Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Tiểu luận về phản ánh dạy thêm học thêm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.31 KB, 14 trang )

TỈNH ỦY QUẢNG NINH
TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ NGUYỄN VĂN CỪ

TIỂU LUẬN CUỐI KHĨA
Chương trình bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng
và tương đương

ĐỀ TÀI: XỬ

LÝ ĐƠN THƯ CỦA CÔNG DÂN ĐỐI VỚI
GIÁO VIÊN TRƯỜNG THCS

Họ tên học viên

: ĐỒN THANH TN

Đơn vị cơng tác

: TRƯỜNG THCS TRÀNG LƯƠNG

Lớp

: LỚP BỒI DƯỠNG CBQL CẤP PHÒNG VÀ
TƯƠNG ĐƯƠNG …

Quảng

Ninh, tháng 7 năm 2022


MỤC LỤC



PHẦN I: MỞ ĐẦU
Xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức trong sạch, có năng lực, phẩm chất đạo
đức tốt là một vấn đề rất cơ ban, quan trọng được Đảng và Nhà nước ta thường
xuyên quan tâm. Sở dĩ vấn đề này được đề cập nhiều vì nó khơng chi xuất phát từ
vai trị, vị trí hết sức quan trọng của đội ngũ cán bộ, viên chức trong công tác xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng
và nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính Nhà nước, mà nó cịn xuất phát
từ những hạn chế, yếu kém về chất lượng của một bộ phận trong đội ngũ này ở
khơng ít các cơ quan, đơn vị trường học.


Bên cạnh những mặt mạnh là cơ bản và chủ yếu thì một bộ phận đội ngũ cán
bộ viên chức các trường học vẫn cịn hạn chế và thiếu sót nhất định, về chính trị, tư
tưởng, cịn có cán bộ, viên chức còn dao động, suy giảm niềm tin đối với Đảng, với
chế độ XHCN, với công cuộc đổi mới của nhân dân ta hiện nay. Về phẩm chất đạo
đức và lối sống, cịn có cán bộ, cơng chức thối hóa, biến chất, lợi dụng chức quyền
để tham nhũng, bn lậu, làm giàu phi pháp, quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu quần
chúng, gây ảnh hưởng tới phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ, đảng viên, từ đó làm
suy giảm niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước ta.
Một trong những nguyên nhân cơ bản nữa của những hạn chế, thiếu sót nói
trên chủ yếu là do khi đi vào cơ chế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, trước sự
cám dỗ của tiền tài, vật chất, những địn tiến cơng hiểm độc của các thế lực thù
địch, nhiều cán bộ đã lơ là tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu, né tránh tự phê bình và
phê bình nên bị chủ nghĩa cá nhân lấn át. Mặt khác, công tác cán bộ của nhiều cấp
ủy và tổ chức Đảng bị buông lỏng, yếu kém và có những sai phạm cả về quan điểm
vá phương pháp; công tác tư tưởng, công tác lý luận, cơng tác tổ chức, cán bộ có
những yếu kém, bất cập. Tổ chức còn cồng kềnh, chồng chéo, kém hiệu lực và hiệu
quả. Một bộ phận cán bộ, công chức thối hóa biến chất, thiếu năng lực". Kỷ luật
cán bộ, viên chức là một nội dung thuộc công tác quản lý hành chính Nhà nước.

Khi xem xét kỷ luật cán bộ, viên chức mắc sai lầm khuyết điểm phải đặc biệt chú ý
kết hợp chặt chẽ, đa dạng các nguyên tắc quản lý khác nhau. Trên cơ sở những
nguyên tắc đó, địi hỏi mỗi cơ quan trong cơng tác quản lý cán bộ, công chức, viên
chức phải thường xuyên quản lý cả về tiêu chuẩn, cả về tư tưởng đạo đức, tác
phong làm việc, lấy giáo dục thuyết phục là chính để ngăn chặn khuyết điểm và
tiêu cực. Song khi phát hiện cán bộ, viên chức có khuyết điểm thì phải có biện pháp
đấu tranh kiên quyết, khơng bao che; xem xét sự vật, hiện tượng một cách toàn
diện, triệt để, kể cả mặt khách quan và chủ quan để xử lý một cách chính xác, đảm
bảo giữ nghiêm kỷ luật của Đảng pháp luật của Nhà nước.


