Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

XẠ TRỊ CHO UNG THƯ vú NGUYÊN PHÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.74 KB, 15 trang )

XẠ TRỊ CHO UNG THƯ VÚ NGUYÊN PHÁT
Quyển sách này giải thích về xạ trị, khi nào cần xạ trị và các tác dụng phụ có thể.
Bạn có thể thấy hữu ích khi đọc quyển sách Điều trị ung thư vú để có tổng quan về
ung thư vú và điều trị ung thư vú. Nam giới mắc ung thư vú cũng có thể đọc quyển
Nam giới mắc ung thư vú.

Người dịch: Hồng Thu Hà
Hiệu đính

Giới thiệu
1


Chúng tôi hy vọng quyển sách này sẽ trả lời bất kỳ câu hỏi nào bạn có và giúp bạn nói
chuyện với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ mối lo ngại nào về xạ trị. Chúng tôi cũng đưa ra một
danh sách các câu hỏi mà bạn muốn hỏi bác sĩ.
Quyển sách này là về xạ trị cho ung thư vú nguyên phát. Đó là ung thư vú chưa lan quá vú
hoặc các hạch bạch huyết dưới cánh tay. Quyển sách này không chuyên về xạ trị ung thư
vú tái phát (ung thư vú quay trở lại sau điều trị) hoặc ung thư vú thứ phát (khi ung thư vú
lan tới nơi nào khác trong cơ thể).

Xạ trị là gì?
Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư có sử dụng tia X năng lượng cao được tính tốn và
kiểm soát cẩn thận. Trong ung thư vú nguyên phát, xạ trị hướng tới tiêu diệt bất kỳ tế bào
ung thư vú nào có thể cịn sót là ở khu vực vú sau phẫu thuật.
Tia X được máy gọi là máy gia tốc tuyến tính phát ra, tập trung chính xác vào khu vực
được điều trị.
Xạ trị cũng ảnh hưởng tới mô lành ở khu vực đang được điều trị. Tuy nhiên, nói chung
mơ lành có thể hồi phục và tự sửa chữa. Tia X được phát ra theo cách mà nó có ảnh
hưởng lớn nhất lên tế bào ung thư trong khi hạn chế tổn thương mô lành.
Trong ung thư vú nguyên phát, xạ trị điều trị khu vực tại đó ung thư bắt đầu. Điều trị này


đơi khi được gọi là kiểm soát tại chỗ (phẫu thuật là một ví dụ khác về kiểm sốt tại chỗ).
Bạn được xạ trị như bệnh nhân ngoại trú.

Tại sao tôi cần xạ trị?
Xạ trị được thực hiện sau phẫu thuật để làm giảm nguy cơ ung thư quay trở lại ở khu vực
vú. Bạn có thể nghe gọi đây là liệu pháp bổ trợ.
Liệu bạn được đề nghị xạ trị sẽ phụ thuộc vào trường hợp cụ thể của bạn. Khi quyết định
điều trị tốt nhất, bác sĩ sẽ xem xét nhiều yếu tố như vị trí, độ mơ học, kích cỡ và giai đoạn
ung thư của bạn. Bạn có thể thấy thêm nhiều thông tin giúp đi tới quyết định về điều trị
của bạn khi đọc quyển sách Tìm hiểu báo cáo giải phẫu bệnh.

Khu vực nào được điều trị?
2


Nếu bạn được phẫu thuật bảo tồn vú bạn sẽ được xạ trị vào khu vực mơ vú cịn lại ở cùng
bên mổ.
Nếu bạn được phẫu thuật cắt bỏ vú thì bạn có thể được xạ trị vào ngực tại khu vực bạn
được phẫu thuật. Xạ trị có thể được thực hiện vì nhiều lý do, ví dụ do:
• Khối u quá lớn
• Khối u gần với thành ngực hoặc sâu bên trong mơ vú
• Có nguy cơ cao các tế bào ung thư có thể cịn sót lại
• Các tế bào ung thư được tìm thấy ở hạch bạch huyết dưới cánh tay (trong hố nách).
Đôi khi các hạch bạch huyết dưới cánh tay và ở trên xương đòn cũng sẽ được điều trị
bằng xạ trị, phụ thuộc vào kiểu phẫu thuật và liệu các hạch bạch huyết dưới cánh tay có tế
bào ung thư hay khơng. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn.
Các câu hỏi mà bạn muốn hỏi
Chu trình và thời điểm xạ trị sẽ phụ thuộc vào trường hợp cụ thể của bạn và các điều trị
Tại nhận.
sao tôi lại được xạ trị?

khác mà bạn đang
Lợi ích và nguy cơ của xạ trị là gì?
Các tác dụng phụ là gì?
Có bất kỳ điều trị nào mà tơi có thể cần?
Khuv ực nào được xạ trị?
Xạ trị sẽ kéo dài bao lâu và mỗi lần điều trị thường xuyên như thế nào?
Tôi phải chờ bao lâu trước khi bắt đầu điều trị?
Xạ trị có ảnh hưởng tới ngực tái tạo không hoặc các lựa chọn của tôi cho tái
tạo vú trong tương lai?
Nguy cơ phù bạch mạch là gì (sưng các mơ ở tay hoặc vú/ngực)?
Có bất kỳ thử nghiệm lâm sàng nào cho xạ trị mà tơi có thể tham gia?

