Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

TIỂU LUẬN: ƯỚC LƯỢNG CUNG CẦU docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (395.16 KB, 23 trang )


1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH






BÀI TẬP NHÓM

ƯỚC LƯỢNG CUNG CẦU










Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
BÙI VĂN TRỊNH NHÓM 1.3














CẦN THƠ 2010

2







MỤC LỤC
Trang

3.1 ƯỚC LƯỢNG CUNG 1
3.1.1 Khái niệm cung 1
3.1.2 Đặc điểm về cung nông sản hàng hóa 1
3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung nông sản hàng hóa 1
3.1.4 Ước lượng cung 2
3.1.4.1 Cung thực tế 2
3.1.4.2 Cung trong tương lai 4
3.2 ƯỚC LƯỢNG CẦU 8
3.2.1 Khái niệm cầu 8

3.2.2 Đặc điểm về cầu nông sản hàng hóa 8
3.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nông sản hàng hóa 9
3.2.4 Ước lượng cầu 9
3.2.4.1 Cầu hiện tại 9
3.2.4.2 Cầu trong tương lai 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20









3







DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang

BẢNG 1: SO SÁNH CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍNH MỨC TĂNG TRƯỞNG VÀ
TỈ LỆ TĂNG TRƯỞNG TRUNG BÌNH 15
BẢNG 2: DỰ BÁO NHU CẦU TIÊU THỤ TRONG TƯƠNG LAI 16
BẢNG 3: SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

(2001 – 2009) 17
BẢNG 4: SẢN LƯỢNG, GIÁ LÚA, GIÁ NGÔ VÀ THU NHẬP BÌNH QUÂN
ĐẦU NGƯỜI Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (2001 – 2009) 18





GVHD: BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NHÓM 1.3
Trang 1
Chương 3
ƯỚC LƯỢNG CUNG CẦU

3.1 ƯỚC LƯỢNG CUNG
3.1.1 Khái niệm cung
Cung là số lượng hàng hóa mà người sản xuất muốn bán và có khả năng
bán tại các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định (các yếu tố
khác không đổi). [2, tr.45]
3.1.2 Đặc điểm về cung nông sản hàng hóa
Cung nông sản hàng hóa không thể đáp ứng tức thời. Điều này trong thực
tiễn thường xảy ra tình trạng khi thị trường có nhu cầu về một nông sản hàng
hóa nào đó thì các nhà sản xuất không thể đáp ứng ngay vì còn phải trải qua
một quá trình sản xuất với chu kỳ tự nhiên của sinh vật. Ngược lại khi thị
trường không có nhu cầu về một nông sản nào đó thì nhà sản xuất cũng không
thể kết thúc ngay quá trình sản xuất. Điều này thường dẫn đến thực trạng cung
– cầu nông sản hàng hóa thường không gặp nhau gây nên tình trạng biến động
về giá thường xuyên trên thị trường; [1, tr.28]
Cung nông sản hàng hóa chậm thay đổi về số lượng, chất lượng và mẫu
mã. Chẳng hạn con người phải cần rất nhiều thời gian mới tạo ra một giống
cây trồng, gia súc có năng suất và chất lượng mới; [1, tr.29]

Sự thay đổi về cung đối với một nông sản hàng hóa cụ thể là rất khó xác
định chính xác. Điều này là do kết quả sản xuất sản phẩm phụ thuộc rất nhiều
vào điều kiện thời tiết, khí hậu; phụ thuộc vào tâm lý và các quyết định của
từng nhà sản xuất. [1, tr.29]
3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cung nông sản hàng hóa
Điều kiện tự nhiên: Sản phẩm nông nghiệp chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi
điều kiện khí hậu thời tiết. Những năm thời tiết thuận lợi thì sản phẩm cung
GVHD: BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NHÓM 1.3
Trang 2
cấp nhiều. Ngược lại, những năm gặp thiên tai, dịch bệnh thì lượng cung bị
thu hẹp; [1, tr.30]
Trình độ khoa học công nghệ, và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào
sản xuất: trình độ thâm canh, trình độ chuyên môn hóa, quy mô các nguồn lực
sản xuất, … có ảnh hưởng trực tiếp đến cung nông sản hàng hóa; [1, tr.30]
Các chính sách, sự hỗ trợ và khuyến khích của Chính Phủ; các cơ sở hạ
tầng; [1, tr.30]
Sức mua của người tiêu dùng và hiệu quả kinh doanh đối với người sản
xuất và các nhà trung gian. [1, tr.30]
3.1.4 Ước lượng cung
3.1.4.1 Cung thực tế
Sản lượng sản xuất tại địa phương vào một năm cụ thể = diện tích gieo
trồng thực tế/diện tích thu hoạch x năng suất trung bình/ha.
Tổng lúa thu hoạch được = diện tích trồng lúa (ha) x năng suất trung bình
mỗi ha.
Thí dụ:
Diện tích trồng lúa: 3 công
Năng suất trung bình mỗi công: 20 tấn
Vậy tổng lúa thu hoạch = 3 x 20 = 60 tấn.
=> Tổng cung = sản lượng sản xuất địa phương + tồn kho năm trước +
nhập từ nơi khác.

