yêu nước là ý chí tự chủ, tự cường và tự hào dân tộc sâu sắc:
Tác phẩm văn học giai đoạn này ra đời trong thời kì lịch sử có nhiều chiến cơng hiển
hách của dân tộc trong sự nghiệp chiến đấu bảo vệ đất nước. Văn học thể hiện tinh thần yêu
nước mãnh liệt, ý thức độc lập tự chủ, ý chí quật khởi chống ngoại xâm, đuổi giặc ra khỏi
bờ cõi của dân tộc ta:
“Thống tâm tật thủ giả thùy thập dư niên,
Thường đảm ngọa tân giả cái phi nhất nhật
Phát phẫn vong thực, mỗi nghiên đàm thao lược chi thư,
Tức cổ nghiệm kim, tế suy cứu hưng vong chi lý.
Đồ hồi chi chí,
Ngộ mị bất vong.”
(Đau lịng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời,
Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối.
Quên ăn vì giận, sách lược thao suy xét đã tinh,
Ngẫm trước đến nay, lẽ hưng phế đắn đo càng kỹ.
Những trằn trọc trong cơn mộng mị,
Chỉ băn khoăn một nỗi đồ hồi.)
(Bình Ngơ đại cáo – Nguyễn Trãi)
Lịng tự hào dân tộc biểu hiện qua tự hào về văn hóa phong tục nước nhà:
“Duy ngã Đại Việt chi quốc,
Thực vi văn hiến chi bang.
Sơn xuyên chi phong vực ký thù,
Nam bắc chi phong tục diệc dị.”
(Như nước Đại Việt ta từ trước,
Vốn xưng nền văn hiến đã lâu,

Núi sông bờ cõi đã chia,
Phong tục Bắc Nam cũng khác.)
(Bình Ngơ đại cáo – Nguyễn Trãi)
Là niềm tự hào về tinh thần đoàn kết của dân tộc như vảy gấm dệt chặt chẽ, tự bảo vệ
nền độc lập dân tộc, không sợ quân giặc mạnh, như bài thơ Vịnh bèo của Giáp Hải:
(Ken dầy vải gấm khó luồn kim
“Cẩm lâm mật mật bất dung châm
Rễ lá liền nhau, động vẫn im
Đái diệp liên căn khởi kế thâm
Tranh với bóng mây che mặt nước
Thường dữ bạch vân tranh thủy diện
Chẳng cho tia nắng rọi xuyên tim
Khằng giao hồng nhật trụy ba tâm
Sóng dồi mn lớp thường khơng vỡ
Thiên trùng lãng đả thành nan phá
Gió táp ngàn cơn cũng cẳng chìm
Vạn trận phong xuy vĩnh bất trầm
Nào cá nào rồng trông ấy ẩn
Đa thiểu ngư long tàn giá lý
Cần câu Lã Vọng biết đâu tìm)
Thái cơng vô kế hạ câu tầm”
(Bài thơ vịnh bèo)
2.3.1.4 Quyết tâm cống hiến, bảo vệ và xây dựng đất nước độc lập, thống nhất
và hùng cường

11


Nhà nho u nước cịn thể hiện qua chí hướng của người làm trai ý thức trách nhiệm của
mình đối với vận mệnh của quốc gia, dân tộc. Bên cạnh đó, nhà nho cịn bộc lộ chí khí hào

hùng, khảng khái của mình, mong đóng góp sức lực mình cho đất nước.
Điều đó phần nào thể hiện qua hai câu thơ đi sứ sau của Phùng Khắc Khoan:
“Đồng nam túc nguyện thù huyền thỉ
Qn tử hồn danh bích ác đam”
(Chí nguyện bốn phương của nam nhi đã thoả
Tiếng tăm của bậc quân tử sáng rỡ)
(Tống Thái y viện Bắc sứ)
Đến Nguyễn Trãi, nỗi thao thức, lo lắng của ông không nằm ở cá nhân mà hướng về đất
nước, xã hội với những thế hệ cần được sống hịa bình. Lịng yêu nước yêu dân sôi nổi, dạt
dào, trải qua bao gian lao, bao biến cố, vẫn trước sau như một. Hơn nữa, nó hiện lên “đêm
ngày”, kéo dài và lập lại thường trực trong người trí thức.
“Bui một tấc lịng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước chầu đông”
(Thuật hứng, V)
Hay như Lê Thánh Tơng, chính vì lịng u nước thương dân mà lên ngôi, quyết tâm dẹp
giặc, giữ vững độc lập dân tộc:
“Quyền trọng ra uy trấn cõi bờ,
Vốn lịng vì nước há vì dưa!
Xét soi trước mặt đơi vừng ngọc,
Vùng vẫy trên tay một lá cờ.
Dẹp giống chim muông xa phải lánh,
Dể quân cầy cuốc gọi không thưa.
Mặc ai nhảy nhót đường danh lợi,
Ơn nước đầm đìa hạt móc mưa.”
(Người bù nhìn - Lê Thánh Tơng)
Như vậy, hình tượng nhà Nho trong tác phẩm văn học trung đại thế kỷ XV – XVII là
hình tượng của con người yêu nước thương dân, lòng tự hào dân tộc sâu sắc, có ý thức
trách nhiệm về vận mệnh quốc gia, dân tộc. Chính cảm hứng yêu nước là một trong những
cảm hứng chủ đạo đã xây dựng nên hình tượng con người yêu nước trong các sáng tác của
họ.

2.3.1.5 Con người yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên:
Những bài thơ, bài phú (Đại Đồng phong cảnh phú – Nguyễn Hãng, Phụng Thành xuân
sắc phú – Nguyễn Giản Thanh,…) viết về thiên nhiên chan chứa tình cảm yêu mến, niềm
tự hào trước khung cảnh thiên nhiên nước nhà. Tiêu biểu là các tác giả Lê Thánh Tông với
khối lượng tác phẩm chữ Hán và Nôm đồ sộ, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Trãi,… Đó là
phong cảnh đất nước giàu đẹp, triều đại thịnh trị, nhân dân sống an bình, như trong đoạn
thơ sau của Lê Thánh Tông trong bài An Bang phong thổ:
“Hải thượng vạn phong quần ngọc lập,
Tinh la kỳ bố thuý tranh vanh.”
(Muôn ngọn núi nổi trên mặt biển trông như những viên ngọc đẹp
(La liệt như những vì sao, những quân cờ, chênh vênh một màu xanh biếc)
“Biên manh cửu lạc thừa bình hố,
12


Tứ thập dư niên bất thức binh.”
(Nhân dân ở biên giới, từ lâu vui huởng thái bình
(Hơn bốn mươi năm không hề biết sự binh đao)
Hay như ở Nguyễn Bỉnh Khiêm là cuộc sống nhàn tản, gắn bó và hịa quyện với thiên
nhiên êm đềm, giản dị:
“Thu ăn măng trúc đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen hạ tắm ao.
Rượu đến cội cây ta cũng uống
Nhìn xem phú q tựa chiêm bao.”
(Nhàn)
Nhà Nho còn cảm nhận cảnh sắc thiên nhiên như khí tiết của người quân tử, như trong
đoạn thơ sau trong bài Đề tam hữu đồ của Lý Tử Tấn, phẩm chất của bậc quân tử được
thiên nhiên khắc họa qua hình ảnh tùng, trúc, mai:
“Quyến bỉ tuế hàn tư,
(Trong các loại cây chịu được rét mùa đông,