Bản thân tôi là một cán bộ quản lý trong ngành Giáo dục và Đào tạo; Qua
khóa Bồi dưỡng lãnh đạo quản lý cấp phòng và tương đương tại trường đào tạo cán
bộ ……………., được trang bị những kiến thức tổng quan, các kỹ năng về lãnh
đạo, quản ]ý đối với lãnh đạo cấp phịng, tơi xin chọn tình huống "Xử lý đơn thư
của công dân đối với giáo viên trường THCS” làm đề tài tiểu luận tình huống cuối
khố học. Đây là một cơ hội tốt để bản thân vận dụng những kiến thức đã học, liên
hệ với thực tế, trên cơ sở đó suy nghĩ, tìm tịi đưa ra những giải pháp thiết thực phù
hợp giúp cho quá trình cơng tác của bản thân ngày càng tốt hơn. Với sự hiểu biết
của bản thân còn hạn chế, thời gian nghiên cứu chưa được nhiều, kính mong nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ của các thầy giáo, cô giáo trong nhà trường để những
nội dung trình bày trong tiểu luận này được đầy đủ hơn, có giá trị lâu dài trong thực
tiễn.
PHẦN II. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1. Mơ tả tình huống

Cơ giáo Nguyễn Thị Nh, sinh năm 1987 là giáo viên dạy văn hóa cấp Tiểu
học được điều động về trường công tác từ tháng 8/2010, hiện tại cô Nh đã có gia
đình, chồng cơ là bộ đội cơng tác xa nhà. Trong q trình cơng tác cơ ln được
bạn bè, đồng nghiệp, học sinh quý mến, tin yêu và bản thân nhiều năm liền là lao

động tiên tiến đạt danh hiệu chiến sỹ thi đua cấp cơ sở. Tuy nhiên vào tháng
11/2021 ban giám hiệu nhà trường nhận được đơn của công dân tên Dũng gửi qua
đường bưu điện (khơng có địa chỉ cụ thể của người gửi) có nội dung phản ánh về
cơ Nh:
- Có mối quan hệ không trong sáng với một phụ huynh học sinh tên Cường ở
lớp cơ Nh làm chủ nhiệm (có một số hình ảnh kèm theo);
- Tổ chức dạy thêm khơng đúng quy định tại nhà.


Sau khi xem xét nội dung đơn, ngày 22/11/2021 Hiệu trưởng trường THCS
Tràng Lương đã ban hành Quyết định số 215/QĐ-THCS “V/v thành lập tổ kiểm tra,
xác minh nội dung đơn thư đối với giáo viên Nguyễn Thị Nh".
Từ ngày 25/11/2021 đến 26/11/2021 Tổ kiểm tra, xác minh đã làm việc với
cá nhân cơ Nh, tìm hiểu qua một số hộ dân và lãnh đạo khu phố cô Nh đang sinh
sống để xác minh những nội dung công dân Dũng phản ánh trong đơn.
Qua nghiên cứu, tìm hiểu đồn kiểm tra có kết luận như sau:
* Việc cơ Nh có quan hệ không trong sáng với một phụ huynh học sinh tên
Cương tại lớp cô chủ nhiệm là không đúng sự thật. Riêng các hình ảnh gửi kèm là
ảnh chụp cô Nh gặp gỡ PHHS trong một sự việc giải quyết vi phạm của học sinh và
có sự cắt ghép chỉnh sửa ảnh bằng công nghệ.
* Việc cô Nh tổ chức dạy thêm không đúng quy định tại nhà riêng là đúng sự
thật.
Vậy qua tìm hiểu và làm việc với cơ Nh và những người có liên quan, tổ
kiểm tra đánh giá nội dung đơn thư có một phần là đúng sự thật, cịn lại là khơng có
cơ sở để khẳng định như nội dung trong đơn. Do là đơn thư nặc danh, khơng có tên
người gửi, khơng có số điện thoại liên hệ và khơng có bằng chứng nên tổ kiểm tra
nhận định đây có thể là việc gây rối mất đoàn kết, đặc biệt là hạ uy tin, phá vỡ hạnh
phúc gia đình cơ Nh.
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
- Sự việc tại trường THCS cần phải được xử lý kịp thời, hợp tinh hợp lý và

nghiêm minh, đê nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên trong ngành
GD&ĐT, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Chấn chỉnh hiện tượng các thông
tin nội bộ của trường bị phát tán ra ngoài xã hội.