Thí dụ: Lúa sản xuất năm 2010 tại Cần Thơ: 60 tấn
Tồn kho năm trước: 30 tấn
Nhập từ Vĩnh Long sang: 10 tấn
Vậy tổng cung lúa năm 2010 = 60 + 30 + 10 = 100 tấn.
Nếu không thể ước lượng trực tiếp về diện tích gieo trồng của các sản
phẩm khác nhau hoặc năng suất trung bình thì có thể sử dụng các cách tiếp
cận khác nhau căn cứ vào mức độ thông tin có được.
GVHD: BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NHÓM 1.3
Trang 3
a. Giả sử sản lượng lúa qua các năm như sau:

Năm

S
ản l
ư
ợng (tấn)

2005

30

2006

40

2007

50


2008

60

2009

70

Nguồn: Nhóm 1.3

Nhìn vào bảng số liệu trên chúng ta thấy mỗi năm sản lượng lúa tăng thêm 10
tấn từ đó ta có thể ước đoán được sản lượng lúa năm 2010 là 80 tấn.
b. Giả sử sản lượng khoai lang sản xuất tại Vĩnh Long từ năm 2005 đến
2009 như sau:

Năm

2005

2006

2007

2008

2009

S
ản l
ư

ợng (tấn)

90

110

150

140

160

C
h
ỉ số phát triển
liên hoàn(%)

=

110/90

x
100%

= 122
136 93 114
Nguồn: Nhóm 1.3

Từ đó ta có thể tính được tỉ lệ phát triển bình quân hàng năm của sản lượng
khoai lang tại Vĩnh Long trong các năm tới như sau:

Tỷ lệ phát triển bình quân hàng năm = %15100115144*93*136*122
4

Giả sử tốc độ tăng bình quân hàng năm ở thời kỳ tương lai không thay đổi so
với thời kỳ quá khứ ta có:
Sản lượng khoai lang năm 2010 = 160 + 160 x 15% = 184 tấn
Sản lượng khoai lang năm 2011 = 184 + 184 x 15% = 211,6 tấn
GVHD: BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NHÓM 1.3
Trang 4
3.1.4.2 Cung trong tương lai
a. Phân tích xu hướng theo thời gian

Năm

X

Y (nghìn t
ấn)

1995

0
1

1
.
892
,5

1996


0
2

1
.
971,5

1997

0
3

1
.
980,5

1998

0
4

2
.
044,6

1999

0
5


2
.
100,0

2000

0
6

2
.
177,7

2001

0
7

2
.
113,4

2002

0
8

2
.

593,7

2003

0
9

2
.
686,3

2004

10

3
.
006,9

2005

11

3
.
141,6

2006

12


2
.
923,2

2007

13

3
.
142,9

2008

14

3
.
513,8

2009

15

3
.
383,6

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê


Trong quá trình phân tích, các dạng hàm tương quan được xác định từ
diễn biến thực tế của số liệu. Các phương trình có thể được sử dụng là:
- Xu hướng dạng tuyến tính đơn giản: Y = a + bX
- Xu hướng dạng hàm số mũ: Y = aX
b

Phương trình này có thể được chuyển sang dạng log:
Log Y = log a + b log X
- Dạng parapol: Y = a + bX + cX
2

