Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Đề tài phương pháp dạy đọc hiểu văn bản trong bài ngữ văn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.73 KB, 23 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
PHƯƠNG PHÁP DẠY “ĐỌC HIỂU VĂN BẢN” TRONG BÀI NGỮ VĂN 8
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Hiện nay việc thay sách và đổi mới phương pháp giảng dạy đã và đang được các
thầy cô thực hiện đồng bộ. Mặc dù còn có rất nhiều ý kiến về việc thay sách và đổi
mới phương pháp giảng dạy, song từ những trải nghiệm thực tế, chúng ta có thể khẳng
định rằng việc thay sách và đổi mới phương pháp giảng dạy đã giúp các em tiếp xúc
được nhiều tác phẩm hay, mới lạ, cập nhật vơí cuộc sống. Không những thế, đổi mới
phương pháp dạy học nói chung và đổi mới phương pháp dạy học môn ngữ văn nói
riêng giúp các em biết tư duy sáng tạo, biết phát hiện vấn đề, biết nói lên những suy
nghĩ, cảm nhận của riêng mình. Mỗi giờ học văn là một niềm vui bất ngờ đối với các
em, các em chủ động học tập hơn trước nhiều. Nhiều hình thức học tập ngoài giờ
chính khoá đã được tổ chức, giáo viên đã quen dần với lối dạy theo nguyên tắc tích
cực, đã có nhiều sáng kiến trong việc phát huy tính tích cực trong mọi khâu của hoạt
động dạy học.
Qua những năm thực hiện chương trình thay sách và đổi mới phương pháp daỵ
học nói chung và môn Ngữ Văn nói riêng, tôi đã được dự nhiều giờ, song điều tôi còn
băn khoăn là một số thầy cô vẫn thuyết trình nhiều, việc cung cấp kiến thức đôi khi
còn mang tính chất áp đặt, đặc biệt ở khâu “đọc – hiểu văn bản”. Tôi thiết nghĩ có
nhiều cách để phát huy tính tích cực của học sinh như thực hiện thật tốt, thật sáng tạo
nguyên tắc tích hợp vì theo giáo sư Nguyễn Khắc Phi khẳng định “… xét về bản chất
của việc vận dụng triệt để nguyên tắc ấy không cho phép dạy học theo kiểu máy móc
rập khuôn, nhồi sọ mà luôn luôn đòi hỏi sự năng động, sự vận dụng linh hoạt sáng tạo
của người thầy”.
Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra ý kiến của phương châm tích hợp trong quá
trình ứng dụng đó là: “Một cách “đọc – hiểu văn bản” trong bài học ngữ văn 8”.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
Phải nói rằng, lứa tuổi học sinh THCS đặc điểm tâm sinh lý hết sức điển hình.
Đây là thời kỳ quá độ chuyển từ giai đoạn trẻ em sang người lớn. Trong giai đoạn này
hứng thú của các em đã phát triển ở mức độ cao, hứng thú về học tập đã phát triển và
ngày càng đậm nét. Đây là một đặc điểm hết sức thuận lợi đối với việc giảng dạy bộ


môn Văn. Việc tò mò thích thú môn văn không phải là khoảng cách xa đối với các em.
Bên cạnh đó ý thức tư lập và khả năng đào sâu khám phá những nét đẹp trong cuộc
sống là một ưu điểm điển hình của học sinh bậc THCS. Song song với những ưu điểm
trên, một số em còn rụt rè e ngại, đôi lúc còn nản chí, nản lòng khi tiếp cận với một
văn bản khó. Vậy làm thế nào để khắc phục khó khăn đó? Làm thế nào để tiết dạy học
môn Ngữ Văn thật sự có hiệu quả để thu hút học sinh say mê học tập?
Như chúng ta đã biết, văn học xuất phát từ đời sống, chính vì thế văn học rất
gần gũi với mọi người. Những bài thơ hay, những văn bản hấp dẫn đã giúp cho giờ
văn không chỉ là giờ học mà còn là những giờ giải trí, khám phá biết bao điều kỳ diệu
của cuộc sống con người. Để có giờ văn như thế thì khâu “đọc – hiểu văn bản” là rất
quan trọng đòi hỏi người thầy chủ động, sáng tạo và linh hoạt khi thiết kế bàI giảng.
III.CƠ SỞ THỰC TIỄN
Như chúng ta đã biết “văn học là nhân học”, “văn học là nghệ thuật của ngôn
từ”. Chính vì vậy việc học văn không phải là đơn giản, hơn nữa trong thời đại hiện
nay, môn ngữ văn không còn là “điểm đến” hấp dẫn với các em học sinh như các môn
Toán, Lý, Hoá, Anh … mặc dù đó là một trong 2 môn chính chiếm số lượng tiết không
nhỏ. Có nhiều học sinh rất ngại học môn Văn bởi lý do là Văn viết dài, khó học, khó
thuộc. Có những tác phẩm tự sự dài học sinh lười không đọc hết dẫn tời tình trạng mơ
màng về nội dung, cốt truyện, nhân vật. Có những bài thơ khi học xong học sinh
không nắm được những nghệ thuật tiêu biểu, nội dung của bài thơ. Những lý do trên
khiến tâm lý học sinh ngại và chán học môn Văn. Vậy làm thế nào để khắc phục khó
khăn đó? Làm thế nào để tiết dạy học môn Ngữ Văn thật sự có hiệu quả để thu hút học
sinh say mê học tập?
Như chúng ta đã biết, văn học xuất phát từ đời sống, chính vì thế văn học rất
gần gũi với mọi người. Những bài thơ hay, những văn bản hấp dẫn đã giúp cho giờ
văn không chỉ là giờ học mà còn là những giờ giải trí, khám phá biết bao điều kỳ diệu
của cuộc sống con người. Để có giờ văn như thế thì khâu “đọc – hiểu văn bản” là rất
quan trọng đòi hỏi người thầy chủ động, sáng tạo và linh hoạt khi thiết kế bàI giảng.
IV. CÁC GIẢI PHÁP
Như chúng ta đã biết, trong ba phân môn của ngữ văn thì tác phẩm văn học

