Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ “TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.71 KB, 10 trang )

1
ĐẠI HỌC HUẾ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ
“TỔNG QUAN VỀ KHOA HỌC QUẢN LÝ VÀ QUẢN LÝ GIÁO DỤC”
LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ

Đề bài
Anh/chị hãy bình luận sự thay đổi của giáo dục Việt Nam khi dịch
COVID-19 xuất hiện và đề xuất giải pháp để nâng cao khả năng thích ứng cho
giáo viên với bối cảnh bình thường mới. Liên hệ thực tiễn một giải pháp ở cơ sở
giáo dục anh/chị đang công tác hoặc cơ sở giáo dục anh/chị quan tâm.

Bài làm

MỞ ĐẦU
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Giáo dục mầm non thực hiện nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em
từ ba tháng đến sáu tuổi. Mục tiêu của Giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển
về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của
nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp 1. Quản lý giáo dục được đánh giá là
khâu đột phá của đổi mới giáo dục, trong đó có cả giáo dục mầm non. Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định “Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo



2

dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập
quốc tế” và “Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và tồn diện nền giáo dục quốc
dân”, coi đó là một trong những giải pháp để thực hiện mục tiêu chiến lược phát
triển giáo dục nước ta. Trong việc đổi mới quản lý giáo dục mầm non, vấn đề
nâng cao chất lượng quản lý hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu.
Trong những năm gần đây, các trường mầm non trên Quận Thanh Khê đã
nghiêm túc thực hiện chủ trương trên, tập trung đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể
chất và tinh thần cho trẻ em, tổ chức nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng
u cầu của chương trình GDMN trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức
tạp.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác quản lý hoạt
động dạy học ở các trường mầm non vẫn cịn một số khó khăn như: Đội ngũ
giáo viên và cán bộ quản lý có thâm niên thấp, chưa có nhiều kinh nghiệm,
chưa nhận thức cao về ý nghĩa của hoạt động dạy; các trường chưa thường
xuyên xác định những thuận lợi, khó khăn, cũng như đưa ra lộ trình điều chỉnh
và hướng đi thích hợp trong kế hoạch hoạt động dạy học phù hợp, gần với thực
tiễn. Chưa xây dựng được môi trường làm việc thoải mái, cởi mở khi thực hiện
hoạt động dạy học cho trẻ.
I. Khái niệm, vai trò của quản lý và quản lý giáo dục
1.1. Khái niệm quản lý
- Có nhiều khái niệm khác nhau
+ Quản lý là nghệ thuật nhằm đạt mục đích thông qua nỗ lực của người
khác
+ Quản lý là quá trình phối hợp các nguồn lực nhằm đạt được những mục
đích của tổ chức
- Là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối

tượng và khách thể quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các
thời cơ của tổ chức để đạt mục tiêu đặt ra trong điều kiện môi trường đang biến
động
- Quản lý phải bao gồm các yếu tố (điều kiện) sau:
+ Có (ít nhất một) chủ thể quản lý và đối tượng quản lý tiếp nhận các tác
động của chủ thể QL và các khách thể có quan hệ gián tiếp với chủ thể QL.
+ Phải có một mục tiêu và một quỹ đạo đặt ra cho cả đối tượng QL và chủ
thể QL.
+ Chủ thể phải thực hành việc tác động và phải biết tác động. Vì thế địi
hỏi chủ thể phải biết tác động và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả.


3

+ Chủ thể QL có thể là một cá nhân, hoặc một cơ quan QL, cịn đối tượng
QL có thể là con người, giới vô sinh hoặc sinh vật.
+ Khách thể là các yếu tố tạo nên môi trường của hệ thống
- Mục tiêu của quản lý là đạt giá trị tăng cho tổ chức
1.2. Vai trò của quản lý và quản lý giáo dục
- QL là một tất yếu khách quan của mọi q trình lao động XH. Nếu
khơng thực hiện các chức năng và nhiệm vụ QL, không thể thực hiện được các
quá trình hợp tác lao động, sản xuất, khơng thể khai thác, sử dụng có hiệu quả
các yếu tố của lao động sản xuất.
- QL cần thiết đối với mọi phạm vi hoạt động trong XH (đơn vị sản xuất
kinh doanh, gia đình, đơn vị dân cư, quốc gia, khu vực, tồn cầu)
- Vai trị của QL thể hiện trên các mặt:
+ Tạo ra sự thống nhất ý chí và hành động giữa các thành viên trong tổ
chức. Chỉ có tạo ra sự thống nhất cao trong đa dạng thì tổ chức mới hoạt động có
hiệu quả
+ Định hướng sự phát triển của tổ chức trên cơ sở xác định mục tiêu

