Tải bản đầy đủ (.doc) (142 trang)

Hoi dap cac luat moi duoc ban hanh nam 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.91 KB, 142 trang )

Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
BỘ TƯ PHÁP
VỤ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
HỎI - ĐÁP
CÁC LUẬT MỚI ĐƯỢC BAN HÀNH NĂM 2012
NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP NĂM 2012
1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN:
Nguyễn Duy Lãm
Vụ trưởng Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp
TỔ CHỨC BIÊN SOẠN:
Uông Ngọc Thuẩn
Phó Vụ trưởng Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp
THAM GIA BIÊN SOẠN:
Tập thể tác giả Vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, Bộ Tư pháp:
Tô Thị Thu Hà
Nguyễn Thị Thạo
Nguyễn Thuỳ Nhung
Vũ Trọng Toàn
Hồ Thị Nga
1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
LỜI GIỚI THIỆU
Tại kỳ họp thứ 3, khoá XIII Quốc hội nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Luật Giám định tư pháp, Luật
Xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật Lao động. 03 Luật này được
ban hành là một công cụ quản lý quan trọng và đắc lực của Nhà
nước trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các cá
nhân, cơ quan, tổ chức trong các lĩnh vực giám định tư pháp, xử
lý vi phạm hành chính và lao động.


Với mong muốn góp phần phục vụ công tác phổ biến, giáo
dục pháp luật, đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của các tổ
chức, cá nhân về giám định tư pháp; xử lý vi phạm hành chính
và lao động, Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp phối
hợp với Nhà xuất bản Tư pháp biên soạn và giới thiệu cuốn
“Hỏi - đáp các Luật mới được ban hành năm 2012”. Cuốn sách
này được trình bày theo hình thức hỏi - đáp trực tiếp và thông
qua các tình huống pháp luật ngắn gọn, khoa học, phản ánh khá
đầy đủ các quy định pháp luật.
Nội dung cuốn sách bao gồm:
Phần I: Quy định pháp luật về giám định tư pháp
Phần II: Quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính
Phần III: Quy định pháp luật về lao động
Trong quá trình biên soạn khó tránh khỏi những hạn chế
và thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp của bạn
đọc.
Xin trân trọng giới thiệu!
Hà Nội, tháng 12/2012
BAN CHỈ ĐẠO ĐỀ ÁN
1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
Phần I
QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ GIÁM ĐỊNH TƯ PHÁP
1
1
Luật Giám định có hiệu lực từ ngày 01/01/2013.
1. Giám định tư pháp là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Giám định tư pháp
2012 thì giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử
dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật,

nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên
quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án
hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo
trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy
định của Luật Giám định tư pháp.
Hiện nay, chính sách của Nhà
nước đối với hoạt động giám
định tư pháp được quy định như thế
nào?
2.
Điều 5 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định chính sách
của Nhà nước đối với hoạt động giám định tư pháp như sau:
- Nhà nước đầu tư, phát triển hệ thống tổ chức giám định
tư pháp công lập trong các lĩnh vực có nhu cầu giám định lớn,
1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
thường xuyên để đáp ứng nhu cầu của hoạt động tố tụng;
- Nhà nước có chính sách ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi
cho tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập phát triển;
- Nhà nước có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng
chuyên môn, nghiệp vụ đối với người giám định tư pháp.
Những hành vi nào bị nghiêm
cấm trong giám định tư pháp?
3.
Theo quy định tại Điều 6 Luật Giám định tư pháp 2012, trong
giám định tư pháp những hành vi sau đây bị nghiêm cấm:
- Từ chối đưa ra kế luận giám định tư pháp mà không có
lý do chính đáng;
- Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật;

- Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp;
- Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi;
- Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành
giám định tư pháp;
- Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết
luận giám định tư pháp sai sự thật;
- Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người
giám định tư pháp.
Tôi đã tốt nhiệp Đại học Y Hà
Nội và công tác ở bệnh viện Đa
khoa cấp huyện tại địa phương được 3
năm, có đầy đủ sức khỏe để thực hiện
nhiệm vụ được giao. Hiện tại, tôi chưa
từng vi phạm pháp luật hình sự và
không bị xử lý hành chính. Xin hỏi, tôi
có đủ tiêu chuẩn để trở thành giám định
viên pháp y hay không?
4.
Theo quy định tại Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 thì
công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu
chuẩn sau đây có thể được xem xét bổ nhiệm giám định viên
tư pháp:
- Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
- Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động
chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 5 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên
pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp
việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y,
pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực
tế chuyên môn từ đủ 3 năm trở lên;

- Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư
pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình
sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ
1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
giám định;
Đồng thời, theo quy định của Điều luật, người được bổ
nhiệm giám định viên tư pháp phải không thuộc các trường
hợp sau đây:
- Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực
hành vi dân sự;
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà
chưa được xóa án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít
nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng,
tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do
cố ý;
- Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại
xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc
đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc;
Đối với trường hợp của anh (chị), do công tác mới được
03 năm ở bệnh viện đa khoa cấp huyện nên chưa đáp ứng tiêu
chuẩn về thời gian. Mặt khác, để trở thành một giám định viên
tư pháp trong lĩnh vực pháp y, anh (chị) cần phải có chứng chỉ
bồi đào tạo nghiệp vụ pháp y.
Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật, anh (chị) chưa
đáp ứng đủ tiêu chuẩn để trở thành giám định viên tư pháp.
Xin hỏi, hồ sơ đề nghị bổ nhiệm
giám định viên tư pháp phải có
những nội dung gì?
5.