chiếm vị trí quan trọng. Trong sách giáo khoa phần Văn học được biểu hiện bằng các
văn bản. Khi học tập học sinh phải “đọc – hiểu văn bản”. Vậy “đọc - hiểu văn bản” là
gì? Khái niệm “đọc - hiểu văn bản” không diến tả hành động tách rời đọc và hiểu.
“Đọc - hiểu văn bản” là hoạt động đọc văn một cách nghiêm túc có nghiền ngẫm, cảm
xúc, tưởng tưởng và liên tưởng. Bản chất đọc – hiểu là tìm hiểu phân tích để chiếm
lĩnh văn bản bằng nhiều phương pháp và hình thức dạy học văn, trong đó phương
pháp dạy học văn bằng hệ thống câu hỏi cảm thụ văn bản được thực hiện dưới hình
thức đối thoại sẽ là hình thức và phương pháp chủ đạo. Các tác giả trong Ngữ Văn 6
tập một sách giáo viên đã lý giảI như sau “ khả năng đọc – hiểu (bao gồm cả cảm thụ)
một tác phẩm văn chương lệ thuộc không ít vào việc có thể trả lời được hay không
những câu hỏi đặt ra ở những cấp độ khác nhau. Mức thấp nhất là chỉ cần sử dụng
những thông tin có ngay trong văn bản. Đó là trường hợp câu trả lời sẵn có trong bài
chỉ mới biết đọc trên dòng. Mức cao hơn là buộc phải suy nghĩ và sử dụng những
thông tin trong bài. Đó là trường hợp phải suy nghĩ ra câu trả lời, là trình độ đã biết
đọc giữa dòng. Cao hơn là yêu cầu khái quát, liên hệ giữa những cái mà học sinh đã
đọc với thế giới bên ngoài đó là trình độ vượt ra khỏi dòng để đọc văn bản. Khám phá
văn bản theo hướng ấy thì học sinh khôn chỉ hứng thú hiểu sâu văn bản mà còn liên hệ
được một cách sinh động tự nhiên với những vấn đề trong cuộc sống.
Như vậy “đọc - hiểu văn bản” đòi hỏi người phải có thái độ chủ động tích cực
và sáng tạo trong đọc văn. Các văn bản được học trong chương trình Ngữ Văn 8 bao
gồm:
1.Một số truyện Việt Nam 1930 – 1945
- Tôi đi học (Thanh Tịnh)
- Trong lòng mẹ (trích “Những ngày thơ ấu” – Nguyên Hồng)
2.Một số truyện nước ngoài
- Cô bé bán diêm (An - đéc – xen)
- Đánh nhau với cối xay gió (trích “Đôn-ki-hô tê” – Xéc-van-téc)
- Chiếc lá cuối cùng (OHen-ri)
Hai cây phong (Ai-man-tốp)
3.Một số văn bản thơ trữ tình giàu yếu tố biểu cảm.

- Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông (Phan Bội Châu)
- Đập đá ở Côn Lôn (Phan Châu trinh)
- Muốn làm thằng cuội (Tản Đà)
- Ông Đồ (Vũ Đình Liên)
- Hai chữ nước nhà (á Nam Trần Tuấn Khải)
- Nhớ rừng (Thế Lữ)
- Quê hương (Tế Hanh)
- Khi con tú hú (Tố Hữu)
- Tức cảnh Pác Bó, ngắm trăng (Hồ Chí Minh)
4. Một số tác phẩm nghị luận
- Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn)
- Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn)
- Nước Đại Việt (Nguyễn Trãi)
- Bàn luận về phép học (Nguyễn Thiếp)
- Thuế máu (Hồ Chí Minh)
- Đi bộ ngao du
5.Một số đoạn trích kịch: Ông Guốc-danh mặc lễ phục
6.Một số văn bản nhật dụng: Thông tin về trái đất năm 2000. Ôn dịch thuốc lá, giáo
dục chìa khoá trong tương lai.
Với các loại văn bản trên, kỹ năng “đọc - hiểu văn bản” cần đạt tới mức độ sau:
1.Biết đọc thầm, đọc thành tiếng có diễn cảm.
2. Biết chọn đọc hững đoạn văn bản có minh họa cho các nhiệm vụ học tập một cách
chính xác, tốc độ vừa phải, đúng với nội dung văn bản.
3. Biết đọc nhanh các đoạn văn bản, ngữ liệu có những cách dùng từ ngữ và cấu trúc
câu phức tạp với năng lực phán đoán ngôn ngữ nhanh nhạy.
4. Biết đặt câu hỏi cho mình hoặc cho người khác để hiểu mục đích văn bản và các
yêu cầu của nội dung học tập.
5. Biết tóm tắt, chia đoạn, xác định chủ đề, mối liên hệ giữa các phần trong văn bản
và biết đặt tên cho đoạn văn
6. Biết nhận ra các câu văn, đoạn văn hay, có nội dung sâu sắc và hiểu được nghĩa, vai

