BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
LÊ HUY CƯỜNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2000
MỤC LỤC
Mục lục
Danh mục phụ lục và
biểu bảng Lời mở
đầu
Chương1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH
1
VÀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH
1
1.1
Khái niệm về du lịch và khách du lịch
2
1.2
Sản phẩm du lịch
Yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch
1.2.1
2
1.2.2Đặc điểm đặc thù của sản phẩm du lịch
2
3
1.3
Thị trường du lịch và doanh nghiệp lữ hành
Các khái niệm về thị trường du lịch
1.3.1
3
1.3.2Nội dung hoạt động và vai trò của doanh nghiệp lữ hành
5
8
1.4
Vai trò và ý nghóa kinh tế của du lịch quốc tế
Chương 2 THỰC TRẠNG CỦA DU LỊCH VIỆT NAM TRONG 11
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ
2.1Thực trạng du lịch Việt nam trong hoạt động lữ hành quốc
11
tế
2.1.1Khái quát quá trình hình thành và phát triển du lịch Việt nam
11
2.1.2Kết quả và tình hình hoạt động lữ hành quốc tế thời gian
qua.
12
2.1.3 Phân tích thực trạng trong kinh doanh lữ hành quốc tế và
sản phẩm 18
du lịch Việt nam hiện nay
2.2Đánh giá các yếu tố môi trường và nội bộ ngành 27
Những điểm mạnh (Strengths)
2.2.1
27
Những điểm yếu (Weaknesses)
2.2.2
27
Các cơ hội (Opportunities)
2.2.3
28
Các mối đe dọa (Threats)
2.2.4
28
Chương 3 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN
29
KINH DOANH LỮ HÀNH QUỐC TẾ
3.1Tiềm năng và xu thế phát triển của du lịch việt nam 29
32
3.2
Phương hướng - mục tiêu
34
3.3
Giới thiệu một số chiến lược
3.3.1 Xây phương án chiến lược trên cơ sở vận dụng ma trận
SWOT
34
3.3.2 Các chiến lược
34
Trang 1
3.4
Các giải pháp để thực hiện chiến lược
35
A. Các giải pháp trong mức độ mỗi doanh nghiệp lữ hành quốc tế
(tầm vi mô)
3.4.1 Hoàn thiện hoạt động tiếp thị tại doanh nghiệp
35
a/ Về chính sách sản phẩm
35
b/ Về chính sách giá
38
c/ Về chính sách phân phối
38
d/ Về chính sách chiêu thị - cổ động (Promotion strategy)39
3.4.2 Tin học hóa trong hoạÏt động tiếp thị – Mở rộng quảng cáo và
kênh
41
phân phối qua mạng toàn cầu
3.4.3 Mở rộng việc nghiên cứu thị trường và thực hiện phân khúc
thị trường,
43
tiếp cận thị trường mục tiêu.
◊ Nghiên cứu thị trường khách du lịch Pháp
44
◊ Nghiên cứu thị trường khách du lịch Nhật
45
◊ Nghiên cứu thị trường khách du lịch Mỹ
45
BCác giải pháp trong mức độ ngành du lịch (tầm vó mô)
3.4.4Quảng bá tuyên truyền sản phẩm du lịch Việt nam 46
3.4.5Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch Việt nam
48
triển
du
lịch
văn
hóa
gắn
với
các
lễ
hội
dân tộc
3.4.5.1Phát
48
3.4.5.2 Phát triển và nâng cấp các khu, điểm du lịch
49
3.4.5.3Phát triển và xây dựng chiến lược du lịch sinh thái
50
Nâng cao chất lượng dịch vụ
3.4.5.4
50
3.4.6Đào tạo nhân lực cho nhu cầu lâu dài và trước mắt của ngành
51
3.4.7Đẩy mạnh hợp tác quốc tế gắn thị trường du lịch với thị trường
thế giới 52
và đẩy mạnh liên doanh liên kết.
CKiến nghị trong mức độ liên ngành – nhà nước (tầm vó mô)
3.4.8Tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích hoạt động du lịch
53
3.4.9Hoàn thiện tổ chức nâng cao hiệu quả QL nhà nước về du lịch,
54
Giải pháp
3.4.10
về vấn đề tài chánh - vốn
54
Kết
luận
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Trang 2
LỜI MỞ ĐẦU
1.
Lý do chọn đề đài :
Du lịch là một ngành kinh tế quan trọng, mang tính
chất tổng hợp thúc đẩy sự phát triển của nhiều
ngành kinh tế khác, tạo công ăn việc làm, mở rộng
giao lưu văn hóa và xã hội, tăng cường hữu nghị quốc
tế. Du lịch ngày càng có xu hướng phát triển mạnh
mẽ, đó là ngành có tỷ lệ lợi nhuận cao. Nhiều nước
trên thế giới đang nỗ lực đầu tư vào ngành du lịch và
coi đó là ngành mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân,
mang lại nguồn lợi khổng lồ cho các quốc gia đầu tư phát
triển du lịch. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển
thì công nghiệp du lịch trở thành vũ khí giúp quân bình
cán quân thanh toán xuất nhập khẩu và thu chi ngân
sách quốc gia, có tác dụng đóng góp tích cực trong sự
phát triển kinh tế của đất nước.
Nước ta có tiềm năng về nhiều mặt để phát triển
du lịch : nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, điều
kiệân thiên nhiên phong phúù, truyền thống văn hóa
lâu đời, nhiều di tích lịch sử, môi trường sinh thái tự
nhiêân … có thể tạo nhiều sản phẩm du lịch phong phú
và đa dạng. Những yếu tố đó cósức thu hút với du
khách quốc tế, lôi cuốn du khách từ các châu lục
khác đến tham quan du lịch Việt nam, tạo điều kiện
thuận lợi trong việc trong kinh doanh lữ hành quốc tế,
đẩy nhanh sự phát triển của ngành du lịch Việt nam.
Những năm vừa qua, ngành du lịch đã có được
những bước đi quan trọng, đạt những thành tựu nhất
định, từng bước phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và
tăng dần lượng du khách quốc tế đến Việt nam. Tuy
nhiên, sự phát triển vừa qua chưa tương xứng với tiềm
năng sẵn có, nhịp độ tăng trưởng của ngành không ổn
định và có chiều hướng chựng lại, sự cạnh tranh về sản
phẩm du lịch Việt nam còn rất yếu so với du lịch trong
khu vực. Mặc dù chúng ta có tiềm năng to lớn về tài
nguyên du lịch nhưng thực trạng còn nhiều yếu kém trong
hoạt động và môi trường du lịch chưa tốt đã gây ảnh
hưởng không nhỏ đến đến du lịch nước ta vốn non trẻ.
Để bảo vệ và phát huy những thành quảû bước đầu
đạt được trong thời gian qua, đối phó với sự cạnh tranh
gay gắt trên thị trường du lịch quốc tế, vấn đề đặt ra
là ngành du lịch phải khắc phục yếu kém trong hoạt
động, hòa nhập với thị trường du lịch quốc tế và khu
vực ; xây dựng một chiến lược trong kinh doanh lữ hành
quốc tế là một bộ phận chủ yếu của phát triển du lịch
và cần thiết phải có ngay một loạt giải pháp tình thế,
chính sách tháo gỡ nhằm duy trì tốc độ phát triển của
ngành, xứng đáng "Việt nam điểm đến của thiên niên
kỷ mới"
Xuất phát từ những lý do trên, đặc biệt là tính
thiết thực và cấp bách của vấn đề, chúng tôi đã chọn
đề tài nghiên cứu :" Một số giải pháp nhằm phát triển
kinh doanh lữ hành quốc tế của ngành du lịch Vieät nam"
Trang 3
2.
Giới hạn đề tài :
Nội dung hoạt động của ngành du lịch rất đa dạng
phong phú, chính vì vậy nội dung nghiên cứu của nó
cũng rất rộng với nhiều mảng hoạt động trong du lịch
như lữ hành, lịch vụ lưu trú, vui chơi giải trí, vận chuyển
… Về phạm vi của luận văn này, sau khi nghiên cứu về
hoạt động du lịch và xác định được vai trò chủ chốt
của hoạït động kinh doanh lữ hành quốc tế, luận văn
giới hạn việc nghiên cứu đề tài trong kinh doanh lữ
hành quốc tế – dịch vụ kinh doanh chính trong ngành du
lịch. Tìm ra các giải pháp để phát triển hoạït động kinh
doanh lữ hành quốc tế (chủ yếu là hoạt động inbound).
3.
-
-
-
Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá môi trường, thực trạng hoạt động trong
ngành du lịch về vấn đề kinh doanh doanh lữ hành
quốc tế. Tìm nguyên nhân vì sao số lượng khách du
lịch quốc tế giảm, không vào Việt nam.