Theo quy định tại Điều 8 Luật Giám định tư pháp 2012,
hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp gồm những
giấy tờ sau đây:
- Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp;
- Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh
vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm;
- Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp;
- Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên
môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm
làm việc;
- Chứng chỉ đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định
đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp
trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự;
- Các giấy tờ khác chứng minh người được đề nghị bổ
nhiệm có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng, Thủ
trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý lĩnh vực
giám định.
Theo quy định của pháp luật,
những ai có thẩm quyền bổ
nhiệm giám định viên tư pháp?
6.
Khoản 1 Điều 9 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định
1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
thẩm quyền bổ nhiệm giám định viên tư pháp như sau:
- Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám
định viên pháp y tâm thần hoạt động tại các cơ quan trung ương;
- Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật
hình sự hoạt động tại các cơ quan trung ương;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bổ nhiệm giám

định viên tư pháp hoạt động trong các lĩnh vực khác tại các cơ
quan trung ương thuộc phạm vi quản lý;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương.
Anh N là giám định viên tư pháp
trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự.
Trong một lần thực hiện giám định tư
pháp cho một vụ án, anh đã tiết lộ bí mật
thông tin mà mình biết được để trục lợi.
Hành vi của anh N đã bị phát hiện ngay
sau đó. Anh bị cơ quan có thẩm quyền xử
phạt vi phạm hành chính, đồng thời bị cơ
quan xử lý kỷ luật với hình thức cảnh
cáo. Xin hỏi với những sai phạm này, có
thể miễn nhiệm chức danh giám định viên
tư pháp của anh N được không?
7.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Giám định tư pháp
2012, thì giám định viên tư pháp bị miễn nhiệm trong các trường
hợp sau đây:
- Không còn đủ tiêu chuẩn bổ nhiệm giám định viên được
quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp
2
;
- Thuộc một trong các trường hợp không được bổ nhiệm
giám định viên tư pháp được quy định tại khoản 2 Điều 7 Luật
Giám định tư pháp
3
;
- Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử

2
Khoản 1 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định:
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể
được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực
được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần,
kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám
định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế
chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
c) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp
y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi
dưỡng nghiệp vụ giám định.
3
Khoản 2 Điều 7 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định:
Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định
viên tư pháp:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về
tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm
nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
c) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
phạt hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám
định tư pháp;
- Thực hiện các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại
Điều 6 Luật Giám định tư pháp

4
;
- Theo đề nghị của giám định viên tư pháp là công chức,
viên chức, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng có quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ
hưu trí hoặc thôi việc.
Đối với trường hợp của anh N, anh đã thực hiện hành vi tiết
lộ thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp.
Đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm được quy định tại khoản
5 Điều 6 Luật Giám định tư pháp. Đồng thời, anh đã bị xử lý kỷ
luật cảnh cáo và bị xử phạt hành chính do vi phạm pháp luật về
giám định tư pháp. Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật,
có cơ sở để miễn nhiệm chức danh giám định viên tư pháp đối
với anh N.
4
Điều 6 Luật Giám định tư pháp quy định các hành vi bị nghiêm cấm gồm:
1. Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng.
2. Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
3. Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp.
4. Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi.
5. Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp.
6. Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai
sự thật.
7. Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.
Anh B bị anh V đánh trọng
thương, phải điều trị tại bệnh
viện. Sau khi nhận tin báo, cơ quan điều
tra đã đến xác minh, điều tra và yêu cầu
anh B đi giám định thương tích. Tuy
nhiên, anh B, do nhận tiền từ anh V, đã

làm đơn từ chối giám định thương tích.
Nhằm giải quyết nhanh vụ án, cơ quan
điều tra đã trưng cầu cơ quan giám định
thực hiện giám định thương tích cho anh
B dựa trên hồ sơ bệnh án của anh B mà
bệnh viện cung cấp. Do hồ sơ không thể
phản ánh hết tình trạng thương tích nên
giám định viên không thể kết luận chính
xác. Xin hỏi trong trường hợp này, giám
định viên có quyền từ chối giám định hay
không?
8.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Luật Giám định tư pháp
2012 thì giám định viên tư pháp có quyền từ chối giám định
trong trường hợp nội dung cần giám định vượt quá khả năng
chuyên môn; đối tượng giám định, các tài liệu liên quan được
cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám
định; thời gian không đủ để thực hiện giám định hoặc có lý do
chính đáng khác.
Giám định tổn hại sức khỏe (giám định thương tích) là
1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
loại giám định tư pháp thường gặp nhất. Theo những văn bản
chuyên môn của ngành pháp y, việc giám định tổn hại sức
khoẻ được thực hiện theo một trình tự chặt chẽ, trong đó
không thể thiếu việc hỏi - khám xét trực tiếp người bị thương
tích.
Việc giám định dựa trên hồ sơ bệnh án sẽ mang lại những
kết quả không chính xác.
Như vậy, trong trường hợp này, giám định viên có quyền

từ chối giám định tư pháp với lý do đối tượng giám định, các
tài liệu liên quan không được cung cấp đủ để thực hiện giám
định.
Theo quy định của pháp luật, khi từ chối giám định thì
trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết
định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định phải thông báo cho
người trung cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và
nêu rõ lý do.
Theo Luật Giám định tư pháp
2012, tổ chức giám định tư pháp
công lập được thành lập trong những
lĩnh vực nào? Hệ thống tổ chức giám
định tư pháp công lập được tổ chức như
thế nào?
9.
Theo quy định tại Điều 12 Luật Giám định tư pháp 2012,
tổ chức giám định tư pháp công lập được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền thành lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần
và kỹ thuật hình sự. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh xem xét, quyết định thành lập hoặc trình cơ quan có thẩm
quyền thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập trong các
lĩnh vực khác sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư
pháp.
Hệ thống tổ chức giám định tư pháp được tổ chức như sau:
• Trong lĩnh vực pháp y:
- Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;
- Trung tâm pháp y cấp tỉnh;
- Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;
- Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình

sự, Bộ Công an.
• Trong lĩnh vực pháp y tâm thần:
- Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế;
- Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế: Căn
cứ yêu cầu giám định pháp y giám định pháp y tâm thần của
hoạt động tố tụng và điều kiện thực tế của các khu vực, vùng
miền trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét quyết định
1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
thành lập Trung tâm pháp y tâm thần khu vực sau khi thống
nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
• Trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự:
- Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;
- Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;
- Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
Nhà nước ta có chính sách
như thế nào để bảo đảm cơ
sở vật chất cho tổ chức giám định tư
pháp công lập?
10.
Căn cứ theo nội dung quy định tại Điều 13 Luật Giám định
tư pháp 2012, Nhà nước ta có các biện pháp bảo đảm cơ sở vật
chất cho tổ chức giám định tư pháp công lập sau đây:
- Tổ chức giám định tư pháp công lập được nhà nước bảo
đảm cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị, phương tiện và điều
kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định tư pháp.
- Kinh phí hoạt động của tổ chức giám định tư pháp công
lập được bảo đảm từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác
theo quy định của pháp luật.
- Bộ Y tế quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị,

phương tiện giám định cho tổ chức giám định tư pháp trong lĩnh
vực pháp y, pháp y tâm thần.
- Bộ Công an quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang
thiết bị, phương tiện giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực
kỹ thuật hình sự.
Anh C và một số người bạn
là giám định viên tư pháp
có nhiều năm kinh nghiệm muốn thành
lập tổ chức giám định tư pháp tư nhân
trong lĩnh vực xây dựng dưới hình thức
công ty trách nhiệm hữu hạn. Xin hỏi,
theo quy định của pháp luật, anh C có
thể thực hiện dự định này không?
11.
Nhà nước ta có chính sách khuyến khích các tổ chức giám
định tư pháp ngoài công lập phát triển. Theo quy định tại Điều
14 Luật Giám định tư pháp 2012, thì tổ chức giám định tư
pháp ngoài công lập hoạt động dưới hình thức Văn phòng
giám định tư pháp. Văn phòng giám định tư pháp được thành
lập trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di
vật, bản quyền tác giả. Văn phòng giám định tư pháp do 01
giám định viên tư pháp thành lập thì được tổ chức và hoạt
động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng giám
định tư pháp do 02 giám định viên tư pháp trở lên thành lập
thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp
danh. Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng giám định
1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
tư pháp là Trưởng văn phòng; trưởng văn phòng giám định tư
pháp phải là giám định viên tư pháp.

Như vậy, nếu anh C và các bạn có đủ các điều kiện theo quy
định tại Điều 15 Luật Giám định tư pháp 2012 (xem thêm Câu
12) thì có thể thành lập Văn phòng giám định tư pháp trong lĩnh
vực xây dựng. Tuy nhiên, văn phòng giám định tư pháp không
được phép tổ chức theo loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn.
Đối với trường hợp này, văn phòng giám định tư pháp mà anh C
và các bạn dự định thành lập phải tổ chức và hoạt động theo loại
hình công ty hợp danh.
Chị Thu T là công chức công
tác tại Sở Tài chính của
thành phố H và được bổ nhiệm giám
định viên tư pháp trong lĩnh vực tài
chính 2 năm trước đây. Hiện nay, chị T
có nhu cầu thành lập văn phòng giám
định tư pháp trong lĩnh vực tài chính.
Xin hỏi, theo quy định của pháp luật,
chị T có đủ điều kiện để thành lập văn
phòng giám định tư pháp hay không?
12.
Theo quy định tại Điều 15 Luật Giám định tư pháp 2012 thì
giám định viên tư pháp có quyền thành lập văn phòng giám định
tư pháp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Có từ đủ 5 năm trở lên là giám định viên tư pháp trong lĩnh
vực đề nghị thành lập Văn phòng;
- Có đề án thành lập theo đúng quy định tại điểm d khoản 2
Điều 16 của Luật Giám định tư pháp
5
;
- Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan
công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc

phòng không được thành lập Văn phòng giám định tư pháp.
Như vậy, chị T chưa đáp ứng đủ số năm là giám định viên
tư pháp mà pháp luật yêu cầu. Mặt khác, chị T là công chức nên
không có quyền thành lập văn phòng giám định tư pháp. Căn cứ
theo quy định của pháp luật, chị T không đủ điều kiện thành lập
Văn phòng giám định tư pháp.
Xin cho biết, cơ quan nào có
thẩm quyền cho phép thành
lập Văn phòng giám định tư pháp. Hồ
sơ xin phép thành lập Văn phòng giám
định tư pháp phải bao gồm những giấy
tờ gì?
13.
Theo quy định tại Điều 16 Luật Giám định tư pháp 2012
5
Điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật Giám định tư pháp 2012 quy định:
Đề án thành lập Văn phòng giám định tư pháp phải nêu rõ mục đích thành lập; dự
kiến về tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết
bị, phương tiện giám định theo quy định của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên
môn về lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực hiện.
1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
thì người có thẩm quyền cho phép thành lập Văn phòng giám
định tư pháp là chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Cụ thể, chủ
tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở hoạt động xem xét,
quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp
theo đề nghị của giám đốc Sở Tư pháp.
Hồ sơ xin phép thành lập văn phòng giám định tư pháp
được gửi đến Sở tư pháp và bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Đơn xin phép thành lập;