chung và hướng mọi nỗ lực của các cá nhân, tổ chức vào việc thực hiện mục tiêu
chung
+ Phối hợp tất cả các nguồn lực của tổ chức (Nhân sự, vật lực, tài chính,
thơng tin,...) để đạt mục tiêu của tổ chức với hiệu quả cao
+ Giúp tổ chức thích nghi được với mơi trường (ln có sự biến đổi nhanh
chóng) nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội và giảm bớt ảnh hưởng tiêu cực
của các nguy cơ từ môi trường
- Các yếu tố làm tăng vai trò của quản lý, đòi hỏi quản lý phải thích ứng:
+ Sự phát triển khơng ngừng của nền kinh tế (quy mơ, cơ cấu, trình độ
khoa học – công nghệ)
+ Cách mạng KH – CN đang diễn ra với tốc độ cao, quy mô rộng lớn.
Muốn ứng dụng thành tựu KH – CN vào sản xuất và đời sống cần có chính sách
và cơ chế quản lý phù hợp.
+ Trình độ XH và các quan hệ XH ngày càng cao địi hỏi quản lý phải
thích ứng (Trình độ học vấn, văn hóa, nhu cầu vật chất, tinh thần, tính dân
chủ,...)
+ Xu thế tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế đang diễn ra nhanh chóng địi hỏi
phải nâng cao trình độ quản lý và hình thành một cơ chế quản lý phù hợp để
phát triển hiệu quả và bền vững.
II. Sự thay đổi của giáo dục Việt Nam khi dịch COVID-19 xuất hiện
Giáo dục con người phát triển tồn diện là vấn đề đã được ơng cha ta đặt
ra từ rất lâu, được thể hiện qua việc dạy cho con trẻ “Học ăn, học nói, học gói,


4

học mở”, học 5 Điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng; học làm người với đức
tính “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín”. Để từ đó, con người phát triển nhân cách một cách
hài hịa, sống có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp,
có phẩm chất năng lực và ý thức cơng dân, có lịng yêu nước, tinh thần dân tộc

và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân,
thực hiện nhiệm vụ với tinh thần trách nhiệm cao trong mọi công việc.
Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống
kinh tế - xã hội trên tồn cầu, trong đó có lĩnh vực giáo dục. Trong 2 năm qua,
ngành giáo dục đã phải đối mặt với những hệ quả nghiêm trọng do đại dịch để
lại. Học tập vốn là một quá trình để người học được liên tục tích lũy kiến thức,
tuy nhiên trải qua bốn “làn sóng” của đại dịch, việc dạy và học của tất cả các cấp
nói chung đã khơng ít lần bị gián đoạn.
Dù ngành giáo dục đã có nhiều điều chỉnh trong thời gian qua, nhưng
cũng không thể phủ nhận chất lượng giáo dục bị ảnh hưởng nhiều bởi diễn biến
phức tạp của đại dịch. Bên cạnh đó, một hệ quả khơng dễ nhìn thấy của dịch
bệnh nhưng lại có thể gây nên những tác động lâu dài là việc tâm lý của đội ngũ
nhà giáo cũng như của các bậc cha mẹ đều bị ảnh hưởng, trẻ em mất đi sự giao
tiếp với xã hội, ảnh hưởng đến tâm sinh lý, cảm xúc xã hội, đặc biệt là ở nhóm
trẻ nhỏ.
Kỳ nghỉ tết dài nhất lịch sử
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2020, học sinh nhiều tỉnh, thành trở lại
trường với chiếc khẩu trang. Đến ngày 3/2, toàn bộ 63 tỉnh, thành và hơn 200
trường đại học đóng cửa vì dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Đây là điều chưa
từng xảy ra trong lịch sử.
Cứ như vậy, các hoạt động dạy và học tại trường bị gián đoạn hơn 3
tháng. Điều này khiến các địa phương và các trường triển khai mạnh mẽ phương
án dạy học qua Internet và truyền hình.
Hàng triệu trẻ em nghỉ ở nhà, học tại nhà thơng qua các chương trình trực
tuyến, các chương trình truyền hình, các bài tập thầy cơ giáo gửi về cho cha mẹ
qua hộp thư điện tử.
Theo thống kê, khoảng gần 80% học sinh Việt Nam đã học trực tuyến,
xếp 17/200 quốc gia và vùng lãnh thổ kịp thời ứng dụng công nghệ thông tin
trong giáo dục để ứng phó đại dịch. Thành cơng này là cơ sở để Bộ Giáo dục &
Đào tạo (GD&ĐT) khởi động chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục với kỳ