trò và tác dụng của cac từ ngữ, câu then chốt, các biện pháp nghệ thuạt trong đoạn văn
đó.
7. Nhớ chính xác một số câu, đoạn và văn bản hay, thơ hay biết bình giá chi tiết nghệ
thuật trong các văn bản.
8. Đọc và hiểu được các phương thức biểu đạt khác nhau và đặc điểm thể loại, thái
độ, tình cảm và tư tưởng của tác giả.
9. Xác định được các hệ thống luận điểm và tuyến lập luận trong các văn bản qua việc
tổng kết các tác phẩm tự sự, trữ tình, nghị luận, nhật dụng và sự kết hợp các phương
thức tự sự, miêu tả, biểu cảm, lập luận, thuyết minh trong một số tác phẩm qua việc hệ
thống hoá các khái niệm: Loại, thể loại, đặc điểm của truyện ngắn, tiểu thuyết và thể
hiện đại.
Như vậy "Đọc - Hiểu văn bản" đã thực hiện phương châm tích hợp. HS vận
dụng được kỹ năng, hiểu bíêt về một phân môn này vào việc học tập phân môn khác.
Trong thực tế, rất hiếm những văn bản chỉ dùng một phương thức biểu đạt mà một
trong những trọng tâm của phần tập làm văn là dạy cho học sinh biết phân tích, biết
thực hiện sự kết hợp các phương thức ấy. Chính điều đó đã tạo ra một trường tích hợp
vô cùng rộng lớn. Các câu hướng dẫn "Đọc - Hiểu văn bản" trong SGK đã tạo ra cơ
chế cho sự tích hợp ấy. Điều quan trọng là giáo viên cần thực sự năng động, biết vận
dụng linh hoạt và khi cần vẫn có thể tạo ra những tình huống tích hợp mới. Việc đọc
hiểu, phân tích, bình giá các loại văn bản sẽ giúp HS có điều kiện tốt hơn các nội dung
làm văn tự sự, thuyết minh và nghị luận. Hoạt động "Đọc - Hiểu văn bản" giúp HS
qua việc đọc đúng sẽ cảm nhận và hiểu đúng những thông tin, hiển ngôn và hàm ngôn
trong văn bản. Nếu quan niệm văn bản là sự tổng hợp của 3 cấu trúc: Cấu trúc ngôn
ngữ, cấu trúc hình tượng và cấu trúc ý nghĩa thì đối với HS lớp 8 thực hiện tốt hoạt
động "Đọc - Hiểu văn bản" có nghĩa là HS phải nắm và lý giải được mối liên hệ của 3
lớp cấu trúc này không chỉ trên phương diện của từ ngữ, câu chữ, nhịp điệu mà còn
hiểu được giá trị iểu đạt và biểu cảm của ngôn từ như là phương tiên để thể hiện hình
tượng nghệ thuật, hiểu được những quan điểm, tư tưởng về con người, về thời đại, về
ý tưởng giáo dục của tác giả gửi gắm trong văn bản
Đối với một số tryện nước ngoài trong SGK ngữ văn 8 thì đó là những văn bản

tự sự tiêu biểu có lối kể chuyện hấp dẫn, nội dung giàu tính nhân đạo. các văn bản này
được học song song với các nội dung làm văn, đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và
biểu cảm cũng là do dụng ý dạy tích hơp của các tác giả nhằm giúp HS có cái nhìn
toàn diện hơn về sự biến hoá của tự sự cũng như sự đan xen các yếu tố miêu tả, biểu
cảm trong văn tự sự. ở đó có sự độc đáo về cách tạo dựng tình huống truyện, cách
sắp xếp tình tiết, trình tự kể, cách khắc hoạ nhân vật, cách chọn ngôi kể, lời kể
trong giáo án mới, hoạt động "Đọc - Hiểu văn bản" có thể được tiến hành tuần
tự theo 3 hướng nhằm vào các nội dung của văn bản, đó là
- Đọc hiểu cấu trúc văn bản
- Đọc - Hiểu nội dung văn bản
- Đọc-hiểu ý nghỉa văn bản
1-Hoạt động đọc-hiểu cấu trúc văn bản
Đây là hoạt động tiếp nhận các dấu hiệu cơ bảnvề thể loại của văn bản. mỗi văn
bản được tạo ra chủ yếu từ một phương thức biểu đạt nào đó tương ứng với các
phương thứcphản ánh bằng nghệ thuật như tự sự hoặc trữ tình .Đồng thời mỗi văn bản
tồn tại trong một kiểu dáng thể nào đó như truyện, ký , thơ
Loại hình của văn bản quy định tính chất nội dung của văn bản, trong khi thể của nó
quy định tính chất hình thức của văn bản. Từ đó tính chất của hoạt động "Đọc - Hiểu
văn bản" sẽ được quy đinh theo nguyên tắc: Đọc - Hiểu văn bản phù hợp cvới đặc
điểm của thể loại văn bản. điều đó cũng đồng nghĩa với việc "Đọc - Hiểu văn bản" ở
mỗi thể loại khác nhau. ở văn bản tự sự, đọc để nắm chắc chuỗi các sự việc sung
quanh nhân vật để từ đó đánh giá tính chất xã hội của sự việc và nhân vật. ở văn bản
trữ tình- Biểu cảm thì đọc để đồng cảm với nỗi niềm của con người. Còn trong văn
bản nghị luận thì đọc để nắm bắt các tư tưởng của tác giả qua hệ thống luận điểm, luận
cứ.
Chính vì vậy "Đọc - Hiểu cấu trúc văn bản" được coi là khởi điểm của quá trình
"Đọc - Hiểu văn bản", nó sẽ tạo cơ hội tích hợp rõ rệt giữa văn, tập làm văn, mở luồng
mạch cho hoạt động, tìm hiểu sâu văn bản đồng thời rèn luyện kiến thức và kỹ năng
nhận biết các kiểu loại văn bản.
2. Hoạt động: Đọc - hiểu nội dung văn bản