Tại sao xạ trị khơng phải là một lựa chọn điều trị?
Xạ trị có thể khơng phải là một lựa chọn điều trị cho bạn nếu:
• Bạn đã xạ trị vào vú đó
• Bạn có trạng thái y khoa làm cho bạn cực kỳ nhạy cảm với ảnh hưởng của xạ trị
• Bạn đang mang thai.

Xạ trị được thực hiện thế nào?
3


Xạ trị cho ung thư vú nguyên phát có thể được thực hiện theo vài cách bằng cách sử dụng
các liều khác nhau, phụ thuộc vào kế hoạch điều trị của bạn.
Tổng liều mà bạn nhận được chia thành các đợt điều trị nhỏ hơn, thường được đưa ra
hàng ngày hoặc một vài tuần. Đơn vị của liệu được gọi là gray, hoặc gọi tắt là Gy. Mỗi
liều điều trị được gọi là một phần. Ví dụ tổng 40 Gy có thể được thực hiện trong 15 phần
trong 15 ngày làm việc (từ thứ 2 tới thứ 5).
Đối với mỗi bộ phận của cơ thể được điều trị, có thể đưa ra liều cực đại (số lượng Gy).
Điều này được dựa trên bằng chứng nhận diện liều an toàn nhất và có hiệu quả nhất. Do

vậy nếu ung thư vú quay trở lại ở cùng vú thì có thể khơng thực hiện được điều trị khu
vực ấy bằng xạ trị nếu trước đó đã đạt đến liều tối đa ấy.
Xạ trị được thực hiện bởi nhân viên kỹ thuật xạ trị, là những người được đào tạo để thực
hiện xạ trị.
Xạ trị chùm tia ngoài
Xạ trị chùm tia ngoài là loại xạ trị phổ biến nhất được sử dụng để điều trị ung thư vú
nguyên phát. Tia xạ được máy gia tốc tuyến tính phát ra với chùm tia được hướng tới cơ
thể qua da.
Bạn sẽ cần chăm sóc da ở khu vực được điều trị. Trước khi bắt đầu xạ trị bạn sẽ được cho
thơng tin về chăm sóc da. Bạn cần đọc kỹ về các phản ứng của da ở phần dưới đây.
Xạ trị điều biến cường độ (IMRT)
Xạ trị điều biến cường độ (IMRT) là cách khác để thực hiện xạ trị chùm tia ngồi. Nó cho
phép điều chỉnh liều để phù hợp hơn với khu vực đang được điều trị và bảo vệ tốt hơn mô
lành gần đó.
Thực hiện xạ trị theo cách này có nghĩa là chùm tia phù hợp nhất với đường bao của khu
vực ung thư, và cho phép các liều khác nhau được đưa ra tới các khu vực khác nhau khi
cần.
Các phương thức xạ trị khác
Những tiến bộ trong điều trị xạ trị cho ung thư vú liên tục được thực hiện do kết quả tốt
của các thử nghiệm lâm sàng, là những thử nghiệm tìm kiếm các phương thức điều trị
khác nhau trong khi giảm thiếu các tác dụng phụ. Các kiểu xạ trị sau không được dùng
phổ biến và khơng sẵn có nhưng có thể được thảo luận.
Xạ trị điều biến liều
Xạ trị điều biến liều gồm đặt nguồn phóng xạ bên trong cơ thể ở khu vực được điều trị, do
vậy bảo vệ da. Nó thường được đưa ra như là một phần của thử nghiệm lâm sàng. Các
4


ống hẹp, rỗng hoặc các quả bóng nhỏ được đặt vào cơ thể tại đó mơ vú đã được lấy đi.
Sau đó luồn các dây có hoạt tính phóng xạ qua ống hoặc quả bóng. Các dây có hoạt tính

