Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Tiểu luận KTCT chủ đề hội nhập kinh tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.89 KB, 6 trang )

Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là q trình quốc gia đó thực hiện gắn
kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân
thủ các chuẩn mực quốc tế chung. Đây là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu
dài và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ
giữa con người với con người. Trong một thế giới hiện đại, sự phát triển của kinh tế thị
trường đòi hỏi các quốc gia phải mở rộng thị trường, hình thành thị trường khu vực và
quốc tế. Chặng đường gần 30 năm đổi mới và hội nhập quốc tế của Việt Nam từ 1986 đến
nay là một quá trình đồng hành đầy thử thách, khó khăn. Những thành cơng đạt được có ý
nghĩa lịch sử, tạo tiền đề và động lực để Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập quốc tế
sâu rộng và phát triển mạnh mẽ, toàn diện hơn. Chúng ta sẽ phân tích vai trị, ảnh hưởng,
tác động của hội nhập kinh tế đến Việt Nam thông qua ba khía cạnh: Hội nhập kinh tế là
một yếu tố khách quan, tác động của nó lên tình hình Việt Nam và phương hướng nâng
cao hiệu quả hội nhập kinh tế.
1. Hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là một tất yếu khách quan

Do xu thế khách quan trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế
Trong bối cảnh tồn cầu hóa kinh tế, hội nhập là một xu thế khách quan, tồn cầu
hố là một hiện tượng đột phá, mang tính cách mạng, làm thay đổi tư duy, nhận thức của
nhân loại trên mọi phương diện: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,…Theo Manfred
B.Steger, tồn cầu hóa là “chỉ một tình trạng xã hội được tiêu biểu bởi những mối hỗ trợ
liên kết toàn cầu chặt chẽ về kinh tế, chính trị, văn hóa, mơi trường và các luồn luân lưu
đã khiến cho nhiều biên giới và ranh giới đang hiện hữu thành khơng cịn thích hợp nữa”.
Tồn cầu hóa đã lơi cuốn tất cả các nước vào hệ thống phân công lao động quốc tế, các
mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng, khiến cho nền kinh tế của
các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thế tách rời nền kinh tế toàn cầu.
Hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các nước, nhất là
các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay
Đối với những nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội
để các nước này có thể tiếp cận được các nguồn lực từ bên ngồi và có thể sử dụng hiệu



quả chúng để làm bệ đỡ cho sự phát triển đất nước. Những tiềm lực về tài chính, khoa học
cơng nghệ, kinh nghiệm của các nước phát triển chỉ có thể thơng qua hội nhập quốc tế thì
các nước đang và kém phát triển mới có thể tiếp cận được, song song đó đây là con đường
ngắn nhất, nhanh nhất để các nước này thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc
phục nguy cơ tụt hậu.
Hội nhập kinh tế quốc tế cịn tác động tích cực đến việc ổn định kinh tế vĩ mô.
Trong bài phát biểu của mình, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà cho biết: “Có thể khẳng định
rằng hội nhập quốc tế về lao động và xã hội ngày càng mở rộng về phạm vi, phong phú về
nội dung, đa dạng về hình thức. Từ những hợp tác ban đầu đơn thuần nhằm cứu trợ xã hội
cho các nhóm dễ bị tổn thương, đến nay đã chuyển dần từ phương thức viện trợ sang
chuyển giao tri thức, xây dựng văn bản pháp luật trong lĩnh vực lao động, việc làm, phát
triển nguồn nhân lực, an sinh xã hội”.
Nhưng khơng vì thế mà chúng ta “hồn hảo hóa” con đường hội nhập vì đây là một
sự phụ thuộc rất lớn vào chủ nghĩa tư bản hiện đại nên nó có thể phát triển theo hướng
lệch lạc thành chiến lược biến q trình tồn cầu hóa thành q trình tự do kinh tế và áp
đặt chính trị theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa. Vì vậy, Việt Nam chúng ta đang là một nước
đang phát triển, phải có sự chuẩn bị chiến lược hợp lí, đối sách phù hợp để thích ứng và
phát huy điểm mạnh của việc hội nhập kinh tế.
2. Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đến sự phát triển của Việt Nam

Hội nhập là một điều cần thiết và tất yếu nhưng đối với Việt Nam, hội nhập không
phải là tất cả. Vì vậy chúng ra phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ cũng như là
các mối quan hệ quốc tế để phát huy những tác động tích cực và giảm thiếu tối đa các tác
động tiêu cực của hội nhập lên nền kinh tế Việt Nam.
2.1 Tác động tích cực
Hội nhập kinh tế là phương thức tốt nhất để thúc đẩy thương mại phát triển, là
động lực để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn. Việt
Nam với việc hội nhập nền sản xuất toàn cầu đã giúp chúng ta có thể vượt qua thời kỳ đại
dịch. Vào năm 2020, ngay cả khi hầu hết các nước bị lâm vào tình trạng suy thối sâu thì