Đưa ra phương hướng giải pháp chiến lược cũng như các
giải pháp thực hiện và kiến nghị cụ thể nhằm phát
triển kinh doanh du lịch lữ hành nói riêng và du lịch
Việt nam nói chung .
Với đề tài này, bằng cái giải pháp tháo gỡ cho hoạt
động kinh doanh lữ hành quốc tế, chúng tôi mong
ước được đóng góp cho sự phát triển ngành du lịch
Việt nam, tạo thế mạnh trong cạnh tranh trên thị
trường du dịch trong khu vực cũng như trên thế giới.
4.
Kết cấu nội dung :
Kết cấu nội dung của luận án gồm 3 chương :
- Chương 1 : Đề cập tới các nghiên cứu lý thuyết liên quan
như khái niệâm về du lịch, sản phẩm du lịch, doanh
nghiệp lữ hành, vai trò của lữ hành quốc tế …
- Chương 2 : Phân tích thực trạng du lịch trong hoạt động kinh
doanh lữ hành quốc tế (inbound). Đánh giá được môi
trường bên ngoài và bên trong, xây dựng ma trận SWOT.
- Chương 3 : Khái quát xu thế phát triển của ngành. Xác
định phương hướng mục tiêu của ngành, thông qua ma
trận SWOT giới thiệu giải pháp chiến lược phù hợp. Đưa
ra các giải pháp kiến nghị cụ thể nhằm phát triển kinh
doanh lữ hành quốc tế .
5.
Phương pháp nghiên cứu :
Để thực hiện đề tài, chúng tôi áp dụng phương pháp
mô tả phân tích. Áp dụng phương pháp này, chúng tôi mô
tả vấn đề, đánh giá phân tích thực trạng và đưa ra chiến lược
giải pháp thích hợp . Việc thu thập thông tin được tiến hành
thông qua các dữ liệu
Trang 4
đã được tổng hợp xử lý từ các báo cáo, nguồn sách báo,
tạp chí trong và ngoài nước, mạng internet… Ngoài ra, chúng
tôi cũng thu thập từ việc quan sát hiện trường như thu thập
ý kiến du khách quốc tế, các đối tác và đặc biệt là tham
khảo ý kiến các chuyên gia nghiên cứu về du lịch để lấy số
liệâu đánh giá trong đề tài.
Vì điều kiện thời gian, khuôn khổ luận án có giới hạn,
mặc dù cũng đã cố gắùng nhưng với kiến thức có hạn, đề
tài chắc còn nhiều thiếu sót và có thể chưa phân tích hết
các khía cạnh, chi tiết cụ thể trong việc đưa ra các giải pháp.
Rất mong được các Thầy , Cô, toàn trong Hội đồng cho ý kiến
đóng góp, chỉ dẫn thêm để đề tài được hoàn
thiện hơn.
Trang 5
Chương 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH
VÀ THỊ TRƯỜNG DU LỊCH
(Lý thuyết cơ sở liên quan đến vấn đề nghiên cứu)
1.1Khái niệm về du lịch và khách du lịch
Ngày nay, trên phạm vi toàn thế giới, du lịch trở
thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống văn hóa
- xã hội và hoạït động du lịch đang trở lên phát triển
mạnh mẽ, trở thành một ngành kinh tế quan trọng quan
trọng ở nhiều nước trên thế giới. Thuật ngữ "du lịch"
trở lên thông dụng. Vậy du lịch là gì ?
Hiện tại khái niệm về du lịch vẫn còn là đối
tượng nghiên cứu và thảo luận của các tổ chức quốc
tế. Theo như một số chuyên gia của Tổ chức Du lịch Thế
giới (WTO), khi hội thảo đểà thấy rõ sự mở rộng và bao
quát của hiện tượng du lịch, họ đã đưa ra ra khái niệm :"
Du lịch nói chung được coi như là hoạt động của con người
đi du hành đến và lưu trú tại nơi ngoài môi trường
thường xuyên của họ trong thời gian liên tục không
quá một năm để nghỉ ngơi, làm việc". Hoặc có khái
niệm của Kratft và Hunziket - hai giáo sư đưa ra trong đại
hội lần thứ 5 về du lịch của WTO :" Du lịch là tập hợp
các mối quan hệ hiện tượng phát sinh từ cuộc hành
trình và lưu trú tạm thời của con người. Nơi họ lưu trú
đó không phải là nơi ở thường xuyên và nơi làm việc
để kiếm tiền". Tuy nhiên các các khái niệm này đã
quá bao quát và mở rộng, không đi sâu và bản chất
của du lịch.
Có một số chuyên gia khác đã đưa ra khái niệm
cụ thể hơn từ bản chất và hiện tượng của du lịch " Du
lịch là quá trình hoạït động của con người rời khỏi quê
hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được
thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc
sắc, độc đáo khác lạ với quê hương không nhằm mục
đích sinh lợi được tính bằng tiền". Hoặc theo như Pirogionic
-tác giả của cuốn sách Cơ sở Địa lý du lịch phục vụ
tham quan cũng cho rằng "Du lịch là hoạt động của dân
cư trong thời gian nhàn rỗi liên quan với sự di chuyển và
lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên
nhằm nghỉ ngơi, phát triển với thể chất và tinh thần,
nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao
kèm theo những tiêu thụ những giá trị về thiên nhiên,
kinh tế văn hoá". Các khái niệm này vừa chỉ rõ
được nhu cầu mục đích của khách du lịch, vừa được chỉ
rõ nội dung của hoạt động du lịch, nguồn lực và phương
thức kinh doanh du lịch.
Khi bàn tới khái niệm về du lịch chúng ta có khái
niệm đi kèm trong đó - khái niệm khách du lịch. Khách
du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp du lòch
Trang 6
trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để
nhận thu nhập ở nơi đến. Tại Hội nghị Liên minh quốc
tế về du lịch tổ chức ở Lahaey vào tháng 04/1989 đã
xác định khách du lịch quốc tế là :"Người đi thăm viếng
một quốc gia khác với nước mà họ cư trú thường
xuyên với mục đích của chuyến đi là tham quan, thăm
viếng, nghỉ ngơi có thời gian không quá một năm; ngoài
ra người đó không được làm bất cứ việc gì để được trả
lương hoặc trả thù lao tại nước đến do ý muốn cá
nhân, hoặc do yêu cầu nước sở tại. Và sau đợt hành
trình kết thúc phải rời khỏi nước đó để trở về nước
mà họ cư trú thường xuyên hoặc quốc gia khác.
Ở Việt nam, trong điều 20 của Pháp lệnh Du lịch
ngày 20/02/99 đã xác định lại rõ :"Khách du lịch nội địa
là công dân Việt nam và người nước ngoài cư trú tại
Việt nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt nam. Khách
du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt nam
định cư ở nước ngoài vào Việt nam du lịch và công
dân Việt nam, người nước ngoài cư trú tại Việt nam ra
nước ngoài du lịch".
1.2 Sản phẩm du lịch
1.2.1 Yếu tố cấu thành sản phẩm du lịch
Sau khi nghiên cứu về du lịch và các thể loại về du
lịch, chúng đã hình thành nên được khái niệm về sản
phẩm du lịch một cách rõ ràng và đầy đủ hơn. Sản
phẩm du lịch là hệ thống toàn bộ những dịch vụ kinh
doanh đáp ứng cho nhu cầu khách du lịch từ khi họ nhập
cảnh đến khi họ rời khỏi đất nước mà họ thăm viếng.
Nói cách khác, sản phẩm du lịch đó là tổ hợp
những cái nhằm đáp ứng nhu cầu và mong muốn của
khách. Từ “sản phẩm du lịch” dùng để diễn tả chất
lượng của sản phẩm hữu hình hay vô hình, nó là một
sản phẩm tổng hợp, cấu thành nên những sản phẩm
hay là những bộ phận từ khi khách bước chân vào
nước ta đến khi đưa khách về nước. Sản phẩm du lịch bao
gồm các yếu tố :
- Di sản của tài nguyên thiên nhiên, văn hóa văn nghệ,
di tích lịch sử hay sự tiến bộ khoa học kỹ thuật… có khả
năng thu hút khách hay kích thích họ trong chuyến đi.
- Những trang thiết bị phục vụ cho chuyến đi phục vụ cho
yêu cầu lưu trú của khách.
- Những tiện nghi phục vụ khách: Là tổng thể những điều
kiện thuận tiện phục vụ cho khách du lịch, nó là sự kết
hợp và cộng đồng trách nhiệm của nhiều ngành liên
quan đến du lịch (từ các thủ tục hải quan, độ láng mịn
của các tuyến đường vận chuyển khách các phương
tiện thông tin liên lạc, các dịch vụ, hàng hóa cung cấp
cho khách...)
