Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

ĐỀ CƯƠNG môn NGHIÊN cứu KHOA học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.4 KB, 16 trang )

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Câu 1: phân tích phầm chất cần có về năng lực và đạo đức của người nghiên cứu
khoa học
I. đạo đức trong NCKH:
* Những phẩm chất đạo đức cần có của một người làm khoa học:
Một người làm khoa học cần có những phẩm chất đạo đức sau:
1. Tính cộng đồng:
- NCKH là một hoạt động khó khăn, phức tạp địi hỏi người NCKH phải có tinh thần
hợp tác và tính cộng đồng cao.
- Mục tiêu: khơng chỉ nhằm phục vụ lợi ích chung của cộng đồng NCKH, mà cịn phục
vụ lợi ích của cả cộng đồng nhân loại.
- Sản phẩm nghiên cứu là tài sản chung của cộng đồng khoa học, vì vậy khi tham gia
nghiên cứu khoa học phải nỗ lực phát huy phẩm chất cá nhân, đồng thời chia sẻ, cộng đồng
trách nhiệm để hồn thành nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tơn trọng quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả là một u cầu có tính pháp lý mà mọi
người cần tn theo.
2. Tính khách quan:
- Tri thức khoa học là chân lý khách quan, nên người NCKH phải có quan điểm khách
quan thì mới tiếp cận được chân lí.
- Mục đích: nhằm phát hiện ra các quy luật khách quan của sự vật hiện tượng. Quy luật
khách quan của đối tượng nghiên cứu quy định ý thức chủ quan và phương pháp của người
NCKH
- Tính khách quan là điều kiện của sự thành cơng trong NCKH, bởi vì chỉ có tn theo
quy luật khách quan mới khám phá được bản chất của sự vật hiện tượng.
3. Tính khơng vụ lợi:
- NCKH trước hết nhằm thỏa mãn nhu cầu nhận thức, nhu cầu tinh thần của người
nghiên cứu, đồng thời đáp ứng nhu cầu của nhân loại.
- NC không được để lợi ích cá nhân hoặc tín ngưỡng chi phối, mới đảm bảo tính khách
quan.
1



- Đặc điểm chung của NCKH là tính phi kinh tế, khơng vì lợi ích kinh tế, khơng vụ lợi.
4. Tính trung thực:
- Trung thực là đức tính và là phẩm chất cần có của người NCKH. Trung thực cịn là
điều kiện để nghiên cứu khoa học thành công.
- Người NCKH cần trung thực với bản thân, đồng nghiệp, trung thực trong q trình
nghiên cứu và cơng bố sản phẩm nghiên cứu khoa học.
5. Tính tiên tiến:
- Tiên tiến trong NCKH thể hiện ở việc tiên phong nghiên cứu cái mới và khơng ngừng
sáng tạo.
- NCKH địi hỏi người NC khơng ngại khó khăn gian khổ, cần có cả sự mạo hiểm.
=> Vì mục đích phục vụ đời sống thực tiễn của con người và xã hội loài người, nên
nghiên cứu khoa học cần vươn lên không ngừng, vượt qua giới hạn của hiện tại để đạt được
đỉnh cao.
II. Năng lực cần có trong NCKH:
- kĩ năng thực hiện các hoạt động NCKH: có bao nhiêu phương pháp sẽ tương ứng với
bấy nhiêu kỹ năng
- tìm kiếm đề tài khoa học
- đặt tên đề tài khoa học
- phân loại đề tài khoa học
- triển khai đề tài khoa học
- thực hiện các phương pháp nghiên cứu khoa học
- trình bày một cơng trình nghiên cứu khoa học
Câu 2: phân tích nội dung và yêu cầu vận dụng từng phương pháp nghiên cứu
khoa học trong nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết
Nhóm PP NC lý thuyết:
1. PPNC tài liệu:
- KN: là một phương pháp sử dụng tài liệu để nghiên cứu, dựa vào những thơng tin đã
có trong tài liệu để xây dựng khung lý thuyết xác định cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
2



- thu thập và phân loại sơ bộ tài liệu, đây là công việc đầu tiên của người nghiên cứu,
bao gồm:
+ thu thập tất cả các tài liệu chưa đựng thông tin liên quan đến đối tượng NC thuộc về
các nguồn khác nhau với các hình thức cơng bố khác nhau
+ sau khi thu thập cần tiến hành phân loại sơ bộ tài liệu. có nhiều cách phân loại như
sau:





Phân loại theo tác giả: tác giả trong ngành hay ngoài ngành, tác giả trong cuộc hay ngoài
cuộc, tác giả trong nước hay ngồi nước,…
Phân loại theo hình thức cơng bố: tên tác giả, tên cơ quan phát hành, tên tác phẩm, nhà xuất
bản, năm xuất bản, tạp chí, số, trang…
Phân loại theo giá trị tài liệu: xác định độ tin cậy và giá trị về mặt khoa học. theo các cấp
(tài liệu gốc – tài liệu cấp 1, tài liệu cấp 2, tài liệu cấp 3)
Phân loại theo thời gian công bố: thấy rõ mức độ quan tâm của giới khoa học theo thời gian
- sau khi phân loại bước tiếp theo người NC sẽ tiến hành phân tích tài liệu: nhằm xác
định độ tin cậy, tính cập nhật của tài liệu với các dấu hiệu về nguồn tài liệu, tác giả, thời
gian và bối cảnh cơng bố, hình thức cơng bố tài liệu.. để có sự tổng quan về tài liệu.
- đọc tổng quá (đọc nhanh) tài liệu: nắm đươch những sự kiện, những thơng tin mang
tính định tính, khái quát để hình thành, xây dựng đề tài.
- đọc kĩ và ghi chép: hiểu , tích lũy và lưu trữ thơng tin
- thực hiện tóm tắt lược thuật: cơ động thông tin và kết quả nghiên cứu
- thực hiện tóm tắt tổng thuật: có sự liên hệ, so sánh, bình luận, phê phán
- báo cáo tổng hợp (hay tổng quan): là kết quả nghiên cứu, phân tích, so sánh, bình
luận,.. một cách tồn bộ.

2. phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
- PPPT:là PPNC các văn bản, tài liệu về một chủ đề, bằng cách phân tích chúng thành
từng bộ phận, từng mặt theo thời gian, phát hiện xu hướng, trường phái…từ đó chọn lọc
những thơng tin quan trọng cho đề tài nghiên cứu.
- PP tổng hợp lý thuyết: là PP liên kết các thông tin từ các lý thuyết đã thu thập tạo
thành một hệ thống lý thuyết
=> PT và TH vừa đối lập, vừa thống nhất với nhau. PT chuẩn bị cho TH và TH lại giúp
cho PT sâu sắc hơn.
3


3. Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết
- phân loại: là PP sắp xếp các lý thuyết khoa học thành một hệ thống logic chặt chẽ
theo từng mặt, từng đơn vị kiến thức, vấn đề khoa học có cùng dấu hiện bản chất và hướng
phát triển.
- hệ thống hóa: là PP sắp xếp tri thức khoa học thành một hệ thống, chỉnh thể với một
kết cấu chặt chẽ từ đó xây dựng một lý thuyết mới hồn chỉnh.
=> phân loại và hệ thống là 2 PP đi liền với nhau.
4. PP mơ hình hóa
- là PPNC các hiện tượng khoa học bằng việc xây dựng các mơ hình giả định về đối
tượng NC, tái hiện lại những mối liên hệ, cơ cấu, chức năng, mối liên hệ nhân quả của các
yếu tố trong đối tượng NC. (chuyển cái trừu tượng thành cái cụ thể, dùng cái cụ thể để trở
lại nghiên cứu cái trừu tượng)
vd: Mơ hình trường chuẩn quốc gia
5. PP giả thuyết
- là PPNC đối tượng bằng cách đưa ra giả định dự đoán về bản chất của ĐT và tìm
cách chứng minh các giả định dự đốn đó.
vd: Khi nghiên cứu bản chất của một vụ án nào đó, người ta đưa ra các giả thuyết rồi
tìm cách chứng minh chúng.
- Chứng minh giả thuyết bằng 2 cách:

