Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN phương pháp dạy học tích hợp trong dạy đọc hiểu văn bản thơ việt nam 1945 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (691.37 KB, 22 trang )

Trang 1/23

A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học đã và đang trở thành mối quan tâm
hàng đầu không chỉ của các nhà giáo dục, các cơ quan chức năng mà của toàn xã
hội. Chương trình giáo dục phổ thơng đang thực hiện bước chuyển từ chương
trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là
từ chỗ quan tâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh
vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải
thực hiện thành công việc chuyển từ phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ
một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình
thành năng lực và phẩm chất, nhằm thực hiện tốt mục tiêu “Giúp học sinh phát
triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát
triển năng lực cá nhân, tính năng động, sáng tạo, bồi dưỡng phương pháp tự học,
rèn luyện kỹ năng vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm
vui, hứng thú học tập cho học sinh. Một trong những phương pháp và hình thức
tổ chức dạy học tích cực là dạy học tích hợp, phát huy năng lực học sinh.
Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục đã trở thành xu thế trong
việc xác định nội dung dạy học ở nhà trường phổ thơng và trong xây dựng
chương trình mơn học ở nhiều nước trên thế giới. Dạy học tích hợp xây dựng
trên cơ sở những quan điểm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.
Vận dụng họp lý quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học sẽ giúp phát
triển các năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở
nên có ý nghĩa hơn với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục
được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm
nâng cao năng lực của người học giúp đào tạo ra những con người có đầy đủ
phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
Thơ ca cách mạng thời kì kháng chiến chống Pháp được coi là một thành
công lớn của nền văn học dân tộc đồng thời đóng vai trị quan trọng trong
chương trình Ngữ văn 12. Qua thực tiễn dạy học và dự giờ các đồng nghiệp, tôi


thấy một bộ phận giáo viên khi dạy văn bản thơ nói chung và thơ ca thời kì
kháng chiến chống Pháp nói riêng thường sử dụng phương pháp diễn giải,
truyền thụ tri thức một chiều, nặng về kiến thức lý thuyết.


Trang 2/23
Việc dạy học văn bản thơ kháng chiến chống Pháp theo hướng tích hợp
khơng chỉ giúp các em cảm nhận được vẻ đẹp của văn bản mà còn giúp các em
có kiến thức sâu về bài học dựa trên kiến thức tổng hợp liên mơn lịch sử, địa lí,
giáo dục công dân … để thấy được giá trị nhiều mặt của từng văn bản. Trên cơ
sở đó nâng cao tư duy tổng hợp, vận dụng kiến thức cho học sinh, đáp ứng yêu
cầu đào tạo con người mới. Với những lý do trên, tôi mạnh dạn đề xuất một cách
“Phương pháp dạy học tích hợp trong dạy đọc hiểu văn bản thơ Việt Nam
1945 -1975”
II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ
Đề tài hướng đến các mục tiêu và nhiệm vụ sau:
- Xác định rõ tầm quan trọng của phương pháp dạy học tích hợp liên mơn
trong việc phát huy năng lực học sinh.
- Khảo sát thực trạng những thuận lợi, khó khăn trong việc dạy học văn
bản thơ kháng chiến chống Pháp
- Đề xuất những nguyên tắc và định hướng, phưng pháp có tính khả thi về
việc đọc – hiểu văn các thơ kháng chiến chống Pháp theo hướng tích hợp, phát
huy năng lực học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP
- Các lớp được phân công giảng dạy: 12A2, 12A9
- Nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu về giáo dục học, các tài liệu
về lí luận và giảng dạy bộ môn Ngữ văn, giảng dạy văn bản thơ
- Điều tra, quan sát: Điều tra qua hoạt động dạy học văn bản thơ của đồng
nghiệp để thấy được thực tiễn dạy học của giáo viên và học sinh.
- Thực nghiệm sư phạm: Tiến hành thực nghiệm trên những đối tượng học

sinh cụ thể nhằm đánh giá hiệu quả của đề tài.
IV. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của đề tài bao gồm 3 phần:
- Phần I. Dạy học tích hợp và những năng lực cần đạt trong giờ học môn
Ngữ văn
- Phần II. Các bước dạy học tích hợp và phương pháp dạy học tích hợp
trong dạy đọc hiểu các văn bản thơ Việt Nam 1945 -1975
- Phần III. Thiết kế giáo án thể nghiệm


Trang 3/23
B. NỘI DUNG
I. DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ NHỮNG NĂNG LỰC CẦN ĐẠT TRONG
GIỜ HỌC MÔN NGỮ VĂN
1. Tổ chức dạy học mơn Ngữ văn theo hướng tích hợp.
Để đáp ứng yêu cầu dạy học Ngữ văn theo hướng hình thành và phát triển
năng lực, cần chú ý đến việc tổ chức dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp.
Q trình dạy học tích hợp lấy chủ thể người học làm xuất phát điểm và đích
đến, trong đó tích hợp là việc tổ chức nội dung dạy học của giáo viên sao cho
học sinh có thể huy động nội dung, kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác
nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập, thông qua đó lại hình thành những
kiến thức, kỹ năng mới, từ đó phát triển được những năng lực cần thiết. Trong
mơn học Ngữ văn, dạy học tích hợp là việc tổ chức các nội dung của các phân
môn Văn học, Tiếng Việt, Tập làm văn trong các bài học, giúp HS từng bước
nâng cao năng lực sử dụng tiếng Việt trong việc tiếp nhận và tạo lập các văn bản
thuộc các kiểu loại và phương thức biểu đạt.
Mặt khác, tính tích hợp của CT và SGK Ngữ văn cịn thể hiện ở mối liên
thông giữa kiến thức sách vở và kiến thức đời sống (qua việc tìm hiểu các văn
bản văn học, đặc biệt là các văn bản nhật dụng, văn bản hành chính, qua chương
trình dành cho địa phương), liên thông giữa kiến thức, kỹ năng của môn Ngữ

