Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

bia sai gon voi viec mo rong thi phan trong nuoc va kinh doanh tai lao campuchia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (818.01 KB, 33 trang )

TRƯỜNG CAO ĐẲNG ĐIỆN LỰC TPHCM
KHOA CƠ BẢN- KINH TẾ
MÔN QUẢN TRỊ MARKETING
ĐỀ TÀI:
BIA SÀI GÒN VỚI VIỆC MỞ RỘNG
THỊ PHẦN TRONG NƯỚC VÀ CƠ HỘI
KINH DOANH TẠI LÀO, CAMPUCHIA.
LỚP: 11CQ1A
GVHD: VŨ TUẤN QUỲNH
SVTH: ĐẶNG THỊ THANH TRÚC
MSSV: 11CQ1A- 51
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2013
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một trong những
xu thế chủ yếu của quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Những phát triển mạnh mẽ về
khoa học công nghệ đã góp phần đẩy nhanh quá trình quốc tế hóa toàn nền kinh tế thế
giới. Toàn cầu hóa tạo ra những quan hệ gắn bó, sự tùy thuộc lẫn nhau và những tác
động qua lại hết sức nhanh nhạy giữa các nền kinh tế. Thông qua quá trình tự do hóa,
toàn cầu hóa tạo ra những lợi thế mới thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển, đẩy mạnh
giao lưu kinh tế giữa các nước, góp phần khai thác tối đa lợi thế so sánh của các nước
tham gia vào nền kinh tế toàn cầu.
Việt Nam là một quốc gia đang phát triển thuộc khu vực Dông Nam Á, trong kế
hoạch nhằm hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của mình, Việt Nam
đã tích cực thực hiện những biện pháp, chính sách thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu.
Hiện nay, Việt Nam đã trở thành đối tác xuất khẩu của nhiều quốc gia thuộc hầu hết các
châu lục trên thế giới, trong đó dẫn đầu là Châu Á. Tuy nhiên, đối với hai nước láng
giềng Lào và Campuchia, chúng ta vẫn chưa quan hệ kinh tế nhiều lắm. Đây là hai anh
em ruột thịt của Việt Nam từ thời còn chiến tranh, quan hệ rất than thiết, gắn bó, cùng
trong khu vực bán đảo Đông Dương. Dân tộc ta và dân tộc Lào, Campuchia có nhiều
nét tương đồng về văn hóa, phong tục tập quán. Chính phủ ta và hai nước anh em
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia


cũng dành cho nhau nhiều điều kiện, chính sách ưu đãi trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là
kinh tế. Hợp tác kinh tế với Lào và Campuchia ta có thể thấy ngay thuận lợi trước mắt
về vị trí địa lý, khí hậu, về ưu đãi từ mối quan hệ bền vững, về văn hóa có nhiều tương
đồng và nhiều thuận lợi khác.
Việt Nam đã và đang ngày càng chứng tỏ vị thế trong các hoạt động thương mại
quốc tế cũng như sức hấp dẫn của mình trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Góp
phần tạo nên thành công đó, có công không nhỏ của những doanh nghiệp lớn trong các
lĩnh vực. Và tổng công ty Bia- Rượu- Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) là một ví dụ
trong thị trường đồ uống Việt Nam. Sabeco đã không ngừng phát triển, mở rộng hoạt
động kinh doanh xuất khẩu ra 24 thị trường trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường
khó tính như Mỹ, Canada, Anh, Pháp, Nhật Bản… Nhìn thấy cơ hội tiếp tục mở rộng thị
trường bia của mình ra khắp lãnh thổ Việt Nam (khách hàng ở Đông Nam Bộ, Tây Nam
Bộ, Trung Bộ), nhận ra sự hấp dẫn của thị trường hai nước láng giềng Lào và
Campuchia cho bia Sài Gòn, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Bia Sài Gòn với việc
mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào và
Campuchia”.
Phần I: TỔNG QUAN VỀ SABECO VÀ CÁC SẢN PHẨM BIA CỦA CÔNG
TY
I. Giới thiệu Tổng công ty bia rượu nước giải khát Sài Gòn (SABECO):
Lịch sử phát triển của Sabeco gắn liền với quá trình phát triển mạnh mẽ và bền
vững của thương hiệu bia Sài Gòn, thương hiệu dẫn đầu của Việt Nam.
1. Lịch sử hình thành và phát triển:
a. Giai đoạn trước năm 1975:
- Là một nhà máy bia của Tư Bản Pháp được xây dựng từ năm
1875.
b. Giai đoạn 1977 - 1988:
- 01/06/1977 công tu rượu bia miền Nam chính thức tiếp
nhận và quản lý nhà máy bia Chợ Lớn từ hang BGI và
hình thành nên nhà máy bia Sài Gòn.
- 1981 xí nghiệp lien hiệp rượu bia NGK II được

chuyển đổi từ công ty rượu bia miền Nam.
- 1988 nhà máy bia Sài Gòn trở thành đơn vị hạch toán độc lập trực thuộc xí
nghiệp lien hiệp rượu bia NGK II.
c. Giai đoạn 1988 – 1993:
- 1989 – 1993 công ty Bia Sài Gòn đã vươn ra có mặt trên thị trường khó tính
nhất như: Nhật, Úc, Mỹ, EU……
- 1993 nhà máy bia SG phát triển thành công ty bia SG với các thành viên mới:
- Nhà máy nước đá SG
- Nhà máy cơ khí rượu bia
- Nhà máy nước khoáng ĐaKai
- Công ty liên doanh Carnaud Metalbox SG sản xuất lon.
- Công ty liên doanh thủy tinh Malaya Việt Nam sản xuất chai thủy tinh.
d. Giai đoạn 1994 – 1998:
Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 2
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia
- 1995 công ty bia SG thành lập thành viên mới xí nghiệp vận tải.
e. Giai đoạn 1999 – 2002:
- 2000, hệ thống quản lý chất lượng của BVQI – ISO 9002:1994
- 2001, hệ thống quản lý chất lượng của BVQI – ISO 9001:2000
- Năm 2000, công ty bia SG là doanh nghiệp sản xuất bia đầu tiên của Việt Nam
đạt và vượt mốc sản lượng 200 triệu lít/ năm.
f. Giai đoạn 2003 đến nay:
- 2007 tổng công ty bia rượu ngk SG SABECO liên tục phát triển mạnh với chủ
đạo là sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bia SG và đầu tư mới trên nhiều lĩnh vực,
sản phẩm khác.
- 2008 tổng công ty bia rượu NGK SG chuyển đổi thành công ty Cổ phần bia-
rượu- NGK Sài Gòn và chính thức đưa vào hoạt động nhà máy bia Sài Gòn Củ Chi,
đây là nhà máy bia lớn nhất Đông Nam Á.
2.Cơ cấu tổ chức và hoạt động:
a.Cơ cấu tổ chức chặt chẽ:

- Văn phòng tổng công ty:
- Ban tài chính – kế toán
- Ban tiêu thụ thị trường thương hiệu
- Ban quản lý đầu tư và phát triển
- Ban kỹ thuật sản xuất
- Ban cung ứng
- Nhà máy bia trung tâm 187 Nguyễn Chí Thanh
- Nhà máy bia Sài Gòn- Củ Chi
b.Đối tác trong phân phối và bao bì có uy tín:
- CTLD TNHH Crown Saigon
- CT TNHH bao bì San Miguel Phú Thọ
- CTCP bao bì kho bãi Bình Tây
- CT TNHH thủy tinh Malaya
- CTCP vận tải và giao nhận bia SG
Phân phối đến nhiều vùng lãnh thổ trên thế giới (Nga, Nhật, Hàn Quốc, Canada,
Mỹ, Úc, Anh, Đức, Hà Lan, Pháp, Thụy Sỹ, Áo, Gana, Singapore, Malaysia, Hồng
Kong, Đài Loan) tạo được kinh nghiệm thâm nhập thị trường mới:
Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 3
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia
Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 4
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia
II. Giới thiệu sản phẩm bia Sài Gòn:
Ba mươi năm có mặt trên thị trường, bia Sài Gòn đã
trở thành một người bạn thân thiết với nhiều thế hệ gia đình
người Việt Nam.
Lứa tuổi khách hàng tiêu thụ bia
nhiều nhất: 20 – 40.
Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 5
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia
Các loại sản phẩm bia của công ty: 333. SaiGon Export,…

