Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Xạ trị - An toàn cho bệnh nhân và người thân pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.3 KB, 6 trang )

Xạ trị - An toàn cho bệnh nhân và người
thân

AN TOÀN CHO BỆNH NHÂN VÀ
NGƯỜI THÂN
Những bệnh nhân được xạ trị thường lo lắng xạ trị có thể làm tăng nguy cơ cho họ hoặc
những người xung quanh.
Nếu bạn được xạ trị từ bên ngoài, bạn không mang tính phóng xạ và không cần phải thực
hiện những biện pháp phòng ngừa đặc biệt để bảo vệ những người xung quanh khỏi các
bức xạ. Quá trình điều trị được thực hiện trong những phòng đặc biệt có phóng xạ. Các
bác sĩ xạ trị không ở trong phòng trong quá trình điều trị nhưng có thể nhìn thấy bạn và
nói chuyện với bạn qua hệ thống liên lạc trong suốt quá trình điều trị.
Nếu bạn được cho thuốc xạ trị chẳng hạn như iod phóng xạ, nó sẽ rời khỏi cơ thể trong
vòng vài tuần, chủ yếu là qua nước tiểu, nhưng cũng có thể qua nước bọt, và phân. Để
giảm nguy cơ tiếp xúc cho những người khác, bạn sẽ được yêu cầu tuân thủ một số
hướng dẫn cơ bản trong vòng vài ngày sau điều trị. Các bác sĩ sẽ trao đổi với bạn về
những biện pháp phòng ngừa đặc biệt, chúng có thể bao gồm:
 Rửa tay sạch sẽ sau khi dùng toilet
 Dội rửa toilet vài lần sau khi sử dụng
 Dùng những dụng cụ ăn uống hằng ngày và khăn tắm riêng (quần áo có thể cần
phải giặt riêng).
 Uống nhiều nước để giúp tống iod phóng xạ ra khỏi cơ thể
 Tránh hôn hoặc quan hệ tình dục.
 Giữ khoảng cách bằng chiều dài 1 cánh tay giữa bạn và những người khác ở bên
cạnh nhiều hơn 2 giờ trong mỗi 24 giờ, đặc biệt tránh tiếp xúc lâu với trẻ sơ sinh,
trẻ em và phụ nữ có thai, thậm chí là vật nuôi trong nhà.
Đối với liệu pháp xạ trị từ bên trong, chất phóng xạ được niêm phong bên trong vật đựng
bằng kim loại. Nếu được cấy vào cơ thể tạm thời, bạn sẽ cần phải thực hiện một số biện
pháp an toàn đặc biệt chỉ khi phóng xạ còn nằm bên trong cơ thể để tránh phóng xạ tiếp
xúc với những người xung quanh. Những dịch cơ thể như nước tiểu, mồ hôi, máu hoặc
phân thường không được xem là có tính phóng xạ và không cần phải có những biện pháp