GVHD: BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NHÓM 1.3
Trang 5
Trong đó:
Y = lượng cung sản phẩm
X = biến thời gian
a, b, c = các tham số
Quá trình ước lượng có thể sử dụng phương pháp bình phương nhỏ nhất
(OLS).
Thí dụ sử dụng phương pháp OLS để ước lượng sản phẩm lúa sản xuất
tại An Giang theo dạng tuyến tính. Số liệu sử dụng là số liệu từ năm 1995 đến
năm 2009, với X = 1 đối với năm 1995.
Kết quả ước lượng như sau:
Y = 1.596,032 + 122,764X
Giả định xu hướng trong thời gian qua vẫn tiếp diễn trong thời gian tới,
ta có thể ước lượng sản lượng lúa trong những năm tới dựa vào phương trình
trên, ví dụ ước lượng sản lượng lúa của tỉnh An Giang năm 2011 bằng cách
thay giá trị của X = 17 (giá trị của X được xác định tương ứng với năm dự
báo) vào phương trình Y = 1.596,032 + 122,764X ta được Y = 3.683,02

(nghìn tấn).
b. Mô hình phản ứng cung (động thái cung)
Mô hình phản ứng cung xác định quan hệ giữa lượng cung và các tác
nhân tác động đến nó. Mục tiêu ước lượng của mô hình là:
Định lượng hóa tác động của các nhân tố.
Ước lượng các tham số kinh tế cụ thể.
Dự báo dựa vào kết quả ước lượng.
Có 2 phương pháp ước lượng phản ứng cung: trực tiếp và gián tiếp.
Phương pháp trực tiếp: Trong phương pháp này tất cả các biến số có
khả năng tác động đến cung sản phẩm đều được đưa vào mô hình. [3, tr.24]


GVHD: BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NHÓM 1.3
Trang 6
Thí dụ:
Mô hình sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có các số
liệu như sau: Sản lượng lúa năm 2009 (Q) là 20.483,4 (nghìn tấn) phụ thuộc
vào giá lúa (P
c
) là 4.200 (đồng/kg), giá phân bón (P
f
) là 8.000 (đồng/kg). Hãy
ước lượng sản lượng lúa năm 2010 ở ĐBSCL, giả sử năm 2010 trong quá trình
sản xuất ĐBSCL sử dụng thêm lao động (W) và phụ thuộc vào lượng mưa
(R).
Ta có mô hình sản xuất lúa năm 2010 như sau:
Q
t
= a + b
1

x P
c
t-1
+ b
2
x P
f
t-1
+ b
3
x P
w
t-1
+ b
4
x R
t

Trong đó:
Q
t
= lượng lúa cung ứng (tấn)
P
c
t-1
= đơn giá lúa (ngàn đồng/tấn)
P
f
t-1
= đơn giá của phân bón (đồng/kg)

P
w
t-1
= đơn giá lao động (đồng/ngày)
R = lượng mưa (milimet)
a

= hằng số
b
1
…b
4
= tham số ước lượng
t = thời điểm hiện tại
t-1 = thời điểm trước đó
Thí dụ minh họa bằng số:
Giả sử ta có mô hình sản xuất:
Q
2010
= 11.184,18 + 0,25P
c
2009
+ 1,11P
f
2009
- 0,02P
w
2009
+ 0,32R
2010


Với
P
c
= 4.200 (ngàn đồng/tấn)
P
f
= 8.000 (đồng/kg)
P
w
= 50.000 (đồng/ngày)
R = 2.000 (mm)
Ta có sản lượng lúa năm 2010: Q
2010
= 20.754,18 (kg)
GVHD: BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NHÓM 1.3
Trang 7
Vậy sản lượng lúa năm 2010 ở ĐBSCL là 20.754,18 (kg) tăng 270,78
(kg) so với năm 2009.
Phương pháp gián tiếp: Trong phương pháp này các hàm diện tích và
năng suất được ước lượng riêng biệt sau đó mới nhân với nhau để tính sản
lượng cung ứng.
Thí dụ:
Năm 2009 diện tích trồng lúa ở ĐBSCL đạt 3.872,9 nghìn ha, với giá bán
là 4.200.000 (đồng/tấn), giá sản phẩm cạnh tranh (ngô) đạt 3.500.000
(đồng/tấn), giá trị ngày công lao động là 50.000 (đồng/ngày) và giá của phân
bón là 8.000.000 (đồng/tấn).
Hãy ước lượng sự biến động của sản lượng lúa vào năm 2010, biết rằng trong
năm 2010 người sản xuất lúa bắt đầu áp dụng công nghệ mới vào quá trình
canh tác như sử dụng giống mới năng suất cao hơn và kĩ thuật thu gom mới.