vọng, 10 năm tới Việt Nam sẽ có một thế hệ cơng dân số.
Có thể nói, quá nhiều hệ lụy đã xảy ra với trẻ em. Tuy vậy, trong thời buổi
khó khăn khi Covid-19 đang hồnh hành, lựa chọn phương án ít rủi ro hơn cho
trẻ em là việc hoàn toàn nên làm.
Vì thế, các chương trình học trực tuyến vẫn nên được tiến hành trong
những kịch bản dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Song hành với việc này,


5

chúng ta nên quan tâm giải tỏa các áp lực cho trẻ trong điều kiện trẻ bị buộc phải
"bó chân" tại nhà.
Hai lần điều chỉnh kế hoạch năm học
Tháng 3 - 4 - 5, dịch Covid-19 khiến học sinh đến trường tiếp tục bị gián
đoạn. Đó cũng là lý do khiến Bộ GD&ĐT phải 2 lần thay đổi khung thời gian
năm học, ngày kết thúc được lùi đến trước 15/7, chậm một tháng rưỡi so với mọi
năm.
Ngày 4/5, khi dịch Covid-19 dần được kiểm soát tốt hơn ở Việt Nam, học
sinh 63 tỉnh thành bắt đầu trở lại trường học giữa mùa Hè nắng nóng. Lịch hoạt
động cũng như phương pháp học của các trường thay đổi liên tục khiến cho giáo
viên và học sinh gặp nhiều khó khăn.
Nghỉ Hè của học sinh năm nay diễn ra trong tháng 8 (chậm 2 tháng so với
mọi năm) khiến học sinh đi học trong thời tiết nắng nóng, mệt mỏi.
Ngồi hoạt động dạy và học bị ảnh hưởng, dịch Covid-19 tác động mạnh
mẽ đến các trường tư. Hàng loạt trường tư thục bị đóng cửa, tuyên bố phá sản;
giáo viên, đặc biệt là bậc mầm non phải nghỉ việc không lương, thậm chí bị sa
thải. Nhiều giáo viên phải xoay đủ nghề từ bán hàng online đến trông thêm trẻ
tại nhà.
Rất nhiều trung tâm giáo dục phải đóng cửa vì phá sản, vì thiếu học viên.
Chưa bao giờ, các cán bộ ngành giáo dục lại khó khăn đến vậy trong khi cuộc

sống của họ thường ngày cũng có vơ khối khó khăn.
III. Đề xuất giải pháp để nâng cao khả năng thích ứng cho giáo viên với bối
cảnh bình thường mới:
3.1. Trạng thái bình thường mới
Từ đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 xảy ra trên toàn cầu, tạo nên cuộc
khủng hoảng đa chiều, tác động đến nhiều ngành nghề khác nhau, cuộc sống vật
chất lẫn tinh thần của con người. “Trạng thái bình thường mới” được dùng để đề
cập tới sự thay đổi về các hoạt động, quan hệ xã hội và hành vi con người sau
đại dịch COVID-19. Dịch COVID-19 đã và đang làm thay đổi toàn diện cấu trúc
xã hội mang tính lâu dài. “Trạng thái bình thường mới” hiểu đơn giản là những
điều khác với những cái cũ. Có thể là những điểm mà trước đây được cho là bất
bình thường thì sẽ trở nên bình thường. Hoặc cũng có thể là những điều mà
trước đây chúng ta đang phấn đấu để thực hiện thì nay, trong điều kiện mới bắt
buộc chúng ta phải thực hiện nó nhanh hơn, nhằm thích ứng với tình hình mới.
“Trạng thái bình thường mới” COVID-19 là trạng thái mà tại đó đất nước
vừa tập trung chống dịch, vừa khôi phục và phát triển lại nền kinh tế như lúc ban
đầu. Có 4 điểm đặc trưng để nhận diện “trạng thái bình thường mới”, đó là:
+ Khi làm bất kỳ việc gì, phải vừa đảm bảo tính hiệu quả vừa đảm bảo
mục tiêu;