phòng vệ đặc biệt nào. Các bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn những hướng dẫn chuyên biệt hơn.
Nếu bạn cần phải ở lại bệnh viện khi cấy, thường bạn sẽ được ở trong một phòng riêng.
Mặc dù các y tá và những nhân viên chăm sóc khác cho bạn không thể ở lại trong phòng
lâu được nhưng họ vẫn có thể cung cấp cho bạn tất cả sự chăm sóc cần thiết. Cũng cần
phải giới hạn khác viếng thăm khi bạn nguồn phóng xạ đang trong người bạn. Hầu hết
các bệnh viên không cho phép những phụ nữ có thai hoặc trẻ nhỏ hơn 18 tuổi được thăm
bệnh nhân đang mang nguồn phóng xạ. Khách viếng thăm phải ngồi cách xa ít nhất 1,8m
trong một khoảng thời gian ngắn mỗi ngày (10 đến 30 phút).
Đối với những nguồn phóng xạ được cấy vĩnh viễn, độ phóng xạ của chúng sẽ yếu hơn và
bệnh nhân thường có thể về nhà sau khi cấy ghép. Nếu bạn được cấy vĩnh viễn, bạn sẽ
cần phải tránh tiếp xúc gần với những người khác trong vòng vài ngày đầu khi phóng xạ
có tính hoạt động cao nhất. Nguồn phóng xạ sẽ mất dần năng lượng mỗi ngày. Trong
vòng từ vài tuần đến vài tháng sau khi cấy, bạn sẽ được yêu cầu không được tiếp xúc gần
hằng ngày đối với những phụ nữ có thai, trẻ em trong vòng nhiều hơn vài phút. Bạn cũng
thường được khuyên sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ trong một giai đoạn ngắn. Các
bác sĩ sẽ cho bạn biết nếu như có những lưu ý cẩn trọng chuyên biệt nào khác mà bạn cần
phải thực hiện tại nhà.
NHỮNG TÁC DỤNG PHỤ CỦA XẠ TRỊ
CÓ THỂ GẶP
Các mô bình thường của cơ thể đáp ứng khác nhau với tia xạ. Cũng như đối với khối u,
những mô bình thường có các tế bào phân chia nhanh hơn có thể bị ảnh hưởng gây ra một
số tác dụng phụ của xạ trị. Do xạ trị là một cách điều trị cục bộ nên tác dụng phụ cũng
thường giới hạn ở những khu vực được xạ. Những biến chứng sớm của tia xạ có thể xuất
hiện trong vòng vài ngày hoặc vài tuần sau khi bắt đầu điều trị và có thể tiếp tục trong 5,
6 tuần sau khi kết thúc điều trị. Những tác dụng phụ khác có thể không xuất hiện cho đến
vài tháng, hoặc thậm chí vài năm sau đó. Những tác dụng phụ thường gặp sẽ được bàn
luận ở phía dưới.
Mệt mỏi
Mệt mỏi là một tác dụng phụ thường gặp của hóa trị nhưng nguyên nhân chính xác của
nó thì vẫn chưa được biết. Đôi khi, các khối u làm cho hệ miễn dịch tạo ra những chất

gây mệt mỏi. Mệt mỏi có thể do thiếu máu (giảm số lượng hồng cầu), suy dinh dưỡng,
đau, những thuốc như corticoid, hóa trị, trầm cảm và stress gây ra.
Không có cách điều trị đơn độc cho triệu chứng này nhưng nếu như có thể tìm ra được
nguyên nhân thì nên điều trị nó. Chẳng hạn như mệt mỏi một phần được gây ra bởi tình
trạng thiếu máu, nhiều bệnh nhân sẽ cảm thấy khá hơn sau khi được truyền máu, hoặc
được cho những loại thuốc kích thích cơ thể tạo ra nhiều hồng cầu hơn.
Những bài tập thể dục từ nhẹ đến vừa kèm với giai đoạn nghỉ ngơi thường xuyên có thể
là một phần trong chương trình làm giảm mệt mỏi. Hãy trao đổi với bác sĩ về điều này và
những các điều trị khác có thể hữu ích cho bạn.
Da
Những cách xạ trị hiện đại ngày nay có thể ít gây tổn thương da hơn những cách trước
đây do hầu hết liều xạ trị được đưa vào dưới bề mặt da. Bạn vẫn có thể cảm thấy da bị
đáp ứng sớm với điều trị. Trong vòng 2 tuần đầu điều trị, bạn có thể cảm thấy da đỏ nhẹ.
Da có thể trở nên mềm và nhạy cảm. Triệu chứng khô da và lột da có thể xuất hiện trong
3, 4 tuần sau. Sau đó, da của bệnh nhân sau điều trị có thể trở nên tối hơn. Điều này là do
tác dụng của phóng xạ trên các tế bào sản xuất sắc tố của da.
Da có thể trở nên khô và ngứa. Làm ẩm da bằng dầu lô hội, lanolin hoặc vitamin E có thể
hữu ích. Trước khi dùng bất kỳ sản phẩm nào trên da trong khi điều trị, hãy hỏi ý kiến
bác sĩ xạ trị xem chúng có an toàn không. Một số mỹ phẩm có thể dùng tốt sau khi kết
thúc điều trị nhưng lại làm tình trạng xấu đi nếu dùng trong khi điều trị. Tránh dùng nước
hoa, chất khử mùi và thuốc bôi trên da có chứa cồn hoặc nước hoa. Ngoài ra cũng nên
tránh bột phấn trừ phi đã được bác sĩ đồng ý. Tránh xa ánh sáng mặt trời càng nhiều càng
tốt. Nếu bạn cần phải đi ra ngoài, hãy đội mũ và mặc quần áo có thể bảo vệ da được.
Khoảng một tháng sau điều trị, một số bệnh nhân xạ trị có thể cảm thấy bị lột da và chảy
nước ở khu vực điều trị. Hãy thông báo với bác sĩ nếu gặp những hiện tượng này.
Những hậu quả của xạ trị xuất hiện trễ hơn có thể là làm mỏng da. Da có thể cảm thấy
cứng, đặc biệt là nếu như bệnh nhân đã được phẫu thuật trên cùng một vị trí. Một số bệnh
nhân gặp rắc rối với quá trình lành vết thương ở khu vực được điều trị.
Miệng và họng
Viêm miệng là một tác dụng phụ ngắn hạn có thể xảy ra khi xạ trị ở khu vực đầu và cổ.