văn với các môn học thuộc ngành khoa học xã hội nhân văn và các ngành học
khác, nhằm giúp HS có được kiến thức và kỹ năng thực hành toàn diện, góp
phần giáo dục đạo đức cơng dân, kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, … Như vậy,
tích hợp trong mơn học Ngữ văn không chỉ là phối hợp các kiến thức và kỹ năng
của tiếng Việt và văn học mà cịn là sự tích hợp liên ngành để hình thành một
“phơng” văn hóa cho HS trong việc đọc - hiểu tác phẩm văn học và tạo lập
những văn bản theo các phương thức biểu đạt khác nhau, có nghĩa là để thực
hiện các mục tiêu đặt ra trong môn học Ngữ văn, HS cần vận dụng tổng hợp
những hiểu biết về ngôn ngữ, văn học, văn học, lịch sử, địa lý, phong tục, vốn
sống, vốn tri thức và kinh nghiệm của bản thân. Điều này cũng thể hiện rõ một
trong những nhiệm vụ của môn học và hướng đến việc cá thể hóa người học.
Quan điểm dạy học tích hợp cịn gắn với dạy học theo phân hóa. Phân hóa
là việc phân chia HS thành các nhóm khác nhau, mỗi nhóm học theo một
chương trình phù hợp với đặc điểm tâm lý, khả năng học tập, nhịp độ học tập,


Trang 4/23
phù hợp với nhu cầu học tập của HS, trên cơ sở đó phát triển tối đa năng lực của
từng HS. Trong môn học Ngữ văn, dạy học phân hóa thể hiện ở việc tạo điều
kiện để mỗi HS bộc lộ thế mạnh và khả năng và sở thích cá nhân trong việc tự
kiến tạo kiến thức cho mình, thơng qua các hoạt động thảo luận nhóm, khuyến
khích các tìm tịi cá nhân, các hướng tư duy và lập luận theo các góc độ khác
nhau trong q trình học tập. Quá trình tổ chức dạy học này sẽ tạo cho HS một
nền tảng kiến thức, kỹ năng, phương pháp học tập bộ môn, đáp ứng với những
thử thách được đặt ra trong học tập và trong cuộc sống.
2. Những năng lực học sinh cần đạt trong giờ học văn.
Năng lực là khả năng thực hiện thành công hoạt động trong một bối cảnh
nhất định nhờ sự huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá
nhân khác như hứng thú, niềm tin, ý chí … Các thành tố của năng lực bao gồm:
Kiến thức/hiểu - lí thuyết; Kĩ năng/làm - thực hành; Thái độ/ứng xử - thể hiện.

Những năng lực học sinh cần đạt trong giờ học văn:
- Năng lực tự giải quyết vấn đề, thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận
- Năng lực cảm thụ, thưởng thức thẩm mĩ
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tạo lập văn bản.
3. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy mơn
Ngữ văn ở nhà trường THPT
3.1. Khảo sát thực trạng
- Mục đích điều tra: khảo sát nhằm đánh giá thực trạng sử dụng phương
pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy mơn Ngữ Văn của giáo viên. Từ đó xác
lập cơ sở thực tiễn cho việc xây dựng quy trình sử dụng phương pháp dạy học
tích hợp cho mơn Ngữ Văn trong nhà trường THPT.
- Nội dung điều tra:
+ Mức độ sử dụng phương pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy mơn
Ngữ Văn.
+ Cách sử dụng phương pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy môn Ngữ
Văn.


Trang 5/23
- Các phương pháp điều tra khảo sát:
+ Quan sát tiến trình dạy học của giáo viên trên lớp.
+ Dự giờ đồng nghiệp.
3.2. Phân tích kết quả.
* Các mức độ sử dụng phương pháp dạy học tích hợp trong dạy học môn
Ngữ Văn.
Bảng 3: Các mức độ sử dụng phương pháp dạy học tích hợp trong mơn

Ngữ Văn.
TT
1
2
3

Các mức độ
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Chưa bao giờ

Số ý kiến
7
11
2

Tỷ lệ %
35
55
10

Như vậy, mặc dù có khơng ít giáo viên đánh giá cao về việc sử dụng
phương pháp dạy học tích hợp trong môn Ngữ Văn song việc đưa vào sử dụng
trong dạy học cịn ít. Thường xun sử dụng chỉ có 7 người chiếm 35%, thỉnh
thoảng 11 người chiếm 55%, chưa bao giờ 2 người chiếm 10%.
* Cách sử dụng phương pháp dạy học tích hợp trong mơn Ngữ Văn.
Qua điều tra và dự giờ của đồng nghiệp, tôi nhận thấy rằng: Mặc dù giáo
viên đã nhận thức đúng vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng phương pháp tích hợp
trong dạy học mơn Ngữ Văn sẽ phát huy được tính tích cực, chủ động và năng
lực của học sinh đồng thời nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ Văn nhưng đa

số giáo viên vẫn chưa biết cách sử dụng, chưa biết cách tổ chức, phối hợp sao
cho linh hoạt, khoa học và có hiệu quả nhất. Một số giáo viên thì thiếu sự chuẩn
bị nên tích hợp gượng gạo, đơn vị kiến thức tích hợp khơng có mối liên hệ gắn
bó dẫn tới kết quả mang lại khơng cao.
II. CÁC BƯỚC DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
TÍCH HỢP TRONG DẠY ĐỌC HIỂU CÁC VĂN BẢN THƠ VIỆT
NAM 1945 -1975
1. Các hình thức tích hợp
Để tích cực hóa hoạt động của học sinh, đòi hỏi người giáo viên phải sử
dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học: SGK, SGV, bài soạn, phiếu học tập,
tranh ảnh, CNTT,... Xác định đúng nội dung kiến thức nào trong bài cần tích
hợp, tích hợp với kiến thức của phân mơn nào, liên môn nào hay ở lĩnh vực nào,