“Bia SG có mặt khắp mọi nơi: nhà hàng, khách sạn, quán ăn…và có mặt trong
mỗi bữa cơn gia đình. Người Sài gòn không bao
giờ phôi pha nhạt nhòa hình ảnh, cứ mỗi độ Tết
đến, xuân về, trong nhà mình dứt khoác phải có
một thùng hay một két bia Sài gòn…” – ông
Nguyễn Thế Kỷ( P.10,Q.Tân Bình).
Chị Vũ Thị Thanh (phường Hiệp Bình
Chánh, Thủ Đức) lại có những lời tâm tình khác:
“ Là phụ nữ, tôi ít uống bia nhưng thỉnh thoảng
tôi cũng uống một ly bia Sài gòn đỏ. Vì bia nhẹ,
không gây nhức đầu. Nhiều lúc chỉ ngồi một
mình trong góc quán với cốc bia song sánh bọt,
không hiểu sao tôi lại thấy long mình thanh thản
hơn, cuộc sống bớt xô bồ hơn”.
Bạn Thành, một chàng trai Sài Gòn,30
tuổi thì nhận xét: “ Ở TPHCM, nói bia Sài Gòn ai
cũng biết. Hầu như nhà nào cũng đã từng uống
bia Sài Gòn…”.Vâng, tất cả họ ở những độ tuổi
khác nhau, giới tính khác nhau…nhưng đều yêu
thích và tự hào khi TPHCM nơi mình đang sinh
sống có một thương hiệu bia nổi tiếng: Bia Sài
gòn.
1. Bia SaiGon Lager:
Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 6
Thông tin chung về sản phẩm:
• Chủng loại sản phẩm: Bia Lager.
• Độ cồn: 4.3% thể tích.
• Dung tích: 450ml.
• Thành phần: Nước, Malt, Gạo Hops.
• Bao bì: đóng trong chai thủy tinh màu nâu,

20 chai/két nhựa.
• Hướng dẫn sử dụng: Ngon hơn khi uống
lạnh, tốt nhất ở 10 – 12 độ C
• Hướng dẫn bảo quản:
- Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn nóng
hoặc ánh sáng mặt trời.
• Số công bố chất lượng: Tiêu chuẩn TCCS
1 : 2008.
Thị trường:
Bia chai Saigon Lager được sản xuất và
phân phối rộng rãi trên toàn quốc.

Thông điệp: “Saigon Lager – Bia của người
Việt Nam”
Có mặt trên thị trường từ năm 1992, bia
Saigon Lager đã và đang nhận được nhiều
sự tín nhiệm sử dụng của hàng triệu người
uống bia Việt Nam.
Sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện
đại tiên tiến hàng đầu trên thế giới dưới sự
điều hành của đội ngũ kỹ thuật giỏi và công
nhân lành nghề, bia Saigon Lager đem đến
cảm nhận sảng khoái, tươi mát và đậm đà
cho người
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia
2. Bia 333:
3. Bia SaiGon Special:
Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 7
SaiGon Lager – Bia của người Việt Nam

Thông tin chung về sản
phẩm:
• Chủng loại sản phẩm: Bia Lager.
• Độ cồn: 5.3% thể tích.
• Dung tích: 330ml.
• Thành phần: Nước, Malt, Gạo, Hops.
• Bao bì: đóng trong lon thiếc, 24 lon/thùng
carton.
• Hướng dẫn sử dụng: Ngon hơn khi uống
lạnh, tốt nhất ở 10 – 12 độ C.
• Hướng dẫn bảo quản:
- Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn nóng
hoặc ánh sáng mặt trời.
• Số công bố chất lượng: Tiêu chuẩn TCCS
4 : 2005.
Thị trường:
Bia lon 333 được sản xuất và phân phối
rộng rãi trên cả nước.
Thông điệp:
“333 – Thế giới ngày càng thêm ưa chuộng”
333 – thế giới ngày càng thêm ưa
chuộng
Thông tin chung về sản phẩm:
• Chủng loại sản phẩm: Bia Lager.
• Độ cồn: 4.9% thể tích.
• Dung tích: 330ml.
• Thành phần: Nước, Malt, Hops.
• Bao bì: đóng trong chai thủy tinh màu xanh,
20 chai/két nhựa và 24 chai/thùng carton.

• Hướng dẫn sử dụng: Ngon hơn khi uống lạnh,
tốt nhất ở 10 – 12 độ C.
• Hướng dẫn bảo quản:
- Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn nóng
hoặc ánh sáng mặt trời.
• Số công bố chất lượng: Tiêu chuẩn TCCS 3 :
2008.
Thị trường:
Bia chai Saigon Special được sản xuất và phân
phối rộng rãi trên cả nước, đặc biệt tại các thành
phố lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần
Thơ, Nha Trang…
Thông điệp:
“Saigon Special – Chất men của thành công”
Sản phẩm bia Saigon Special với thành phần
100% malt (không có gạo), được sản xuất trên
dây chuyền công nghệ hiện đại tiên tiến bậc nhất
khu vực và lên men theo công nghệ truyền thống
dài ngày tạo nên một hương vị ngon và độc đáo
khác hẳn với các sản phẩm bia khác trên thị
trường.
Saigon Special là loại bia đặc biệt dành cho
người tiêu dùng trẻ trung, năng động và thành
công trong cuộc sống.
Bia Saigon không gây háo nước và nhức đầu
sau khi uống.
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia
4. Bia SaiGon Export:
5. SaiGon Special Lon:

Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 8
SaiGon Special – Chất men của
thành công
Thông tin chung về sản phẩm:
Chủng loại sản phẩm: Bia Lager.
• Độ cồn: 4.9% thể tích.
• Dung tích: 355ml.
• Thành phần: Nước, Malt, Gạo Hops.
• Bao bì: đóng trong chai thủy tinh màu nâu,
20 chai/két nhựa
• Hướng dẫn sử dụng: Ngon hơn khi uống
lạnh, tốt nhất ở 10 – 12 độ C.
• Hướng dẫn bảo quản:
- Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn nóng
hoặc ánh sáng mặt trời.
• Số công bố chất lượng: Tiêu chuẩn TCCS 2
: 2008.
Thịtrường:
Bia chai Saigon Export được sản xuất và phân
phối rộng rãi trên cả nước, đặc biệt từ miền
Trung trở vào miền Nam.
Thôngđiệp:
“Saigon Export – Không bóng bẩy, không phải
ồn ào, không cầu kỳ, không cần phô trương,
uống thì hiểu”
Sản phẩm bia Saigon Export được sản xuất

theo phương pháp len men truyền thống dài
ngày, tạo ra một hương vị đậm đà và quen

thuộc. Đây là nhãn hiệu sản phẩm dẫn đầu tại
thị trường bia Việt Nam.
Saigon Export – Không bóng bẩy, không
phải ồn ào, không cầu kỳ, không cần phô
trương, uống thì hiểu
Thông tin chung về sản phẩm bia lon Saigon
Special:
• Chủng loại sản phẩm: Bia Lager.
• Độ cồn: 4.9% thể tích.
• Dung tích: 330ml.
• Thành phần: Nước, Malt, Hops.
• Bao bì: đóng trong lon màu xanh, 24 lon/thùng.
• Hướng dẫn sử dụng: Ngon hơn khi uống lạnh, tốt
nhất ở 10 – 12 độ C.
• Hướng dẫn bảo quản:
- Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.
-Tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn nóng hoặc
ánh sáng mặt trời.
• Số công bố chất lượng: Tiêu chuẩn TCCS 3 :
2011/856.
Thị trường:
Bia lon Saigon Special được sản xuất và phân phối
rộng rãi trên cả nước, đặc biệt tại các thành phố
lớn như TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, Nha
Trang…
Thông điệp:
“Saigon Special – Chất men của thành công”
Sản phẩm bia Saigon Special với thành phần 100%
malt (không có gạo), được sản xuất trên dây
chuyền công nghệ hiện đại tiên tiến bậc nhất khu

vực và lên men theo công nghệ truyền thống dài
ngày tạo nên một hương vị ngon và độc đáo khác
hẳn với các sản phẩm bia khác trên thị trường.
Saigon Special là loại bia đặc biệt dành cho người
tiêu dùng trẻ trung, năng động và thành công trong
cuộc sống.
Bia Saigon không gây háo nước và nhức đầu sau
khi uống.
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia
6. Bia 333 Premium:
Quy trình nấu bia với kĩ thuật và phương pháp hiện đại cùng với công thức đặc
biệt và lâu đời đã tạo nên hương vị độc đáo cho từng loại bia Sài Gòn mà không gây đa
đầu háo nước sau khi uống.
Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 9
Saigon Special – Chất men
của thành công
Thông tin chung về sản
phẩm:
• Chủng loại sản phẩm: Bia Lager cao
cấp
• Độ cồn: 5.3% thể tích.
• Dung tích: 330ml.
• Thành phần: Nước, Malt, Gạo, Hops.
• Bao bì: đóng trong chai thủy tinh, 24
chai/thùng carton.
• Hướng dẫn sử dụng: Ngon hơn khi
uống lạnh, tốt nhất ở 10 – 12 độ C.
• Hướng dẫn bảo quản:
- Bảo quản nơi khô ráo và thoáng mát.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nguồn nóng