Việt Nam vẫn tăng trưởng với minh chứng là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 2,9%.
Bất chấp việc dịch COVID-19 có thể bùng phát kéo dài nhưng Việt Nam vẫn có tốc độ
tăng trưởng cao hơn trong năm 2021 và kỳ vọng tăng đến 4,8% dựa theo dự báo của Ngân
hàng Thế giới (WB).
Khơng chỉ tác động tích cực lên tình hình kinh tế mà lợi thế của hội nhập cịn thể
hiện ở việc trình độ nhân cơng đươc nâng cao và tiềm lực khoa học công nghệ của quốc
gia ngày càng phát triển. Nhiều giải pháp khoa học - cơng nghệ mang tính đột phá từ
những cường quốc khoa học - công nghệ trên thế giới, như Mỹ, Nhật Bản, Pháp, Đức, Ôxtrây-li-a… đã được chuyển giao về Việt Nam. Nhiều tri thức khoa học - công nghệ mới
đã được các nhà khoa học Việt Nam tiếp thu, ứng dụng và từng bước làm chủ được một
số công nghệ tiên tiến, rút ngắn thời gian nghiên cứu trong nước, phục vụ có hiệu quả
phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng và an ninh; đồng thời, góp phần đào tạo nguồn
nhân lực, nâng cao trình độ nghiên cứu và quản lý của đội ngũ cán bộ khoa học - cơng
nghệ trong nước, tiếp cận trình độ quốc tế, góp phần nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, tăng
cường cơ sở vật chất cho một số cơ sở nghiên cứu - triển khai trong nước.
Đi cùng với sự phát triển của hội nhập quốc tế là sự tăng lên của cơ hội giành cho
các doanh nghiệp trong nước. Trong tình hình hội nhập là xu thế, các doanh nghiệp có
nhiều cơ hội tiếp cận thị trường quốc tế và đồng thời tiêu dùng trong nước cũng được cải
thiện nhờ xuất – nhập khẩu. Theo Tổng cục Thống kê, nếu năm 2006, tổng kim ngạch
xuất nhập khẩu cả nước chỉ ở mức 84,7 tỷ USD (xuất khẩu 39,8 tỷ USD), thì đến năm
2021, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt tới 668,5 tỷ USD, tăng 22,6% so với
năm 2020 và tăng hơn 7 lần so với năm 2006. Năm 2021, dù chịu ảnh hưởng nặng nề dịch
COVID-19, Việt Nam vẫn đạt mức xuất siêu gần 4 tỷ USD…
Đây là điều kiện thuận lợi để các nhà chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu
thế phát triển của thế giới, tạo tiền đề cho sự hội nhập văn hóa giữa các nước từ đó tiến
đến xa hơn là hội nhập chính trị, xây dựng một nhà nước toàn diện, nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa, dân chủ, công bằng, văn minh.
2.2 Tác động tiêu cực



Hội nhập kinh tế không chỉ đi kèm với lợi ích mà trong nó cịn ẩn chứa những rủi
ro, bất lợi và thách thức. Hội nhập kinh tế sẽ đem lại sự cạnh tranh khi có sự tham gia của
cả những doanh nghiệp trong và ngoài nước, dẫn đến sự phân phối khơng cơng bằng lợi
ích cho các nhóm khác nhau trong xã hội. Nhiều doanh nghiệp gập vấn đề khó khăn, thậm
chí là phá sản khi tiềm lực khơng đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, đòi
hỏi nhiều hơn khả năng của họ dẫn đến những hậu quả bất lợi cho chính chúng ta. Khơng
những vậy, hội nhập còn làm chúng ta phụ thuộc vào nền kinh tế ngồi nước q nhiều,
điển hình như trong tình hình dịch COVID-19, nơng sản của chúng ta khơng thể xuất
khẩu sang Trung Quốc dẫn đến tình trạng ứ đọng, bán rẻ bán tháo, gây nên thiệt hại vô
cùng to lớn khơng chỉ với nơng dân mà cịn là vấn đề mà quốc gia phải đối mặt.
Hội nhập đối với một nước đang phát triển như Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy
cơ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tự nhiên bất lợi do xu hướng tập trung vào các ngành sử
dụng nhiều tài nguyên, nhân lực nhưng giá trị gia tăng lại khơng cao. Điển hình như việc
hiệu quả đầu tư chưa cao như mong muốn, chậm đổi mới chính sách liên quan đến thu hút
FDI – đầu tư trực tiếp từ nước ngoài. Việc thu hút các dự án FDI tăng về số lượng, nhưng
chất lượng chưa đảm bảo, công nghệ chưa tốt, đặc biệt công nghệ trong những lĩnh vực
Việt Nam cần đổi mới mơ hình tăng trưởng. Ngân hàng Thế giới (WB) nhận xét: “Vốn
FDI gắn kết với kinh tế trong nước còn kém, kết nối trong nước chủ yếu ở các lĩnh vực có
giá trị gia tăng thấp: hầu hết đầu vào (70- 80%) đều phải nhập khẩu".
Trên phương diện chính trị, nhà nước sẽ phải vượt qua thách thức khi mà quyền
lực, chủ quyền có nhiều ảnh hưởng từ việc hội nhập, những vấn đề phức tạp sẽ phát sinh
và thậm chí có nguy cơ “xâm lăng” bản sắc dân tộc và gia tăng trình trạng khủng bố. Địi
hỏi nhà nước phải có những chính sách, biện pháp kịp thời hiệu quả đối với việc duy trì
an ninh và ổn định trật tự, an tồn xã hội. Vì hội nhập chỉ là một phương thức để phát
triển đất nước, còn chúng ra vẫn phải có vai trị gìn giữ tồn vẹn lãnh thổ, non sông đã
được gây dựng qua hàng thế kỷ.
3. Nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức do hội nhập quốc tế mang lại. Trước hết
phải nhận thức hội nhập là xu thế khách quan của thời đại, Việt Nam chúng ta không thể