+ chứng minh trực tiếp: dựa vào các luận cứ chân thực và các quy tắc suy luận để rút
ra luận đề
vd: Chứng minh điểm đậu vào đại học của HS A (18 điểm) là đúng, bằng cách xác
định:
Điểm bài thi Toán 8 điểm là đúng; điểm bài Lý 6 điểm là đúng; điểm bài thi Hóa 4
điểm là đúng. Suy ra điều cần chứng minh ở trên là đúng.
+ chứng minh gián tiếp: khẳng định phản luận đề là giả dối, từ đó rút ra luận đề chân
thực.
vd: A là người bị mất tiền trong lớp. B là HS hay táy máy thường lấy đồ của các bạn
tronhg lớp. Phụ huynh của A khẳng định với GV phụ trách lớp của A là chỉ có B lấy chứ
4


khơng ai khác. GV phụ trách thì khơng cho là vậy. Chứng minh: Phản luận đề (ý kiến của vị
phụ huynh) là giả dối. Vì thực tế hơm HS A mất tiền, B đã khơng đi học
Câu 3: phân tích nội dung và yêu cầu vận dụng từng phương pháp nghiên cứu
khoa học trong nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Là nhóm các PP trực tiếp tác động vào đối tượng có trong thực tiễn để nắm được bản
chất và các quy luật vận động của đối tượng NC.
1. PP quan sát khoa học
- là PP tri giác đối tượng 1cách có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống và có phương
tiện để thu thập thơng tin về đối tượng. vd: quan sát đặc tính sinh học của động vật có vú,…
PP này có tác dụng như thế nào? Có những loại quan sát nào? Khi sử dụng PP quan sát
trong nghiên cứu cần chú ý những gì?
- có 2 loại quan sát:
+ QS trực tiếp: QS trực diện đối tượng bằng các phương tiện kỹ thuật để thu thập
thơng tin trực tiếp (kính hiển vi, kính thiên văn)
+ QS gián tiếp: QS diễn biến của sự tác động tương tác giữa đối tượng cần quan sát
với các đối tượng khác mà bản thân đối tượng không thể quan sát trực tiếp. vd: nghiên cứu
các nguyên tử, hóa học lượng tử.

- QS KH có 3 chức năng:
+ thu thập thông tin từ thực tiễn (qua trọng nhất)
+ kiểm chứng các giả thuyết hay lý thuyết
+ đối chiếu kết quả nghiên cứu với thực tiễn
- Các bước quan sát:
+ Xác định đối tượng quan sát: trên cơ sở mục đích của đề tài trả lời QS cái gì?
+ Lập kế hoạch: thời gian, địa điểm, số lượng đối tượng, người quan sát,…
+ Lựa chọn phương pháp : trực tiếp, gián tiếp; bằng mắt thường hay phương tiện kỹ
thuật;…
+ ghi chép mọi diễn biến (theo mẫu in sẵn, biên bản, nhật ký,…)
+ xử lý tài liệu: hệ thống hóa, thống kê…
+ kiểm tra kết quả quan sát
5


- Yêu cầu khi sử dụng PP quan sát
+ Xác định rõ đối tượng và mục đích quan sát.
+ Xây dựng kế hoạch cụ thể và triển khai nghiên túc.
+ Không lấy những yếu tố chủ quan của người quan sát áp cho đối tượng quan sát.
+ Kết hợp quan sát đối tượng ở nhiều phương diện, hoàn cảnh khác nhau.
+ Ghi chép kết quả một cách khách quan, chi tiết.
+ Kết hợp với các PP khác trong nghiên cứu.
2. PP điều tra
- Là PP khảo sát 1 nhóm đối tượng trên 1 diện rộng nhằm phát hiện bản chất các quy
luật (phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về định tính và định lượng) của các đối
tượng cần nghiên cứu.
- Có 2 loại điều tra:
+ Điều tra cơ bản: khảo sát đối tượng trên 1 diện rộng để nghiên cứu các quy luật phân
bố cũng như các đặc điểm về định tính và định lượng.
vd: Điều tra dân số, điều tra trình độ văn hóa,…