Mộc trung kiệt tam giả.
Thì ba bạn (tùng, trúc, mai) là kiệt xuất.
Kính tiết lăng thu đơng,
Khí tiết cứng cỏi át cả thu đơng,
Trinh tâm duyệt xn hạ.
Tấm lịng kiên trinh trải cả xuân hè .
Phong tuyết tự thanh kỳ,
Trong gió tuyết vẫn thanh bạch lạ kỳ,
Viêm thử cánh tiêu sái.
Lúc nóng bức vẫn càng thêm tiêu sái.
Quân tử hữu tự nhân,
Giống như người quân tử,
Vô khả vô bất khả.
Không thể mà không gì khơng thể.
Túc dĩ liêm quần ngoan,
Đủ làm cho kẻ tham ngoan hoá ra kẻ liêm,
Túc dĩ lập chúng noạ.”
Đủ khiến kẻ hàn kém hoá ra kẻ khá giả.)
(Đề tranh ba người bạn)
2.3.2 Con người thế sự
Thế sự là việc đời (cách nói khái qt); tình hình, xu thế của sự việc. Cảm hứng thế sự là
hứng thú do cảm xúc sinh ra trong sáng tác nghệ thuật được lấy từ dữ kiện cuộc sống hằng
ngày. Các tác giả từ cảm hứng này thường hướng tới hiện thực ghi lại những điều trơng
thấy vào tác phẩm của mình và qua đó xây dựng nên hình tượng con người thế sự. Thơ ca
Việt Nam từ nửa sau thế kỷ XIV đã xuất hiện “việc miêu tả những cảnh tượng phản xã
hội”. Sự thay đổi về đề tài, thi pháp, cái nhìn… từ thơ Thiền đến thơ Nho phản ánh ở cảm
hứng hiện thực trong thơ Nho.
Cảm hứng thế sự được các nhà Nho đề cập và biểu hiện khá rõ nét ở các tác phẩm thơ
văn cuối thời Trần (thế kỉ XIV). Lúc này triều Trần suy vong, Hồ Quý Li tiếm ngôi nhà
Trần mở ra triều đại nhà Hồ. Triều Minh lấy cớ phò Trần diệt Hồ sang xâm lược nước ta.

Lê Lợi sau đó dấy binh khởi nghĩa và khởi nghĩa Lam Sơn kéo dài suốt 10 năm (14181427) rồi lên ngôi mở ra triều đại Hậu Lê. Nhà Lê đi vào xây dựng đất nước và đạt tới cực
thịnh vào thế kỷ XV. Tuy nhiên bên trong cung đình nhà Hậu Lê khơng tránh khỏi xung
đột. Đặc biệt là sau cái chết của Lê Thánh Tông, quan lại nhiều lần chia bè phái đánh nhau.
Mạc Đăng Dung do có cơng dẹp loạn mà có nhiều quyền bính trong tay, thậm chí lấn át cả
vua. Đến năm 1527 thì Mạc Đăng Dung phế truất ngôi vua và lập ra nhà Mạc. Từ đây lịch
sử Việt Nam bước vào thời kì đen tối nhất: thời kì nội chiến.
Giai cấp phong kiến xa dần mục đích an dân lợi quốc để đi vào con đường hưởng thụ và
chăm lo vun vén quyền lợi cá nhân, làm xảy ra nhiều mâu thuẫn xã hội. Vua chúa không
13


còn quan tâm đến nhân dân, quan lại địa phương, cường hào trong làng xã mặc sức hoành
hành, vơ vét, bóc lột. Đất nước loạn lạc, triều đình bất ổn vì nội chiến, cuộc sống của nhân
dân vạn phần khó khăn, nhiều người phải tha hương cầu thực.
Các tác phẩm lấy cảm hứng thế sự ở giai đoạn này hầu hết hướng tới phản ánh hiện thực
xã hội, phản ánh cuộc sống đau khổ của nhân dân qua đó thể hiện hình ảnh con người thế
sự - những chí sĩ đau lịng trước cảnh thế nước loạn lạc, mn dân lầm than nhưng lại lực
bất tịng tâm, khơng thể làm gì. Điều này được khắc họa rõ nét trong các bài thơ viết về
nhân tình thế thái của Nguyễn Bỉnh Khiêm và các câu chuyện trong Truyền kì mạn lục của
Nguyễn Dữ.
2.3.2.1 Nguyễn Bỉnh Khiêm
Là người gần suốt cuộc đời sống gần nhân dân, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tận mắt thấy
cảnh “đồng ruộng trơ rơm khô”, con người “nhiều năm chiụ đói khát”, nghe tận tai “nơng
phụ và nơng phu than thở, kêu khóc”. Từ đó ơng có được sự thơng cảm sâu xa và thương
xót chân thành với những con người thuộc tầng lớp dưới đáy xã hội, nạn nhân mn thuở
của những thế lực phong kiến, cường quyền.
Ơng kêu thay nhân dân tiếng kêu cứu bức thiết về số phận mình: “Thâm mẫn tiều dân li
đống nỗi” (Rất thương dân mọn mắc nạn đói rét) (Cảm hứng I). Thương xót nhân dân lầm
than vị nhiên đi kèm với sự căm thù những kẻ đã gây nên nỗi lầm than ấy. Hình ảnh bọn
thống trị trong thơ ơng hiện lên thật phi nhân và đáng ghê sợ:

“Nhượng đoạt phi kỉ hóa,
Hiếp dụ phi kỉ sắc.”
(Cướp của người
Hiếp đáp và dụ dỗ vợ người)
(Thương loạn)
Đó là chiến tranh chết chóc của giai cấp thống trị: “Liên miên chinh phạt vương sư lão”
(Liền năm chinh phạt, quân nhà vua mệt mỏi) (Cảm hứng I). Ca tụng cảnh nhàn cũng là
một biểu hiện bất mãn thời thế và phê phán xã hội của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nếu ở thời kì
trước, trong khơng khí nơ nức xây dựng, phục hồi đất nước sau chiến thắng của toàn dân
tộc, tiếng hát ca ngợi cảnh nhàn ẩn, vui thú riêng mình cất lên trở thành lạc điệu, là tiếng
nói tiêu cực, ích kỉ thì trong hoàn cảnh xã hội lúc này, ý hướng muốn ẩn dật, lánh đục về
trong lại chính là lương tri của kẻ sĩ chân chính, thấy mình khơng thể xoay lại thời thế thì
khơng muốn tham gia vào vịng danh lợi để trở thành công cụ cho những kẻ càm quyền
cướp bóc của nhân dân. Họ rút lui về sống trong cảnh thanh đạm để giữ bền khí tiết trong
sạch. Do đó nhàn ở đây xét về mặt hành động là tiêu cực nhưng trong tình hình cụ thể như
vậy nó phần nào có ý nghĩa tích cực.
Bài thơ “Thú nhàn” thể hiện rõ phong vị “nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm:
“Lẩn thẩn ngày qua lại tháng qua
Một năm xuân tới một phen già
...Cuộc đời đua chí dù cao thấp
Ta muốn thanh nhàn thú vị ta”
Tuy nhiên tư tưởng nhàn này ít nhiều mang vẻ tiêu cực. Nhàn là “vô sự”, mới có thể
sống n vui, thốt khỏi ảnh hưởng của thế cuộc. Và để được vô sự, Nguyễn Bỉnh Khiêm
đã chủ trương “dĩ hòa vi quý”:
“Chữ rằng: “nhân vĩ hòa di q”
Vơ sự thì hơn kẻo phải lo”
14


(Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài 72)

Có nghĩa là từ bỏ đấu tranh, bởi đấu tranh cuối cùng cũng khơng đi tới đâu, vì chẳng ai
chịu kém ai. Tốt hơn là “sự đời ai phải ai trái chẳng nên nói đến làm gì nữa”. Khơng thể
khơng thấy đây là chỗ hạn chế của Nguyễn Bỉnh Khiêm (mặc dù ông vốn xuất phát từ thiện
ý - “dĩ hòa vi quý” là vì ơng đã q đau lịng với cảnh tranh giành, chém giết và tha thiết
mong muốn mọi người nhất là những người nắm giữ quyền lực hãy thôi đi tham vọng và
bạo lực để khơng cịn cảnh đầu rơi máu chảy, tàn hại sinh linh). Nhưng dẫu chỉ muốn sống
“dại”, lánh đời, ẩn cư nhưng thực ra ông chỉ mượn những cái “nhàn” đó để gián tiếp đả
kích bản chất xấu xa, tội lỗi của bọn thống trị:
“Ngã chuyết nhân giả xảo
Thùy tri xảo thị tặc”
(Ta khờ dại mà người thì khơn xảo
Biết đâu cái khơn xảo ấy chẳng là cái xấu xa tội lỗi?)
(Trung tân ngụ hứng)
Tất cả điều trên là những sự bất bình trước hiện thực xã hội đầy rẫy những xấu xa tệ lậu,
là nỗi đau xót trước cảnh lầm than khốn cùng của nhân dân, là lòng căm hận thấu trời trước
tội ác chiến tranh, là sự phẫn nộ vì cái xấu xa của cuộc đời của Nguyễn Bỉnh Khiêm - một
trái tim với tấm lòng lo đời và thương dân sâu sắc.
2.3.2.2 Nguyễn Dữ
Những tệ trạng của xã hội phong kiến đang suy thoái cũng được phản ánh khá rõ rệt
trong những tác phẩm văn chương của Nguyễn Dữ - một danh sĩ thời Lê sơ, đặc biệt là qua
Truyền kỳ mạn lục (Ghi chép tản mạn những truyện kì lạ được lưu truyền). Nguyễn Dữ
trong Truyền kì mạn lục cũng đã mượn những cốt truyện “truyền kỳ” lồng vào đó chủ đích
lên án gay gắt bọn thống trị, những kẻ đã tạo nên một xã hội thối nát, hỗn loạn, chà đạp lên
quyền sống và hạnh phúc của người dân.
Đối tượng ông phê phán trước tiên là bọn vua chúa. Mượn sự kiện, nhân vật, khung cảnh
các đời trước, nhưng những tội ác được tác giả vạch trần khiến người đọc không thể không
liên tưởng đến triều đại đương thời. Lời người tiều phu ở núi Nưa tố cáo Hồ Hán Thương
“dối trá, tính nhiều tham dục,... hình ngục có của đút là xong, quan chức có tiền mua là
được, kẻ dâng lời ngay thì giết, kẻ nói điều nịnh thì thưởng” (Chuyện đối đáp của người
tiều phu ở núi Na (Na sơn tiều đối lục)). Hay mượn lời vượn và cáo trong Truyện bữa tiệc

đêm ở Đà giang, tác giả kịch liệt đả kích hành động bạo ngược của Trần Phế Đế: “lẩn
quẩn ở công việc săn bắn”, “quanh đầm mà vây, bọc núi mà đốt”. Những bộ mặt hôn quân
vô đạo này khiến người ta không khỏi nghĩ ngay đến Lê Uy Mục, Lê Tương Dực của thế kỉ
XVI.
Với bọn quan lại thì có những điển hình sắc sảo cho tội ác tham lam không đáy, nhũng
nhiễu và bức hiếp dân lành. Bên văn là tên quan trụ quốc họ Thân - “chỉ là đồ yếu hèn mà
làm đến bậc Vệ Hoắc,.., vàng bạc châu báu trong nhà chồng chất đầy rẫy” (Truyện nàng
Túy Tiêu). Bên võ có Lí Hữu Chi “dựa vào lũ trộm cướp như tâm phúc, coi người Nho sĩ
như cừu thù; thích sắc đẹp, ham tiền tài, tham lam khơng chán” (Truyện Lí tướng qn).
Rồi những bọn tu hành giả dối, do những tên bất lương trộm cướp hay phường giá áo túi
cơm lười biếng trốn việc, núp dưới mái chùa để làm điều xằng bậy như tên sư Vô Kỉ trong
Truyện nghiệp oan của Đào Thị; hay những tên lái buôn ỷ vào thế lực đồng tiền sống sa
đọa như Đỗ Tam trong Truyện người nghĩa phụ Khoái Châu; hay những Nho sinh hư hỏng
trụy lạc như Hà Nhân Giả trong Truyện kỳ ngộ ở Trại Tây... Tất cả những cái xấu xa trong
15


xã hội phong kiến đang đi vào suy thoái đã thể hiện đầy đủ trong tác phẩm. Và nạn nhân
của tệ nạn này khơng ai khác chính là những người dân “thấp cổ bé họng”: “sống chẳng
phải thời, chết không phải số. Đói khơng có thứ gì cấp dưỡng, lui khơng có chỗ nào tựa
nương”.
Cũng như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Dữ cũng đề cao thái độ “lánh đục về trong”.
Truyền kì mạn lục nêu cao một thái độ sống ẩn dật, không tham gia việc đời - thực chất là
bất hợp tác với giai cấp thống trị. Trong Truyện đối đáp của người tiều phu ở núi Nưa, tác
giả đã kí thác tất cả tâm sự và hồi bão vào lời nói của lão tiều, muốn “trốn đời, lánh bụi,...
chẳng cần biết bên ngoài là triều đại nào, vua quan nào” nhưng lại khơng giấu được lịng
quan tâm đến thế sự, nỗi đau đời và niềm phẫn nộ với vua quan: “ta tuy chân khơng bước
đến thị thành, mình khơng vào đến cung đình” nhưng vẫn biết “ơng vua bây giờ tính
thường dối trá... lịng dân động lay”, triều thần thì “Phi là kẻ tham tiền thì là đồ nát rượu,
chỉ lấy thế lực để khuynh loát nhau, chứ chưa ai biết những kế lạ mưu sâu để lo tính cho