Trang 7
1.2.2 Đặc điểm đặc thù của sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch khác với nhiều sản phẩm đơn
thuần, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan
và chủ quan, sản phẩm chủ yếu là các dịch vụ, đa
dạng, tồn tại dưới hình thức vật chất và phi vật chất
nên nó có các tính chất rất đặc thù của nó. Sản
phẩm du lịch có đặc điểm sau :
◊ Sản phẩm du lịch được bán cho khách trước khi họ thấy
hay trước khi họ hưởng thụ, du khách trả trước tiền cho
nhà cung cấp hay cho các tổ chức trung gian. Sản phẩm
du lịch là một sản phẩm trừu tượng không thể định
trước về mặt số lượng và chất lượng cụ thể.
◊ Sản phẩm du lịch là sản phẩm tổng hợp bao gồm vận
chuyển, lưu trú ăn uống... các loại hình dịch vụ...
◊ Sản phẩm du lịch là loại sản phẩm không thể tồn kho,
chu kỳ sống dài và không thể tăng theo ý muốn của
các nhà kinh doanh một cách nhanh chóng.
◊ Sản phẩm du lịch được bán ra một nơi có khoảng cách
rất xa cho nên muốn được phải qua nhiều kênh phân
phối hoặc có sự phối hợp của nhiều quốc gia trong
cùng một chuyến đi của du khách.
◊ Nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm du lịch dễ
bị thay thế, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như
tình hình chính trị, tình hình kinh tế xã hội... Đồng thời,
sản phẩm du lịch thường bị chi phối và mất cân đối bởi
tính thời vụ.
◊ Chu kỳ sống của sản phẩm du lịch được đánh giá có
quá trình dài, nó gồm 4 giai đoạn như sau :
1. Giai đoạn giới thiệu (còn gọi là giai đoạn khởi đầu)
2. Giai đoạn trưởng thành : Giai đoạn này có đặc tính
là sự tăng trưởng nhanh số lượng du khách, doanh
thu lợi nhuận...
3. Giai đoạn bão hòa : Có đặc điểm là không có
thể lôi kéo thêm được khách hàng mới.
4. Giai đoạn suy thoái : Biểu hiện của giai đoạn này là
có sự giảm sút rất nhanh ở các chỉ tiêu kinh tế
như số lượng du khách , doanh thu, lợi nhuận...
Sản phẩm du lịch hết sức đa dạng và phong phú.
Tùy theo phạm vi nghiên cứu mà chúng ta có các thể
loại về du lịch và các nhóm hàng trong sản phẩm du
lịch.
Phụ lục 1 : Các thể loại du lịch
Phụ lục 2 : Phân loại nhóm hàng trong sản phẩm du lịch
1.3Thị trường du lịch và doanh nghiệp lữ hành
1.3.1 Các khái niệm về thị trường du lòch
Trang 8
Qua phần trên, chúng ta đã có khái niệm về du lịch
và sản phẩm du lịch. Khi nói về sản phẩm du lịch thì
sẽ xuất hiện người mua - khách hàng, đó chính là các
khách du lịch. Khái niệm thị trường có quan hệ mật
thiết với các khái niệm như sản phẩm du lịch, khách
du lịch, cung cầu du lịch... mà chúng ta cần phải nắm
rõ.
Thị trường du lịch là nơi thực hiện sự trao đổõi sản
phẩm du lịch vì mục đích thỏa mãn nhu cầu mong muốn,
sức mua của khách hàng. Khách hàng là những người
tiêu dùng có nhu cầu và mong muốn tiêu thụ các sản
phẩm du lịch.
Cầu của du lịch là một thành phần quyết định tạo
nên thị trường du lịch. Cầu của du lịch là một tập hợp
những khách hàng có khả năng và mong muốn tiến
hành một cuộc trao đổi giúp cho họ thỏa mãn nhu cầu
tiêu thụ sản phẩm du lịch. Như vậy cầu của du lịch được
tạo ra từ nhu cầu của khách hàng nhưng nhu cầu đó đã
được biến thành mong muốn và sức mua thực tế. Trong
đó nhu cầu của khách là cơ sở ban đầu có ý nghóa
quyết định. Nhu cầu này tùy thuộc vào các tầng lớp
khách khác nhau về mức độ thu nhập, về địa phương cư
trú, về tập quán, về các nhu cầu tâm sinh lý cơ thể,
về giá cả... Cầu du lịch chịu tác động của hàng loạt
các nhân tố mà ta đã biết, trong đó nổi bật nhất là
nhân tố thu nhập. Chính nhân tố này đã tạo ra cơ cấu
phức tạp đa dạng của cầu về du lịch mà các đơn vị
kinh doanh du lịch cần phải nắm được và càng phải
chú trọng “đào sâu” công tác tiếp thị.
Cung của du lịch còn gọi là khả năng du lịch là
toàn bộ hệ thống của cải và dịch vụ mà bộ máy du
lịch đưa ra phục vụ cho khách, nó bao hàm một chuỗi các
nhiệm vụ trách nhiệm và hoạt động hợp thành các đơn
vị chức năng hoạt động trên thị trường du lịch, là một
hệ thống các hoạt động dịch vụ kinh doanh nhằm thỏa
mãn chuyến hành trình, tham quan, lưu trú do các đơn vị
kinh doanh du lịch thự hiện. Hay nói cách khác cung du lịch
chính là khả năng cung cấp sản phẩm du lịch và nói
đến yếu tố cung của du lịch chính là đề cập tới các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
Mối quan hệ giữa cung và cầu trên thị trường có
quan hệ và tác động ràng buộc lẫn nhau. Cung tác
động lên cầu qua khối lượng và cơ cấu của nó. Còn
cầu ảnh hưởng đến sự phát triển của cung quan việc
tăng tiêu thụ và phân hóa của cầu. Xu hướng đặc
trưng của thị trường du lịch là sự cân bằng tương ứng
giữa cung và cầu.
Thị trường du lịch có những đặc thù riêng so với
thị trường hàng hóa. Du khách thường ở rất xa các địa
điểm du lịch, thiếu những thông tin cần thiết để chuẩn
bị và thực hiện chuyến đi du lịch của mình. Thông tin về
cơ sở lưu trú về khí hậu của địa điểm du lịch, thông tin
về phong tục tập quán của cộng đồng daân
Trang 9
cư. Du khách sẽ được cung cấp, tư vấn từ một loại doanh
nghiệp đặc thù. Hoạt động tư vấn cung cấp thông tin, là
biểu hiện chức năng môi giới, trung gian giữa khách
hàng với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ, giữa cung
và cầu du lịch. Hoạt động du lịch loại này có nhiều
thuộc tính nhưng mục tiêu của doanh nghiệp là tổ chức
khai thác đến mức tối đa lượng khách tiềm năng khi mua
sản phẩm, tham gia tour du lịch do hãng tổ chức. Các
doanh nghiệp loại này cũng có thể có hoặc không có
cơ sở lưu trú khách sạn, hay các phương tiện vận chuyển.
Họ có thể không phải là doanh nghiệp trực tiếp bán ra
các dịch vụ lưu trú, vận chuyển. Việc đầu tư xây dựng
khách sạn hay các nhà hàng có thể có những doanh
nghiệp hay tập đoàn lớn đầu tư. Họ có thể sử dụng
trực tiếp các cơ sở họ có, hoặc nếu không có họ
đứng ra mua các dịch vụ và kết hợp các dịch vụ lại tổ
chức đi tour, tạo thành sản phẩm du lịch bán cho khách du
lịch.
Loại hoạt động du lịch như trên, mà nội dung có ba
thuộc tính tổ chức - sản xuất, môi giới trung gian và
khai thác là một loại hoạt động đặc biệt. Hoạt động
này có tên riêng : Hoạt động lữ hành.
1.3.2 Nội dung hoạt động và vai trò của doanh nghiệp lữ
hành
Doanh nghiệp lữ hành được xác định như là một loại
doanh nghiệp trung gian làm cầu nối giữa cung và cầu du
lịch trong thị trường du lịch, trong phạm vi một quốc gia
cũng như trong phạm vi du lịch quốc tế. Nghiên cứu chức
năng vài trò của hoạt động lữ hành thuộc phạm trù
lý thuyết có ý nghóa thực tiễn trong việc giải thích các
vấn đề có liên quan đến hoạt động các doanh nghiệp lữ
hành.
Khái niệm về doanh nghiệp lữ hành
Chúng ta biết rằng sản phẩm du lịch vốn đa dạng
và phong phú. Các doanh nghiệp về du lịch ngày nay
cũng trở nên đa dạng về loại hình, đông về số lượng, qui
mô cũng rất khác nhau. Các loại doanh nghiệp du lịch
thông thường kinh doanh theo các nhóm sản phẩm du lịch
bao gồm : doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lưu trú (khách
sạn,camping, motel, nhà trọ…), kinh doanh các loại hình
giải trí, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận chuyển
khách, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ ăn uống, nhà
hàng, quán bar… doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hướng
dẫn du lịch v.v…..