Về yếu tố thời tiết, dự báo sẽ có nhiều mưa hơn với lượng mưa dự báo là
2.000 milimet.
Sản lượng lúa cung ứng có thể ước lượng như sau:
A
t
= a
1
+ b
1
x P
c
t-1
+ b
2
x P
a
t-1
+ b
3
x A
t-1
Y
t
= a
2
+ b
4
x P
c
t-1

+ b
5
x P
a
t-1
+ b
6
x P
f
t-1
+ b
7
x P
w
t-1
+ b
8
x T + b
9
x R
t

Trong đó:
A
t
= diện tích trồng lúa (ha)
Y
t
= năng suất lúa (tấn/ha)
P

c
t-1
= đơn giá lúa (ngàn đồng/tấn)
P
a
t-1
= giá của sản phẩm cạnh tranh (ngàn đồng/tấn)
P
f
t-1
= giá của phân bón (đồng/tấn)
P
w
t-1
= giá trị ngày công lao động
T = biến công nghệ
R = lượng mưa (milimet)
a
1,
a
2
= hằng số
GVHD: BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NHÓM 1.3
Trang 8
b
1
…b
9
= tham số ước lượng
t = thời điểm t

t-1 = thời điểm trước đó
Thí dụ minh họa bằng số:
Giả sử ta có hàm diện tích và năng suất lúa là:
A
2010
= 3.904.449 - 3,198P
c
2009
- 24,727P
a
2009
+ 3.872,9
Y
2010
= 5,60333 + 0,00034P
c
2009
- 0,00062P
a
2009
+ 0,00009P
f
2009
+
0,00002P
w
2009
- 0,11129T - 0,00066R
2010


P
c
2009
= 4.200 (ngàn đồng/tấn)
P
a
2009
= 3.500 (ngàn đồng/tấn)
P
f
2009
= 8.000 (đồng/kg)
P
w
2009
= 50.000 (đồng/ngày)
T = 2
R
2010
= 2.000 (mm)
Ta có: A
2010
= 3.808,35 nghìn ha
Y
2010
= 50,4 (tạ/ha)
Nhân với nhau ta được:
Q
2010
= f (A

2010
x Y
2010
) = 19.194,08 (nghìn tấn)
3.2 ƯỚC LƯỢNG CẦU
3.2.1 Khái niệm cầu
Cầu là số lượng hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn lòng và có thể
mua tại các mức giá khác nhau trong khoảng thời gian nhất định (các yếu tố
khác không đổi). [2, tr.33]
3.2.2 Đặc điểm về cầu nông sản hàng hóa
Cầu nông sản hàng hóa gắn liền với đời sống vật chất của con người, có
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người; [1, tr.31]
Cầu nông sản hàng hóa rất đa dạng, có tính liên tục và luôn thay đổi theo
thời gian; [1, tr.31]
GVHD: BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NHÓM 1.3
Trang 9
Cầu nông sản hàng hóa có thể thay thế cho nhau. Tính thay thế thường rõ
rệt hơn các sản phẩm khác, người ta không thể thay thế tivi cho tủ lạnh, nhưng
có thể thay thế thịt heo bằng thịt bò hoặc thực phẩm khác cho nhu cầu ăn
uống; [1, tr.31]
Cầu nông sản hàng hóa thay đổi theo mùa vụ. [1, tr.31]
3.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu nông sản hàng hóa
Thu nhập và khả năng thanh toán của người tiêu dùng. Thu nhập càng
cao, cầu càng đa dạng và chất lượng cầu càng cao; [1, tr.31]
Phong tục, tập quán và thói quen tiêu dùng. Các phong tục, tập quán, tôn
giáo có tác dụng quy định hành vi tiêu dùng của khách hàng; [1, tr.31]
Cầu phụ thuộc vào giá cả hàng hóa. Giá thấp thì nhu cầu tăng và ngược
lại; [1, tr.31]
Đặc điểm về giới tính, tâm lý, tuổi tác và các đặc tính khác thuộc văn hóa
xã hội của con người; [1, tr.32]

Thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng; [1, tr.32]
Dân số: dân số càng đông thì cầu càng tăng. [1, tr.32]
3.2.4 Ước lượng cầu
3.2.4.1 Cầu hiện tại
a. Phương pháp tiêu chuẩn
Cầu thị trường = dân số x mức tiêu thụ ước lượng bình quân/người.
Thí dụ: Dân số VN là 80 triệu người, bình quân mỗi tháng 1 người tiêu
thụ khoảng 10kg gạo.
Vậy cầu thị trường gạo mỗi tháng: 80.000.000 x 10 = 800.000.000 kg gạo.
b. Phương pháp chuỗi hệ số
Cầu thị trường = dân số x thu nhập dành cho tiêu dùng/người x bình quân
% thu nhập tiêu thụ dành cho thực phẩm x bình quân % chi tiêu cho thực
phẩm dành cho thịt x bình quân % chi tiêu cho thịt dành cho thịt heo. [3, tr.26]
 Ưu điểm của 2 phương pháp trên: dễ tính, cho kết quả nhanh,
GVHD: BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NHÓM 1.3
Trang 10
 Nhược điểm của 2 phương pháp trên: khoảng ước lượng quá lớn không
đại diện cho từng vùng/địa phương cụ thể.
c. Phương pháp tổng hợp thị trường
Khách hàng tiềm năng ở mỗi thị trường được tổng hợp lại.
Thí dụ: Nghiên cứu tình hình tiêu thụ gạo trong 1 tháng ở các chợ trên
TP.Cần Thơ.
Nguồn: Nhóm 1.3

 Ưu điểm: tổng hợp được chính xác cầu của từng địa phương.
 Nhược điểm: khó thu thập được số liệu chính xác từ các chợ trong địa
bàn TP.


STT


Thị trường
S
ố l
ư
ợng ng
ày bán g
ạo

(ngày)
S
ố gạo bán trong ng
ày
(kg)
01

Qu
ận Ninh Kiều


30

12000

02

Qu
ận Cái Răng



28


7000

03

Qu
ận Ô Môn


26


5000

04

Qu
ận B
ình Th
ủy


27


6000

05


Qu
ận Thốt Nốt


25


5000

06

Huy
ện Phong Điền


22


4500

07

Huy
ện Cờ Đỏ


19



4000

08

Huy
ện Thới Lai


20


4300

09

Huy
ện Vĩnh Thạnh


18


4400

T
ổng cộng

215

52200


GVHD: BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NHÓM 1.3
Trang 11
3.2.4.2 Cầu trong tương lai
a. Điều tra về ý kiến khách hàng và đánh giá nhu cầu
Phương pháp này được sử dụng khi chuỗi số liệu thời gian không có sẵn
hoặc khi cần giới thiệu một mặt hàng mới. Phân tích cầu phải dựa trên việc
đánh giá về nhu cầu của đối tượng khách hàng. Các dữ liệu cần thiết sẽ được
thu thập thông qua điều tra một số đối tượng khách hàng được chọn ngẫu
nhiên. Thí dụ một câu hỏi như dưới đây có thể được đặt ra:
- Anh/chị có dự tính dùng sản phẩm X không? Có  Không  Không
biết 
- Nếu có, anh/chị sẽ mua số lượng bao nhiêu?  đơn vị sản phẩm.
Cầu thị trường có thể được tính toán trên cơ sở tỉ lệ số người trả lời “Có”.
b. Tham khảo ý kiến chuyên gia
Đây là phương pháp xác định có hệ thống quan điểm/ý kiến của những
người biết rõ về các đối tượng khách hàng. Các phương pháp phổ biến để có
thể thu thập số liệu giúp dự báo về cầu từ chuyên gia: Thảo luận nhóm chuyên
gia, tổng hợp các ước lượng cá nhân và phương pháp Delphi.
Trong phương pháp thảo luận nhóm, các chuyên gia suy nghĩ góp ý để đi
đến thống nhất về con số ước lượng.
Trong phương pháp tổng hợp các ước lượng cá nhân, mỗi chuyên gia sẽ
đưa ra con số ước tính riêng của mình và người trưởng nhóm tổng hợp chúng
thành một ước lượng duy nhất.
Trong phương pháp Delphi, mỗi chuyên gia đưa ra ước lượng riêng của
mình và các giả định kèm theo, sau đó trưởng nhóm xem xét lại chúng, chỉnh
lý và tiếp theo là các đợt ước lượng riêng lẻ thứ hai, thứ ba hoặc nhiều hơn
nữa khi cần thiết.
Phương pháp này có lợi điểm là dự báo có thể được thực hiện tương đối
nhanh, ít tốn kém và có thể được dùng khi dữ liệu không đầy đủ.