+ Điều tra xã hội học: Là điều tra về quan điểm, thái độ của quần chúng về một sự kiện
chính trị, xã hội, văn hóa hay thị hiếu….
- Các bước điều tra:
+ Xây dựng kế hoạch điều tra: Mục đích, đối tượng, địa bàn, nhân lực, kinh phí,…
+ Xây dựng các mẫu phiếu điều tra với các thơng số, các tiêu chí cần làm rõ
+ Chọn mẫu điều tra đại diện cho số đông(xác xuất, ngẫu nhiên, chọn mẫu…), chú ý
đến tất cả những đặc trưng của đối tượng, cũng cần lưu ý đến: chi phí điều tra; thời gian có
thể rút ngắn; nhân lực.
+ Xử lý tài liệu: phân loại xử lý bằng các cơng thức tốn học thống kê, máy tính
+ Kiểm tra lại kết quả nghiên cứu (nếu cần)
- điều tra xã hội học được tiến hành bằng phương pháp sau:
+ trưng cầu ý kiến để tìm ra quan điểm phổ biến nhất trong đám đông quần chúng
6


+ phỏng vấn là PP nói chuyện trực tiếp giữa người nghiên cứu với đối tượng cần biết ý
kiến (có thể ghi âm, tốc ký, quay phim…)
+ hội thảo tạo ra tình huống có vấn đề để các đối tượng tranh luận, bộc lộ quan điểm.
+ hệ thống câu hỏi bằng văn bản (anket): bảng hệ thống câu hỏi với các phương án trả
lời để đối tượng lựa chọn theo quan niệm và nhận thức của mình. Có 2 loại anket: anket
đóng, anket mở
=> KL: PP điều tra là PPNC thực tiễn rất quan trọng thu được những thông tin có ích
nhưng cần phải phối hợp với các phương pháp khác để đạt hiệu quả cao.
3. PP thực nghiệm khoa học
- Là PP nhà khoa học chủ động tác động vào đối tượng nghiên cứu để hướng dẫn sự
phát triển của chúng theo mục tiêu đã dự kiến. thực nghiệm thành cơng thì mục đích khoa
học được thực hiện một cách hồn tồn chủ động.
- Mục đích sử dụng PP thực nghiệm: Nhằm kiểm chứng những giả thuyết, khẳng định
hoặc bác bỏ những biện pháp, cách thức nào đó. Ex: Có giả thuyết “Học ở giảng đường chất
lượng khơng bằng học ở các lớp nhỏ”. Bằng cách nào để chứng minh giả thuyết trên là sai

hay đúng?
- đặc điểm:
+ được tiến hành để khẳng định tính chân thực, đúng đắn của những phỏng đoán hay
giả thuyết tạo ra lý thuyết mới
+ thực nghiệm được tiến hành một cách có kết hoạch hết sức chi tiết và chính xác
+ đối tượng thực nghiệm được chia thành 2 nhóm: nhóm thực nghiệm và nhóm đối
chứng. nhờ kết quả thu được của 2 nhóm tra có thể khẳng định hay phủ định giải thuyết
thực nghiệm
- các bước tiến hành:
+ xây dựng giải thuyết thực nghiệm trên cơ sở phân tích rõ các biến số độc lập.
+ chọn đối tượng thực nghiệm. nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng có tính tương
đương ban đầu về định tính, định lượng
+ tiến hành thực nghiệm thân trọng bám sát mục tiêu giả thuyết đề ra
+ xử lý thân trọng kết quả thực nghiệm bằng các phương pháp và phương tiện hiện đại
7


+ đề xuất khả năng ứng dụng kết quả thực nhiệm đã khảng định đúng giả thuyết vào
thực tiễn.
Ghi chú: Việc chọn đối tượng TN, có thể chọn ngẫu nhiên theo thống kê xác suất hoặc
chọn mẫu đại diện.
Lưu ý: PP thực nghiệm cho phép đi sâu bản chất của đối tượng. Tuy nhiên không phải
lúc nào chúng ta cũng dễ dàng tiến hành thực nghiệm được. Vì nó địi hỏi một số điều kiện
nhất định; cần có sự ghi chép đầy đủ những diễn biến của đối tượng nghiên cứu trong suốt
quá trình thực nghiệm; kết quả thực nghiệm cần được xử lý một cách thận trọng, khách
quan.
4. PP phân tích và tổng kết kinh nghiệm
- là PPNC xem xét lại những thành quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút
ra những kết luận bổ ích cho thực tiễn và khoa học.
vd: Kinh nghiệm giáo dục HS cá biệt