hoặc ánh sáng mặt trời.
• Số công bố chất lượng: Tiêu chuẩn
TCCS 4 : 2008.
“Bia 333 Premium – Khơi dậy đam mê,
xứng tầm đẳng cấp”
Bia 333 Premium – Khơi dậy
đam mê, xứng tầm đẳng cấp
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia
Hình: quy trình sản xuất bia của Sabeco
Bia Sài Gòn chiếm tới 35% thị phần thị trường Bia nước giải khát Việt Nam hiện
nay. Hơn mười năm qua, thương hiệu bia Sài Gòn của Tổng công ty bia rượu nước giải
khát Sài Gòn (Sabeco) đã có mặt ở nhiều thị trường và sánh vai với các thương hiệu
nổi tiếng trên thế giới.
Một điều khá đặc biệt là nhận xét về sản phẩm bia Sài gòn, hầu hết người bình
chọn đều đưa ra tiêu chí “Hương vị đậm đà” lên hàng đầu. Sản phẩm bia do tổng công
ty Sabeco sản xuất đã chiếm lĩnh thị trường và đi sâu vào long người tiêu dung chính
nhờ vào bí quyết “hương vị” độc đáo này.
PHẦN II: MỞ RỘNG THỊ PHẦN TRONG NƯỚC (ĐÔNG NAM BỘ, TÂY
NAM BỘ, TRUNG BỘ) VÀ CƠ HỘI KINH DOANH TẠI THỊ TRƯỜNG
LÀO VÀ CAMPUCHIA
I. CÁCH THU THẬP THÔNG TIN VỀ KHÁCH HÀNG Ở TỪNG VÙNG:
Thông tin của khách hàng chính là nguồn tài sản quan trọng của doanh nghiệp.
Thông qua việc thu thập thông tin của khách hàng để doanh nghiệp kịp thời nắm bắt
động thái thị trường và phát hiện khách hàng tiềm năng. Ta có thể tìm kiếm thông tin
của khách hàng bằng các phương pháp sau đây:
Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 10
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia
a. Tham gia các cuộc triển lãm ngành nghề và các cuộc hội đàm để thu
thập thông tin khách hàng:
- Tư liệu tuyên truyền và báo chí. Trên báo thường có các thông tin của doanh

nghiệp tham gia triển lãm, những thông tin này tương đối đầy đủ và hoàn chỉnh. Trong
cuộc triển lãm, các tư liệu tuyên truyền bao gôm lượng thông tin lớn về khách hàng,
cần thu thập càng nhiều càng tốt.
- Hiện trường triển lãm: phát các món quà và tư liệu tuyên truyền về công ty
mình, đồng thời, yêu cầu khách hàng điền các thông tin cá nhân vào bảng đăng ký như:
họ tên, đơn vị công tác, chức vụ, điện thoại liên hệ của khách hàng.
- Thu thập danh thiếp: các doanh nghiệp tham gia triển lãm thường đặt danh
thiếp của mình ở gian hàng để khách hàng lấy, cũng có khi doanh nghiệp chủ động trao
danh thiếp cho khách hàng và trao đổi danh thiếp với khách hàng.
- Thăm các gian hàng: Có thể thăm các gian hàng khác và giao lưu với các
doanh nghiệp cùng ngành nghề kinh doanh, đồng thời cùng trao đổi cách thức liên hệ.
Sau khi kết thúc triển lãm có thể bổ sung những thông tin về khách hàng như thông tin
về sản phẩm hay qui mô doanh nghiệp của khách hàng.
- Xin bảng thông tin của đơn vị tổ chức triển lãm. Thông thường các đơn vi triển
lãm sẽ có bảng thông tin về cuộc triển lãm, nội dung bao gồm: tên các đơn vị tham gia
triển lãm và cách thức liên hệ với khách hàng, thậm chí bạn còn có thể biết các chương
trình khuyến mại của khách hàng.
b. Thông qua báo chi, quảng cáo để thu thập thông tin khách hàng:.
- Thông qua báo chí để thu thập thông tin của khách hàng, chủ yếu là thông qua
tin tức quảng cáo trên báo để thu thập thông tin, chúng ta có thể biết được địa chỉ, điện
thoại liên lạc, tên đơn vị của khách hàng, có khi chúng ta còn tìm được người liên lạc
trực tiếp vừa nhanh, vừa hiệu quả. Nhưng thông tin quảng cáo trên báo chí khá phức
tạp vì sau khi đọc xong ta còn phải chỉnh lý lại thông tin.
- Tìm đọc trên các biển quảng cáo: Thông thường, các tấm biển quảng cáo chứa
đựng lượng lớn thông tin khách hàng, thông tin khá xác thực, đáng tin, đồng thời thông
qua phân loại ngành nghề sẽ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp quản lý thông tin khách
hàng.
- Thông qua quảng cáo để thu thập thông tin khách hàng. Ví dụ thông qua tin
tức, quảng cáo bên đường hoặc trên các phương tiện giao thông công cộng.v.v. Nếu
doanh nghiệp nào sử dụng các cách thức này để thu thập thông tin khách hàng cũng

khá phức tạp, tốn nhiều thời gian nhưng thông tin thu được lại rất mới, có tính chính
xác cao.
c. Thông qua mạng để thu thập thông tin khách hàng:
- Thông qua việc tìm kiếm trên mạng để thu thập thông tin,ví dụ vào trang
“google” để tra cứu thông tin khách hàng khi tìm, phải chú ý đến việc lựa chọn, sử dụng
những từ mấu chốt, dùng dấu cách để phân cách, hoặc có thể trực tiếp sử dụng sự
giúp đở để tìm(dựa vào những chỉ dẩn)
- Lướt xem các trang mạng mang tính chuyên nghiệp. Có thể lướt xem trang
chuyên đề thuộc ngành nghề của mình, cũng có thể vào xem trang tin tức của các
nghành nghề tổng hợp, ví dụ trang “mạng thông minh”,
Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 11
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia
- Trực tiếp vào trang mạng của doanh nghiệp. Có thể tìm địa chỉ của doanh
nghiệp nào đấy trên mạng, sau đó trực tiếp vào xem trang web của doanh nghiệp này.
Như vậy, thông tin thu được khá hoàn chỉnh, đầy đủ và có tính chính xác.
d. Thu thập thông tin khách hàng thông qua cơ cấu chuyên nghiệp:
- Khi lựa chọn cơ cấu điều tra chuyên nghiệp phải xét đến các nhân tố kinh
nghiệm chuyên nghiệp cũng như sự sắp xếp công nhân viên, trình độ chuyên nghiệp
hoá, giá cả phục vụ của họ. Lựa chọn cơ cấu điều tra tốt, có tín nhiệm sẽ nâng cao
được tính xác thực của thông tin khách hàng đã thu được.
e. Tham gia vào các đoàn thể xã hội hoặc các hiệp hội ngành nghề:.
- Hiệp hội ngành nghề sẽ cung cấp cho các hội viên những thông tin về từng hội
viên khác, đồng thời, các hoạt động của hiệp hội ngành nghề cũng là cơ hội để tiếp xúc
với khách hàng và thu thập thông tin khách hàng.
f. Thông qua sự giới thiệu của bạn thân hoặc bạn hàng hợp tác.:
- Thông qua sự giới thiệu của bạn thân hoặc bạn hàng hợp tác có thể thu được
những thông tin tỉ mỉ về khách hàng, thậm chí cả sở thích, tình hình gia đình của khách
hàng, ngoài ra bạn còn có thể trực tiếp liên hệ với khách hàng.
II. XÂY DỰNG TỜ RƠI ĐỂ QUẢNG CÁO VỀ SẢN PHẨM:
III. PHƯƠNG THỨC THÔNG TIN TỚI KHÁCH HÀNG LÀ TỔ

CHỨC HAY CÁ NHÂN:
Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 12
20 Giải
350 Giải
Tổng công ty bia- rượu- nước giải khát Sài Gòn(SABECO)
20 Đông Du, Phường Bến Nghé, Quận 1.
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia
Quảng cáo sử dụng nhiều kênh truyền thông và hình thức khác nhau để nhắm
tới và kết nối với khách hàng ở mọi nơi. Nhiều hình thức quảng cáo khác nhau được sử
dụng với mục đích nhấn mạnh đặc điểm hay tính năng nào đó của sản phẩm, qua đó
tạo ra sự chú ý nơi khách hàng
Ngoài mục đích thúc đẩy hoạt động bán hàng, quảng cáo còn nhằm thông báo
cho khách hàng những điểm đặc biệt hay tính năng độc đáo của sản phẩm và dịch vụ.
Quảng cáo sử dụng nhiều kênh truyền thông và hình thức khác nhau để nhắm
tới và kết nối với khách hàng ở mọi nơi. Nhiều hình thức quảng cáo khác nhau được sử
dụng với mục đích nhấn mạnh đặc điểm hay tính năng nào đó của sản phẩm, qua đó
tạo ra sự chú ý nơi khách hàng. Dưới đây là các hình thức quảng cáo thường gặp.
1. Hình thức quảng cáo trên phương tiện Nghe-Nhìn:
Nhà quảng cáo sử dụng các kênh phát thanh và truyền hình để giới thiệu sản
phẩm. Đây là kênh được sử dụng khá phổ biến nhằm tạo ra ảnh hưởng mang tính đại
chúng một cách hiệu quả nhất.
2. Hình thức quảng cáo Bandwagon (đồng hội đồng thuyền):
Hình thức này nhằm thuyết phục một ai đó làm một việc gì đó bởi vì mọi người
cũng đều làm việc này. Hình thức quảng cáo này xuất phát từ tâm lý cho rằng con
người có khuynh hướng làm theo số đông. Hình thức quảng cáo bandwagon nắm bắt
rất chính xác tâm lý này của con người nhằm xui khiến họ sử dụng một sản phẩm hay
dịch vụ nào đó.
3. Hình thức quảng cáo Black and White Fallacy (trắng và đen):
Trong hình thức này, chỉ có 2 lựa chọn được trình bày cho người xem, theo đó
sẽ thuyết phục họ mua sản phẩm đang được quảng cáo.