- Củng cố lại tổ chức, đội ngũ của trường THCS, ổn định tinh thần của cán
bộ, giáo viên, chấn chỉnh hiện tượng mất đoàn kết nội bộ, tổ chức cơng đồn nhà
trường phải nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của đồn viên cơng đồn, xây dựng
tập thể đồn kết.
3. Xây dựng, phân tích, đánh giá và đưa phương án xử lý giải quyết tình
huống
* Phương án 1: Đề nghị đề Hiệu trường trường THCS có hình thức khiển
trách đối với cô Nguyễn Thị Nh do tổ chức dạy thêm không đúng quy định.
Căn cứ vào kết luận của tổ kiểm tra, Hiệu trưởng nhà trường triệu tập cô giáo
Nguyễn Thị Nh, yêu cầu phải kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc trong việc tổ chức
dạy thêm trái quy định, yêu cầu đồng chí Nguyễn Thị Nh viết bản kiểm điểm, cam
kết không tái phạm khuyết điểm, vẫn tiếp tục làm cơng tác chủ nhiệm lớp 3C2. Đề
nghị Phịng GD&ĐT thị xã xem xét quyết định kỷ luật đối với giáo viên Nguyễn
Thị Nh bằng hình thức khiển trách, đồng chí Nguyễn Thị Nh vẫn tiếp tục cơng tác
bình thường tại trường THCS.
* Ưu điểm của phương án 1.
Giải quyết nhanh sự việc trước mắt, không gây xáo trộn cơng việc, tổ chức
nhân sự của trường THCS, đồng chí Nguyễn Thị Nh vẫn tiếp tục làm công tác chủ
nhiệm lớp 3C2.
* Hạn chế của phương án 1
Việc đồng chí Nguyễn Thị Nh tiếp tục làm GVCN lớp 3c2 sẽ gây sự bất
bình cho cho một số PHHS trong lớp, đặc biệt là với PHHS nghi ngờ đã viết đơn
nặc danh. Dư luận xã hội cho rằng đồng chí Nh đã vi phạm về quy định về dạy
thêm trái quy định song vần được cấp trên BGH ưu ái. Việc xử lý vi phạm như vậy



khơng có tác dụng giáo dục người khác, từ đó dễ dần đến việc coi thường các quy
định của cấp trên, của đơn vị.
Bản thân đồng chí Nh sẽ khơng thấy được hậu quả và trách nhiệm do việc vi
phạm khuyết điểm của mình gây ra, từ đó sẽ khơng có ý thức tự mình điều chỉnh
bản thân.
* Phương án 2: Đề nghị Hiệu trưởng trường THCS xử lý nghiêm cố Nh theo
đúng quy định.
Căn cứ vào kết luận của tổ kiểm tra, Hiệu trưởng trường THCS thành lập Hội
đồng kỷ luật và triệu tập đồng chí Nguyễn Thị Nh, yêu cầu phải kiếm điểm rút kinh
nghiệm sâu sắc trong việc vi phạm. Về việc vi phạm quy định dạy thêm trái quy
định, Hiệu trưởng trường THCS thành lập Hội đồng kỷ luật tiến hành họp xét kiểm
điểm viên chức. Yêu cầu đồng chí Nguyễn Thị Nh viết bản kiểm điểm, cam kết
không tái phạm khuyết điểm. Căn cứ mức độ vi phạm nhà trường làm văn bản đề
nghị Phòng GD&ĐT thị xã xem xét quyết định hình thức kỷ luật đối với đồng chí
Nguyễn Thị Nh bằng hình thức điều chuyển công tác và xử lý theo điều 7, Nghị
định 138/2013/NĐ-CP.
(Điều 7. Vi phạm quy định về dạy thêm
1. Phạt tiền đối với hành vi vi phạm quy định về dạy thêm theo các mức phạt
sau đây:
a) Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động
dạy thêm không đảm bảo cơ sở vật chất theo quy định;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động
dạy thêm không đúng đối tượng;
c) Từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động
dạy thêm không đúng nội dung đã được cấp phép;


d) Từ 6.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt
động dạy thêm khi chưa được cấp phép.)

