Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Việt Nam thời điểm lập quốc, Quốc hiệu và những biểu tượng cao quí docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.75 KB, 7 trang )

Việt Nam thời điểm lập quốc, Quốc hiệu và
những biểu tượng cao quí
1. Thời điểm lập quốc
Quan niệm truyền thống cho rằng lúc xuất hiện nhà nước đầu tiên (thời điểm lập quốc) ở
Việt Nam cách đây chừng bốn ngàn năm. Song những nghiên cứu quan trọng, các phát
hiện mới của ngành khảo cổ, lịch sử và khoa học văn hoá gần đây đã xem xét lại khoảng
cách đó, đưa ra kết luận khác hẳn nhưng đầy sức thuyết phục và phù hợp với thực tế
khách quan
Thời điểm bắt đầu lịch sử văn minh của mỗi quốc gia là lúc xuất hiện nhà nước đầu tiên.
Với lịch sử Việt Nam, đó là thời các vua Hùng. Tuy nhiên, dân tộc ta bước vào thời kỳ
dựng nước chưa được bao lâu thì mất nước. Hơn một nghìn năm Bắc thuộc (từ năm 179
trước Công nguyên (TCN) đến năm 938), dưới sức mạnh đô hộ và đồng hoá, lịch sử văn
hiến của người Việt đã gần như bị xoá mọi dấu vết, không được ghi chép để truyền lại.
Cái duy nhất mà kẻ thù ngoại bang không thể xoá được đó là ký ức của nhân dân ta về
lịch sử tổ tiên, ông cha mình. Bởi vậy, suốt một thời gian dài, thời kỳ lập quốc của dân
tộc Việt Nam chỉ được phản ánh trong huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết dân gian.
Từ khi giành được lại độc lập quốc gia, ý thức tự tôn và nhu cầu nhận thức về nguồn gốc
dân tộc đã kích thích, thúc đẩy các nhà sử học nước ta đi sâu tìm hiểu lịch sử thời đại
Hùng Vương. Đến thời Trần (1226-1400), những huyền thoại, sự tích, truyền thuyết - vốn
chỉ lưu truyền trong dân gian - lần đầu được sưu tầm, tập hợp, biên khảo và ghi chép lại
trong các tài liệu thành văn, mà đáng chú ý nhất là bộ sách Việt điệu u linh (của Lý Tế
Xuyên) và Lĩnh Nam chính quái (của Trần Thế Pháp). Sang thế kỷ 15, nhà sử học nổi
tiếng Ngô Sỹ Liên đã - một cách chính thức và có hệ thống - đưa những tư liệu dân gian
ấy vào bộ chính sử quy mô lớn do ông và các sử thần triều Lê biên soạn. Trong bộ Đại
Việt sử ký toàn thư này, Ngô Sỹ Liên dành riêng một kỷ, đặt tên là Kỷ Hồng Bàng, để
trình bày những truyền thuyết mà ông thu thập được với diễn biến theo thứ tự thời gian:
Kinh Dương Vương - Lạc Long Quân - 18 đời Hùng Vương. Ngô Sỹ Liên cũng là người
đầu tiên nêu ra những niên đại tuyệt đối cho thời kỳ lập quốc đó. Theo ông thì Kinh
Dương Vương - ông nội của vua Hùng thứ nhất - lên ngôi vào đời Phục Hy bên Trung
Quốc (cụ thể là năm 2879 TCN); còn vua Hùng cuối cùng (thứ 18) chấm dứt sự trị vì của
mình vào năm Chu Noãn Vương thứ 57 (tức năm 258 TCN).


