Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ “QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO” LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.65 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC CHUYÊN ĐỀ
“QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO”
LỚP BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ

Đề bài
Từ nhận thức về kĩ năng lãnh đạo trong thời kì đổi mới, anh (chị) hãy đánh
giá về thực trạng hoạt động lãnh đạo, quản lý ở đơn vị mình đang cơng tác hoặc
đơn vị anh/chị quan tâm và đề xuất hướng giải quyết.
Bài làm

Mở đầu
Việt Nam đang trong thời kỳ đổi mới phát triển trên mọi phương diện, mọi
lĩnh vực, Ngành giáo dục khơng nằm ngồi sự đổi mới tất yếu đó. Ban Chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI đã ban hành Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn
bản toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ
về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc
xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân, và tiếp tục thực hiện


2

đổi mới giải pháp giáo dục đào tạo giai đoạn 2021 – 2025, trong đó có đổi mới
quản lý quản trị nhà trường, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý.
Lãnh đạo nhà trường đóng vai trị vơ cùng quan trọng, vì mọi đường lối,
chính sách, đổi mới cuối cùng sẽ phải được thực hiện ở nhà trường. Trong đó, hiệu


trưởng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch giáo dục để cụ thể hóa các mục tiêu đổi
mới sao cho phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, khả năng tiếp
thu của trẻ; là người chịu trách nhiệm toàn diện từ khâu xác định tầm nhìn, mục
tiêu phấn đấu của đơn vị, đến xây dựng kế hoạch và huy động các nguồn lực để
thực hiện kế hoạch nhằm đạt mục tiêu đã định; giống như người thuyền trưởng xác
định hướng đi của con tàu và chỉ huy dàn thủy thủ điều khiển con tàu đi đến mục
tiêu đã định.
1. Nhận thức về kỹ năng lãnh đạo trong thời kỳ đổi mới
1.1. Khái niệm kỹ năng lãnh đạo
Lãnh đạo là quá trình tác động đến con người, để họ cố gắng một cách tự
nguyện vì các mục tiêu chung của tổ chức. Vai trò của người lãnh đạo không phải
đứng đằng sau để thúc giục nhân viên mà chính là động viên, khích lệ, định hướng
và hỗ trợ nhân viên đạt được mục tiêu đã đề ra. Muốn vậy, người lãnh đạo phải có
những kỹ năng cơ bản để thực hiện hay còn gọi là kỹ năng lãnh đạo.
Kỹ năng lãnh đạo là khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm và lựa
chọn cách thức hành động phù hợp của người lãnh đạo để giải quyết có hiệu quả
vấn đề lãnh đạo đặt ra trong bối cảnh cụ thể.
Như vậy, người lãnh đạo có kỹ năng có nghĩa là có hiểu biết thấu đáo về
hành động đó (hiểu mục đích, nội dung, phương pháp, điều kiện cần có để thực
hiện hành động) và tiến hành hành động có hiệu quả.
1.2. Phân loại kỹ năng lãnh đạo
1.2.1. Nhóm các kỹ năng cơ sở
Nhóm kỹ năng cơ sở u cầu người lãnh đạo phải có chun mơn, có khả
năng lập kế hoạch, triển khai tổ chức thực hiện. Có hai khối kiến thức mà mỗi nhà
lãnh đạo cần phải có. Một là kiến thức/kỹ năng chun mơn cụ thể về nghề nghiệp.
Hai là kiến thức tổng quát về tổ chức, ngành, các hoạt động liên quan, kiến thức về
mơi trường, pháp lý, chính trị, kinh tế và xã hội, xu hướng phát triển chủ đạo. Kiến
thức là khái niệm động, nó ln thay đổi, do đó người lãnh đạo phải liên tục cập
nhật và chủ động trong tích lũy kiến thức.
1.2.2. Nhóm các kỹ năng làm việc với con người

Nhóm kỹ năng làm việc với con người cần phải có như kỹ năng giao tiếp, kỹ
năng giao việc, kỹ năng làm việc nhóm …Kỹ năng giao tiếp là một tập hợp những
2