GVHD: BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NHÓM 1.3
Trang 12
c. Thử nghiệm thị trường
Khi các đối tượng khách hàng không thể hiện một cách rõ ràng về sở
thích của họ, hoặc không thống nhất về ý kiến và hành vi tiêu dùng của họ;
hoặc khi các chuyên gia không thể đưa ra những dự đoán có ý nghĩa thì thử
nghiệm thị trường có thể đáp ứng được yêu cầu đánh giá thị trường. Chẳng
hạn như tiến hành một đợt tiếp thị mang tính chất thử nghiệm về nhu cầu sử
dụng một loại giống bắp lai mới tại một số vùng.
Thí dụ:
 Giống dưa hấu mặt trời đỏ không hạt, độ ngọt cao, màu đỏ tươi, dễ
trồng, thời gian thu hoạch ngắn (60 – 65 ngày) được lai tạo từ Thái Lan
(Festival Trái Cây Tiền Giang).
 Viện Nghiên cứu rau quả (Viện Khoa học nông nghiệp Việt) đã lai
tạo thành công hai giống dưa chuột mới CV209 - 2 và CV29. Hai giống này
đã được trồng thử nghiệm tại HTX nông nghiệp Phú Thịnh (Hưng Yên) đạt
kết quả. Giống CV209 - 2 sinh trưởng khoảng 70 - 75 ngày, thu hoạch quả
trong 40 - 45 ngày, năng suất trên 30 tấn/ha. Chiều dài quả trung bình 9,8cm,
đường kính quả 2,8cm, ít ruột, vỏ xanh, gai trắng đáp ứng cho chế biến đồ hộp
dạng muối chua nguyên quả. Giống có khả năng chống chịu bệnh phấn trắng
và bệnh sương mai. Giống CV29 sinh trưởng khoảng 80 - 90 ngày, thời gian
thu quả khoảng 40 - 50 ngày, năng suất đạt từ 60 - 80 tấn/ha. CV29 có chiều
dài quả trung bình 28 - 30cm, đường kính quả 3,8 - 4,3cm, đặc ruột, vỏ xanh,
gai trắng, rất thích hợp cho chế biến dạng muối mặn.
d. Sử dụng các tham số định chuẩn
Dự báo về cầu thị trường = mức tiêu thụ đầu người dự báo x lượng dân số
cùng thời kỳ.

Để tính về cầu thị trường chúng ta cần phải có các số liệu về hệ số co
giãn thu nhập về cầu, tỉ lệ tăng dân số và mức tiêu thụ bình quân đầu người.

GVHD: BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NHÓM 1.3
Trang 13
** Công thức sử dụng để ước lượng mức tiêu thụ đầu người trong tương
lai đối với một loại sản phẩm cụ thể:
Q
t+n
= Q
t
(1 + y x e
y
)
n
Trong đó:
Q
t+n
= dự báo về mức tiêu thụ bình quân đầu người của năm cần tính.
Q
t
= mức tiêu thụ đầu người của năm gốc.
e
y
= hệ số co giãn thu nhập về cầu.
y = tỉ lệ tăng trưởng thu nhập/năm.
n = số năm dự báo.
Thí dụ:
Nghiên cứu cho thấy số liệu về tiêu thụ thịt gà tại TP.Cần Thơ:
 Mức tiêu thụ thịt gà đầu người 2009 = 3,46 kg/người/năm
 Hệ số co giãn thu nhập về cầu = 0,22
 Mức tăng trưởng thu nhập hằng năm = 7,82%
 (= % tăng GDP - % tăng dân số = 7,82 – 1,07) = 6,75%

 Tỷ lệ tăng trưởng dân số TP.Cần Thơ = 1,07%
 Dân số năm 2009 = 1.187.089
Dự báo mức tiêu thụ thịt gà bình quân đầu người của TP.Cần Thơ năm 2011
Q
2011
= 3,46 (1 + 6,75% x 0,22)
2
= 3,563 kg
Dự báo về dân số TP.Cần Thơ năm 2011
P
2011
= 1.187.089 (1 + 1,07%)
2
= 1.212.628 (người)
Dự báo về cầu thị trường đối với thịt gà đối với người dân TP.Cần Thơ 2011
Q
M
2011
= 3,563 x 1.212.628 = 4.320.594 kg
Từ kết quả dự báo ta thấy cầu thị trường đối với thịt gà của người dân
TP.Cần Thơ năm 2011 là 4.320.594 kg.