Trang 6/23
tích hợp ở mức độ nào, chọn hình thức tích hợp:
- Tích hợp ngang là hình thức tích hợp liên môn, hay liên phân môn. Cụ
thể đối với môn Ngữ Văn, giáo viên sử dụng tri thức các môn học như Lịch sử,
Địa lý, GDCD hay tri thức các phân môn: Tiếng Việt, Lý luận văn học, Làm văn.
Hướng dẫn đọc hiểu bài thơ Tây Tiến (Quang Dũng), nội dung kiến thức
các môn học Giáo dục công dân, Địa lý, Lịch sử sẽ được tích hợp. Tích hợp mơn
Địa lí khi tìm hiểu địa bàn đóng qn và hoạt động của binh đồn Tây Tiến. Vị
trí địa lí đó đã giúp học sinh cảm nhận sâu sắc hơn vẻ đẹp của những người lính
Tây Tiến. Vùng núi rừng miền Tây xa xôi của Tổ quốc cho chúng ta hiểu hơn về
những nỗi vất vả, gian lao của đoàn quân Tây Tiến, đồng thời hiểu được lòng
quả cảm, sự hi sinh cao cả không tiếc tuổi xuân của những thanh niên Hà Nội.
Tích hợp mơn Lịch sử khi chú ý hoàn cảnh ra đời của bài thơ trong những năm
đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Lịch sử Việt Nam những năm đầu của
cuộc kháng chiến chống Pháp giúp ta hiểu hơn nhiệm vụ cao cả của người lính
Tây Tiến lúc bấy giờ là bảo vệ biên giới Việt - Lào nơi mà lịch sử gọi là “bức

phên giậu” để bảo vệ tốt hơn căn cứ địa Việt Bắc của ta trong kháng chiến chống
Pháp. Từ đó giúp ta hiểu hơn lí tưởng sống cao đẹp của người lính sẵn sàng xả
thân cho Tổ quốc, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc cần. Sự ảnh hưởng lí
tưởng sống của người lính Tây Tiến đối với thanh niên trong thời đại ngày nay là
nội dung tích hợp mơn Giáo dục cơng dân...
- Tích hợp dọc, tích hợp kiến thức đời sống: Tích hợp theo đề tài, chủ đề,
thể loại. Mục đích của việc tích hợp này chủ yếu là so sánh, đối chiếu giữa các
bài học có cùng đề tài, chủ đề, các đơn vị kiến thức có quan hệ tương đồng để
khắc sâu kiến thức cho học sinh. Tích hợp đơi là gắn nội dung bài học với thực
tiễn đời sống để giáo dục học sinh.
2. Các bước tích hợp.
* Tích hợp thơng qua hoạt động khởi động.
Ví dụ: Khi dạy văn bản Việt Bắc trong hoạt động khởi động tơi đã tích
hợp với bộ mơn âm nhạc cho học sinh nghe ca khúc Chiến thắng Điện Biên tác
giả Đỗ Nhuận do tốp ca nhà hát văn hóa nghệ thuật qn đội trình bày
* Tích hợp thơng qua việc kiểm tra bài cũ.
Ví dụ: Khi dạy văn bản Việt Bắc tơi đã tích hợp phân mơn văn học sử với
câu hỏi “Anh/ chị hãy nhắc lại đặc điểm phong cách nghệ thuật của Tố Hữu?”.
* Tích hợp thông qua việc giới thiệu bài mới.


Trang 7/23
Ví dụ: Khi dạy văn bản Tây Tiến tơi đã tích hợp với phân mơn lý luận văn
học khi giới thiệu bài mới: Nhà thơ Tago của Ấn Độ đã khẳng định: “ Đâu phải
thơ viết ra chỉ để cắt nghĩa một điều gì đó mà khi tình cảm tự tìm cho mình một
hình thức bộc lộ chúng ta có thơ. Cũng như nụ cười và nước mắt thực chất của
thơ là một cái gì đó xuất phát từ bên trong”. Đúng vậy đặc trưng cội nguồn của
thơ chính là tình cảm, cảm xúc. Tây Tiến chính là những dịng tình cảm và nỗi
nhớ của Quang Dũng về những kỉ niệm cùng với đồng đội cũ của một thời Tây
Tiến đã xa.

* Tích hợp thơng qua câu hỏi tìm hiểu bài.
Ví dụ: Khi dạy văn bản Tây Tiến tơi tích hợp với bộ mơn lịch sử với câu
hỏi “Hồn cảnh ra đời của tác phẩm gắn liền với giai đoạn lịch sử nào của dân
tộc?”. Sau đó khai thác kiến thức môn Lịch sử và kiến thức đời sống, tái hiện lại
cho học sinh cuộc sống của những người lính trong thời kì kháng chiến chống
Pháp
* Tích hợp thơng qua nội dung tiểu tiết từng phần hay tổng kết bài học.
Ví dụ: Khi dạy văn bản “ Đất nước – Nguyễn Đình Thi” trong phần tổng
kết bài học tơi đặt ra câu hỏi “Sau khi học văn bản này em có suy nghĩ gì về
trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc giữ gìn bảo vệ lãnh thổ của Tổ Quốc?”.
* Tích hợp thơng qua hệ thống bài tập.
Ví dụ: Khi dạy văn bản Tây Tiến tơi giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh
bằng cách tích hợp với bộ môn hội họa: “Anh /chị hãy vẽ một bức tranh về hình
tượng người lính bộ đội cụ Hồ theo cảm nhận của riêng anh chị?”.
* Tích hợp thơng qua hình thức kiểm tra.
Ví dụ: Sau khi học văn bản Việt Bắc của Tố Hữu, tơi tích hợp với phân
môn làm văn để rèn luyện năng lực tạo lập văn bản và năng lực sử dụng ngôn
ngữ của học sinh qua đề ra: “Anh/chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ trình
bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp cảnh sắc và con người Việt Bắc?”.
Sau khi dạy bài Tây Tiến – Quang Dũng, tôi yêu cầu học sinh “Anh/chị
hãy viết một đoạn văn khoảng 200 từ trình bày cảm nhận của mình về vẻ đẹp
hình tượng người lính Tây Tiến qua một đoạn thơ cụ thể?”
3. Phương pháp dạy học tích hợp trong dạy đọc hiểu các văn bản thơ ca
kháng chiến chống Pháp
* Phương pháp nghiên cứu, thu thập thông tin.