6

+ Dịch bệnh là vấn đề diễn ra trên quy mơ tồn cầu, tình huống bất
thường khơng ai đốn trước được, tác động đến mọi giai tầng xã hội, không phụ
thuộc vào trình độ phát triển hay thể chế chính trị;
+ Tác động của dịch bệnh đòi hỏi mỗi con người, tổ chức và toàn bộ hệ
thống xã hội phải năng động và có khả năng chống chịu và thích ứng với bối
cảnh mới;
+ Đặt ra nhiều vấn đề phải định hình lại, phải đối mặt với nhiều rủi ro xã

hội: dịch bệnh, thiên tai, biến đổi khí hậu.
3.2. Giải pháp để nâng cao khả năng thích ứng cho giáo viên với bối cảnh
bình thường mới
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Xã hội càng đi tới, cơng
việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà khơng chịu học thì lạc hậu,
mà lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình”. Năm học 2021-2022, ngành
Giáo dục đã có những bước chuyển mạnh mẽ để xây dựng mơi trường học tập
hiện đại, thích ứng linh hoạt, an tồn và hiệu quả trong tình hình mới của dịch
Covid-19.
Dịch bệnh xảy ra trong bối cảnh kỷ nguyên số đã dẫn tới những thay đổi
trong cách thích ứng, vận hành, quản trị xã hội. Để ứng phó với đại dịch, ngành
giáo dục cần phải có những giải pháp phù hợp với bối cảnh thực tế cũng như với
xu thế phát triển của thời đại chuyển đổi số.
- Giải pháp thứ nhất là hồn thiện các chính sách quản lý trong lĩnh vực
giáo dục, bảo đảm sự đồng bộ, nhất quán giữa các chính sách từ cao xuống thấp,
từ chính sách chung đến các chính sách đặc thù của ngành. Đặc biệt cần khẳng
định và thừa nhận chính thức hình thức dạy - học trực tuyến và các kết quả của
quá trình dạy - học trực tuyến là hình thức, kết quả của đào tạo chính thống, có
sự ổn định, chất lượng, lâu dài.
Hiện nay tâm lý cho rằng việc dạy và học trực tuyến chỉ là giải pháp tình
thế, là hình thức bổ sung trong thời gian dịch bệnh diễn ra là tâm lý chung của
hầu như tất cả mọi thành phần xã hội. Tuy nhiên cần có góc nhìn cởi mở và thực
tế hơn, bởi khơng chỉ đến khi dịch bệnh diễn ra thì việc chuyển đổi số trong giáo
dục mới bắt đầu được triển khai mà đây đã và đang là xu thế phát triển trong xã
hội hiện đại. Dịch bệnh chỉ là bối cảnh để quá trình này buộc phải đẩy nhanh
hơn nữa. Vì thế cần có sự định hướng đúng từ những chính sách của Đảng, Nhà
nước trong các chính sách để việc triển khai được thuận lợi hơn và những kết
quả của quá trình dạy - học trong bối cảnh mới được ghi nhận một cách chính
xác và xứng đáng hơn.
- Giải pháp thứ hai là bảo đảm mọi điều kiện để việc học tập của người

học được diễn ra thuận lợi, an toàn.
Một là, mọi hoạt động dạy - học đều phải đảm bảo nghiêm túc các quy tắc
phòng dịch; đảm bảo 100% cán bộ, giáo viên, sinh viên được tiêm vaccine đầy