3

qui tắc, nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế
hằng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả thuyết phục hơn khi áp dụng thuần
thục kỹ năng giao tiếp. Kỹ năng giao việc nghĩa là bạn phải có kỹ năng quản lý và
giao việc cho nhân viên, đúng người, đúng việc, phù hợp khả năng, sở trường, sở
đoản của từng người.
1.2.3. Nhóm các kỹ năng giải quyết vấn đề
Người lãnh đạo không thể làm ngơ hay đùn đẩy trách nhiệm cho người khác
khi có những vấn đề hóc búa hoặc những vấn đề phát sinh trong tập thể của mình.
Để làm được này, người lãnh đạo cần phải là người thật sự công bằng và nhanh
nhạy nắm bắt thời cơ thuận lợi để vấn đề được giải quyết tốt nhất; cụ thể phải tìm
hiểu vấn đề, xác định vấn đề đang xảy ra là gì, tìm hiểu nguyên nhân, xác định vấn
đề xảy ra nghiêm trọng ở mức độ nào, tìm kiếm và đưa ra các giải pháp khác nhau
cho vấn đề, lựa chọn giải pháp tối ưu nhất.
Nói chung, Quản lý trường mầm non là nhiệm vụ không hề đơn giản mà rất
đa dạng và phức tạp. Nó địi hỏi người lãnh đạo, quản lý phải trang bị cho mình
những kĩ năng cần thiết, những kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, luôn sẵn sàng
giải quyết các tình huống rắc rối trong quá trình học tập và sinh hoạt của trẻ.
Những kỹ năng này được tùy vào phong cách lãnh đạo của từng nhà lãnh đạo mà
được hình thành qua bồi dưỡng và trãi nghiệm thực tế.
1.3. Một số kỹ năng lãnh đạo cần phải có ở người lãnh đạo, quản lý
1.3.1. Kỹ năng xác định tầm nhìn và truyền cảm hứng
Tầm nhìn là hình ảnh tích cực về tương lai của tổ chức mà tất cả mọi người
trong tổ chức đều tin tưởng và mong muốn biến nó thành hiện thực. Tạo ra tầm

nhìn là cơng việc chính của người lãnh đạo. Khả năng thuyết phục mọi người đi
theo bạn trên con đường gạch vàng khơng dễ dàng, nhưng nếu bạn có tầm nhìn xa
và có thể sáng tạo dệt nên một bức tranh sống động khiến mọi người tin vào những
gì bạn tin tưởng, thì cơ hội thành cơng sẽ lớn hơn đáng kể.
Truyền cảm hứng để tập hợp sức mạnh vì một mục tiêu chung là vai trị của
người lãnh đạo. Người lãnh đạo cần đảm bảo rằng tất cả nhân viên của mình được
quan tâm cơng bằng và đúng mức, được khích lệ tinh thần, tạo động lực to lớn cho
cấp dưới để họ có thể vượt qua khó khăn và hồn thành tốt cơng việc.
1.3.2. Kỹ năng lãnh đạo sự thay đổi
Lãnh đạo sự thay đổi là quá trình tư duy và hành động sáng tạo nhằm định
hướng, xây dựng và sự chia sẻ tầm nhìn về sự thay đổi của tổ chức, lựa chọn những
việc cần thay đổi và xác định chiến lược để thay đổi.
Các mức độ của sự thay đổi thể hiện qua:
3


4

- Sự cải tiến: Là sự tăng lên hay giảm đi những yếu tố nào đó của sự vật để
cho phù hợp hơn; không phải là sự thay đổi về bản chất.
- Đổi mới: Là thay cái cũ bằng cái mới; làm nảy sinh sự vật mới; còn được
hiểu là cách tân, là sự thay đổi về bản chất của sự vật, hiện tượng.
- Cải cách: Là vứt bỏ cái cũ, bất hợp lý của sự vật và tạo nên cái mới để phù
hợp với tình hình khách quan, là sự thay đổi về bản chất, song toàn diện và triệt để
hơn đổi mới.
- Cách mạng: Là sự thay đổi trọng đại, biến đổi tận gốc; là sự thay đổi căn
bản.
1.3.3. Kỹ năng lãnh đạo tổ chức học hỏi
Người lãnh đạo được coi là người xây dựng tổ chức học tập, tạo ra quá trình
tương tác giữa người lãnh đạo và cấp dưới, nơi quá trình học tập diễn ra. Người