- tổng kết kinh nghiệm thường hướng và nghiên cứu diễn biến nguyên nhân phát hiện
logic các bước đi các giả pháp đã áp dụng… để tìm ra giải pháp hồn hảo hiện quả nhất.
- Mục đích của PP : tìm ra các giải pháp hồn hảo hơn, trên cơ sở phân tích những giải
pháp, kinh nghiệm đã có từ thực tiễn. Vì vậy, PP này thường sử dụng cho những cơng trình
mang tính tham luận hay báo cáo điển hình về một lĩnh vực nào đó.
- Các bước tiến hành :
+ Xác định đối tượng (xác định sự kiện điển hình).
+ Gặp gỡ, trao đổi với những nhân chứng, người liên quan vấn đề định tổng kết.
+ lập lại, khôi phục lại sự kiện đã xẩy ra cố gắng đạt tới mức nguyên bản
+ phân tích từng mặt của sự kiện về hoàn cảnh xuất hiện, diễn biến, nguyên nhân thành
công hay thất bại…
+ Dùng lý thuyết khoa học phân tích, tìm ngun nhân và rút ra bài học kinh nghiệm.
+ phổ biến, tuyên truyền rộng rãi những bài học kinh nghiệm và giải pháp thực hiện
(phát huy thành công hoặc ngăn ngừa thất bại)
5. PP chuyên gia

8


- là PP dựa vào ý kiến chuyên gia có trính độ cao, đúng chuyên ngành để người nghiên
cứu tiến hành thu thập, xử lý thơng tin có liên quan đến đối tượng nghiên cứu. các ý kiến
giống nhau của đa số chuyên gia về một nhận dịnh hay giải pháp được coi là kết quả NC.
- PP chuyên gia thường dưới các hình thức: tiếp cận tâm lý, phỏng vấn, hội đồng và
điều tra bằng phiếu hỏi…
- đặc điểm :
+ rất kinh tế (tiết kiệm thời gian , tài chính…)
+ chủ yếu dựa vào trực cảm, kinh nghiệm dẫn đến tính chính xác có phần hạn chế =>
chỉ nên sử dụng khi các pp khác k thực hiện đc
- những lưu ý:
+ cần chọn chuyên gia có năng lực, đúng lĩnh vực nghiên cứu, trung thực, khách quan,

có kinh nghiệm nhận định, đánh giá.
+ nên tổ chức dưới hình thức hội thảo, tranh luận
+ cần xây dựng hệ thống tiêu chí cụ thể, tường minh và có thể dùng một thang điểm
chuẩn để đánh giá
+ để dảm bảo tính khách quan trong nhận định, đánh giá cần xin ý kiến độc lập, bằng
văn bản (không để các chuyên gia gặp gỡ trực diện, hoặc trao đổi trước khi nhận định, đánh
giá)
6. PP hội thảo khoa học
- là hình thức sinh hoạt khoa học theo quy mô vừa và nhỏ, là pp thu thập thơng tin
bằng cách tạo ra tình huống có vấn đề để các chuyên gia bộ lộ quan điểm tư tưởng về chủ
đề của hội thảo.
- hình thức: có chủ tịch, thư ký, có thể có phản biện và các thành viên khác
- đặc điệm:
+ dễ dàng có được thơng tin mong muốn
+ nếu có ý kiến chưa đồng nhất cần phát huy vai trò của người chủ trì hội thảo
- lưu ý: cần khéo léo đặt câu hỏi, tạo ra tình huống để xây dựng bầu khơng khí thảo
luận một cách tự nhiên, phát huy cao độ nhiệt tình, trách nhiệm của các thành viên

9


7. PP phỏng vấn
- là cuộc nói chuyện tiến hành theo kế hoạch nhất định thông qua cách thức hỏi đáp
trực tiếp giữa người phỏng vấn và người cung cấp thơng tin
- có 2 loại phỏng vấn
+ phỏng vấn thường: để phát hiện vấn đề, sự kiện..
+ phỏng vấn sâu: lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu tìm hiểu vấn đề phức tạp
- yêu cầu: đối với người phỏng vấn sâu phải có kinh nghiệm, trình độ học vấn cao, am
hiểu sâu sắc lĩnh vực nghiên cứu, nhạy bén trước mọi tình huống.
8. PP thống kê, so sánh