4. Hình thức quảng cáo Card Stacking (loại bỏ có chọn lọc):
Hình thức này sử dụng biện pháp so sánh giữa 2 sản phẩm cùng chủng loại.
Những dữ kiện được nêu ra sẽ mang tính chất ủng hộ và có lợi cho sản phẩm đang
được giới thiệu khi so sánh chúng với các sản phẩm của đối thủ khác. Mục đích là làm
cho khách hàng nhận ra sản phẩm này tốt hơn các sản phẩm cùng loại khác.
5. Hình thức quảng cáo Classified Advertising (quảng cáo được phân loại / rao
vặt):
Hình thức này sử dụng báo hay các ấn phẩm xuất bản định kỳ nhằm tạo cho sản
phẩm sự lôi cuốn đối với khách hàng.
6. Hình thức quảng cáo Corporate Advertising (Quảng cáo doanh nghiệp):
Hình thức này giúp đưa logo và thông điệp doanh nghiệp muốn truyền tải lên các
phương tiện đại chúng. Một vài doanh nghiệp còn đề nghị đưa logo của họ lên các trạm
không gian vũ trụ nhằm quảng bá tên tuổi một cách rộng rãi nhất.
7. Hình thức quảng cáo Covert Advertising:
Hình thức này gián tiếp quảng cáo sản phẩm thông qua các bộ phim và chương
trình truyền hình. Các diễn viên và nhân vật trong phim sẽ sử dụng một sản phẩm nào
đó.
8. Hình thức quảng cáo Demonizing the Enemy (hạ thấp đối thủ):
Nhà quảng cáo tạo dựng hình ảnh một ai đó với một ý kiến hay quan điểm trái
ngược trở nên không thể chấp nhận được. Những cá nhân mang một số ý kiến nào đó
sẽ xuất hiện trong số những nhân vật không được xã hội yêu thích. Hình thức quảng
Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 13
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia
cáo này sử dụng thủ pháp ca ngợi một ý kiến bằng cách hạ thấp những ý kiến trái
ngược với nó.
9. Hình thức quảng cáo Direct Order (hướng dẫn trực tiếp):
Nhà quảng cáo thu hút khách hàng bằng cách hướng dẫn họ cách thức để thực
hiện hay sử dụng một sản phẩm và dịch vụ nào đó. Hình thức quảng cáo này vận dụng
các bài hướng dẫn, giúp khách hàng chọn lựa một sản phẩm hay dịch vụ bằng những
phương pháp đơn giản nhất.

10. Hình thức quảng cáo Disinformation (đánh lạc hướng):
Hình thức này nhằm phát tán các thông tin sai lệch một cách có chủ đích. Trong
quân sự, hình thức quảng cáo này nhằm đánh lừa đối thủ bằng cách sử dụng các tài
liệu giả và thông qua việc phát tán các tin đồn.
11. Hình thức quảng cáo bằng email:
Đây là một hình thức quảng cáo mới, trong đó sử dụng email để giới thiệu sản
phẩm. Các mẫu quảng cáo được gửi qua email, qua đó tạo cơ hội tiếp xúc với một
lượng lớn khách hàng.
12. Hình thức quảng cáo Emotional Words (ngôn từ cảm xúc):
Hình thức này sử dụng từ ngữ bóng bảy nhằm gợi lên những cảm xúc tích cực
của khách hàng về sản phẩm. Nhà quảng cáo thường sử dụng những từ ngữ như
“sang trọng”, “thoải mái” hay “thỏa mãn” nhằm tạo ra cảm xúc của khách hàng đối với
sản phẩm.
13. Hình thức quảng cáo Euphoria:
Sử dụng những sự kiện đặc biệt nhằm tạo ra sự thu hút.
Ví dụ như một chương trình giảm giá hay khuyến mãi vào những kì nghỉ hay
định giá các sản phẩm cao cấp ở một mức độ vừa phải để tiếp cận và mở rộng nguồn
khách hàng.
14. Hình thức quảng cáo Flag-waving (biểu lộ lòng yêu nước):
Hình thức này dựa trên việc đánh vào lòng yêu nước của khách hàng. Nhà
quảng cáo cố gắng thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm bằng thông điệp rằng
việc sử dụng những sản phẩm như vậy sẽ chứng tỏ lòng yêu nước của họ.
15. Hình thức quảng cáo Glittering Generalities (sử dụng những hình ảnh đẹp,
cao quý):
Viện dẫn những khái niệm cao cả: lòng tự hào dân tộc, lòng yêu nước, nhân
quyền, nữ quyền, tình mẫu tử, môi trường, điều kiện lao động của công nhân để ca
ngợi bản thân.
16. Hình thức quảng cáo Half Truth (một nửa sự thật):
Nhà quảng cáo giới thiệu sản phẩm bằng việc sử dụng từ ngữ mang tính nước
đôi.

17. Quảng cáo tương tác:
Hình thức quảng cáo này sử dụng các công cụ truyền thông mang tính tương tác
nhằm tiếp cận khách hàng. Nhà quảng cáo có thể tổ chức triển lãm, hội chợ hay tặng
quà cho khách hàng dưới hình thức giảm giá hay sử dụng quà tặng miễn phí hay gửi
khách hàng những mẫu sản phẩm mới… Bạn đã từng tham gia vào các cuộc thi nhằm
Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 14
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia
giới thiệu sản phẩm hay chưa? Bạn đã từng vào trang web có đề nghị tặng quà miễn
phí chưa?
18. Hình thức quảng cáo bằng Internet (quảng cáo trực tuyến):
Đây là một hình thức quảng cáo khá mới mẻ. Internet đã trở thành kênh truyền
thông có sức ảnh hưởng lớn trong thời đại ngày nay.
19. Hình thức quảng cáo Labeling (phân nhóm):
Nhằm mục đích gia tăng hay giảm chất lượng sản phẩm trong tâm trí khách
hàng, nhà quảng cáo sẽ sử dụng phương thức phân nhóm, tức phân chia một sản
phẩm vào những nhóm sản phẩm có mức độ thu hút khác nhau đối với khách hàng.
Hình thức quảng cáo này nhằm tấn công trực tiếp hay gián tiếp vào sản phẩm
đối thủ bằng cách đưa những thông tin bất lợi hay tin xấu về đối thủ nhằm tạo ra cảm
giác tiêu cực nơi khách hàng đối với các sản phẩm của đối thủ
20. Hình thức quảng cáo Name-calling (đặt chết tên):
Hình thức quảng cáo này nhằm tấn công trực tiếp hay gián tiếp vào sản phẩm
đối thủ bằng cách đưa những thông tin bất lợi hay tin xấu về đối thủ nhằm tạo ra cảm
giác tiêu cực nơi khách hàng đối với các sản phẩm của đối thủ.
21. Hình thức quảng cáo Outdoor advertising (quảng cáo ngoài trời):
Đây là hình thức quảng cáo khá phổ biến và sử dụng nhiều công cụ khác nhau
đề thu hút khách hàng. Billboard, kiosk và triển lãm thương mại, hội chợ được sử dụng
nhiều trong phương thức này.
22. Hình thức quảng cáo Performance-based Advertising:
Trong hình thức này, nhà quảng cáo chỉ trả tiền theo kết quả nhận được.
23. Hình thức quảng cáo Plain Folks (bình dân hóa):