Những mốc thời gian trên được nhiều người cho là chuẩn xác, là cơ sở để khẳng định
cách đây chừng bốn nghìn năm, dân tộc ta đã bước vào thời kỳ lập quốc (các cụm từ "bốn
nghìn năm lịch sử", "bốn nghìn năm văn hiến", "bốn nghìn năm dựng nước và giữ
nước" rất hay gặp trong sách báo và cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam). Thế
nhưng, cũng không ít người nghi ngờ một cách hoàn toàn có lý rằng vua chúa không thể
có tuổi thọ của thần thánh, vậy mà trong suốt 2621 năm (2879 – 258 = 2621), chỉ có 20
đời vua (Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và 18 vua Hùng) nối tiếp nhau, trung bình
mỗi vua trị vì 131 năm! Hơn nữa, những điều Ngô Sỹ Liên đưa vào chính sử đều là
huyền thoại và truyền thuyết. Huyền thoại, cổ tích, truyền thuyết mang tính lịch sử,
nhưng không phải là thực tế lịch sử. Do đó không chỉ dựa vào truyền thuyết nói chung để
ấn định niên đại tuyệt đối cho các sự kiện lịch sử. Ngô Sỹ Liên trình bày về Kỷ Hồng
Bàng với nhiều sự việc, nhiều mốc thời gian khá rõ ràng, nhưng lại không đưa được
những chứng cớ xác đáng, có sức thuyết phục để chứng minh. Ngay bản thân ông, sau
khi nêu xong những vấn đề trên, cũng đành viết: "Hãy tạm thuật lại chuyện cũ để truyền
lại sự nghi ngờ thôi"!
Về mặt lý luận, nhà nước thường chỉ ra đời khi cơ sở kinh tế đã phát triển, tạo tiền đề cho
những chuyển biến xã hội tới mức có sự phân hoá về địa vị và quyền lực. Thực tế cho
thấy, hầu hết các nhà nước đầu tiên trên thế giới đều xuất hiện vào giai đoạn phát triển
nhất của thời đại đồ đồng hoặc đầu thời đại đồ sắt. Ngày nay, qua các phát hiện khảo cổ,
khoa học lịch sử Việt Nam đã thiết lập được tương đối hoàn chỉnh sơ đồ diễn biến văn
hoá vật chất của dân tộc ta, từ sơ kỳ thời đại đồ đồng đến sơ kỳ thời đại đồ sắt, với các
giai đoạn phát triển cơ bản theo thứ tự: Văn hoá Phùng Nguyên - Văn hoá Đồng Đậu -
Văn hoá Gò Mun - Văn hoá Đông Sơn.
Theo kết quả xác định niên đại bằng phương pháp carbon phóng xạ (C14), Văn hoá
Phùng Nguyên - thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng - tồn tại cách đây chừng bốn nghìn năm.
Như vậy, nếu theo quan niệm phổ biến lâu nay, thì thời điểm nhà nước đầu tiên xuất hiện
trên đất nước ta (thời điểm lập quốc) tương ứng với niên đại của Văn hoá Phùng Nguyên.
Thế nhưng trong tất cả các hiện vật khảo cổ khai quật được thuộc nền văn hoá này, ngoài
ít mẩu xỉ đồng, chưa hề tìm thấy bất kỳ công cụ bằng đồng nào. Công cụ bằng đá vẫn còn
phổ biến và chiếm ưu thế tuyệt đối. Các nhà sử học đều thống nhất kết luận rằng xã hội

thời Văn hoá Phùng Nguyên chưa vượt khỏi hình thái công xã nguyên thuỷ và do đó,
không thể khẳng định trước đây hơn nghìn năm dân tộc ta đã bước vào thời đại văn minh,
đã có nhà nước!
Tiếp sau Văn hoá Phùng Nguyên là các giai đoạn phát triển Văn hoá Đồng Đậu và Gò
Mun. Dù số lượng, chất lượng của công cụ bằng đồng có xu hướng ngày càng tăng,
nhưng cũng chưa thấy chứng cớ rõ rệt nào về sự phân hoá xã hội - động lực cần thiết cho
sự xuất hiện của nhà nước.