né tránh cũng như là đứng ngoài. Việt Nam phải nhận thức được về hội nhập trên cả
phương diện tích cực và tiêu cực. Từ đó, xây dựng chiến lược và lộ trình hội nhập kinh tế
phù hợp với khả năng và tình hình thực tế. Tiền đề cho phát triển hội nhập kinh tế quốc tế
là trước hết phải đánh giá đúng bối cảnh quốc tế, nhất là hiện nay đang trong thời kì cách
mạng cơng nghệ 4.0 cùng sự bùng phát của dịch bệnh COVID-19. Chúng ta phải đánh giá
được những điều kiện khách quan cũng như là chủ quan có ảnh hưởng đến hội nhập kinh
tế nước ta. Khi đã nhận thức sâu sắc thì là lúc đề ra đối sách thích hợp, trên bình diện tổng
thể, xác định nhà nước không phải chủ thể duy nhất mà hội nhập là q trình của tồn xã
hội vào cộng đồng quốc tế.
Tích cực, chủ động tham gia vào các liên kết kinh tế quốc tế và thực hiện đầy đủ
các cam kết của Việt Nam trong các liên kết kinh tế quốc tế và khu vực. Chúng ta cần xác
định rõ đặc trưng của hội nhập kinh tế quốc tế là sự hình thành mối liên kết giữa các quốc
gia. Việt Nam đang là thành viên của các tổ chức quốc tế như WTO, ASEAN, APEC,…thì
ln nỗ lực thực hiện đúng như các cam kết, triển khai đầy đủ, nghiêm túc góp phần nâng
cao uy tín, vị thế của Việt Nam trong tổ chức cũng như là tạo dựng sự tin cậy, tôn trọng
cho sự hợp tác lâu dài, đảm bảo lợi ích cần thiết trong hội nhập kinh tế. Bên cạnh đó,
chúng ta phải hồn thiện thể chế kinh tế và luật pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc
tế của nền kinh tế, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ của Việt Nam để phát huy tối đa
sức mạnh của hội nhập kinh tế.

Hội nhập kinh tế là một hoạt động phổ biến của thời kỳ tồn cầu hóa. Nó đem lại
cho chúng ta cả những tác động tích cực và tiêu cực trên bình diện tổng thể, nhiệm vụ của
Việt Nam là phải phát huy tối đa sức mạnh của những tác động tích cực và giảm thiểu
những tác động tiêu cực để tạo nên một nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Và để làm được
điều đó, Việt Nam – một nước đang phát triển phải tích cực, chủ động tham gia hội nhập
và có chiến lược phù hợp với khả năng và tình hình đất nước, để khai thác được lợi thế
cũng như là xây dựng một đất nước Việt Nam với xã hội mở, dân chủ, công bằng, văn
minh.



 Bài tiểu luận có trích dẫn và tham khảo:
- Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lê nin (Dành cho bậc đại học – khơng
-

chun Lý luận chính trị)
Nguyễn Trang – Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam VOV – Bài báo “Hợp
tác quốc tế mở ra nhiều cơ hội cho lao động Việt Nam” (24/11/2020).
Link: />
-

cho-lao-dong-viet-nam-819680.vov
Cổng thơng tin điện tử Chính phủ - “Hợp tác quốc tế về khoa học - công
nghệ và hội nhập quốc tế về khoa học - công nghệ”



×