dân chúng cả”.
Khẳng định thái độ sống ẩn dật, “lánh đục về trong”, tác giả cũng đề cao khí tiết của kẻ
sĩ “khơng vì năm đấu gạo mà phải buộc mình trong áng lợi danh” (Truyện Từ Thức lấy vợ
tiên). Tuy thái độ này cho thấy sự bất lực của tác giả trước thời cuộc, nhưng bản thân tác
phẩm lại là một vũ khí đấu tranh khá sắc mạnh nói lên tâm huyết đáng quý của nhà văn với
đời.
Với cảm hứng thế sự, Nguyễn Dữ đã phơi bày những cái xấu xa của xã hội là để cổ vũ
thuần phong mỹ tục xuất phát từ ý thức bảo vệ chế độ phong kiến, phủ định triều đại mục
nát đương thời để khẳng định một vương triều lý tưởng trong tương lai, lên án bọn "bá giả"
để đề cao đạo "thuần vương", phê phán bọn vua quan tàn bạo để ca ngợi thánh quân hiền
thần, trừng phạt bọn người gian ác, xiểm nịnh, dâm tà, để biểu dương những gương tiết
nghĩa, nhân hậu, thủy chung. Tư tưởng chủ đạo của Nguyễn Dữ là tư tưởng Nho gia. Tuy
nhiên Truyền kỳ mạn lục không phải chỉ thể hiện tư tưởng nhà Nho, mà còn thể hiện sự dao
động của tư tưởng ấy trước sự rạn nứt của ý thức hệ phong kiến.
2.3.3 Con người nhân đạo
2.3.3.1 Thơng cảm, thương xót cho số phận đau khổ của con người
Nguyễn Trãi
Thơng cảm, thương xót cho số phận đau khổ của con người được thể hiện đậm nét trong
suốt tồn bài Bình Ngơ đại cáo, ngòi bút của Nguyễn Trãi đã tỏ rõ lòng ưu ái đối với dân.
Vì thương dân, ơng đã xót xa trước những thảm cảnh mà quân cuồng Minh thừa cơ gây họa
do bọn gian tà còn bán nước cầu vinh, chúng đã:
“Hân thương sinh ư ngược diệm,
Hãm xích tử ư họa khanh.”
(Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn
Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ)
Cũng từng là dân một thời phải trốn tránh giặc, nên Nguyễn Trãi đã hiểu rõ lòng thương
cảm và căm giận khi những người dân đang gặp buổi lầm than. Những dân đen, con đỏ là
những người ở tầng lớp khốn khổ nhất xã hội, những người chuyên đi cày cấy, đi ở, đi làm
thuê xuất hiện dưới ngịi bút Nguyễn Trãi cùng tình cảm của ơng. Sự quan tâm này thật
khơng dễ gì có được ở những người vốn làm quan lại như ông, vì thế đây là điều rất tốt đẹp

của tư tưởng Nguyễn Trãi.
Nguyễn Bỉnh Khiêm
16


Nguyễn Bỉnh Khiêm đã nêu cao nhân nghĩa, hịa bình, vạch trần sự vô lý của cảnh tàn
sát do bọn phong kiến gây ra, tố cáo trước công luận dã tâm của những kẻ thích theo đuổi
chiến tranh, làm cho nhân dân khổ sở, điêu đứng. Ơng “tỏ tình thương xót” trước cảnh dân
“như kẻ bị treo ngược” khi sà vào tay giặc dữ và thơng cảm vói nỗi đau khổ của người
dân:
“Cư ốc chiết vi tân,
Canh ngưu đồ nhi thực.
Nhượng đoạt phi kỉ hóa,
Hiếp dụ phi kỉ sắc.”
(Nhà ở đem bẻ làm củi
Trâu cày đem mổ thịt ăn
Cướp của người
Hiếp đáp và dụ dỗ vợ người)
(Thương loạn)
Vì tận mắt chứng kiến và chia sẻ cuộc sống lầm than của dân nên Nguyễn Bỉnh Khiêm
có cái nhìn hướng về nhân dân, có tư tưởng thân dân. Ơng thơng cảm với nhân dân, tha
thiết mong chấm dứt chiến tranh loạn lạc để nhân dân có cuộc sống n ổn. Người trí thức
có lương tâm khơng thể khơng đau xót và căm phẫn trước cảnh dân chúng điêu linh, non
sơng chìm đắm. Nguyễn Bỉnh Khiêm lòng đầy căm phẫn mà thốt lên rằng:
“Loạn lạc can qua hận mãn tiền,
Nhân dân bơn thốn dục cầu tuyền.
Điên liên huề bão ta vô địa,
Ai hộ căng liên hạnh hữu thiên…”
(Rất đáng ghét việc can qua bày đầy ra nước mắt
Nhân dân trốn chạy muốn tìm nơi an tồn

Khốn đốn trơi dạt bồng bế nhau đi,
Thương thay không chỗ yên thân...)
(Hữu cảm II)
Ẩn chứa bên trong những dịng thơ ấy khơng chỉ có tấm lịng thương dân, thái độ lên án
chiến tranh mà còn chứa đựng cả nỗi bất lực của tác giả trước thời thế loạn lạc. Đó là nỗi
bất chí của một nhà Nho muốn cứu đời mà không thành, phải lui về ở ẩn giữa cuộc đời,
thương dân nhưng lại bất lực, là “niềm ưu ái đến già chưa thôi” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Lê Thánh Tông
Đến với thơ của Lê Thánh Tông, chúng ta tìm thấy có rất nhiều bài có sức lay động lịng
người bằng những hình ảnh, tình cảm chân thật, những hình ảnh sinh động của cuộc đời. Lê
Thánh Tơng đề cao sự chung thủy, trinh tiết, vợ chồng đối xử ân cần hịa thuận. Một điều,
có lẽ là hạt nhân tiến bộ của nhân sinh quan Lê Thánh Tông được duy trì nhất qn, là sự
thơng cảm sâu sắc đối với thân phận người phụ nữ, người vợ. Ông viết về nỗi oan khuất
của họ cũng như việc họ phải xa chồng vì binh loạn : thương người con gái Nam Xương
“cách trở bấy lâu hằng giữ phận” mà chỉ “ một phút hiềm nghi” phải chịu thác oan:
“Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương.
Bóng đèn dầu nhẫn đừng nghe trẻ,
Cung nước chi cho luỵ đến nàng.
17


Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,
Giải oan chăng lọ mấy đàng tràng ?
Qua đây mới rõ nguồn cơn ấy,
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.”
(Miếu vợ chàng Trương)
Giọng thơ nhẹ nhàng, thương cảm. Nhà vua đã ngợi ca tiết hạnh của người phụ nữ bạc
mệnh. Thấm đẫm vần thơ của Lê Thánh Tơng là một tình thương mênh mơng.
2.3.3.2 Trân trọng tôn vinh vẻ đẹp con người