Thường tình trạng sẽ được cải thiện trong vòng vài tuần sau khi kết thúc điều trị. Khô
miệng và mất vị giác có thể là do phóng xạ làm tổn thương các tuyến nước bọt và các nhú
vị giác bên trong miệng. Những tác dụng phụ này có thể hết sau khi kết thúc điều trị,
nhưng trong một số trường hợp, chúng có thể tồn tại vĩnh viễn.
Giữ miệng sạch là yếu tố quan trọng để làm giảm nguy cơ nhiễm trùng. Nếu miệng bắt
đầu đau, bạn sẽ được cho thuốc làm tê miệng hoặc làm giảm đau. Thuốc được uống trước
bữa ăn để giúp ăn dễ hơn. Hãy đảm bảo rằng bạn đã báo với bác sĩ về bất kỳ cơn đau nào
và các loại thuốc có tác dụng hay không.
Dinh dưỡng tốt rất quan trọng đối với các bệnh nhân ung thư. Nếu bị miệng bị đau hoặc
tấy làm khó ăn hoặc khó nuốt, bạn có thể được cho ăn qua ống đặt trực tiếp vào dạ dày
trong một khoảng thời gian để giúp bạn có đủ chất dinh dưỡng. Các bác sĩ sẽ giúp bạn lập
kế hoạch kiểm soát những triệu chứng này.
Xạ trị vùng đầu và cổ có thể ảnh hưởng đến răng. Chăm sóc răng miệng để phòng ngừa
triệu chứng sẽ trở thành một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị của bạn. Trước khi
bắt đầu xạ trị, hãy trao đổi với nha sĩ để được kiểm tra toàn diện. Ngoài ra cũng nên yêu
cầu nha sĩ nói chuyện với bác sĩ xạ trị cho bạn trước khi bắt đầu điều trị. Bất kỳ thủ thuật
nha khoa nào cũng đều cần phải được thực hiện trước khi bắt đầu xạ trị và cần phải điều
trị fluoride mỗi ngày để bảo vệ răng.
Não
Xạ trị trên một phạm vi lớn trong não đôi khi có thể gây thay đổi chức năng não có thể
dẫn đến mất trí nhớ, giảm ham muốn tình dục hoặc chịu đựng kém với khí hậu lạnh. Bạn
cũng có thể gặp những triệu chứng như buồn nôn, loạng choạng, thay đổi thị giác. Thông
thường những triệu chứng này chỉ là thứ yếu nếu so với những triệu chứng gây ra bởi u
não nhưng chúng có thể gây phiền phức cho bạn.
Đôi khi, một vùng rộng lớn gồm các tế bào chết, còn được gọi là hoại tử do phóng xạ,
được hình thành tại vị trí xạ trị bên trong não vào khoảng từ vài tháng đến vài năm sau
điều trị. Những bệnh nhân này thường hoạt động tốt hơn những bệnh nhân bị u não tái
phát. Tuy nhiên, có một số ít bệnh nhân bị hoại tử hoạt động rất kém hoặc thậm chí tử
vong.
Phổi