Đây là hoạt động đi sau vào văn bản nhằm phát hiện, phân tích, đánh giá văn
bản từ các chi tiết nổi bật. Nội dung văn bản bao gồm nội dung đời sống và hình thức
thể hiện. nội dung của các tác phẩm văn học không chỉ đơn thuần là nội dung đời sống
mà là đời sống được tổ chức trong các tác phẩm theo những cách thức của nghệ thuật
ngôn từ. cái chết khủng khiếp và đau thương của một lão nông nghèo hiện lên thật
sinh động và cảm động trong lời văn miêu tả tỉ mỉ với vô số từ láy, từ tượng hình và từ
tượng thanh ở phần kết truyện "Lão Hạc" của Nam Cao.
Không có nội dung nào nằm ngoài hình thức của tác phẩm. Như vậy thực chất
của việc đọc hiểu nội dung văn bản là sự phát hiện phân tích chiếm lĩnh các thành
phần nội dung văn bản trong các dấu hiệu hình thức của nó
3. Hoạt động đọc - hiểu ý nghĩa văn bản là hoạt động cuối cùng của một quá trình đọc
hiểu văn bản. là quá trình đánh giá các phảm chất nổi trội của kết cấu nội dung hình
thức của văn bản. Hiểu văn là hiểu được cách làm, cách khám phá đời sống của tác
giả. Hiểu văn còn có nghĩa là cảm nhận vẻ đẹp của ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu thể
loại của văn bản . "Đọc - Hiểu ý nghĩa văn bản" còn mở rộng tới một phương diện
ngoài văn bản, điều mà lý luận gọi là cáp độ đọc vượt ra khỏi dòng. Chẳng hạn có thể
đọc trong văn bản "Trong lòng mẹ" ngữ văn lớp 8 tập 1, một tình yêu đau đớn, trong
sáng bền bỉ của bé Hồng dành cho mẹ là bài ca thiêng liêng của tình mẫu tử, nhưng
cũng là hình ảnh của tuổi thơ cay đắng, tủi cực của một nhà văn yêu thương vô hạn
những cuộc đời khốn khổ- nhà văn Nguyên Hồng.
ở Hoạt động này có cơ hội tích hợp cả 3 phân môn Văn - Tập làm văn - Tiếng
việt
IV. GIÁO ÁN MINH HOẠ
Tuần 8. Bài 8 Tiết 29- 30
VĂN BẢN: CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG
(Trích- O.HEN-RI)
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Giúp HS cảm nhận được từ văn bản:
- Tình yêu thương cao cả giữa những con người lao động nghèo khổ, thấy được nghệ
thuật chân chính là nghệ thuạt vì sự sống con người.

- Cách kết thúc truyện theo kiểu đảo ngược tình huống hai lần đã gây bất ngờ và hứng
thú cho người đọc
- Sự kết hợp giữa các yếu tố miêu tả và biểu cảm trênnền tự sự là đặc điểm của
phương thức biểu đạt trong văn bản này
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng đọc, kỹ năng tóm tắt truyện, phân tích nhân vật
3. Thái độ: giáo dục tình yêu thương con người, tình yêu nghệ thuật, có ý thức đưa
yếu tố biểu cảm, miêu tả khi làm văn tự sự.
B. CHUẨN BỊ:
Thầy: Tranh minh hoạ "Chiếc lá cuối cùng"
- Bảng phụ
Bảng 1: Câu nào nói về việc mà cụ Bơ-Men đã làm cho Giôn - Xi trong đoạn trích
a. Cụ sợ sệt nhìn thấy day thường xuân đang rụng dần hết lá.
b. Trong đêm mưa tuyết cụ đã vẽ chiếc lá cuối cùng trên tường
c. Cụ đã mằng Giôn - Xi không được có ý nghĩ vớ vẩn
d. Cả a,b,c đều đúng
Bảng 2: Tại sao tác giả không kể lại sự việc cụ Bơ- men vẽ chiếc lá cuối cùng một
cách trực tiếp ?
a. Vì Xiu muốn tự mình kể việc đó cho Giôn-xi nghe .
b. Vì nhà văn muốn tạo cho nhân vật và người đọc sự bất ngờ làm nổi bật đức hi
sinh , tấm lòng vị tha của cụ Bơ -men.
c. Vì đó là việc không quan trọng.
d. Vì đó là việc ngẫu nhiên xảy ra , nhà văn khôngdự tính trước
Trò: Đọc kỹ văn bản và trả lời các câu hỏi trong SGK
C. TIẾN TRÌNH CÁC HOẠT ĐỘNG.
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
Phân tích mặt tích cực và mặt hạn chế của nhân vật Đôn-ki-hô-tê trong đoạn
trích” Đánh nhau với cối xay gió”của nhà văn Xéc –van –téc.
3. Giới thiệu bài mới: Theo tiến sĩ Nguyễn Văn Đường thì : Trên đời hiếm gì
nghịch lý oái oăm ! Có cái thật làm người ta đau đớn, héo mòn rồi chết lụi. Nhưng lại