phóng xạ có thể được để lại tại chỗ trong vài ngày hoặc được luồn vào trong thời gian
ngắn mỗi ngày. Phụ thuộc vào loại xạ trị điều biến liều mà bạn cần được điều trị như bệnh
nhân ngoại trú và được ở trong một phòng đơn trong thời gian ngắn do phóng xạ hoạt
tính. Nếu xạ trị điều biến liều là một lựa chọn bác sĩ sẽ thảo luận đầy đủ với bạn.
Xạ trị trong mổ
Một phương pháp đưa tia xạ vào bên trong là xạ trị trong mổ. Thay cho sử dụng tia X
năng lượng cao hướng trực tiếp từ bên ngồi vào cơ thể thì kiểu điều trị này sử dụng tia X
năng lượng thấp được phát ra từ máy trong phòng mổ trong khi phẫu thuật bảo tồn vú. Xạ
trị được hướng trực tiếp tới khu vực bên trong tại đó có ung thư, một khi ung thư đã được
loại đi. Một liều xạ trị đơn được đưa ra trong một lần điều trị. Có thể là liều đơn duy nhất
hoặc nếu cần có thể tiếp theo bằng xạ trị chùm tia ngoài, nhưng trong khung thời gian
ngắn hơn. Kiểu xạ trị mới này hiện chưa có rộng rãi và nó khơng phù hợp cho tất cả mọi
người.
Xạ trị và tái tạo vú
Nhiều phụ nữ cân nhắc tái tạo vú sau khi phẫu thuật cắt bỏ vú. Tái tạo vú
có thể được thực hiện cùng lúc với phẫu thuật cắt bỏ vú (tái tạo tức thì)
hoặc sau này (tái tạo trì hỗn).
Xạ trị có thể ảnh hưởng tới độ đàn hồi và chất lượng của da trên khu vực
được điều tri. Vì lý do này, xạ trị có thể ảnh hưởng tới thời điểm và kiểu
kỹ thuật tái tạo phù hợp cho mỗi người. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu
bạn tái tạo vú hoặc sẽ xem xét việc này trong tương lai. Đề nghị xem
quyển tái tạo vú để có thêm thơng tin.

Điều trị xạ trị của bạn
Bác sĩ hoặc điều dưỡng có thể nói với bạn khi nào bạn có thể bắt đầu xạ trị.
Xạ trị cho ung thư vú nguyên phát được thực hiện sau phẫu thuật. Nếu bạn đang hóa trị
(điều trị hướng tới tiêu diệt tế bào ung thư bằng thuốc chống ung thư) sau phẫu thuật, thì
xạ trị có thể được thực hiện vào lúc cuối hóa trị hoặc phổ biến hơn là sau khi hóa trị hóa
trị kết thúc.
Một số người cần xạ trị bổ sung cho diện tích nhỏ hơn tại đó có ung thư, và được gọi là xạ

trị bổ sung.
5


Các thuốc khác
Quan trọng là hãy nói với bác sĩ về bất kỳ thuốc nào bạn đang dùng hoặc đang cân
nhắc dùng, gồm vitamin và các chất bổ sung khoáng chất được mua không cần đơn.
Bằng chứng khoa học không rõ ràng về tính an tồn của việc uống vitamin, nhất là
các chất chống ơ xi hóa liều cao (gồm vitamin A, C và E, Co-enzyme Q10 và selen)
trong khi xạ trị.
Một số nghiên cứu gợi ý uống thực phẩm chức năng có thể can thiệp vào tác độngcủa
xạ trị và làm cho xạ trị kém hiệu quả. Các nghiên cứu khác gọi ý rằng thực phẩm chức
năng có thể giúp làm giảm tác dụng phụ của điều trị mà không làm giảm hiệu quả
điều trị. Do bằng chứng an toàn là chưa rõ ràng nhiều bác sĩ khuyến nghị rằng mọi
người tránh uống các thực phẩm chức năng ô xy hóa liều cao trong khi xạ trị. Vì lý do
đó bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi uống bất kỳ thảo dược hoặc thực phẩm
chức năng nào.

Lên kế hoạch điều trị
Trước khi bắt đầu xạ trị, quan trọng là vết mổ của bạn đã liền hoàn toàn và dịch tích tụ ở
khu vực mổ đã được dẫn lưu hết. Có thể lên kế hoạch xạ trị sớm hơn nhưng thời điểm bắt
đầu xạ trị được hoãn lại cho đến khi những vấn đề này đã được giải quyết xong.
Kế hoạch xạ trị xác định chính các khu vực sẽ được điều trị và liều phóng xạ hiệu quả
nhất, khu vực được xạ trị thường gồm toàn khu vực ngực ở bên mổ. Có thể gồm cả khu
vực dưới cánh tay (hốc nách) và khu vực dưới xương đòn ở bên mổ. Thi thoảng khu vực
dưới xương ức cũng có thể được điều trị.
Nhiều người sẽ tham dự vào việc lên kế hoạch điều trị cho bạn, gồm:
• Bác sĩ nội ung thư
• Nhân viên xạ trị
• Bác sĩ xạ trị (Chun gia trong việc tính tốn phóng xạ).