Khi xạ trị ở ngực, phổi có thể bị ảnh hưởng. Một thay đổi sớm có thể gặp là giảm lượng
surfactant, là một chất của phổi giúp đường dẫn khí được mở thông thoáng. Giảm
surfactant làm cho phổi không thể nở ra hết mức được gây thở ngắn hoặc ho. Những triệu
chứng này đôi khi có thể điều trị được bằng corticoid. Tùy thuộc vào vị trí xạ trị, một số
bệnh nhân còn có thể thấy khó nuốt.
Một tác dụng phụ khác có thể xảy ra khi xạ trị ở phổi là xơ hóa phổi (cứng hoặc hóa sẹo)
làm giảm khả năng giãn nở và thu nhận khí của phổi. Nếu một vùng lớn của phổi tiếp xúc
với phóng xạ, những thay đổi này có thể gây thở ngắn và kém thích nghi với những hoạt
động thể lực. Hiện tượng này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm sau khi kết thúc
điều trị.
Ống tiêu hóa
Xạ trị ở ngực và bụng có thể gây phù nề và viêm thực quản, dạ dày hoặc ruột gây ra các
triệu chứng như đau, buồn nôn, nôn, hoặc tiêu chảy. Thuốc kháng acid, đôi khi có thể kết
hợp với thuốc tê chẳng hạn như lidocaine. có thể làm thuyên giảm cơn đau ở những thực
quản bị viêm. Nôn và buồn nôn cũng có thể điều trị được bằng thuốc. Nếu nặng, bệnh
nhân có thể cần phải truyền dịch qua tĩnh mạch để tránh hoặc điều trị mất nước. Tiêu
chảy có thể được điều trị bằng thuốc và tránh những thức ăn có gia vị, chiên, hoặc có độ
xơ cao.
Cơ quan sinh dục
Khả năng sinh sản
Xạ trị ở tinh hoàn có thể gây mất vĩnh viễn khả năng sản xuất tinh trùng. Trừ phi ung thư
xuất hiện ở tinh hoàn, nếu không chúng thường sẽ được bảo vệ khỏi phóng xạ bằng cách
dùng một tấm giáp che chắn.
Bảo vệ buồng trứng ở nữ giới khi xạ trị ở bụng thì khó hơn. Nếu cả 2 buồng trứng đều bị
tiếp xúc với phóng xạ, bệnh nhân sẽ mất vĩnh viễn khả năng sinh sản cùng với hiện tượng
mãn kinh sớm. Tránh 1 buồng trứng có thể ngăn ngừa được tác dụng phụ này.
Giảm chức năng tình dục ở nữ giới khi xạ trị
Xạ trị ở vùng chậu có thể làm cho âm đạo bị nhạy cảm và viêm trong suốt vài tuần sau
điều trị. Khi lành có thể để lại sẹo làm cản trở khả năng giãn của âm đạo. Niêm mạc âm
đạo cũng sẽ mỏng hơn có thể gây chảy máu nhẹ sau khi quan hệ. Một số bệnh nhân còn

bị loét hoặc một điểm đau nhỏ ở âm đạo. Cần phải mất vài tháng sau điều trị để khu vực
này có thể lành lại được.
Bình thường sẹo có thể xuất hiện sau xạ trị vùng chậu làm âm đạo ngắn lại hoặc hẹp lại
gây khó chịu khi giao hợp. Thường có thể ngăn ngừa được hiện tượng này bằng cách kéo
dãn thành âm đạo vài lần mỗi tuần. Một trong những cách để thực hiện điều đó là quan hệ
tình dục ít nhất 3 đến 4 lần mỗi tuần. Một lựa chọn khác là có thể dùng dụng cụ làm dãn
âm đạo. Dụng cụ này là một que hay ống bằng nhựa hoặc cao su được dùng để kéo dãn
âm đạo ra. Chúng sẽ cho cảm giác như đặt một tampon lớn vào trong vòng vài phút.
Ngay cả khi nếu bệnh nhân không thích thú trong chuyện tình dục, việc giữ cho âm đạo ở
kích thước bình thường giúp cho bác sĩ có thể thăm khám được dễ dàng. Đây là một phần
quan trọng trong quá trình chăm sóc sau phẫu thuật.
Nếu không bị chảy máu nặng từ khối u ở bàng quang, trực tràng, tử cung, cổ tử cung,
hoặc âm đạo, thì bệnh nhân có thể quan hệ tình dục được bình thường trong khi được xạ
trị vùng chậu. Cơ quan sinh dục ngoài và âm đạo vẫn chỉ có độ nhạy cảm như bình
thường. Nhưng nếu âm đạo bị tiếp xúc với phóng xạ sẽ gây khó chịu khi quan hệ do
những điểm đau nhỏ hoặc mô viêm. Các bệnh nhân nữ được xạ trị nên tuân theo những
hướng dẫn của bác sĩ về quan hệ tình dục trong khi điều trị. Hãy trao đổi với bác sĩ hoặc
y tá về bất cứ vấn đề về tình dục nào mà bạn gặp phải.
Giảm chức năng tình dục ở nam giới khi xạ trị
Xạ trị ở khung chậu có thể làm tổn thương các động mạch và dây thần kinh cung cấp cho
dương vật và gây ra những vấn đề về cương. Liều xạ trị càng cao và vùng xạ trị ở khung
chậu càng rộng thì bệnh nhân càng có nhiều khả năng gặp rắc rối về cương dương hơn.
Khoảng 1/3 nam giới được xạ trị nhận thấy những thay đổi về khả năng cương của họ.
Thay đổi thường xảy ra chậm sau 1 năm đầu hoặc sau quá trình điều trị. Một số nam bệnh
nhân tiếp tục cương được tối đa nhưng sau đó lại mất đi trước khi lên đến đỉnh. Một số
không còn có thể cương lên được hoàn toàn. Nam giới lớn tuổi, chưa từng cương hoàn
toàn trước khi được điều trị, bị tăng huyết áp, hoặc nghiện thuốc nặng là những người có
nguy cơ cao bị rối loạn cương dương sau xạ trị.
Testosterone là hormon nam đóng vai trò quan trọng trong chức năng cương. Một số nam
giới bị giảm testosterone sau xạ trị vùng chậu. Tinh hoàn, là nơi sản xuất testosterone, có