Trong tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương, dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ, Vũ
Nương hiện lên mang đầy đủ vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam theo quan
niệm Nho giáo thùy mị, nết na. Đối với chồng, nàng đằm thắm, dịu dàng, thủy chung; đối
với mẹ chồng, nàng làm tròn bổn phận của người con dâu hiếu thảo, tận tình chăm sóc mẹ
già; cịn đối với con, nàng hết mực yêu thương con, là người mẹ hiền chăm sóc con chu
đáo… Qua lời trăn trối của bà mẹ trước lúc lâm nguy, tác giả đã gửi gắm tình hình của
mình đối với nhân vật Vũ Nương, khẳng định cơng lao, nhân cách của Vũ Nương đối với
gia đình: “Trời xét lòng lành, ban cho phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn,
xanh kia quyết chẳng phụ c,on, cũng như con không phụ mẹ”. Nguyễn Dữ đã tôn vinh vẻ
đẹp con người của Vũ Nương để ta thấy được ở nàng có những phẩm chất cao quý truyền
thống của người phụ nữ Việt Nam. Chính vì những điều đó, nàng xứng đáng được hưởng
một cuộc sống hạnh phúc.
2.3.3.3 Tố cáo phê phán các thế lực thù địch chà đạp lên con người
Nguyễn Dữ
Nguyễn Dữ thông qua Truyền kì mạn lục đã phản ánh tệ trạng của xã hội phong kiến
đang suy thoái, đồng thời lên án gay gắt bọn thống trị, những kẻ đã tạo nên một xã hội thối
nát, hỗn loạn, chà đạp lên quyền sống và hạnh phúc của người dân.
“Thông qua các nhân vật thần tiên, ma quái, tinh loài vật, cây cỏ..., tác phẩm muốn gửi
gắm ý tưởng phê phán nền chính sự rối loạn, khơng cịn kỷ cương trật tự, vua chúa hơn
ám, bề tơi thốn đoạt, bọn gian hiểm nịnh hót đầy triều đình; những kẻ quan cao chức
trọng thả sức vơ vét của cải, sách nhiễu dân lành, thậm chí đến chiếm đoạt vợ người, bức
hại chồng người. Trong một xã hội rối ren như thế, nhiều tệ nạn thế tất sẽ nảy sinh. Cờ
bạc, trộm cắp, tật dịch, ma quỷ hoành hành, đến Hộ pháp, Long thần cũng trở thành yêu
quái, sư sãi, học trò, thương nhân, nhiều kẻ đắm chìm trong sắc dục. Kết quả là người dân
lương thiện, đặc biệt là phụ nữ phải chịu nhiều đau khổ.
Trong Truyền kỳ mạn lục, có truyện vạch trần chế độ chính trị đen tối, hủ bại, đả kích
hơn qn bạo chúa, quan lại tham nhũng, đồi phong bại tục, có truyện nói đến quyền sống
của con người như tình u trai gái, hạnh phúc lứa đơi, tình nghĩa vợ chồng, có truyện thể
hiện đời sống và lý tưởng của sĩ phu ẩn dật...” (PGS. TS. Trần Thị Băng Thanh).
Nguyễn Trãi

Càng thương dân, Nguyễn Trãi càng căm giận quân xâm lược. Đoạn kể tội giặc của ơng
với những hình ảnh cụ thể trong bài Bình Ngơ đại cáo đầy nước mắt đồng cảm thương xót
cho nhân dân, cho quê hương, cho cây cỏ núi sơng, đồng thời ngùn ngụt lịng căm thù, tức
giận đối với kẻ ngoại xâm và bán nước.
“Khia kim trường, tắc mạo lam chướng nhi phủ sơn đào sa,
Thái minh châu, tắc xúc giao long nhi hoàn yêu thộn hải.”
(Người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập thuồng luồng,
18


Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu, nước độc.)
Đây là hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát như một lời cáo trạng, lời buộc tội quân giặc.
Tác giả khẳng định đó là tội ác của “bọn nhân nghĩa nát cả đất trời” và kể ra những hành
động tội ác man rợ của chúng bằng phương pháp liệt kê có chọn lọc, sử dụng những câu
văn giàu hình tượng, giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc. Lúc thì tỏ ra căm
phẫn, tức giận đến thấu xương cái lũ xâm lược tàn bạo, lúc thì thể hiện sự xót xa, đau đớn
cho nhân dân ta. Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi đã mách bảo ông rằng, đã đến lúc
trừ bạo để yên dân.
Nguyễn Bỉnh Khiêm
Đối với Nguyễn Bỉnh Khiêm, “lo thời, thương đời”, ông đã phê phán bọn quý tộc, quan
liêu thối nát, bọn nhà giàu lòng dạ hiểm ác. Trong Bài bia ở quán Trung Tân ông viết: “Khi
ở triều đình thì tranh nhau về danh, khi ở chợ búa thì tranh nhau về lợi: khoe là sang thì
lầu son gác tía, khoe là giàu thì vũ tạ ca lâu; thấy ngồi đường có người chết đói, khơng
dám bỏ một đồng tiền ra cứu giúp; thấy cánh đồng có người nằm xuống, không chịu bỏ
một nắm rạ ra để che đậy…”
Trong bài Tăng thử, Nguyễn Bỉnh Khiêm ví bọn cầm quyền như loài chuột tham lam, ăn
bám, chỉ “chui vào góc thành, ẩn trong hang hốc, núp vào đó để tính mưu gian”, để
“ngấm ngầm ăn vụng, ăn trộm”, vét sạch cả tài sản của dân, gây ra cảnh tượng thê thảm
khắp nơi:
“Nguyên dã hữu cảo miêu

Lẫm dữu vô dư túc
Lao phí nơng phu thán
Cơ tích điền phụ khấp”
(Ngồi đồng chỉ cịn nắm lúa khơ
Trong kho khơng cịn hạt thóc thừa
Người nơng dân khó nhọc và than thở
Người điền phụ gầy ốm và khóc lóc)
Đó là hạng quan to chức lớn - trọng thần của triều đình - đã khôn ngoan núp kĩ “ở nơi
cái nền xã tắc” để tha hồ tự tung tự tác “gậm khoét thật thảm độc”:
“Thái hòa vũ trụ bất Ngu, Chu
Hổ chiến giao tranh tiếu lưỡng thù
Xuyên huyết sơn hài tùy xứ hữu
Uyên ngư tùng tước vị thùy khu”
(Non sơng nào phải buổi bình thời
Thù đánh nhau chi thấy nực cười
Cá vực chim rừng ai khiến đuổi
Núi xương sơng máu thảm đầy nơi)
(Ngụ ý)
Đó là chiến tranh chết chóc của giai cấp thống trị:
“Liên miên chinh phạt vương sư lão
Lũy thế chinh thâu quốc dụng càn”
(Liền năm chinh phạt, quân nhà vua mệt mỏi
Bao đời đánh thuế vận chuyển khiến của cải trong nước kiệt quệ)
(Cảm hứng I)
19


Đó là bọn xu thời phụ thế coi “của nặng hơn người”:
“Trước đến tay không nào thốt hỏi
Sau vào gánh nặng lại vui cười