Hình thức này sử dụng những người bình thường quảng cáo cho sản phẩm.
Ngôn từ sử dụng trong quảng cáo thường là những từ ngữ bình dân và không khoa
trương. Hình thức quảng cáo này chú trọng đến tính tự nhiên và bình dân của ngôn từ
và nhân vật quảng cáo.
24. Hình thức quảng cáo Print Media Advertising (quảng cáo in ấn):
Đây là một trong những phương thức hiệu quả nhất. Những công cụ thường sử
dụng là báo, tạp chí, brochure, sách hướng dẫn…
25. Hình thức quảng cáo Public Service Advertising (quảng cáo lợi ích công):
Hình thức này sử dụng các thông điệp có ý nghĩa về mặt xã hội. Các hoạt động
và thông điệp thường xoay quanh các vấn đề như nghéo đói, nạn bất bình đẳng, AIDS
và những vấn đề về môi trường như ô nhiễm, sự nóng lên của trái đất hay sa mạc
hóa…
26. Hình thức quảng cáo Quotes Out of Context (trích dẫn ngoài ngữ cảnh):
Hình thức này sử dụng những câu trích dẫn nổi tiếng. Trong hình thức quảng
cáo này, nhà quảng cáo cố gắng thay đổi các câu trích dẫn nhằm thay đổi ý nghĩa của
chúng. Hình thức này được sử dụng trong các tài liệu chính trị.
27. Hình thức quảng cáo Relationship Marketing (marketing mối quan hệ):
Hình thức này nhằm giữ chân và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Nhà quảng
cáo sử dụng những thông tin đáp ứng yêu cầu và sở thích của khách hàng.
28. Hình thức quảng cáo Repetition (lặp lại):
Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 15
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia
Hình thức này sử dụng kỹ thuật lập lại tên sản phẩm nhiều lần trong mẫu quảng
cáo. Sự lặp âm thường được sử dụng nhằm khẳng định tên sản phẩm trong tâm trí của
khách hàng.
29. Hình thức quảng cáo Scientific Evidence (chứng cứ khoa học):
Hình thức này thuyết phục khách hàng bằng các chứng cứ dựa trên kết quả
khảo sát. Nhà quảng cáo sử dụng các số liệu và bằng chứng thống kê nhằm chứng
minh cho một đặc điểm hay lợi ích nào đó của sản phẩm.
30. Hình thức quảng cáo Shockvertising (gây sốc):

Hình thức này sử dụng các hình ảnh hay cảnh gây sock để quảng cáo cho sản
phẩm.
31. Hình thức quảng cáo Slogans (khẩu hiệu):
Như chúng ta đã biết khẩu hiệu là những câu ngắn gọn và truyền tải một cách
xúc tích những giá trị quan trọng của sản phẩm.
32. Hình thức quảng cáo Snob Appeal (đua đòi):
Hình thức quảng cáo này hoàn toàn trái ngược với phương thức bandwagon.
Trong hình thức này, nhà quảng cáo cố gắng thuyết phục người tiêu dùng sử dụng một
sản phẩm nào đó giúp họ trở nên khác biệt so với đám đông. Nhà quảng cáo luôn nhấn
mạnh rằng sử dụng sản phẩm sẽ giúp họ trở nên khác biệt bằng cách gắn cho sản
phẩm “cảm giác khác biệt”.
33. Hình thức quảng cáo Stereotyping (định kiến):
Hình thức này cũng giống như name calling (đặt chết tên) hay labeling (phân
nhóm). Nhà quảng cáo sẽ đưa sản phẩm vào những phân nhóm mà khách hàng đã có
một số định kiến nhất định.
34. Hình thức quảng cáo Subliminal Advertising (quảng cáo tiềm thức):
Hình thức này sử dụng các thông điệp mang tính tiềm thức, và được cảm nhận
bằng tiềm thức. Những dấu hiệu của quảng cáo tiềm thức không thể nhận ra bằng mắt
thường, mà bằng chính tiềm thức. Hình thức quảng cáo này sử dụng những thông điệp
ẩn và những ảo giác về thị giác.
35. Hình thức quảng cáo Surrogate Advertising (quảng cáo thế thân):
Trong trường hợp một sản phẩm không được cho phép quảng cáo, công ty sẽ
đưa ra thêm những sản phẩm khác có cùng tên thương hiệu với sản phẩm trên. Việc
quảng cáo các sản phẩm có cùng thương hiệu với các sản phẩm không được phép
quảng cáo cũng sẽ làm khách hàng nhớ tới những sản phẩm không được quảng cáo.
36. Hình thức quảng cáo Testimonial (bảo chứng):
Con người thường có xu hướng làm theo một khuôn mẫu mà họ yêu thích.
Chính vì vậy, người ta sẽ bắt chước những việc mà thần tượng của họ hay làm. Hình
thức bảo chứng sử dụng những khuyến nghị và ý kiến của các chuyên gia đối với sản
phẩm. Một hình thức thường gặp là sử dụng ngôi sao hay những người nổi tiếng quảng

bá cho sản phẩm.
37. Hình thức quảng cáo Transfer (chuyển đổi):
Hình thức quảng cáo này được triển khai theo 2 cách. Theo cách tích cực, một
sản phẩm được tạo ra nhằm gắn kết với một cá nhân được kính trọng trong xã hội. Tuy
nhiên theo chiều tiêu cực, nhà quảng cáo sẽ chỉ ra sự tương đồng giữa sản phẩm và
nhân vật bị ghét trong xã hội.
38. Hình thức quảng cáo Viral Advertising:
Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 16
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia
Hình thức này sử dụng biện pháp truyền miệng (word of mouth) và quảng cáo
trực tuyến (internet advertising). Mục tiêu của nhà quảng cáo là giới thiệu về sản phẩm
trên phạm vi rộng. Hình thức quảng cáo này nhắm tới tốc độ truyền tải thông tin giống
như sự lan truyền của virus.
39. Hình thức quảng cáo Word-of-Mouth Advertising (quảng cáo truyền miệng):
Đây có thể là một hình thức rất hiệu quả. Thành công đạt được có thể giúp tên
thương hiệu trở thành một danh từ phổ biến.
IV. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG TỪNG VÙNG CÙNG CƠ HỘI
MỞ RỘNG THỊ PHẦN CHO BIA SAIGON (SABECO):
Để tiến hành xây dựng chiến lược Marketing cạnh tranh cho sản phẩm ở từng
vùng, ta phải nắm rõ vị trí địa lý cùng điều kiện tự nhiên của vùng đó.
1. Ở vùng Đông Nam Bộ:
a.Điều kiện tự nhiên – vị trí địa lí:
Vùng Đông Nam Bộ có một thành phố và 5 tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà
Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.
Phía Bắc và phía Tây Bắc giáp với Campuchia.
Phía Tây Nam giáp với Đồng bằng sông Cửu Long.
Phía Đông-Đông Nam giáp với biển Đông và Đồng bằng sông Cửu long
Phía Đông giáp Tây nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ.
b.Giao thông:
Đường hành không: Sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất là cửa ngõ giao thương

quan trọng của Vùng với năng lực khoảng 7 triệu khách năm hiện nay lên 15 triệu
khách/năm cuối năm 2006. Đây là cảng hàng hành không lớn nhất Việt Nam, chiếm 2/3
lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không. Đến năm 2010, Sân bay
Quốc tế Long Thành với công suất thiết kế 80-100 triệu khách/năm, 5 triệu tấn hàng
hóa 1 năm sẽ là sân bay hàng đầu của Vùng kinh tế.
Cảng: Cụm cảng Sài Gòn hiện tại có lượng hàng hóa thông quan cao nhất trong
cả nước. Do nhu cầu phát triển đô thị, các cảng trong nội thị sẽ được di dời xuống hạ
lưu Sông Đồng Nai và Sông Thị Vải. Trong tương lai, cảng Thị Vải tại Bà Rịa Vũng Tàu
sẽ là cảng biển chính của Vùng cùng với cụm cảng container Cát Lái và Hiệp Phước là
1 trong những cảng biển nước sâu hàng đầu cả nước.
Đường bộ: Mạng lưới đường bộ tuy không ngừng được nâng cấp nhưng không
đáp ứng được yêu cầu phát triển, tình trạng tắc nghẽn giao thông cản trở sự phát triển
của Vùng. Để giải quyết tình trạng này, một số dự án giao thông lớn đã và đang được
triển khai: Đường cao tốc Tp HCM - Trung Lương (sau này nối đến Cần Thơ); Các
đướng vành đai 1, 2, 3; Đại lộ Đông - Tây; Hầm Thủ Thiêm; Đường cao tốc Tp HCM -
Long Thành - Dầu Dây; Đường Xuyên Á; Cầu Phú Mỹ; Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng
Tàu
Đường sắt: Hiện tại chỉ có Đường sắt Bắc Nam chạy qua khu vực này. Để đáp
ứng nhu cầu giao thông vận tải, một số dự án đường sắt đang được lập dự án như:
Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 17
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia
Đường sắt cao tốc Tp HCM - Vũng Tàu; Các tuyến tàu điện ngầm từ Bến Thành đi bến
xe Miền Tây, Biên Hòa đang được các công ty lớn của Đức, Pháp, Nga, Nhật khảo sát.
c.Dân số:
Theo kết quả điều tra dân số ngày 1 tháng 4 năm 2009, dân số vùng Đông Nam
Bộ là 14.025.387 người, chiếm 16,34% dân số Việt Nam, là vùng có tốc độ tăng dân số
cao nhất nước, do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống. Theo số
liệu năm 2011, tổng dân số của vùng Đông Nam Bộ là 14.890.800 người trên một diện
tích 23.597,9 km², mật độ dân số là 631 người/km². Trong đó số nam là 7.215.600
người.