Sang thời đại Văn hoá Đông Sơn, con người đã thành thạo kỹ thuật đúc đồng và bắt đầu
biết chế tạo công cụ từ quặng sắt. Họ đã có thể làm ra những đồ dùng tinh xảo, đòi hỏi
trình độ mỹ thuật và kỹ thuật cao (như trống đồng, thạp đồng, ấm đồng ). Nền kinh tế
khá phát triển. Nhiều tài liệu, hiện vật khảo cổ cho thấy sự phân hoá giai cấp cũng đã rõ
rệt. Ví dụ, trong di chỉ mộ táng Việt Khê (Hải Phòng) - được xác định có niên đại tuyệt
đối là 2474 ± 100 năm (tính đến năm 2009 này), thuộc thời Văn hoá Đông Sơn - các nhà
khảo cổ phát hiện bốn ngôi mộ chôn quan tài hình thuyền. Ba ngôi trong số đó hoàn toàn
không có hiện vật chôn kèm; còn ngôi thứ tư lại chôn theo tới 107 hiện vật với 73 hiện
vật bằng đồng (có cả những đồ dùng sang trọng như khay, ấm, thạp, thố, bình, âu ). Sự
khác biệt giữa các ngôi mộ thể hiện sự phân biệt sâu sắc về địa vị, vai trò, tài sản của
chủ nhân chúng khi còn sống.
Các nhà sử học ngày càng thống nhất, chung quan điểm khi cho rằng nhà nước đầu tiên
trên đất nước ta chỉ có thể xuất hiện vào thời Văn hoá Đông Sơn - giai đoạn phát triển
đỉnh cao của thời đại đồ đồng và giai đoạn đầu của thời kỳ đồ sắt. Quan điểm này được
cộng đồng quốc tế thừa nhận - chẳng hạn, trong nhiều công trình lịch sử, xã hội học của
các tác giả nước ngoài, đã dùng từ "văn minh" (civilization) thay vì "văn hoá" (culture)
khi bàn về Văn hoá Đông Sơn của Việt Nam. Do vậy chỉ có thể dùng niên đại của Văn
hoá Đông Sơn làm giới hạn đầu cho thời kỳ lập quốc của dân tộc ta, cách đây chừng 25-
27 thế kỷ. Nó cũng phù hợp với ghi chép của Việt sử lược - bộ sử khuyết danh nhưng có
độ chính xác cao, được biên soạn sớm nhất ở nước ta - theo đó: " Đến thời Trang
Vương nhà Chu (696 - 681 TCN), ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được
các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô tại Phong Châu, phong tục thuần phác,
chính sự dùng nối kết nút, truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương".

Trong quá trình sửa đổi Hiến pháp (đạo luật cơ bản của nhà nước, quy định chế độ chính
trị, kinh tế, xã hội, quyền và nghĩa vụ công dân, tổ chức bộ máy nhà nước) năm 1992,
Quốc hội Việt Nam đã tiếp nhận quan điểm trên của các nhà sử học để thay cụm từ "Trải
qua bốn nghìn năm lịch sử " ghi trong Lời nói đầu của Hiến pháp năm 1980 bằng cụm
từ "Trải qua mấy ngàn năm lịch sử " trong Hiến pháp 1992. Đến năm 2001, Hiến pháp
1992 được sửa đổi, bổ sung Lời nói đầu và một số điều khoản, nhưng cụm từ "Trải qua
mấy ngàn năm lịch sử " vẫn được giữ nguyên. Viết như thế vừa tôn trọng thực tế lịch sử
khách quan, vừa chính xác lại vừa tạo điều kiện cho những khẳng định mới, phát hiện
mới của khoa học.
2. Sự hình thành Quốc hiệu
Chính thức trở thành Quốc hiệu từ cách đây hơn hai thế kỷ, hai tiếng "Việt Nam" ngày
nay đã được sử dụng phổ biến, trở nên thiêng liêng và gần gũi. Tuy nhiên, nguồn gốc, ý
nghĩa và nhất là quá trình hình thành Quốc hiệu đó vẫn luôn là những vấn đề lý thú hấp
dẫn, được nhiều người quan tâm
Quan niệm phổ biến từ trước và nhiều kết quả nghiên cứu gần đây thường khẳng định
quốc hiệu Việt Nam xuất hiện từ đầu thời Nguyễn, bởi vì chính sử của cả nước ta và
Trung Quốc đều ghi nhận cụ thể việc này.