Một loại doanh nghiệp đặc biệt được ra đời sau hơn,
muộn hơn nhưng có vai trò rất quan trọng khi du lịch đã
trở thành một ngành kinh tế. Hoạt động của doanh
nghiệp này đóng vai trò cầu nối giữa cung và cầu du
lịch, đóng vai trò cầu nối giữa du khách và doanh
nghiệp cung ứng các loại dịch vụ hàng hóa du lịch cho
du khách. Doanh nghiệp có nhiệm vụ tổ chức và thực
hiện các chuyến đi du lịch , giúp các nhu cầu du lịch
thành thực tiễn : Doanh nghiệp lữ haønh.
Trang 10
Chúng ta có thể định nghóa về doanh nghiệp lữ
hành như sau:" Doanh nghiệp lữ hành là một đơn vị kinh
tế được thành lập và hoạt động với mục đích gián tiếp
hoặc trực tiếp làm môi giới giữa cung và cầu du lịch
trên thị trường trong nước cũng như trên phạm vi quốc
tế thông qua việc "sản xuất" tiêu thụ các loại dịch vụ
của chính doanh nghiệp hoặc của các đối tác bạn hàng
khác".
Nội dung hoạt động lữ hành
Hoạt động lữ hành mang bản chất 3 thuộc tính :
sản xuất - tổ chức , môi giới trung gian và khai thác.
Chúng xác định chức năng của một doanh nghiệp lữ
hành.Nhiệâm vụ của hoạt động lữ hành xét theo bản
chất được phân làm 4 nhóm:
- Nhóm các công việc chuẩn bị cho một hành trình du lịch
- Nhóm các công việc liên quan đến tổ chức hành trình du lịch
- Nhóm các công việc mang nội dung môi giới trung gian
- Những nhiệm vụ liên quan đến chức năng khai
thác của hoạt động lữ hành
Như vậy hoạt động lữ hành có hai nhóm chính :
-
Hoạt động có nội dung tổ chức - sản xuất
Hoạt động có nội trung môi giới trung gian.
Hoạt động tổ chức sản xuất là hình thức thể hiện
trực tiếp chức năng sản xuất của một hãng lữ hành.
Hoạt động tổ chức sản xuất được biểu hiện thông qua
việc chuẩn bị và tổ chức thực hiện các chuyến đi du
lịch cho từng cá nhân hay một tập khách với một
chương trình tổng hợp theo giá tour trọn gói.
Khi du lịch được thực hiện dưới hình thức tour trọn gói
thì yêu cầu khách quan phải xuất hiện một hình thức
dịch vụ tổng hợp. Hãng lữ hành đặt trước các loại dịch
vụ với yêu cầu về thời gian cung ứng. Sản phẩm của
hãng lữ hành sẽ là các loại dịch vụ doanh nghiệp cung
ứng cho du khách. Sản phẩm của hãng lữ hành sẽ là
sản phẩm được cấu thành phần lớn từ các đối tác,
họ là các doanh nghiệp chuyên doanh hoặc không
chuyên doanh du lịch. Hãng lữ hành (tour operator) sử
dụng các loại "nguyên liệu" để "chế biến ", "sản xuất"
ra loại sản phẩm là các tour du lịch đáp ứng nhu cầu
của du khách. Như vậy, có thể quan niệm sản phẩm lữ
hành là kết quả của một việc kết hợp sử dụng các
điều kiện, yếu tố tổ chức kỹ thuật với lao động
sống dưới sự điều hành của một doanh nghiệp đặc
biệt nhằm thỏa mãn một nhu cầu đặc biệt của xã hội.
Nội dung hoạt động môi giới trung gian của hoạt
động lữ hành là một trong hai nội dung chính của chức
năng cơ bản đối một doanh nghiệp lữ hành. Nhu cầu
khách quan và điều kiện bắt buộc tồn tại hoạt động
môi giới cỉa hoạt động lữ hành do các yếu tố sau :
Sự cách trở về địa lý dẫn đến cách trở về
Trang 11
không gian giữa cung và cầu, giữa doanh nghiệp cung
ứng các dịch vụ du lịch với du khách; do thiếu thông tin
cần thiết; có nhiều nhà sản xuất không có điều hiện
cung ứng sản phẩm một cách trực tiếp. Trong trường
hợp này các hãng lữ hành được làm đại lý tiêu thụ cho
các nhà sản xuất.
Bản chất của hoạt động môi giới trung gian của
doanh nghiệp lữ hành là các hoạït động đóng vai trò
cầu nối giữa du khách và các doanh nghiệp cung ứng
các dịch vụ du lịc nhằm cho du khách thỏa mãn hơn nhu
cầu về du lịch. Nội dung môi giới bao gồm các hoạt
động như : tư vấn, thông tin, giúp du khách thực hiện các
thủ tục, cung cấp các dịch vụ trọn gói, hay từng phần
cho du khách với tư cách được ủy quyền của doanh
nghiệp du lịch hoặc hãng lữ hành khác.
Đặc điểm hoạt động lữ hành
-
-
-
-
-
Hoạt động lữ hành mang tính chất tổng hợp đa dạng
với 3 thuộc tính tổ chức sản xuất, môi giới trung gian,
khai thác. Hoạt động lữ hành có đặc tính chung như
những hoạt động du lịch khác nhưng cũng có những
nét riêng biệt riêng :
Sản phẩm chủ yếu là các dịch vụ, đa dạng và tồn kho
dưới dạng phi vật chất. Sản phẩm lữ hành khi trở thành
hàng hóa có đặc tính chung của dịch vụ là không thể
dự trữ và bảo quản lâu dài.
Sản phẩm của hoạït động lữ hành không có điều
kiện cho du khách chiêm ngưỡng, thử trước, chúng được
"sản xuất", tiêu thụ tại chỗ . Thời gian sản xuất và
tiêu thụ nhiều khi đòi hỏi một chu kỳ thời gian dài từ
khi bắt đầu cho đến khi kết thúc một hành trình du lịch.
Hoạt động lữ hành mang tính quốc tế cao. Các hãng lữ
hành thỏa thuận công việc với nhau thông qua hợp
đồng, giao dịch bằng ngôn ngữ quốc tế thống nhất,
các tranh chấp được giải quyết thông qua các cơ quan
luật pháp quốc tế, chấp hành nghiêm ngặt các qui
định về thanh toán quốc tế …
Du khách không có điều kiện hưởng thụ hàng hóa trực
tiếp ngay . Các loại hàng hóa dịch vụ được cung ứng
dầøn trong suốt hành trình du lịch. Cùng một loại dịch
vụ nhưng khách được hưởng với chất lượng đa dạng do
nhiều nguồn cung cấùp.
Giá tổng hợp của sản phẩm du lịch do hãng lữ hành
cung ứng bao gờ cũng thấp hơn tổng trị giá các dịch vụ
đơn lẻ cộng lại.
Chất lượng dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào các đối
tác cung ứng. Chất lượng sản phẩm chỉ có thể đánh
giá một cách tổng hợp sau khi tour du lịch kết thúc.
Với những đặc điểm phức tạp đặc thù trong hoạt
động lữ hành, một hãng lữ hành muốn vươn lên trong
thị trường, thu hút được du khách con đường duy nhất là
phải làm hết sức mình đảm bảo uy tín với khách hàng
là du khách, với
Trang 12
các đối tác bạn hàng là các hãng lữ hành (hãng
gửi khách hoặc nhận khách) cũng như đối với các nhà
cung ứng dịch vụ.
Vai trò của doanh nghiệp lữ hành
Hoạt động của doanh nghiệp lữ hành đóng vai trò
cầu nối giữa cung và cầu du lịch, cầu nối giữa du
khách và doanh nghiệp cung ứng các loại dịch vụ hàng
hóa du lịch cho du khách. Hoạt động lữ hành là ngành
nghề tổng quát bao trùm, chiếm vị trí quan trọng nhất
trong các kinh doanh du lịch khác. Các nghề khác chỉ là
các bán phần, chuyên sâu. Sản phẩm của lữ hành bao
gồm trọn gói tất cảc các sản phẩm khác và nó tác
động cho các dịch vụ khác hoạt động và phát triển. Khi
du lịch lữ hành là sản phẩm trọn gói (package tour), thì
trong nó chứa cả dịch vụ lưu trú, hướng dẫn, ăn uống,
vận chuyển... Nhưng giá của nó về nguyên tắc, bao
giờ cũng thấp hơn giá các dịch vụ đơn lẻ cộng lại do
được hưởng giá ưu đãi (giá sỉ, giá đoàn, giá giảm,
hoa hồng….) Về lợi nhuận, ngoài các lãi từng phần
trên (do hoa hồng hay trực tiếp kinh doanh) nó còn có
lợi nhuận tổng thể.
Hoạt động lữ hành có ý nghóa to lớn, tác động
đến nhiều lónh vực khác nhau trong hoạt động du lịch.