Anh anh, chú chú mừng hơ hải
Rượu rượu, chè chè, thết tả tơi”
(Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài 74)
2.3.4 Con người nhân văn
2.3.4.1 Con người nhân văn đẹp trong ý thức trách nhiệm của người trí thức
đối với cuộc đời
Nguyễn Trãi với tấm lòng ưu ái “đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”
Với Nguyễn Trãi, ý thức trách nhiệm về “trí quân trạch dân” được thấu truyền từ cha và
ơng ngoại ln nung nấu trong lịng. Để rồi, trọn đời mình ơng ln gánh nặng hai vai bởi
lòng “ưu ái” (lo nước thương dân):
“Bui một tấc lịng ưu ái cũ,
Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đơng.”
(Thuật hứng, bài 5)
Chính nỗi “tiên ưu” – lo trước cái lo của thiên hạ – mãi canh cánh bên lòng khiến ông
bao đêm thức trắng để rồi những vần thơ khơng ngủ lại có dịp ra đời:
“Bình sinh độc bão tiên ưu chí,
Tọa ủng hàn khâm dạ bất miên.”
(Suốt đời riêng ơm cái chí lo trước thiên hạ
Ngồi ơm gối lạnh, suốt đêm không ngủ)
(Hải khẩu dạ bạc hữu cảm)
Đường đường là một bậc khai quốc công thần, luôn mang trên vai gánh nặng lo nước
thương dân; thế nhưng, lo bao nhiêu ông vẫn thấy chưa đủ, cống hiến bao nhiêu vẫn thấy
như mình có lỗi vì bất tài vơ dụng, chưa đạt được kết quả gì đáng kể cho nước cho dân:
“Quốc phú binh cường chăng có chước,
Bằng tơi nào thuở ích chưng dân.”
(Trần tình, bài 1)
Nguyễn Trãi vốn dĩ khơng thích chốn “mận đào”, đặc biệt là khi hồn cảnh ngày càng trở
nên bất như ý, thì giấc mơ về chốn bình yên lại hiện về day dứt. Nhưng rồi, vì nước vì dân
ơng khơng nỡ chỉ tìm n cho riêng mình, thế nên lịng tự nhủ lịng:
“Non lạ nước thanh làm dấu,

Đất phàm cõi tục cách xa.”
(Thuật hứng, bài 9)
Quan niệm về cuộc đời của Nguyễn Trãi như thế là đã rõ, người có tài thì phải đưa
cái tài ra giúp nước giúp dân, với ông, tinh thần đại dụng chính là lẽ sống, ơng chỉ muốn
được cống hiến hết mình cho đất nước và nhân dân.
Nguyễn Bỉnh Khiêm với nỗi ưu tư về sự tha hoá của nhân cách con người
Là người trí thức đầy trách nhiệm và tâm huyết trước vận mệnh của nước của dân, cũng
như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn khắc khoải với niềm “Tiên ưu hậu lạc” – lo
trước cái lo của thiên hạ, vui sau cái vui của thiên hạ, dù vì hồn cảnh, ơng đã sống gần như
trọn cuộc đời nơi làng quê, trong thú thanh nhàn. Những vần thơ chất chứa tâm sự của ơng
đã nói lên điều đó:
20


“Lão lai vị ngãi tiên ưu chí,
Đắc táng cùng thơng khởi ngã ưu.”
(Tấm lòng lo trước thiên hạ đến già chưa thơi
Cùng thơng đắc táng ta có lo chi cho riêng mình)
(Tự thuật, bài 2)
Giữa thời buổi đảo điên, vận nước nghiêng ngả ơng vẫn mong muốn có thể làm một cái
gì đó để “phị nghiêng đỡ lệch”:
“Vạn lí Đơng minh quy bả ác,
Ức niên Nam cực điện long bình”
(Vạn dặm biển đông quy vào tay nắm
Ức năm cõi Nam đặt vững cảnh trị bình)
(Cự ngao đới sơn)
Có thể nói, thơ cảm thán về thời cuộc, về nhân tình thế thái khơng phải đến Nguyễn Bỉnh
Khiêm mới có. Thế nhưng, phải đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, những thói hư tật xấu mới được
phơi bày một cách khơng cần che đậy. Ơng muốn vực lại đạo đức đang suy đốn và hy vọng
rằng qua đó, có thể chấn chỉnh lại kỉ cương, xây dựng lại chế độ. Bắt đầu bằng việc lập Am

Bạch Vân, mở trường dạy học bên bờ sông Hàn, xây dựng Trung Tân quán. Ông tha thiết
kêu gọi:
“Giữ mối giường, hãy giữ mối giường,
Làm người hãy giữ đạo thường thường.
Khế kia chua quá sau nên ủng,
Lan nọ thơm dai mới có hương.”
(Thơ Nơm, bài 76 )
Với tư cách là một nhà yêu nước và nhà nghệ sĩ, cũng như bao nghệ sĩ chân chính khác,
Nguyễn Bỉnh Khiêm bao giờ cũng đấu tranh cho cái chân – thiện – mỹ dẫu còn bị thế giới
quan giai cấp hạn chế. Và cũng như Nguyễn Trãi trước đó, người thầy bên sơng Tuyết vẫn
luôn tin tưởng một cách thánh thiện khả năng cảm hóa con người và khả năng cải tạo xã hội
của văn học.
2.3.4.2 Con người nhân văn đẹp trong tình yêu thiên nhiên và lối sống hài hòa
cùng vạn vật
Nguyễn Trãi với niềm vui sống giữa thiên nhiên
Là một nhà Nho nhập thế trọn vẹn với một tấm lòng yêu nước thương dân, Nguyễn
Trãi cũng rất có cảm hứng trước thiên nhiên hùng vĩ của đất nước. Thần Phù hải khấu,
Bạch Đằng hải khẩu, Long Đại nham,… đều là những bức tranh hồnh tráng của giang sơn
gấm vóc. Dưới cặp mắt nhà thơ, biển Thần Phù hiện lên với “sóng rồng như kình phun”,
“núi liền như giáo dựng”; cửa biển Bạch Đằng với “núi từng khúc như cá sấu bị chặt, cá
kình bị mổ / Bờ lớp lớp như cây qua chìm, cây kích gãy”;… Có thể nói, bằng con đường
kéo thiên nhiên về với mình, Nguyễn Trãi đã phơ diễn những phẩm chất cao quý của một
nhà Nho, đó là cốt cách thanh cao, bản lĩnh cứng cỏi và tấm lòng tha thiết yêu quê hương
đất nước.
Với Nguyễn Trãi, thiên nhiên là món q vơ giá mà tạo hóa ban tặng cho con người. Vì
thế, những gì thuộc về thiên nhiên đều được ông nâng niu, yêu mến. Hồn thơ rộng mở của
Nguyễn Trãi đã phá vỡ rào cản của tính quy phạm để mở cánh cửa cho những cảnh vật rất
đỗi bình dị của thơn q bước vào:
“Tả lòng thanh vị núc nác
21