lãnh đạo thách thức mọi người bằng yêu cầu thực thi công việc với tri thức mới,
cách thức mới hiệu quả hơn trong quá trình lao động sáng tạo. Lãnh đạo đổi mới
cũng có vai trị tạo động lực cho việc hình thành và phát triển tổ chức học tập.
1.3.4. Kỹ năng giao tiếp (lắng nghe, thuyết trình, chủ trì hội nghị, đàm phán,
thương lượng, xử lý xung đột)
Quá trình giao tiếp nói chung, thuyết trình, lắng nghe nói riêng được người
lãnh đạo sử dụng để đưa trí tuệ, tình cảm và kinh nghiệm của mình thơng qua một
loạt những tín hiệu bằng ngơn ngữ, hành động mang tính hành vi tác động đến
nhận thức, thái độ và hành vi của đối tượng giao tiếp nhằm đạt được sự thông hiểu,
cảm thông lẫn nhau và cùng nhau hành động để đạt mục tiêu chung.
1.3.5. Kỹ năng xây dựng văn hóa tổ chức
Các nhà lãnh đạo, quản lý đóng vai trị quan trọng trong quá trình hình thành
và phát triển văn hóa lãnh đạo, quản lý của tổ chức. Xây dựng văn hóa tổ chức sẽ
góp phần đẩy mạnh q trình đổi mới tổ chức đạt hiệu quả cao, thúc đẩy sự sáng
tạo và nhạy bén với cái mới; nâng kinh nghiệm, sự trải nghiệm lên thành quy tắc
đối nhân xử thế trong hoạt động, khái quát hóa thành hệ thống giá trị, chuẩn mực,
triết lý lãnh đạo, quản lý.
Trong các kỹ năng trên, kỹ năng lãnh đạo sự thay đổi là kỹ năng quan trọng
nhất, cần thiết cho lãnh đạo nhà trường trong giai đoạn hiện nay.
2. Liên hệ thực tiễn hoạt động lãnh đạo, quản lý tại Trường mầm non V-kid
2.1. Thực trạng hoạt động lãnh đạo, quản lý ở tại Trường mầm non V-kid
Kỹ năng quản lý trường mầm non là hoạt động nghiệp vụ mà bất kỳ người
lãnh đạo quản lý mầm non nào cũng phải nắm vững. Thực hiện chủ trương của
Đảng và Nhà nước về đổi mới tồn diện cơng tác giáo dục và đào tạo, lãnh đạo
4