Có từ năm 1802, nhưng phải đến năm 1804 Quốc hiệu Việt Nam mới được chính thức
thừa nhận hoàn toàn về mặt ngoại giao. Giữa hai mốc thời gian này, có nhiều cuộc đi lại,
tranh luận, hội đàm khá phức tạp giữa hai triều đình Nguyễn - Thanh, bởi vì nhà Nguyễn
muốn lấy quốc hiệu nước ta là Nam Việt như hồi các chúa Nguyễn khởi nghiệp, nên
không bằng lòng ngay với cách gọi Việt Nam của nhà Thanh. Trong cuốn Nước Đại Việt
Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa, tác giả người Nhật Bản Yoshiharu Tusuboi căn cứ
vào kết quả nghiên cứu của nhà Đông phương học Chusei Suzuki, cũng khẳng định điều
đó: "Năm 1803, có những cuộc thương thảo rất quan trọng về quốc hiệu dưới triều
Nguyễn: Nam Việt hay Việt Nam".
Sở dĩ nhà Thanh muốn Quốc hiệu nước ta là Việt Nam là vì hai lý do. Thứ nhất, trong
lịch sử Trung Quốc từng có Triệu Đà nổi dậy cát cứ, lập ra nước Nam Việt, tự xưng là
Hoàng đế các triều đại trung ương ở Trung Quốc đều không thừa nhận nước Nam Việt,
nhà Thanh cũng vậy và không muốn bị gợi lại quá khứ kém hùng mạnh ấy. Thứ hai (lý

do này mới quan trọng!), Nam Việt - theo cách hiểu truyền thống - có thể gồm cả miền
đất nước ta và các xứ Việt Đông, Việt Tây (tức Quảng Đông, Quảng Tây) của Trung
Quốc, nên nếu đặt làm quốc hiệu nước ta, sau này sẽ gây rắc rối về mặt lãnh thổ. Quốc
thư phúc đáp của vua Thanh gửi vua Nguyễn đã tế nhị trình bày lý do đó và ý kiến của
mình:
" Lúc trước có đất Việt Thường đã xưng là nước Nam Việt, nay có cả đất An Nam, xét
ra cho kỹ, thì nên gộp cả đất đai trước sau mà đặt danh hiệu tốt. Vậy, định lấy chữ Việt để
trên, tỏ việc giữ đất cũ mà nối nghiệp trước; lấy chữ Nam đặt dưới, tỏ việc mở cõi nam
giao mà chịu quyền mệnh mới. Như thế thì danh xưng chính đại, nghĩa chữ tốt lành, so
với hai đất Việt nước Tàu khác nhau xa lắm ".
Thực ra, không phải đến tận đầu thời Nguyễn, cái tên Việt Nam mới xuất hiện và có xuất
xứ như vậy. Tên gọi Việt Nam được biết đến ít nhất từ thế kỷ 14 và thường thấy trong
nhiều thư tịch đương thời: Việt Nam thế chí của Hồ Tông Thốc, Lịch triều hiến chương
loại chí của Phan Huy Chú, Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Trình tiên sinh quốc ngữ văn
của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Vân đài loại ngữ của Lê Quý Đôn, Nhà nghiên cứu Nguyễn
Phúc Giác Hải cũng sưu tầm được các văn bia (với niên đại đều trước thế kỷ 18) có khắc
tên gọi Việt Nam, tại những địa điểm khác nhau ở miền Bắc: bia chùa Bảo Lâm (năm
1558, Hải Phòng), bia chùa Cam Lộ (năm 1590, Hà Tây), bia chùa Phúc Thành (năm
1664, Bắc Ninh), bia Thuỷ Đình Môn (năm 1670, Lạng Sơn). Tên gọi Việt Nam có lẽ
mang ý nghĩa kết hợp nòi giống và vị trí cư trú địa lý của dân tộc ta (Việt Nam - nước của
người Việt ở phía Nam), thể hiện niềm tự tôn, tinh thần độc lập và phủ nhận sự áp đặt,
của người Trung Quốc. Tuy nhiên, nó chưa thể trở thành quốc hiệu vì chưa được các triều
đại phong kiến nước ta tuyên bố hoặc ghi nhận bằng pháp luật.