Trang 8/23
Là phương pháp có tác dụng phát triển tư duy cho học sinh ở mức độ cao,
đòi hỏi ở học sinh một trình độ bao quát tư liệu nhiều hơn, đồng thờ trình độ vận

dụng tri thức tổng hợp nhằm tự lực giải quyết những nhiệm vụ nghiên cứu ở
mức độ độc lập khá cao.
Ví dụ: Khi học văn bản Đất nước của Nguyễn Đình Thi, học sinh phải
nghiên cứu, thu thập thông tin liên quan đến văn vản như: bài học địa lý về
phạm vi lãnh thổ, bài học lịch sử về quá trình hình thành và phát triển đất nước,
bài học về phân môn Tiếng Việt phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phân môn Lý
luận văn học về cách đọc thơ và mơn GDCD: tình u đất nước.
* Phương pháp gợi mở.
Đối với việc dạy – học Ngữ Văn đây là phương pháp dẫn dắt học sinh
từng bước tham gia phát hiện, phân tích và đánh giá từng bộ phận của văn bản.
Phương pháp gợi mở có những khả năng riêng biệt mà các phương pháp
khác khó có được. Bằng một hệ thống câu hỏi thơng qua con đường đàm thoại
gợi mở, giáo viên tạo cho lớp học một khơng khí tự do tư tưởng, tự do bộc lộ
những nhận thức trực tiếp của mình cho nên mạnh kín của giờ dạy được thực
hiện dễ dàng.
Những tín hiệu phản hồi được báo cáo lại cho giáo viên kịp thời trong khi
lên lớp, giờ dạy – học văn có được khơng khí tâm tình, trao đổi thân mật về
những vấn đề cuộc sống do nhà văn nêu lên. Vì thế mối liên hệ giữa nhà văn,
giáo viên và học sinh được hình thành ngay trong lớp học.
Gợi mở có những ưu thế vượt trội trong việc phát triển tư duy, năng lực
sáng tạo của học sinh. Khi xây dựng hệ thống câu thơ gợi mở, GV cần căn cứ
vào các yếu tố sau:
- Dựa vào những giá trị đặc sắc, nổi bật của nội dung và hình thức tác
phẩm vào đặc thù của tổ chức nghệ thuật tá phẩm.
- Câu hỏi phải phù hợp với từng đối tượng học sinh và có khả năng “gợi
vấn đề” kích thích sự tìm tịi sáng tạo của HS.
- Câu hỏi phải được xây dựng thành một hệ thống logic, kết hợp câu đối
giữa nhiều loại câu hỏi.
Ví dụ: Một số câu hỏi gợi mở trong bài Tây Tiến – Quang Dũng.
+ Nhận xét về mạch cảm xúc chính của bài thơ? Theo mạch cảm xúc ấy,

nhà thơ đã tái hiện lại những kỉ niệm gì?
+ Kết cấu của bài thơ gồm mấy phần? Nội dung từng phần?


Trang 9/23
+ Ở khổ thơ thứ nhất, tác giả đã tái hiện lại bức tranh thiên nhiên Việt Bắc
với những ấn tượng gì sâu sắc?
+ Trên nền bức tranh thiên nhiên, hình tượng người lính hiện lên như thế
nào?
* Hình thức thảo luận nhóm kết hợp với nêu vấn đề.
Tổ chức hoạt động nhóm là một hình thức dạy học tích cực đang được sử
dụng rộng rãi trong các trường học. Đó là cách giáo viên tổ chức học sinh thành
các nhóm và giao nhiệm vụ học tập cho mỗi nhóm.
Cụ thể:
+ Thao tác 1: Chia lớp học thành các nhóm, nêu yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể
cho mỗi nhóm.
+ Thao tác 2: Các nhóm giải quyết nhiệm vụ của nhóm mình. Giáo viên
kiểm tra đơn đốc các nhóm làm việc.
+ Thao tác 3: Đại diện các nhóm lần lượt lên trình bày kết quả thảo luận.
+ Thao tác 4: Các nhóm góp ý, bổ sung lẫn nhau.
+ Thao tác 5: Giáo viên tổng kết, hệ thống kiến thức.
Để có thể tạo nên chất lượng thực sự cho việc thảo luận nhóm, GV cần
chú ý thiết kế những tình huống có vấn đề trong giờ dạy để từ đó xây dựng được
hệ thống câu hỏi nêu vấn đề.
Ví dụ: Khi tìm hiểu về đoạn 3 của bài thơ Tây Tiến giáo viên nêu vấn đề
và yêu cầu các nhóm làm việc dựa vào phiếu học tập để phân tích vẻ đẹp chân
dung ngoại hình, vể đẹp tâm hồn, vẻ đẹp lí tưởng và tinh thần bi tráng của người
lính.
* Phương pháp so sánh.
So sánh là đối chiếu các đối tượng nhằm phát hiện ra những nét giống

nhau hoặc khác nhau giữa chúng nhằm nhấn mạnh đối tượng được ra so sánh.
Trong giản dạy văn học, so sánh là phương tiện, là con đường đi vào tác phẩm.
Tuy vậy, việc so sánh luôn được xác định trên cơ sở những nguyên tắc chặt chẽ:
- Đối tượng đưa ra so sánh phải có mối liên quan với nhau về một mặt,
mặt phương diện nào đó: đề tài, chủ đề, mơ típ.
- Sự so sánh phải dựa trên một tiêu chí rõ ràng mới thấy được sự giống
nhau và khác nhau.
- Sự so sánh phải hướng tới một mục đích cụ thể.
- Khi so sánh phải tơn trọng tính chỉnh thể của bài văn, những liên hệ so
sánh ngồi tác phẩm khơng được làm chất nối đường dây chủ đề của tác phẩm.