5

Trường mầm non V-kid đã nhanh chóng nắm bắt, nghiên cứu, triển khai thực hiện

đạt hiệu quả cao, qua đó cho thấy hoạt động lãnh đạo quản lý đã phát huy vai trò
trong dẫn dắt tổ chức nhà trường đạt mục tiêu đề ra. Thông qua hoạt động lãnh đạo,
quản lý, Ban giám hiệu nhà trường đã thực hiện nhiều giải pháp để đổi mới nâng
chất hoạt động tổ chức quản lý nhà trường và nuôi dạy trẻ.
2.1.1 Nâng cao năng lực chuyên môn, quản trị nhà trường.
Thực hiện tốt quy chế dân chủ trong đơn vị, mọi hoạt động chuyên môn
trong nhà trường đều được đưa ra cho các Tổ chuyên môn và giáo viên bàn bạc
trong các cuộc họp để cùng thống nhất thực hiện. Tăng cường công tác tự chủ, tự
chịu trách nhiệm trong quản lý và điều hành công việc.
Quản lý chặt chẽ việc thực hiện quy chế chun mơn: Thực hiện chương
trình Giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố, Phòng Giáo dục và Đào tạo
Quận Bình Tân; 100% cán bộ giáo viên thực hiện đúng kế hoạch, thực hiện nghiêm
túc chế độ sinh hoạt hàng ngày, có đủ hồ sơ sổ sách theo quy định, có đủ đồ dùng,
giáo án lên lớp và tham gia sinh hoạt chuyên môn đầy đủ. Chỉ đạo tốt chuyên đề
trọng tâm trong năm học, tăng cường dự giờ thăm lớp, kiểm tra bồi dưỡng chuyên
môn nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Cải tiến hội họp chun mơn, tránh hội họp nhiều, phải có kế hoạch cho các
cuộc họp trong tháng theo quy định Điều lệ trường mầm non (Họp chuyên môn 2
lần/tháng; họp tổ 2 lần/tháng…). Các cuộc họp được chuẩn bị trước các nội dung
nên triển khai ngắn gọn, tăng thời gian bàn bạc, thảo luận các giải pháp, biện pháp
thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng các cuộc họp.
Đặc biệt là phân công công việc, giao trách nhiệm, chia sẻ quyền lực quản lý
trong nhà trường; quy trách nhiệm và quyền tự chủ quản lý cho các Tổ chuyên môn
trong nhà trường tham gia vào các hoạt động liên quan đến hoạt động quản lý
chuyên môn của giáo viên trong tổ; giảm dần vai trò hướng dẫn của Ban giám hiệu
và mang lại cơ hội cho các thành viên khác phát huy tinh thần trách nhiệm và năng
lực của mình. Tránh đi sâu vào cơng tác hành chính, sự vụ, càng khơng nhằm quản
lý con người mà quan trọng là quản lý chuyên môn, quản lý công việc, quản lý kế
hoạch (của chun mơn, của Tổ). Chỉ có quản lý cơng việc thì người làm việc mới

tự chủ, sáng tạo và mang lại hiệu quả thực sự, còn quản lý con người thì họ sẽ làm
việc chỉ với mục đích đối phó.
2.1.2 xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý của trường chun
nghiệp, có phẩm chất, trình độ, năng lực.

5


6

Ban Giám hiệu có năng lực quản lý và tổ chức các hoạt động của nhà trường,
nắm vững chương trình giáo dục mầm non; có phẩm chất đạo đức tốt, được giáo
viên, cán bộ, nhân viên trong trường và nhân dân địa phương tín nhiệm.
Về trình độ, Ban Giám hiệu có bằng cấp Hệ Đại học, Cao đẳng, giáo viên có
bằng Cao đẳng, Trung cấp. Cơng tác phân cơng cán bộ nhân viên đúng người đúng
việc, phù hợp chuyên môn.
Về số lượng: có 64 nhân sự, trong đó có 3 cán bộ quản lí, 22 bảo mẫu và 39
giáo viên cơ bản trường đáp ứng đầy đủ và đúng chuẩn số lượng giáo viên và nhân
viên tại trường.
Để giáo viên thực hiện tốt nội dung “Đổi mới phương pháp giáo dục lấy trẻ
làm trung tâm”, nhà trường đã thực hiện tốt các buổi sinh hoạt chuyên môn nhà
trường, sinh hoạt tại các tổ chuyên môn, qua tham quan, học hỏi kinh nghiệm và tự
học tập. Đồng thời cho giáo viên dự giờ và tăng cường thao giảng các tiết dạy.
Giáo viên lâu năm có trách nhiệm dìu dắt giáo viên trẻ qua công việc cụ thể như rút
kinh nghiệm dự giờ, hướng dẫn soạn giảng, nhất là những bài mới, bài khó. Bồi
dưỡng giáo viên qua các chuyên đề, hội giảng, hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp.
Quan tâm thực hiện cơ chế, chính sách thu hút, trọng dụng và phát huy vai
trò của các giáo viên, nhân viên có tâm huyết, có kinh nghiệm chun mơn thơng
qua chính sách tăng lương, phụ cấp, thưởng, tạo điều kiện về chỗ ở, học tập nâng
cao trình độ. Nhờ đó, hằng năm trung bình có khoảng 02 giáo viên hồn thành các