- Bản sao quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp;
- Dự thảo quy chế tổ chức, hoạt động của văn phòng giám
định tư pháp;
- Đề án thành lập Văn phòng giám định tư pháp phải nêu
rõ mục đích thành lập; dự kiến tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt
trụ sở; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện
giám định theo quy định của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý
chuyên môn về lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực
hiện.
Sau khi được Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân cấp tỉnh cho
phép thành lập, Văn phòng giám định
tư pháp phải đăng ký hoạt động như thế
nào?
14.
Theo quy định tại Điều 17 Luật Giám định tư pháp 2012 thì
trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp
tỉnh quyết định cho phép thành lập, Văn phòng giám định tư
pháp đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp. Sau thời hạn 01 năm, kể
từ ngày được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho
phép thành lập, Văn phòng giám định tư pháp không đăng ký
hoạt động thì Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám
định tư pháp hết hiệu lực.
Hồ sơ đăng ký hoạt động Văn phòng giám định tư pháp
được gửi đến Sở Tư pháp bao gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký hoạt động;
- Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định
tư pháp;
- Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện bảo đảm hoạt động
của Văn phòng giám định tư pháp theo Đề án thành lập quy định

tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật Giám định tư pháp;
- Bản sao quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám
định tư pháp.
Hiện nay, ở địa phương
không có giám định viên tư
pháp trong lĩnh vực cổ vật. Trong khi đó,
ông M là người sưu tầm cổ vật có uy tín.
15.
1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
Mặc dù không có trình độ đại học nhưng
qua nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu, ông
được coi là một chuyên gia có kiến thức
uyên thâm trong lĩnh vực cổ vật. Xin hỏi,
ông M có thể thực hiện giám định tư
pháp hay không?
Theo quy định tại Điều 18 Luật Giám định tư pháp 2012, thì
công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn
sau đây có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo
vụ việc:
- Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
- Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động
chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 5 năm trở lên;
Trong trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có
kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh
vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định
tư pháp theo vụ việc.
Người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định
theo trưng cầu, yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật,
có các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

Trong trường hợp này, ông M là một chuyên gia có uy tín
và có kiến thức chuyên sâu về cổ vật nên có thể được lựa chọn
làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
Xin hãy cho biết, tổ chức
giám định tư pháp theo vụ
việc phải bảo đảm những điều kiện gì?
16.
Theo quy định tại Điều 19 Luật Giám định tư pháp 2012 thì
tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc phải có đủ điều kiện sau
đây:
- Có tư cách pháp nhân;
- Có hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung được
trưng cầu, yêu cầu giám định;
- Có điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất bảo
đảm cho việc thực hiện giám định tư pháp;
Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định
theo trưng cầu, yêu cầu giám định theo quy định của Luật Giám
định tư pháp. Người đứng đầu tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận
và phân công người thực hiện giám định tư pháp.
Danh sách người giám định
tư pháp theo vụ việc, tổ chức
giám định tư pháp theo vụ việc được lập
và công bố như thế nào? Cơ quan tiến
hành tố tụng có thể trưng cầu cá nhân,
tổ chức không thuộc danh sách này để
thực hiện giám định tư pháp theo vụ
17.
1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
việc hay không?

Theo quy định của pháp luật thì Bộ Xây dựng, Bộ Tài
chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và
Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi
trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam, Bộ, cơ quan ngang bộ khác và Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh có trách nhiệm lựa chọn, lập và hàng năm công
bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức
giám định tư pháp theo vụ việc ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền
quản lý để đáp ứng yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng.
Danh sách kèm theo thông tin về chuyên ngành giám
định, kinh nghiệm, năng lực của người giám định tư pháp theo
vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được đăng tải
trên cổng thông tin của Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách
chung.
Trong trường hợp đặc biệt, người trưng cầu giám định có
thể trưng cầu cá nhân, tổ chức chuyên môn có đủ điều kiện
không thuộc danh sách đã công bố để thực hiện giám định
nhưng phải nêu rõ lý do.
Xin cho biết, người trưng cầu
giám định tư pháp có những
18.
quyền và nghĩa vụ gì?
Người trưng cầu giám định tư pháp bao gồm cơ quan tiến
hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Theo quy định của pháp luật, người trưng cầu giám định tư
pháp có quyền:
+ Trưng cầu cá nhân, tổ chức giám định tư pháp (bao gồm
giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc,

tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp
ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc) thực
hiện giám định.
+ Yêu cầu cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trả kết luận
giám định đúng nội dung và thời hạn đã yêu cầu.
+ Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp
giải thích kết luận giám định.
Người trưng cầu giám định tư pháp có những nghĩa vụ sau:
+ Lựa chọn tổ chức, cá nhân thực hiện giám định phù hợp
với tính chất, yêu cầu của vụ việc giám định;
+ Ra quyết định trưng cầu giám định bằng văn bản;
+ Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng
giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định
tư pháp;
+ Tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi có trưng cầu giám
1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám đinh cho cá nhân tổ
chức thực hiện giám định khi nhân kết luận giám định;
+ Bảo đảm an toàn cho người giám định tư pháp trong quá
trình thực hiện giám định hoặc khi tham gia tố tụng với tư cách
là người giám định tư pháp.
Anh A có tranh chấp với anh
B trong lĩnh vực xây dựng và
đã khởi kiện đến tòa án. Trong thời gian
chuẩn bị xét xử, anh A đã gửi văn bản
yêu cầu thẩm phán giải quyết vụ án
trưng cầu giám định về công trình xây
dựng. Tuy nhiên, tòa án đã từ chối yêu
cầu giám định của anh. Xin hỏi, anh A