thể bị ảnh hưởng với ngay cả ở những liều xạ trị nhẹ rải rác hoặc do bị stress toàn thân do
quá trình điều trị. Nồng độ testosterone thường sẽ phục hồi trong vòng 6 tháng xạ trị.
Nhưng nếu như bệnh nhân cảm thấy gặp rắc rối trong cương dương hoặc giảm ham muốn
tình dục sau điều trị, các bác sĩ có thể quyết định cho làm xét nghiệm máu để kiểm tra
xem nồng độ testosterone có thấp hay không. Một số bệnh nhân sẽ được cung cấp
testosterone để đưa nồng độ chất này trong cơ thể trở về bình thường. Đối với những
bệnh nhân bị ung thư tiền liệt tuyến, liệu pháp thay thế testosterol có thể làm tăng tốc độ
phát triển của các tế bào ung thư.
Ung thư thứ phát
Mối liên hệ giữa phóng xạ và ung thư đã được xác nhận cách đây nhiều năm qua các
nghiên cứu từ những người sống sót sau vụ nổ bomb nguyên tử tại Nhật Bản, sự phơi
nhiễm của các công nhân ở một số ngành nghề, và những bệnh nhân được xạ trị do ung
thư và một số bệnh khác.
Một số trường hợp bị bệnh bạch cầu có liên quan đến tiếp xúc phóng xạ trước đó. Hầu hết
các trường hợp xuất hiện bệnh trong vòng vài năm tiếp xúc, nguy cơ đạt đỉnh điểm vào
khoảng thời gian từ 5 đến 9 năm sau tiếp xúc rồi sau đó giảm xuống dần. Những loại ung
thư khác sau tiếp xúc với phóng xạ cần phải có nhiều thời gian hơn mới xuất hiện. Chúng
có thể là những khối ung thư đặc, như ung thư vú, hoặc phổi. Hầu hết không xuất hiện
trong vòng ít nhất 10 năm sau khi tiếp xúc phóng xạ, thậm chí một số trường hợp còn
được chẩn đoán sau 15 năm.
Các kỹ thuật xạ trị được cải thiện đều đặn trong vòng vài thập kỷ qua. Giờ đây xạ trị đã
có thể tập trung đến các tế bào ung thư một cách chính xác hơn và y học cũng đã hiểu
biết nhiều hơn về cách định liều phóng xạ. Những tiến bộ trên mang lại hy vọng sẽ giảm
được tỷ lệ xuất hiện ung thư thứ phát do xạ trị. Nguy cơ ung thư thứ phát sau xạ trị
thường thấp và phải được cân nhắc trước những hiệu quả thuyết phục thu được nhờ xạ
trị.

×