khóa học liên thơng, đại học; hầu hết nhân viên, giáo viên an tâm cơng tác vì mức
lương đảm bảo đời sống.
Tập trung xây dựng văn hóa nhà trường, xây dựng đội ngũ giáo viên giỏi về
chuyên môn, xây dựng giáo viên đẹp từ hình thể đến tâm hồn, tăng cường kỹ năng
giao tiếp, xử lý tình huống trong hoạt động giảng dạy hằng ngày cũng như với phụ
huynh. Đặc biệt là tạo môi trường làm việc hạnh tổ chức nhiều chương trình để
tương tác, truyền thơng giữa nhà trường, giáo viên với phụ huynh, từ đó tạo mơi
trường giáo dục tồn diện nhà trường, xã hội và gia đình.
2.1.3 tiếp tục đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất, trang thiết bị
Trường có 11 nhóm lớp gồm 3 lớp nhà trẻ, 2 lớp mầm, 3 lớp chồi, 3 lớp lá.
Ngồi ra trường cịn có các phịng sinh hoạt chung, hiên chơi, vườn trường, văn
phòng hiệu trưởng, Phòng y tế, khu vực để xe cho giáo viên nhân viên và khu để xe
cho phụ huynh.
Bàn ghế của trẻ được làm bằng sắt sơn tĩnh điện và gỗ ghép. Có bàn làm việc
riêng cho giáo viên. Hệ thống tủ để gối, mền, cặp và dép được đặt tại mỗi lớp. Mỗi
lớp được trang bị từ 4 đến 6 kệ đồ dùng, đồ chơi, dụng cụ học tập, tài liệu. Hệ
6


7

thống đèn chiếu sáng đạt chuẩn. Hệ thống quạt đầy đủ. Mỗi lớp được trang bị 1
smart TV 42 inch.
Phòng vệ sinh của trẻ đạt chuẩn, có bồn cầu dành cho bé trai và bé gái. Có
bồn rửa tay inox với hệ thống 4 vòi xả. Vòi tắm sen và vịi lấy nước. Hệ thống
nước nóng năng lượng mặt trời.
Nhà bếp có khu sơ chế, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia thức ăn được
thiết kế và tổ chức theo dây chuyền hoạt động một chiều. Nhà bếp có các thiết bị
đồ dùng đạt chuẩn phục vụ trẻ em bán trú tại trường. Có dụng cụ chế biến thực
phẩm đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm, nồi, thau, ca, chén, muỗng đều bằng

Inox 304. Có tủ lạnh và tủ lưu mẫu thực phẩm. Đảm bảo việc xử lý chất thải đúng
quy định, đảm bảo yêu cầu phòng chống cháy nổ.
Trường đã trang bị được các thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập ở tại lớp,
thiết bị thể dục thể thao, thiết bị nhạc, họa và các thiết bị khác trong vườn trường,
phòng truyền thống đảm bảo chất lượng dạy và học, góp phần thực hiện mục tiêu
giáo dục toàn diện. Các thiết bị giáo dục của trường phù hợp với yêu cầu về nội
dung và phương pháp của chương trình giáo dục, đảm bảo tính khoa học, tính sư
phạm, an tồn cho người sử dụng, phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý theo lứa
tuổi của trẻ.
Đồng thời, hằng năm đều có tổ chức sửa chữa, duy tu các phòng học, thay
thế các thiết bị học tập bị hư, bổ sung đồ dùng, đồ chơi khu sân chơi phát triển vận
động phong phú, hấp dẫn để trẻ có thể chủ động tích cực vui chơi, tìm tịi khám
phá, trải nghiệm, hợp tác và chia sẻ ý tưởng cùng bạn bè.
Vốn là trường mầm non tư thục nên việc đầu tư cơ sở vật chất hiện đại là hết sức
quan trọng để bảo đảm chất lượng giáo dục, thu hút sự quan tâm của phụ huynh,
học sinh.
2.1.4 ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác quản lý, dạy và học.
Nhằm giúp cho công tác quản lý khoa học, hiệu quả hơn, nhà trường đã ứng
dụng cơng nghệ thơng tin trong quản lý tài chính, sử dụng phần mềm kế tốn; hoạt
động hành chính như trao đổi thông tin qua hệ thống thư điện tử, phần mềm quản
lý công việc, phần mềm theo dõi sức khỏe của trẻ… vừa tiết kiệm được thời gian,
vừa tạo cơ sở pháp lý nhằm ràng buộc trách nhiệm đối với các thành viên trong hội
đồng mà trước hết là các tổ trưởng. Bên cạnh đó, thực hiện phịng học hiện đại với
màn hình, tivi …hỗ trợ giáo viên, giúp giờ học của trẻ sinh động hơn.
2.1.5 tăng cường công tác truyền thông, quảng bá
Để thực sự thu hút phụ huynh cho con tham gia theo học tại trường hoặc
cùng tham gia, chung tay với nhà trường và giáo viên trong công tác giáo dục trẻ
7