- là PP phi thực nghiệm được tiến hành trên cơ sở các quan sát trực tiếp nhưng không
gây ra các biến đổi cho đối tượng quan sát
- là PP thường dùng trong nghiên cứu kinh tế xã hội
- yêu cầu: trước khi thống kê người nghiên cứu phải xác định mục tiêu , nhiệm vụ
nghiên cứu để có các tiêu thức thống kê phù hợp.
=> đặc điểm của đối tượng nghiên cứu quy định pp nghiên cứu, một đối tượng nghiên
cứu thường sử dụng một hay nhiều pp nghiên cứu.không ppnc nào là vạn năng, các pp có
tính độc lập tương đối với nhau nên cần kết hợp các pp một cách hợp lý để phát hiện ra bản
chất của đối tượng nghiên cứu.
Câu 4: phân tích những căn cứ để xác định đề tài khoa học và những yêu cầu đối
với tên đề tài khoa học
I. đề tài khoa học:
1. Khái niệm:
- là 1 vấn đề khoa học có chưa nội dung thông tin chưa biết hoặc chưa biết đầy đủ cần
phải nghiên cứu làm sáng tỏ để thỏa mãn như cầu về thực tiễn và của bản thân nhà khoa
học.
+ Những điều kiện để 1 vấn đề trở thành đề tài khoa học
- một sự kiện hay một hiện tượng mới chưa từng ai biết, một mâu thuẫn hay vướng
mắc đang cản trở bước tiến của khoa học hay thực tiễn
- bằng kiến thức cũ không thể gaiir quyết được đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu
10


- vấn đề nếu được giải quyết sẽ cho thông tin mới cí giá trị khoa học và làm khai thông
nâng cao chất lượng hoạt động thực tiễn
- phát hiện thiếu sót khơng hồn thiện của lý thuyết
- mẫu thuẫn giữa các trường phái lý thuyết
- sự bế tắc của phương pháp hiện có, sự phát triện chậm chạp của thực tế
2. căn cứ để có 1 đề tài NCKH
a. yêu cầu của thực tiễn

- đề tài NCKH được hình thành và thực hiện để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. đồng
thời thực tiễn cuộc sống cũng tạo đủ điều kiện (con người, vật chất, kỹ thuật,..) để con
người có thể thực hiện dề tài nghiên cứu đó.
b. yêu cầu của sự phát triển khoa học
- đề tài NCKH nhằm bổ sung phát triển các tri thức lý thuyết hay thực hành về 1
ngành, mơn khoa học nào đó.
d. yêu cầu của các cơ quan NCKH
- việc giao đề tài nhiệm vụ NCKH phải phù hợp với trình độ chuyên môn được đào tạo
kinh nghiệm của người NC.
3. Tên đề tài Khoa học
a. khái niệm:
- tên đề tài KH là tên gọi của vấn đề khoa học mà ta cần nghiên cứu. tên gọi là cái vở
bên ngồi (hình thức) còn vấn đề khoa học là nội dung bên trong. Hình thức chưa đựng nội
dung nên phải phù hợp với nội dung. Vì vậy cần đặt tên đề tài sao cho khi đọc lên ta nắm
bắt được ngay vấn đề nghiên cứu.
b. Những yêu cầu đối với tên đề tài
- tên đề tài được diễn đạt bằng một câu ngữ pháp trọn vẹn ngắn gọn rõ nghĩa, chưa
đựng vấn đề nghiên cứu. tên đề tài có thể dặt thẳng vào vấn đề nghiên cứu
- tên đề tài không nên để tên q dài, có những từ ngữ mang tính bất định như: một số
vấn đề, góp phần làm sáng tỏ,…
- tên đề tài khơng nên có những từ ngũ hoa mỹ sáo rỗng để trang trí của tít báo mà
không đúng với bản chất của nội dung nghiên cứu
11