có cái giả an ủi ,nâng đỡ tâm hồn như một liều thuốc thập toàn đại bổ. Hình ảnh chiếc
lá thường xuân trong truyện ngắn lừng danh “ chiếc lá cuối cùng” của nhà văn Mỹ
O.Hen-ri là một trong những liều thuốc đó. ở đây con người được hồi sinh nhờ một
tình yêu được đền đáp , đã thoát được ác bệnh bởi một xác tín mãnh liệt. Chiếc lá đó
như thế nào mà lại có sức mạnh đến như vậy?
B. Tiến trình tổ chức bài dạy
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc và tìm
hiểu chú thích:
Hướng dẫn cách đọc: Phân biệt lời
kể, tả của nhà văn với lời nhân vật.
Lời của Xiu khi kể về cái chết của
cụ Bơ-men đọc giọng rưng rưng
nghẹn ngào.
Gọi HS đọc
*Truyện có những nhân vật nào?
Nhân vật nào được kể đến nhiều
nhất? Nhân vật nào quan trọng góp
phần tạo nên chủ đề của truyện?
*Xác định các sự việc trong đoạn
trích?
*Dựa và nhân vật và các sự việc, kể
tóm tắt đoạn trích.
*Trình bày hiểu biết của em về tác
giả O.Henri?
-3 HS đọc tiếp nối – HS khác
nhận xét cách đọc.
-3 HS đọc tiếp nối – HS khác
nhận xét cách đọc.
-Gồm 3 nhân vật: Xiu. Giôn –

xi và Bơ-men (ngoàI ra còn
Bác sĩ)
-Giôn-xi được nhắc nhiều nhất.
-Bơ-men (chiếc lá cuối cùng)
góp phần tạo nên chủ đề của
truyện.
-3 sự việc:
+Giôn-xi đợi cái chết
+Giôn-xi vượt qua cái chết
+Cái chết của cụ Bơ-men và bí
mật của chiếc lá cuối cùng.
-1 HS kể tóm tắt
-1 HS nhận xét, GV bổ xung.
-Tác giả: 1862 – 1910, nhà văn
I.Đọc – chú thích
1.Đọc
2.kể tóm tắt
*truyện sáng tác khoảng thời gian
nào? Vị trí đoạn trích?
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu
nội dung văn bản:
*truyện được kể theo ngôI thứ
mấy? Tác dụng của ngôi kể?
*Văn bản sử dụng phương thức
biểu đạt nào?
*Dựa vào phần chữ in nhỏ, giới
thiệu một vàI nét cụ thể về cụ Bơ-
men.
*Em hiểu thế nào là một kiệt tác?
(Kiệt tác là gì?)

Mỹ chuyên viết truyện ngắn.
-Truyện của ông nhẹ nhàng,
toát lên tinh thần nhân đạo, yêu
thương người nghèo khổ rất
cảm động.
-Truyện sáng tác khoảng cuối
thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
-Đoạn trích chiếm khoảng 11/4
phần cuối tác phẩm.
-Ngôi kể: ngôi thứ 3 –Tạo cho
sự việc mang tính chất khách
quan.
-Phương thúc biểu đạt: tự sự
kết hợp miêu tả và biểu cảm.
-là một hoạ sĩ nghèo, kiếm tiền
bằng cách ngồi làm mẫu vẽ
cho các hoạ sĩ trẻ.
- Mơ ước vẽ một kiệt tác
nhưng 40 năm nay chưa thực
hiện.
-Kiệt tác là một tác phẩm nghệ
thuật đặc sắc đã được công
nhận…
3.Chú thích
a. Tác giả (1862 –
1910)
-Là nhà văn Mỹ
chuyên viết truyện
ngắn.
b.Tác phẩm:

- Vị trí đoạn trích:
chiếm hẳn đoạn cuối
tác phẩm.
II.Tìm hiểu văn bản:
1.Kiệt tác của cụ Bơ-
men.
*ở đầu đoạn trích ta thấy Xiu và
Bơ-men ngó ra ngoài cửa sổ nhìn
dây Thường Xuân, em thấy cụ Bơ-
men có thái độ gì?
-Đây là bản dịch song ta vẫn cần
lưu ý “Thường Xuân” còn có nơI
gọi là “Trường Xuân”
*Em hãy tưởng tượng ra lời độc
thoại của cụ Bơ - men lúc này.
Bảng phụ 1: Đưa ra cho học sinh
quan sát.
-Yêu cầu học sinh trả lời.
+Theo em cụ đã vẽ trong hoàn cảnh
nào? Cụ có nói việc làm của mình
với ai không? Chi tiết nào nói lên
điều đó?
+TháI độ và vịêc làm của cụ Bơ-
men giúp em hiểu gì về tình cảm
của cụ đối với Giôn-xi?
+Tại sao tác giả không trực tiếp
miêu tả việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá
như thế nào mà đợi đến dòng cuối
của truyện mới cho bạn đọc biết
- Sợ sệt khi thấy dây thường

xuân đang rụng dần hết lá.
*H/S thảo luận theo nhóm: Tự
bộc lộ: VD “có lẽ thời tiết thế
này thì đêm nay chiếc lá sẽ
rụng. Ta phải làm gì để cứu
con bé tội nghiệp. à ta có cách
rồi… nếu như chiếc lá cuối
cùng chưa rụng…”
*Hoạt động chung cả lớp.
B.Việc cụ bơ-men làm cho
Giôn-xi vẽ chiếc lá cuối cùng
trong đêm mưa tuyết lạnh lẽo.
-cụ vẽ âm thầm, lặng lẽ bằng
chứng là: “Người ta tìm thấy
chiếc thang … trộn lẫn…”
-Yêu thương lo lắng hết lòng
cho số phận của Giôn-xi
+H/S quan sát bảng phụ 2. thảo
luận nhóm, làm bài tập trắc
nghiệm trên giấy.
-Đại diện lên làm trên bảng
phụ.
+Tạo cho nhân vật và người
đọc bất ngờ, làm nổi bật đức
hy sinh và lòng vị tha của Bơ-
men.
-Nghệ thuật kể chuyện đảo lộn
Chiếc lá cuối cùng
được vẽ trong đêm
mưa tuyết phũ phàng.