có quyền được tự mình yêu cầu giám
định hay không? Nếu có thì anh A sẽ có
những quyền và nghĩa vụ gì?
19.
Theo quy định tại Điều 22 Luật Giám định tư pháp 2012 thì:
Người yêu cầu giám định (bao gồm đương sự trong vụ việc dân
sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người
có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người
đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám
định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của họ) có
quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến
hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành
tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu trong
thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định
bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được
thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định
có quyền tự mình yêu cầu giám định. Người yêu cầu giám định
chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án
ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
Trong trường hợp này, anh A là nguyên đơn trong vụ án
dân sự. Vụ án đang trong giai đoạn chuẩn bị xét xử. Anh đã yêu
cầu thẩm phán trưng cầu giám định nhưng bị từ chối. Căn cứ
theo quy định pháp luật, anh A có quyền yêu cầu giám định.
Căn cứ theo khoản 2, khoản 3 Điều 22 Luật Giám định tư
pháp 2012, khi thực hiện yêu cầu giám định, anh A có những
quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Về quyền:
+ Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả
kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung
đã yêu cầu;

+ Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp
giải thích kết quả giám định;
+ Đề nghị Tòa án triệu tập người giám định tư pháp đã thực
hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết
luận giám định;
1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
+ Yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố
tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo
quy định của pháp luật.
- Về nghĩa vụ:
+ Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng
giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu
trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình
cung cấp;
+ Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám
định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ
chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.
Giám định viên tư pháp
Nguyễn Văn Th được giao
giám định pháp y đối với nạn nhân
trong một vụ án hiếp dâm trẻ em. Sau
khi thực hiện giám định xong, Th đã kể
về nội dung kết luận giám định cho bạn
bè và người thân. Thông tin giám định
do Th tiết lộ đã nhanh chóng lan truyền,
gây ảnh hưởng xấu đến gia đình nạn
nhân. Xin hỏi, hành vi tiết lộ bí mật
giám định của Th có vi phạm pháp luật
không?

20.
Khoản 2 Điều 23 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định,
người giám định tư pháp có các nghĩa vụ sau đây:
- Tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp;
- Thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám
định;
- Thực hiện và trả kết luận giám định đúng thời hạn yêu
cầu; trong trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực
hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho người trưng
cầu, yêu cầu giám định biết;
- Lập hồ sơ giám định;
- Bảo quản mẫu vật giám định, tài liệu liên quan đến vụ
việc giám định;
- Không được thông báo kết quả giám định cho người
khác, trừ trường hợp được người đã trưng cầu, yêu cầu giám
định đồng ý bằng văn bản;
- Chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình
đưa ra. Trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật
gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì còn phải bồi thường, bồi
hoàn theo quy định của pháp luật.
Theo Điều 6 Luật Giám định tư pháp 2012 thì hành vi tiết lộ
bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư
pháp là một trong những hành vi mà pháp luật nghiêm cấm.
1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật, hành vi của
Nguyễn Văn Th đã vi phạm nghĩa vụ của người giám định tư
pháp, vi phạm những điều cấm mà pháp luật quy định.
Văn phòng giám định tư pháp
trong lĩnh vực xây dựng Mai

Ph được cơ quan tiến hành tố tụng trưng
cầu giám định. Văn phòng đã phân công
anh N thực hiện giám định. Tuy nhiên,
anh N vì mục đích tư lợi đã cố ý đưa ra kết
luận sai sự thật. Sau đó, sự việc được cơ
quan tiến hành tố tụng phát hiện ra. Cơ
quan tiến hành tố tụng yêu cầu Văn phòng
Mai Ph phải bồi thường về những thiệt hại
do kết luận giám định sai mà anh N gây
ra. Tuy nhiên, văn phòng Mai Ph cho rằng
người thực hiện sai và gây thiệt hại là anh
N nên chính anh N mới có trách nhiệm
phải bồi thường. Xin hỏi theo quy định
của pháp luật, ai sẽ có trách nhiệm bồi
thường cho cơ quan trưng cầu giám định?
21.
Trong trường hợp này, cơ quan tiến hành tố tụng đã trưng
cầu văn phòng giám định tư pháp Mai Ph thực hiện việc giám
định. Vì vậy, văn phòng Mai Ph phải có trách nhiệm lựa chọn
những giám định viên có năng lực phù hợp để thực hiện giám
định và chịu trách nhiệm về kết quả giám định do giám định
viên của mình đưa ra.
Điểm c khoản 2 Điều 24 Luật Giám định tư pháp 2012
quy định, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp
có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại trong trường hợp người thực
hiện giám định do mình phân công cố ý kết luận giám định
sai, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức.
Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật thì Văn
phòng giám định tư pháp Mai Ph có trách nhiêm bồi thường
thiệt hại do anh N cố ý kết luận sai gây ra.