- tên đề tài không nên bao hàm nội dung quá rộng vượt qua khả năng thực hiện hoặc
quá hẹp dẫn tới khó khăn trong q trình nghiên cứu
Câu 5: đặt tên đề tài và viết phần mở đầu của đề tài
1. tên đề tài
đề tài “Mức độ thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên dân tộc thiểu số

trường Học viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam”
2. mở đầu:
Nước ta đang bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, hướng đến phát triển nền
kinh tế tri thức. Thích ứng là một trong những điều kiện để con người tham gia có hiệu quả
vào đời sống xã hội đầy biến động, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi đất nước ta đang mở
cửa, hội nhập với thế giới. Đối với sinh viên, đặc biệt là sinh viên dân tộc thiểu số, thích
ứng là một trong những đặc điểm tâm lý quan trọng liên quan đến kết quả học tập của sinh
viên, thậm chí cịn chi phối việc hồn thiện các thuộc tính tâm lý quan trọng, cần thiết của
sinh viên. Việc thích ứng với hoạt động học tập trong thời gian đầu ở giảng đường đại học
giúp sinh viên có phương pháp học tập phù hợp, học tập có hiệu quả hơn và là điều kiện cho
sự phát triển nhân cách của sinh viên. Đây là một yêu cầu bức thiết đặt ra đối với nền giáo
dục mới.
Cho đến nay, những nghiên cứu ở nước ta về thích ứng đối với hoạt động học tập của
sinh viên còn chưa nhiều, đặc biệt là nghiên cứu về mức độ thích ứng đối với hoạt động học
tập của sinh viên dân tộc thiểu số. Vấn đề này, không chỉ có giá trị về mặt lý luận mà cịn có
giá trị quan trọng về mặt thực tiễn.
Thực tiễn cho thấy, sinh viên nói chung, sinh viên dân tộc thiểu số trường Học viện
Thanh Thiếu Niên Việt Nam nói riêng, còn hạn chế về nhiều mặt: kinh tế vùng miền, mơi
trường giao tiếp hẹp; đặc điểm tâm lý có nhiều nét khác biệt: nhận thức, xúc cảm, tình cảm;
sinh viên dân tộc thiểu số đến trường gặp nhiều khó khăn: khó khăn về tâm lý, khó khăn về
kỹ năng… Bởi vì, hoạt động học tập trong nhà trường đại học có nhiều thay đổi so với ở
bậc học phổ thơng. Sinh viên dân tộc thiểu số được tiếp cận với các tri thức, kỹ năng, kỹ
xảo về nghề nghiệp trong tương lai. Trong mơi trường đại học thì sinh viên dân tộc thiểu số
tiến hành hoạt động học tập với các phương pháp tự học là chủ yếu. Điều đó đòi hỏi ở sinh
viên một sự thay đổi tương đối lớn trong phương pháp cũng như thái độ học tập. Mặt khác
nhiều sinh viên dân tộc thiểu số chưa có tâm lý sẵn sàng cho một môi trường học tập mới,
đồng thời khắc sâu thêm tâm lý tự ti, nhút nhát và ngại giao tiếp vốn có của mình. Những
12



điều đó làm cho sinh viên dân tộc thiểu số có mức độ thích ứng thấp với hoạt động học tập
trong những năm học đầu tiên dẫn đến kết quả học tập chưa cao. Việc tìm hiểu thực trạng và
những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên dân tộc
thiểu số, từ đó tìm ra những biện pháp cải thiện mức độ thích ứng với hoạt động học tập cho
sinh viên là vấn đề cấp thiết đặt ra.
Vì vậy, em lựa chọn đề tài “Mức độ thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên
dân tộc thiểu số trường Học viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam” để tiến hành NC.
Câu 6: đặt tên đề tài và xây dựng đề cương phần nội dung nghiên cứu của đề tài
( làm rõ đối tượng, mục đích, nội dung, ppnc)
1. tên đề tài
đề tài “Mức độ thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên dân tộc thiểu số
trường Học viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam”
2. đề cương
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về mức độ thích ứng với hoạt động học tập
của sinh viên dân tộc thiểu số trường Học viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam, đề xuất một số
biện pháp tác động sư phạm nhằm cải thiện mức độ thích ứng với hoạt động học tập của
sinh viên dân tộc thiểu số.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên dân tộc thiểu số
trường Học viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam.
3.2. Khách thể nghiên cứu
- Sinh viên dân tộc thiểu số trường Học viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam.
- Một số cán bộ, giảng viên trường Học viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam.
4. Giả thuyết khoa học
- Mức độ thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên dân tộc thiểu số trường Học
viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam chưa cao thể hiện trên ba mặt: nhận thức, thái độ và kỹ
năng.
13