Trang 10/23
Ví dụ: + Khi dạy văn bản Tây Tiến của Quang Dũng, GV cho HS so sánh
với Đồng chí của Chính Hữu, Nhớ của Hồng Nguyên, Tiểu đội xe khơng kính
của Phạm Tiến Duật vì đều viết về đề tài người lính.
+ Khi dạy về Việt Bắc có thể so sánh cách đối đáp trong ca dao, dân ca.
Phân tích các đoạn thiên nhiên Việt Bắc, Việt Bắc trong kháng chiến có thể liên
hệ với tác phẩm Tây Tiến.
* Kết hợp việc dạy học với các hình thức kiểm tra đánh giá.
Đánh giá, kiểm tra được xem là phần quan trọng của quá trình dạy học. Đổi
mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học bộ mơn thì tất yếu phải đổi mới kiểm
tra – đánh giá. Theo quan điểm phát triển năng lực, việc đánh giá kết quả học tập
không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trọng tâm của việc
đánh giá mà chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong tình huống khác
nhau.
Dựa trên các bậc nhận thức và chú ý đặc điểm của học tập định hướng năng
lực có thể kiểm tra - đánh giá ở hai hình thức: trắc nghiệm và tự luận, tích hợp nhiều
phân môn và xây dựng bài tập theo các dạng:
- Bài tập dạng tái hiện.

- Bài tập vận dụng.
- Bài tập giải quyết vấn đề.
- Bài tập gắn với bối cảnh, tình huống thực tiễn.
Ví dụ: Sau khi học xong văn bản Việt Bắc (Tố Hữu), GV cho HS làm bài tập.
Câu 1. Phong cách ngơn ngữ nghệ thuật có những dặc trưng nào sau đây:
A. Chặt chẽ
C. Thông tin thời sự
B. Biểu cảm
D. Cả A, B, C.
Câu 2. Sơ đồ hóa cách đọc – hiểu một tác phẩm thơ.
Câu 3. Nêu đặc điểm của thể thơ lục bát.
Câu 4. Phong cách thơ Tố Hữu qua đoạn trích Việt Bắc
Ngồi ra trong q trình giảng dạy giáo viên cịn có thể sử dụng kết hợp các
hình thức, phương tiện và phương pháp khác: đồ dùng trực quan, phát vấn...Ở bất cứ
bài học nào, giáo viên cần phải biết lựa chọn phương pháp, sử dụng phối hợp các
phương pháp kết hợp với các hình thức đổi mới phương pháp dạy học hiện nay một
cách linh hoạt và phù hợp với đối tượng học sinh, với từng nội dung bài học cụ thể.
Tôi tin rằng những phương pháp ở trên sẽ phát huy hiệu quả tích cực trong
q trình giảng dạy văn bản Việt Bắc nói riêng và tác phẩm văn học trong nhà trường
nói chung.


Trang 11/23
III. GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM
Tiết 16
VIỆT BẮC (TIẾT 1)
- Tố Hữu A/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:- Khúc hồi tưởng ân tình về Việt Bắc trong những năn
cách mạng và kháng chiến gian khổ; bản hùng ca về cuộc kháng chiến; bản
tình ca về nghĩa tình cách mạng và kháng chiến.

Tính dân tộc đậm: Thể thơ lục bát, kết cấu đối đáp; ngơn ngữ, hình
ảnh đậm sắc thái dân gian, dân tộc.
2. Kỹ năng - năng lực
- Năng lực tự giải quyết vấn đề, thu thập thông tin liên quan đến văn bản.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác, trao đổi, thảo luận
- Năng lực cảm thụ, thưởng thức thẩm mĩ
- Năng lực sáng tạo
- Năng lực tạo lập văn bản.
3. Thái độ: Trân trọng, tự hào về nghĩa tình thủy chung cách mạng
của con người Việt Nam
Có ý thức về trách nhiệm của thế hệ hôm nay trong việc phát huy
truyền thống dân tộc.
B/ PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN:
Giáo án, SGK, tài liệu tham khảo, sách giáo viên, phiếu học tập, kiến thức
liên quan đến bài học.
C/ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN:
1. Gợi mở.
2. Phát vấn.
3. Thảo luận nhóm.
4. Đóng vai.
5. Thuyết giảng.
6. So sánh.
7. Kiểm tra đánh giá.
D/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:


Trang 12/23
1. Ổn định lớp và kiểm tra bài cũ:

- Tích hợp với phân mơn văn học sử cho biết đặc điểm về phong cách
nghệ thuật của Tố Hữu.
2. Bài mới:
* Hoạt động khởi động: Giáo viên tạo hứng thú cho tiết học bằng cách
tích hợp với bộ mơn âm nhạc: Cho học sinh nghe ca khúc Chiến thắng Điện
Biên tác giả Đỗ Nhuận do tốp ca nhà hát văn hóa nghệ thuật qn đội trình bày.
* Giới thiệu bài mới: Bài hát ấy đã đưa ta về với một thời kỳ lịch sử “Xẻ
dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai” và “56 ngày đêm
khoét núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắt, máu trộn bùn non gan khơng núng chí
khơng mịn”. Những năm tháng không thể nào quên ấy đã đi vào rất nhiều trang
văn trang thơ trong đó phải kể đến tác phẩm Việt Bắc của Tố Hữu.
* Hoạt động hình thành kiến thức mới
HĐ của GV và HS
Nội dung bài học
HĐ 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu I.Tìm hiểu chung:
về hồn cảnh sáng tác và nhan 1. Hoàn cảnh sáng tác:
đề bài thơ.
- Hướng tích hợp: Giáo viên
tích hợp với bộ mơn lịch sử
chiếu hình ảnh về chiến thắng
Điện Biên Phủ quân ta cắm cờ
trên nóc hầm tướng Đờ Cát,
hình ảnh về hiệp định GiơNeVơ
hình ảnh Trung ương Đảng và
Bác Hồ về Hà Nội.
Hướng tích hợp: Giáo viên
vận dụng kiến thức về lịch sử Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi.
và địa lý để giúp học sinh hiểu
- Chiến thắng Điện Biên Phủ (5/1954) kết
Việt Bắc là vùng đất gắn bó với thúc cuộc kháng chiến chống Pháp, hiệp định