Vun đất ải luống mồng tơi”
(Ngơn chí, bài 9)
Được sống trong thiên nhiên là một lạc thú lớn đối với Nguyễn Trãi. Thế nên, khi có
điều kiện trở về với thiên nhiên, dù trong hoàn cảnh bất đắc dĩ, song Nguyễn Trãi cũng có
được cảm giác thanh thản khi thỏa được giấc mơ ngày nào:
“Hà thời kết ốc vân phong hạ
Cấp giản phanh trà chẩm thạch miên”
(Bao giờ làm được nhà dưới núi mây
Múc nước suối nấu chè, gối đầu lên đá mà ngủ)
(Loạn hậu đáo Cơn Sơn cảm tác)
Có thể nói thiên nhiên đối với Nguyễn Trãi có một mối tương thông đặc biệt, lực hút của
thiên nhiên đối với tâm hồn thi nhân thật lạ kì. Giải thích về vấn đề này, Hoàng Phủ Ngọc
Tường cho rằng: “Ở Nguyễn Trãi, thiên nhiên là nơi con người tiếp giáp với vũ trụ, và ở đó
khơng có một đường chân trời nào cả. Và với Nguyễn Trãi, Côn Sơn không phải là một
cảnh đẹp kêu gọi mà chính là mơi trường tiếp giáp của tâm hồn ông với cái vô cùng” . Về
đó, ơng đã hịa nhập vào lịng núi non, trăng gió như một thành viên khơng thể thiếu:
“Cơn Sơn hữu tuyền,
Kỳ thanh linh linh nhiên,
Ngô dĩ vi cầm huyền.
Cơn Sơn hữu thạch,
Vũ tẩy đài phơ bích,
Ngơ dĩ vi đạm tịch.”
(Cơn Sơn suối chảy rì rầm,
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.
Cơn Sơn có đá rêu phơi,
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.)
(Côn Sơn ca)
Với Nguyễn Trãi, thiên nhiên là môi trường di dưỡng tinh thần đánh thức con người và

thanh lọc tâm hồn khỏi những vinh nhục ở đời – “trong hiên nhìn mây núi thì khơng có
vinh nhục nữa”, con người trở nên an nhiên tự tại.
Nguyễn Bỉnh Khiêm với tình yêu thiên nhiên
Thiên nhiên trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, đúng như lời ông tâm sự, ít hoa mỹ mà chủ
yếu là những phong cảnh dung dị thân quen của quê hương, mảnh đất mà ơng đã gắn bó
gần như trọn cuộc đời mình:
“Mịch đắc thôn khê địa nhất triền
Nhàn lai ngô diệc lạc ngô thiên
Hiểu lâm thái phố vân niêm lý
Dạ phiếm ngư cơ nguyệt mãn thuyền”
(Tìm được miếng đất ở cạnh con ngịi trong làng
Khi thanh nhàn ta cùng vui với tính tự nhiên của ta
Buổi sáng đến vườn rau, sương dính vào dép
Ban đêm chơi ở ghềnh xóm chài, trăng rọi đầy thuyền)
(Ngụ hứng, bài 4)
22


Niềm vui của người tự xưng là cư sĩ là được làm một ơng chủ giàu có của thiên nhiên,
đêm đêm thức đợi trăng lên dát vàng trên rừng trúc; ngày ngày chờ gió thổi, lắng nghe
hương thơm để biết là hoa đã nở ngoài vườn:
“Cày mây cuốc nguyệt gánh yên hà
Nào phải nào chăng phải của ta
Đêm đợi trăng cài bóng trúc
Ngày chờ gió thổi tin hoa”
(Thơ Nơm, bài 17)
u thiên nhiên bằng cả tâm hồn mình, có khi nhà thơ thấp thỏm lo sợ vẻ đẹp mong
manh của một bóng hoa, một làn hương mà ơng đã “nương song” đợi chờ dễ tan, dễ vỡ,
hay hồi hộp lo âu bóng trăng sẽ biến mất vào đêm. Trái tim đa cảm của nhà thơ luôn trân
quý và nâng niu từng khoảnh khắc vi diệu của thiên nhiên như thế:

“Nước tuyết hâm trà dưới bếp
Bút hoa điểm sách trên yên
Nương song ngày tiếc mùi hương lọt
Nối chén đêm âu bóng quế tan”
(Thơ Nơm, bài 23)
Nhìn tồn cảnh mảng thơ thiên nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm, người đọc cũng sẽ đồng
tình với ý kiến nhận xét này: “Nguyễn Bỉnh Khiêm giao cảm với thiên nhiên. Nhưng thiên
nhiên không chỉ là nơi tiếp giáp giữa hồn cảnh vật với hồn người mà còn là nơi tiếp giáp
giữa cái lý sự vật với trí tuệ con người. Là một triết gia, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn thấy ở
thiên nhiên “ngơi nhà của tâm hồn”. Ở đó con người có điều kiện di dưỡng tinh thần, rũ bỏ
những bụi bặm trên đường đời để sống thanh cao thoát tục.
2.3.4.3 Con người nhân văn đẹp trong cách hành xử trước thời thế để bảo tồn
khí tiết kẻ sĩ
Nguyễn Trãi với lý tưởng cống hiến và tinh thần đại ẩn
Trong thơ, ơng từng tỏ lịng “ngưỡng mộ phong thái thanh cao của người đời Hán ở đất
Phú Xuân”, đồng thời cũng nói rất nhiều đến cái hứng trở về. Trong cùng một tâm hồn
ln hiện bóng hai chân trời, lịng thì như “hạc nội bay giữa bầu trời” mà chí lại quyết làm
“con chim bằng biển Bắc, cưỡi gió lên cao chín vạn dặm”:
“Bồng Lai Nhược thủy yểu vô nha
Tục cảnh đê hồi phát bán hoa
Vân ngoại cố cư không huệ trướng
Nguyệt trung thanh mộng nhiễu sơn gia”
(Non Bồng nước Nhược mịt mờ không bờ bến
Cảnh tục quẩn quanh, tóc đã hoa râm một nửa
Nơi ở cũ ngồi mây bỏ khơng trướng huệ
Giấc mộng thanh đêm trăng dạo quanh nhà trên núi)
(Họa hữu nhân yên hà ngụ hứng)
Lòng đã hẹn thề với suối với rừng, vậy mà cứ lần lữa mãi khiến nhà thơ “luống hổ với
suối, thẹn với rừng vì đã trái với lời nguyền xưa” (Đề Đông Sơn tự). Rõ ràng, được sống
trong cảnh nhàn là một mơ ước thường trực của Nguyễn Trãi. Vậy tại sao ông không thể

dứt áo ra về, tại sao vẫn nấn ná mãi nơi “tường đào ngõ mận” dẫu lịng ơng khơng muốn?
Tự trong thơ ơng đã có câu trả lời:
23