- Mức độ thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên dân tộc thiểu số chịu ảnh
hưởng của yếu tố khách quan và chủ quan, trong đó yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều
hơn.
- Có thể cải thiện mức độ thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên dân tộc thiểu
số trường Học viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam bằng cách hướng dẫn và tổ chức cho họ
thực hành một số công việc cụ thể của hoạt động học tập.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về thích ứng, thích ứng với hoạt động học tập, mức độ thích
ứng với hoạt động học tập của sinh viên dân tộc thiểu số.
- Khảo sát đánh giá thực trạng biểu hiện, mức độ và các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ
thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên dân tộc thiểu số trường Học viện Thanh
Thiếu Niên Việt Nam.
- Đề xuất và thực nghiệm biện pháp tác động sư phạm giúp cải thiện mức độ thích ứng
với hoạt động học tập của sinh viên dân tộc thiểu số trường Học viện Thanh Thiếu Niên
Việt Nam.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
- Giới hạn về đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu biểu hiện và mức độ
thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên dân tộc thiểu số trường Học viện Thanh
Thiếu Niên Việt Nam
- Giới hạn về khách thể: Đề tài chỉ nghiên cứu trên sinh viên dân tộc thiểu số khóa 7
và khóa 8 (năm học 2018 – 2019) và một số cán bộ giảng viên trường Học viện Thanh
Thiếu Niên Việt Nam.
7. Phương pháp nghiên cứu
Trong q trình thực hiện đề tài, nhóm em sử dụng phối hợp một hệ thống các phương
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

+ Phương pháp quan sát
+ Phương pháp phỏng vấn sâu
14


+ Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động
+ Phương pháp thực nghiệm tác động sư phạm
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
8. Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài còn
gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về mức độ thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên dân
tộc thiểu số.
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Thực trạng mức độ thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên dân tộc
thiểu số trường Học viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam.
Câu 7: nghiên cứu khoa học là gì? Phân tích mục đích
1. khái niệm:
Nghiên cứu khoa học là một hoạt động trí tuệ phức tạp, có ý thức, có mục đích, nhằm
sáng tạo ra tri thức khoa học mới đáp ứng yêu cầu lợi ích ngày càng cao của con người.
Vd: đề tài “Mức độ thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên dân tộc thiểu số
trường Học viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam”
2. mục đích:
Khi viết đề cương nghiên cứu, 1 điều rất quan trọng là làm sao thể hiện đc mục
tiêu và mục đích nghiên cứu mà ko có sự trùng lấp lẫn nhau. Vậy mục đích nghiên cứu
là gì? Mục đích nghiên cứu bao gồm:
a. Đáp ứng yêu cầu nhận thức
- mục đích cơ bản đầu tiên là đap sứng như cầu nhận thức của chủ thể về đối tượng
nghiên cứu, giúp củng cố và nâng cao sự hiểu biết về đối tượng nghiên cứu
b. phát hiện bản chất của sự vật

- là mục đích có tính sáng tạo cao của NCKH nhằm phát hiện ra những kiến thức mới
về bản chất và các quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu
c. phát triển nhận thức khoa học
15


- tiếp tục làm giàu tri thức của nhân loại trên cơ sở vận dụng kế thùa phát triển những
tri thức hiện có
d. sáng tạo ra phương pháp mới
- khoa học luôn hướng tới cái mới sáng tạo ra những tri thức mới về con đường,
phương thức, cách thức, biện pháp,…và các cộng cụ, phương tiện để tác động và đối tượng.
=> Các mục đích nói trên khác nhau trong từng cấp độ của từng đề tài, cơng trình cụ
thể nhưng khơng tách rời nhau và có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Vd: đề tài “Mức độ thích ứng với hoạt động học tập của sinh viên dân tộc thiểu số
trường Học viện Thanh Thiếu Niên Việt Nam” để tiến hành nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về mức độ thích
ứng với hoạt động học tập của sinh viên dân tộc thiểu số trường Học viện Thanh Thiếu Niên
Việt Nam, đề xuất một số biện pháp tác động sư phạm nhằm cải thiện mức độ thích ứng với
hoạt động học tập của sinh viên dân tộc thiểu số.

16



×