GVHD: BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NHÓM 1.3
Trang 14
e. Phân tích chuỗi số thời gian
Tỉ lệ tăng trưởng của lượng cầu của các năm qua được dùng để ngoại suy
cho việc dự báo cầu trong tương lai. Giả định là các nhân tố ảnh hưởng đến
cầu trong quá khứ tiếp tục tác động đến cầu tương lai.

Có 2 phương pháp:
=> Phương pháp đường thẳng hay mức tăng trưởng trung bình:
Dự báo nhu cầu tiêu thụ trong tương lai = giá trị trung bình của mức tăng
trưởng từng thời kỳ (năm) + số liệu của thời kỳ gần nhất.
=> Phương pháp tỉ lệ tăng trưởng trung bình:
Dự báo nhu cầu tiêu thụ trong tương lai = giá trị trung bình của tỉ lệ tăng
trưởng từng thời kỳ (năm) x số liệu của thời kỳ gần nhất.

















GVHD: BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NHÓM 1.3
Trang 15
Bảng 1: So sánh các phương pháp tính mức tăng trưởng và tỉ lệ
tăng trưởng trung bình

Năm X

Lượng thịt
bò tiêu thụ
(ngàn tấn)
Phương pháp mức
tăng trưởng trung
bình
Phương pháp
tỉ lệ tăng
trưởng trung
bình
Mức tăng hàng năm
T
ỉ lệ tăng
hàng năm (%)

2000

2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
0
1

02

03
04
05
06
07
08
09
10
0
5

14
18
38
55
51
62
92
110
121

09
04
20
17
-04
11
30
18
11


180
28,6
111,1
44,7
-7,3
21,6
48,4
19,6
10,0
T
ổng Cộng

116

456,7

Nguồn: Nhóm 1.3

Mức tăng trưởng trung bình/năm = 116/9 = 12,89 (ngàn tấn)
Tỉ lệ tăng trưởng trung bình/năm = 456,7/9 = 50,74 (%)




GVHD: BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NHÓM 1.3
Trang 16
Bảng 2: Dự báo nhu cầu tiêu thụ trong tương lai

Năm X

PP m
ức tăng tr
ư
ởng
trung bình
PP t
ỉ lệ tăng

trư
ởng
trung bình
2010

2011
2012
2013
2014
11

12
13
14
15
134

147
160
173
186
182


274
413
622
937
Nguồn: Nhóm 1.3

f. Phương pháp hồi qui
Cầu có thể dự báo bằng cách sử dụng phương pháp bình phương bé nhất
(OLS). Có nhiều dạng hàm số có thể được sử dụng trong việc ước lượng cầu
của hàng hóa. Các hệ số co giãn tính được từ các hàm số này có thể được sử
dụng vào mục đích dự báo. [3, tr.29]
 Hàm tuyến tính: Y = a + bX trong đó hệ số co giãn là b*x/y hoặc
x/(x + a/b). Nếu X là thu nhập thì hệ số co giãn thu nhập về cầu có xu hướng
tiến đến 1 khi thu nhập tăng vô hạn. Nhưng hàm tuyến tính này không phù
hợp cho việc phân tích và tiêu thụ lương thực thực phẩm. [3, tr.29]
 Hàm logarithm: Log Y = a + bLog X trong đó hệ số co giãn là hằng
số b
1
. Nếu X là thu nhập thì việc sử dụng hệ số co giãn thu nhập cho việc dự
báo chỉ phù hợp cho những mặt hàng thực phẩm có mức tiêu thụ hiện tại còn
nằm xa mức bảo hòa. [3, tr.29]
 Hàm semi - log: Y = a + blogX trong đó hệ số co giãn là b/y hoặc b/
(a + b*logX) quan hệ nghịch với lượng tiêu thụ. Hàm số này không thể hiện
mức bảo hòa khi thu nhập tăng vô hạn. [3, tr.29]
GVHD: BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NHÓM 1.3
Trang 17
 Hàm Log – nghịch đảo: Log Y = a + b/X trong đó hệ số co giãn là -
b/x. Đây là dạng hàm số tiêu biểu để ứng dụng trong loại thực phẩm tiêu thụ
tăng giá nhanh ở mức thu nhập thấp nhưng sau đó có xu hướng tiến đến một