7

đủ. Việc bảo đảm an toàn cho đội ngũ giảng dạy và người học là yếu tố tiên
quyết để “bình thường hóa” hoạt động học tập.
Hai là, tăng cường nhận thức và kỹ năng cho cả hai nhóm đối tượng là
giáo viên và phụ huynh. Trong hai năm qua có thể nhận thấy một thực tế là dù
xu hướng chuyển đổi số đã diễn ra và len vào cuộc sống của tất cả mọi người,
nhưng tâm lý và kỹ năng của cả giáo viên cũng như phụ huynh đều chưa được
chuẩn bị kỹ càng khi phải đối mặt với những điều kiện mới. Vì vậy khơng chỉ
người học cần thích nghi mà cả đội ngũ giáo viên và phụ huynh cũng cần rèn
luyện các kỹ năng buộc phải có trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 còn diễn
biến phức tạp, cần nhận thức và chấp nhận rằng việc chuyển đổi số trong giáo
dục sẽ là một quá trình dài lâu và ổn định.
Ba là, tăng cường hạ tầng, bảo đảm thiết bị phần cứng và phần mềm đáp
ứng việc chuyển đổi số trong thời kỳ dịch bệnh. Yếu tố mấu chốt để việc chuyển
đổi số trong giáo dục có thể diễn ra một cách rộng rãi và hiệu quả là có đầy đủ
các phương tiện, công cụ dạy và học. Cần có hạ tầng mạng phủ khắp các địa
phương và ổn định dù là ở vùng sâu, vùng xa; cần đảm bảo người học có đủ
thiết bị phục vụ việc học tập trực tuyến; cần có nền tảng dạy học được Việt hóa,
dễ dàng và thuận tiện khi sử dụng và phù hợp với đặc thù của từng cấp học.
- Giải pháp thứ ba là tăng cường và phối hợp đa dạng các hình thức giáo
dục. Việc dạy học trong giai đoạn dịch bệnh đã và đang được triển khai trực
tuyến qua mạng Internet hoặc qua sóng truyền hình. Tuy nhiên cần mở rộng hơn
nữa các hình thức dạy học để phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của những người
học khác nhau như: có các chương trình dạy học qua radio; chuyển phát tài liệu

học tập đến tận nhà….
Bên cạnh đó, nên khai thác đội ngũ giáo viên hoặc trí thức về hưu quan
tâm và muốn tham gia giúp đỡ tại chính cộng đồng họ đang ở để tạo những
nhóm nhỏ học tập trẻ nhỏ. Bởi thậm chí cịn hơn cả việc tích lũy kiến thức, việc
được duy trì giao tiếp xã hội có vai trị đặc biệt quan trọng trong quá trình phát
triển bản thân của trẻ nhỏ.
III. Liên hệ thực tế tại Trường Mầm non V-kid
1. Đôi nét về Trường Mầm non V-kid:
Trường Mầm non V-kid tọa lạc tại địa chỉ số 411 Trần Cao Vân, Phường
Xuân Hà, Quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng. Đến với trường, trẻ được chăm
sóc, ni dưỡng, giáo dục theo mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non do Bộ
Giáo dục và Đào tạo ban hành. Trường sử dụng công nghệ thông tin tiên tiến
cùng với trò chơi được thiết kế phù hợp với độ tuổi để định hình nhân cách làm
phát triển trí tuệ, hướng trẻ theo mục tiêu học tập, trẻ sẽ phát triển được nhiều kỹ
năng khi học mà chơi, chơi mà học.
Trường mầm non V-kid có khơng gian học thống mát, phịng học rộng
rãi, cách trang trí lớp hiện đại, phong phú. Trường có 64 nhân sự, trong đó có 3
cán bộ quản lí, 22 bảo mẫu và 39 giáo viên đạt chuẩn, giàu kinh nghiệm và tận


8

tâm với nghề. Đội ngũ giáo viên rất nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, năng động
sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện, đồng thời
hình thành nên cho trẻ những kỷ năng tự phục vụ ứng dụng tốt vào trong cuộc
sống và là tiền đề cho trẻ ở các bậc học tiếp theo. Qua đó đã tạo được sự tin cậy
của các bậc phụ huynh và của cộng đồng xã hội. Tỉ lệ học sinh theo học tại
trường so với các trường tư thục trong khu vực cao hơn. Mức độ ổn định của trẻ
và phát triển của trẻ rất tốt
2. Thực trạng cơng tác phịng chống bệnh viêm đường hơ hấp cấp