Họ sẽ xem xét trường hợp của bạn cẩn thận trước khi kế hoạch điều trị cụ thể được thực
hiện.
Do điều trị của bạn được lập kế hoạch chỉ cho riêng bạn, đừng lo lắng nếu một ai đó bạn
biết lại đang có điều trị khác thậm chí nếu họ được phẫu thuật giống bạn. Xạ trị cần được
đưa ra theo cách có hiệu quả nhất cho mỗi người để làm cho có ít tác dụng phụ nhất.
6


Nếu bạn có máy trợ tim. hoặc máy khử nhịp rung của tim được cấy trong người (ICD) thì
bạn phải nói với bác sĩ hoặc nhân viên xạ trị trước hoặc trong lần gặp bác sĩ đầu tiên để
lên kế hoạch xạ trị. Các dụng cụ này có thể bị xạ trị ảnh hưởng nên điều trị phải được lên
kế hoạch để cho không ảnh hưởng tới các dụng cụ này.
Lên kế hoạch điều trị sẽ được thực hiện khi dùng máy qt mơ phỏng CT. Máy qt CT
tạo hình ảnh tia X thành ảnh 3D để tạo ra kế hoạch chi tiết để điều trị khu vực chính xác
trong khi hạn chế lượng phóng xạ tới các mơ xung quanh.
Phụ thuộc vào loại thiết bị được sử dụng, phần lên kế hoạch điều trị này có thể kéo dài từ
15 phút tới một tiếng. Bạn cần nằm rất tĩnh trong khi tay bạn bên mổ được đặt phía trên
đầu và được đỡ bằng cái gác tay. Ở một số bệnh viên bạn có thể được yêu cầu nâng cao cả
hai tay lên phía trên đầu, cho dù bạn chỉ cần điều trị ở bên mổ.
Quan trọng là bạn đã cử động được cánh tay sau phẫu thuật và có thể giơ cao tay thoải
mái lên trên đầu trước khi bạn bắt đầu, nên điều trị có thể được thực hiện tới toàn bộ vú
hoặc khu vực ngực. Sau phẫu thuật có thể khó hoặc đau khi giơ cao tay lên trên đầu và
giữ tay ở đó. Nếu gặp phải trường hợp này, hãy nói với điều dưỡng hoặc yêu cầu gặp nhân
viên vật lý tri liệu là người có thể hướng dẫn bạn các bài tập để cải thiện cử động ở tay.
Bạn cũng có thể yêu cầu thuốc giảm đau trước buổi hẹn gặp để bạn cảm thấy thoải mái
hơn khi giữ tay ở vị trí.
Quyển sách Tập luyện sau ung thư vú đưa ra các bài tập tay và vai phù hợp để đưa tay
ra sau lưng và cử động của vai sau phẫu thuật ung thư vú.
Khi đã quyết định chính xác khu vực điều trị, quan trọng là phải vẽ lại khu vực để giúp
định vị bạn chính xác cho mỗi lần xạ trị. Để làm việc này, thực hiện đánh dấu bằng mực

không trôi trên da bạn để chỉ ra vị trí. Thường thực hiện bằng cách đánh dấu các chấm
(thường là ba) nhỏ không trôi khi sử dụng kim châm mực. Nếu điều này làm bạn lo ngại
thì yêu cầu nhân viên xạ trị xem có lựa chọn khác khơng.
Có thể đánh dấu tạm thời khi dùng bút không tẩy được mực. Tuy nhiên điều này khơng
ln ln thích hợp. Nếu sử dụng đánh dấu tạm thời thì bạn sẽ được yêu cầu không rửa
mực dấu cho đến khi điều trị kết thúc, mặc dầu chúng phai màu và có thể đơi khi bị chà
xát vào mờ đi. Có thể bạn cần mặc áo T-shirt cũ bằng bông hoặc áo may ô để mực không
dây ra áo.

7


Máy xạ trị gia tốc tuyến tính
Trong khi điều trị
Khi bạn vào phòng xạ trị bạn được yêu cầu cởi áo và có thể được đưa cho một áo chồng
để mặc. Nên mặc loại áo dễ cởi ra và mặc vào.
Bạn sẽ được yêu cầu nằm lên bàn máy với hai tay giơ cao lên đầu. Nếu bạn mặc áo
choàng thì nhân viện xạ trị sẽ điều chỉnh áo để lộ khu vực cần điều trị ra. Họ sẽ giúp định
vị bạn cẩn thận để mỗi lần bạn xạ trị bạn ở chính xác cùng vị trí như trong bản kế hoạch
xạ trị. Khi bạn đã ở vị trí đúng thì bạn sẽ được yêu cầu nằm yên trong khi máy di chuyển
xung quanh bạn, nhưng bạn có thể thở bình thường.
Xạ trị vào vú hoặc thành ngực thường được chiếu từ các góc khác nhau. Nhân viên xạ trị
sẽ định vị lại máy cho mỗi góc. Máy có thể đi đến rất gần bạn và thậm chí chạm vào bạn.
Tuy nhiên bạn sẽ không cảm thấy bất kỳ cảm giác nào trong khi đang được xạ, mặc dầu
bạn có thể cảm thấy một chút bất tiện nằm yên ở tư thế điều trị.
Một khi vị trí là đúng thì xạ trị chỉ mất vài phút. Máy có tiếng kêu ì ì trong khi hoạt động.
Mặc dầu bạn ở trong phịng một mình, nhân viên xạ trị sẽ quan sát quan cửa sổ hoặc màn
hình ti vi.
8