cách mạng, với kháng chiến.
Giơ-ne-vơ về Đơng Dương được kí kết
(7/1954), hồ bình trở lại, miền Bắc nước ta
được giải phóng.


Trang 13/23

Hiệp định Giơ Ne Vơ được ký kết.
- Tháng 10-1954, các cơ quan Trung ương
của Đảng và Chính phủ rời Việt Bắc trở về
Hà Nội, bắt đầu một giai đoạn mới của đất
nước.
- Sự kiện lịch sử ấy dẫn đến cuộc từ giã
của nhà thơ với nơi ông đã sống và gắn bó
suốt thời kì kháng chiến, khơi gợi Tố Hữu
sáng tác bài Việt Bắc.

Về địa lý: Giáo viên sử dụng
bản đồ vùng Việt Bắc để học
sinh xác định vị trí và đặc điểm
địa lý chính trị xã hội của vùng
đất này.
Về lịch sử: Giáo viên cho học
sinh thấy sự hình thành căn cứ
địa Việt Bắc và mối quan hệ
gắn bó giữa Việt Bắc và kháng
chiến.
+ Năm 1941 Bắc Hồ về nước
chọn Việt Bắc làm căn cứ địa

CM.


Trang 14/23
+ Là nơi khởi phát những Trung ương Đảng và Bác Hồ về lại Hà Nội
phong trào cách mạng thời
kháng Nhật với Khởi nghĩa Bắc
Sơn.
+ Là nơi khởi nguồn của những
chủ trương lớn để đi đến thành
công của cách mạng tháng 8.
+ Sau cách mạng tháng 8 mở
rộng thành 6 tỉnh Cao Bắc Lạng
Hà Tuyên Thái
* Giáo viên chiếu một số hình
ảnh về nhà sàn đầu tiên của
Bác, bàn đá nơi làm việc của
Bác, hình ảnh Bác và Võ
Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng
bàn bạc chủ trương, hình ảnh
suối Lê Nin, hàng Pắc Pó, núi
Các Mác.

Bản đồ vùng Việt Bắc
+ Việt Bắc là nơi khởi phát những phong trào
cách mạng từ thời kháng Nhật với khởi nghĩa
Bắc Sơn (1940), là nơi Bác Hồ trú ngụ khi
mới về nước (1941) để lãnh đạo cách mạng
Việt Nam.
+Việt Bắc là căn cứ địa của Đảng ta trong

những năm trước Cách mạng, là nơi khởi
nguồn những chủ trương lớn lao của cách
mạng để đi đến Cách mạng tháng Tám thành
công.
+ Việt Bắc cũng là căn cứ địa của cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 –
1954).
=> Mối quan hệ gắn bó giữa Việt Bắc với
cách mạng kháng chiến trong suốt 15 năm
“thiết tha mặn nồng” chính là cội nguồn sâu
xa của cảm hứng chủ đạo của bài thơ.


Trang 15/23

Nhà sàn đầu tiên của bác

Bác và Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng
bàn bạc chủ trương

GV hướng dẫn HS đọc văn bản,


Trang 16/23
nhận xét về kết cấu của bài thơ?
HĐ2: Giáo viên hướng dẫn học
sinh đọc - cảm nhận chung về
đoạn trích.
? Xác định nội dung và bố cục
của đoạn trích?

Hướng tích hợp:
+ Giáo viên tích hợp với thể
loại ca dao dân ca để học sinh
phát hiện ra lối kết cấu đối đáp.
+ Tích hợp với phân mơn văn
học sử về tác gia Tố Hữu để
học sinh nhận ra đặc điểm
phong cách nghệ thuật của Tố
Hữu là Trữ tình chính trị và
đậm đà tính dân tộc.

2. Kết cấu và nội dung chính
- Đoạn thơ được tổ chức theo lối đối đáp
của ca dao – dân ca:
+ Lời đối đáp của giữa kẻ ở (người dân
Việt Bắc) và người đi (người cán bộ kháng
chiến về xuôi) trong một cuộc chia tay đầy
lưu luyến sau nhiều năm từng gắn bó, sẻ chia.
+ Trong lời đối đáp, hai đại
từ “mình”, “ta” được sử dụng một cách linh
hoạt và từ “nhớ” lặp lại trong âm điệu nhịp
nhàng của thể thơ lục bát
- Đây chính là lời độc thoại nội tâm của tác
giả (theo hình thức phân thân) bày tỏ nỗi nhớ
về những kỉ niệm kháng chiến – một nỗi nhớ
dào dạt, thiết tha, vừa rộng lớn mênh mang,
vừa cụ thể.
3. Bố cục.
- Tám câu thơ đầu: là cảnh chia tay với
lời hỏi của kẻ ở và lời đồng vọng của người

đi, cả hai cùng hoài niệm về quá khứ.
- Tám mươi hai câu thơ sau : là những
hoài niệm cụ thể của hai nhân vật về cảnh
thiên nhiên Việt Bắc, cuộc sống và con người
Việt Bắc và khung cảnh Việt Bắc kháng
chiến.