Hoạt động hoa lữ hành có vai trò như động lực kéo con
tàu du lịch trong hành trình du lịch, có vai trò kích thích mối
quan hệ tạo lập các loại sản phẩm du lịch mới… Hoạt
động lữ hành có tác động cho du lịch phát triển cả
bề sâu, vừa mở bề rộng qui mô phạm vi hoạt động vừa
tác động cho du lịch phát triển với chất lượng cao hơn.
Hoạt động lữ hành từ khi hình thành đã phát triển với
tốc độ nhanh và giành được những thành quả rất
đáng khích lệ nhất là đối với những nước có ngành
du lịch phát triển. Công nghiệp du lịch thực sự đóng
góp vai trò to lớn trong nền kinh tế quốc dân.
1.4 Vai trò và ý nghóa kinh tế của du lịch quốc tế
Trong ngành du lịch, du lịch lịch quốc tế có vai trò
rất quan trọng, nóù tác động tích cực đến nền kinh tế
của đất nước và của một vùng thông qua việc tiêu
dùng của khách du lịch.
Thông qua tiêu dùng, du lịch tác dụng mạnh lên lónh
vực lưu thông và do vậy gây ảnh hưởng lớn lên lónh
vực khác của quá trình tái sản xuất xã hội. Kinh tế du
lịch gây biến đổi lớn trong cơ cầu của cán cân thu chi
của đất nước. Đối với du lịch quốc tế , việc khách
mang ngoại tệ đến đổi và chi tiêu ở khu du lịch làm
tăng tổng số tiền trong cán cân thu chi của vùng và
của đất nước. Còn đối với du lịch nội địa việc tiêu
tiền của dân ở vùng du lịch chỉ gây biến động trong
Trang 13
cơ cấu cán cân thu chi của nhân dân theo vùng chứ
không làm thay đổi tổng số như tác động của du lịch
quốc tế.
Thông qua lónh vực lưu thông mà du lịch có ảnh
hưởng tích cực lên sự phát triển của nhiều ngành công
nghiệp và nông nghiệp (như công nghiệp sản xuất vật
liệu xây dựng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp
gỗ, công nghiệp dệt, ngành trồng trọt, ngành chăn
nuôi v.v….). Du lịch quốc tế đòi hỏi hàng hóa có chất
lượng cao, phong phú về chủng loại và hình thức. Do vậy
du lịch quốc tế góp phần định hướng cho sự phát triển
các ngành ấy trên các mặt : số lượng, chất lượng
chủng loại và việc chuyên môn hóa của các xíù
nghiệp trong sản xuất. Ảnh hưởng của du lịch quốc tế
lên sự phát triển của các ngành cũng rất lớn
: sự sẵn sàng đón tiếp các du lịch : không chỉ thể hiện
ở chỗ đó có tài nguyên du lịch mà bên cạnh đó phải
có cơ sở vật chất kỹ thuật, hệ thống đừơng xá, nhà
ga, sân bay, bưu điện v.v…. Qua đó kích thích phát triển
tương ứng các ngành có liên quan. Ngoài ra du lịch phát
triển còn đánh thức một số ngành sản xuất thủ
công cổ truyền.
Kinh tế du lịch làm tăng thu nhập quốc dân trên
hai mặt sáng tạo và sử dụng. Hoạt động du lịch quốc
tế là nguồn thu nhập đáng kể cho đất nước. Ở các
nước du lịch phát triển thu nhập ngoại tệ từ du lịch quốc
tế chiếm 20% hoặc hơn thu nhập ngoại tệ của đất
nước. Ngoại tệ thu được từ du lịch quốc tế làm sống
động cán cân thanh toán của đất nước du lịch, góp
phần xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho đất nước.
Cũng như ngoại thương, du lịch quốc tế tạo điều
kiện cho đất nước tiết kiệm lao động xã hội khi xuất
nhập khẩu một số mặt hàng. Nó có tác dụng xuất
khẩu tại chỗ nhanh chóng và hiệu quả hơn xuất khẩu
ngoại thương. Xuất khẩu bằng du lịch còn là xuất các
dịch vụ mà ngoại thương không thực hiện được. Ngoài ra
đối tượng xuất khẩu của du lịch quốc tế còn là hàng
hóa, rau xanh, hàng lưu niệm v.v… là những mặt hàng
rất khó theo đường ngoại thương , mà muốn xuất khẩu
theo đường ngoại thương chúng ta phải đầu tư rất nhiều
chi phí cho việc đóng gói , bảo quản và vận chuyển mà
giá lại rất thấp. Việc xuất khẩu bằng du lịch quốc tế
luôn đảm bảo thực hiện doanh thu lớn hơn nhiều nếu
cùng hàng hóa đó đem xuất khẩu theo đường ngoại
thương. Hàng hóa trong du lịch là hàng hóa được bán với
gia bán lẻ, luôn đảm bảo cao hơn hàng hóa xuất bán
theo đường ngoại thương là gia bán buôn. Ngoài ra xuất
khẩu bằng du lịch quốc tế không tốn chi phí vận
chuyển quốc tế tốn ít chi phí đóng gói và bảo quản
như xuất khẩu ngoại thương vì vận chuyển trong phạm vi
đất nước, do vậy tiết kiệm chi phí và tránh được các
rủi ro. Du lịch quốc tế bị động có ý nghóa khác hẳn du
lịch quốc tế chủ động. Nó hình thức nhập khẩu đối với
đất nước gửi khách đi nớc
Trang 14
ngoài chứ không có tác dụng xuất khẩu như việc tổ
chức du lịch quốc tế dạng chủ động.
Việc phát triển du lịch quốc tế sẽ tạo ra nhiều
công ăn việc làm và tạo điều kiện tăng thu nhập cho
dân địa phương. Ngoài ra, du lịch quốc tế là phương tiện
tuyên truyền và quảng cáo không mất tiền cho đất
nước du lịch chủ nhà, khi khách đến khu du lịch khách
có điều kiện làm quen với một số mặt hàng ở đó.
Khi trở về đất nước của mình, khách bắt đầu tìm kiếm
các sản phẩm đó ở thị trường địa phương và nếu
không thấy, khách có thể yêu cầu các cơ quan ngoại
thương nhập các mặt hàng ấy. Theo cách này du lịch
quốc tế góp phần tuyên truyền cho nền sản xuất của
nước chủ nhà.
Sự phát triển du lịch quốc tế còn có ý nghóa quan
trọng đến việc mở rộng và củng cố các mối quan hệ
kinh tế quốc tế theo các hướng : ký kết hợp đồng trao
đổi khách giữa các nước, các tổ chức và các hãng du
lịch, tham gia các tổ chức quốc tế về du lịch. Ngoài ra
sự phát triển du lịch còn có ý nghóa lớn đối với việc
góp phần khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa và
dân tộc, góp phần bảo vệ và phát triển môi trường
thiên nhiên xã hội.
Qua nghiên cứu trên, chúng ta thấy rằng nhu cầu
về sản phẩm ngày càng phát triển và đa dạng, du lịch
là thực sự ngành kinh tế quan trọng. Nhận thức đúng
đắn nội dung của khái niệm du lịch và bản chất của
nó chính là tạo tiền đề để nghiên cứu và xây dựng
đúng đắn các giải pháp trong kinh doanh du lịch.
Những cơ sở lý luận thấy rõ rằng trong kinh doanh
du lịch, hoạt động lữ hành là hoạt động quan trọng nhất
để thúc đẩy du lịch, nó là đầu nối kết hợp giữa cung
và cầu du lịch, tạo cơ sở để hình thành và phát triển
các các loại sản phẩm du lịch mới. Với sản phẩm đặc
thù của du lịch và đặc điểm phức tạp đặc thù trong
hoạt động lữ hành, mỗi doanh nghiệp lữ hành để thu
hút được khách, để bán được sản phẩm, phải nắm bắt
nhu cầu đa dạng của du khách, đảm bảo uy tín trong kinh
doanh và coi trọng công tác tiếp thị.
Trên bình diện lớn hơn, với vai trò và ý nghóa kinh
tế to lớn của du lịch quốc tế, phát triển hoạt động lữ
hành quốc tế chính làø yếu tố chủ chốt để phát triển
ngành du lịch, tạo nguồn ngoại tệ cho ngành cũng như
cho nền kinh tế quốc dân. Thực sự đưa nghành công
nghiệp du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân.
Trang 15
Chương 2 :
THỰC TRẠNG CỦA DU LỊCH VIỆT NAM
TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH LỮ
HÀNH QUỐC TẾ
2.1 THỰC TRẠNG DU LỊCH VN TRONG HOẠT ĐỘNG LỮ HÀNH
QUỐC TẾ
2.1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển du lịch
Việt nam
Giai đoạn 1960-1975
Mặc dù là một nước có nhiều tiềm năng du lịch,
trước năm 1975 du lịch Việt Nam chưa được tổ chức và
phát triển. Điều kiện kinh tế kém, tình trạng chiến tranh
kéo dài, hoạt động du lịch chỉ là tự phát. Các doanh
nghiệp hoạt động với qui mô lớn và các tour-operator
lớn chưa xuất hiện. Các cơ sở lưu trú còn yếu kém.
