Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Lý luận chung về cung cầu về điện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (356.02 KB, 14 trang )

BÀI TẬP TIỂU LUÂN KINH TẾ VI MÔ
Giá điện đã được giữ khá ổn định trong nhiều năm nay, và do đó không theo
kịp mức tăng giá chung cũng như mức tăng giá đầu vào cho quá trình sản xuất điện.
Nếu không tăng giá điện, sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu điện trong ngắn hạn và
dài hạn. Thêm vào đó, giá điện ở Việt Nam vẫn thấp hơn giá trong khu vực, do đó,
việc tăng giá hướng tới mức chung là có cơ sở.
ĐỀ TÀI :Chính phủ tăng giá điện sẽ làm giảm nguy cơ thiếu điện hiện nay.
Xác định vấn đề
Tiền thu được từ việc tăng giá điện so với giá cũ sẽ được sử dụng vào việc xây
dựng các nhà máy điện và tạo điều kiện cho vùng xa được sử dụng điện.Việc tăng
giá điện sẽ khuyến khích người tiêu dụng chuyển sang sử dụng các thiết bị bằng
nguồng năng lượng khác.
Vệc tăng giá điện sẽ khiến những người tiêu dùng dùng các thiết bị tiêu thụ ít
điện .
Bài làm
Chương 1:Lý luận chung về cung cầu về điện
I . Lý thuyết , vai trò của điện năng
1) Điện là một khái niệm tổng quát dùng để chỉ các hiện tượng mà nguyên nhân là
do các điện tích đứng yên hay chuyển động cũng như điện trường và từ trường do
chúng tạo nên. Các điện tích có điện tích âm (như là electron, còn gọi là điện tử), và
dương (như là proton và các ion dương). Các hạt tích điện cùng dấu thì đẩy nhau,
khác dấu hút nhau, các lực tương ứng là lực đẩy và lực hút.
2) Vai trò của điện
Điện là một trong những nhu cầu thiết yếu của con người và là một yếu tố đầu
vào không thể thiếu được của hoạt động kinh tế. Khi mức sống của người dân càng
cao, trình độ sản xuất của nền kinh tế ngày càng hiện đại thì nhu cầu về năng lượng
cũng ngày càng lớn, và việc thỏa mãn nhu cầu này thực sự là một thách thức đối với
hầu hết mọi quốc gia. Ở Việt Nam, sự khởi sắc của nền kinh tế từ sau Đổi Mới làm
nhu cầu về điện gia tăng đột biến trong khi năng lực cung ứng chưa phát triển kịp
thời. Nếu tiếp tục đà này, nguy cơ thiếu điện vẫn sẽ còn là nỗi lo thường trực của
ngành điện lực Việt Nam cũng như của các doanh nghiệp và người dân cả nước.


a) Trong thiên nhiên
Hiện tượng thiên nhiên liên quan đến điện năng được biết đến nhiều nhất là
sét. Trong hiện tượng này có sự tham gia của cả điện tích âm và điện tích dương.
Một số loài cá có khả năng tạo ra một hiệu điện thế cao với chức năng tự vệ,
hoặc chúng có khả năng thu được các tín hiệu điện từ các con mồi.
2) Trong cuộc sống
Điện thường được hiểu là hiệu điện thế hay dòng điện, nhưng nhiều khi không
chính xác, vì các tác dụng của điện cần được giải thích qua ảnh hưởng của dòng
điện và hiệu điện thế. Trong đời sống ngày này, điện năng có vai trò hết sức quan
trọng, có mặt hầu như khắp mọi nơi, trong tất cả mọi lĩnh vực, ứng dụng rộng rãi
nhất là dùng điện để thắp sáng.
Điện có các mức độ ảnh hưởng khác nhau đến cơ thể con người tùy theo
cường độ. Dòng điện có cường độ nhỏ thường được dùng trong việc chữa bệnh,
chúng có giá trị khoảng vài m A . Dòng điện có cường độ lớn hơn (trên 10 mA) là rất
nguy hiểm đối với cơ thể con người, trên 50 mA có thể dẫn đến tử vong. Các súng
shock điện có cường độ dòng điện lớn dạng xung lượng, nên thường làm cho nạn
nhân đau đớn, không kiểm soát được các cơ, đối với người có thể trạng kém, có thể
dẫn đến bất tỉnh, hay sự ngừng đập của tim. Dòng điện loại này cũng được dùng
trong các ghế điện.
3) Việc cung cấp điện
a) Tạo ra điện
Phần lớn lượng điện hiện tại được sản xuất bởi máy phát điện tại các nhà máy
điện. Điện năng có thể được tạo ra từ các nguồn năng lượng sơ cấp khác nhau,
nhung chúng có chung cách hoạt động là dùng hiện tượng cảm ứng điện từ.
Trong pin và ắc quy điện năng tạo ra bởi các phản ứng hóa học.
Trong các tế bào nhiên liệu, điện năng có được qua các quá trình chuyển đổi từ
năng lượng hóa.
b) Truyền tải điện
Điện năng thường được truyền tải thông qua sự chuyển động của dòng
electron trong các vật cứng. Dây dẫn từ chất có điện trở nhỏ (độ dẫn điện cao)