Tên gọi Việt Nam lần đầu tiên chính thức trở thành quốc hiệu của nước ta vào năm 1804.
Nó được xác lập bởi một văn bản pháp lý quan trọng (chiếu) của Nhà nước Nguyễn, niên
hiệu Gia Long thứ 3 (cách đây hơn 200 năm) và đã được thông báo cho nhà Thanh.
Trong Dụ Am văn tập của Phan Huy Ích có chép nguyên bản bài Tuyên cáo về việc đặt
quốc hiệu mới của vua Gia Long (Nguyễn Ánh) vào năm 1804, nội dung như sau:
"Xuống chiếu cho thần dân trong thiên hạ đều biết:
Trẫm nghĩ, xưa nay các bậc đế vương dựng nước, ắt có đặt quốc hiệu để tỏ sự đổi mới,

hoặc nhân tên đất lúc mới khởi lên, hoặc dùng chữ nghĩa tốt đẹp, xét trong sử sách chứng
cớ đã rõ ràng. Nước ta: sao chùa Dực, Chân, cõi Việt hùng cường. Từ lâu đã có tên Văn
Lang, Vạn Xuân còn thô kệch. Đến thời Đinh Tiên Hoàng gọi là Đại Cồ Việt nhưng
người Trung Quốc vẫn gọi là Giao Chỉ. Từ thời Lý về sau, quen dùng tên An Nam do nhà
Tống phong cho ngày trước. Tuy thế, vận hội dù có đổi thay nhưng trải bao đời vẫn giữ
theo tên cũ, thực là trái với nghĩa chân chính của việc dựng nước vậy. Trẫm nối nghiệp
xưa, gây dựng cơ đồ, bờ cõi đất đai rộng nhiều hơn trước. Xem qua sổ sách, trẫm xét núi
sông nên đặt tên tốt để truyền lâu dài Ban đổi tên An Nam làm nước Việt Nam, đã tư
sang Trung Quốc biết rõ.
Từ nay trở đi, cõi viêm bang bền vững, tên hiệu tốt đẹp gọi truyền, ở trong bờ cõi đều
hưởng phúc thanh ninh ".
Trong lịch sử nước ta có một hiện tượng rất thú vị là quốc hiệu và tên gọi đất nước (quốc
danh) không thống nhất. Chẳng hạn, năm 1054, nhà Lý đổi quốc hiệu là Đại Việt, quốc
hiệu đó liên tục tồn tại đến hết đời Trần (1400), thế nhưng chiếu nhường ngôi của Lý
Chiêu Hoàng cho Trần Cảnh ngày 10/1/1226 lại mở đầu bằng câu: "Nước Nam Việt ta từ
lâu đã có các đế vương trị vì". Nhà Hồ (1400-1407) đổi quốc hiệu là Đại Ngu (sự yên vui
lớn), nhưng đa số dân chúng vẫn gọi là Đại Việt, còn người Trung Quốc gọi là Giao Chỉ.