8

thì nhà trường đặc biệt quan tâm cơng tác truyền thơng, từ đó các hoạt động giáo
dục của trường đảm bảo tính cơng khai, giúp cha mẹ học sinh và xã hội hiểu rõ hơn
về nỗ lực và thành tựu của nhà trường.
Đến với Trường mầm non V-kid có thể thấy ngay tại cổng ra vào có bảng
tuyên truyền về các hoạt động của trường và cập nhật nội dung thường xuyên. Yếu
tố thứ hai là tăng cường tổ chức hoạt động ngồi giờ lên lớp, các chương trình, sự
kiện nổi bật hoặc giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng mềm, tổ chức các sự kiện nổi bật
trong năm như Trung thu, tết Nguyên đán, ngày 20-11… qua đó tạo môi trường học
tập gần gũi, thân thiện và phong phú, giúp trẻ phát triển thể chất, tinh thần và sự
nhận thức ở từng giai đoạn lứa tuổi.
Hằng năm, trường tổ chức hướng dẫn, tập huấn kỹ năng viết tin, bài tuyên
truyền trên trang thông tin điện tử, trang facebook, zalo của trường cho đội ngũ
giáo viên cũng như người quản trị.
Một yếu tố nữa cũng không kém phần quan trọng trong việc truyền thơng ở
giáo dục mầm non đó là xây dựng văn hóa nhà trường, xây dựng đội ngũ giáo viên
giỏi về chuyên môn, xây dựng giáo viên đẹp từ hình thể đến tâm hồn, tăng cường
kỹ năng giao tiếp, xử lý tình huống trong hoạt động giảng dạy hằng ngày cũng như
với phụ huynh. Đặc biệt là tạo mơi trường làm việc hạnh tổ chức nhiều chương
trình để tương tác, truyền thông giữa nhà trường, giáo viên với phụ huynh, từ đó
tạo mơi trường giáo dục tồn diện nhà trường, xã hội và gia đình.
2.2. Một số giải pháp trong hoạt động lãnh đạo, quản lý trong thời gian tới
Từ thực trạng được nhận định như trên, tôi xin đề xuất một số giải pháp tiếp
tục đổi mới hoạt động lãnh đạo, quản lý giáo dục và đào tạo tại trường mầm non Vkid trong thời gian tới như sau:
2.2.1. Tiếp tục đổi mới trong công tác quản lý của nhà trường
Quản lý giáo dục không chỉ quản lý con người mà quan trọng là quản lý
công việc, quản lý kế hoạch và chiến lược. Theo kinh nghiệm của bản thân, đổi
mới quản lý giáo dục không chỉ đổi mới cách làm việc của Ban giám hiệu mà cịn
đổi mới cách làm việc từ các tổ chun mơn, giáo viên và bộ phận chuyên

môn. Trong quản lý phải tin tưởng, tôn trọng cấp dưới và biết tập hợp, linh hoạt
vận động quần chúng, phát huy tạo điều kiện để các thành viên chủ động đề xuất
hướng giải quyết phù hợp để mang lại hiệu quả trong công việc.
Chỉ đạo các nhà trường thực hiện chương trình đổi mới Giáo dục mầm non
của Bộ Giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021 - 2025; triển khai thực hiện tốt phong
trào xây dựng “Trường học thân thiện - học sinh tích cực”, phong trào “Mỗi thầy,
cơ giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.
8