thường được sử dụng, điển hình là bạc, đồng hay nhôm. Hao hụt trong quá trình
truyền tải là không thể tránh khỏi, điển hình là hiện tượng nóng lên của dây dẫn. Sự
hao hụt này trong truyền tải điện năng khoảng cách xa có thể giảm khi tăng hiệu
điện thế của dòng điện. Ví dụ ở Việt Nam có đường dây 500 kV Bắc - Nam có hiệu
điện thế 500 k V ; tại một số quốc gia như Canada, Nga hay Nhật,... hiệu điện thế các
đường dây truyền tải có giá trị đến 1500 kV.
4) Cầu về điện
Tình hình cung - cầu điện năng ở Việt Nam
Tốc độ tăng trưởng trung bình của sản lượng điện ở Việt Nam trong 20 năm
trở lại đây đạt mức rất cao, khoảng 12-13%/năm - tức là gần gấp đôi tốc độ tăng
trưởng GDP của nền kinh tế.Với nhu cầu hằng năm tăng tới 16%17%, điện đang là
lĩnh vực cung không đáp ứng đủ cầu, do đó thu hút mối quan tâm của rất nhiều nhà
đầu tư. Nguồn lực của một mình EVN hiến lược công nghiệp hóa và duy trì tốc độ
tăng trưởng cao để thực hiện „dân giàu, nước mạnh“ và tránh nguy cơ tụt hậu sẽ còn
tiếp tục đặt lên vai ngành điện nhiều trọng trách và thách thức to lớn trong những
thập niên tới. Để hoàn thành được những trọng trách này, ngành điện phải có khả
năng dự báo nhu cầu về điện năng của nền kinh tế, trên cơ sở đó hoạch định và phát
triển năng lực cung ứng của mình.
Việc ước lượng nhu cầu về điện không hề đơn giản, bởi vì nhu cầu về điện là
nhu cầu dẫn xuất. Chẳng hạn như nhu cầu về điện sinh hoạt tăng cao trong mùa hè
là do các hộ gia đình có nhu cầu điều hòa không khí, đá và nước mát. Tương tự như
vậy, các công ty sản xuất cần điện là do điện có thể được kết hợp với các yếu tố đầu
vào khác (như lao động, nguyên vật liệu v.v.) để sản xuất ra các sản phẩm cuối
cùng. Nói cách khác, chúng ta không thể ước lượng nhu cầu về điện một cách trực
tiếp mà phải thực hiện một cách gián tiếp thông qua việc ước lượng nhu cầu của các
sản phẩm cuối cùng
(2)
. Nhu cầu này, đến lượt nó, lại phụ thuộc vào nhiều biến số
kinh tế và xã hội khác. Bảng dưới đây cung cấp dữ liệu lịch sử của một số biến số
ảnh hưởng tới nhu cầu về điện ở Việt Nam trong những năm qua.

Bảng 1: Một số biến số ảnh hưởng tới nhu cầu về điện ở Việt Nam (1990 – 2003)
Một cách khác để nhìn vào khía cạnh cầu về điện năng là phân tách tổng cầu
về điện theo các ngành kinh tế (Hình 1). Ta thấy số liệu ở Bảng 1 và Hình 1 tương
thích với nhau. Nhu cầu về điện năng trong công nghiệp và sinh hoạt/ hành chính
chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nhu cầu. Năm 2005, điện phục vụ tiêu dùng và
công nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn, lần lượt là 43,81% và 45,91%, trong khi 11%
còn lại dành cho nông nghiệp và các nhu cầu khác. Nhu cầu điện của khu vực công
nghiệp tăng cao là hệ quả trực tiếp của chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nền kinh tế, mà một biểu hiện của nó là tốc độ tăng trưởng giá trị SXCN trung bình
trong hơn 10 năm qua đạt mức khá cao là 10,5%. Còn ở khu vực tiêu dùng, cùng
với mức tăng dân số, tốc độ đô thị hóa khá cao, và gia tăng thu nhập của người dân,
nhu cầu về điện tiêu dùng cũng tăng với tốc độ rất cao. Kết quả là nhu cầu về điện
của toàn nền kinh tế tăng trung bình gần 13%/năm, và tốc độ tăng của mấy năm trở
lại đây thậm chí còn cao hơn mức trung bình. Theo dự báo, tốc độ tăng chóng mặt
này sẽ còn tiếp tục được duy trì trong nhiều năm tới. Đây thực sự là một thách thức
to lớn, buộc ngành điện phải phát triển vượt bậc để có thể đáp ứng được nhu cầu
phát triển kinh tế của đất nước.

a) Tình hình cung điên tại Việt Nam
Bây giờ hãy thử kết hợp những dự báo về nhu cầu điện năng của nền kinh tế với
năng lực cung ứng của ngành điện. Nếu tốc độ phát triển nhu cầu về điện tiếp tục
duy trì ở mức rất cao 14-15%/năm như mấy năm trở lại đây thì đến năm 2010 cầu
về điện sẽ đạt mức 90.000 GWh, gấp đôi mức cầu của năm 2005. Theo dự báo của
Tổng Công ty Điện lực Việt Nam, nếu tốc độ tăng trưởng GDP trung bình tiếp tục
được duy trì ở mức 7,1%/năm thì nhu cầu điện sản xuất của Việt Nam vào năm
2020 sẽ là khoảng 200.000 GWh, vào năm 2030 là 327.000 GWh. Trong khi đó,
ngay cả khi huy động tối đa các nguồn điện truyền thống thì sản lượng điện nội địa
của chúng ta cũng chỉ đạt mức tương ứng là 165.000 GWh (năm 2020) và 208.000

×