* Ưu điểm của phương án 2:
Xử lý một cách nhanh chóng, làm dịu ngay được dư luận xã hội.
- Việc điều chuyển giáo viên như phương án 2 sẽ nhận được sự đồng tình,
ủng hộ của dư luận xã hội, làm cho giáo viên tin vào sự công minh của pháp luật.
xử lý vụ việc công khai, dân chủ, đúng người, và có ý nghĩa giáo dục sâu sắc. Cán
bộ quản lý, giáo viên, nhân viên sẽ lấy đó làm bài học cho mình và có ý thức phấn
đấu tu dưỡng đạo đức, tác phong lối sống và làm việc sao cho xứng đáng với niềm
tin của mọi người và xứng đảng với nhân cách của một nhà giáo.
Đồng chí Nguyễn Thị Nh với việc điều chuyền cũng là hợp lý giúp đồng chí
Nh tránh được dư luận xã hội khi cịn cơng tác tại trường cũ, tâm lý nặng nề hàng
ngày do đà vi phạm kỷ luật trước đồng nghiệp. Đặc biệt việc chuyển cơng tác giúp
đồng chí có mơi trường mới, làn gió mới để phát triển bản thân.
* Hạn chế của phương án 2:
Đồng chí Nguyễn Thị Nh là một giáo viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong
công tác chủ nhiệm và đặc biệt trong giáo dục học sinh, nếu đồng chí phải chuyển
cơng tác thì cũng đồng nghĩa với việc nhà trường mất đi 01 giáo viên có tay nghề,
có kinh nghiệm trong giảng dạy, nhưng vì thời gian cơng tác của đồng chí hơn 10
năm, khoảng cách từ nhà tới trường cũng xa lên phương án này có phân hợp lý hơn
phương án trên.
4. Lựa chọn phương án
Qua 2 phương án đã trình bày ở trên tôi chọn phương án 2 làm phương án để
giải quyết, xử lý tình huống vì phương án này theo tôi là tốt nhất, khả thi nhất. Giải
quyết sự việc có tình, có lý nhất. Như đã phân tích ở trên, với cách giải quyết này,


đồng chí Nguyễn Thị Nh sẽ nhận thấy được khuyết điểm của mình, và đồng chí
cũng có thêm cơ hội để thay đổi, đổi mới hoàn thiện bản thân. Trường THCS sau
khi đồng chí Nh chuyển đi lại có thêm một đồng chí giáo viên mới bổ sung, việc
này đồng nghĩa với học sinh được tiếp cận với một phong cách mới của một cơ
giáo mới, qua đó giúp các em cũng như nhà trường ngày càng phát triển.

Để thực hiện phương án 2 cần có các bước sau:
* Bước 1: Vì đơn thư có gửi đến Phịng GD&ĐT nên trưởng THCS phải báo
cáo phòng GD&ĐT, đồng thời thành lập tổ kiểm tra xác minh thông tin về các nội
dung đã nêu trong đơn. Thành phần đồn kiểm tra có đại diện ban giám hiệu, Ban
chấp hành cơng đồn, trưởng ban thanh tra nhân dân, tổ trưởng chuyên môn. Sau
khi kiểm tra xong các nội dung, tổ kiểm tra tiến hành họp, tổng hợp ý kiến từ các
thành viên đế đưa ra kết luận.
* Bước 2: Thông báo kết luận của tổ kiểm tra trước Hội đồng sư phạm nhà
trường, có mời đại diện chính quyền địa phương và Hội trưởng Hội cha mẹ học
sinh để dự. Nêu rõ những việc đã làm được và cần phát huy; những mặt còn tồn tại,
hạn chế cần khắc phục. Đặc biệt, nêu rõ những sai phạm trong việc tổ chức dạy
thêm trái quy định của đồng chí Nh. Trước hết yêu cầu đồng chí Nh giải trình
những nội dung sai phạm mà đoàn kiểm tra đã chỉ rõ, nghiêm túc kiểm điểm trách
nhiệm cá nhân, sau đó báo cáo chi tiết bằng văn bản về Phòng GD&ĐT.
* Bước 3: Xử lý kết quả kiểm tra:
Dựa vào kết Luận của tổ kiểm tra, theo quy định về phân cấp quản lý Hiệu
trưởng thành lập Hội đồng kỷ luật để họp xét kiểm điểm viên chức do đồng chí
Hiệu trưởng chủ chì và đề nghị hình thức và báo cáo kết quả với cấp trên.
Tổ chức thực hiện:


Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo tổ kiểm tra thực hiện kế hoạch, đồng chí Phó
Hiệu trưởng - tổ trưởng tổ kiểm tra phụ trách chung, chịu trách nhiệm đôn đốc các
thành viên hoàn thành nhiệm vụ theo đúng kế hoạch; thường xuyên báo cáo kết quả
thực hiện với Hiệu trưởng. Tổ kiểm tra tham mưu các văn bản thành lập Hội đồng
kỷ luật, thời gian tiến hành họp xét kỷ luật và triệu tập cá nhân có liên quan. Các
thành viên tổ kiểm tra căn cứ các văn bản hướng dẫn của các cấp để tiến hành kiểm
tra, đánh giá mức độ sai phạm để đề xuất phương án xử ]ý; hướng dẫn cá nhân sai
phạm khắc phục hậu quả để tránh sai phạm về sau. Các văn bản bao gồm:
+ Các văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2021-2022 của các

cấp;
+ Thông tư Số: 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo về việc ban hành quy định về dạy thêm, học thêm;
+ Nghị định số Số: 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ về
việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục.
+ Quyết định số 8332/2017 /QĐ-UBND ban hành Quy định về việc dạy và
học kỹ năng sống, tin học, nghề phổ thông làm quen, tăng cường kỹ năng nghe, nói
Tiếng Anh có sự tham gia của giáo viên người nước ngồi tại các trường cơng lập
trên địa bàn;
PHẰN II: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trong thời kỳ đổi mới và Hội nhập, ngành GD&ĐT phải đương đầu với
những khó khăn, thách thức to lớn, nhất lả việc xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ nhà
giáo và cán bộ quản lý tương xứng, có đủ năng lực chun mơn, phẩm chất đạo đức
tốt là một trong những yêu cầu cấp thiết. Bởi vì, trong lý luận và thực tiễn, đội ngũ
nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục luôn được xem là lực lượng cốt cán của sự


nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, là nhân tố quan trọng nhất quyết định việc
nâng cao chất lượng giáo dục. Chi thị 40/CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng
về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đã
chỉ rõ: “Nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục là lực lượng nịng cốt, có vai trị quan
trọng”. Bài học kinh nghiệm rút ra ở đây là cần tăng cường sự chỉ đạo của Đảng đối
với công tác quản lý hành chính Nhà nước. Tuyên truyền phổ biến sâu rộng mọi
chủ chương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước cho đông đảo
quần chúng, cán bộ, viên chức hiểu rõ và tự giác thực hiện. Phát huy tính chủ động
sáng tạo của cán bộ cơ sở, tăng cường phối hợp với các đoàn thể trong cơ quan, đặc
biệt nâng cao tính phê và tự phê của cán bộ đảng viên trong, chi bộ, sự kiểm tra,
giám sát của tổ chức cơng đồn. Nâng cao vai trị lãnh đạo của người đứng đầu
trọng cơ quan, Đặc biệt, việc lựa chọn đội ngũ cán bộ quản lý có đủ tài và đức; cần

cân nhắc, xem xét về điều kiện, hồn cảnh, năng lực, phẩm chất của người đó trước
khi giao những; nhiệm vụ quan trọng cho họ là việc làm hết sức quan trọng và cần
thiết.
2. Kiến nghị
Vấn đề quản lý nhà nước về Giáo dục - Đào tạo trong cơng cuộc đổi mới
hiện nay có rất nhiều sự việc phức tạp xảy ra đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục phải
nắm bắt được kịp thời, đề ra những giải pháp thích hợp để xử lý, giải quyết sao cho
thỏa đáng đế siết chặt kỷ cương, nâng cao hiệu quả quản lý. Qua Vụ việc trong tình
huống trên, tôi đề nghị với các cấp quản lý một số vấn đề sau:
(1). Đối với chính phủ và Bộ GD&ĐT
- Cần tăng cường đầu tư nhiều hơn nữa cho sự nghiệp GD&ĐT, sao cho
tương xứng với quan điểm của Đảng và Nhà nước: “Giáo dục là quốc sách hàng
đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển"; đặc biệt chú trọng đến việc cải
cách chế độ tiền lương để đội ngũ cán bộ, giáo viên thực sự an tâm và sống đúng


nghĩa với nghề của mình “Nghề dạy học là một nghề cao quý nhất trong những
nghề cao quý”.
- Hệ thống văn bản quản lý nhà nước về GD&ĐT: Mặc dầu đã có nhiều lần
cải cách nền giáo dục nhưng hiện nay hệ thống văn bản dưới luật về quản lý giáo
dục ở nước ta vẫn chưa hoàn chỉnh. Chẳng hạn, việc giải quyết vụ việc trên theo
quy định thì vai trò của Hiệu trưởng GD&ĐT chi là người tham mưu chứ không thế
trực tiếp ra quyết định kỷ luật cán bộ, giáo viên, nhân viên được mà thẩm quyền
của việc này hiện nay là của Chủ tịch UBND. Vì vậy tính quyền lực và răn đe trực
tiếp đảm bảo về mặt thời gian để xử lý vụ việc sẽ dễ xảy ra tình trạng kéo dài.
Chính phủ và Bộ GD&ĐT cần rà soát lại hệ thống các văn bản pháp luật liên quan
để kịp thời sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh hồn thiện sao cho phù hợp với tinh hình
mới; cần có các văn bản hướng dẫn tổ chức thực hiện những vấn đề liên quan đến
lĩnh vực GD&ĐT thông suốt từ Trung ương đến địa phương, không chồng chéo,
kém hiệu lực.