Một số người sẽ được xạ trị bổ sung vào khu vực ung thư ban đầu hoặc khu vực vết sẹo,
nhất là nếu bác sĩ nghĩ có nguy cơ ung thư quay trở lại cao hơn ở khu vực vú. Nếu bạn có
các dụng cụ IMRT thì xạ trị bổ sung có thể được thực hiện bằng cách lên kế hoạch xạ trị
cung cấp liều cao hơn tới khu vực này khi cả vú của bạn được điều trị. Nếu bạn đang
được xạ trị chùm tia bên ngồi chuẩn, thì điều trị bổ sung sẽ được thực hiện vào lúc kết
thúc điều trị, thường là 5 tới 8 lần bổ sung trên các máy khác nhau.
Nhân viên xạ trị điều trị cho bạn sẽ kiểm tra xem tình trạng của bạn trước mỗi lần xạ trị.
Họ cũng có thể hỏi bạn nhiều câu hỏi, đưa cho bạn lời khuyên về bất kỳ tác dụng phụ nào
bạn có thể bị và bố trí lần hẹn gặp với bác sĩ hoặc điều dưỡng ung thư vú khi cần. Một
cách khác cũng có thể lên kế hoạch cho các lần gặp bác sĩ trong khi điều trị để bạn có thể
thảo luận bất kỳ mối lo ngại nào với họ.
Sau khi kết thúc xạ trị, bạn có thể được đưa cho chi tiết các lần tái khám theo dõi, nhưng
nếu vào bất kỳ lúc nào bạn có lo ngại hãy liên hệ với bác sĩ, bệnh viện.
Tơi có thể bị tác dụng phụ nào?
Xạ trị có thể gây ra các tác dụng phụ do nó ảnh hưởng tới mơ lành cũng như tế bào ung
thư. Mơ lành có thể phục hồi tốt hơn tế bào ung thư, nhưng có thể bị phóng xạ làm tổn
thương trong thời gian ngắn hoặc dài. Mặc dầu hầu hết tác dụng phụ là tạm thời, một số
có thể là vĩnh viễn và một số có thể xuất hiện vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm sau khi
điều trị kết thúc.
Lên kế hoạch chính xác giúp cho tác dụng phụ của xạ trị ở mức thấp nhất. Cần cẩn thận
đặc biệt để cố gắng tránh xạ trị không cần thiết vào các mô của tim và phổi, và tránh điều
trị cùng khu vực quá một lần khi sử dụng các góc khác nhau để đưa tia phóng xạ ra.
Mỗi người phản ứng khác nhau với xạ trị và khi đang xạ trị bạn sẽ có ý tưởng tốt hơn việc
xạ trị ảnh hưởng đến bạn như thế nào. Tuy nhiên, có thể một số tác dụng phụ nào đó là
phổ biến hơn các tác dụng phụ khác.
Các tác dụng phụ tức thì
Các tác dụng phụ tức thì cũng có thể được mơ tả là các tác dụng phụ sớm. Đó là các tác
dụng phụ xảy ra trong điều trị và cho tới sáu tháng sau khi điều trị kết thúc.


Phản ứng của da
Mọi người được xạ trị chùm tia bên ngồi có nguy cơ tổn thương da trong hoặc sau xạ trị.
Mức độ phản ứng sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, gồm liều xạ trị, da của bạn thuộc loại
nào và bất kỳ bệnh về da nào mà bạn đang bị như là eczema. Nếu bạn bị bệnh da liễu, hãy
9


nói với bác sĩ trước khi bắt đầu điều trị do có thể cần gửi bạn tới bác sĩ da liễu để được tư
vấn.
Bạn chắc sẽ nhận thấy da bị đỏ lên giống như cháy nắng, đen lại, bị mềm và/hoặc ngứa da
ở khu vực điều trị. Các hiện tượng này thường xảy ra chừng 10 tới 14 ngày sau khi bắt
đầu điều trị, nhưng có thể xảy ra muộn hơn trong khi điều trị hoặc khi điều trị kết thúc. Da
có thể tróc ra hoặc đóng vảy khi điều trị tiếp diễn, và việc này có thể dẫn đến việc da bị
đỏ lên, đau, hơi ẩm ướt và rất đẫm dịch mặc dầu không phải ai cũng bị như thế. Nhân viên
kỹ thuật xạ trị hoặc điều dưỡng xạ trị sẽ chú ý đến điều này và nói với bạn cách chăm sóc
da theo từng triệu chứng bạn có.
Quan trọng là chăm sóc cẩn thận da ở khu vực đang được điều trị. Bạn sẽ được hướng dẫn
chăm sóc da. Hầu hết các tư vấn là như sau:
• Lau nhẹ nhàng khu vực xạ trị bằng nước ấm, sử dụng xà phịng trung tính. Lau
khơ da bằng khăn mềm.
• Tắm vịi sen chứ khơng tắm bồn
• Sử dụng chất khử mùi khơng hương thơm
• Sử dụng chất làm ẩm trung tính và nhẹ nhàng để gữi da mềm
• Nếu bạn muốn sử dụng bất kỳ thứ gì khác lên da trong khu vực xạ trị thì hãy thảo
luận với nhân viên xạ trị trước tiên.
• Tránh để khu vực xạ trị tiếp xúc với nhiệt độ cực đoan như là chai nước nóng, các
tấm giữ nhiệt, tắm hơi nước hoặc túi chườm đá trong khi điều trị
• Tránh để khu vực đang điều trị tiếp xúc với ánh nắng mặt rời trong khi đang xạ trị
và sau đó cho đến khi chỗ da xạ trị lành hẳn
• Tránh để cháy nắng sau xạ trị bằng cách sử dụng kem chống nắng có hệ số bảo vệ