Trang 17/23
+ Câu 9 – 20 : Nhớ về cuộc kháng chiến
ở Việt Bắc
+ Câu 21 – 62 : Nhớ về cảnh vật thiên
nhiên, cuộc sống và con người Việt Bắc
+ Câu 63 – 74 : Nhớ về Việt Bắc trong
chiến đấu
+ Câu 75 – 90 : Nhớ về hình ảnh của
Trung ương Đảng, Chính phủ và Bác Hồ.
II. Đọc - hiểu văn bản
HĐ3: Hướng dẫn HS đọc hiểu 1. Khung cảnh chia tay và tâm trạng của
đoạn thơ, :
kẻ ở người đi.
Hướng tích hợp: Giáo viên
tích hợp với phân mơn Tiếng
Việt cho học sinh tìm hiểu và
phân tích giá trị biểu cảm của
các từ ngữ, hình ảnh, biện pháp
tu từ, nhịp điệu thơ...

- Người ở lại lên tiếng trước và gợi nhắc về
những kỷ niện gắn bó suốt 15 năm – cội

nguồn của nghĩa tình sâu nặng:

- HS phát hiện, trả lời.

- Đoạn thơ được tổ chức theo lối đối – đáp –
một hình thức lập ý rất quen thuộc của ca dao
– tạo nên sự hô ứng, đồng vọng trong tình
cảm của hai nhân vật.

“ Mình về, mình có nhớ ta . . .
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sơng nhớ nguồn”

Người ra đi cũng có chung tâm trang ấy nên
nỗi nhớ không chỉ hướng về người khác mà
? Thủ pháp nghệ thuật đặc sắc còn là nỗi nhớ của chính lịng mình:
của đoạn thơ?
“ Mình đi, mình lai nhớ mình”
- Gv chốt kiến thức.

- Lời hỏi và đáp đã mở ra bao nhiêu kỷ niệm
về một thời cách mạng và kháng chiến gian
khổ mà hào hùng, mở ra bao nỗi niền
thương nhớ dài lâu:
“ Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng”.
Bằng lối đối đáp, Tố Hữu đã biến chuyện ân
? Hai đại từ xưng hơ “mình”, tình cách mạng thành chuyện tâm tình đơi
lứa gần gũi, tha thiết và đậm tính dân tộc.
“ta”
Thường dùng để chỉ những mối - Nghệ thuật sử dụng hai đại từ xưng hơ “
mình”, “ ta” tạo nên sự phân đơi – thống nhất

quan hệ giao tiếp nào?


Trang 18/23
- HS thảo luận, phát hiện, trả trong tâm trạng của chủ thể trữ tình:
lời.
+ Trong tiếng Việt, từ “mình”: chỉ bản thân
- Gv chốt kiến thức.
( ngơi thứ nhất) hoặc chỉ đối tượng giao
tiếp( ngôi thứ hai). Trong đoạn thơ, chủ thể
được dùng ở ngôi thứ hai  phân đơi.
+ Nhưng cũng có lúc chuyển hóa: Vừa là
chủ thể ( bản thân), vừa là đối tượng giao tiếp
Tác dụng của thủ pháp nghệ ( người khác)  Thống nhất:
thuật trên?
“ Mình đi, mình có nhớ mình . . .
Mình đi, mình lại nhớ mình . . .”
Hướng tích hợp:

Như vậy,lời hỏi, lời đáp trong đoạn thơ
thực chất là lời độc thoại của tâm trạng

+Tích hợp kiến thức địa lý giúp ( phân thân) Tác dụng: Tâm trạng của chủ
học sinh nắm rõ vị trí địa danh thể trữ tình được bộc lộ đầy đủ hơn.
cây đa Tân Trào
+ Tích hợp đời: Giáo dục đạo lý
uống nước nhớ nguồn.

GV yêu cầu HS nhắc lại kiến * Tiểu kết:
thức đã học

- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ: tháng 10/1954
gắn liền với sự kiện lịch sử nhân cuộc chia
tay của người cán bộ với Việt Bắc
- Đặc điểm kết cấu: hình thức hát đối đáp với
giọng điệu trữ tình ngọt ngào
- Bố cục và nội dung của 5 đoạn
- Khung cảnh chia tay và tâm trạng lự luyến
không nỡ rời xa của cả người ở và người đi
3. Hoạt động luyện tập:


Trang 19/23
* Tích hợp phân mơn tiếng việt : lấy ngữ liệu 8 câu thơ đầu hướng
dẫn HS đọc hiểu
- Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản ?
- Văn bản này sử dụng những phương thức biểu đạt nào ?
- Tác giả diễn đạt tâm trạng của người ở và người đi qua những cụm từ
nào?
* Tích hợp phân môn văn học sử :
- Chỉ ra những biểu hiện của phong cách nghệ thuật Tố Hữu trong văn bản
* Tích hợp phân mơn làm văn :
- Viết một đoạn văn khoảng 200 từ nêu cảm nhận của anh chị về tâm trạng
của người ở và người đi trong đoạn thơ trên?
4. Hoạt động vận dụng
- Phân tích giá trị biểu cảm của các xưng hô mình – ta trong bài thơ.
5. Hoạt động tìm tịi, sáng tạo
- Tìm đọc toàn bộ bài thơ Việt Bắc.
- So sánh với một số bài thơ cùng thời.
- Chuẩn bị bài mới: Việt Bắc (TT)
IV. KẾT QUẢ THU ĐƯỢC VÀ BÀI HOC KINH NGHIỆM.

Qua việc vận dụng các phương pháp mang tính đặc thù và đổi mới
phương pháp dạy học ngữ văn theo hướng tích cực, tơi đã đạt được những kết
quả như sau:
Đa số học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm của bài học, biết cách nhận
biết và vận dụng vào thực tiễn để viết bài làm văn nghị luận; nhận thức được bản
chất của tình yêu để khi vào đời xây đắp một tình yêu lành mạnh, trong sáng và
đích thực. Hiểu và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ nói chung và
Xuân Quỳnh nói riêng.
* Kết quả thu được như sau:
- Lớp 12A2: Tổng số 43 học sinh.