“Nợ quân thân chưa báo được
Hài hoa còn bợn dặm thanh vân”
(Ngơn chí, bài 11)
Như vậy, được sống trong cảnh nhàn hẳn là một mơ ước lớn, nhưng chưa phải là niềm
tha thiết lớn nhất của Ức Trai. Lý tưởng sống của ông không gửi chỗ ẩn dật mà để nơi tinh
thần nhập thế trọn vẹn. Đó cũng chính là lý do mà ngay cả khi quay về sống giữa thiên
nhiên, chỉ cần nghe tiếng gọi của cuộc đời thực, ông hăm hở quay trở lại chỉ vì nghĩ rằng
mình lại có cơ hội được cống hiến cho nước cho dân.
Đúng là trên thực tế đã có lúc bất đắc dĩ, Nguyễn Trãi phải chọn con đường qui ẩn,
song bản lĩnh của ơng trong việc giữ trịn khí tiết kẻ sĩ đâu chỉ thể hiện ở chỗ quay về, mà
còn ở tinh thần đại ẩn – ẩn cả, tức ẩn ngay giữa thị triều, ở giữa triều đình và chợ búa, thể
hiện qua cách sống của ông ngay chốn quan trường:
“Ẩn cả lo chi thành thị nữa
Nào đâu là chẳng đất nhà quan”
(Ngơn chí, bài 16)
Đó chính là bản lĩnh của một loài hoa, biểu tượng cho tâm hồn thanh cao của người Việt,
dẫu phải sống giữa đầm lầy vẫn vươn lên tỏa ngát hương thơm.
Nguyễn Bỉnh Khiêm với triết lý nhàn
Trong hoàn cảnh đầy biến động và đảo điên của thời cuộc, Nguyễn Bỉnh Khiêm chủ
động từ quan lui về vui thú với ruộng vườn. Triết lý nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm bắt đầu
từ đây.
Với Nguyễn Bỉnh Khiêm, “nhàn” chính là vơ sự, tự tại, an phận, khơng bon chen danh
lợi với người đời. Đi vào thi phẩm của Nguyễn Bỉnh Khiêm, đó là thái độ sống lánh đục
tìm trong, tránh xa vòng danh lợi, vui thú với ruộng vườn:
“Thị phi chẳng quản mặc chê khen

Ngu dại trần trần tính đã quen
Cảnh cũ điền viên tìm chốn cũ
Khách nhàn sơn thủy dưỡng thân nhàn”
(Thơ Nôm, bài 41)
Trong cảnh nhàn, hiểu rõ mọi lẽ biến dịch ở đời, Nguyễn Bỉnh Khiêm giữ cho mình cái
tâm “vơ sự”. “Vơ sự” trong quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm hồn tồn khơng phải là
thoát ly thế sự, là rảnh việc hay quay lưng lại với cuộc đời mà “vô sự” là đứng lên trên thế
sự tầm thường để lòng đạt đến lòng tiên:
- “Rồi nhàn thì ấy tiên vơ sự”
- “Chữ rằng vơ sự tiểu thần tiên”
(Bạch Vân quốc ngữ thi tập)
“Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm đúng là không phải ai cũng vươn tới được. Cái nhàn
của Bạch Vân cư sĩ là cái nhàn trong sáng, tiêu sái, thanh thốt, khơng chút vương vấn; nó
có sự pha trộn giữa Nho, Phật, Lão Trang nhưng dựa trên tinh thần nội lực của tư tưởng dân
tộc, thế nên “Điều thú vị là Nguyễn Bỉnh Khiêm xuất thân từ cửa Khổng, ông đi ngang qua
sân nhà Lão Tử rồi đứng lại trước cửa Thiền, suy ngẫm về giáo lý và đạo lý; cuối cùng ông
trở về với ruộng đồng và lũy tre xanh của làng quê Việt Nam, hay nói khác đi, ơng đã trở
về với dân tộc. Suốt đời ơng, ơng đã sống như mình cần sống và đã hành động như một bậc
đại hiền”.
2.3.5 Con người cá nhân
24


Có nhiều ý kiến cho rằng văn chương cổ trung đại là văn chương “phi ngã”, là sự thể
hiện con người chức năng, phận vị, là sự quẩn quanh với các khuôn thước “tam cương ngũ
thường”. Thực tế con người cá nhân trong văn học trung đại được biểu hiện qua các bình
diện sau:
 Con người cá nhân với ý thức khẳng định vẻ đẹp và tài năng
 Con người cá nhân với nhu cầu bộc lộ tình cảm riêng tư, tâm sự u uẩn
 Con người cá nhân với khát vọng tự do, bình đẳng, tình u lứa đơi, hạnh phúc

 Con người cá nhân với cảm hứng hành lạc và khát vọng nhu cầu trần thế
Trong giai đoạn văn học từ thế kỉ X đến đầu thế kỷ XVII, về cơ bản con người cá nhân
được khẳng định trên bình diện tinh thần dưới các hình thức tu dưỡng, lựa chọn xuất xử,
hoàn thiện nhân cách, tự hạn chế nhu cầu vật chất, tự đối lập với thói tục. Đặc biệt, với
truyện truyền kỳ, giới hạn tâm linh cá nhân đã được mở rộng, nhu cầu hưởng hạnh phúc
trần thế được ý thức dưới hình thái lưỡng tính: vừa đam mê vừa thấy tội lỗi. Cụ thể:
2.3.5.1 Con người cá nhân trong thơ Nôm Nguyễn Trãi (1380 - 1442)
Trong sáng tác của Nguyễn Trãi, có một bộ phận thi ca mang đậm tính quy phạm, khn
thước và mờ nhạt dấu ấn cá nhân. Điều này thể hiện rõ nét nhất qua mảng thơ đề vịnh trong
thơ chữ Hán; mảng thơ răn dạy đạo đức, thơ vịnh cảnh “tùng, cúc, trúc, mai” trong thơ chữ
Nôm. Tuy nhiên, bên cạnh đó, cịn hiện diện một con người cá nhân trong thơ Nguyễn Trãi,
thể hiện trong sự chọn lựa day dứt giữa các tư tưởng, các con đường “lập thân, dưỡng
thân, bảo thân” khơng bao giờ xong của ơng.
Gắn mình với Đạo
Thứ nhất, Nguyễn Trãi tự khẳng định mình là một nhà Nho, một bề tơi đích thực, hành
đạo khn mình trong lễ nghĩa:
“Đạo làm con liễn đạo làm tơi”
(Ngơn chí – Bài 1)
“Là người thì giữ đạo trung dung”
(Tự giới – Bài 1)
Thứ hai, ông khẳng định sự trường tồn của Đạo, tin Đạo, sống với Đạo, vì Đạo:
“Ngẫm thay mùi đạo cực chưng ngon”
(Tự thán – Bài 17)
“Đạo này để trong trời đất”
(Tự thán – Bài 23)
Ông rất ham đạo Thiền và nhìn đời như một thiền sư:
“Người ảo hóa khoe thân ảo hóa
Thuở chiêm bao thốt sự chiêm bao”
(Thuật hứng – Bài 2)
Đồng thời, ông lại mong muốn được sống an nhàn trong một thế giới vô kỷ, vô công,

vô danh, “tề thị phi”, “tề vạn vật” như Trang Tử:
“Am trúc, hiên mai ngày tháng qua
Thị phi nào đến cõi n hà”
(Ngơn chí – Bài 3)
Thứ ba, ơng chú tâm vào hành đạo, dựng xây đất nước.

25


×