Việc trưng cầu giám định tư
pháp phải được thực hiện
như thế nào?
22.
Theo quy định tại Điều 25 Luật Giám định tư pháp 2012,
người trưng cầu giám định quyết định trưng cầu giám định tư
pháp bằng văn bản và gửi quyết định kèm theo đối tượng giám
định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) đến cá nhân, tổ
chức thực hiện giám định.
Quyết định trưng cầu giám định phải có các nội dung sau
đây:
+ Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ, tên người có thẩm
1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
quyền trưng cầu giám định;
+ Tên tổ chức; họ, tên người được trưng cầu giám định;
+ Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
+ Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo
(nếu có);
+ Nội dung yêu cầu giám định;
+ Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả
kết luận giám định.
Tôi là nguyên đơn trong
một vụ án dân sự. Tôi đã đề
nghị thẩm phán trưng cầu giám định
nhưng bị từ chối. Nay tôi muốn tự
mình yêu cầu một tổ chức giám định tư
pháp tiến hành giám định thì phải thực
hiện theo những trình tự, thủ tục gì?
23.

Theo quy định tại Điều 26 Luật Giám định tư pháp 2012,
người yêu cầu giám định phải gửi văn bản yêu cầu giám định
kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan
(nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong
vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân
sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự
hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực
hiện giám định.
Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung
sau:
+ Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
+ Nội dung yêu cầu giám định;
+ Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;
+ Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo
(nếu có);
+ Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết
luận giám định;
+ Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.
Vì lĩnh vực mà tôi muốn yêu
cầu giám định tư pháp ở địa
phương nơi tôi sống không có giám định
viên và tổ chức giám định đủ điều kiện
nên phải yêu cầu tổ chức giám định tư
pháp ở địa phương khác thực hiện.
Đồng thời, do khoảng cách địa lý xa nên
tôi không thể giao yêu cầu giám định và
đối tượng giám định một cách trực tiếp
được. Xin hỏi, tôi có thể giao hồ sơ, đối
tượng giám định qua đường bưu điện
24.

1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
hay không? Nếu được thì tôi phải thực
hiện theo những quy tắc nào?
Theo quy định tại Điều 27 Luật Giám định tư pháp 2012
thì hồ sơ, đối tượng yêu cầu giám định có thể được giao, nhận
trực tiếp hoặc gửi cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định
qua đường bưu chính.
Như vậy, ông (bà) có thể gửi yêu cầu giám định qua
đường bưu điện.
Việc gửi hồ sơ, đối tượng yêu cầu giám định qua đường
bưu chính phải được thực hiện theo hình thức gửi dịch vụ có
số hiệu. Cá nhân, tổ chức nhận hồ sơ được gửi theo dịch vụ có
số hiệu có trách nhiệm bảo quản, khi mở niêm phong phải lập
biên bản giao nhận có những nội dung sau:
+ Thời gian, địa điểm giao, nhận hồ sơ giám định;
+ Họ tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối
tượng giám định;
+ Quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định;
đối tượng cần giám định; tài liệu, đồ vật có liên quan;
+ Cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật
có liên quan khi giao, nhận;
+ Tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên
quan khi giao nhận;
+ Chữ ký của người đại diện bên giao và bên nhận đối
tượng giám định.
Pháp luật hiện hành quy
định về giám định tập thể
như thế nào?
25.

Theo quy định tại Điều 28 Luật Giám định tư pháp 2012
thì giám định tập thể là việc giám định do 02 người trở lên
thực hiện.
Trong trường hợp giám định tập thể về một lĩnh vực
chuyên môn thì những người giám định cùng thực hiện việc
giám định, ký vào bản kết luận giám định chung và cùng chịu
trách nhiệm về kết luận giám định đó; nếu có ý kiến khác thì
giám định viên ghi ý kiến của mình vào bản kết luận giám
định và chịu trách nhiệm về ý kiến đó.
Trường hợp giám định tập thể thuộc nhiều lĩnh vực
chuyên môn khác nhau thì mỗi người giám định thực hiện
phần việc giám định thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình và
chịu trách nhiệm cá nhân về phần kết luận giám định đó.
Anh V bị hành hung dẫn đến
bị tổn hại sức khỏe nghiêm
trọng. Theo quyết định trưng cầu của cơ
quan điều tra, anh V đã giám định
26.
1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
thương tích. Theo kết luận giám định, tỷ
lệ thương tật của anh V là 27%. Cảm
thấy mức độ thương tật không phản ánh
chính xác sự tổn hại sức khỏe của mình,
anh V muốn được giám định lại. Xin hỏi
theo quy định của pháp luật, anh V có
thể được giám định lại hay không?
Điều 29 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định, việc giám
định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng
kết luận giám định lần đầu không chính xác hoặc trong trường

hợp được quy định tại khoản 2 Điều 30 Luật Giám định tư
pháp
6
.
Người trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của
người yêu cầu giám định quyết định việc trưng cầu giám định
lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận
yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người yêu cầu
giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, căn cứ theo quy định của pháp luật, anh V có
thể được giám định lại tỷ lệ thương tật.
6
Khoản 2 Điều 30 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định:
Trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án
Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội
đồng giám định.
Trong trường hợp kết quả
giám định lại khác với kết
quả giám định lần đầu thì giải quyết
như thế nào?
27.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 30 Luật Giám định tư
pháp 2012 thì trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận
giám định và kết luận giám định lại về cùng một nội dung
giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng
cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải
do Hội đồng giám định thực hiện.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý về lĩnh
vực cần giám định quyết định thành lập Hội đồng để thực hiện
giám định lại lần thứ hai. Hội đồng giám định gồm có ít nhất