9

2.2.2. Tiếp tục phát huy vai trò của người đứng đầu nhà trường, nâng cao
năng lực Hiệu trưởng, đổi mới quan điểm, tư duy theo kịp xu
hướng phát triển
Hiệu trưởng của nhà trường phải là người lãnh đạo có năng lực lãnh đạo,
năng lực chun mơn và uy tín. Ngồi việc thiết kế, tổ chức hoạt động ni dưỡng,
chăm sóc, giáo dục trẻ một cách khoa học, hợp lý còn quản lý, điều hành các hoạt
động của nhà trường chuyên nghiệp và hiệu quả; chỉ đạo, phân công, phân cấp,
phân quyền cho các tổ chun mơn, tổ văn phịng và các thành viên của trường
thực hiện nhiệm vụ một cách cụ thể, rõ ràng; xây dựng môi trường làm việc thân
thiện, dân chủ; đảm bảo 18 tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định.
2.2.3. Xây dựng môi trường làm việc thân thiện, văn hóa của nhà trường,
quan tâm phát huy dân chủ trong nhà trường
Ban lãnh đạo cần quan tâm thực hiện đầy đủ, công khai, minh bạch các vấn
đề nhân sự, khen thưởng, tài chính. Đồng thời lắng nghe, tạo điều kiện để cấp dưới
đề xuất ý kiến tham gia đóng góp xây dựng nhà trường như Kế hoạch phát triển
nhà trường; Xây dựng nội quy quy chế; Các biện pháp tổ chức thi đua khen thưởng
hàng năm; Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.
Không ngừng chăm lo đời sống và tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân

viên. 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên được hưởng lương theo bằng cấp và
hưởng phụ cấp ưu đãi của ngành đảm bảo đúng, đủ, kip thời mọi quyền lợi chính
đáng của giáo viên; giúp cán bộ giáo viên yên tâm công tác, gắn bó với trường, với
lớp, coi tập thể sư phạm như là gia đình, là tổ ấm của mình; đây cũng là 1 trong các
yếu tố để giữ chân giáo viên, thu hút người tài.
Kiểm tra là một việc làm thường xun, kiểm tra bằng nhiều hình thức như:
Kiểm tra tồn diện, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra báo trước,
kiểm tra đột xuất. Qua công tác kiểm tra để uốn nắn kịp thời một số sai lệch của
giáo viên trong cơng tác giáo dục. Từ đó có biện pháp chỉ đạo cụ thể, giúp cho giáo
viên ôn luyện kiến thức, xây dựng kế hoạch bối dưỡng giúp cho trẻ có chất lượng
giáo dục tốt hơn.
2.2.4. Khơng ngừng bồi dưỡng, nâng cao năng lực sư phạm, chuyên môn
nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ lãnh đạo, quản lý
Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng cho đội ngũ lãnh đạo, quán
lý một cách toàn diện, song cần có trọng tâm, trọng điểm, theo phương châm “làm
việc gì học việc ấy”, vận dụng linh hoạt các hình thức bồi dưỡng, lý thuyết đi đơi
với thực hành, lấy thực hành là chính; thơng qua các lớp học ngắn hạn, tập huấn,
hội thi “Cán bộ quản lý giáo dục giỏi”, nhất là qua thực tiễn quản lý giáo dục; duy
trì chế độ, nền nếp chính quy, chấp hành kỷ luật; mời lãnh đạo, chỉ huy cơ quan,
9


10

đơn vị, nhà giáo có kinh nghiệm để truyền thụ kinh nghiệm, bồi dưỡng; cử cán bộ
đi thực tế giữ các cương vị lãnh đạo, quản lý ở nhà trường.
2.2.5.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác lãnh đạo, quản lý
Sử dụng các ứng dụng trong quản lý như sổ sách, tài chính, nhân sự thay cho

cách làm thủ công để tiết kiệm thời gian, nâng cao chất lượng hiệu quả, năng suất
làm việc. Giáo viên có cơ hội làm quen, tiếp cận và phát huy khả năng cơng nghệ
thơng tin của mình, giúp nội dung bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, trực quan.
Từ đó kích thích sự yêu nghề nơi giáo viên và tinh thần ham học hỏi của trẻ ngay
từ những năm đầu đời. Đồng thời, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong
trao đổi, cung cấp thông tin giữa nhà trường và phụ huynh, khuyến khích áp dụng
các giải pháp trao đổi thơng tin miễn phí như tin nhắn OTT; email, ứng dụng trên
thiết bị di động và website.

10



×