-Thể hiện tình thương
yêu bác là:
- Đức hy sinh và lòng
vị tha cao quý của cụ
Bơ-men.
- Bức vẽ là một kiệt
tác, là một tác phẩm
nghệ thuật hướng tới
qua lời của Xiu?
-Gọi đại diện học sinh làm trên
bảng phụ sau khi thu giấy.
+ Em hãy nhận xét nghệ thuật của
cách kể chuyện ấy?
+ Phần cuối truyện tác giả để cho
Xiu nhận xét về bức vẽ như thế
nào? em có đồng ý với ý kiến đó
không?
Bình:
Bức vẽ là một kiệt tác bởi nó đã
cứu sống một con người. Để hoàn
thành nó người hoạ sĩ không chỉ
dùng bút lông, bột màu mà bằng cả
tình yêu thương, đức hi sinh cao
quý. Cụ đã đánh đổi cả mạng sống
của mình để giành lại sự sống cho
Giôn –Xi.
+ Theo em khi vẽ chiếc lá cuối
cùng, cụ Bơ-men có nghĩ đến việc
mình đang làm nghệ thuật, đang
thực hiện công trình để có lưu danh

hậu thế không? Điều dó có ý nghĩa
gì?
Bình:
Cụ Bơ-men trở thành người châm
thời gian.
-Xiu nhận xét: “đó là một kiệt
tác” đó là nhận xét hoàn toàn
đúng.
-Vì nó giống như thật đến nỗi 2
hoạ sĩ thật cũng không nhận ra.
- Nó ra đời trong hoàn cảnh
khắc nghiệt của một tình yêu
thương mạnh mẽ và sự hy sinh
cao thượng.
- Nó thổi vào tâm hồn Giôn –xi
hơi ấm và nghị lực, giúp cô
vượt qua cái chết trở về sự
sống.
- Cụ không hề nghĩ như vậy
mà chỉ đơn giản là may ra có
thể cứu được cô bé Giôn-xi
đáng thương.
- Điều đó càng làm tăng thêm
giá trị nhân văn của tác phẩm.
con người
-Tác phẩm mang giá
trị nhân văn lơn lao.
ngòi, người khơi nguồn làm rực lên
ngọn lửa tình yêu cuộc sống vĩnh
cửu cho Giôn-xi nhưng chính nó đã

đầy nhanh người sáng tạo ra nó về
cõi hư vô. cái nghĩa cử ấy của cụ
Bơ-men chính là một kiệt tác;
không có bố cục, đường nét, sắc
màu nhưng thật kỳ diệu và bất diệt.
+ Theo em qua hình ảnh chiếc lá
vẽ trên tường và cách sáng tác âm
thầm của cụ Bơ-men, nhà văn
muốn nói điều gì với chúng ta?
GV có thể hướng dẫn học sinh liên
hệ đến các nhà văn Việt Nam qua
“Lão Hạc”, “Trong lòng mẹ”.
+ Tìm các yếu tố miêu tả và biểu
cảm, trong văn bản các yếu tố đó đã
giúp nhà văn hoàn thành xuất sắc
hình tượng nghệ thuật “chiếc lá
cuối cùng “ như thế nào?
“tích hợp với tập làm văn”
+ Hãy tìm những chi tiết nói lên
-Nhà văn muốn ca ngợi tình
yêu thương, tấm lòng vị tha
của những con người nghèo
khổ trên đất Mỹ nói riêng, trên
mọi miền trái đất nói chung
-Nghệ thuật chân chính
phảihướng tới con người và vì
con người.
-VD: “Nhưng ô kìa!” “ngà
hôm đó trôi qua … kiểu Hà
Lan…” → giúp người đoc thấy

rõ thiên nhiên khắc nghiệt và
chiếc lá cuối cùng đang héo
tàn, theo quy luật tư nhiên nó
sẽ rụng – là điều không thể
tránh khỏi. Thấy được sự dũng
cảm trường tồn của chiếc lá.
-Sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ
nhìn dây thường xuân đang
rụng dần hết lá mà chẳng biết
nói năng gì.
-Khi nghe Giôn-xi ra lệnh kéo
mành lên, Xiu làm theo một
cách chán nản gần như tuyệt
vọng.
-Cố hết sức chăm sóc Giôn-xi:
2.Tình yêu thương
của Xiu.
thái độ và việc làm của Xiu dành
cho Giôn-xi.? Những chi tiết ấy đã
nói lên tình cảm gì của Xiu đối với
Giôn –Xi.
Xiu liệu có biết sự thật về chiếc lá
cuối cùng ngay từ đầu không? Chi
tiết nào giúp em biết điều đó

+Câu văn “nhưng ôkìa đã diễn tả
tâm trạnggì của ai”

nấu cháo, pha sữa, mời bác
sĩ…

Thể hiện tình yêu thương,
chăm sóc Giôn-xi như đối với
đứa em ruột thịt
Lúc đầu Xiu không hề biết sự
thật đó. vì vậy mà khi Giôn-xi
bảo kéo mành lên, cô đã “làm
theo một cách chán nản” sau
đó còn “cúi khuôn mặt hốc
hác” xuống người bệnh nói lời
não nuột.
-Tâm trạng ngạc nhiên không
ngờ chiếc lá cuối cùng còn trên
cành trong hoàn cảnh khắc
nghiệt ấy.
-Đó là tâm trạng của Giôn-xi
và Xiu
HS thảo luận:
Có thể ngay khi kéo mành lên
lần thứ nhất, cô đã đến đó xem
thực hư ra sao và cô đã dấu sự
thật đó với Giôn-xi.
-Truyện sẽ bớt hấp dẫn vì Xiu
không bị bất ngờ và không làm
nổi bật được tâm trạng lo lắng
*Cách kể chuyện,
ngắt đoạn, đảo ngược
vậy theo em Xiu biết sự thật vào
lúc nào? Tại sao cô lại bình tĩnh khi
lần thứ 2 Giôn-xi bảo kéo mành
lên?