03 thành viên là những người có chuyên môn cao và có uy tín
trong lĩnh vực cần giám định. Hội đồng giám định hoạt động
theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28
của Luật Giám định tư pháp
7
.
7
Khoản 3 Điều 28 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định:
Trong trường hợp giám định tập thể về một lĩnh vực chuyên môn thì những người
giám định cùng thực hiện việc giám định, ký vào bản kết luận giám định chung và
cùng chịu trách nhiệm về kết luận giám định đó; nếu có ý kiến khác thì giám định
viên ghi ý kiến của mình vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm về ý kiến
đó.
Trường hợp giám định tập thể thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau thì mỗi
người giám định thực hiện phần việc giám định thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình
và chịu trách nhiệm cá nhân về phần kết luận giám định đó.
1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
Theo quy định của pháp luật
thì kết luận giám định tư
pháp phải bảo đảm đảm những yêu cầu
bắt buộc về hình thức và nội dung như
thế nào?
28.
Theo nội dung quy định tại Điều 32 Luật Giám định tư
pháp 2012 thì kết luận giám định tư pháp là nhận xét, đánh giá
bằng văn bản của người giám định tư pháp về đối tượng giám
định theo nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định.
Kết luận giám định tư pháp phải có những nội dung sau
đây:

- Họ, tên người thực hiện giám định; tổ chức thực hiện
giám định;
- Tên cơ quan tiến hành tố tụng; họ, tên người tiến hành tố
tụng trưng cầu giám định; số văn bản trưng cầu giám định
hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
- Thông tin xác định đối tượng giám định;
- Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định;
- Nội dung yêu cầu giám định;
- Phương pháp thực hiện giám định;
- Kết luận về đối tượng giám định;
- Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định;
Trong trường hợp trưng cầu, yêu cầu cá nhân thực hiện
giám định thì chữ ký của người thực hiện giám định phải được
chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Trường hợp trưng cầu, yêu cầu tổ chức thực hiện giám
định thì người đứng đầu tổ chức phải ký tên, đóng dấu vào
bản kết luận giám định và tổ chức được trưng cầu, yêu cầu
chịu trách nhiệm về kết luận giám định.
Trường hợp Hội đồng giám định thực hiện giám định thì
người quyết định thành lập Hội đồng phải ký tên, đóng dấu
vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm về tư cách
pháp lý của Hội đồng giám định.
Hồ sơ giám định tư pháp
phải bao gồm những giấy tờ
gì?
29.
Theo quy định tại Điều 33 Luật Giám định tư pháp 2012
thì hồ sơ giám định tư pháp do người thực hiện giám định tư
pháp lập phải bao gồm những giấy tờ sau đây:
- Quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định và tài

liệu kèm theo (nếu có);
- Biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu
giám định;
- Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
- Bản ảnh giám định (nếu có);
- Kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm,
thực nghiệm giám định do người khác thực hiện (nếu có);
- Tài liệu khác có liên quan đến việc giám định (nếu có);
- Kết luận giám định tư pháp.
Anh H có tranh chấp dân sự
về xây dựng với anh C và
yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp.
Nhằm phục vụ giải quyết vụ án, thẩm
phán tiến hành tố tụng đã trưng cầu
giám định viên tư pháp trong lĩnh vực
xây dựng thực hiện giám định. Tuy
nhiên, giám định viên tư pháp được
trưng cầu và anh C lại là anh em kết
nghĩa. Xin hỏi trong trường hợp này,
giám định viên tư pháp được trưng cầu
có quyền thực hiện giám định hay
không?
30.
Theo quy định tại Điều 34 Luật Giám định tư pháp 2012,
thì người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không
được thực hiện giám định tư pháp:
- Thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật về tố tụng
quy định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi;

- Được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung vụ
án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp
pháp luật có quy định khác.
Căn cứ vào khoản 3 Điều 68 và Điều 46 Bộ Luật Tố tụng
dân sự, thì giám định viên tư pháp phải từ chối hoặc bị thay
đổi trong những trường hợp sau đây:
- Họ đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng,
người phiên dịch trong cùng vụ án đó;
- Họ đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm
phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Toà án, Kiểm sát viên;
- Họ đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân
thích của đương sự;
- Có căn cứ rõ ràng cho rằng họ có thể không vô tư trong
khi làm nhiệm vụ.
Mục 2.3 Phần II của Nghị quyết số 01/2005/NQ-HĐTP
ngày 31/3/2005 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối
cao hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ nhất
"Những quy định chung" của Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2004 đã giải thích cụ thể những trường hợp “có căn cứ cho
rằng họ không vô tư trong khi làm nhiệm vụ” như sau:
“Có căn cứ rõ ràng để cho rằng họ có thể không vô tư
1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
trong khi làm nhiệm vụ là ngoài các trường hợp được quy
định tại khoản 1, khoản 2 Điều 46 của BLTTDS thì trong các
trường hợp khác (như trong quan hệ tình cảm, quan hệ thông
gia, quan hệ công tác, quan hệ kinh tế ) có căn cứ rõ ràng để
có thể khẳng định là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm
sát viên, thư ký Tòa án không vô tư trong khi làm nhiệm vụ. Ví