Thế kỷ thứ 15. trong Dư địa chí của Nguyễn Trãi có viết: "Vua đầu tiên là Kinh Dương
Vương, sinh ra có đức của bậc thánh nhân, được phong sang Việt Nam làm tổ Bách
Việt", nhưng trong Bình Ngô đại cáo, ông lại viết: "Như nước Đại Việt ta từ trước, vốn
xưng nền văn hiến đã lâu". Đời Gia Long (1802-1820), quốc hiệu là Việt Nam, nhưng
một bộ phận dân chúng vẫn quen gọi là Đại Việt, còn người Trung Quốc và phương Tây
thường gọi An Nam
Sau khi lên nối ngôi vua Gia Long, vua Minh Mạng cho đổi quốc hiệu là Đại Nam
(1838), cái tên Việt Nam không còn thông dụng như trước nữa. Tuy nhiên, từ cuối thế kỷ
19 và đầu thế kỷ 20, hai tiếng Việt Nam được sử dụng trở lại bởi các nhà sử học và chí sĩ
yêu nước, trong nhiều tác phẩm và tên tổ chức chính trị: Phan Bội Châu viết Việt Nam
vong quốc sử (năm 1905) rồi cùng Cường Để thành lập Việt Nam Công hiến hội (năm
1908), Việt Nam Quang phục hội (năm 1912); Phan Châu Trinh viết Pháp - Việt liên hiệp
hậu chi Tân Việt Nam, Trần Trọng Kim viết Việt Nam sử lược, Nguyễn Ái Quốc thành

lập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội (năm 1925) và Việt Nam độc lập đồng
minh hội (năm 1941)
Ngày 9/3/1945, Nhật đảo chính Pháp, trao chính quyền hình thức cho Bảo Đại. Bảo Đại
đổi lại quốc hiệu từ Đại Nam thành Việt Nam. Ngày 19/8/1945, Cách mạng tháng Tám
thành công, Bảo Đại thoái vị. Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc
lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Hiến pháp năm 1946 chính thức thể chế
hoá danh hiệu này. Từ đấy, quốc hiệu Việt Nam được sử dụng phổ biến, với đầy đủ ý
nghĩa thiêng liêng, toàn diện nhất của nó.
3. Và những biểu tượng cao quý
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những biểu tượng thể hiện chủ quyền và bản sắc của
riêng mình. Quốc kỳ tươi thắm, Quốc huy toàn diện, Quốc ca hùng tráng xứng đáng là
biểu tượng thiêng liêng, cao quý và tự hào của nước Việt Nam
QUỐC KỲ
Nổi dậy chống ách đô hộ của thực dân Pháp, cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ bùng nổ ngày
23/11/1940. Trước lúc khởi nghĩa, những người lãnh đạo cần phải có một lá cờ dẫn đầu
để khẳng định, chỉ huy và động viên tinh thần quần chúng. Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến
(sinh ngày 5/3/1901 tại Hà Nam, là một chiến sĩ cách mạng nhiệt tình và tài hoa) được
trao nhiệm vụ sáng tác mẫu cờ. Sau nhiều ngày suy nghĩ, miệt mài phác thảo, đồng chí
Tiến đã hoàn thành sứ mệnh đặc biệt này: tạo ra lá cờ hình chữ nhật có ngôi sao vàng
năm cánh nằm giữa nền đỏ tươi, cùng một bài thơ đầy tâm huyết: Hỡi ai máu đỏ da
vàng / Hãy chiến đấu dưới cờ thiêng Tổ quốc / Nền cờ thắm máu đào vì đất nước / Sao
vàng tươi da của giống nòi / Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi / Hỡi sĩ - công - nông -
thương - binh / Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
Ban lãnh đạo khởi nghĩa khi đó là Nguyễn Văn Cừ, Võ Văn Tần rất tâm đắc và đã
chuẩn y mẫu cờ trên. Cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ diễn ra mạnh mẽ, rộng khắp với biểu
tượng cờ đỏ sao vàng, làm lao đao chính quyền đô hộ. Chúng đàn áp khốc liệt. Hàng
ngàn người bị bắt, tra tấn và giết hại. Đồng chí Nguyễn Hữu Tiến đã anh dũng hy sinh
trước họng súng quân thù ngày 28/8/1941 cùng với các đồng chí Nguyễn Văn Cừ,
Nguyễn Thị Minh Khai Trước lúc ngã xuống, đồng chí đã kịp gửi lại một bài thơ động
viên đồng bào, chiến sĩ, với những câu tràn trề tinh thần lạc quan cách mạng: Anh em đi

trọn con đường nhé / Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai
Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba
Đình (Hà Nội), cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay, đỏ rực cả Quảng trường. Ngày
5/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh ấn định Quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao
vàng. Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khoá I, ngày 2/3/1946 toàn thể đại biểu Quốc hội đã
biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là Quốc kỳ nước ta.