cao. Bơi đều kem chống nắng ngay cả khi mặc quần áo do có thể bị cháy nắng khi
vẫn đang mặc quần áo.
• Bạn có thể tránh đi bơi trong khi điều trị và ngay sau đó (cho đến khi da lành hẳn)
do áo bơi ướt có thể cọ sát vào da gây khó chịu. Các hóa chất trong bể bơi cũng có
thể làm cho da khơ và bị kích thích. Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn bơi đều đặn
và giờ muốn tiếp tục.
• Do ma sát hoặc chà sát có thể làm cho da bị phản ứng, mặc áo ngực mềm bằng vải
bơng và khơng có gọng kim loại cho đến khi da lành hẳn. Hoặc bạn có thể khơng
thích mặc áo ngực. Nếu bạn đã phẫu thuật cắt bỏ vú và đang đeo quả độn ngực
bằng silicon thì bạn có thể thấy đeo quả độn ngực nhẹ, mềm là dễ chịu hơn.
10


• Nếu có phản ứng ở da, thì da cần được lành hẳn trong vòng ba tới bốn tuần sau lần
xạ trị cuối cùng. Nếu da không lành trong thời gian đó hoặc nếu bạn gặp phản ứng
nghiêm trọng hơn như là bong da hoặc có chỗ phồng mụn nước thì hãy liên hệ với
bác sĩ xạ trị để được tư vấn.
Sưng vú
Trong khi điều trị khu vực vú hoặc ngực có thể xuất hiện sưng và cảm giác khó chịu. Hiện
tượng này thường hết trong vòng một vài tuần sau điều trị. Nếu nó tiếp diễn sau thời gian
này, hãy nói với bác sĩ hoặc điều dưỡng do bạn có thể cần được thăm khám và đánh giá
bởi chuyên gia phù bạch mạch.
Đau ở khu vực vú
Thỉnh thoảng bạn có thể bị đau, đau nhói ở khu vực vú hoặc ngực. Mặc đầu đau thường là
nhẹ, nhưng vẫn có thể tiếp tục trong một thời gian sau điều trị kết thúc. Trong một số
trường hợp đau có thể tiếp diễn trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm, nhưng ln
dần nhẹ hơn và ít xuất hiện hơn theo thời gian.
Bạn cũng có thể bị cứng và khó chịu xung quanh vai và vú/ngực trong và sau điều trị.
Tiếp tục tập bài tập tay và vai trong khi xạ trị và trong một vài tháng sau khị xạ trị xong
để có thể giúp làm giảm hoặc ngăn ngừa sự cứng vai hoặc sự khó chịu. Đề nghị xem

quyển Tập luyện sau phẫu thuật ung thư vú.
Bạn có thể tìm thấy thêm nhiều mẹo hay trong quản lý đau sau điều trị trong quyển Tiến
về phía trước.
Mệt mỏi và mệt rũ
Nói chung xạ trị vào vú không làm cho con người cảm thấy khơng được khỏe, nhưng bạn
có thể cảm thấy rất mệt trong hoặc sau điều trị.
Đi đến bệnh viện bản thân nó cũng gây mệt mỏi. Tuy nhiên nhiều người thấy họ vẫn có
thể quản lý cơng việc thường ngày như thường và một số tiếp tục đi làm trong suốt đợt xạ
trị.
Mệt rũ là tình hình cực kỳ mệt mỏi và kiệt sức mà không hết đi khi ngủ hoặc nghỉ ngơi và
có thể ảnh hưởng tới thể lực và cảm xúc của bạn. Đây là tác dụng phụ rất phổ biến của
điều trị ung thư. Nó có thể bắt đầu hoặc trở nên xấu hơn sau khi kết thúc xạ trị. Nếu bạn
cũng được hóa trị như là một phần của điều trị thì bạn có thể bị mệt rũ vào lúc bạn bắt đầu
xạ trị.
Trải nghiệm của mỗi người về mệt mỏi là khác nhau. Quan trọng là biết giới hạn của bạn
và không trông chờ quá mức vào bản thân.
Bạn có thể thấy các mẹo hay sau là hữu ích.
11


Hãy nói với bác sĩ cảm giác của bạn. Mệt rũ có thể có nguyên nhân có thể điều trị được
(ví dụ có thể kê đơn thuốc chứa sắt cho thiếu máu).
Cân nhắc việc sử dụng nhật ký mệt rũ. Nhật ký có thể xác định các nguyên nhân gây mệt
rũ và cho thấy sự thay đổi về mức năng lượng, giúp bạn lên kế hoạch cho ngày để bạn có
thể tận dụng được thời gian khi bạn có nhiều năng lượng nhất.
Có bằng chứng rõ ràng rằng tập luyên làm giảm mệt rũ. Hướng tới hoạt động hoặc tập
luyện nhẹ như là đi bộ mỗi ngày.
• Nghỉ nhiều giữa các hoạt động hàng ngày nhưng hãy cố gắng ngủ trưa ngắn chưa
tới một giờ để bạn có thể ngủ ban đêm.
• Sử dụng các kỹ thuật thư giãn để làm giảm nhẹ căng thẳng và lấy lại năng lượng.