dụ: Hội thẩm nhân dân là anh em kết nghĩa của nguyên đơn;
Thẩm phán là con rể của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ
liên quan là Thủ trưởng cơ quan nơi vợ của Thẩm phán làm
việc mà có căn cứ rõ ràng chứng minh là trong cuộc sống
giữa họ có mối quan hệ tình cảm thân thiết với nhau, có mối
quan hệ về kinh tế ”.
Như vậy, việc giám định viên tư pháp là anh em kết nghĩa
với đương sự được coi là căn cứ khiến họ không vô tư trong khi
làm nhiệm vụ.
Do đó, trong vụ án này, giám định viên tư pháp không
được phép thực hiện việc giám định.
Tôi bị thương tật nhẹ trong
một tai nạn giao thông và đã
khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu bồi
thường thiệt hại. Trên cơ sở yêu cầu giám
định của tôi, thẩm phán đã trưng cầu
giám định về mức độ tổn hại sức khỏe của
tôi và việc giám định được thực hiện bởi
31.
trung tâm pháp y của tỉnh. Tuy nhiên, gia
đình tôi thuộc diện hộ nghèo theo quy
định của Nhà nước, do hoàn cảnh gia
đình khó khăn nên tôi không thể chi trả
tiền tạm ứng chi phí giám định và chi phí
giám định. Xin hỏi, tôi có thể xin miễn
giảm chi phí giám định không?
Về chi phí giám định tư pháp, Điều 36 Luật Giám định tư
pháp 2012 quy định, người trưng cầu giám đinh, người yêu
cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp
cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy

định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp.
Hiện nay, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp
lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng,
người phiên dịch trong tố tụng (Pháp lệnh số
02/2012/UBTVQH13).
Theo quy định tại Điều 12, 13 của Pháp lệnh, người nghèo
theo quy định của Chính phủ được miễn tiền tạm ứng chi phí
giám định, chi phí giám định. Việc miễn tiền tạm ứng chi phí
giám định, chi phí giám định chỉ áp dụng đối với người có yêu
cầu giám định, được cơ quan tiến hành tố tụng chấp nhận và
việc giám định do tổ chức giám định công lập thực hiện.
Như vậy, anh (chị) thuộc trường hợp được miễn tiền tạm
ứng chi phí giám định và chi phí giám định.
1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
Xin cho biết, người giám định
tư pháp và người tham gia
giám định tư pháp được hưởng những
chế độ gì?
32.
Theo quy định tại Điều 37 Luật Giám định tư pháp 2012 thì
giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc,
người giúp việc cho người giám định tư pháp đang hưởng lương
từ ngân sách nhà nước, người được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền giao trách nhiệm có mặt, thực hiện nhiệm vụ trong thời
gian thực hiện giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử
thi, mổ tử thi, khai quật tử thi thì được hưởng bồi dưỡng giám
định tư pháp theo vụ việc giám định.
Ngoài chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc
nêu trên, giám định viên tư pháp chuyên trách thuộc tổ chức

giám định tư pháp công lập được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề và
các phụ cấp khác.
Xin cho biết, tổ chức, cá
nhân giám định tư pháp
được hưởng những chính sách ưu đãi
gì?
33.
Theo quy định tại Điều 38 Luật Giám định tư pháp 2012,
tổ chức, cá nhân giám định tư pháp được hưởng những chính
sách ưu đãi như sau:
- Tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập được hưởng
chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
- Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp, tổ
chức giám định tư pháp theo vụ việc có đóng góp tích cực cho
hoạt động giám định tư pháp thì được tôn vinh, khen thưởng
theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ
vào khả năng, điều kiện thực tế và thẩm quyền của mình quy
định chế độ, chính sách khác để thu hút chuyên gia, tổ chức có
năng lực tham gia hoạt động giám định tư pháp.
Trách nhiệm quản lý nhà
nước về giám định tư pháp
được pháp luật quy định như thế nào?
34.
Trách nhiệm quản lý nhà nước về giám định tư pháp được
quy định tại Điều 39 Luật Giám định tư pháp 2012 như sau:
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giám định tư
pháp.
- Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà
nước về giám định tư pháp.

- Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ
Xây dựng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên
và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học công
1 2
Phần I. Quy định pháp luật về giám định tư pháp Hỏi - đáp các luật mới được ban hành năm 2012
nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam và Bộ, cơ quan ngang bộ khác thực hiện
quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về tổ
chức, hoạt động giám định tư pháp ở lĩnh vực do mình quản
lý; phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thống nhất quản lý nhà
nước về giám định tư pháp.
- Ủy bản nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ,
quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giám định
tư pháp ở địa phương.
Trong quản lý nhà nước về
giám định tư pháp, Bộ Tư
pháp có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
35.
Điều 40 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định nhiệm vụ,
quyền hạn của Bộ Tư pháp trong quản lý nhà nước về giám
định tư pháp như sau:
- Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giám định tư pháp và
hướng dẫn thi hành các văn bản đó. Chủ trì xây dựng, trình
Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát
triển chung về giám định tư pháp; phối hợp với bộ, cơ quan
ngang bộ xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát
triển theo từng lĩnh vực giám định tư pháp.
- Có ý kiến bằng văn bản về việc thành lập tổ chức giám
định tư pháp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của bộ, cơ

quan ngang bộ quản lý lĩnh vực chuyên môn, Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh; trong trường hợp cần thiết, đề nghị bộ, cơ quan
ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, thành lập tổ
chức giám định tư pháp công lập để đáp ứng yêu cầu giám
định của hoạt động tố tụng.
- Xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật
cho giám định viên tư pháp; phối hợp với bộ, cơ quan ngang
bộ trong việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và
kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp.
- Tập hợp, lập và đăng tải danh sách chung về cá nhân, tổ
chức giám định tư pháp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư
pháp.
- Đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về
giám định tư pháp của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh; yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp
tỉnh báo cáo về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp; báo cáo
Chính phủ về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp trong phạm
vi toàn quốc.
- Chủ trì hoặc đề nghị bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân
dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra về tổ chức,
hoạt động giám định tư pháp.
- Thực hiện quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về giám
1 2

×