Covid- 19 tại trường mầm non.
Để nghiên cứu và thực hiện tốt đề tài, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng
của nhà trường và nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.1. Thuận lợi:
- Cơng tác phịng chống bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid- 19 đang là
mối quan tâm của toàn xã hội và các cấp, các ngành chỉ đạo sát sao như UBND
Thành phố, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng, Phòng GD và ĐT quận
Thanh Khê, Trung tâm Ytế quận…
- Bản thân tôi và Ban giám hiệu của trường đã nhận thức đúng đắn và đánh
giá cao tầm quan trọng của việc phòng chống dịch cho trẻ mầm non. Xác định
được sự nguy hại của dịch bệnh, theo phương châm “phòng bệnh hơn chữa
bệnh”, ngay từ đầu khi dịch mới được cơng bố, tơi đã có kế hoạch chỉ đạo tồn
trường thực hiện tốt cơng tác phịng chống bệnh dịch. Ngồi ra, trường có lợi thế
tập trung tại một điểm duy nhất, hiện đang chăm sóc, ni dạy gần 500 cháu từ 2
đến 5 tuổi với 13 lớp, 4 khối: nhà trẻ, bé, nhỡ, lớn, nên cũng thuận tiện khi triển
khai.
- Tập thể CBGVNV nhà trường nhiệt tình trong cơng việc, ln sắn sàng
tham gia và ứng phó kịp thời các hoạt động phịng tránh bệnh.
2.2. Khó khăn:
- Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra
là căn bệnh lần đầu tiên xảy ra ở Việt Nam nói riêng và 29 nước trên thế giới nói
chung, nhưng diễn biến rất nhanh và phức tạp, có nguy cơ lan nhanh trên diện
rộng.
- Trường Mầm non V-kid nằm trên địa bàn trung tâm quận Thanh Khê, là
nơi dân cư đông đúc, chủ yếu là dân lao động và nhiều đối tượng từ nơi khác
đến, chính vì vậy địa bàn này rất dễ bị ảnh hưởng mỗi khi có dịch.
- Đối tượng được quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng của chúng tôi là trẻ mầm
non, sức đề kháng hạn chế, sự hiểu biết về căn bệnh cũng rất hạn hẹp. Đặc biệt,
trẻ không ý thức được về sự an tồn, trẻ ln cần sự giúp đỡ và lệ thuộc người
khác nên cần được giám sát một cách thường xuyên.

- Môi trường sinh hoạt, học tập là nơi tập trung đơng người, dễ phát sinh
lây lan (nếu có người mắc bệnh)


9

- Trình độ nhận thức của phụ huynh học sinh khơng đồng đều, một số phụ
huynh sự hiểu biết phịng tránh dịch bệnh rất hạn chế, thậm chí một số người
cịn thờ ơ, khơng quan tâm tới mức độ nguy hiểm của đại dịch. Một số phụ
huynh của trường là người lao động tự do, ít có điều kiện tìm hiểu về tình hình
dịch bệnh và thời gian dành cho con cũng khơng nhiều. Đó chính là khó khăn
chính mà tôi gặp phải khi thực hiện đề tài này.
3. Các giải pháp để nâng cao khả năng thích ứng cho giáo viên với bối
cảnh bình thường mới:
Thích ứng với tình hình dịch COVID-19, bảo đảm tổ chức dạy và học an
tồn, khơng chỉ những tháng cuối của năm học 2021-2022 mà cả những năm học
kế tiếp, cần có các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, chủ yếu và phù hợp. Mục tiêu là
nâng cao chất lượng học sinh và đội ngũ cán bộ, giáo viên; phát triển mạng lưới
trường, lớp và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục đẩy mạnh xây dựng
trường công lập đạt chuẩn quốc gia; phát triển nguồn nhân lực; đẩy mạnh xã hội
hóa.
Giữa tháng 4/2022, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Đà Nẵng
đã ban hành kế hoạch tổng thể về các nhiệm vụ và giải pháp. Trước hết, tăng
cường tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức về tổ chức dạy học thích ứng
an tồn, linh hoạt với dịch COVID-19. Vai trò quan trọng là cán bộ quản lý, giáo
viên, nhân viên, học sinh, sinh viên và phụ huynh học sinh. Đây là cơ sở tạo sự
đồng thuận, niềm tin của xã hội, nhất là phụ huynh học sinh trong việc tổ chức
dạy học trực tiếp bảo đảm an toàn trong bối cảnh dịch COVID-19 có thể cịn kéo
dài trong năm học 2021-2022 và các năm học tiếp theo.
a. Chủ động, linh hoạt các phương pháp, phương án và hình thức dạy