-Nếu Xiu biết trước ý đinh của cụ
Bơ-men thì truyện có bớt sức hấp
dẫn không vì sao?
-GV: Cho đến hai, ba ngày sau khi
chắc chắn Giôn-xi khỏi bệnhXiu
mới khoan thai kể về sự thật của
chiếc lá dũng cảm.
+Vậy cách ngắt đoạn, đảo ngược
thời gian như thế có tác dụng gì.
GV: Cùng với nhân vật Bơ-men,
Xiu đã góp những màu sắc nhỏ nhẹ,
trong sáng làm đẹp thêm bức tranh
tình người bao la, kỳ diệu.
+Khi khắc hoạ nhân vật Xiu, nhà
văn đã sử dụng giọng kể như thế
nào? Hiệu quả nghệ thuật của giọng
kể ấy?
+Em hãy nhắc lại hoàn cảnh sống
của Giôn _xi?
thấm đượm tình yêu của xiu.
Làm cho nhân vật trở nên tinh
tế, vai trò người chị của Xiu
càng thêm nổi bật.
Giọng kể thủ thỉ, tâm tình như
một làn hơi ấm, dịu dàng giữa
đêm đông giá buốt
_ Bị bệnh nặng, nghèo, mang
tâm trạng yếu đối gần như bất
lực trước bệnh tật. Cô chỉ trông
đợi chiếc lá cuối cùng của cái

dây leo già cỗi kia rụng xuống
thì cô lìa đời
_ Chán nản, mệt mỏi và tuyệt
vọng buông xuôi
thời gian làm nổi bật
vai trò người chị của
Xiu với Giôn-xi:
Giàu lòng yêu
thương, có tấm lòng
vị tha cao cả.
3.Diễn biến tâm trạng
của Giôn-xi
+Suy nghĩ của Giôn_xi:”khi chiếc
lá cuối cùng rụng …sẽ chết” giúp
em hiểu gì về tâm trạng của Giôn-
xi?
-Chán nản, mệt mỏi,
tuyệt vọng, buông
xuôi

+ Lúc nhìn thấy chiếc lá cuối cùng
chưa rụng vào sáng hôm sau, Giôn-
xi có tâm trạng như thế nào?
+Lần thứ hai, khi trời vừa hửng
sáng Giôn-xi lại kéo mành lên
hành động đó thể hiện tâm trạng gì?
+Khi thấy chiếc lá cuối cùng vẫn
dai dẳng kiên cường chống chọi lại
khắc nghiệt của thiên nhiên,Giôn-xi
đã quyết định ra sao?

+Nguyên nhân nào dẫn đến tâm
trạng hồi sinh ở Giôn –xi?
GV bình: Chiếc lá cuối cùng ấy đã
đem lại nhiệt tình tuổi trẻ của Giôn-
xi, trở lại cho cô, là phương thuốc
màu nhiệm kỳ diệu. Nó như một tia
lửa, một động lực làm phát sinh,
nội lực giúp Giôn-xi thay đổi tâm
trạng, có được tình yêu cộng sống
và đấu trang để chiến thắng bệnh
tật.

+Tại sao nhà văn kết thúc truyên
bằng lời kể của Xiu mà không để
cho Giôn-xi phản ứng gì thêm
-Ngạc nhiên nhưng rồi lại trở
lại tâm trạng ban đầu
-Tàn nhẫn, lạnh lùng thờ ơ
với chính bản thân mình
-Nhìn chiếc lá hồi lâu, cô gọi
Xiu để tâm sự “ có cái gì
đấy…muốn chết là một tội.”
-Thèm ăn cháo, uống sữa, ước
mơ vẽ vịnh…
-Thuốc men, sự chăm sóc
nhiệt tình của bạn, khâm phục
sự gan góc kiên cường của
chiếc lá.
-Đó còn là quá trình đấu tranh
của bản thân Giôn-Xi để chiến

thắng cái chết
-Tàn nhẫn, lạnh
ling, thờ ơ với
chính bản thân
mình
-Khát khao được
sống, được làm
nghệ thuật
+ Truyên được kết thúc trên cơ sở 2
sự kiện bất ngờ đối lập nhau tạo
nên hiện tượng đảo ngược tình
huống 2 lần,em hãy chỉ rõ điều đó
*Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu
ý nghĩa văn bản:
+Từ sự phân tích trên, hãy khái quá
lại nghệ thuật của văn bản
+Những nghệ thuật đó có tác dụng
gì trong việc thể hiện nội dung văn
-Kết thúc như vậy sẽ tạo cho
truyện một dư âm như còn
vương vấn để lại trong lòng
người đọc nhiều suy nghĩvà
dự đoán
+Tình huống 1:Giôn-xi đang
tiến dần đến cái chết cuối cùng
đã chiến thắng bệnh tật trở lại
yêu đời.
-Tình huống 2: Cụ Bơ-men
đang khoẻ mạnh đến cuối
truyện thì lại qua đời