QUỐC HUY
Quốc huy biểu tượng cho quốc gia, cho sự độc lập, chủ quyền của đất nước, cho bản sắc
của dân tộc. Bởi mang ý nghĩa đặc biệt và thiêng liêng như vậy, nên tại kỳ họp thứ năm
của Quốc hội khoá I (ngày 15 - 20/9/1955) sau khi xem xét, cân nhắc rất nhiều mẫu, Tiểu
ban Nghiên cứu ba vấn đề Quốc kỳ, Quốc ca, Quốc huy đã quyết định trình mẫu Quốc
huy do Chính phủ đề nghị và đã được đa số đại biểu Quốc hội tán thành. Mẫu Quốc huy
này do các danh họa Bùi Trang Chước và Trần Văn Cẩn đồng sáng tác (hoạ sĩ Bùi Trang
Chước vẽ mẫu Quốc huy để làm cơ sở lựa chọn và hoạ sĩ Trần Văn Cẩn đã chỉnh sửa
hoàn thiện mẫu Quốc huy theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo để trình Quốc hội phê duyệt).
Quốc huy Việt Nam hình tròn, nền đỏ tươi, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh tượng
trưng cho lịch sử cách mạng, tinh thần đoàn kết cùng tiền đồ rực rỡ của dân tộc ta, đất
nước ta; bông lúa vàng bao quanh tượng trưng cho truyền thống nông nghiệp vững chắc;
dòng chữ tên nước (quốc hiệu) phía dưới và bánh xe răng cưa tượng trưng cho nền nông
nghiệp cũng như xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
QUỐC CA
Nếu quốc kỳ, quốc huy biểu trưng cho quốc gia bằng hình ảnh đặc thù, thì quốc ca lại
biểu trưng bằng âm thanh, nhạc và lời. Quốc hội khoá I của nước ta đã quyết định lấy bài
Tiến quân ca do nhạc sĩ Văn Cao sáng tác làm Quốc ca Việt Nam. Trong bản Hiến pháp
đầu tiên của nước Việt Nam (1946) tại Điều 3 cũng ghi rõ: "Quốc ca là bài Tiến quân ca".
Kỳ họp thứ năm Quốc hội khoá I (1955) đã quyết định sửa một số chỗ về lời của bài
Quốc ca và tác giả cùng đóng góp việc sửa lời.
Bài Tiến quân ca vốn được nhạc sĩ Văn Cao sáng tác vào cuối năm 1944 tại căn gác nhà
số 171 phố Mông Grăng - Hà Nội (này là nhà số 45 phố Nguyễn Thượng Hiền - Hà Nội).
Ngay khi mới ra đời, bài hát đã được đội ngũ chiến sĩ cách mạng nồng nhiệt đón nhận, rồi

trở thành bài hát chính thức của Mặt trận Việt Minh, góp phần quan trọng cổ vũ nhân dân
khởi nghĩa giành chính quyền trong Cách mạng tháng Tám. Ngày tuyên bố độc lập
2/9/1945, Tiến quân ca được cử hành, hàng triệu người hát vang lời ca theo tiếng nhạc
của hành khúc hùng tráng đó.
Tác giả Văn Cao (1923-1995) là một nghệ sĩ đa tài với các tác phẩm nổi tiếng về nhạc,
họa, văn, thơ. Năm 1944, ông bắt đầu tham gia hoạt động cách mạng, rồi trở thành đảng
viên Đảng Cộng sản và là một trong những người sáng lập Hội Văn nghệ Việt Nam. Ông
từng được tặng thưởng nhiều huân, huy chương cao quý và Giải thưởng Hồ Chí Minh.
SƠN HÀ

×