Tp. Hồ Chí Minh Vũng Tàu Cảng Sài Gòn
Đây là khu vực kinh tế phát triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách
hàng năm, có tỷ lệ đô thị hóa 50%.
 Như vậy, nếu chúng ta chọn mở rộng thị phần trên miền Đông Nam Bộ gặp rất nhiều
thuận lợi:
Vị trí gần giúp giảm bớt chi phí vận chuyển.
Số nam thanh niên lớn sẽ là thị trường tiêu thụ khá tốt cho sản phẩm chúng ta.
Với hệ thống giao thông tốt thì việc vận chuyển hang hóa rất thuận lợi và tiết
kiệm chi phí.
Tuy nhiên ta cũng gặp không ít khó khăn: có rất nhiều loại bia rượu trên thị
trường phát triển Đông Nam Bộ như: bia nhập khẩu Heineken, bia Tiger, Saporo và các
loại bia trong nước như bia Hà Nội (HABECO)….đòi hỏi ta phải lập một kế hoạch thật
phù hợp để có thể cạnh tranh và mở rộng thị phần.
2. Vùng Tây Nam Bộ:
a.Vị trí địa lí:
Có 1 thành phố trực thuộc trung ương và 12 tỉnh.
Thành phố Cần Thơ
• An Giang
• Bến Tre
• Bạc Liêu
• Cà Mau
• Đồng Tháp
• Hậu Giang
• Kiên Giang
• Long An
• Sóc Trăng
• Tiền Giang
• Trà Vinh
• Vĩnh Long
b.Diện tích- Dân số:

Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 18
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2011, tổng diện tích các tỉnh
thuộc Đồng bằng sông Cửu Long là 40.548,2 km² và tổng dân số của các tỉnh trong
vùng là 17.330.900 người trong đó dân số nam là 7.215.600 người.
c.Hệ thống giao thông:
Hệ thống sông ngòi chằng chịch, thuận lợi giao thông đường thủy. Bên cạnh đó
nhà nước đang tiến hành nâng cấp hệ thống đường bộ và tiến hành nối liền các tỉnh
miền tây. Ngoài ra còn có sân bay Cần Thơ hoạt động từ năm 2010., các đường cao
tốc Trung Lương nối liền từ TP.HCM sau này sẽ đến Cần Thơ.
 Với hệ thống giao thông phát triển và điều kiện sông ngòi, rất thuận lợi cho việc vận
chuyển và phân phối bia sài gòn. Tuy nhiên ngoài các thành phố trực thuộc tỉnh, các
trung tâm hành chính thì đời sống dân cư ở đây còn thấp nên ta phải có chiến lược Mar
và chiến dịch giá thật phù hợp. Nếu ta làm được điều đó thì miền Tây trở thành khu vực
béo bở của thị trường Bia Saigon.
3.Vùng Trung Bộ:
a.Vị trí địa lý:
Miền Trung Việt Nam (Trung Bộ) có phía Bắc giáp khu vực đồng bằng Sông
Hồng và Trung du miền núi vùng Bắc Bộ; phía Nam giáp các tỉnh Bình Phước, Đồng
Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu vùng Nam Bộ; phía Đông giáp Biển Đông; phía Tây giáp 2
nước Lào và Campuchia.
b.Diện tích – Dân số:
Có diện tích là 150479 km
2
, dân số là 14328500 người trong đó dân số nam là
9425500 người.
c.Hệ thống giao thông:
hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Mã, sông Lam, sông Ba, sông Nhật Lệ, sông Thạch
Hãn, sông Ngàn Sâu, sông Trà Khúc, sông Bến Hải, sông Thu Bồn, sông Gianh….
Nhiều cảng: Chân Mây, Đà Nẵng, Kỳ Hà, Dung Quất, Sa Kỳ, Cửa Đại, Trà Cầu, Sa

Huỳnh, Tam Quan, An Dũ, Đề Gi, Nhơn Hội, Quy Nhơn
Sân bay: sân bay quốc tế Đà Nẳng, sân bay Cam Ranh,
Nhà ga: Phú Bài, Đà Nẵng…
d.Du lịch:
Quảng Bình, Huế, Đà Nẵng, Hội An, Quy Nhơn, Nha Trang… thu hút rất nhiều khách du
lịch.
 Như vậy: điều kiện dân số, khách du lịch cùng hệ thống giao thông rất thuận lợi cho
việc tiêu thụ bia sài gòn. Chiến lược Mar cho vùng này cần đặc biệt chú ý đến lượng
khách du lịch.
4.Thị trường Lào:
a.Vị trí địa lý:
Lào là nước cùng nằm trên bán đảo Đông Dương với Việt Nam. Lào giáp Việt
Nam về phía đông.
b.Giao thông:
khoảng 29811km đường bộ và 4600km đường thủy chủ yếu là trên sông Mêkông
và các nhánh phụ.
Theo số liệu năm 2006 thì Lào có 44 sân bay lớn nhỏ.
Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 19
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia
Hiện nay Chính phủ Lào đã quyết định đầu tư nâng cấp và sửa chữa tuyến
đường 16E dài 69km từ tỉnh Xekong đến huyện Dakcheung, giáp cửa khẩu biên giới
Lào-Việt thành tuyến quốc lộ của Lào với tổng vốn đầu tư thực hiện dự án trên 5 triệu
USD và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2013.
c.Khí hậu: nhiệt đới gió mùa với 2 mùa mưa và nắng, rất gần với khí hậu ở miền nam
Việt Nam.
d.Dân số:
Tổng số dân 6.677.534 người (ước tính 7/2008)
Cơ cấu dân số trẻ. Trong đó dân số từ 15 tuổi trở lên chiếm 58,8% (nam có khoảng
1.849.217 người).
e.Thuế nhập khẩu:

Thuế suất trung bình MFN là khoảng 14,7%. Thuế suất thuế tiêu thụ từ 3% và 15%
được áp dụng với tất cả các mặt hàng nhập khẩu phụ thuộc vào sự phân loại. Nhà
nhập khẩu hàng hoá thương mại vào Lào hiện nay phải chịu trách nhiệm đối với việc
phải trả thuế nhập khẩu đối với hàng hoá nhập khẩu (mặc dù hệ thống này hiện đang là
mục tiêu xem xét lại.). Nhà nhập khẩu có quyền yêu cầu Cục Thuế xem xét bất cứ việc
định giá nào hay bất cứ việc xác định phân loại thuế.
f.Quy định về nhãn mác:
Khi xuất khẩu sang Lào chúng ta không cần phải thay đổi nhãn mác dù nhắm đến
khách hàng người Việt hay người Lào. Vì mặc dù có quy định sản phẩm phải có nhãn
mác bằng tiếng Lào nhưng hiện nay luật này chưa chặt chẽ nên hầu như không có sản
phẩm nào nhập khẩu vào Lào mà có nhãn mác bằng tiếng Lào cả.
g.Quyền sở hữu trí tuệ:
Lào là thành viên của tổ chức sở hữu trí tuệ Thế Giới WIPO; hệ thống tài liệu chung
của ASEAN về bằng sáng chế và công ước Paris về bảo vệ sở hữu công nghiệp.
h.Môi trường văn hóa:
Những yếu tố văn hóa khác biệt giữa người Việt Nam và người Lào như về quyền
lực,về thể diện và về thái độ đối với thời gian…không ảnh hưởng lớn đến việc xuất
khẩu sản phẩm của chúng ta.
Lào là xứ sở của lễ hội, tháng nào trong năm cũng có.
Mỗi năm có 4 lần tết: Tết Dương Lịch, Tết Nguyên Đán (như ở một số nước Á Đông),
Tết Lào (Bun PiMay vào tháng 4) và Tết H'mong (tháng 12).
Ngoài ra còn các lễ hội vào hầu hết các tháng trong năm: Bun PhaVet (Phật hóa thân)
vào tháng 1 ; Bun VisakhaPuya (Phật Đản) vào tháng 4; Bun BangPhay (pháo thăng
thiên) vào tháng 5; Bun Khao PhanSa (mùa chay) vào tháng 7; Bun Khao Padapdin
(tưởng nhớ người đã mất) vào tháng 9; Bun Suanghua (đua thuyền) vào tháng 10. Bun
That Luang vào tháng 11.
 Như vậy nếu chúng ta chọn Lào là 1 thị trường xuất khẩu bia sẽ gặp được rất nhiều
thuận lợi:
Vị trí gần giúp giảm bớt chi phí vận chuyển;
Khí hậu khá giống nhau nên tính cách và nhu cầu của con người khá giống nhau;