học
Trải qua các đợt dịch COVID-19, vấn đề thấm nhuần là chủ động, linh
hoạt các phương pháp, phương án và hình thức tổ chức dạy học, bảo đảm thích
ứng an tồn, chất lượng. Trong đó, hiện thực hóa hiệu quả Phương án số
424/PA-SYT-SGDĐT ngày 18/2/2022 của Sở Y tế và Sở GDĐT. Theo đó, ngành
Giáo dục cần thường xuyên phối hợp với ngành Y tế cập nhật, điều chỉnh, linh
hoạt chuyển đổi, áp dụng các hình thức dạy học trực tiếp, trực tuyến, trên truyền
hình hoặc kết hợp các hình thức dạy học phù hợp với với từng giai đoạn cơng
tác phịng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Từ thực tế của trường và học sinh, ngành Giáo dục chủ động xây dựng
phương án bảo đảm chương trình, nội dung dạy học cho học sinh; thực hiện
đúng các hướng dẫn về nội dung dạy học của Bộ GDĐT phù hợp, tránh gây áp
lực, quá tải cho học sinh, giáo viên; bảo đảm chất lượng đào tạo trong trường
hợp áp dụng hình thức dạy học trực tuyến. Tăng cường áp dụng các phương
pháp dạy học hiện đại, tích cực nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, đào tạo và
phù hợp với việc áp dụng linh hoạt các hình thức dạy học trong điều kiện dịch
bệnh. Áp dụng linh hoạt các phương thức thi, kiểm tra, đánh giá học sinh, sinh
viên, nhất là các kỳ thi học kỳ, tuyển sinh, tốt nghiệp theo yêu cầu cần đạt của


10

chương trình và hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học thích ứng với tình hình
dịch bệnh, khơng gây áp lực quá tải và bảo đảm quyền lợi cho học sinh, sinh
viên.
b. Bảo đảm an toàn khi tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp
Để chủ động, ngành Giáo dục cập nhật thường xuyên kết quả đánh giá
cấp độ dịch của địa phương đến cấp phường để chủ động phối hợp với y tế địa
phương, tham mưu UBND các quận, thành phố xây dựng triển khai thực hiện
linh hoạt kế hoạch giáo dục và chuyển đổi hình thức dạy học phù hợp với diễn

biến của dịch bệnh.
Linh hoạt trước dịch COVID-19 cần xây dựng phương án, kịch bản xử lý
các tình huống xuất hiện dịch trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp tại trường
học; chủ động xử lý khi có các trường hợp F0, F1 trong trường học một cách
phù hợp, theo hướng dẫn của ngành Y tế, tránh xử lý cực đoan, hạn chế tối đa
lây lan dịch bệnh trong nhà trường; sẵn sàng phương án chuyển sang dạy học
trực tuyến, trên truyền hình khi dịch có diễn biến phức tạp. Phối hợp với ngành
Y tế trong triển khai tiêm chủng phòng COVID-19 bảo đảm đủ liều, đúng đối
tượng cho trẻ em, học sinh; thực hiện các biện pháp vệ sinh phòng dịch, bổ sung
cơ sở vật chất, trang thiết bị theo yêu cầu bảo đảm an tồn, vệ sinh trường học
trong tình hình mới tại nhà trường...
Đạt được yêu cầu “học thật, thi thật, chất lượng thật” theo u cầu giáo
dục đổi mới, đó cịn là các nhiệm vụ/giải pháp đồng bộ khác trong ngành và
chung tay của các sở, ngành liên quan, các địa phương và tồn xã hội. Bao gồm:
Đẩy mạnh ứng dụng cơng nghệ, tăng cường chuyển đổi số trong giáo dục để tổ
chức linh hoạt, hiệu quả các hình thức dạy học. Hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học
sinh. Tăng cường nguồn lực đầu tư để tổ chức hiệu quả hoạt động dạy học thích
ứng an tồn, linh hoạt với dịch COVID-19. Tăng cường hỗ trợ người lao động
và các cơ sở giáo dục, đào tạo ngồi cơng lập chịu ảnh hưởng của dịch COVID19. Và cuối cùng là đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa GDĐT



×