Ngày 9/7/1960 chính phủ Việt nam ra nghị định 26/CP
thành lập "Công ty Du lịch Việt nam" đánh dấu thời
điểm ra đời của ngành du lịch Việt nam. Nhưng chức
năng nhiệm vụ chính của Công ty Du lịch Việt nam là đón
các đoàn khách của Đảng và Nhà nước. Nhiệm vụ kinh
doanh du lịch là thứ yếu.
Giai đoạn 1975- 1986
Sau ngày miền nam giải phóng, ngành du lịch đã
tiếp thu một số cơ sở vật chất chuyên ngành từ các
tỉnh phía Nam bao gồm khách sạn nhà hàng … và bắt
đầu một giai đoạn mới biến chuyển về hoạt động du lịch.
Ngày 27/06/78 Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Việt
nam ban hành nghị quyết số 282/NQ-QH phê chuẩn
thành lập Tổng cục Du lịch Việt nam.
Tổng cục Du lịch được thành lập, ngành du lịch quản
lý nhà nước theo hai cấp : Ngành và địa phương phối
hợp quản lý theo ngành và lãnh thổ. Tuy có thuận lợi,
nhưng trong giai đoạn này vẫn chỉ đạt kết quả hết sức
khiêm tốn : Đến cuối năm 1986 toàn ngành khai thác
và phục vụ được 59.359 lượt khách quốc tế và 474.174
lượt khách nội địa (con số thống kê tính cả phục khách
lưu trú). Nguyên nhân chính là sự kìm hãm của cơ chế
quản lý quan liêu bao cấp từ mô hình quản lý kế hoạch
hóa tập trung.
Giai đoạn sau 1986
Từ năm 1987, nhờ chính sách mở cửa của Nhà
nước ngành du lịch Việt nam mới “thay da đổi thịt”, số
lượng du khách đến Việt nam tăng bình quân
Trang 16
hàng năm 40,41%. Nếu như năm1987 Việt nam chỉ chiếm 0.7% trong
tổng số
10.52.181
khách du lịch đến vùng Đông nam Á thì 5 năm
sau con số này đã tăng lên đến 1,97% (1992 có khoảng
20.300.000 du khách đến Đông nam Á).
Đánh giá được tầm quan trọng của ngành du lịch,
ngày 22/06/93 chính phủ đã ra nghị quyết số 45/CP về
đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch Việt nam.
Nghị quyết đã khẳng định : Du lịch là một ngành
kinh tế quan trọng, Đảng và Nhà nước coi "phát triển
du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường
lối phát triển KT-XH nhằm góp phần thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước "
Các doanh nghiệp du lịch được thành lập với số
lượng ngày càng đông, đa dạng với các thành phần kinh
tế khác nhau và dần phát triển. Đến năm 1997 du lịch
Việt nam đã có mối quan hệ hợp tác du lịch với trên
800 hãng của 50 nước khác nhau trên thế giới. Du lịch
Việt nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ
chức du lịch Thế giới từ năm 1981, là thành viên của
hiệp hội du lịch Châu Á Thái Bình Dương từ năm 1989
và tích cực tham gia các hoạt động du lịch khu vực nhằm
xúc tiến phát triển ngành du lịch.
Bắt nguồn từ gần như hai bàn tay trắng, đến nay
ngành du lịch Việt nam đã đạt được những thành tựu
nhất định. Khách quốc tế tăng từ 670 nghìn lượt người
năm 1997 lên 1,7 triệu lượt năm, trung bình mỗi năm
tăng 26,5%. Đặc biệt năm 1994 số lượng lượt khách
quốc tế vào Việt nam đã được 1 triệu. Thu nhập xã
hội từ du lịch năm 1993 là 3.250 tỷ đồng, đến 1997 đạt
8.700 tỷ đồng, trong khi doanh thu toàn ngành tăng trung
bình 24,9% (năm1993 đạt 2.500 tỷ đồng, năm1997 đạt
7.000 tỷ đồng). Mặc dù số lượng còn kém so với các
nước và hoatï động du lịch trong thời gian qua có bộc lộ
những tồn tại yếu kém cần khắc phục nhưng đây là
mức tăng trưởng khá cao so với các nước trong khu vực,
đánh dấu kết quả khả quan cho sự phát triển của
ngành, đặc biệt là sự phát triển vượt bậc cơ sở vật
chất của ngành dịch vụ lưu trú khách sạn và số lượng
khách lưu trú.
2.1.2 Kết quả và tình hình hoạt động lữ hành quốc
tế thời gian qua. Loại hình hoạt động của các
doanh nghiệp du lịch hiện nay ở Việt nam Hiện
nay doanh nghiệp du lịch tại Việt nam được hiểu như
sau: “Doanh
nghiệp du lịch là đơn vị kinh doanh được thành lập nhằm mục đích tạo
nguồn lợi
nhuận chủ yếu bằng việc kinh doanh dịch vụ du lịch”.
Các loại hình hoạt động hiện tại của doanh nghiệp bao
được thể hiện thành nghề cơ bản như sau :
♦ Dịch vụ lữ hành : Xây dựng, bán các chương trình du
lịch hoặc tổ chức các tuyến du lịch theo yêu cầu
của khách hoặc làm đại lý bán các chương
Trang 17
♦
♦
♦
♦
♦
trình du lịch; tổ chức các chuyến du lịch đã bán cho khách.
Dịch vụ hướng dẫn du lịch.
Dịch vụ quảng cáo và thông tin du lịch.
Dịch vụ lưu trú và phục phụ ăn uống trong các
khách sạn nhà nghỉ, motel, nhà khách, nhà hàng...
Dịch vụ vận chuyển khách : bằng các phương tiện
và vận chuyển đường bộ, đường sông đường biển
và đường không.
Các loại dịch vụ khác: Dịch vụ visa, thủ tục nhập
xuất cảnh, bán hàng lưu niệm, book vé, phòng,
đăng cai tổ chức hội nghị hội thảo v.v...
Các tổ chức chuyên doanh lữ hành nếu có thị
trường ổn định và một sốø các điều kiện cơ sở
khácsẽ được phép kinh doanh lữ hành quốc tế (doanh
nghiệp lữ hành quốc tế), tức là được kinh doanh tổ
chức đón khách nước ngoài và công dân Việt nam cư
trú ở nước ngoài đến Việt nam du lịch, đưa công dân
Việt nam đi du lịch nước ngoài.
Trong các các nghề, dịch vụ lữ hành là ngành
nghề tổng quát bao trùm, chiếm vị trí quan trọng nhất.
Đây chính là ngành nghề chủ chốt của công nghiệp du
lịch mà chúng ta nghiên cứu ở đây, nó được mệnh danh
là “con gà đẻ trứng vàng”, đem lại thu nhập ngoại tệ
cho nền kinh tế quốc gia.
Đánh giá kết quả và tình hình hoạt động kinh doanh lữ
hành quốc tế
Có thể nói du lịch Việt nam, lữ hành quốc tế nói
riêng chỉ thực sự phát triển từ những năm từ 90 trở
lại đây. Với bắt nguồn từ gần như hai bàn tay trắng,
các doanh nghiệp trong ngành đã đạt kết quả đáng khích
lệ :
Bảng 1 : Số lượng lượt khách quốc tế vào Việt nam
1993
1994
1995
1996
1997
199
199
8
9
Tổng số
600.4 1.018.2 1.351.2 1.607.1 1.715.6 1.520.1
1.731.7
136,
169,
132,
118,
106,
88,
114
Lượng khách
5
6
7
9
8
6
%
năm trước
(Nguồn : Tổng cục du lịch)
Nhìn chung, Việt nam có tỷ lệ tăng số khách quốc
tế hàng năm ở mức 25% là một con số khá đạt so
với nền du lịch non trẻ như Việt nam. Tuy nhiên những
năm gần đây, từ năm 1996 tốc độ tăng trưởng không
ổn định, có dấu hiệu chựng lại và giảm sút. Nếu trong
thời gian từ 1990-1994 tốc độ tăng của khách quốc tế
vào Việt nam luôn ở mức trên 35%, thì từ 1995 trở lại
đây mức tăng chỉ hơn 10 % và còn giảm (năm 1998
giảm 11%).