(2). Đối với các cấp quản lý địa phương:
- Tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, viên chức; đặc
biệt là tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, làm cho mọi người luôn có ý thức
tuân thủ pháp Luật.
- Tổ chức và sắp xếp lại bộ máy các cơ quan quản lý nhà nước, có cơ chế,
chính sách thu hút những cán bộ có tài, có tâm, có tầm. Kiện tồn đội ngũ cán bộ
thanh tra, kiểm tra giám sát của ngành từ thành phố đến cơ sở, đảm bảo đủ về số
lượng và chất lượng; tăng cường bồi dưỡng nhận thức về chính trị, kiến thức quản
Lý nhà nước, kiến thức chuyên môn nghiệp vụ; tăng đầu tư ngân sách và kinh phí
hoạt động, tạo điều kiện về trang thiết bị đáp ứng công tác quản lý thanh tra, kiểm
tra đạt hiệu quả.


- Đổi mới mạnh mẽ công tác thi đua, khen thưởng để tạo động lực cho sự
phát triển; về chế độ khen thưởng phải tương xứng với những thành tích của cá
nhân và tập thể đã đạt được. Tất cả những biện pháp trên có thể coi là những giải
pháp tình thế, chúng ta khơng chỉ chú trọng mặt “chống” mà cẩn quan tâm hơn nữa
mặt “xây”, vì đây là cách làm hiệu quả, là giải pháp cơ bản, bền vững nhất. Xây
dựng được môi trường giáo dục lành mạnh là chúng ta đã thực hiện “chống” lại
những hiện tượng phi giáo dục đang diễn biến phức tạp trong xã hội. Vì mơi trường
giáo dục lành mạnh, tạo điều kiện cho việc phát triển nguồn nhân lực đáp ứng với
yêu cầu ngày càng phát triển của xã hội. Trong quá trình nghiên cứu thực hiện làm
đề tài; Với sự hiểu biết còn hạn chế, thời gian đầu tư cho nghiên cứu có hạn. Tơi
mạnh dạn nêu lên những suy nghĩ, quan điểm của mình về xử lý tình huống “Xử lý
đơn thư của công dân đối với giáo viên trường THCS”. Mặc dù đã có nhiều cố
gắng, song khơng thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cơ giáo để những nội dung trình bày trên
được hồn thiện hơn, có thế vận dụng vào thực tiễn quản lý một cách thiết thực
hơn./.
Quảng Ninh, tháng 7 năm 2022

Người thực hiện

…………………

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật giáo dục năm 2005 (Luật số 38/2005/QH11);


2. Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT, ngày 16/5/2012 của Bộ GD&ĐT về
ban hành quy định dạy thêm, học thêm;
3. Nghị định số 138/2013/NĐ-CP, ngày 22/10/2013 của Chính phủ về Quy
định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục;
4. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/6/2013 của Ban chấp hành Trung ương
8, Khóa XI về đổi mới căn bản, tồn điện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu
CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc
tế;
5. Nghị quyết số 44/NQ-CP ngày 09/6/2014 của Chính phủ ban hành chương
trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày
04/6/2013 của Hội nghị BCHTW khóa XI;
6. Thơng tư 31/2014/TT-BGDĐT ngày 16/9/2014 của Bộ GD&ĐT Sửa đổi,
bổ sung một số điều của Thông tư số 54/2012/TT-BGDĐT ngày 21 tháng 12 năm
2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về cộng tác viên thanh tra
giáo dục;
7. Nghị định 42/2013/NĐ-CP ngày 09/5/2013 quy định về tổ chức và hoạt
động thanh tra giáo dục;
8. Thông tư 39/2013/TT-BGDĐT ngày 04/12/2013 của Bộ GD&ĐT Hướng
dẫn về thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực giáo dục;
9. Nghị định 27/2012/NĐ-CP ngày 6/4/2012 của Chính phủ quy định về xử
lý viên chức và miễn nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.




×