• Uống nhiều chất lỏng. Để mất nước làm bạn cảm thấy mệt mỏi.
• Hãy tận dụng thời gian khi thấy ngon miệng, chọn các thức ăn lành mạnh có lượng
calo cao để lấy thêm năng lượng
• Chấp nhận lời đề nghị giúp đỡ từ những người khác
• Xem xét sự hỗ trợ cảm xúc (tâm lý), có thể là tư vấn cho từng người hoặc trong
một nhóm hỗ trợ. Có một số bằng chứng là việc này có thể giúp làm giảm mệt rũ.
Phù bạch mạch
Phù bạch mạch là việc cánh tay, bàn tay và khu vực ngực sưng lên do việc tích tụ dịch
bạch huyết ở các mơ bề mặt của cơ thể gây ra. Phù bạch mạch có thể xuất hiện do tổn
thương của hệ bạch huyết, ví dụ do phẫu thuật và/hoặc xạ trị vào hạch bạch huyết dưới
cánh tay (hố nách) và khu vực xung quanh.
Phù bạch mạch là trạng thái lâu dài, nghĩa là nó có thể kiểm sốt được bằng điều trị thích
hợp, nhưng sẽ không bao giờ khỏi hẳn. Nếu cánh tay, bàn tay hoặc vùng ngực ở bên mổ
hoặc bên được xạ trị sưng lên hoặc có cảm gác khó chịu và nặng nề thì hãy liên lạc với
điều dưỡng ung thư vú.
Để có thêm thơng tin đề nghị đọc quyển Giảm nguy cơ phù bạch mạch. Nếu bạn đã phát
chứng phù bạch mạch thì bạn có thể đọc quyển Sống chung với phù bạch mạch sau ung
thư vú.
Thay đổi hình dáng, kích thước và màu của vú
Nếu bạn xạ trị sau phẫu thuật bảo tồn vú thì mơ vú ở bên mổ có thể cảm thấy chắc hơn,
hoặc vú có thể thấy nhỏ hơn và nhìn khác với trước khi mổ. Đó là do vú có hình dáng
khơng đều và khơng thể đạt được liều xạ trị đều trên toàn khu vực được điều trị. Điều này
là bình thường và khơng có gì phải o lắng. Tuy nhiên nếu bạn lo ngại về sự khác nhau về
12


kích thước của hai vú, hoặc nếu kích thước hai vú khác nhau thấy rõ khi bạn mặc váy áo
bó thì hãy thảo luận với bác sĩ phẫu thuật vú.
Rụng lông nách hoặc khu vực ngực
Xạ trị vào nách sẽ làm cho lơng nách rụng. Nam giới cũng có thể rụng lông ngực bên

đang được điều trị. Lông thường bắt đầu rụng vào tuần thứ ba sau bắt đầu điều trị và có
thể mất vài tháng mới mọc lại. Đối với một số người thì lơng rụng do xạ trị có thể khơng
mọc lại được.
Đau họng
Nếu bạn được xạ trị vào khu vực quanh xương thượng địn thì bạn có thể bị đau họng
hoặc cảm thấy khó chịu khi nuốt, trong hoặc sau khi xạ trị. Nếu đau họng hãy nói với
nhân viên xạ trị, bác sĩ hoặc điều dưỡng. Có thể uống thuốc giảm đau đơn giản ở dạng
nước, nhất là trước khi ăn cho đến khi thấy dễ chịu.
Các tác dụng phụ muộn
Một số tác dụng phụ muộn có thểxuất hiện vài tháng thậm chí vài năm sau khi kết thúc xạ
trị. Tuy nhiên nhiều tiến bộ về thiết bị và độ chính xác trong biệc đánh dấu khu vực xạ trị
làm cho nhiều trong số các tác dụng phụ này đã trở nên ít phổ biến hơn.
Các tác dụng phụ nghiêm trọng rất hiếm gặp và các chuyên gia đồng ý rằng lợi ích của xạ
trị trong việc làm giảm khả năng ung thư vú quay trở lại là lớn hơn nguy cơ của các tác
dụng phụ có thể.
Xạ trị vào vú và/hoặc dưới cánh tay có thể làm cứng mô, được gọi là hiện tượng xơ hóa
và là do tích tụ mơ sẹo mà nên. Nếu xơ hóa trở nên nghiêm trọng thì vú có thể trở nên nhỏ
hơn đáng kể cũng như cứng hơn. Điều này xảy ra vài tháng sau xạ trị kết thúc. Dưới lớp
da bạn cũng có thể nhìn thấy các mao mạch tí hon vị vỡ, được gọi là giãn mao mạch. Hiện
tượng này là vĩnh viễn và khơng có phương pháp điều trị.
Giịn xương sườn có thể xảy ra trong khi điều trị, một phần phổi phía sau khu vực được
điều trị có thể bị viêm, gây ra ho khan hoặc hơi thở ngắn. Hiện tượng này thường là tự
khỏi theo thời gian. Hiếm gặp hơn có thể xảy ra xơ hóa đỉnh phổi, gây ra các tác dụng phụ
tương tự.
Mặc dầu đã cẩn thận để tránh xạ trị không cần thiết vào các mô tim, nếu xạ trị được
hướng tới những khu vưc này thì bạn có thể có nguy cơ có các vấn đề về tim trong tương
lai. Các tác dụng phụ nghiêm trọng khác có thể xảy ra sau này gồm:
• Làm xương kém bền ở khu vực được xạ trị, có thể dẫn tới gãy xương sườn và
xương đòn
13