Với số nam thanh niên lớn sẽ là thị trường tiêu thụ khá tốt cho các sản phẩm của chúng
ta;
Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 20
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia
Kinh tế Lào đang từng bước phát triển cao sẽ giúp nhu cầu tiêu dùng tăng lên;
Với hệ thống đường bộ, đặc biệt là đường nối ra biên giới Việt-Lào, đang được quan
tâm nâng cấp thì việc vận chuyển hàng hóa rất thuận lợi và tiết kiệm chi phí;
Sống ở đất nước Triệu Voi với nhiều lễ hội lớn trong năm là người dân có nhiều dịp để
tụ họp và vui chơi, rất thích hợp để chúng ta mở rộng thị trường bia.
Ngày càng có nhiều nhà đầu tư Việt Nam đầu tư sang Lào nên dân Việt Nam sống và
làm việc ở Lào đang tăng lên, đó cũng sẽ là khách hàng mục tiêu của sản phẩm bia của
chúng ta. Hiện nay cộng đồng người Việt Nam tại Lào có khoảng 20.000 người, đa số
sống ở Thủ đô và các thành phố lớn như Vientiane 5000 người, Champasac 5000
người, Savannakhet 3000 người và Khammuon 2000 người Đáng chú ý ở một số địa
phương có đông người Việt, hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu của người Việt đạt
nhiều kết quả. Nhiều doanh nghiệp kiều bào đã trở thành những đơn vị kinh tế chủ lực,
đầu đàn của một số tỉnh, thành phố có vai trò trong kinh tế – xã hội địa phương;
Sau khi xuất khẩu nếu chúng ta chuyển sang giai đoạn đầu tư trực tiếp sản xuất tại Lào
thì cũng có rất nhiều thuận lợi vì kể từ năm 1989, Lào thực hiện mở rộng chính sách
khuyến khích đầu tư nước ngoài. Hiện nay Lào đang mở cửa với thế giới để đón nhận
thêm đầu tư nước ngoài. Chính phủ Lào khuyến khích đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực
khoáng sản, thủy điện, chế biến nông lâm sản, xây dựng, vật liệu xây dựng, du lịch
Với các dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư, các doanh nghiệp sẽ được miễn thuế
lợi tức trong thời hạn nhất định (1-2 năm kể từ khi doanh nghiệp bắt đầu hoạt động); lợi
nhuận để tái đầu tư được miễn thuế lợi tức trong năm tài chính; miễn thuế nhập khẩu
với các thiết bị, phương tiện máy móc phục vụ sản xuất trực tiếp và các nguyên liệu,
bán thành phẩm nhập khẩu để chế biến hàng xuất khẩu
 Tuy nhiên chúng ta cũng gặp phải một số khó khăn:
Hệ thống pháp luật còn chưa ổn định. Tất cả các luật lệ, hầu hết các nghị định và các
quy định đang sử dụng trong hiện tại được soạn thảo năm 1989. Thời gian điều chỉnh

không dài nên có khá nhiều rủi ro pháp lý khi kinh doanh, hợp tác với Lào.
Lào vẫn là quốc gia có cơ sở hạ tầng cũ kỹ lạc hậu. Quốc gia này không có đường xe
lửa, phương tiện thông tin liên lạc trong nước và nước ngoài hạn chế.
Thức uống của Lào rất phong phú và hấp dẫn với nhiều loại có chất lượng cao, đây là
những sản phẩm cạnh tranh và thay thế tốt cho bia. Thức uống của Lào có lau Lao,
Fanthong (gần giống với rượu cần), NamSa (trà pha nhạt), cà phê… Đặc biệt là món
dừa nướng.
Lào cũng có thương hiệu bia riêng, bia Lào dễ uống và dễ dàng tìm thấy ở hầu hết
quán ăn hay nhà hàng nào trên khắp đất nước. Bia Lào được báo Asia Mazagine bầu
chọn là loại bia ngon nhất châu Á, chiếm 99% thị phần bia tại Lào. Đây là đối thủ cạnh
tranh số 1 của bia Sài Gòn trong thị trường bia tại Lào, ngoài ra còn có bia Hà Nội
(thuộc HABECO) đã có thâm niên xuất khẩu sang Lào từ năm 1963…
5.Thị trường Campuchia:
a.Vị trí địa lý
Campuchia là nước cùng nằm trên bán đảo Đông Dương với Việt Nam,có vị trí
địa lý rất gần Việt Nam. Campuchia giáp Việt Nam về phía đông.
b.Giao thông:
Sân bay dành cho máy bay lên thắng: 2
Đường sắt: 602 km
Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 21
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia
Đường bộ: 38.257 km
Đường thủy: 2.400 km (chủ yếu là sông Mê kông)
Cảng và hải cảng: Phnom Penh, Preah Seihanu.
c.Khí hậu: nóng ẩm nhiệt đới gió mùa, có hai mùa chính trong năm là mùa mưa và mùa
khô, khá giống với khí hậu miền Nam Việt Nam.
d.Dân số: Tổng số dân là 14.241.640 người, với cơ cấu dân số trẻ 63,2%
 Thuận lợi:
Campuchia có nền văn hóa uống bia phát triển mạnh mẽ. Thị trường có vị trí địa
lý thuận lợi, giáp với VN, có thể vận chuyển sản phẩm theo nhiều đường giao thông

khác nhau : đường biển, đường bộ, đường hàng không. Thị trường khá cởi mở, dễ
dàng chấp nhận những thương hiệu mới Với tình hữu nghị của 2 nước, hàng hóa Việt
nam có cơ hội và tạo điều kiện thuận lợi khi xuất khẩu sang Campuchia. Cộng đồng
người Việt tại Campuchia là 100000 người, là một con số không nhỏ và có sức ảnh
hưởng.
 Khó khăn
Đang tồn tại nhiều tên tuổi lớn trên thị trường bia như Tiger, Carsberg…Tâm lý
của khách hàng Campuchia nhìn nhận các sản phẩm của Việt Nam là sàn phẩm giá rẻ.
Nền kinh tế đang phát triển với môi trường pháp lý chưa hoàn thiện là rào cản cho sự
thâm nhập của các sản phẩm nước ngoài. Nền chính trị trong giai đoạn phục hồi sau
bất ổn là khó khăn cho nền kinh tế và thị trường tài chính  gia tăng rủi ro khi đầu tư
tại thị trường Campuchia.
V. CHIẾN LƯỢC MARKETING CẠNH TRANH CHO SẢN PHẨM:
Giá cả là yếu tố duy nhất trong marketing- mix tạo ra doanh thu, các yếu tố khác
thì tạo ra giá thành. Ấn định giá hợp lý cho các sản phẩm chính là chìa khóa dẫn tới
thành công. Nhưng định giá chính xác cũng quan trọng không kém và là công việc rất
tinh tế. Tính giá quá cao có thể đẩy khách hàng đi nơi khác. Ngược lại, việc kinh doanh
có nguy cơ thua lỗ nếu tính giá quá thấp.
Trong phần này, tôi xác định chiến lược giá trong một mục của chiến lược
Marketing. Sau đây là chiến lược marketing cạnh tranh cho sản phẩm bia SaiGon
(SABECO):
1.Chiến lược marketing cạnh tranh – chiến lược của người dẫn đầu thì
trường:
Với việc chiếm 47.50% thị trường bia Việt Nam thì Sabeco trở thành doanh nghiệp dẫn
đầu thị trường bia Việt Nam. Với vị trí hiện nay, ta xây dựng chiến lược theo 3 hướng:
Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 22
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia
Thứ nhất: công ty tìm cách mở rộng toàn bộ thị trường, tức là tăng tổng cầu thị trường
lên.
Thứ hai, công ty bảo vệ thị phần hiện có thông qua các hoạt động phòng vệ và tiến

công.
Thứ ba, công ty phát triển thị phần lớn hơn nữa.
1.1.Mở rộng toàn bộ thị trường:
Mọi doanh nghiệp trong ngành bia đều có thể có lợi khi toàn bộ thị trường được
mở rộng, nhưng doanh nghiệp dẫn đầu thường được lợi nhiều hơn hết. Ở đây, ta mở
rộng thị trường bằng cách: tìm kiếm nhiều người dùng bia mới, tạo ra nhiều công dụng
mới và khuyến khích nhiều người dùng hơn cho sản phẩm bia của mình.
a.Người tiêu dùng mới:
Trước đây ta chỉ biết đến việc nam giới dùng bia và chỉ tập trung vào khách hàng
là nam giới mà ít quan tâm đến khách hàng nữ giới. Hiện nay thì giới nữ lên ngôi rất
nhiều, rất nhiều phụ nữ chiếm vị trí cao trong xã hội nên nhu cầu giao tiếp và sử dụng
bia trong giao tiếp, hoặc những buổi liên hoan đều sử dụng bia. Bởi vậy, nếu ta thuyết
phục nữ giới bắt đầu dùng bia thì ta có thể mở rộng thị trường rất tốt. Ta có thể đưa ra
một số lý luận sau:
Hầu hết phụ nữ nghĩ rằng uống bia là không tốt, là xấu. Tuy nhiên các nhà khoa
học chỉ ra rằng, bia tốt cho sức khỏe đặc biệt là phụ nữ, bia còn là một loại mỹ phẩm
tuyệt vời cho da và tóc.
“Làm đẹp da.
Nuôi dưỡng tóc.
Tốt cho tim mạch: giúp tăng hàm lượng cholesterol "tốt" (HDL) trong máu, và
tăng hoạt tính của PON - enzyme giúp bảo vệ tim khỏi bệnh mạch vành.
Giảm nguy cơ sỏi thận.
Bình ổn huyết áp. Tốt cho xương.
Bia có chứa vitamin, khoáng chất và các chất sơ”
Mỗi ngày chỉ cần uống một cóc bia, mỗi cóc 350ml là đủ.
Ta dùng phương pháp thông tin đến khách hàng ở mục III để thông tin tới khách
hàng nữ.
b.Công dụng mới:
Nhờ vào việc phát hiện và quảng cáo những công dụng mới của sản phẩm mà
doanh nghiệp có thể mở rộng được thị trường. Ta có thể thông tin đến khách hàng về