Học sinh

Giỏi

Khá

Trung bình

Yếu

16

25

2

0

4,7


0

Trung bình

Yếu

Tỷ lệ %
37,2
58,1
- Lớp 12A9: Tổng số 32 học sinh.
Giỏi

Khá


Trang 20/23
Học sinh

1

21

10

0

Tỷ lệ %

3,1


65,6

31,3

0

Qua kết quả trên ta có thể thấy phương pháp dạy học tích hợp đã đưa lại
hiệu quả dạy học cao hơn. Tuy nhiên, để xây dựng bài giảng theo hướng tích
hợp giáo viên cần:
- Nắm vững và bám sát kiến thức từng bài học cụ thể theo chuẩn KTKN.
- Xác định đúng nội dung kiến thức nào trong bài cần tích hợp, tích hợp
với kiến thức của phân môn nào, liên môn nào hay ở lĩnh vực nào; tích hợp ở
mức độ nào, chọn hình thức tích hợp nào.
- Chuẩn bị và sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học: SGK, SGV,
bài soạn, phiếu học tập, tranh ảnh, phim tài liệu, CNTT,…
- Chuẩn bị điều kiện học tập của học sinh một cách chu đáo: bài cũ, bài
mới, thái độ, tâm thế.
C. KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu đề tài chúng ta đã làm sáng tỏ được đặc điểm, yêu
cầu và vai trò của phương pháp dạy học tích hợp đồng thời phân tích và chỉ ra
thực trạng của việc sử dụng phương pháp dạy học tích hợp trong nhà trường
THPT hiện nay. Đặc biệt chúng tơi đã xây dựng được quy trình sử dụng phương
pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy mơn Ngữ Văn ở nhà trường THPT.
Việc sử dụng phương pháp dạy học tích hợp trong mơn Ngữ Văn sẽ phát
huy được tính tích cực, tự giác, độc lập sáng tạo và phát huy năng lực của học
sinh, làm cho giờ học diễn ra một cách sinh động, lý thú và hấp dẫn đồng thời
còn tạo điều kiện để giáo viên làm giàu thêm kiến thức của mình.
Quy trình sử dụng phương pháp dạy học tích hợp đã được xây dựng dựa
trên việc đảm bảo các nguyên tắc: Tính khoa học, cụ thể, tính thực tiễn, đảm bảo

hiệu quả, khả thi.
Để khẳng định tính hiệu quả của phương pháp này chúng tôi đã thiết kế
một giáo án thể nghiệm và tiến hành thực nghiệm sư phạm. Kết quả thực nghiệm
sư phạm đã chứng minh tính hợp lý, tính khả thi, tính hiệu quả mà chúng tôi đã
đề xuất. Chất lượng học tập của học sinh ở lớp thực nghiệm được nâng lên rõ
rệt, học sinh tỏ ra hứng thú và tích cực học tập. Kết quả nghiên cứu đã thực hiện
được nhiệm vụ, mục đích nghiên cứu, khẳng định được giả thuyết khoa học mà
đề tài đã đề ra. Tôi hi vọng đề tài này sẽ góp phần tìm được hướng đi đúng cho


Trang 21/23
giáo viên và học sinh khi dạy và học văn bản thơ ca kháng chiến chống Pháp nói
riêng và các văn bản văn học trong chương trình Ngữ văn THPT nói chung.
Đặc điểm của chương trình Ngữ văn THPT đòi hỏi giáo viên phải biết
phối hợp phương pháp trên đây một cách linh hoạt để tận dụng được mặt mạnh
của từng phương pháp, để việc dạy học vẫn có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, có một
số yêu cầu rất quan trọng trước khi bắt tay vào giảng dạy là giáo viên phải nắm
vững kiến thức, nhuần nhuyễn các phương pháp. Mặt khác cần hướng dẫn và
hình thành phương pháp học mới để học sinh thích nghi để có thể trong một
khoảng thời gian nhất định nhưng các em được cung cấp nhiều kiến thức hơn,
hình thành và rèn luyện các kỹ năng, phát huy tối đa tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh.
Với tính ứng dụng thực tiễn của đề tài, chúng tôi mong muốn mở rộng
phạm vi đề tài để nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi việc đọc - hiểu các văn bản
khác theo hướng tích hợp nhằm phát huy năng lực học sinh. Trên đây là một vài
quan điểm và phương pháp dạy học của cá nhân tơi trong q trình giảng dạy.
Rất mong có được sự đóng góp của quý đồng nghiệp để đề tài được hồn thiện
hơn.

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.......................................................................................1
III. ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP.....................................................................2
IV. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI..............................................................................2
B. NỘI DUNG.......................................................................................................3
I. DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ NHỮNG NĂNG LỰC CẦN ĐẠT TRONG GIỜ
HỌC MÔN NGỮ VĂN.........................................................................................3
1. Tổ chức dạy học mơn Ngữ văn theo hướng tích hợp........................................3
2. Những năng lực học sinh cần đạt trong giờ học văn.........................................4


Trang 22/23
3. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học tích hợp trong giảng dạy mơn Ngữ
văn ở nhà trường THPT.........................................................................................4
II. CÁC BƯỚC DẠY HỌC TÍCH HỢP VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH
HỢP TRONG DẠY ĐỌC HIỂU CÁC VĂN BẢN THƠ VIỆT NAM 1945 -1975
...............................................................................................................................5
1. Các hình thức tích hợp.......................................................................................5
2. Các bước tích hợp..............................................................................................6
3. Phương pháp dạy học tích hợp trong dạy đọc hiểu các văn bản thơ ca kháng
chiến chống Pháp...................................................................................................7
IV. KẾt quẢ thu đưỢc và bài hOc kinh nGHIỆM...............................................19
C. KẾT LUẬN.....................................................................................................20
MỤC LỤC...........................................................................................................21



×