giới hạn tối đa phù thuộc vào đặc điểm tâm sinh lý của con người. [3, tr.29]
g. Hồi quy đa biến
Phương pháp này sử dụng nhiều biến độc lập để phân tích về sản phẩm.
Thí dụ: log (Q
c
) = a + b
1
log(P
c
) + b
2
log(P
a
) + b
3
I
Trong đó:
Q
c
= mức tiêu thụ đầu người của sản phẩm
P
c
= đơn giá sản phẩm
P
a
= đơn giá của sản phẩm thay thế
I = thu nhập của người tiêu dùng.
Để thấy rõ hơn vai trò của các hàm số về việc ước lượng cầu trong tương
lai, chúng ta cùng xét ví dụ sau.
Bảng 3: Sản lượng và giá lúa ở Đồng Bằng Sông Cửu Long (2001 - 2009)


Năm

S
ản l
ư
ợng (ng
àn
t
ấn)

Giá (đ
ồng/
kg)

2001

15.997,
5

2.
700

2002

17
.709,
6

2.

200

2003

17.527,
8

3.
750

2004

18.567,
2

3.850

2005

19.298,
5

4.200

2006

18.229,
2

4.000


2007

18
.678,
9

3.800

2008

20.669,
5

4.300

2009

20.483,
4

4.200

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

GVHD: BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NHÓM 1.3
Trang 18
Vậy, ta sẽ áp dụng phương pháp hồi quy lên phương trình tuyến tính sau:
Y = a + bX
Trong đó:

Y = Mức tiêu thụ đầu người
a, b = tham số
X = Giá cả
Ta có phương trình sau:
Y = 13.105,25 + 1,49X
Nhận xét:
Từ phương trình ta thấy được: khi giá cả tăng lên một đơn vị sẽ làm cho mức
tiêu thụ đầu người tăng trung bình là 1,49 đơn vị, với giả thuyết các điều kiện
khác không đổi.
Bảng 4: Sản lượng, giá lúa, giá ngô và thu nhập bình quân đầu người ở
Đồng Bằng Sông Cửu Long (2001 - 2009)

Năm
S
ản l
ư
ợng

(ngàn tấn)
Giá lúa

(đồng/kg)
Giá ngô

(đồng/kg)
Thu nh
ập b
ình quân
đ
ầu

người/năm (USD)
2001

15.997,
5

2.
700

2.800


423

2002

17.709,
6

2.
200

2.000


475

2003

17.527,

8

3.
750

2.
70
0


480

2
004

18.567,
2

3.850

3.000


643

2005

19.298,
5


4.200

2.800


750

2006

18.
229
,
2

4.000

3.000


722

2007

18.678,
9

3.800

3.800



835

2008

20.669,
5

4.300

3.500

1.
000

2009

20.483,
4

4.200

3.500

1.
100

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

GVHD: BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NHÓM 1.3

Trang 19
Sau khi áp dụng phương pháp hồi quy, ta có phương trình tuyến tính như sau:
Y = 15.678,39 + 0,368GL – 1,344GN + 7,949TN
Nhận xét:
 Khi thu nhập tăng lên một đơn vị thì mức tiêu thụ đầu người tăng 7,95
đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không đổi.




















GVHD: BÙI VĂN TRỊNH SVTH: NHÓM 1.3
Trang 20

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. TS. Nguyễn Nguyên Cự (2008), Giáo trình Marketing Nông Nghiệp.
2. GV. Trương Thị Hạnh (2008), Lý thuyết Kinh tế Vi mô, Nxb Thống kê.
3. TS. Bùi Văn Trịnh (2010), Bài giảng Marketing Nông Nghiệp.
Trang web tham khảo:















×