công dụng mới của bia để tăng khối lượng và tần suất sử dụng, tạo cho sản phẩm có
chu kì sống mới.
“Ướp thịt, cá bằng rượu vang đỏ hoặc bia SaiGon trước khi nướng, chiên có thể giúp
giảm hàm lượng hóa chất gây ung thư.”
c.Tăng khối lượng sử dụng:
Áp dụng chiến lược, “UỐNG 5 TẶNG 1 – UỐNG NHIỀU HƠN CÙNG BIA
SAIGON”. Tức là khi khách hàng uống 5 chai bia Saigon thì sẽ được 1 chai, và như vậy
khách hàng sẽ hứng khởi và uống nhiều hơn.
1.2.Bảo vệ thị phần:
a.Phòng vệ vị thế:
Đa dạng hóa sản phẩm sang nước ngọt, nước trái cây,….
b.Phòng vệ bên sườn:
Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 23
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia
Bảo vệ lĩnh vực chủ yếu là bia. Đánh giá đầy đủ mọi nguy cơ và đầu tư thích
đáng để bảo vệ vị thế đó.
c.Phòng vệ chặn trước:
Đa dạng sản phẩm bia: hơn 6 mẫu bia: Saigon lager, Saigon export, Saigon 333,
333 premium…
1.3.Mở rộng thị phần:
Đựa sản phẩm ra khắp các tỉnh miền Đông, Miền Tây Nam Bộ và Trung Bộ.
-Đưa sản phẩm vào siêu thị ở các tỉnh.
-Đưa sản phẩm đến các cửa hàng bán lẻ ở mỗi nơi.
-Tham gia hội chợ triễn lãm để giới thiệu sản phẩm bia.
-Đưa nhân viên tiếp thị bia đến từng quán ăn, nhà hàng.
-Tổ chức buổi giới thiệu sản phẩm bia Saigon đến các khách hàng tổ chức và
khách hàng tiềm năng.
-Mời các chủ nhà hàng khách sạn là người làm đầu mối phân phối các sản phẩm
bia Sài Gòn.
-Mở showroom tại các tỉnh.

-Khuyến mãi (khui nắp bia trúng thưởng).
-Tư vấn sức khỏe: tổ chức khám sức khỏe định kì và tư vấn về sức khỏe cũng
như sử dụng bia như thế nào để tốt cho sức khỏe, đưa ra chế độ phần bia hợp lý hàng
ngày cho các khách hàng, chủ yếu là khách hàng năm.
-Chiêu thị: tài trợ cho các hoạt động xã hội, hoạt động thể thao thu hút nhiều
khách hàng mục tiêu như là các giải bóng đá, bơi lội …
1.4.Chiến lược định giá:
-Vùng Đông Nam Bộ: định giá dựa vào lợi nhuận mục tiêu.
-Miền Tây Nam Bộ, Trung Bộ: định giá dựa vào chi phí.
2.Chiến lược thâm nhập thị trường Lào:
2.1.Mục tiêu chiến lược:
Chiếm được sự ưa thích của cộng đồng người Việt, trở thành lựa chọn hàng đầu
cho các doanh nhân người Việt khi muốn dùng bia trong 2 năm đầu tiên xâm nhập thị
trường và giữ vững được vị trí đó về sau.
2.2.Quy mô hoạt động:
Trong năm đầu tiên thị trường của chúng ta là ở Vientiane và Champasac.Năm
tiếp theo sẽ mở rộng ra các tỉnh Pakse, Savannakhet, Khammuon…Thời gian đầu sản
phẩm nhắm vào thị trường ngách là người Việt Nam sống ở Lào.Tiếp sau đó mới mở
rộng ra người bản địa.Quy mô xâm nhập là nhỏ.
2.3.Phân bố nguồn lực:
Sản phẩm chính đầu tư nhiều vốn nhất là Sài Gòn Export, 2 sản phẩm Sài Gòn
special và bia lon 333 cũng được đầu tư nhưng với nguồn lực nhỏ hơn.Nguồn lực tập
trung ở Vientiane và Champasac nhiều hơn ở các địa phương khác.
2.4.Năng lực cạnh tranh chủ đạo
Với công nghệ vượt trội và tính chất của sản phẩm bia không gây háo nước và
nhức đầu sau khi uống,đi cùng với hương vị đậm đà vốn có của sản phẩm,chúng ta sẽ
chinh phục được khách hàng tiềm năng. Hơn nữa họ chính là những người Việt Nam
xa quê nên tiêu chuẩn hàng Việt Nam chất lượng cao cũng sẽ là một lợi thế rất lớn.
Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 24
BKTM-Bia Sài Gòn với việc mở rộng thị phần trong nước và cơ hội kinh doanh tại thị trường Lào, Campuchia

Muốn vậy chúng ta sẽ phải thực hiện các hoạt động:
Tổ chức buổi giới thiệu về sản phẩm bia Sài Gòn và kế hoạch xuất khẩu sang thị
trường Lào cho kiều bào.
Mời các chủ nhà hàng khách sạn là người Việt Nam làm đầu mối phân phối các
sản phẩm bia Sài Gòn.
Phát sóng 1 phóng sự về chiến lược mở rộng thị trường sang Lào của bia Sài
Gòn.
Khuyến khích các chủ doanh nghiệp người Việt Nam đang kinh doanh ở Lào
dùng bia Sài Gòn và sử dụng bia Sài Gòn trong những buổi gặp gỡ đối tác nhằm giới
thiệu thương hiệu bia Sài Gòn với bạn bè Lào. Tài trợ cho các chương trình của doanh
nghiệp như hội nghị khách hàng, liên hoan, tổng kết…
Ước tính chi phí cho các hoạt động này là 200 triệu VND.
2.5.Thời điểm :
Sau quá trình nghiên cứu,chúng ta sẽ bắt đầu xúc tiến hoạt động xâm nhập thị
trường kể từ ngày 1/12/2009. Các hoạt động hoàn tất thủ tục xuất khẩu và lập chi
nhánh trong vòng 1 tháng. Sau đó chúng ta có 1 tháng để làm các hoạt động marketing,
thu hút khách hàng trong dịp tết truyền thống của người Việt.
2.6.Chi nhánh:
Hợp đồng thuê 1 mặt bằng khoảng 24m
2
ở khu tập trung nhiều người Việt, gần
với các nhà hàng khách sạn có chủ là người Việt. Chi phí cho hợp đồng thuê này
khoảng 90 triệu đồng /năm/chi nhánh.
Sản phẩm bia sẽ được vận chuyển từ chi nhánh Sabeco Bắc Trung Bộ và chi
nhánh Sabeco Tây Nguyên sang. Công ty vận chuyển là Công ty Cổ phần Dịch vụ Giao
nhận Vận chuyển Quốc tế (INTERTRANS CORP).
2.7.Định giá:
Chiến lược định giá thấp hơn giá của sản phẩm tương tự ở thị trường Lào
khoảng 5%.
3.Chiến lược thâm nhập thị trường Campuchia:

3.1.Mục tiêu chính khi thâm nhập thị trường:
Định vị bia Sài Gòn ( như định vị tại Việt nam) một cách thành công tại thị trường
Campuchia.
2 năm đầu tiên thâm nhập: chiếm lĩnh thị trường ngách là cộng đồng người Việt
khá đông ( 100000 người) đang sinh sống và làm việc tại Campuchia.
3 năm tiếp theo: chiếm được 15% thị phần bia tại thị trường Campuchia.
10 năm tiếp theo: chinh phục được 30% thị phần khách hàng.
3.2.Các hoạt động cần phải làm của công ty bia Sài Gòn:
a.Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu cho bia sài gòn và đưa hình ảnh đó
vào tâm trí khách hàng. Hệ thống nhận diện thương hiệu vô cùng quan trọng đối với
sản phẩm trong thời đại ngày nay. Nó quyết định đến giá cả, sự nhìn nhận đánh giá và
định vị trong tâm trí của khách hàng và là một phần quan trọng quyết định sự thỏa mãn
của khách hàng. Với sự đa dạng trong sản phẩm, nhằm phục vụ những phân khúc thị
trường khác nhau, càng nên xây dựng hệ thống nhận diện một cách rõ ràng. Với mỗi
sản phẩm ứng với từng phân khúc thị trường sẽ thâm nhập vào thị trường một cách
linh hoạ và gắn liền với hình ảnh Hàng Việt Nam chất lượng cao. Vì theo một nghiên
cứu gần đây thì 45% hộ gia đình Campuchia nhận diện được logo Hàng việt nam chất
lượng cao.
Đặng Thị Thanh Trúc- 51 Page 25

×