Với lượng khách quốc tế đạt được với mức như trên
đó là thành quả và sự nỗ lực và cố gắng lớn. Nhưng
điều đó chưa thể nói được là hoạt động lữ haønh
Trang 18
quốc tế của các doanh nghiệp cũng đạt được kết quả
tăng trưởng như trên. Với quan điểm thực tế và khoa học
hơn, dám nhìn nhận hơn, có thể nói rằng các số liệu
của chúng ta về chỉ tiêu khách du lịch thống kê
không được sát thực. Do ngay quan điểm ban đầu nên
các báo cáo cũng như thông tin truyên truyền trên báo
chí thường chỉ tính đến số khách quốc tế nhập cảnh khi
nói về kết quả hoạït động kinh doanh du lịch khiến cho
chúng ta cảm giác "sống trên mây" về hoạt động của
lữ hành quốc tế. Số liệu tăng trưởng trên một phần
nào cũng đánh được sự phát triển của ngành về số
lượng khách phục vụ (lưu trú vận chuyển, ăn uống…. khi
khách vào hội họp, làm việc v.v… ) nhưng dễ bị hiểu
không chính xác và cảm giác lầm tưởng rằng chúng ta
đã đón được trên một triệu khách quốc tế là trên
một triệu khách du lịch vào đi tour Việt nam.
Căn cứ trong "Qui chế quản lý kinh doanh du lịch"
(ban hành kèm theo nghị định số 37/HĐBT ngày
28/01/1992 của Hội đồng bộ trưởng) định nghóa rằng
:"Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người
Việt nam định cư ở nước ngoài và lưu đêm ở Việt
nam… ". Với khái niệm này, toàn bộ số khách nhập
cảnh Việt nam và có lưu đêm ở Việt nam đều được
thống kê là khách du lịch quốc tế (chắc chắn số liệu
của bảng trên đã được thống kê từ số khách nhập
cảnh của các cửa khẩu). Do đó, chúng ta có ý tưởng
và thống kê, đánh giá tình hình bị thiếu chính xác.
Hiện nay, khái niệm này đã có sửa đổi lại. Trong
điều 20 của Pháp lệnh Du lịch ngày 20/02/1999 đã xác
định lại rõ :"Khách du lịch nội địa là công dân Việt nam
và người nước ngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong
phạm vi lãnh thổ Việt nam. Khách du lịch quốc tế là
người nước ngoài, người Việt nam định cư ở nước ngoài
vàoViệt nam du lịch và công dân Việt nam, người nước
ngoài cư trú tại Việt nam ra nước ngoài du lịch", theo
điều 10 trong pháp lệnh :" Du lịch là hoạt động của con
người ngoài nơi cư trú thăm thỏa mãn nhu cầu tham
quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong trong thời gian nhất định.
Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp, trừ trường
hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập"
Như vậy, con số về khách du lịch nước ngoài
vàoViệt nam còn nhỏ hơn số trên rất nhiều. Nếu
thống kê theo chỉ tiêu mục đích nhập cảnh chúng ta có
số liệu sau (loại visa nhập cảnh của khách tại các cửa
khẩu) :
Bảng 2: Số lượng khách nhập cảnh phân theo mục đích chuyến đi (trang
sau)
Rõ ràng số lượng khách du lịch thuần túy còn thấp
và chưa hề vượt 1 triệu khách. Thậm chí, số khách du
lịch còn thấp hơn nhiều so với thống kê trên vì : rất
nhiều khách vào làm việc, để nhanh chóng tiện lợi họ
thông qua các Công ty du lịch làm dịch vụ visa du lịch
nhập cảnh Việt nam; có số Việt kiều thăm thân
Trang 19
tính trong đó; số lượng lớn khách nhập cảnh đường bộ
sử dụng visa du lịch để buôn bán tiểu ngạch tại biên
giới Việt nam -Trung quốc và biên giới Campuchia. Quả
thực với số liệu bảng 2 tỷ lệ Việt kiều chiếm không
nhỏ và số liệu thống kê về đường nhập cảnh bảng 3
phần nào xác nhận đánh giá trên.
Bảng 3 : Số lượng khách nhập cảnh theo các phương tiện
Đườnghàng
không
Đường bộ
Đường biển
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
528.3
72
53.65
2
18.41
940.7
07
46.52
2
31.01
1.206.7
99
122.7
52
21.74
939.6
35
505.6
53
161.8
1.033.7
43
550.4
14
131.4
873.6
90
489.2
74
157.1
10220
73
571.74
9
187.93
(Nguồn : Tổng cục du lịch)
Do thống kê thiếu chính xác như vậy, khiến công
tác dự báo sai lệch, sự phát triển dịch vụ lưu trú đã
tăng quá nhanh. Điều này giải thích nghịch lý xảy ra
trong khi khách vào đang chựng lại thì những năm qua số
phòng khách sạn vẫn tiếp tục tăng và vượt quá nhu
cầu thực tế. Do đó, hiệu xuất sử dụng phòng thấp, ế
ẩm xảy ra là điều dễ hiểu.
Một yếu tố về tình hình khách du lịch quốc tế
vào Việt nam cần phải được đánh giá là thời gian lưu
lại của khách tại Việt nam rất ngắn và mức chi tiêu
của khách thấp. Theo số liệu thống kê của Tổng cục
Du lịch thì thời gian lưu lại trung bình của khách tại Việt
nam là 4,5 ngày (Thái lan là 8,4). Hệ số sử dụng phòng
của các cơ sở lưu trú khách sạn của chúng ta hiện
nay rất thấp (Việt nam trung bình 43%, Singapore 83,4%,
Thái lan 56,6%). Tổng cục Du lịch ước tính khách du lịch
nước ngoài khi đến Việt nam chi tiêu trung bình 500
USD/người cho các dịch vụ, mua sắm. Mức này thấp hơn
trung bình 700USD của thế giới, thua xa mức chi tiêu của
du khách đến các nước khu vực như Thái lan (trên 1000
USD/người), Malaysia(800-1000 USD). Đánh giá về nguyên
nhân khách rất ít chi tiêu này : chất lượng hàng hóa
và dịch vụ không phong phú và ổn định, phần lớn
phải thanh toán bằng tiền mặt, số ngày lưu trú ít ;
đồng thời, dù tỷ giá ngoại tệ có khá cao để thu hút
khách chi tiêu, nhưng với cơ chế 2 giá như hiện nay, đã
làm hạn chế sự chi tiêu mua sắm của du khách rất
nhiều. Có lẽ thấy rằng, rằng sản phẩm du lịch nói
chung còn yếu, không phong phú, cơ cấu chi tiêu của
khách hầu như tiền phòng chiếm đa số còn như các dịch
vụ khác chi tiêu không đáng kể gì, đặc biệt tỷ lệ vui
chơi giải trí chiếm tỷ lệ rất thấp (6,91%). Điều này
không tránh khỏi sự giảm thu ngoại tệ từ khách du lịch
quốc tế.
n
uống
17.68
%
Thuêph
òng
45.36%
Chi phí
khác
9.72%
Mua
hàng
9.70%
Vui
chơi
giải
trí
6.91%
Đi lại
10.63%
Trang 20
Bảng biểu 4 : Cơ cấu chi tiêu của khách nước ngoài du lịch tại Việt nam
các năm qua
Tổng số
100%
Thuê phòng
45,36
Ăn uống
17,68
Mua hàng
9,70
Vui chơi và giải trí
6,91
Đi lại
10,63
Chi phí khác
9,72
(Nguồn : Tổng cục du lịch)
Kết quả hoạt động của doanh nghiệp lữ hành
quốc tế chính là thước đo đánh giá sự phát triển và
trình độ của ngành du lịch của mỗi quốc gia và thể
hiện ở số lượng khách quốc tế chủ động (inbound).
Xét về tỷ lệ tăng trưởng khách quốc tế nhập cảnh
Việt nam thì chúng ta có nhiều năm có tỷ lệ tăng
trưởng khá, tuy nhiên về cơ cấu của khách nhập cảnh
tỷ lệ khách du lịch hầu như không tăng. Số tour trọn
gói bán cho khách chiếm tỷ lệ thấp. Trên thực tế để
thống kê được số khách du lịch đi tour trọn gói là một
vấn đề khó thực hiện được, chủ yếu dựa vào báo cáo
của các doanh nghiệp. Theo qui chế quản lý lữ hành,
doanh nghiệp lữ hành quốc tế phải đảm bảo trực tiếp
ký kết với thị trường nước ngoài để tổ chức đi tour
trọn gói ít nhất là 500 lượt khách quốc tế/1 năm, đạt
tỷ lệ khách đi tour trọn gói là 20% trở lên. Chính vì vậy,
hầu hết các doanh nghiệp đều báo cáo số khách đi
tour trên 500 lượt khách đi tour trọn gói để đảm bảo đủ
điều kiện tiếp tục kinh doanh lữ hành quốc tế, nhưng
thực tế chỉ xin visa cho khách hoặc thực hiện dịch vụ
bán phần. Theo ước tính của các chuyên viên quản lý
ngành, tỷ lệ đi tour trọn gói thực tế khoảng 12,7% so với
tổng số khách xin vào, khoảng 30% khách có dịch vụ
từng phần như đặt phòng, thuê xe, mua vé hộ... còn lại
là khách du lịch ba-lô hoặc vào kết hợp du lịch, đi tự do
tức là chỉ mua (trả phí) dịch vụ visa. Các khách vào du
lịch Việt nam hầu như chỉ vào một lần, số lượng vào
du lịch lần hai chiếm rất ít (4,2% trong khi Thái lan là
37%). Các doanh nghiệp lữ hành có số lượng tour
inbound trọn gói thấp, số lượng thấp hơn 1000 khách
chiếm đa số (trừ một số các đơn vị chuyên doanh đầu
đàn như Vietnam Tourism, Saigon Toursist, Hanoi Tourist...). Có
một số khá lớn chỉ chuyên kinh doanh dịch vụ visa, có
một số chuyên thu gom khách từ các cá nhân kinh
doanh bất hợp pháp hoặc tiếp tay với du lịch nước
ngoài kinh doanh bất hợp pháp (trực tiếp tổ chức tour
trọn gói cho khách nước ngoài vào Việt nam), để cho
nước ngoài núp bóng.