-Nghệ thuật: Cách kể chuyện
độc đáo nhiều tình tiết hấp
dẫn, Sắp xếp chặt chẽ, khéo
léo, kết cấu đảo ngược tình
huống 2 lần, khắc hoạ rõ nét
tâm lí hành động của nhân vật
4.Đảo ngược tình
huống 2 lần
-Một cụ già đi từ
sự sống đến cái
chết để dẫn dắt
một cô gái từ cái
chết trở về sự
sống
III.Tổng kết
Ghi nhớ /SGK-90
bản?
Hoạt đông IV: Hướng dẫn củng cố
luyện tập
+Nếu được phép đặt tên cho tác
phẩm, em sẽ chon nhan đề nào? vì
sao
+Vì sao OHen-ri lại đặt tên cho tác
phẩm của mình là” chiếc lá cuối
cùng “?
+Hãy tưởng tượng ra sự phản ứng
-Nội dung: Làm nổi bật chiếc
lá dũng cảm và chân dung
những con người nghèo khổ
nhưng tình yeu thương thì bao

la vô tận.
-VD: “Kiệt tác của cụ Bơ-
men” vì muốn đè cao nhân
vật Bơ -men. Và tác phẩm
nghệ thuật của cụ
-HS tuỳ chọn miễn các em lí
giải phù hợp
-Vì” chiếc lá cuối cùng” có
một vị trí quan trọng xuyên
suet toàn bộ cốt truyện gây
xúc động và nhên lên tình yêu
sự sống đó là hình ảnh cảm
động tận đáy lòng người và trở
thành một biểu tượng nghệ
thuật bất ngờ độc đáo mang ý
nghĩa nhân văn, nhân bản sâu
sắc
IV. Luyện tập
1.Chon nhan đề
khác cho văn bản
của Giôn-xi khi nghe Xiu kể về sự
thật của chiếc lá cuối cùng và cái
chết của cụ Bơ -men
Từ sự tưởng tượng đó, em hãy viết
lại phần kết truyện.
+Bức tranh trong SGK minh hoạ
cho cảnh nào của truyện? Nếu được
vẽ tranh minh hoạ em sẽ chon cảnh
nào? Hãy nêu ý tưởng ?
+Yêu cầu HS về nhà học để nắm

chắc nội dung nghệ thuậtcủa tác
phẩm- chủ đề
+Viết một đoạn văn tự sự kết hợp
miêu tả và biểu cảm về một nhân
vật yêu thích trong văn bản
+Chuẩn bị tốt tiết Tiếng Việt và
Tập Làm Văn tiết 31.32
-HS thảo luận nhóm, cử đại
diện trình bày
-Hoạt động cá nhân
-Hoạt động nhóm
-Yêu cầu1: HS phải làm rõ
chủ đề: Bức thông điệp màu
xanh về tình yêu thương con
người, về quan điểm nghệ thật
chân chính là phải hướng tới
con người, phục vụ con người.
-Yêu cầu 2:HS viết đoạn văn
2. Viết lại phần kết
của truyện
3.Trình bầy ý
tưởng vẽ tranh
V.Bài tập về nhà
IV Kết luận
Việc đọc-hiểu văn bản’’ với biện pháp dạy học bằng hệ thống câu hỏi cảm thụ văn
bản được thực hiện dưới hình thức đối thoại để đem lại những kết quả tương đối khả
quan .Học sinh đã biết chọn đọc những đoạn văn bản minh hoạ cho các nhiện vụ học
tập mọt các chính xác Học sinh có năng lực phán đoán nhanh nhạy nhưng ngữ liệu
ngôn ngữ hiểu được mục đích của các văn bản .đạc biệt các em đã biết liên hệ giữa
những điều có trong văn bản với thế giới bên ngoài .Trong những lời phát biểu những

bài kiểm tra các em đã thực sự hiểu vàvận dụng tác phẩm một cách linh hoạt
VBài học rút ra
Để giờ học có hiệu quả trước hết người giáo viên phải nắm chắc các phương
pháp’’Đọc –hiểu văn bản’’ Nghiên cứu ,
Nghị quyết Trung ương đã nhiều lần khẳng định “Đổi mới phương pháp dạy học ở
tất cả các cấp học, bậc học…áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi
dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề.” Qua việc
học tập và nghiên cứu tôi đã nhận thấy việc đổi mới chương trình giáo dục hiện nay
không chỉ là việc đổi mới chương trình sách giáo khoa mà thực sự là một cuộc cách
mạng về phương pháp dạy học.
Trong nhà trường hiện nay, mục tiêu giáo dục tổng quát đã được xác định tương
đối phù hợp với sự phát triển của thời đại nhằm đào tạo những con người lao động tự
chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết mọi vấn đề thực tiễn…Muốn đào tạo
được những con người như vậy thì phương pháp giáo dục phải hướng vào khơi dậy,
rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, sáng tạo ngay trong học
tập và lao động ở nhà trường. Bên cạnh đó , theo quan điểm giáo dục hiện nay là lấy
người học làm trung tâm, phát huy vai trò chủ động tích cực của học sinh trong quá
trình học tập…Đó là những mục tiêu và quan điểm chung trong nhà trường hiên nay.
Ngoài những mục tiêu chung của nhà trường phổ thông , bộ môn Ngữ văn ở nhà
trường THCS có mục tiêu cụ thể của nó.
Môn Ngữ văn trước hết là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, điều đó nói
lên tầm quan trọng của nó trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng tình cảm cho học
sinh. Môn Ngữ văn còn là một môn học thuộc nhóm công cụ, vị trí đó nói lên mối
quan hệ giữa môn Ngữ văn với các môn học khác. Học tốt môn Ngữ văn sẽ có tác
động tích cựcđến kết quả học tập của các môn học khácvà ngược lại các môn học khác
cũng có thể góp phần giúp học tốt môn Ngữ văn

×