• Tổn thương dây thần kinh ở cánh tay, có thể gây tê tay,đau, làm yếu tay hoặc có thể
làm mất một số cử động
Nếu bạn lo ngại về bất kỳ tác dụng phụ nào, hãy nói chuyện với bác sĩ.

Tơi có thể dùng liệu pháp hỗ trợ được khơng?
Nhiều người sử dụng các liệu pháp hỗ trợ để cố gắng giúp họ ứng phó với điều
trị ung thư vú và cải thiện cảm giác được khỏe mạnh, thậm chí có rất ít nghiên
cứu cho thấy hiệu quả của chúng.
Nếu bạn nghĩ tới sử dụng liệu pháp hỗ trợ, hãy nói chuyện với bác sĩ để đảm
bảo rằng nó sẽ không ảnh hưởng tới bất kỳ điều trị nào của bạn. Để có thêm
thơng tin, đề nghị xem quyển Các liệu pháp hỗ trợ.

Ứng phó trong khi điều trị
Khi được nói bạn cần xạ trị, bạn có thể trải qua nhiều cảm xúc Nhiều người cảm thấy tích
cực và muốn biết rằng mọi việc đang được thực hiện để điều trị ung thư vú. Một số người
cảm thấy buồn, sợ hãi hoặc có khó khăn trong điều chỉnh tới việc đang xảy ra với họ và
có thể lo âu về việc điều trị đã được lên kế hoạch. Sợ hãi điều chưa biết là phổ biến, nên
tìm hiểu càng nhiều càng tốt về xạ trị có thể giúp bạn ứng phó tốt hơn.
Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và lo âu tại bất kỳ thời điểm nào trongkhi hoặc sau khi điều trị
thì hãy nhớ rằng có nhiều người có thể giúp bạn. Hãy nói với bác sĩ hoặc điều dưỡng về
cảm giác của bạn để họ có thể giúp và hỗ trợ, và hãy để gia đình và bạn bè cùng biết.

Sau khi kết thúc điều trị
Một khi bạn đã kết thúc điều trị, có thể mấy một ít thời gian để quay trở về cuộc sống
hàng ngày. Hãy cố gắng đừng mong đợi nhiều vào bản thân trong những ngày này và
nhiều tuần sau điều trị và hãy để bản thân có thời gian hồi phục sức khỏe. Bạn có thể tiếp
tục cảm thấy mệt mỏi nhưng dần dần bạn sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn. Đối với một số
người, điều này có thể mất vài tháng và đôi khi lâu hơn.

Đối với nhiều người, điều trị cuối cùng ở bệnh viện là mục tiêu cuối cùng mà họ chú
trọng vào, và họ cảm thấy như có tiến bộ thực sự. Nhưng một số người vẫn cảm thấy bị
cơ lập, tâm tính tồi và sợ hãi, đặc biệt là khi đến lần đi tái khám.

14


Quyển sách Tiến về phía trước là dành cho bất kỳ ai sống chung với và vượt qua ung thư
vú, giúp cuộc sống của bạn sau điều trị cảm thấy tự tin hơn. Sách có thơng tin về nhiều
chủ đề có thể thích hợp với bạn, từ những tác dụng phụ đang diễn ra cho tới những lo lắng
về ung thư quay trở lại hoặc đi làm trở lại.
Bạn có thể thấy chia sẻ cảm xúc với ai đó – người có trải nghiệm tương tự như bạn – là
hữu ích. Bạn có thể làm việc này trong nhóm hỗ trợ ung thư vú địa phương hoặc nhóm
omline.
Bạn cũng có thể đọc quyển sách Ung thư vú và bạn: chuẩn đốn, điều trị và tương lai,
sách nhìn vào những kinh nghiệm của nhiều người mắc ung thư vú.

15



×