Sự giảm lượng khách quốc tế lại ảnh hưởng đến
tính chất hoạt động kinh doanh lữ hành quốc tế. Các
doanh nghiệp phải tăng cường kênh tiêu thụ sản
phẩm trực tiếp, thực hiện kinh doanh đưa khách Việt nam
đi du lịch nước ngoài (outbound). Lượng khách outbound tuy
có tăng (79% năm 1998) nhưng chỉ số
Trang 21
tuyệt đối vẫn thấp (dưới 20.000 người). Trước tình hình
đó, nhiều doanh nghiệp tăng cường quảng cáo tiếp thị
trực tiếp, tổ chức các chương trình tour phục vụ đối
tượng khách nội địa đặc biệt trong dịp lễ hội và dịp hè.
Chiến lược khai thác thị trường nội địa đã được nhiều
doanh nghiệp đưa lên hàng đầu, số lượng khách du lịch
nội địa tăng 25% năm 1998 và tăng 29% năm 1999.
Một số doanh nghiệp đã tổ chức tiếp thị, phân phối
trực tiếp rộng rãi đến cơ quan, trường học, xí nghiệp với
cơ chế giá rất "bình dân". Hoạt động outbound và du lịch
nội địa hiện đang tăng trưởng nhanh.
Khách quan mà nói thì cũng có nhiều doanh nghiệp
lữ hành quốc tế hoạt động bài bản, định hướng
chuyên nghiệp cao, sản phẩm đa dạng và từng bước
nâng cao chất lượng,ï có nhiều cố gắng và đầu tư
đáng kể vào công tác tiếp thị và quảng cáo sản
phẩm du lịch Việt nam, gia nhập các tổ chức du lịch
quốc tế như PATA, ASTA, JATA... xây dựng mối quan hệ tốt
với bạn hàng quốc tế .
Saigon Tourist và Vietnam Tourism là các đàn anh đầu
đàn trong ngành du lịch, đã hình thành hàng chục năm,
với tư cách hãng du lịch quốc gia nên tạo rất nhiều uy
tín trên thị trường, Hoạt động lữ hành của Công ty thực
sự phát triển kể cả inbound, outbound và du lịch nội
địa. Vừa qua, Sàigòn Tourist có thành công rất lớn, mở
ra tín hiệu rất đáng vui mừng cho hoạt động lữ hành
quốc tế là sự kiện đón tàu du lịch của hãng Star
Curises ngày 07/09/99 mang theo 2000 khách quốc tế. Đây
là một hoạt động kinh doanh lữ hành chuyên nghiệp cao,
có tính chất liên kết đa quốc gia và mang lại lượng khách
rất lớn trong chương trình này (khoảng 150 ngàn khách).
Ngoài hai con chim đầu đàn của du lịch lữ hành và
các doanh nghiệp lữ hành của Tổng cục và Hà nội,
mấy năm nay còn nổi lên nhiều doanh nghiệp thu hút
được lượng khách đi tour như Bến Thành Tourist, Incotour,
Vietrvel, Fiditour, VYC… các Công ty trên cũng là một
trong những Công ty có khách đông và nhiều khách
tour trọn gói. Tuy nhiên, số lượng khách làm visa của các
Công ty trên còn chiếm tỷ không nhỏ.
Ngoài ra cũng phải công nhận kết quả hoạt động
lữ hành của các liên doanh. Hiện tại, liên doanh trong
lữ hành quốc tế chưa có chủ trương phát triển, mới có
tổng cộng 8 liên doanh được cấp giấp phép hoạït động.
Số lượng được cấp giấy phép hoạït động còn rất ít,
nhưng là những doanh nghiệp đưa khách vào đi tour trọn
gói với số lượng rất cao do nguồn khách từ Công ty
mẹ cung ứng qua. Mỗi liên doanh đều có tính chất
chuyên nghiệp cao và nguồn khách vào Việt nam đi
tour rất ổn định, trung bình mỗi năm khoảng 10.000
khách như Công ty Hongnhi cho nguồn khách Đài loan, Apex
cho nguồn khách Nhật, Exotissimo Travel cho nguồn khách
Pháp…. Đây cũng là một vấn đề cần xem
Trang 22
xét lại trong quan điểm nhìn nhận về vấn đế hoạt động
lữ hành quốc tế và việc cấp giấy phép cho liên doanh
lữ hành quốc tế.
Nhìn nhận chung về tình hình và kết quả hoạt động,
trừ một số các đơn vị chuyên doanh đầu đàn, cách tổ
chức du lịch lữ hành của hầu hết các doanh nghiệp
đều chưa có tính chuyên nghiệp cao, mà còn chắp vá
tạm bợ. Các Công ty còn lại cũng chưa có một thế
mạnh gì đặc sắc, tạo được sản phẩm đặc thù của mình.
Hầu hết, các sản phẩm đều giống nhau, cũng vẫn là
các danh lam thắng cảnh Nha Trang Đà lạt Vũng tàu,
Huế.... Chỉ chủ yếu giành và giữ khách là do chính
sách giá, các sản phẩm du lịch (tour) chào bán đều
giống nhau hậu quả là sản phẩm du lịch của ta mất tính
hấp dẫn và nhàm chán.
Để khắc phục sự giảm sút số lượng khách du lịch
quốc tế vào Việt nam, trên phương diện vó mô một loạt
các sự kiện về du lịch đã được khơi dậy niềm tin mới :
Lần đầu tiên sau 38 năm xây dựng và trưởng thành,
ngành du lịch đã có pháp lệnh về du lịch; bên cạnh
đó, Ban chỉ đạo Nhà nớc về du lịch đã được thành
lập, thực hiện chương trình hành động quốc gia về du lịch
với chương trình hành động quốc gia "Việt nam - điểm
đến của thiên niên kỷ mới" và triển khai đến từng
doanh nghiệp. Tuy nhiên, quan hệ liên ngành còn nhiều
vướng mắc khó khăn. Công tác quản lý Nhà nước
còn nhiều bất cập, cán bộ của ngành còn thiếu, kinh
nghiệm quản lý và kinh doanh du lịch chưa nhiều. Nhận
thức du lịch khá hơn nhưng chưa đầy đủ. Các chế độ
chính sách đầu tư chưa phù hợp, chưa thể hiện đúng
chủ trương phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước.
Đặc biệt nguồn ngân sách; chưa đáp ứng kịp khiến
chương trình thực hiện còn chậm.
Hà nội đã tổ chức "Thăng long mùa thu", TP.Hồ
Chí Minh đã tổ chức "Hội chợ đất phương Nam". Nhìn
chung, qui mô và trình độ tổ chức thành công. Tuy nhiên
nó vẫn mang nặng sự long trọng của phần lễ, mang tính
hô hào hình thức, chưa mang tính chất hội; hình như chỉ
"mình khai thác ta". Toàn bộ hộïi chợ chỉ toàn doanh
nghiệp các địa phương, khách Việt nam vào thưởng thức
ẩm thực, chưa gắn lễ hội vào sản phẩm du lịch, chưa
có tác dụng thu hút tiếp thị khách quốc tế. Dù sao
đây là một trong những cố gắng rất lớn về mặt vó mô
trong quản lý và xúc tiến du lịch của ngành du lịch. Hy
vọng với tiềm năng du lịch của Việt nam và sự tác
động tích cực của Nhà nước, các khó khăn, yếu kém
trong ngành được tháo gỡ và tạo điều kiện cho hoạt
động lữ hành quốc tế và ngành du lịch nói chung phát
triển.
2.1.3
Phân tích thực trạng trong kinh doanh lữ
hành quốc tế và sản phẩm du lịch Việt nam
hiện nay
Có nhiều ý kiến cho rằng có tình hình giảm sút
yếu kém như trên do ảnh hưởng của cuộc khủûng
hoảng kinh tế tài chính tiền tệ ở Đông Nam Á. Thực tế
Trang 23