Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Website: Tăng khả năng giao dịch pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.17 KB, 3 trang )

Website: Tăng khả năng giao dịch
Tuy cũng là website giới thiệu, nhưng nếu các năm trước khách hàng thường
đặt làm website đơn giản thì trong năm 2006 này, khách hàng yêu cầu thực
hiện web động. Điều này cho thấy nhận thức của DN về vai trò của web đã
được nâng lên một mức. Hơn nữa, chọn xây dựng web động, DN có thể chủ
động cập nhật thông tin mà không bị phụ thuộc vào đơn vị thiết kế web.

Chính vì thế, các tính năng cập nhật thông tin theo công nghệ tòa soạn điện
tử và cập nhật danh mục sản phẩm được nhiều DN quan tâm nhất. Nhờ các
công cụ này, DN chỉ cần một người quản lý web, cập nhật tin tức. Các tính
năng tích hợp vào hệ thống tìm kiếm Google, Yahoo, đếm số người truy cập,
bình chọn cũng được nhiều DN sử dụng.

Một xu hướng nữa là xây dựng sàn giao dịch điện tử hoặc website kết hợp
chức năng mua - bán qua mạng. Đây là web động, tích hợp thêm công cụ
giới thiệu sản phẩm, mua bán hàng trực tuyến. Tuy nhiên, vẫn còn ít khách
hàng loại này yêu cầu tích hợp thêm tính năng thanh toán trực tuyến mặc dù
đây sẽ là chức năng quan trọng cho sự phát triển website và hoạt động qua
mạng của DN sau này.

Mặc dù ý thức về khả năng quảng bá hình ảnh DN, sản phẩm qua web của
DN đã được nâng lên một mức nhưng khi bắt tay xây dựng, nhiều DN vẫn
chưa định hướng rõ ràng. Ông Mai Xuân Khôi chia sẻ: "DN thường không
có người trực tiếp phụ trách việc chuẩn bị nội dung hình ảnh để đưa lên
website, nên thông tin và hình ảnh DN cung cấp đôi khi chắp vá, không đồng
bộ". Về vấn đề này, ông Lê Hải Bình nhận xét: "Rất nhiều DN muốn xây
dựng website nhưng chưa hình dung mình sẽ xây dựng gì, do đó, họ khá
chậm chuẩn bị nội dung cho website. Về phía nhà cung cấp, chúng tôi luôn
tư vấn miễn phí nội dung và cách thức xây dựng website cho DN. Nhưng sẽ
thuận tiện hơn nếu chúng tôi được tiếp xúc trực tiếp với người quản lý DN
và từng bộ phận trong DN khi làm nội dung".



Khi mức độ phổ cập Internet ngày càng tăng và chi phí giao dịch giảm đi, rất
nhiều DN đã nhận thấy tác dụng của việc tiếp thị hình ảnh DN, sản phẩm,
dịch vụ của mình thông qua thư điện tử. Phải công nhận từ góc độ kinh
doanh, việc gửi thư điện tử QC cùng một lúc đến nhiều người khác nhau là
một công cụ tiếp thị hiệu quả với chi phí thấp. Nói cách khác, đây là một
cách đa dạng hóa kênh QC. Tuy nhiên, QC thương mại thông qua thư điện
tử khác với QC thương mại thông thường là động chạm đến quyền riêng tư
của người nhận QC. Nếu người tiêu dùng phải nhận quá nhiều thư điện tử
QC đối với những mặt hàng mà mình không quan tâm, không có nhu cầu thì
đó sẽ là một sự khó chịu, thậm chí làm ảnh hưởng đến băng thông đường
truyền, dung lượng hộp thư điện tử của người nhận. Do vậy, cần phải có quy
định pháp lý điều chỉnh hoạt động này.

Xu hướng quy định như trên được giới chuyên môn gọi là opt-in. Bên cạnh
đó còn có opt-out. Theo xu hướng này, DN được gửi thư QC lần đầu tiên,
sau đó nếu người nhận từ chối nhận tiếp thì phải tôn trọng quyết định của
người nhận. Ở Việt Nam, các DN đang trong giai đoạn đầu tiếp cận thương
mại điện tử, quy định theo hướng opt-in sẽ là quá chặt chẽ, hạn chế khả năng
của DN sử dụng một kênh tiếp thị tiềm năng, vì vậy chúng tôi đi theo hướng
opt-out.

Các DN cần hình thức QC hiệu quả chứ không cần QC rẻ. Nếu e-mail của
bạn có 5 người click vào trên 1000 thư là hiệu quả quá cao. Tuy nhiên, tính
toán này phi thực tế. Theo tôi, mức khả thi hiện nay chỉ là 1/1000 và vẫn tiếp
tục giảm nhanh. Gửi 1 triệu thư chưa chắc đã bán được 1 sản phẩm, đó là
thực tế.

Các DN sẽ mau chóng nhận ra hình thức QC qua e-mail không hiệu quả.
Nếu để ý, họ sẽ thấy rất hiếm sản phẩm nào quảng bá dài hơi theo kiểu này

(mặc dù chi phí rẻ như vậy thừa sức để QC dài kỳ). Mặt khác, thương hiệu
của sản phẩm qua hình thức gửi e-mail khó lòng tăng dần mà ngược lại có
thể giảm dần theo thời gian (do số người ác cảm tăng mạnh). Vậy là ngược
với nguyên lý của QC là bồi đắp thương hiệu đi lên theo thời gian.

×